Không gian thế sự

Một phần của tài liệu Cảm thức thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ nguyễn công trứ (Trang 50)

2. Tác giả Nguyễn Công Trứ

2.2.2.2.2. Không gian thế sự

Bên cạnh không gian khách quan bao giờ cũng có không gian thế sự. Thực ra có thể nói theo cách khác là không gian của xã hội với những thế thái nhân tình.

Nguyễn Công Trứ sinh ra và trưởng thành trong xã hội phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, bản thân ông cũng phải trải qua thác ghềnh trong cuộc đời. Chính vì thế mà ông thấu hiểu tất cả những lẽ đời xảy ra trong xã hội. Có lẽ vậy mà đọc thơ Nguyễn Công Trứ ta cảm nhận được cái không gian của thế thái nhân tình bao trùm lên tất cả. Đó là không gian đời thường, không gian nơi chốn quan trường, lợi danh mà ông cảm nhận được.

2.2.2.2.2.1. Không gian đời thường

“Nếu như không gian vũ trụ tương thông bởi con người vũ trụ là tất yếu, thì bao quanh con người xã hội là không gian đời thường lại cũng là một điều tất yếu.Tính tất yếu ấy cơ hồ không phải lí giải. Con người vũ trụ ở vị trí trung tâm của không gian vũ trụ thì con người dân đen bị vây bủa, bị trói buộc bởi không gian đời thường. Khi con người vũ trụ du lãm, những địa danh

thường là danh lam thắng cảnh gắn với thời gian nghìn tuổi là không gian mang tính cá thể và riêng biệt. Chính vì còn người dân đen thì đi, hoặc chạy, trong những không gian cụ thể cụ thể của thời hiện tại. Đó là không gian gắn với cuộc sống cá nhân” [2, tr.114] Nguyễn Công Trứ đã rất sâu sắc khi đi vào khai thác khoảng không chân thực từ không gian này. Đó là những khó khăn, những thiếu thốn mà từng gia đình vật lộn trải qua và đó cùng chính là cái khó khăn mà nhà nho như ông phải trải qua. Ông đã nhập thân vào cái nghèo, cái vất vả đời thường mà nói lên rằng:

Kìa ai: bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ

Đầu kèo mọt tạc vẻ sao, trước cửa nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng

Ống nứa đựng dầu kê đầu đỗ Đầu giường tre, mối dũi quanh co, Góc tường đất, trùn (giun) lên lố nhố

Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô, Hạt mưa soi hàng chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó Trong cũi, lợn nằm gặp máng, đói chẳng muốn kêu Đầu giàn, chuột cậy khua niêu, buồn thôi lại bỏ.

(Hàn nho phong vị phú)

Có thể coi bài “Hàn nho phong vị phú” là một đỉnh cao của dòng thơ trào phúng về vịnh cái nghèo, một bài phú Nôm đặc sắc về đề tài đời thường, thể hiện một phong thái ngang tàng, tài hoa, đặc biệt kiểu Nguyễn Công Trứ” [4, tr.279].

Người đọc như được tới một không gian buồn bã, ảm đạm của ngôi nhà cỏ nghèo nàn. Ngôi nhà đó được quan sát hết sức tỉ mỉ và tinh tế. Đầu tiên là việc tả hình dáng của ngôi nhà với cái dáng liêu xiêu, tường thì được làm bằng cỏ. Mọi chất liệu để xây dựng lên ngôi nhà đều được lấy từ thiên nhiên

mà vì thế theo thời gian chúng cũng bị hao mòn đi: “đầu kèo” ở trong tình trạng “mọt tạc”, trước cửa thì “nhện giăng màn gió”. Thêm vào đó là hình ảnh mối dũi quanh co đầu giường, góc tường thì “giun đùn lên lố nhố”.

Cảnh vật và con người dường như đang trong tình trạng thiếu đi sự sống. Mèo vốn dĩ là con vật nhanh nhẹn hoạt bát, thức ăn khoái khẩu là chuột thì nay nhìn thấy kẻ thù thì chỉ có “ngấp ngó”, còn lợn vốn là loài hay ăn, vậy mà trong tình trạng “đói chẳng muốn kêu”, còn chuột cũng không kém phần đành ngồi “cậy khua niêu”. Tại sao những con vật đều trong tình trạng thảm thương đến như vậy? Có lẽ đây là một tình huống hài hước, do nhà thơ nói quá? Thực ra điều đó chỉ là một phần còn một sự thực không thể phủ nhận được là cái nghèo. Chính nó là thủ phạm đã cướp đi những gì là quý giá đối với sự sống của muôn loài. Và loài người cũng không tránh khỏi cái họa diệt thân đó. Thật thương cảm cho số phận con nguời thời xưa và còn thương hơn với hình ảnh những em nhỏ “tri trô”. Chính cái nghèo đã khiến con người:

Chẳng phải rằng ngây chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hoá bần thần.

(Vịnh cảnh nghèo)

Nguyễn Công Trứ viết về cái nghèo hay như vậy. Bởi Nguyễn Công Trứ cũng là đại diện tiêu biểu cho cái nghèo của nhà nho. Viết về cái nghèo khó, đó chỉ là cái nghèo về vật chất còn rất giàu về mặt tinh thần. Đó chính là niềm lạc quan của tác giả khi:

Tết nhất anh ni ai nói nghèo Nghèo mà lịch sự đố ai theo

Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.

Nghèo nhưng mà vẫn “lịch sự”. Đó là tất cả những gì mà người đọc cảm nhận được từ giọng điệu vui đùa của bài thơ. Ngày tết mọi thứ đều có đủ nhưng chỉ ở độ một nửa. Bánh chưng “chất chật” nhưng chỉ có chừng ba chiếc, rượu thuốc ngâm đầy nhưng lại ở “nửa siêu”. Ở đây ta vẫn cảm nhận được không gian của sự nghèo hàn. Nhưng cái không gian nghèo ấy không buồn thương như không gian nghèo của bài thơ Hàn nho phong vị phú, mà nó hết sức tươi vui, hóm hỉnh. Nó chứng tỏ tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào tương lai của nhân dân lao động.

Nguyễn Công Trứ viết về cái nghèo, tuy nhiên ông chưa thực sự thấy nguyên nhân của sự nghèo khổ đó là bắt nguồn từ đâu. Chính vì thế ông đã đi đến những giải thích lệch lạc về số phận:

Mới biết: khổ bởi tại giời, giầu là có số

Dầu ai ruộng trâu nái, đụn lúa kho tiền cũng bất quá thủ tài chi lỗ”.

Nếu như không gian của cái nghèo mang đến cho người đọc sự cảm thông thì không gian nơi khuê phòng mang đến cho người đọc sự cảm thương vô hạn:

Chốn cô phòng năn nỉ với cầm thi

Đường viễn hoạn ngõ hầu tình chẳng nhẽ.

(Lời tiểu thiếp tự tình).

Khuê phòng là nơi nghỉ ngơi, hạnh phúc của vợ chồng, nhưng ở đây nó lại trở thành nơi cô đơn, lạnh lẽo. Buồng the đã biến thành không gian của nỗi nhớ, của người chinh phụ dành cho người chinh phu ở nơi xa. Nàng buồn đến nỗi: “năn nỉ với cầm thi” nhằm quên đi muộn phiền. Nhưng dường như điều đó càng làm nàng buồn và lạnh lẽo hơn. Không gian càng trở nên trĩu nặng khi màn đêm buông xuống.

Trước không gian cô đơn trống trải nàng đã không làm chủ được tâm trạng của mình. Hình ảnh của người phụ nữ trong bài thơ này giúp ta liên tưởng tới bóng hình của nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

Cả hai người chinh phụ đều có chung một tâm trạng giống nhau. Đó là tâm trạng không ngủ được nhớ tới người chồng nơi xa. Họ dùng những công việc vốn quen thuộc của người phụ nữ để quên sầu nhưng cuối cùng “sầu đong càng lắc càng đầy”. Sự cô đơn lạnh lẽo cứ bủa vây lấy họ.

Như trên khẳng định không gian đời thường không chỉ được gắn với không gian cụ thể là ngôi nhà liêu xiêu, là chốn cô phòng lạnh lẽo mà nó còn là không gian của xã hội. Cụ thể là không gian của đồng tiền. Đồng tiền đã trở thành thước đo giá trị của con người, nó đánh đổ cả nhân nghĩa, chi phối mọi tình cảm, quan hệ xã hội. Với những hình ảnh có tính chất tượng trưng nhà thơ đã vẽ ra cái tác hại ghê ghớm của đồng tiền:

Chốn kim môn nơi tử thất

Mặc phao tuồng không kẻ phòng nhàn Đương om sòm chớp giật sấm ran Nghe xóc xách lại gió hòa mưa ngọt Kẻ tài bộ đã vào phường vận đạt Không ngươi, cùng nát với cỏ cây Người yêm yêm một trận trầm mai Có gã lại trở ra sừng gạc

Trông đầu giường gan tráng sĩ bàu nhàu.

(Vịnh đồng tiền)

Một không gian tràn ngập mùi tiền. Đồng tiền có mặt ở khắp nơi nhất ở đây đã được cụ thể bằng chốn kim môn. Người ta thường nói “Trong tay sẵn có đồng tiền. Dẫu mình đổi trắng thay đen khó gì”. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê ghớm. Nó đã làm tha hoá đạo đức của con người. Làm “méo mó” đi nhân cách từ đám cường hào mọt dân cho đến hàng ngũ quan lại triều đình. Thực tế ngay trong bài thơ này đã chứng minh. Nếu như trước khi bước vào kim môn chưa có tiền thì “om sòm sấm giật chớp ran”. Nhưng khi có tiền với âm thanh “xóc xách” thì lại “mưa hoà gió ngọt”. “Đồng tiền như một cây bìm leo trên cái giậu nát” (Nguyễn Lộc). Đó là cảnh đã từng tồn tại trong chế độ xã hội nước ta bấy nhiêu năm. Nhận thức được sự thật đau lòng này mà Nguyễn Công Trứ xót xa, muốn làm gì để cải tạo nó. Nhưng đáp trả lại ông chỉ là sự thực đau lòng khiến ông phải chửi một cách đau đớn:

Đ.mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt như nước ốc bạc như vôi.

Vấn đề đặt ra ở đây không còn giới hạn trong phạm vi của đồng tiền nữa mà đã trở thành vấn đề đạo đức và nhân phẩm của con người. Chính vì thế mà nhà thơ thấm thía cho tình cảnh của những người lép vế sống trong xã hội.

Ăn ở sao cho trải sự đời

Vừa lòng cũng khó há rằng chơi Nghe như chọc ruột tai làm điếc

Tính nhiều vẻ và nhiều trạng thái cảm xúc là những gì mà không gian đời thường mang lại cho người đọc. Chính từ không gian này mà con người như được sống trong nỗi niềm, tâm trạng. Dường như trong nỗi buồn lại tìm

thấy được niềm vui, và trong niềm vui lại ẩn chứa nỗi niềm. Giá trị cảm thụ của thời gian mang lại cho chúng ta là ở chỗ đó.

2.2.2.2.2.2. Không gian chốn công danh

Nguyễn Công Trứ là người luôn mang trong mình những chí lớn. Cuộc đời của ông cũng “lắm lỗi bi hoan”. Ông có mong muốn tột bậc là được làm quan, có vậy mới thoả được chí của mình. Vì có tâm lý này mà mỗi lần quẩy lều chõng đi thi là mỗi lần Nguyễn Công Trứ chan chứa hi vọng được “bảng vàng bia đá, cờ quạt vinh quy” để cho rõ mặt anh hùng. Trời quả không phụ lòng người, ông đã ra làm quan, và bắt đầu vào chốn quan trường đầy sóng gió. Lăn lộn với chốn lợi danh đầy hư ảo, Nguyễn Công Trứ là người hiểu rất rõ về nguyên tắc hoạt động của chốn này. Chính vì thế mà ông đã có những vần thơ hết sức sâu sắc mà cũng không kém phần chua chát về nơi ấy.

Ông đã từng trải qua cảnh:

Một ngày càng một rấn lên cao Lưng đeo đai bạc, sương nào nhuốm Đầu đội tàn xanh, nắng chẳng vào Buồng chất cháu con khôn xiết kể Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào Kình thiên một cột giơ tay chống.

(Cây cau)

Bằng những từ ngữ: “lưng đeo gươm, đầu đội tàn xanh” ta có thể hình dung ra đây là hình dáng của một vị quan đầy quyền thế và cũng rất oai nghiêm. Ngài có áo cao mũ rộng, nhà không lúc nào ngớt tiếng người chào, lúc nào cũng nô nức. Không gian này là không gian quen thuộc đối với mỗi bậc quan nhân nào.

Chốn công danh là nơi nuôi dưỡng ước mơ, là nơi thể hiện được chí nam nhi. Thế nhưng bên cạnh cái tốt, cái tích cực bao giờ cũng có cái xấu, tiêu cực.

Nguyễn Công Trứ là người sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn. Nhà thơ có một ảo tưởng rất lớn đối với triều đình đó. Do thế khi nhận ra được mặt trái của sự thật đã gây trong ông cú sốc lớn về tâm tưởng. Cũng như bao nhà nho khác cùng thời như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ đã nhận ra mặt trái của sự thật:

Tuổi tác tuy rằng chửa mấy mươi Đổi thay mắt đã thấy ba đời Ra trường danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trước cười Chuyện cũ trải qua đà chán ngắt Việc sau nghĩ lại chẳng thừa hơi Đã hay cái đường cái thời ra thế Sạch nợ tang bồng mới kể ngươi.

(Con đường làm quan)

Làm quan để thực hiện được chí nam nhi, đó là diều mà ai cũng mong ước. Thế nhưng con đường làm quan đâu có dễ dàng dến như vậy. Một sự thực thật đau lòng “tuổi tác chửa mấy mươi” nhưng đã được trải qua” đổi thay đã thấy ba đời”. Đó là quy luật vốn có, vốn tồn tại của chốn lợi danh này. Trước khi đạt được nó người ta phải “khóc” trước, phải đau lòng, sau đó mới là cười. Vì đặc điểm của chốn ấy là “vinh liền nhục”. Bởi tại sao lại như vậy? Vì lẽ gì mà tác giả lại khẳng định: “Đã hay cái đường cái thời ra thế”?

Trong thực tế cuộc đời của nhà thơ là minh chứng rõ nhất cho tính chất của xã hội. Ông đã hăm hở quẩy lều chõng đi thi. Vậy mà đến tận năm 42 tuổi ông mới đỗ đạt. Cái khóc trước cười chính ở chỗ đó. Hơn nữa khi đã sa vào

chốn đó rồi thì “đã sa xuống thấp lại lên cao” cuộc đời làm quan hết sức ghập ghềnh khó khăn. Ông luôn là một bề tôi trung hiền nên hay bị gian thần trong triều hãm hại thưởng phạt liên tục:

Trời đất chi mà rứa mãi ru Xin tha cho nhau chớ trêu nhau …Hoá nhi đa hý lộng,

Đúc chuốt ra rồi bát bẻ làm sao Danh giá tạo vật chi sở kỵ Ghét chứng chi mãi ghét hoài Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài

Sức bay nhẩy tưởng ra ngoài đào chú.

Nguyễn Công Trứ đã nhạy bén trong cuộc đời. Mọi sự thối nát của chốn công danh được ông miêu tả bằng hết. Kể cả đối với thiên tử ông cũng ngầm tỏ thái độ:

Một ngọn đèn chong Hai ngọn đèn chong

Quốc sĩ vô song là người Hàn Tín Anh chẳng thương em anh đến chi đây

Câu ấy tuy là ca dao thực song khi thuật lại Nguyễn Công Trứ có ngụ ý. Mình là một kẻ có tài như Hàn Tín thởu xưa, và có ý trách nhà vua hay nghi ngờ, nay thăng mai giáng mà không biết như con rồng kia còn biết “ấp lấy mây”.

Đối với những quan lớn trong triều ông cũng tỏ vẻ khinh bỉ bằng những câu đồng dao rất hay: “Con mèo nằm bếp lo xo

Ít ăn thì lại ít lo ít làm Con ngựa đi Bắc về Nam. Hay ăn thì lại hay làm hay lo!”.

Nguyễn Công Trứ còn nhận thấy rõ một điều chốn lợi danh: Đã đem vào cuộc hý trường

Lại muốn theo phường thái cực Chuồn đội mũ mượn màu đạo đức.

(Đánh thức người đời).

Sự thật về chốn công danh là như thế đó. Sống giữa bọn người ích kỷ, hại nhân “đâm thùng tháo đáy”, những kẻ lật lọng, chỉ vu oan giá họa như thế nhà thơ đành làm ngơ cho qua chuyện:

Khéo khôn ai cũng tranh phần được Trong sạch ta thời giữ mực thường Dầu ai cũng nghĩ trong mình với Phải giống sen thời chẳng nhuổm bùn.

Chốn công danh là sự tranh giành giẫm đạp lên nhau mà sống. Thế nên khi nhận thức được điều này nhà thơ mới có những vần thơ chua chát đến vậy và muốn:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

Mặc dù không gian nơi chốn lợi danh không chiếm ưu thế nhiều trong không gian nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ nhưng nó cũng góp phần làm nổi bật nên sự đa dạng trong không gian chung của thơ ông cũng như làm nổi bật con người với cá tính độc đáo của ông.

Một phần của tài liệu Cảm thức thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ nguyễn công trứ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)