1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vần và nhịp trong thơ phạm tiến duật luận văn thạc sỹ ngữ văn

117 542 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Xuất phát từ góc nhìn này, chúng tôi mạnh dạn khảo sát vần và nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật nhằm làm nổi bật những nét độc đáo về hình thức biểu hiện của một giọng thơ có cá tính, qua đó

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu cùng hướng vào mục đích là phân tích

và lí giải để chỉ ra các đặc trưng của ngôn ngữ thơ Xu hướng này có những ưu thếriêng mà các hướng tiếp cận khác nhiều khi không có được nhưng cũng dễ rơi vàonhững cảm nhận mang màu sắc chủ quan Từ góc độ ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đãxem xét các quan hệ nội tại và ngoại tại của chất liệu tác phẩm văn chương, trong đó cóthơ, khai thác tính nghệ thuật của ngôn ngữ thơ và cơ chế hình thành những thuộc tính

đó Đối với ngôn ngữ thơ nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ý nghĩa của nó phụthuộc rất lớn vào sự nhận thức đối tượng phản ánh của chủ thể phát ngôn Do đó, ngônngữ thơ cần phải có những cách xem xét đặc thù từ góc độ ngôn ngữ học

1.2 Nghiên cứu ngôn ngữ thơ nói chung, ngôn ngữ thơ của những nhà thơ tiêu biểu cụthể là hết sức cần thiết để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của mỗi tác giả quatừng giai đoạn văn học Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế

hệ các nhà thơ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới, có tên trong danh sách với Xuân Quỳnh,Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ,

Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Thu Bồn, Thơ Phạm Tiến Duật thể hiệnmột cảm xúc khoẻ khoắn, gân guốc; câu thơ chắc nịch giàu chất suy tư triết lí nhưng lại

có sức ám ảnh người đọc Ngôn ngữ thơ hồn hậu, trong sáng, giàu nhạc điệu ThơPhạm Tiến Duật luôn luôn có sự tìm tòi, sáng tạo và luôn có ý thức tự đổi mới mìnhtrên các mặt tư duy thơ và hình thức biểu hiện Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật có nhiềunét đặc sắc, thực sự có cá tính Do vậy, tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật là hết sức cầnthiết và bổ ích

1.3 Cho đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ đã xác lập các đơn vị ngôn ngữ,các bình diện ngôn ngữ cấu thành tác phẩm thơ Thơ không phải là hiện tượng ngônngữ học thuần tuý nhưng nó là một thứ nghệ thuật đặc thù lấy ngôn từ là chất liệu Làmột yếu tố nghệ thuật, dĩ nhiên ngôn ngữ thơ phải được xét trong một chỉnh thể

Trang 3

nghệ thuật Theo đó, giá trị của ngôn ngữ thơ là tính nghệ thuật của nó chứ không phải

là những giá trị phổ quát của ngôn ngữ chung, Trong nghiên cứu ngôn ngữ thơ, phươngthức định lượng, định tính các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tu từ, nhằm làm nổi bật tínhnghệ thuật của nó trong việc biểu hiện thông điệp thẩm mĩ Xuất phát từ góc nhìn này,

chúng tôi mạnh dạn khảo sát vần và nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật nhằm làm nổi bật

những nét độc đáo về hình thức biểu hiện của một giọng thơ có cá tính, qua đó đánhgiá những đóng góp của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Thơ Phạm Tiến Duật đã là đối tượng được các nhà nghiên cứu, phê bình quantâm từ khi mới xuất hiện nhưng hướng nghiên cứu sâu về ngôn ngữ thơ ông thì mớiđược các nhà nghiên cứu chú ý gần đây Hầu hết các ý kiến, các bài viết đều chú trọngvào việc khẳng định vị trí, vai trò của Phạm Tiến Duật cho nền thơ hiện đại, đặc biệt làthơ ca chống Mỹ Từ góc độ ngôn ngữ học, để nhận xét, đánh giá ngôn ngữ thơ thơ ôngmột cách khách quan và để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể hơn, chúng tôi

chọn nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật trên hai phương diện nổi bật, đó là vần và nhịp.

Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến Duật là Giữa chiến trường

nghe tiếng bom rất nhỏ ( Tạp chí văn nghệ Quân Đội số 10, 1970) của Nhị Ca Ông

cho rằng chùm thơ được giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượngvới độc giả về một phong cách thơ rất lạ, lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu Nhị Cachỉ ra rằng đây là một hồn thơ “được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thởhết không khí mặt trận dữ dội và tự nhiên, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấuquyết liệt, dũng cảm” Nhị Ca rất quan tâm đến việc tạo dựng câu thơ, một trongnhững yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các nhà thơ khác là dángdấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn như “hạt gạo đỏ đồng chiêm vừa chắc dạ, vừa béongọt”

Nhà phê bình Hoài Thanh trong bản đánh giá tổng kết chung khảo cuộc thi thơbáo văn nghệ năm 1970 đã ghi nhận Phạm Tiến Duật là người có công đưa chất liệuhiện thực vào thơ bằng một giọng điệu tinh nghịch, linh tráng còn Lê Đình Kỵ trongbài tổng kết “Nửa thế kỉ văn học Việt Nam hiện đại” đã viết “Thơ ca chống Mỹ có hai

Trang 4

trường phái đáng chú ý Trường phái thứ nhất đi vào khai thác cái bên trong của chínhmình, coi trọng nội tâm là chính, tiêu biểu là Chế Lan Viên trường phái thứ hai đi vàokhai thác cuộc sống bên ngoài, biến cuộc sống thành thơ ca mà Phạm Tiến Duật làngười điển hình” Nhận định trên khá đầy đủ, tinh tế, khái quát và điển hình với ngônngữ thơ Phạm Tiến Duật.

Đến với bài viết của Trần Đăng Xuyền [59], ta lại thấy ông có những ý kiến sắcsảo mang đậm màu sắc lý luận ngôn ngữ Trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam, tậpIII”, (Nxb Đại học Sư phạm I, Hà Nội, 2002), tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử,con người nhà thơ, ông cho rằng “Vùng thẩm mĩ của thơ Phạm Tiến Duật là rừngTrường sơn Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là tính trẻtrung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát của những chi tiết, ngônngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ” Trần Đăng Xuyền cũng cảm thấy thú vị khi phát hiện

ra sự “thông minh trong cách lựa chọn chi tiết” trong “năng lực liên tưởng”, “kết cấuchặt chẽ”, “đạo quân ngôn ngữ ít khi dùng phục binh”, nghe “bạo mà không thô, đẽogọt mà không uốn éo” biết dùng “chữ thanh nuôi chữ thô”, “chữ mát nuôi chữ nóng”

Về ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật: Cùng với những bài viết, nhận định trên còn

có một số tác giả nghiên cứu ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật, có thể kể đến các bàinghiên cứu của Thiếu Mai, Mai Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc đăng tải trêncác báo và tạp chí Phạm Tiến Duật đã được giới thiệu trong các công trình nghiên cứunhư “Dọc đường văn học” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2003) Các tư liệu về cuộc đời, conngười trong bài tiểu luận của Hoàng Mai Hương [28], những bài nghiên cứu về ngôn

ngữ thơ Phạm Tiến Duật như Ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật qua tập Vầng trăng

quầng lửa, luận văn thạc sỹ năm 2002 của Dương Thị Minh Nguyệt, Thi pháp ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật thời kỳ chống Mỹ, Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Lan

năm 2005, Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, luận văn thạc sỹ của Lê Thị Vân năm

2008 Anh, Đặc sắc thơ Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ, luận văn thạc sỹ

của Nguyễn Xuân Luận, năm 2009

Nói chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật đều

có cách đánh giá nghiêm túc, khoa học về tác giả và thơ của tác giả, tất cả đều cho rằng

Trang 5

Phạm Tiến Duật là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam Sự xuất hiện của Phạm

Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thơ ca của thế hệ trẻ thời chống Mỹ có vị trí và có cátính Thế nhưng, các nhà phê bình và những bài viết về thơ Phạm Tiến Duật chủ yếuđược chú trọng tìm hiểu dưới góc độ lý luận văn học hoặc chỉ khảo sát một tập thơ điểnhình của ông Trên cơ sở đánh giá những người đi trước, chúng tôi thấy cần thiết phải

tiếp tục nghiên cứu tập trung hơn, đầy đủ hơn về vần và nhịp trong ngôn ngữ thơ Phạm

Tiến Duật để từ đó có cái nhìn tổng quát về đặc trưng ngôn ngữ thơ ông, góp phần vàoviệc khẳng định vị trí và tài năng của Phạm Tiến Duật trong nền văn học hiện đại ViệtNam

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nguyên tắc hiệp vần và cách tổ chứcnhịp trong thơ Phạm Tiến Duật

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định nội dung luận văn phải giải quyết các vấn đề sau đây:

- Từ cách hiểu về thơ, ngôn ngữ thơ tìm hiểu những đặc trưng nổi bật về vần và cácnguyên tắc hiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật

- Tìm hiểu cách tổ chức nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật

- So sánh ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật với một số nhà thơ cùng thời, nhận diệnphong cách ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật và những đóng góp của ông đối với nền thơ

ca hiện đại Việt Nam

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Tư liệu khảo sát gồm 140 bài thơ trong Toàn tập Phạm Tiến Duật, Nxb Hội nhà

văn, H 2009

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp vàthủ pháp nghiên cứu sau đây:

Trang 6

- Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để tiến hành thống kê, phân loại tưliệu gồm các nguyên tắc hiệp vần, cách tổ chức nhịp phục vụ cho mục đích và nhiệm

vụ mà luận văn đề ra

- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp để xử lí tư liệu nhằm kháiquát đặc trưng nổi bật về vần và nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật

- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật với một

số tác giả cùng thời để nhận diện phong cách ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật

5 Đóng góp của luận văn

- Lần đầu tiên, vần và nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật được khảo sát và nghiêncứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống từ góc độ ngôn ngữ học Các tư liệucùng với những nhận xét, đánh giá của luận văn giúp người đọc nhận biết khá đầy đủnhững nét đặc sắc về ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật Luận văn khẳng định, về phươngdiện hình thức thể hiện, thơ Phạm Tiến Duật thực sự có cá tính, là thế giới bí ẩn của sựsáng tạo không ngừng, là nơi dành cho cái đẹp ngự trị, cái đẹp, cái hay trong sáng tạo

- Các kết quả của luận văn còn giúp người đọc thấy được những đóng góp củaPhạm Tiến Duật trên con đường hiện đại hoá, tự do hoá ngôn ngữ thơ Với Phạm TiếnDuật, vần thơ không còn quan trọng nữa, còn nhịp điệu không phải là cái bằng bằngtrắc trắc mà nó là cái hàn thử biểu đo nhịp tim, đo hồng cầu chảy trong mạch máu của

sự sống

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văntriển khai thành ba chương:

Chương 1 Một số giới thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2 Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật

Chương 3 Cách tổ chức nhịp trong thơ Phạm Tiến Duật

Trang 7

Chương 1

MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Thơ và ngôn ngữ thơ

1.1.1 Bàn thêm về thơ

1.1.1.1 Xung quanh định nghĩa thơ

Thơ không phải là đề tài mới mẻ, từ thời Khổng Tử san định Kinh Thi, từ thờiAristote luận về thi pháp đến nay hơn hai mươi thế kỉ đã nghiêng mình xuống ngônngữ thi ca Nhưng đến nay, những bình luận về thơ mới chỉ dừng lại ở mức cảm thụ,nghĩa là cái phần trực giác giúp ta linh cảm chất thơ Tìm hiểu sâu về thơ, chúng tôi cóthể khẳng định thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện nhữngtâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là

có nhịp điệu Bàn về thơ tác giả Sóng Hồng viết: Thơ là một hình thái nghệ thuật cao

quí, tinh vi Người làm thơ phải có tính cách mảnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường (Thơ là gì?, Tạp chí Văn học, số 4).

Thơ thể hiện lí tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân Chủ nghĩa nhân đạovới những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ởmỗi thời đại Chất thơ là điều kiện cơ bản của bài thơ, không có chất thơ thì nhất quyếtkhông thể có thơ hay được

Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người Ở nhiều dân tộc trong một thờigian tương đối dài, các tác phẩm văn học đều được viết bằng thơ Vì thế trong lịch sửvăn học của nhiều dân tộc, nói đến thơ tức là nói đến tác phẩm văn học Thơ là mộtkhái niệm được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm bởi đây là một loại hình sángtác văn học độc đáo, tạo ra những giá trị đặc biệt mà các thể loại khác không thể cóđược Thơ vốn là một loại hình nghệ thuật được khởi phát từ tâm trạng, cảm xúc conngười Đó là cái đẹp được chưng cất, gọt giũa và biểu hiện bằng nghệ thuật ngôn từ

Do vậy, thơ trước hết là chính nó như là một bộ môn nghệ thuật độc lập, có những đặcđiểm riêng, phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác

Trang 8

Vào đầu thế kỉ XX, ngành thi pháp học phát triển mạnh mẽ Công việc nghiêncứu, phê bình thơ dưới áng sáng thi pháp học đạt được nhiều thành tựu to lớn với nhiềutên tuổi như : R.Jakobsen, J.Cohen, Bakhtin, họ đã đưa ra tiêu chí khá rõ ràng để nhậndiện thơ dưới góc độ hình thức với ba đặc trưng cơ bản.

Đặc trưng đầu tiên: Thơ là tiếng nói bộc bạch làm việc trên trục dọc (trục lựachọn, thay thế, tương đồng, qui chiếu, trục của các ẩn dụ) Còn tiểu thuyết là tiếng nóiđối thoại làm việc trên trục ngang (trục kết hợp, trục tuyến tính), trong thơ trữ tình chỉ

có một kiểu lời nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật: Kiểu lời độc thoạitrực tiếp của nhân vật trữ tình (hoá thân của chủ thể trong tác phẩm) Ở đó, tính tươngđồng của các đơn vị ngôn ngữ được dùng để xây dựng các thông báo.Thơ sử dụngnhiều hình ảnh, nhiều từ tương đương, từ đồng nghĩa, để diễn tả một tâm trạng, mộtsuy tư

Đặc trưng thứ hai: Trang giấy in thơ sẽ có những khoảng trắng hơn văn xuôi.Chính những khoảng trắng ấy là nơi chất thơ lan toả, là nơi tràn ngập tư duy, cảm xúc

và trong thơ có nhiều chổ “lặng”, thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa, thơ là sự thểhiện sự tinh tuý trong việc sử dụng ngôn từ

Đặc trưng thứ ba: Thơ là sự trùng lặp (câu, âm, vần, nhịp, ý), trùng điệp có tácdụng tạo những nhịp điệu tương ứng trong suốt bài thơ, tạo những âm vang, nhữngtiếng rung trong thơ Thế nên, người ta nói thơ là kiến trúc đầy âm vang và người tamới phổ nhạc cho thơ Chất nhạc ấy có nhịp điệu và âm thanh, chính hai yếu tố ấy làphương thức nghệ thuật nên hiển nhiên nó mang nghĩa

Từ những đặc trưng trên, ta thấy thơ là một hiện tượng đầy bí ẩn, huyền hoặcluôn thách thức những nhà nghiên cứu tìm hiểu, khám phá, định nghĩa về thơ

Thơ là đối tượng đầy bí ẩn nên nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, nhà

thơ lớn nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi thơ là gì ?, đã có hàng

ngàn câu trả lới khác nhau về nó và không ai giám khẳng định rằng mình đã nắm vững

và nhận ra được nó Nhà thơ Octavio Baz cho rằng: Nếu thiếu thơ thì cả đến nói năng

cũng trở nên ú ớ nên thơ là hình văn (sự vật), thanh văn (nhạc điệu) và tình văn (cảm

xúc), theo tác giả Lưu Hiệp thì: Thơ là cái dư âm của lời nói, trong khi lòng người cảm

Trang 9

xúc với sự vật mà hiện ra ngoài Thơ là sự phân vân giữa âm và nghĩa (Chu Hi) Thơ

là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó (P.Valéry) Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh (R.Jakobson) Văn xuôi thuộc về phía con người, thơ thuộc phe thượng

đế (J.P.Sartre).

Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki có quan niệm rất đúng đắn về thơ: Thơ

trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật, quan niệm này khẳng định một cách

chắc chắn mối quan hệ mật thiết giữa thơ ca và cuộc sống bởi thơ bắt nguồn từ đờisống, thơ là nghệ thuật của ngôn từ và những gì không phải là của ngôn từ Cũng theoR.Jakobson (1919): Cách đặt đối tượng vào ngôn từ, vào khối từ ngữ, tôi gọi đó là thờiđiểm duy nhất và thiết yếu nhất của thơ không những đụng vào lối kết hợp chữ nghĩa

mà còn đụng vào cái vỏ của ngôn từ Sự liên hợp tự động giữa ngữ âm và ngữ nghĩanhanh chóng hơn thường lệ R.Jakobson còn giải thích thêm: Trong thơ, từ pháp và cúpháp của chúng không phải là sự chỉ dẫn dửng dưng của thực tại, mà chúng còn cótrọng lượng riêng và giá trị nội tại Nghĩa là trong ngôn ngữ thi ca, kí hiệu tự bản thân

nó đã hoàn tất một giá trị độc lập Quan niệm này được thế giới đồng thuận nhiều

Sang thời hiện đại, ở phương Tây, Boileau - nhà thơ và là nhà phê bình văn học

Pháp thế kỷ XVIII, trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ra đời 1974, cho rằng: Nhà thơ

trước hết phải thiên hướng thơ ca, cần được lí trí hướng dẫn thơ phải sáng sủa, rõ ràng, nghiêm ngặt, tuân theo các quy tắc vần, nhịp, bố cục Từ nguyên lí phổ quát này,

những người cùng quan điểm với ông khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của ngữ

âm trong thơ Từ đó, họ nhấn mạnh đến các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm, điệpvần, nhịp thơ, khổ thơ, là những đơn vị thuộc về bình diện hình thức Như vậy, dù đã

có cách nhìn mới nhưng bước sang thời hiện đại, thơ là gì? vẫn chưa được định nghĩa

chính xác

Ở Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng hát chếnh

choáng, xáo động trong hồn người, thơ phải có tư tưởng, có ý thức và bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ [55].

Giáo sư Phan Ngọc cho rằng: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái

đản để bắt người nghe phải tiếp nhận, phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do

Trang 10

chính hình thức ngôn ngữ này, [41] Định nghĩa này khá mới khá độc đáo so với hàng

ngàn định nghĩa khác về thơ, định nghĩa này theo hướng cấu trúc ngôn ngữ, đối lậphoàn toàn với cuộc sống hàng ngày và ngôn ngữ trong các loại hình văn học khác

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, đồng

chủ biên) định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện

những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [20; 262].

Trên đây là những định nghĩa tiêu biểu về thơ, về loại hình ngôn ngữ nghệ thuậtđặc thù Có thể khẳng định rằng, có bao nhiêu nhà thơ thì có bấy nhiêu định nghĩa,thậm chí còn có nhiều hơn nữa bởi vì các nhà nghiên cứu và các nhà phê bình thơ cònđông hơn các nhà thơ, rất có thể đối với thế kỉ mới người ta cần đến những định nghĩamới Nhà thơ Duy Thông đã từng khẳng định trong “bàn về thơ” như sau: Xưa nay đã

có những định nghĩa kinh điển rằng thơ là sự trình diễn những con chữ trên một mặtphẳng rỗng, hay thơ là một loại hình văn học mà ở đó tiết kiệm từ ngữ được đạt đếnmức tối đa Tuy nhiên tôi nghĩ không nên đi tìm một định nghĩa chính xác về thơ Mộtthực tế sống động không bao giờ định nghĩa cả Chúng ta cứ viết nếu đó là thơ sẽ đượcđộc giả gọi là thơ và ngược lại người ta bảo đây mà là thơ sao thì có nghĩa đó khôngphải là thơ (Theo nguồn www//Vietnam.net)

Mặc dầu vậy, để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi rất cần một điểm tựa

lí luận Trên cơ sở những định nghĩa đã nêu trên và thực tế thơ ca, chúng tôi rút ranhững đặc điểm cơ bản của thơ như sau:

(1) Hệ thống ngôn từ trong thơ có tổ chức riêng

(2) Thơ có vần điệu, nhịp điệu và phối thanh (giàu nhạc tính)

(3) Thơ thể hiện cảm xúc, tình cảm bằng hình ảnh

1.1.1.2 Thơ và văn xuôi

Thơ và văn xuôi là hai loại hình tiêu biểu của hai phương thức sáng tác văn học:

Tự sự và trữ tình Cả hai loại hình này đều được tạo nên bằng chất liệu ngôn ngữnhưng giữa chúng có sự khác biệt nhất định, điều đó tạo nên phong cách, dấu ấn riêngcho từng thể loại

Trang 11

Thơ ca có kiểu tổ chức ngôn ngữ không giống như văn xuôi Nếu như văn xuôiđược sáng tạo trên trục kết hợp thì thơ ca lại sáng tạo trên trục lựa chọn (trục dọc, trụcthay thế) Thơ là một thể loại sáng tác văn học nghệ thuật vì vậy, ngôn ngữ thơ trướchết phải là ngôn ngữ văn học, có nghĩa là “ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùngtrong văn học” Song do sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, đảmbảo tính chất tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích chật hẹp, lại mang sắc thái chủquan của người viết trong một mức độ cần thiết đã tạo cho ngôn ngữ thơ ca nhữngphẩm chất đặc biệt.

Về phương diện hình thức, nhân tố khác nhau cơ bản giữa tác phẩm bằng thơ vàtác phẩm bằng văn xuôi ở chỗ thơ thường có nhịp điệu còn văn xuôi thì không, Nhịpđiệu ở thơ là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt thơ với các loại hình văn học khác.Nhịp trong thơ được tạo ra do sự phân chia các dòng theo qui tắc ngữ pháp Thơ ca dù

là thơ tự do hay thơ văn xuôi thì cũng bị chia phối bởi luật hài hoà về tiết điệu và về sựphối hợp nhịp nhàng giữa hai âm vực cao - thấp tuy không nhiều, còn văn xuôi thìkhông bị gò bó bởi bất cứ khuôn mẫu nào, từ cách hiệp vần, sự hài hoà tiết điệu, âmvực, về những qui ước của khổ câu, khổ lời

Tác phẩm văn xuôi thường có cốt truyện và hành động gắn liền với cốt truyện

và hệ thống nhân vật được tác giả tạo ra theo nguyên tắc sáng tạo riêng Còn thơthường không có cốt truyện: Nội dung của nó thường để diễn tả một tâm trạng, mộtcảm xúc đơn giản nào đó nên dung lượng của nó thường không lớn còn văn xuôi thìngược lại

Văn xuôi thiên về lột tả rồi sau đó mới thể hiện tính hàm súc trong chính sự lột

tả ấy Ngược lại, thơ thiên về tính hàm súc nhiều khi đậm đặc đến mức không thể chêmxen vào bất kì một chữ nào và ngay khi cần phải lột tả thì thơ ca vẫn dùng thủ pháp

“lời ít ý nhiều” Do vậy, trong thơ luôn ý tại ngôn ngoại, còn văn xuôi là ý tại ngôn tại

nên ngôn ngữ không cô đúc như trong thi ca Thơ là nghệ thuật của ngôn từ và những

gì không ngôn từ, văn xuôi mới là nghệ thuật của ngôn từ Thơ ca như là ngôn ngữ của

vô thức, thuộc quá trình sơ cấp, còn văn xuôi thuộc quá trình thứ cấp (Crag Powell)

/dẫn theo Nguyễn Văn Tùng, 57/

Trang 12

Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới phân biệt thơ với văn xuôitrên ba bình diện: Chủ đề, tiết tấu và nghĩa, ( ) Văn xuôi phải chịu sự câu thúc củathời gian (có mở đầu và kết thúc), không có âm luật và tiết tấu, còn thơ có thể vừa làbây giờ vừa là kí ức của ngôn ngữ ( ) Chủ đề văn xuôi mô tả, diễn dịch, phân tích,chia tách, hợp nhất cái thực tại hoặc thông qua các nhân vật, hoặc không có câuchuyện Chủ đề thơ được thoát ra khỏi cái thường ngày, trong mọi trường hợp nó vượt

ra ngoài sự tranh chấp sống/chết, thành/bại, hiện/biến ( ) Nhà thơ đương đại hàng đầu

Pháp Jacques Roubaud nói Thơ không nói gì hết trong khi văn xuôi nói một cái gì

đấy /http;//www thơtre.com, 17/5/2008.

Ngôn ngữ trong thơ không dày đặc như trong văn xuôi mà chia cắt ra thànhnhiều phần ngắn hay dài theo âm luật Ngôn ngữ thơ được tổ chức có vần, có nhịp, cócắt mạch, có số lượng âm tiết, có đối, có số câu, có niêm luật, có sự vận dụng về trọng

âm và trường độ theo một mô hình cực kì gắt gao Bởi thế việc tổ chức ngôn ngữ thơbao giờ cũng theo những qui luật tuần hoàn âm thanh Cách tổ chức ấy có ưu thế hơnvăn xuôi bởi tính chắp khúc của nó Mặt khác nội dung thông báo của văn xuôi là nộidung do cú pháp đem lại còn ngữ nghĩa của thơ, ngoài nội dung thông báo còn có ngữnghĩa khác Nghĩa thông báo của thơ khác với nghĩa thông báo của văn xuôi Câu vănxuôi chứa đựng một thông báo cá biệt, hạn chế về địa điểm, đối tượng, thời gian sau đó

có thể quên còn thông báo của thơ là phi thời gian, phi không gian cho cả loài người

Do đó, câu thơ mang tính đa nghĩa, chứa đựng nhiều nổi niềm, những nổi ám ảnh buộcngười đọc phải suy nghĩ, phải cộng cảm bằng sự trải nghiệm cá nhân Nhà thơ Trần

Đăng Khoa nói “Thơ hay là thơ giản di, xúc động và ám ảnh” Nên thơ là nơi tập trung

nhiều cấu trúc mang tính ngoại lệ, bất qui tắc Về cơ bản, ngữ pháp của thơ khác vớingữ pháp điển phạm của văn xuôi

Khác với văn xuôi, thơ là một cấu trúc đầy nhạc tính Thơ có thể bỏ vần, khôngchặt chẽ về bằng - trắc nhưng thơ không thể bỏ được nhịp điệu Nhạc tính trong thơ cóthể thay đổi và có thể khác hay mất đi nhưng nhịp điệu thì không thể mất Nhịp điệulàm nên sức ngân vang cho thơ, nhịp điệu là phần nội tại của thơ, của bài thơ và củanhà thơ còn văn xuôi không chú trọng nhịp điệu

Trang 13

Nói chung, thơ và văn xuôi có những điểm khác nhau rõ rệt nhưng không phảichúng không có sự gần gũi quan hệ và sự gặp gỡ nhau.Trên cơ sở những điều khác biệtnhư chúng tôi đã phân tích, giữa thơ ca và văn xuôi còn có những hình thức trung giannhư: Thơ văn xuôi, văn xuôi nhịp điệu, có những tác phẩm lại xen lẫn giữa hai loạihình này.

1.1.2 Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học Vì vậy, văn học được gọi

là loại hình nghệ thuật ngôn từ M Goki khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của

văn học” Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học xây nên những hình tượng về con người,

về cuộc sống, tái tạo được cái vô hình, mong manh nhất, miêu tả đối tượng trong dòngvận động thời gian và không gian vô tận

Ngôn ngữ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống hàng ngày nhưng khi đi qua lăngkính khúc xạ của nghệ sĩ, nó đã chọn lọc, gọt giũa và nâng lên đến trình độ nghệ thuật:

“Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là những thuộctính của ngôn ngữ văn học [20,186]

Nói đến ngôn ngữ thơ là nói đến vấn đề hình thức của tác phẩm thi ca Một tácphẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng dù có xuất sắc đến đâu cũng phải được xâydựng bằng một hệ thống ngôn từ Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học.Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc với tác phẩm bởi thế nên thơ chính

là sự kết tinh, chắt lọc của ngôn ngữ đời sống bằng tài năng của người sáng tác Dovậy, nó mang tính hàm súc, cô đọng, giàu cảm xúc Mỗi từ ngữ, hình ảnh trong thơ đềuphải kết tinh được một dung lượng lớn về cuộc sống, tạo nên những tín hiệu thẩm mỹhấp dẫn người đọc

1.1.2.1 Các bình diện của ngôn ngữ thơ

a Bình diện ngữ âm

Đặc điểm nổi bật để phân biệt thơ và văn xuôi là tính nhạc, tính nhạc trong thơđược tạo thành dựa vào sự hiệp vần, ngắt nhịp và sự hài âm Tính nhạc là đặc thù cơbản của thi ca và phổ biến trong mọi ngôn ngữ Tiếng Việt có số lượng thanh điệuphong phú (6 thanh), các thanh có phẩm chất về âm vực (cao/ thấp) và đường nét (bằng

Trang 14

phẳng/gãy) Tiếng Việt có số lượng nguyên âm, phụ âm đa dạng (14 nguyên âm, 23phụ âm) được khai thác và tổ chức trong thơ nhằm tạo nên âm hưởng, tiết tấu, nhạcđiệu cho thơ Khi khai thác nhạc tính trong thơ ta cần chú ý đến những sự đối lập sau:

Sự đối lập về trầm - bổng; khép - mở của các nguyên âm, sự đối lập vang - tắc, giữahai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối Sự đối lập về cao -thấp, bằng - trắc của các thanh điệu Bên cạnh đó, vần, nhịp cũng góp một vai trò quantrọng trong việc tạo ra tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca

Về âm điệu, đây là khái niệm được hiểu trong thế tương quan với vần điệu, nhịpđiệu và thanh điệu (phối thanh) Khái niệm này còn được hiểu là sự hoà âm tạo ra sựluân phiên xuất hiện giữa các đơn vị âm thanh (nguyên âm, phụ âm, bán âm, thanhđiệu) có những phẩm chất ngữ âm tương đồng và khác biệt trên trục tuyến tính Chẳnghạn, đối với nguyên âm đỉnh vần, ta thường khai thác sự đối lập khép/mở, trầm/bổng.Đối với phụ âm kết vần, ta thường khai thác hai tính chất tắc - vang, tắc - điếc Đối vớithanh điệu, được xem là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt về phẩm chất ngữ âm củamỗi âm tiết là đối tượng chính của âm điệu, ta thường khai thác trên hai bình diện: âmvực (cao/thấp), cách thức vận động (bằng/trắc) Vậy nên, khi một âm tiết kết thúc bằngmột nguyên âm, bán âm và phụ âm vang thì có độ vang và khả năng kéo dài, trường độlớn hơn các phụ âm tắc vô thanh Những âm tiết mang thanh bằng, nhìn chung, có âmđiệu bằng phẳng, có khả năng diễn tả những trạng thái nhẹ nhàng du dương, còn những

âm tiết mang thanh trắc thường tạo ra âm sắc mạnh, trúc trắc

Về vần điệu, đây là một khái niệm chưa có sự thống nhất cao, thế nhưng vầnvẫn xuất hiện một cách hiển nhiên và phổ biến trong thơ Với sự hoà âm của mình, vần

có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, liên kết các câu thơ (dòng thơ) thành khổ thơ,

khổ thơ thành bài thơ hoàn chỉnh Có thể hình dung về vần như sau: Vần thơ là sự hoà

âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc là giữa hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, nhằm gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp

[10] Nó như sợi dây ràng buộc các câu thơ lại với nhau, do đó giúp người đọc được

thuận miệng, nghe được thuận tai và làm cho người nghe dễ thuộc, dễ nhớ [10]

Trang 15

Về nhịp điệu, tác giả Trần Thiện Khanh trong Nguyên lí cấu trúc nhịp thơ trên nguồn Việt Nam.Net khẳng định: Nhịp điệu trở thành ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó

biểu hiện được bao ý tình mà từ ngữ không thể nói hết được Nhịp điệu một khi được

cảm xúc hoá, cá tính hoá sẽ mài sắc cảm nhận, cảm giác của người đọc Đọc bài thơgiàu tính nhạc, người đọc như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng

biết Nhà thơ P.Ê luya nói: Thơ ca trước hết là ngôn ngữ cất cánh thành tiếng hát,

ngôn ngữ hát lên, ở nó tràn đầy hi vọng, ngay cả khi nó hát lên những điều thất vọng Thơ là biểu hiện của nhạc, thanh bổ trợ cho thơ, nhạc có thơ sau đó có thanh (Lê Đình

Diên) Nhạc thuộc dòng dõi của thơ, thơ có họ hàng với nhạc, nhà thơ tự thổ lộ cái chí

của mình bằng cách tự hát (Miên Trịnh).

Trong thơ Việt Nam, đơn vị nhịp điệu có thể từ một từ trở lên (thường là từ một

âm tiết) Trong thực tế, thơ ca có hai loại nhịp: Nhịp chẵn và nhịp lẻ Nhịp chẵn là nhịpđiệu tự nhiên trong giao tiếp, còn nhịp lẻ phá vỡ cái đều đặn, cân đối để tạo ra sự phốihợp hài hoà với nhau Nhịp là yếu tố cơ bản, là xương sống của bài thơ và là tiền đềcho sự gieo vần

b Về ngữ nghĩa

Khác hẳn với văn xuôi, ngữ nghĩa trong thơ ca phong phú, đa nghĩa, giàu hìnhảnh và súc tích hơn so với ngữ nghĩa trong giao tiếp đời thường Ngôn ngữ trong thơ camang trong mình nó sự sống nhiều ý nghĩa vô cùng biến đổi, xuất phát từ tâm hồn nhàthơ sử dụng nó Nếu như trong văn xuôi, số lượng âm tiết, từ, câu là không hạn định thìtrong thơ tuỳ theo từng thể loại mà có những cấu trúc nhất định Ngữ nghĩa của ngôn từkhông dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu mà nó còn có nghĩa mới, đó lànghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa biểu trưng của ngôn ngữ thơ ca Bởi thế, mỗi từ ngữkhi được đưa vào thơ đều đã trải qua sự cân nhắc, lựa chọn của tác giả Nhà thơ phải

chấp nhận một thứ lao động nhọc nhằn khổ sai vì: Thơ phải được ý ở ngoài lời Trong

thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ Cho nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâu, lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vụng Còn như ý hết mà lời cũng hết thì không đáng là người làm thơ vậy (Ngô Lôi Pháp) R.Jakobson khẳng định: Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó, nên các từ ngữ khi đi vào thơ chúng

Trang 16

kết hợp với nhau thì tính võ đoán của ngôn ngữ bị phá vỡ, không còn nét nguyên trạngnữa (Ngôn ngữ và thi ca, Cao Xuân Hạo dịch).

Trong ngôn ngữ thơ, tính mơ hồ, đa nghĩa (nghĩa bóng và nghĩa chuyển) có lẽđược thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất bởi vì thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm Nóđược thể hiện bằng thứ ngôn ngữ nhiều khi rất mơ hồ tiềm ẩn những tình ý sâu xa,bóng gió, kín đáo Hình tượng thơ thường được cấu tạo bằng mã ngôn từ đặc biệt, bằngliên tưởng, ví von, ẩn dụ…mang ý nghĩa biểu tượng, không gì nắm bắt được

Nói chung, ngữ nghĩa và ngữ âm là hai mặt cơ bản cấu thành tác phẩm thi ca

Dù âm thanh và ý nghĩa của thơ được nghiên cứu một cách cô lập thì hai bình diện này

bao giờ cũng được bao hàm một cách tất yếu Bởi vì, Sự tương đồng giữa các âm

thanh được chiếu lên chuỗi tiết tấu như là nguyên lí cấu thành nó thế nào cũng bao hàm tính tương đồng ngữ nghĩa [R.Jakobson, Ngôn ngữ và thi ca, Cao Xuân Hạo

dịch]

c Về ngữ pháp

Thơ có một loại đơn vị rất đặc trưng là dòng, còn gọi là câu hay cú Song sựthực ranh giới giữa câu thơ và dòng thơ không hoàn toàn trùng nhau Dòng thơ khôngđồng nhất với câu của cú pháp, thường là nhỏ hơn nhưng cũng có thể bằng hoặc lớnhơn Số lượng âm tiết của dòng và số dòng của một bài thơ đã trở thành tên gọi của thểthơ: Ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát…(theo số tiếng trong dòng), bát cú, tứ tuyệt…(theo

số câu trong bài) Điều này chứng tỏ thơ khác văn xuôi nhiều

Thơ chịu sự chi phối của một thể loại văn bản luôn đòi hỏi hiệu quả nghệ thuật

có sự thay đổi vượt bậc: Tính đa thanh, tính hình tượng, tính cảm xúc, nên thơ phảichọn cho mình những hình thức biểu đạt riêng mà một trong những hình thức đó là xâydựng kiểu câu có cấu trúc bất qui tắc Đó là những câu có sự bẻ gãy trật tự tuyến tínhcủa các đơn vị ngôn ngữ, không tuân theo qui tắc thông thường gồm có: Câu đảo ngữ,câu tĩnh lược, câu tách biệt, câu vắt dòng, câu trùng điệp, câu có sự kết hợp bất thường

về nghĩa… “Từ ngữ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, quen thuộc, sẵn có chung cho mọingười; người sáng tạo văn bản phải biết chọn lựa, sắp xếp các tín hiệu từ ngữ theo một

cách thức nào đó để làm nên sự khác biệt, sự phát sáng Điều này đưa đến sự kết hợp

Trang 17

các tín hiệu ngôn ngữ theo tuyến tính thời gian bị mờ đi, bị đẩy xuống hàng thứ yếu và

sự chọn lựa tín hiệu này chứ không phải tín hiệu kia trên trục liên tưởng nổi lên, chiếm

ưu thế Việc sử dụng phổ biến các kết cấu này không làm ảnh hưởng đến quá trình tiếpnhận ngữ nghĩa văn bản thơ, ngược lại chính những kết hợp, tổ chức ngôn ngữ “bấtbình thường” đó lại mở ra những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca tạo nêntính hàm nghĩa, đa nghĩa, tính biểu cảm mà một cấu trúc thông thường không thể có.Chính vì thế, ngữ pháp thơ ca được xem là loại ngữ pháp có cấu tạo đặc biệt, độc đáo,mang tính nghệ thuật riêng, một thứ ngữ pháp bí ẩn, đầy ma lực hấp dẫn con người tìm

hiểu, phân tích, giải mã chúng như Hêghen: Nhà thơ là người đầu tiên đã làm cho dân

tộc mình mở miệng và thiết lập mối quan hệ giữa biểu tượng và ngôn ngữ Qua nhà thơ người ta tìm thấy tầm cỡ của thời đại (Jiri Wolker).

1.1.2.2 Ngôn ngữ thơ với quá trình vận động thể loại

Thời đại cần có thể loại và thể loại xuất hiện để chuyên chở, để ghi lại những gìcần thiết trong lịch sử văn học nhân loại đã xảy ra Qua thể loại, chúng ta có thể nhận

ra phong cách nghệ thuật của tác giả, của trào lưu, của thời đại

Ý thức thể loại và chất lượng sáng tạo theo định hướng của thể loại mới tạo nêntác phẩm mang phẩm chất thể loại Có thể loại một đi không trở lại Có thể loại đượcphục sinh chính xác hơn một thể loại mới “phái sinh” từ một thể loại gốc biến đổi thíchứng với hoàn cảnh mới nên đặc trưng thể loại qui chiếu đặc trưng ngôn ngữ Vì vậy,cách tối ưu trong việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ thơ là việc truy tìm quá trình vậnđộng tạo lập các thể thơ

Trong từ điển tiếng Việt, các tác giả định nghĩa thể loại như sau: “Hình thứcsáng tác, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngônngữ; v.v…” ví dụ: Văn học có nhiều thể loại như thơ, văn xuôi, tự sự, trữ tình, kịch

Tác giả Nguyễn Lân trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán - Việt lại có định nghĩa:

Hình thức văn nghệ có chung những đặc tính về phong cách [36] Ví dụ: Ngày nay, tác

phẩm ở bất cứ thể loại nào cũng phải có nội dung tiến bộ Để phân loại thể thơ các tácgiả đã dựa vào hai tiêu chí cơ bản: Tiêu chí số tiếng và tiêu chí vần luật

Trang 18

- Căn cứ vào số tiếng (trong một câu hoặc một dòng thơ) có thể chia ra các loại:Thơ hai chữ, thơ ba chữ, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ támchữ, thơ lục bát (trên 6 dưới 8), thơ tự do (số tiếng không đều nhau).

- Căn cứ vào vần luật có: Thơ cách luật (thơ có qui tắc và luật lệ chặt chẽ, ổnđịnh gồm: Thơ Đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát,…) và thơ không cách luật(không tuân thủ theo một qui tắc, luật lệ nào cả, gồm có thơ tự do)

Tóm lại, đặc trưng thể loại qui chiếu đặc trưng ngôn ngữ Vì vậy, cách tối ưutrong việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ thơ là việc truy tìm quá trình vận động tạo lập

các thể loại thơ Theo Nguyễn Phan Cảnh [8], lí thuyết Trường nét dư và cơ chế ngâm

thơ hé lộ cách thức vận động ngôn ngữ trong quá trình hình thành đặc trưng thể loại

1.2 Vài nét về Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật

1.2.1 Vài nét về Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật là bút danh và cũng là tên thật, ông sinh ngày 14 tháng 01 năm

1941 và mất ngày 04 tháng 12 năm 2007 Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnhPhú Thọ Cha ông là nhà giáo dạy chữ Hán và tiếng Pháp giỏi nổi tiếng, còn mẹ làmruộng không biết chữ nhưng thuộc nhiều ca dao, dân ca Tác giả chịu ảnh hưởng khálớn về nghị lực tự học ở bố, sự nhạy cảm đa mang với tình yêu văn học dân gian ở mẹ.Nói chung, Phạm Tiến Duật chịu ảnh hưởng lớn từ người mẹ và bên ngoại nhiều hơn

vì bố mất khi ông vừa tròn ba tuổi, ông về quê ngoại ở, với tình cảm yêu thương của

mẹ Quê hương ông là cái nôi văn hoá với bao lễ hội cổ truyền, những làn điệu dân calàm say đắm lòng người, tất cả những điều ấy là cội nguồn để tạo nên một nhà thơPhạm Tiến Duật sau này

Thuở nhỏ, Phạm Tiến Duật được sống trong thủ đô kháng chiến, ông chứngkiến bao cuộc tiễn đưa những con người vào Nam chiến đấu, lớn lên trong vòng taycủa các chú bộ đội sư đoàn 308, 312, chứng kiến bao nhiêu là sự kiện trên quê hươngcách mạng giàu truyền thống yêu nước Tất cả những điều đó đã bừng cháy trong tráitim ông, hun đúc nên một hồn thơ Phạm Tiến Duật xuất sắc, một nhà thơ - người lính.Cũng chính điều đó mà Phạm Tiến Duật sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm HàNội, khoa văn năm 1964, ông không tiếp tục với nghề giáo mà lên đường nhập ngũ,

Trang 19

công tác tại đoàn vận tải Quang Trung 559 Trong thời gian này ông sống và chiến đấuchủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn Đây cũng là thời gian ông sáng tác nhiều tácphẩm thơ nổi tiếng Năm 1969, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, PhạmTiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.Ông sống ở Hà Nội, là phó trưởng Ban đối nội Hội nhà văn Việt Nam Ông cũng làngười dẫn chương trình dành cho người cao tuổi kênh VTV3 Đài truyền hình ViệtNam Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng giải thưởng Nhà nước vềVăn học nghệ thuật năm 2001

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặngthưởng huân chương lao động hạng nhất cho nhà thơ Phạm Tiến Duật Ngày 04 tháng

12 năm 2007, vào khoảng 8 giờ 50 phút ông mất tại bệnh viện TW Quân đội 108 vì cănbệnh ung thư phổi

1.2.2 Một số đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật

1.2.2.1 Dẫn nhập

Nói đến thơ Phạm Tiến Duật, trước hết người ta nghĩ đến thơ của một người

lính, một chiến sĩ quân đội viết về đồng đội của mình (Lê Quang Trang; Phạm TiếnDuật toàn tập, tr 1023)

Phạm Tiến Duật bắt đầu làm thơ từ khi là sinh viên khoa văn trường Đại học sưphạm Hà Nội, nhưng mãi đến khi nhập ngũ, ông sống và chiến đấu trên con đườngTrường Sơn thì hồn thơ ấy mới gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ để có thể pháttriển mạnh mẽ Được trang bị tri thức văn hoá trong trường đại học, Phạm Tiến Duật ratrận với ý thức sâu sắc về vị trí, sự xuất hiện rất đúng lúc, kịp thời của thế hệ mìnhtrong điệp trùng đội ngũ những người cầm súng Có thể nói, chính cuộc chiến tranhchống Mỹ và đường Trường Sơn đã sinh ra và nuôi dưỡng hồn thơ Phạm Tiến Duật

Trong lời tự bạch ông đã khẳng định: Nếu không có cuộc sống với những con người đa

dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ thì hình như tôi không có thơ Chiến trường Trường Sơn dù mới hay cũ thì đó cũng là một phần khối

óc của tôi.

Trang 20

Thơ Phạm Tiến Duật vừa giàu chất hiện thực, vừa giàu chất thơ, giàu chất gợi

mở bởi những chi tiết vừa thật vừa lạ, vừa ngộ nghĩnh vừa nghiêm trang, vừa hài hước,

vừa đầy suy nghĩ Vũ Quần Phương cho rằng: Thơ Phạm Tiến Duật có cái giọng đùa

đùa tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa [47, 158]

Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện nhiều nét độc đáo, đặc sắc trong tư duy nghệthuật, nó trở thành cái “tạng” của nhà thơ Với vốn sống phong phú từ thời chiếntrường ác liệt, những suy tưởng, triết lý của ông xuất phát từ hiện thực trực tiếp nên hếtsức sống động, Phạm Tiến Duật đưa thẳng hiện thực vào thơ cho dù hiện thực đó cóthô ráp, bụi bặm Thơ ông như một góc bảo tàng tươi rói về Trường Sơn lịch sử trongnhững năm đánh Mỹ Ông thường đặt các hình ảnh thơ vào một cảnh huống cụ thể, tổchức, liên kết chúng với nhau dựa trên một quan hệ nhất định nhằm làm nổi bật hiệnthực nào đó mà ông muốn tái hiện Bởi vậy, chúng có sự gợi rất lớn, chứa đựng nhiều ýnghĩa sâu xa Cách suy nghĩ trong thơ Phạm Tiến Duật là suy nghĩ trong hành động,khác với một vài giọng thơ đồng thời với ông khi ấy là suy nghĩ trong tư thế suy nghĩ,cái hay của nó thuộc về nhận thức, gần với sự làm mẫu, nó có tác dụng thị phạm, cuốnngười ta sống theo, làm theo Hình ảnh anh bộ đội lái xe, cô thanh niên xung phong,đồng chí coi kho, đồng chí y tá, … thật gần gũi với mọi người Trong cách viết, PhạmTiến Duật muốn đạt tới sự gần gũi với đời sống, giàu hình ảnh, giàu chất liệu dân gian

Tất cả những nhà phê bình, nghiên cứu văn học, nhà thơ đều khẳng định PhạmTiến Duật có một phong cách thơ lạ, độc đáo, nhưng thơ ông không thể nằm ngoài xuhướng chung của văn học chống Mỹ “văn học có tính tập đoàn” (ý tác giả), thơ tậpđoàn, con người tập đoàn, cơm tập đoàn nên khi về với thời bình, để tìm lại được chínhmình không phải dễ, nên có một cái gì đó chông chênh, hụt hẫng trong thơ ông ở thờibình

1.2.2.2 Người lĩnh xướng dàn thơ chống Mỹ

Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng thờicũng là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ Nhiều nhà thơ có tên tuổi thuộc nhiều thế

Trang 21

hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn riêng, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo củamình Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ còn thiếuhụt một mảng và người đọc vẫn khao khát được đọc những vần thơ như còn vương bụiđất chiến trường và nồng nặc mùi khét lẹt của bom đạn Giữa lúc đó, Phạm Tiến Duậtxuất hiện, đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới chẳng những cóphong cách riêng độc đáo mà còn khá tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ trẻ thời kỳchống Mỹ

Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đi thẳng vào giữa hiện thực của chiến tranh,đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt nhất Thơ anh phản ánh được một phần cáikhông khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt, sôi động và hào hùng của những năm thángsục sôi đánh Mỹ Ấy là vì tuổi trẻ của anh đã gắn bó sâu sắc, đã sống hết mình, đã hoànhập thực sự với những con người sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn Khôngkhí dữ dội, ác liệt của chiến trường ùa vào những trang thơ nóng bỏng của anh Anh đã

được chứng kiến tận mắt cảnh trong đêm tối, tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu đen (Những mảnh tàn lá), cảnh xe đi trong tầm bom rơi giữa một vùng rừng ngổn ngang

cây đổ, đã nhìn thấy hố bom dày như lỗ hà ăn chân ở ngã ba Đồng Lộc Không còn là

một Trường Sơn trong trí tưởng tượng bay bổng mà là một Trường Sơn hiện thực - một

trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ ấy là nơi mười bảy trận bom Mỹ dội

trong một ngày (Tiếng cười của đồng chí coi kho), ấy là nơi khói bom bay mù bụi đỏ/ đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ/ trời lô nhô thân gỗ cưa ngang (Niềm tin có thật)

…ít thấy những trang thơ Phạm Tiến Duật không có cảnh khói, lửa, đạn, bom, tiếngrốc két, tiếng mìn, bộc phá…qua đó thể hiện được một phần cái ác liệt của những nămtháng chống Mỹ, bởi thế nên thơ Phạm Tiến Duật là bức tranh thu nhỏ, phản ánh đượcmột số mặt hiện thực cuộc sống ở Trường Sơn trong đó nổi bật những chân dung dũngcảm, lạc quan, yêu đời của thế hệ trẻ cầm súng Hình ảnh anh lính lái xe, cô thanh niênxung phong trên đường Trường Sơn là những bức chân dung mà Phạm Tiến Duật đã cócông góp vào bảo tàng những con người Vịêt Nam chiến đấu thời chống Mỹ

Theo Trần Nhương (Phạm Tiến Duật toàn tập, tr 841): Dù gì đi nữa, Phạm Tiến

Duật là người đặt cây cột số đầu tiên trên con đường thi ca trong cuộc kháng chiến

Trang 22

chống Mỹ Con đường Trường Sơn có bao nhiêu sự tích, bao nhiêu anh hùng nhưng chỉ có một Phạm Tiến Duật lấp lánh thi ca Phạm Tiến Duật là người có công đầu đưa thơ nhập thế, thơ cùng người hành quân ra trận Hay nói cách khác Phạm Tiến Duật

đã mang Trường Sơn sừng sững vào thơ Không ai có thể tính được sự đóng góp của

văn học nghệ thuật trong những cuộc chiến tranh giữ nước Nó không có huân chương,không có anh hùng, nhưng sức mạnh của nó đã góp phần quan trọng làm nên chiếnthắng Một khúc hát, một bài thơ có sức kêu gọi hơn vạn lời hô hào cứng nhắc Trongcông trạng không có bản tuyên dương ấy, có một nhà thơ lớn Phạm Tiến Duật

1.2.2.3 Hình ảnh thơ giàu triết lý, suy tưởng

Thơ Phạm Tiến Duật, ở những bài thành công vừa tinh tế, tài hoa trong cảmxúc, vừa giàu suy tưởng, liên tưởng, giàu sức gợi, đem lại khoái cảm thẩm mĩ chongười đọc Những suy tưởng, triết lý trong thơ ông thường xuất phát từ những sự vật,chi tiết cụ thể của hiện thực, từ đó nhà thơ khám phá ra ý nghĩa sâu xa, nâng cao tầm

khái quát, triết lý cho thơ mình: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu; Trỏ lối sang mùa hè;

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu; Thắp mùa đông ấm những đêm thâu; Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu; Chạm vào lưỡi, chạm vào sức nóng (Lửa đèn).

Từ hình ảnh những trái cây quen thuộc của quê hương, trông giống như nhữngngọn lửa đèn, Phạm Tiến Duật đã nâng lên thành những khái quát mang đậm chất suytưởng về sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước, sức mạnh của dân tộc Việt Nam:

Mạch đất ta dồi dào sức sống/ nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương (Lửa đèn).

Cũng là những phát hiện, suy tưởng về sức sống của đất nước, có khi nhà thơ bắt đầu

từ hình ảnh vầng trăng sáng trong của thiên nhiên vượt lên trên những quầng lửa chếtchóc của bom đạn, giúp người đọc thấy được sức sống bất diệt của “vầng trăng Đấtnước” không gì tàn phá nổi:

Và vầng trăng, vầng trăng Đất nước

Vượt qua quầng lửa mọc lên cao (Vầng trăng và những quầng lửa)

Bằng tư duy sắc sảo của mình, ông đã đưa ra triết lý về “bóng đêm” ở Việt Namtrong những năm tháng chống Mỹ:

Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la

Trang 23

Thành những màn đêm che những bào thai chiến dịch

Bóng đêm ở Việt Nam

Là khoảng tối giữa hai màn kịch

Chứa bao điều thay đổi lớn lao (Lửa đèn)

Suy tưởng, triết lý trong thơ Phạm Tiến Duật còn xuất phát từ tương quan đốilập nhân - quả, đối lập về không gian và thời gian, giữa chân lý và phi lý, giữa vật chất

và tinh thần…Cảm xúc thơ ông thường đặt vào một thời điểm xác định của thời gian vàkhông gian, đến khi triển khai thì ông để cho tư duy có một mạch liên tưởng phóngtúng, đa chiều Đang ở thời gian hiện tại, nhà thơ sẽ khai thác mặt đối lập ở quá khứhay tương lai, từ không gian gần đến không gian xa, từ nơi gian khổ đến nơi hạnhphúc, bao giờ giữa chúng cũng có sự thống nhất Với một cái nhìn biện chứng, nhà thơ

đã thâu tóm được những mặt đối lập của các sự vật, hiện tượng trong đời sống, đặtchúng bên cạnh nhau để làm nổi bật cảm xúc, nổi bật ý thơ: Ví dụ như những bài:

Tiếng bom ở Seng Phan, Gửi các em ở sân bay Tà Cơn, Ngãng thân yêu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tiếp máu, Lửa đèn, Vầng trăng và những quầng lửa

Phạm Tiến Duật quan niệm rằng: Thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến đời

thì thơ thua xa một cái máy tính (Vừa làm vừa nghĩ) Bởi thế, trong thơ, ông thường sử

dụng hệ thống hình ảnh mang tính chất biểu tượng, chúng có những ý nghĩa khái quátcao Nó là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật

có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đựơc bản chất của một hiện tượng nào đấy,vừa thể hiện một quan niệm, tư tưởng hay một triết lý sâu xa về cuộc đời và con người

1.3 Tiểu kết chương 1

Thơ là một nghệ thuật độc đáo Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ trong ngôn ngữ, làngôn ngữ lấy thẩm mỹ làm cứu cánh Đặc trưng của ngôn ngữ thơ chủ yếu được thểhiện ở các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong đó bình diện ngữ âm là hếtsức quan trọng, cần được quan tâm nghiên cứu thấu đáo

Phạm Tiến Duật là nhà thơ xuất sắc, tiên phong trong thời kỳ kháng chiến chống

Mỹ Ngôn ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật độc đáo, hóm hỉnh Ông là nhà thơ tiêu biểucho khuynh hướng mở rộng cánh cửa nghệ thuật để ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày,

Trang 24

ngôn ngữ xô bồ của đời sống ùa vào trong thơ Thơ ông như lời nói thường ngày, sửdụng nhiều khẩu ngữ, hình ảnh thơ giàu triết lý, suy tưởng thể hiện sự đặc sắc trong tưduy nghệ thuật, thông minh trong lập luận nên Phạm Tiến Duật là nhà thơ có phongcách thơ “lạ” luôn là đối tượng hấp dẫn để các nhà nghiên cứu văn học và độc giảkhám phá.

Trang 25

Chương 2

CÁC NGUYÊN TẮC HIỆP VẦN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.1 Khái quát về vần thơ

2.1.1 Vần và chức năng của vần trong thơ

2.1.1.1 Khái niệm vần thơ

Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa vần: Một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ [20,

292]

Theo Từ điển tiếng Việt [36], danh từ vần có sáu nghĩa Liên quan đến khái niệm

vần mà chúng tôi nghiên cứu trong luận văn này có hai nghĩa như sau:

1 Bộ phận chủ yếu trong âm tiết, là âm tiết trừ đi thanh điệu và phụ âm đầu Ví dụ: An,bạn, làn, tán, có cùng một vần “an”

2 Hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa các vị trí nhất định trongcâu (thường là câu thơ) được tạo ra để làm cho lời có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm Vídụ: Gieo vần, thơ không vần, hiệp vần: Ví dụ thể thơ 7 chữ

Hôm nay có một nửa trăng thôi

Một nữa trăng ai cắn vỡ rồi

Ta nhớ mình xa thương đứt ruột

Gió làm nên tội buổi chia phôi (Một nửa trăng - Hàn Mặc Tử)

Đó là hai nghĩa có tính chuyên môn: Nghĩa thứ nhất thuộc ngữ âm, nghĩa thứhai thuộc lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu văn học Dù chúng ta sử dụng chúng ở nghĩanào đi chăng nữa thì vần vẫn là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong âm tiếttiếng Việt

Người Việt Nam có truyền thống sáng tác văn vần từ lâu đời và càng ngày càngphát triển nó về hình thức biểu hiện (từ thơ ca dân gian đến thơ ca của văn học viếttrung đại) Trong tất cả các thể loại văn vần Việt Nam từ xưa đến nay, vần bao giờcũng là một phương tiện ngoại hình chiếm ưu thế trong các hình thức thể hiện, vần

Trang 26

chính là một trong những lí do để thơ ca dễ đi vào lòng người, dễ thuộc và dễ lưutruyền.

Nếu vần trong âm tiết tiếng Việt quan trọng vậy thì vần trong thơ ca thì sao?Chúng ta có thể khẳng định: Vần trong thơ ca cũng là một yếu tố quan trọng mà thiếu

nó bài thơ sẽ khó có thể đến được với công chúng Các nhà nghiên cứu luôn coi vần làyếu tố không thể thiếu trong thơ ca Nó là phương tiện để truyền tải nội dung, tư tưởng,thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà thơ, góp phần tạo nên âm hưởng hài hoà cho bàithơ Vần trong thơ còn có tác dụng nối các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vịthống nhất, có âm hưởng riêng Trong thơ ca truyền thống, vần thơ gần như là yếu tốbắt buộc và phải thực hiện một cách nghiêm ngặt ứng với mỗi thể loại khác nhau Ngàynay, những đòi hỏi về vần thơ và hiệp vần trong thơ phần nào được nới lỏng Thậm chí,

có những nhà thơ còn tuyên bố làm thơ không vần và đã có những thể nghiệm nhấtđịnh Thế nhưng, trong thực tế, thơ vẫn có vần Do vần trong thơ có một vị trí, vai tròhết sức quan trọng, nên cùng lịch sử phát triển của thơ ca, các nhà nghiên cứu đã chú ý,khảo sát, tìm hiểu, định nghĩa về vần thơ song cho đến nay, cách hiểu về vần thơ vẫnchưa có tiếng nói thống nhất Để xây dựng một khái niệm thống nhất về vần thơ có tínhphổ quát cho thơ ca mọi dân tộc có lẽ phải chờ những công trình nghiên cứu trongtương lai

Vần thơ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ hai góc độ lí luậnvăn học và ngôn ngữ học nên đã đưa ra các kiến giải khác nhau Chúng tôi xin tríchdẫn một số ý kiến bàn về vấn đề này của một số tác giả

Từ góc nhìn của lý luận văn học, các nhà phê bình đều thống nhất xem vần làyếu tố quan trọng của hình thức thơ ca Trước hết, vần là phương tiện để chuyển tải nộidung tư tưởng, cảm xúc và thi hứng của nhà thơ, góp phần tạo nên âm hưởng hài hoà

và tăng sức biểu cảm của thơ

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã khẳng định đặc điểm quan trọng của vần là sự cộng hưởng, hoà âm: Vần (chữ Nho là vận) là

những tiếng âm thanh âm hoà hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu thơ để hướng ứng nhau

[15, 143]

Trang 27

Tác giả Nguyễn Lương Ngọc cũng cho rằng: Sự lặp lại những thanh đọc theo

một âm ở cuối hay quãng giữa dòng thơ để tăng tiết tấu và sự biểu hiện của từ gọi là vần [43, 160] Ở đây tác giả chú ý nhiều đến vai trò của thanh điệu và nhấn mạnh chức

năng của vần là tăng tiết tấu và sức biểu hiện của từ

Bên cạnh sự hoà âm, để tăng sức liên tưởng và gợi cảm cho câu thơ, bài thơ, cácnhà lý luận, phê bình văn học cũng khẳng định một chức năng nữa của vần đó là chức

năng liên kết Cũng trên tinh thần ấy, Bùi Công Hùng xem vần: Về phương diện ngữ

âm có thể coi như lặp lại các âm trong tổ hợp âm nối giữa hai dòng thơ và kéo dài cho đến cuối bài thơ [26,160].

Tác giả Nguyễn Xuân Nam thì xem vần trong thơ như một nốt nhạc trongmột bản nhạc Ông xem nó như một trong những yếu tố tạo nên tính nhạc cho thơ

“Vần cũng thể hiện ma lực của ngôn ngữ, một trò chơi trong các bài đồng dao của trẻ

Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, vần thơ được xem xét gắn liền với kiến thức của

ngôn ngữ học Theo hướng này, các tác giả Nguyễn Phan Cảnh (1969) với Mô hình cơ

cấu ngữ âm học của vần trong truyện Kiều, Lê Anh Hiền (1973) với Vần thơ và cái nền của nó trong thơ ca Việt Nam, Võ Bình (1975) với Bàn thêm một số vấn đề về thơ.

Các tác giả đã thảo luận khái niệm vần thơ, các loại vần chính, vần thông, vần ép, cácthành phần tham gia hiệp vần trong thơ

Cụ thể, tác giả Võ Bình: Vần trong thơ chủ yếu là sự hài hoà tạo ra vận mẫu

của âm tiết, nhưng sự hài hoà ấy có sự tham gia có tính chất không kém phần quyết định của các yếu tố khác nhau như phụ âm đầu và thanh điệu [5, 31]

Trang 28

Tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ thơ cho rằng: Vấn đề chính là việc

lưu giữ và truyền đạt các tham số của các đơn vị âm thanh như nguyên âm, phụ âm trong khi tổ chức các quá trình thể loại [8, 123].

Nhà ngôn ngữ học Mai Ngọc Chừ đưa ra ý kiến về vần thơ: Vần là sự hoà âm,

sự cộng hưởng nhau theo những qui luật nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả nhấn mạnh sự ngưng nhịp [10; 24]

Cũng dưới ánh sáng của ngôn ngữ học, Đinh Trọng Lạc và Lê Xuân Thại định

nghĩa: Vần là sự hoà âm, sự cộng hưởng âm thanh giữa các đơn vị ngôn ngữ trên

những vị trí nhất định nhằm liên kết, các vế tương đương: Bước thơ, dòng thơ, khổ thơ vần có tác dụng liên kết tạo nên hiện tượng hoà âm [34].

Như vậy, mỗi tác giả có một cách tiếp cận vấn đề và cách hiểu về vần trong thơkhác nhau, sự thể hiện quan điểm cũng khác nhau nhưng họ đều khẳng định vai tròquan trọng của vần trong thơ Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi xin được sửdụng định nghĩa một cách khái quát và toàn vẹn về vần trong thơ của GS Nguyễn

Quang Hồng định nghĩa: Vần là hiện tượng hoà phối tương ứng âm thanh giữa các

đơn vị ngôn ngữ trên những vị trí nhất định nhằm liên kết gắn nối các vế tương đương trong ngôn từ thi ca [29,34].

2.1.1.2 Chức năng của vần thơ

Về chức năng của vần thơ, các nhà nghiên cứu đã có cách nhìn tương đối thống

nhất Có thể dẫn ra một số ý kiến, chẳng hạn: Vần là nhịp cầu nối liền các câu vào một

bài thơ [13]; Là chất xi măng gắn liền các câu thơ, các ý thành một thể thống nhất hoàn chỉnh [6]; Vần nhằm nối liền tiết điệu và âm của các dòng thơ, nhấn mạnh vào một số từ (Nguyễn Lương Ngọc, 1960); Vần có tác dụng liên kết dòng thơ giúp cho thơ

dễ nhớ, dễ thuộc (Nguyễn Nguyên Trứ, 1991) Theo Nguyễn Phan Cảnh [8], hiệp vần

là để tạo nên những tiếng vọng theo chu kỳ, đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa các đơn

vị ngữ điệu Hay nói cách khác, với sự luân phiên nhất định của các vần trong bài thơ,dòng thơ (câu thơ) sẽ được tổ chức lại thành từng khổ thơ hay đoạn thơ khác nhau.Ngay cả những bài thơ tự do, vần vẫn phát huy vai trò liên kết Nhờ vần mà các câu thơ

Trang 29

được tổ chức, liên kết lại thành một chỉnh thể theo những mô hình cấu trúc nhất định.

Vì thế, vần có vai trò hết sức quan trọng trong sự vận động hình thành thể loại Trongquá trình vận động sáng tạo, vần thực hiện chức năng liên kết, vần có mối quan hệ chặtchẽ với nhịp Chúng tồn tại và chế ước lẫn nhau Vần nhấn mạnh và tạo cơ sở để hìnhthành nhịp thơ và cùng với nhịp thơ làm nên sức mạnh biểu cảm riêng cho ngôn từ thi

ca Tóm lại vần thực hiện những chức năng sau đây:

- Vần thơ, trước hết có chức năng tổ chức, chức năng liên kết Ở các khổ thơ,bài thơ có vần, với chức năng tổ chức, vần như sợi dây ràng buộc các dòng thơ (câuthơ) lại với nhau; do đó, giúp cho người đọc được thuận miệng, nghe được thuận tai và

làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc Nói theo cách nói của ngôn ngữ văn

bản, vần thực hiện chức năng liên kết văn bản thơ và là một trong những phương tiện liên kết chủ yếu trong tác phẩm thơ ca Với tinh thần đó, Mayakovxkiy đã viết: Không

có vần câu thơ sẽ tan ra; Vần làm cho ta quay trở lại dòng trước, bắt ta nhớ lại nó, bắt tất cả các dòng vốn trình bày một tư tưởng gắn lại với nhau.

Chức năng tổ chức, chức năng liên kết văn bản của vần được thể hiện đặc biệt rõ

ở những bài thơ truyền thống vốn có các khổ theo một mô hình cố định Ở đây vần thểhiện rõ vai trò tổ chức khổ thơ tức là liên kết các dòng riêng biệt lại thành một khổ.Trong thơ ca truyền thống Việt Nam, ta hay gặp một khổ bốn dòng Các dòng này cóthể liên kết với nhau bởi một hoặc hai vần theo những cách khác nhau: a a a, abab,aabb, ví dụ:

Cây đỏ một khe nước chảy (a)

Non xanh nghìn dặm bóng chênh (b)

Muốn gọi thuyền con trở lại (a)

Thân này xuất, xử chưa đành (b) (Đề bức trướng thuỷ mạc - Phạm Mai )

Trong những bài thơ hiện đại vốn không có cấu trúc khổ cố định như thơ truyềnthống, mới nhìn qua người ta có thể nghĩ rằng vai trò tổ chức của vần sẽ kém phầnquan trọng Sự thật thì hoàn toàn ngược lại Ở những bài như thế, do không có cấu trúckhổ chặt chẽ, do số lượng âm tiết ở mỗi dòng khác nhau cho nên chức năng tổ chức,chức năng liên kết các dòng thành đoạn, thành bài lại càng quan trọng Ở đây, nếu vần

Trang 30

vắng mặt ta sẽ có cảm giác câu thơ trở nên rời rạc Và nếu như ở thơ có khổ “sợi dây”vần được “cắt” đều dặn ra làm nhiều khổ ngắn thì ở những bài thơ tự do, “sợi dây” đónhư kéo dài mãi Vì vậy, đối với những trường hợp như thế có thể nói về chức năng tổchức đoạn thơ, bài thơ của vần Ví dụ:

Đêm thâu” (Ngọn đèn đứng gác - Chính Hữu)

Một điểm khác biệt nữa trong việc sử dụng vần giữa thơ truyền thống có khổ vàthơ tự do ở chỗ: Ở thơ có khổ, các âm tiết hoặc từ hiệp vần với nhau thường ở gầnnhau Trái lại, ở thơ tự do, nhiều khi các từ ở những dòng khá xa nhau vẫn có thể bắtvần với nhau Chính điểm này đã làm cho các dòng thơ liên hệ với nhau chặt chẽ hơn

và do đó cấu trúc của bài thơ cũng trở nên chặt chẽ hơn Ví dụ:

“Xuân hãy xem! Cuộc diễu binh hùng vĩ

Ba mươi mốt triệu nhân dânTất cả hành quân

Tất cả thành dũng sĩ

Hiện đại và thô sơCủa ngày xưa và bây giờ

Với cách mạng đều là vũ khí” (Chào xuân 67- Tố Hữu)

Cách phân tích trên đây cho phép ta kết luận rằng, ở thơ tự do, không phải vần

không có tầm quan trọng đáng kể Đúng như V.Jirmunxkiy đã viết: Cấu trúc âm luật

của bài thơ càng tự do bao nhiêu thì sự có mặt của vần như một phương thức tổ chức

âm luật càng quan trọng bấy nhiêu /Dẫn theo Bùi Công Hùng[26]/.

Trang 31

- Vần thực hiện chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệgiữa vần và nhịp Vần liên kết các vế tương đương trong ngôn từ thi ca Cho nên, cóthể nói, ngắt nhịp là tiền đề của hiện tượng hiệp vần nhưng ở chiều ngược lại, chínhvần cũng tác động trở lại đối với nhịp Sự tác động này được biểu hiện ở chỗ, nhịp khi

có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn Haynói cách khác, vần có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp

Tác dụng nhấn mạnh sự ngừng nhịp của vần, đặc biệt là những dòng thơ có vầnchân của một khổ thơ nào đó không được viết rời ra theo lẽ thường mà viết lại gầnnhau như văn xuôi thì sự tồn tại của vần vẫn nhắc người ta phải ngừng, phải ngắt nhịpsau các vần đó Chính hiệu quả ngữ âm do vần tạo nên, trong một số trường hợp đã làmcho chỗ ngừng sau âm tiết - vần còn dễ nhận thấy hơn chỗ ngừng ngữ điệu - cú pháp.Như vậy, vần không chỉ có chức năng tổ chức, liên kết các dòng lại thành khổ, thànhđoạn mà còn có chức năng phân ranh giới giữa các dòng, nhấn mạnh nhịp Nói cáchkhác, vần có chức năng phân ranh giới Vần là một tín hiệu báo rằng đấy là điểm cuốicùng, điểm ngừng, điểm ngắt nhịp dòng thơ

- Vần có chức năng biểu trưng ngữ nghĩa Trong một dòng thơ, từ hoặc tiếng(âm tiết) mang vần luôn luôn được nhấn mạnh, trở thành tiêu điểm của dòng thơ (câuthơ) Về ngữ âm, từ mang vần bao giờ cũng mang một trọng âm, tức được nhấn mạnhhơn so với các từ bên cạnh Có thể coi nó như một đơn vị tách khỏi lời nói bình thường

để “chọi”, để đối chiếu với một đơn vị bắt vần với nó Từ mang vần, vì vậy trở thành

“tiêu điểm”, thành điểm ngời sáng trong dòng thơ Đây chính là một cơ sở khách quancho người đọc thơ, người ngâm thơ, thậm chí cả người thưởng thức thơ, hay chú ý đếnnhững từ, những tiếng mang vần Và cũng do đứng ở vị trí đặc biệt như thế cho nên,không chỉ là một hiện tượng ngữ âm thuần tuý, trong nhiều trường hợp, nhà thơ còn tậndụng vần để làm tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ

Bản thân vần - một yếu tố của thi pháp không phải là một đơn vị ngôn ngữ có ýnghĩa tự thân Nó chỉ có khả năng làm tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của các đơn vịkhác, các đơn vị từ vựng Hơn nữa, cái sắc thái ý nghĩa do vần mang lại thường chỉ cóthể có được khi có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ với khái niệm với nhau Do đó, vần

Trang 32

không chỉ là hiện tượng ngữ âm thuần tuý mà trong nhiều trường hợp, vần có chứcnăng biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ

2.1.1.3 Cách hiệp vần trong thơ

Trong thơ ca tiếng Việt, đơn vị hiệp vầ là âm tiết Theo Mai Ngọc Chừ: Tất cả

các yếu tố tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt và hoà

âm trong thơ Sự kết hợp chặt chẽ giữa âm đầu, âm chính, âm cuối có vai trò quyết định đến sự hoà âm của các âm tiết hiệp vần với nhau [10, 89] Vậy là, trong thơ Việt

Nam nói chung, thơ Phạm Tiến Duật nói riêng, tất cả các yếu tố của âm tiết đều thamgia vào việc tạo lập âm hưởng hài hoà trong thơ Nhưng trong tất cả các yếu tố đó, vaitrò của thanh điệu, âm cuối và âm chính nổi lên như những yếu tố đắc dụng nhất,không thể thiếu được Do đó, khi khảo sát vần trong thơ Phạm Tiến Duật không thể bỏqua các yếu tố này, bởi đây là những yếu tố cơ bản nhất, chủ yếu nhất

Trong thơ, từ hoặc âm tiết tham gia hiệp vần không được phép lặp lại hoàn toàn.Nói khác đi, hai từ và hai âm tiết bắt vần với nhau vừa phải có phần đồng nhất vừa phải

có phần khác biệt Cả hai mặt đồng nhất và khác biệt cùng tạo nên sự hoà âm, cùng tạonên vần thơ Khi bàn về vần thơ, Hôpkin đã đưa ra nhận xét khá thú vị, hấp dẫn: Cái

đẹp của vần là ở hai yếu tố: Sự giống nhau hay sự đồng nhất về âm thanh và sự giống

nhau hay sự khác biệt về nghĩa /dẫn theo Mai Ngọc Chừ, [9]/.

2.1.2 Các loại vần thơ

Từ những ý kiến bàn về vai trò quan trọng của vần thơ và những chức năng của

nó, các tác giả đã đưa ra những tiêu chí để phân loại thơ Và kết quả là:

- Dựa vào tiêu chí vị trí của tiếng hiệp vần, có: vần chân, vần lưng Trong vần lưng có:vần liền, vần cách, vần ôm

- Dựa vào thanh điệu, có: vần bằng, vần trắc

- Dựa vào mức độ hoà âm âm tiết gieo vần, có: vần chính, vần thông, vần ép

- Dựa vào cách kết thúc âm tiết gieo vần mở (còn gọi là vần đơn), vần nửa mở, vần nửakhép, vần khép (ba loại sau gọi là vần phức)

2.1.2.1 Phân loại theo vị trí hiệp vần

Theo vị trí hiệp vần, thơ Việt Nam có hai loại vần: vần chân và vần lưng

Trang 33

1) Vần chân (còn gọi: cước vận) là vần mà tiếng được gieo và tiếng hiệp vần đều nằmcuối dòng thơ Vần chân có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liênkết giữa các dòng thơ Vần chân gồm các kiểu chính:

- Vần chân liên tiếp; ví dụ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi (Quang Dũng - Tây Tiến)

- Vần chân gián cách; ví dụ:

Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc

Rặng lau già xao xác tiếng reo khô.

Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc

Trong lòng người đứng bên hồ (Thế Lữ - Tiếng trúc tuyệt vời )

-Vần chân phối hợp hai kiểu liên tiếp và gián cách; ví dụ:

Ở đây không gỗ ván

Vùi nhau trong tầm chăn

Của đồng bào Cửa Ngăn

Tặng tôi ngày phân tán (Hoàng Lộc - Viếng bạn)

2) Vần lưng (còn gọi: yêu vận) là vần mà tiếng hiệp vần nằm giữa dòng thơ Trong thể

lục bát, tiếng hiệp vần thường là tiếng thứ 6 của dòng bát (có khi là tiếng thứ 4) Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (Ca dao)

Tác giả Hà Minh Đức nhận xét: Thơ ta khác thơ Trung Quốc ở chỗ thiên về vần

lưng [37, 148] Điều đó có nghĩa là trong thơ ca Trung Quốc, vần chân phổ biến hơn

vần lưng; còn trong thơ ca Việt Nam thì ngược lại

Trang 34

2.1.2.2 Phân loại theo đường nét thanh điệu

Trong các âm tiết hiệp vần, truyền thống thơ Việt Nam đã phân biệt vần bằng và

vần trắc.

1) Vần bằng: Bao gồm các thanh: bằng cao, bằng thấp, thanh bằng cao - thấp hiệp vần

với nhau

Thanh bằng cao gồm: các thanh ngang (thanh không dấu) hiệp vần với nhau, ví dụ:

Người đi cầu phúc cầu may

Người về mưa cứ lay phay bên lòng (Đồng Đức Bốn - Vu vơ chùa Hương)

Thanh bằng thấp gồm: các tiếng có thanh huyền hiệp vần với nhau, ví dụ:

Mùa trăng ấy thật lâu rồi

Dáng em nhỏ xíu qua đồi sim, mua (Bằng Việt - Về Huế, đêm rằm)

Thanh bằng cao - thấp gồm: các tiếng hiệp vần có thanh ngang và thanh bằng, ví dụ:

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (Nguyễn Du - Truyện Kiều) 2) Vần trắc bao gồm các thanh: trắc cao, trắc thấp, thanh trắc cao - thấp hiệp vần với

nhau

Thanh trắc cao gồm: Các thanh sắc và thanh ngã, ví dụ:

Người bạn tôi rung võng cười khoái trá

Ấy là lúc những cánh rừng trút lá

(Nguyễn Duy - Nghe tắc kè kêu trong thành phố)

Thanh trắc thấp gồm: các thanh hỏi và thanh nặng, ví dụ:

Ôi bao nhiêu bao nhiêu bất bình

Thuở áo trắng nón che đầu đi học

Ôi bao nhiêu bao nhiêu cay cực

Những ngày chưa ra chiến khu (Bằng Việt - Huế, tấm lòng em)

Thanh trắc cao - thấp gồm: các tiếng hiệp vần có thanh trắc cao và trắc thấp, ví dụ: Suốt đời anh đã vẽ chiến tranh

Những màu phản quang dữ dội

Anh hiểu phút nín hơi trong lùm cỏ rối

Trang 35

Gợi được tiếng chèo loạt xoạt canh khuya

(Bằng Việt - Nghệ sỹ, gam chói và gam lặng)

2.1.2.3 Phân loại theo mức độ hoà âm

Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần, trong thơ Việt Nam hiện đại, có

ba loại vần: vần chính, vần thông và vần ép; trong đó phổ biến nhất là hai loại đầu.

* Trong vần chính, hai tiếng hiệp vần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có âm chính giống nhau;

- Âm đệm có thể có hoặc vắng;

- Âm cuối (nếu có) phải giống nhau;

- Phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau

Trong cặp âm tiết hiệp vần chính, phụ âm đầu có thể giống nhau trong haitrường hợp sau đây:

1) Hai tiếng đó phải mang thanh điệu khác nhau Ví dụ:

Ta đi đây, với thế kỷ hai mươi

Mạch suối trẻ tròng dòng người vô địch!

Ta đi tới biết đâu là tuyệt đích?

Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người… (Tố Hữu - Vui bất tuyệt)

2) Hai tiếng đó phải thuộc vào hai từ khác nghĩa nhau Ví dụ:

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (…)

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến - Thu điếu)

Vần chính là loại vần có mức độ hoà phối âm thanh cao nhất, do đó nó tạo nên

âm hưởng tốt nhất cho ngôn ngữ thơ: Tính nhạc, tính nhịp nhàng cân đối, sự du dương

Ví dụ: Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!

Mái nhì man mác nước sông Hương

À ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ

Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường (Tố Hữu - Quê mẹ)

* Trong vần thông, hai tiếng hiệp vần phải đạt các yêu cầu:

- Âm chính: na ná như nhau (cùng một dòng hoặc cùng một độ mở);

Trang 36

- Âm cuối: hoặc giống nhau hoặc cùng một nhóm (cùng nhóm phụ âm mũi: m, n,ng/nh, hay cùng nhóm phụ âm tắc vô thanh: p, t, c/ch) Ví dụ:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo (Chính Hữu - Đầu súng trăng treo)

Tuy không bằng vần chính nhưng vần thông cũng tạo nên âm hưởng tốt chongôn ngữ thơ

* Trong Vần ép, trong thơ ca Việt Nam, vần ép được xem là “ngoại lệ” vì tính không

phổ biến của nó Nhưng trong thơ Việt Nam hiện nay, vần ép trở nên thông dụng hơn,

do đó đã có người xem nó như một loại vần chính thức của thơ ca

Trong cặp vần ép, âm chính khác nhau cả về dòng lẫn độ mở; còn âm cuối thìhoặc trùng nhau, hoặc cùng nhóm phụ âm (mũi hay tắc) Ví dụ:

Có những mẹ già và em bé

Suốt hai bờ sông

Trên chục dặm đường

Vẫn “hộ” theo tàu mình như thế (Lưu Trọng Lư - Người con gái sông Gianh)

2.1.2.4 Phân loại theo cách kết thúc vần

Phân loại theo cách kết thúc vần hay còn gọi là cách kết thúc âm tiết Người tachia ra vần mở (còn gọi là vần đơn), vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép (ba loại saugọi là vần phức) Vần trong thơ ca và trong cấu tạo một số đơn vị ngôn ngữ khác củatiếng Việt (thành ngữ, tục ngữ, câu đố) đều được hình thành và xây dựng trên cơ sở bộ

phận vần của âm tiết Tất cả những loại vần trên được thể hiện rõ nhất ở âm cuối và âm

chính trong âm tiết tiếng Việt.

Âm cuối: Là thành tố thể hiện rõ rệt nhất đối với tính chất của âm tiết Vì thế,các nhà ngữ âm học đã dựa vào âm cuối để phân biệt 4 loại âm tiết tiếng Việt:

1) Âm tiết mở: Không có âm cuối Ví dụ: à, về, úa, chia, khuya, mưa, thua,… 2) Âm tiết nửa mở: Có âm cuối là bán nguyên âm Ví dụ: ai, tây, cười, nấu, cao,

rượu,…

Trang 37

3) Âm tiết nửa khép: Có âm cuối là phụ âm mũi (m, n, ng/nh) Ví dụ: im, thêm,

uốn, lượn, đồng, lương,…

4) Âm tiết khép: Có âm cuối là phụ âm tắc vô thanh (p, t, c/ch) Ví dụ: áp, nộp,

ướt, hát, ốc, luộc,…

Các tiếng hiệp vần trong thơ với nhau bao giờ cũng phải thuộc cùng một loại âmtiết Có các trường hợp cụ thể sau đây:

- Các tiếng hiệp vần đều không có âm cuối (tức là đều cùng loại âm tiết mở) Ví

dụ: Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Nguyễn Du - Truyện Kiều)

- Các tiếng hiệp vần có âm cuối giống nhau Ví dụ:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn (Nguyễn Bính - Người hàng xóm)

- Các tiếng hiệp vần có phụ âm cuối khác nhau nhưng thuộc cùng một nhóm (hoặccùng nhóm phụ âm mũi, hoặc cùng nhóm phụ âm tắc vô thanh) Ví dụ:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiên theo việc đao cung

(Đoàn Thị Điểm - Bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm)

Âm chính là thành tố qui định âm sắc chủ yếu của âm tiết nên cũng có vai trò

đáng kể trong việc tạo lập vần thơ Các tiếng hiệp vần với nhau trong lời thơ phải có

âm chính hoặc giống nhau, hoặc phải cùng dòng hay cùng độ mở Ví dụ về một số cặpvần có âm chính khác nhau

- Cùng dòng: Kỳ hộ lưng nhau bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa (Chính Hữu - Đồng chí)

- Cùng độ mở: Ôi những đêm xưa tối mịt mùng

Con nằm bên mẹ, ấm tròn lưng

Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn

Mẹ bấm con im: Chúng nó lùng (Tố Hữu - Quê mẹ)

Từ những nhận thức trên, chúng tôi tiến hành khảo sát vần và các nguyên tắchiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật

Trang 38

2.2 Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật

2.2.1 Dẫn nhập

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, vần là yếu tố quan trọng không thể thiếutrong thơ ca Một bài thơ có vần điệu sẽ dễ đi vào lòng người và đạt được hiệu quảnghệ thuật cao hơn một bài thơ không có vần

Tuy nhiên, mỗi tác giả khi sáng tác thơ lại có cách sử dụng, cách gieo vần riêng,không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác Có tác giả thích sử dụng loại vần này, cótác giả lại thích sử dụng loại vần khác Điều đó không quan trọng, quan trọng ở đây làhiệu quả nghệ thuật đạt đến mức độ nào Bởi vì, mỗi loại vần có một vai trò riêng, khácnhau Vì thế, người sáng tác cần phải lựa chọn sao cho phù hợp Và cách lựa chọn đó

sẽ tạo nên đặc trưng riêng, phong cách riêng cho từng tác giả

Khảo sát vần trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy: Ông có những cách sửdụng vần riêng biệt Để thấy rõ được điều này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích,thống kê những loại vần tiêu biểu mà ông đã sử dụng trong sáng tác của mình dựa trênnhững tiêu chí phân loại vần ở trên

Vần thơ muốn khảo sát dưới góc độ ngôn ngữ học phải được ghi âm theo kí hiệuphiên âm quốc tế (API) Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng cách ghi âm âm vị

học của Đoàn Thiện Thuật trong sách Ngữ âm tiếng Việt ở bậc Đại học, 1977.

2.2.2 Sự thể hiện của các yếu tố tham gia hiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật

2.2.2.1 Thanh điệu trong hiệp vần thơ Phạm Tiến Duật

a Tiểu dẫn

Thanh điệu là một trong hai yếu tố không thể thiếu để cấu tạo nên âm tiết tiếngViệt Trong vần thơ, thanh điệu mang chức năng hoà âm Sự hoà âm của nó được biểuhiện ở chỗ: Các âm tiết tham gia hiệp vần với nhau bao giờ cũng mang trên mình nóhai thanh điệu có cùng tuyền điệu (bằng hoặc trắc) Hai âm tiết hiệp vần có thể đồngnhất phân đoạn tính, nhưng thanh điệu không phân bố theo luật trên thì không thể bắtvần được với nhau, vì nó sẽ phá vỡ sự hoà âm

Vần là bộ phận âm đoạn tính duy nhất kết hợp với thanh điệu tạo nên vần thơ.Trong thơ, chức năng hoà âm của thanh điệu được biểu hiện ở chỗ: Các tiếng hiệp vần

Trang 39

chỉ có thể mang thanh cùng loại âm điệu (cùng nhóm bằng hoặc cùng nhóm trắc) Haitiếng đồng nhất phần vần hoặc toàn bộ phần âm đoạn tính, nhưng nếu thanh điệu củachúng khác nhóm thì vẫn không phải là một cặp vần, vì ở đó không có sự hoà âm.

Theo đường nét thanh điệu, vần được chia làm hai loại: Vần bằng và vần trắc.Trong thơ ca Việt Nam, hai loại vần này được sử dụng ngang nhau Tuy nhiên, tuỳtheo mục đích sáng tác mà tác giả lựa chọn mức độ sử dụng các loại vần này sao chothích hợp

Trong thơ Phạm Tiến Duật, hai loại vần này được ông sử dụng với số lượng lớnchúng tôi xin dẫn chứng qua kết quả khảo sát, thống kê thơ ông

cao

Bằngthấp

Cao/

thấp

Trắccao

Trắcthấp

(1) Em rằng mưa núi không lâu

Mà lòng anh có tạnh đâu mưa nguồn (Mưa núi)

Trong câu thơ trên, lâu hiệp vần với đâu, cùng thanh ngang, cao, thuộc thanh bằng.

(2) Anh đi núi biếc trập trùng

Non xa mấy dải, một vùng quân đi (Cái cập kênh)

Ta có, trùng hiệp với vùng, cùng thanh huyền, thấp, thuộc thanh bằng.

(3) Bản Lào chúc phúc cho anh

Trắng tinh sợi chỉ hiền lành buộc tay (Buộc chỉ cổ tay)

Ta có, anh hiệp vần với lành, cùng thanh bằng nhưng không cùng âm vực, anh thanh ngang, cao, còn lành thanh huyền, thấp.

(4) Không có mui xe, thùng xe có xước

Trang 40

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Ta có, xước hiệp vần với trước cùng thanh sắc, cao, thuộc thanh trắc.

(5) Toàn thành phố thu mình trong báo động

Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng (Ông già thuốc bắc)

Ta có, động hiệp vần với nhộng cùng thanh nặng, thấp, thuộc thanh trắc.

(6) Không phải mưa ngâu, mưa rào tháng bảy

Đường phố bỗng hoá dòng sông chảy (Mưa tháng bảy)

Ta có, bảy hiệp vần với chảy cùng thanh hỏi, thấp, thuộc nhóm trắc.

(7) Thành phố sáng suốt những năm đánh Mỹ

Thành phố của những người chiến sĩ (Gửi về Vinh, thành phố dọc đường)

Ta có, Mỹ hiệp vần với sĩ cùng thanh ngã, cao, thuộc nhóm thanh trắc.

(8) Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió (Cái cầu)

Ta có, nhỏ hiệp vần với gió cùng thanh trắc nhưng không cùng âm vực: nhỏ thanh hỏi, thấp, còn gió thanh sắc, cao.

(9) Tả cả lúm đồng tiền như hoa này hoa khác

Sau một thoáng buồn cười tôi ngẫm mình kinh ngạc (Tình yêu nói ở sông Đà)

Ta có, khác hiệp vần với ngạc cùng nhóm trắc nhưng khác âm vực: khác, thanh sắc, cao, ngạc, thanh nặng, thấp.

(10) Xuất hiện một trường học như là nơi đây

Giặc tàn sát buôn làng và các em chạy

(Gửi các em bé ở trường Văn hoá Tây Nguyên ngày trước)

Ta có, đây hiệp vần với chạy, đồng nhất phần đoạn tính nhưng thanh không cùng

âm điệu, đây thanh ngang, bằng còn chạy thanh nặng, trắc Cách bố trí thanh điệu như

thế này chúng tôi xếp vào loại đặc biệt (có đến 39 trường hợp)

c Nhận xét

Kết quả khảo sát thanh điệu tham gia hiệp vần trong thơ Phạm Tiến Duật chúngtôi rút ra một số nhận xét sau:

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w