2. Tác giả Nguyễn Công Trứ
2.2.1.2.2. Thời gian đời người
Trong văn học trung đại thời gian đời người đã được ý thức trước thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người. Và nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng vậy. Tuy nhiên trong thực tế cảm quan thời gian trong thơ ông có sự khác biệt, ta chỉ thấy ông coi trọng thời gian hiện tại:
Năng đắc kỉ thời khai khẩu tiếu Cư chư hoàn phụ thử quang âm.
(Nợ phong lưu)
Mỗi người nghệ sĩ lại có quan niệm riêng về thời gian. Thời gian trong văn học trung đại cũng có những nét riêng và độc đáo. Các nhà nho thường lấy con người làm chủ với tinh thần trách nhiệm tiến thủ, nhà nho luôn cảm thấy lo lắng bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình. Với họ thiên nhiên vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung, còn con người muôn vật đều ngắn ngủi, hữu hạn. Trước sự trôi chảy của thời gian đó con ngưòi phải làm gì? Con người tìm cách hoà mình vào thiên nhiên, vũ trụ, có người lại sống vội vàng gấp gáp vội cống hiến, hưởng thụ.
Đối với Nguyễn Công Trứ ý thức thời gian trong thơ ông là cảm quan chật hẹp trong một đời người. Vì xem hành lạc và hành đạo như những cuộc chơi nên hình tượng con người trong thơ ông cũng khao khát sống, sống hối hả, hết mình, thời gian vô hạn đối nghịch với lòng người hữu hạn. Con người hăng hái nhập thế hành động, muốn khẳng định vai trò cá nhân trong cuộc đời, chứ không để tiêu phí cuộc đời mình trong những cái tăm tối và tầm thường, mà lụi tàn như cỏ cây.
Để chiến thắng thời gian, tồn tại với nó, buộc con người phải hành động, lập nên chiến công hiển hách, phải tạo dựng sự nghiệp để lưu danh
muôn đời. Chính vì thế khi nói về kiếp người, các tác giả thường dùng cụm từ “trăm năm”
Trăm năm trong cõi người ta.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Trăm năm còn có gì đâu.
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều).
Ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoắt.
(Nợ công danh).
Nhân sinh ba vạn sáu ngàn thôi Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi.
(Chí ngao du).
Cách đếm thời gian này xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Công Trứ như một nỗi ám ảnh của người đời. Thực ra “ba vạn” cũng là một trăm năm. Nhà thơ dùng cách nói ngược như vậy chứng tỏ con người đang tính từng giây, từng khắc, từng giờ, hối hả cống hiến để làm việc. Có lẽ vì quá khao khát sống mà cuộc đời lại ngắn ngủi nên ông mới dùng cách nói “ba vạn sáu ngàn ngày”. Con người luôn ao ước thời gian quay trở lại để thoả “chí tang bồng”. Cách tính thời gian của nhà thơ thật khác lạ.
Quan niệm về thời gian của Nguyễn Công Trứ có sự khác biệt so với nhà thơ Hồ Xuân Hương Nếu thời gian trong thơ bà chúa thơ Nôm là khoảng thời gian tuần hoàn, trôi đi một cách nặng nề “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” để thấy mình cô độc trong cuộc đời:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Thì khoảng thời gian trong thơ Nguyễn Công Trứ trôi đi rất nhanh nhưng lại rất nhẹ nhàng:
Bốn mùa ví những xuân đi cả Góc núi ai hay sức lão tùng.
Chính vì ý thức được thời gian “quang âm” nên Nguyễn Công Trứ muốn cảm nhận tranh thủ từng giây từng khắc. Từ đó ông đã đưa ra hẳn một triết lý “hành lạc”. Theo ông sống là phải tranh thủ hưởng thụ:
Ngẫm cho kĩ đến bất nhân là tạo vật Đã sinh người lại hạn lấy năm Kể chi thằng lên bẩy, đứa lên năm
Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày làm mấy chốc. Thế nên ông mới cho rằng:
Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy Cuộc hành lạc bao nhiêu lãi đấy Nêu không chơi thiệt ấy ai bù? Nghề chơi cũng lắm công phu.
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
Hay: Bóng quang âm chơi lấy kẻo già Trăm năm trong cõi người ta
Xốc sổ tính ngày chơi đà được mấy.
(Trong trần mấy mặt làng chơi).
Thời gian luôn trôi đi và không thể lấy lại được, dẫu biết “Qua ngày mai lại có ngày mai”. Nhưng ngày mai của năm trước sẽ không phải là ngày mai của hiện tại, là ngày mai của năm sau. Nguyễn Công Trứ biết rất rõ điều này. Chính vì vậy mà ông phải “xốc sổ tính ngày” phải lấy tuổi để mà chơi lấy”. Ông cho rằng nếu không chơi sẽ “thiệt lấy ai bù”, và “kẻo già đi mất”. Đọc những câu thơ này ta thấy có phần khó tin? Liệu quan niệm sống này có
nghiêng về quá hưởng thụ? Điều dĩ nhiên là không. Bởi lẽ nhà thơ là một người cống hiến nhiều cho xã hội. Cả cuộc đời nhà thơ lúc nào cũng lo cho được “chí nam nhi”. Do vậy giờ ông ý thức được thời gian ông cũng cần có khoảng trời riêng của mình. Khoảng thời gian “trăm năm” là hữu hạn đối với một đời người, nó trôi đi rất nhanh “đà được mấy”. Vì vậy mà phải tranh thủ thời gian mà sống mà hưởng thụ. Nguyễn Công Trứ luôn tìm cách làm chủ thời gian, hiểu sự hư huyễn của đời người:
Xáo trời đất cổ kim, kim cổ
Mảnh hình hài không có, có không.
(Vịnh nhàn)
Thế nhưng vẫn:
Này phút chốc kim rồi lại cổ Có hẹn gì sau chẳng bằng nay.
(Kiếp nhân sinh)
Nguyễn Công Trứ ý thức thời gian, ông cho rằng thời gian hiện tại là quan trọng hơn cả. Vì thế giờ còn chút xuân thì phải hưởng thụ, phải hành lạc tiêu dao. Xuất phát từ quan niệm này mà trong thơ ông xuất hiện cả một không gian “hành lạc” với những thú chơi của nhà nho tài tử. Đó là thú “cầm kỳ thi tửu”, là thú hát ả đào. Có thể nói đó là thú chơi dùng để quên đi hiện thực, quên đi cảm giác mình đã già rồi. Vậy mà có lúc cũng phải đứng dừng lại khi hiện thực bỗng thoáng trong ông:
Nhật đối nhi tảo tự giải di, Kim ngô bắt tự cổ ngô thì Tuỳ cơ khối lỗi cung nhân tiếu Trực ký niên hoa giới cổ hy
Lão thực bất kham trang diện mục Anh hoa an dụng nhiễm tu tì
Dịch nghĩa:
Hằng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ Thấm thoắt nay đã đến tuổi cổ lai hy
Cái chân chất không cần trau tria mặt mày nữa Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì.
(Thất thập tự thọ)
Nếu như những bài thơ trước Nguyễn Công Trứ muốn quên đi hiện thực đã già thì ở bài thơ này ông không thể phủ nhận được sự thật ấy. Giờ ông đã “cổ lai hy”, một độ tuổi gọi như ông là đã “xế”. Ông không thấy mình như trước nữa, đã khác xưa. Do vậy mà râu, tóc nhuộm cũng chẳng để làm gì. Đọc những dòng thơ này ta như cảm thấy một nỗi buồn thật sự đang bủa vây lấy nhà thơ, khiến ông thấy rất nặng nề. Tuổi già, thời gian sẽ lấy đi tất cả trong đó quan trọng nhất là sự sống. Điều này khiến nhà thơ thấy buồn lòng. Nhưng biết làm sao được đó là quy luật sinh tồn của con người, con người sinh ra từ cát bụi rồi cũng phải trở về với nơi đó.
Thời gian luôn chảy trôi và bốn mùa luôn luân chuyển. Chính vì thế tuổi trẻ rồi sẽ qua đi, vui chơi để quên đi hiện tại rồi cũng phải quay về hiện tại để đối mặt với sự thật. Nguyễn Công Trứ đã hưởng thụ để quên đi tuổi tác nhưng rồi ông cũng phải ngậm ngùi khi hiện thực nói nên mình đã già. Giá trị của thời gian mang lại cho con người ở chỗ nó sẽ khiến con người không thể quên đi được hiện tại, và nhất là dạy cho con người phải biết trân trọng giá trị đích thực của cuộc sống.
Có thể thấy mặc dù nhà thơ Nguyễn Công Trứ sống trong thời trung đại nhưng đã có tư tưởng rất hiện đại khi ông đã ý thức được tầm quan trọng của
thời gian. Và tư tưởng này sau này chúng ta sẽ bắt gặp ở nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới”. Đó chính là nhà thơ Xuân Diệu.