1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

135 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Có thể kể đến rất nhiều gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ nói riêng, cho thơ kháng chiến chống Mỹ nói chung như: Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh Xu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT,

HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT,

HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học

Em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lưu Khánh Thơ Cô đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, Tập thể lớp Cao học Văn khóa

2011 - 2014, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014

Người viết

Nguyễn Thị Điệp

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU i

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

2.1 Phạm Tiến Duật 4

2.2 Hữu Thỉnh 7

2.3 Nguyễn Đức Mậu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục đích nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn 12

7 Cấu trúc luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ CHỐNG MỸ VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ NHÀ THƠ TRẺ CHỐNG MỸ 13

1.1 Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ 13

1.2 Thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ 16

1.2.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước 16

1.2.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước 18

1.2.2.1 Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968 18

1.2.2.2 Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972 20

1.2.2.3 Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985 21

1.3 Khái quát về nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu 23

1.3.1 Nhà thơ Phạm Tiến Duật 23

Trang 5

1.3.2 Nhà thơ Hữu Thỉnh 26

1.3.3 Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu 28

CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU 32

2.1 Đôi nét so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc cùng thời kỳ (1955 - 1975) 32 2.2 Hiện thực đời sống chiến trường 33

2.2.1 Hiện thực mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca 34

2.2.2 Sự khốc liệt của chiến tranh……… 41

2.2.3 Hiện thực của sự hi sinh gian khổ 48

2.2.4 Tội ác của kẻ thù 53

2.3 Hình tượng người lính 57

2.3.1 Lạc quan yêu đời, trẻ trung tinh nghịch 58

2.3.2 Tình yêu đối với Tổ quốc và Nhân dân anh hùng 62

2.3.3 Dũng cảm chiến đấu, ý chí quật cường 67

2.3.4 Tình đồng đội 69

2.3.5 Tình yêu đôi lứa 71

2.4 Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh 74

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU 81

3.1 Thể thơ 81

3.1.1 Thể thơ tự do 81

3.1.2 Thơ lục bát 86

3.1.3 Trường ca 90

3.2 Biểu tượng 94

3.2.1 Khái niệm biểu tượng 94

3.2.2 Một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu 95

3.2.2.1 Biểu tượng ngọn lửa, ngọn đèn 95

Trang 6

3.2.2.2 Con đường 98

3.2.2.3 Cỏ 102

3.2.2.4 Cây súng 105

3.2.2.5 Cánh rừng 107

3.2.2.6 Máu 109

3.3 Ngôn ngữ 111

3.3.1 Ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, giàu chất hiện thực đời sống 112 3.3.2 Ngôn ngữ giàu chất trí tuệ, chính luận 116

3.4 Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ 118

PHẦN KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1945, A.TonXtoi – nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh của

Nga Xô Viết đã phỏng đoán: “Trong 100 năm tới, chiến tranh vẫn là cảm

hứng sáng tạo cho toàn bộ nghệ thuật – từ bi kịch sử thi cho đến cả những bài

thơ tứ tuyệt, trữ tình ”

Trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, mặc dù chưa ai thống kê

được chính xác có bao nhiêu tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng nhưng

có một điều chắc chắn, đó là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của nhiều thế hệ

văn nghệ sĩ Những tính cách cao đẹp xuất hiện trong chiến tranh không

những không mất đi mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh trong nhiều bài văn,

bài thơ có sức hấp dẫn lớn Một loạt những nhà văn, nhà thơ trưởng thành từ

sau chiến tranh, đã thực sự chiếm lĩnh được sự tin cậy của độc giả Đề tài

chiến tranh luôn được phản ánh tinh tế với nhiều khía cạnh sâu sắc

Đề tài chiến tranh không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của

nền văn học thế giới mà đối với nền văn học Việt Nam đề tài lịch sử dân tộc,

đề tài chiến tranh chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ hệ thống thể loại của nền

văn học mới nói chung và thơ ca nói riêng Hiện thực mà đề tài này mô tả

chính là cuộc sống đấu tranh của toàn dân tộc

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng cho

thơ, lôi cuốn một lực lượng sáng tác đông đảo Thơ chống Mỹ đã góp phần

không nhỏ trong việc phản ánh một thời kỳ lịch sử đầy gian lao, thử thách

nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc Các thế hệ làm thơ cùng có mặt bên nhau

trong trận tuyến đánh Mỹ ác liệt Lớp nhà thơ trưởng thành trước cách mạng

Tháng Tám như Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… đã nâng cao

tầm tư tưởng, phản ánh kinh nghiệm, trẻ trung trong tâm hồn, khỏe trong sức

viết, khẳng định được hướng đi lên, đã “truyền lửa” cho thế hệ sau

Trang 8

Lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là một đội ngũ đông đảo, đa phần trong số họ là những người vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ Có thể kể đến rất nhiều gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ nói riêng, cho thơ kháng chiến chống Mỹ nói chung như: Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm… Và sẽ thiếu sót lớn nếu không nói đến Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu - là những người lính, nhà thơ đã gắn bó sâu nặng với tuyến đường Trường Sơn lịch sử, cũng là một trong những chiến trường ác liệt của đất nước ta thời kỳ chống Mỹ Các anh sinh ra là để làm thơ và trở thành đỉnh cao của thơ ca thời

kỳ này

Từ mỗi góc nhìn, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã cung cấp cho người đọc nhiều góc độ khác nhau về cuộc chiến tranh, đó là niềm vui và nỗi đau, số phận con người trong và sau cuộc chiến, chất anh hùng ca… Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi chiến tranh đã lùi xa mấy mươi năm vẫn có không ít tác phẩm hay viết về chiến tranh, điều đó đã chứng minh

đề tài về chiến tranh, về người lính vẫn mãi có sức lay động lòng người, đánh thức lương tri con người và niềm khát khao một cuộc sống hòa bình Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu thành công ở nhiều đề tài khác nhau, trong các đề tài ấy chiến tranh là một ám ảnh đối với các anh

Đã có nhiều công trình, những bài nghiên cứu về thơ của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, đánh giá từng tập thơ hay những nét chính trong những phong cách nghệ thuật… Xét đến cùng thì đề tài chiến tranh nói chung và trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ nói riêng vẫn luôn là nỗi ám ảnh đầy nhức nhối, những dư

âm của cuộc chiến tranh vừa qua vẫn là nguồn cảm hứng to lớn cho những người cầm bút như các anh Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về đề tài chiến

Trang 9

tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu.Vì vậy ở luận

văn này chúng tôi đi vào một phương diện mới đó là Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (từ 1965 đến nay) Thiết nghĩ đây là một việc cần thiết và có ý nghĩa trong việc khẳng định

vị trí, tài năng của các nhà thơ Đồng thời cho chúng ta một hướng tiếp cận mới về mảng đề tài chiến tranh luôn mang tính thời sự, qua cái nhìn đa chiều của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu Bên cạnh đó, với việc lựa chọn đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn vận dụng những lý thuyết truyền thống kết hợp với lý thuyết hiện đại để đi sâu tìm hiểu những yếu tố đặc sắc trong thơ, mong tìm ra được những mạch ngầm nội tại làm nên sức sống bền vững vượt thời gian trong mỗi tác phẩm của các anh

2 Lịch sử vấn đề

Thế hệ nhà thơ chiến sỹ - nhà thơ trẻ đem lại cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, gợi cảm, họ mang đến cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được Thơ bám sát hiện thực sôi động của cuộc kháng chiến và nhanh chóng phản ánh kịp thời những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh sự dũng cảm hi sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà Không ít các tài năng đã được sớm chú ý và khẳng định như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu và rất nhiều nhà thơ trẻ khác nữa Họ nhận thức được rằng: “Thế hệ này chứ không phải ai khác đã tự hiểu, tự nhận thức một cách đúng đắn con đường đi của mình Vừa cầm súng vừa cầm bút, họ đã viết về thế hệ mình một cách trân trọng, tự hào” (Hữu Thỉnh) Qua ngòi bút tài năng của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, hình ảnh chiến tranh hiện lên một cách sắc nét, sinh động Mỗi trang thơ thấm đấm chất anh hùng ca như một dòng sông hào hùng chảy xiết cùng năm tháng chiến đấu của dân tộc thời kỳ chống Mỹ cứu nước Qua khảo sát, thống kê chúng tôi đã tìm thấy nhiều bài

Trang 10

viết liên quan tới đề tài Nhìn vào những bài viết này, chúng tôi có thể khẳng định là cho đến nay những công trình, nghiên cứu, tìm hiểu về các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đều thống nhất, đánh giá thơ các anh là những vần thơ viết về chiến tranh, về thế hệ những người lính, về

Tổ quốc… thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chân thực nhất, trong số phận của

họ có số phận dân tộc

2.1 Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật là nhà thơ của chiến trường, trong vòng khói lửa Thơ anh in đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh, những vần thơ sử thi của một thời Phạm Tiến Duật cũng có công giải tỏa cái khô khan, gò bó của thơ và thay vào đó là cách nói vui, nửa thực nửa hư, duyên dáng, nụ cười hóm hỉnh góp phần phản ánh sự đa dạng của đời sống trong chiến tranh, nhất là lớp trẻ trong chiến đấu Đã có rất nhiều công trình, những bài nghiên cứu có tính chất khái lược về thơ Phạm Tiến Duật Tiêu biểu là các tác giả Đỗ Trung Lai, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Đăng Suyền, Đỗ Chu… Điểm lại một

số bài viết, bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu văn học về một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi nhận thấy các bài viết đều thống nhất trong việc khẳng định tầm vóc, tài năng và những đóng góp lớn lao của Phạm Tiến Duật cho thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca thời kháng chiến

Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng thơ anh lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người Phải đến cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 - 1970, anh mới thực sự ghi được tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam Chùm thơ đoạt giải nhất của anh gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ anh Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến

Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ

Trang 11

Quân đội, số 10, 1970 của Nhị Ca) Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ “rất lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu Nhà văn Nguyễn

Minh Châu (Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: “Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm

xôn xao đời sống thơ ca vốn có Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ

nhiều phía” Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (In trên Tạp chí Văn học, số 4,

1974) đã khẳng định: “Hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật” Ông cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật “là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc” Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần

Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội vào nền thơ Việt Nam (Trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh

nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật “đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng ” Năm năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác

giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ tình cách mạng Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với

nhan đề Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học, số 4, 1986)

đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật

Trang 12

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam viết: “Dưới bầu trời sinh tử của chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã làm một cuộc tự trải nghiệm,

tự khám phá khắc nghiệt nhất và đã vươn lên làm một cuộc đột phá điển hình nhất, đưa thơ chống Mỹ lên đến đỉnh cao… thơ ca mang đến cho bạn đọc niềm vui lớn như những tin thắng trận từ tiền tuyến lớn Độc đáo và vụt sáng, đầy sức lay động và ấm áp ngay cả trong những lúc cay nghiệt nhất của chiến tranh, đó là vẻ đẹp của thơ Phạm Tiến Duật.” [24, tr.11]

Theo GS Nguyễn Văn Hạnh thì thơ Phạm Tiến Duật “không thiên về

“tự biểu hiện”, về kỷ niệm, như thường thấy trong thơ các bạn trẻ, mà chú ý quan sát, suy nghĩ, “ghi chép” những người và việc xung quanh, phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ, “lý thú”, “có cái nhìn riêng, giọng nói riêng” và

“anh thành công nhất khi viết về những con người tham gia trực tiếp cuộc chiến đấu.” (Báo Văn nghệ số 363, 25-9-1970)

Trong Lí luận văn học, GS Trần Đình Sử cho rằng thơ của Phạm Tiến

Duật cũng đầy “mê hoặc” hấp dẫn, chứa đựng những điều sâu xa

Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Chiến tranh nhìn từ nhiều phía cho

rằng: “Phạm Tiến Duật nổi lên trong dàn thơ chống Mỹ với những bài thơ nói cái hiện thực trần trụi của chiến tranh, cái ngang tàng hiên ngang của người lính.” [30, tr.2]

Tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đều đã đánh giá, khẳng định những đặc sắc và đóng góp của thơ Phạm Tiến Duật với thơ ca thời chống Mỹ cũng như thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung Có thể nói đường Trường Sơn chống Mỹ là ý chí Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và… Thơ Phạm Tiến Duật Đó là những ý kiến vô cùng quý giá mà người viết có được để làm tiền đề mở đường trong việc triển khai các nội dung của đề tài luận văn này

Trang 13

2.2 Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh đã khẳng định được thế đứng trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại Với hàng loạt các tập thơ được xuất bản và đạt được những giải thưởng văn học uy tín trong và ngoài nước Hữu Thỉnh là một nhà thơ tiêu biểu có bản sắc riêng, đã thu hút được nhiều độc giả yêu thơ và giới phê bình

Trong bài viết về nhà thơ Hữu Thỉnh, tác giả Vu Gia đã giới thiệu Hữu Thỉnh với bạn đọc như là một cây bút đầy triển vọng: “Đọc tập thơ Hữu Thỉnh dày hơn 260 trang do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, tôi càng hiểu thêm vì đâu ta có thể đánh và thắng kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần và cũng

vì đâu ta có được ngày hôm nay.” [14]

Đã có nhiều bài viết, nghiên cứu nhắc đến Hữu Thỉnh như là một giọng thơ tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ của thời kỳ chống Mỹ Điều đó cũng là khởi nguồn để dẫn đến những thành công trên con đường sáng tạo thơ

ca của anh Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo đã nhận xét: “Sự thành công của Hữu Thỉnh là nói ít, cảm nhiều, theo truyền thống thi pháp phương Đông Thi tại ngôn ngoại cảm xúc của ông không hề biết chừng mực thường như nước

vỡ bờ tràn ra ngoài trang giấy, tràn vào lòng, vào mắt người đọc Song chữ nghĩa của ông lại khá chừng mực.” [18, tr.102]

Hà Minh Đức cho rằng: “Hữu Thỉnh là nhà thơ biết chắt lọc, hút nhụy từ thơ

ca dân gian hay rộng ra hơn là có tình quê, hồn quê qua những trang thơ về người lính Hữu Thỉnh chắt lọc về ngôn từ và có những điểm nhấn ý vị.” [12, tr.182]

Lý Hoài Thu đã nhận thấy: “Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng” Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn… Từ “cái nôi nghệ thuật” dữ dội, khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn ấy, hồn thơ Hữu Thỉnh tìm đến với những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, Nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ.” [40]

Trang 14

Những bài thơ của Hữu Thỉnh “sẽ còn sống mãi với lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ như là trang thơ hào hùng nhất, bi tráng nhất của toàn

bộ thơ ca Việt Nam.” [35]

Từ trong cội nguồn dân tộc, hành trình thơ Hữu Thỉnh là hành trình đi tìm “mẫu số chung của sự đồng cảm” Trước đây anh đã từng viết thật xúc động về chiến tranh, về lòng quả cảm và đức hy sinh của dân tộc Việt Nam Sau này, anh vẫn trăn trở vui buồn cùng số phận con người, khắc khoải lo âu trước sự “mất mùa nhân nghĩa” Thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc

và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết những tác phẩm trường ca dài

và thơ trữ tình ngắn Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của nền thơ chống Mỹ đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng tạo của mình qua hai chặng đường lớn: Thơ ca những năm chống Mỹ cứu nước và thơ ca đương đại Việt Nam

2.3 Nguyễn Đức Mậu

Đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ và là người lính của Sư đoàn 312, nhà thơ mang áo lính Nguyễn Đức Mậu đã có mặt ở những cánh rừng Lào, ở vùng đất khét mùi đạn bom của Quảng Trị… Sự khốc liệt dữ dội và mất mát khó kể xiết của chiến tranh không dập tắt được những giai điệu mạnh mẽ trong tâm hồn anh, ngược lại nó đã hừng lên và bốc cháy rừng rực từ hiện thực bi tráng của cảnh tượng, sự lựa chọn kỹ càng chi tiết, vừa anh hùng vừa lãng mạn, vừa thật vừa ảo, vừa mộc mạc, vừa lấp lánh mà tất cả những cái đó được thể hiện trên cái nền cảm xúc mạnh mẽ và chân thật của người cầm bút

Đó là thơ, cũng là cuộc sống, là cái chung nhưng cũng là cái riêng Giai điệu tâm hồn của nhà thơ cũng là giai điệu của người công dân – chiến sĩ Vào những năm 60, khi ngọn lửa chiến tranh đã lan tỏa ra cả nước, thơ Nguyễn Đức Mậu đã bắt đầu xuất hiện đều đặn trên báo Nhân dân Chính sự trải nghiệm cuộc sống ở chiến trường, được chia sẻ với nhân dân những gian nan,

Trang 15

vất vả, đau thương, mất mát lại mở ra trước mắt nhà thơ một hiện thực phong phú, vô tận

Hà Minh Đức nhận xét: “Thơ Nguyễn Đức Mậu là cuốn từ điển bách khoa về người lính, chiến trường” [12, tr.182]

Ngô Vĩnh Bình trong bài viết Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nhận thấy:

“Con đường binh nghiệp của Nguyễn Đức Mậu song hành cùng con đường văn nghiệp… Là người lính bộ binh lại có mặt trong đội hình của sư đoàn chủ lực trong chiến tranh, cứ ngỡ Nguyễn Đức Mậu sẽ không còn tâm trí và thời gian để nghĩ đến văn chương, thơ phú nữa Nhưng không, trước sau anh vẫn

là người lính vừa cầm súng, cầm bút, vừa đánh giặc và làm thơ Thơ anh là

“thơ người ra trận”, ( Tạp chí Nhà văn, 12-2001)

Hữu Đạt qua bài Nhân đọc Nguyễn Đức Mậu nghĩ về cũ và mới trong thơ có nhận xét: “Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành

thời chống Mỹ Anh xác lập được vị trí của mình trong làng thơ nhờ những sáng tác viết về chiến tranh, trong đó nổi bật lên là hình tượng người lính và những kỷ niệm về quê hương.” [Văn nghệ Quân đội, 3-1999]

Cũng bàn về vấn đề này, Phạm Khải trong bài viết Đôi điều về Nguyễn Đức Mậu đã cụ thể hơn: “Trưởng thành khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ

cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất, lại mang trong mình phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ và tâm hồn tươi mát của một nhà thơ, Nguyễn Đức Mậu sớm vượt lên trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của lực lượng quân đội Nhiều bài anh sáng tác trong giai đoạn ấy đã thực sự gắn bó máu thịt với cuộc sống chiến đấu được đông đảo bạn đọc (nhất là lính) mến yêu.”

[22, tr.60]

Người lính hi sinh đã hóa thân vào non nước để sống tiếp một cuộc sống khác, xanh hơn, đằm dịu hơn và huyền ảo hơn Theo dấu chân người lính, Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống chiến trường Trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm Nhà thơ Nguyễn

Trang 16

Đức Mậu tuy đã nổi tiếng nhưng anh luôn là người khiêm nhường, chịu khó đọc, chịu khó nghe và ham viết Tuy các bài viết chưa bao quát hết được sự nghiệp thơ của Nguyễn Đức Mậu nhưng những ý kiến của những người đi trước đã là những gợi ý quý báu và định hướng cho chúng tôi trong khi thực hiện bản luận văn của mình một cách có hệ thống và sâu hơn

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Do luận văn nghiên cứu về ba tác giả nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số tập thơ tiêu biểu thể hiện rõ đề tài chiến tranh của từng tác giả Cụ thể như sau:

3.1.1 Tác giả Phạm Tiến Duật luận văn khảo sát những tác phẩm in trong cuốn Phạm Tiến Duật toàn tập (Đỗ Trung Lai chủ biên, NXB Hội nhà văn,

2009)

3.1.2 Tác giả Hữu Thỉnh luận văn tập trung khảo sát ở tập Thơ Hữu Thỉnh

(NXB Hội nhà văn, Hà Nội 1998)

3.1.3 Tác giả Nguyễn Đức Mậu chúng tôi tập trung khảo sát qua bốn tập thơ:

1 Cánh rừng nhiều đom đóm bay (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998)

2 Từ trong lòng cuộc chiến (NXB Văn hóa thông tin, 2010)

3 Hoa đỏ nguồn sông (NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, 1987)

4 Mở bàn tay gặp núi (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008)

Trang 17

4 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm sáng tỏ vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận: Giới thuyết một số vấn đề về đề tài chiến tranh trong thơ kháng chiến chống Mỹ Đề tài chiến tranh của nước ta cho đến nay vẫn là

đề tài đa chiều, phức tạp và luôn mang tính thời sự Chúng tôi không có tham vọng đưa ra những kiến giải mới, khác với ý kiến lý luận trước đó mà chỉ nhằm đi tìm một cách nhìn thiết thực hơn, cụ thể hơn về cuộc chiến tranh chống Mỹ giữ nước hào hùng của dân tộc

- Cơ sở thực tiễn: Tiếp nối những công trình nghiên cứu về đề tài chiến tranh ở nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi muốn tìm hiểu một phương diện mới đó là đề tài chiến tranh trong thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua các tác giả Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu Từ đó

đề tài nhằm góp phần hoàn thiện bức chân dung về chiến tranh chống Mỹ cứu

nước của dân tộc ta Để có thể nhận diện được Đề tài chiến tranh trong thơ

Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyển Đức Mậu (từ 1965 đến nay), chúng

tôi đi sâu phân tích các tác phẩm thơ cụ thể ở các phương diện khác nhau như: Việc lựa chọn chi tiết, hình ảnh, biểu tượng, việc xây dựng hình tượng thơ, tứ thơ… Đây là nhiệm vụ chủ yếu của luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp so sánh – đối chiếu

Phương pháp cấu trúc – hệ thống

Trang 18

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đưa ra những nhận định về Đề tài chiến tranh trong thơ

Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (từ 1965 đến nay) Từ đó

khẳng định rõ hơn những đóng góp to lớn của các anh đối với thơ kháng chiến chống Mỹ và sự vận động của thơ hiện đại Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn được triển khai gồm ba chương:

Chương 1: Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ và sự hình thành đội ngũ nhà thơ trẻ chống Mỹ

Chương 2: Cái nhìn chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ CHỐNG

MỸ VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ NHÀ THƠ TRẺ

CHỐNG MỸ 1.1 Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm thăng hoa những giá trị lớn của dân tộc, làm cho tên tuổi Việt Nam đồng nghĩa với chiến thắng, với lương tri thời đại Trong những giá trị lớn ấy, có thành tựu của văn học, của thơ ca Chưa bao giờ có sự thống nhất giữa sống và viết, giữa anh hùng và lãng mạn, giữa khoảnh khắc và trường tồn như thời kỳ ấy trong lịch sử văn học

Như một lẽ tất yếu trong truyền thống văn học của dân tộc, thơ cũng như mọi thể loại khác trở thành vũ khí tinh thần, thành một sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu, gắn bó với vận mệnh của dân tộc, nhân dân Từ thơ ca

về chủ đề đấu tranh thống nhất chuyển sang chủ đề kháng chiến chống Mỹ dường như là một sự vận động liên tục, tự nhiên của nền thơ Giặc Mỹ tấn công miền Bắc, đã chạm đến tình cảm sâu xa và thiêng liêng của mỗi người Việt Nam, làm bừng dậy sức mạnh lớn lao của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí độc lập, tự do Những tình cảm lớn lao ấy đã trở thành nguồn mạch dồi dào cho cảm hứng thơ ca Tạm rời bỏ một số đề tài và cảm hứng về đời sống thường ngày trong hòa bình, hay những vấn đề riêng tư, thơ tập trung vào một hướng lớn của đề tài và chủ đề là cuộc chiến đấu chống Mỹ của cả dân tộc ở hai miền Nam, Bắc Nhưng sự thống nhất trong cảm hứng lớn và đề tài bao trùm không làm cho nền thơ rơi vào tình trạng nghèo nàn, đơn điệu

Đứng trước vận mệnh của dân tộc đang trong cơn thử thách lớn, các nhà thơ đều đáp lời kêu gọi của sông núi theo tiếng nói riêng Xuân Diệu nói lên sự gắn bó ngàn đời với Nhân dân và lúc này, dường như mỗi giọt máu, mỗi tế bào của nhà thơ đều thuộc về Nhân dân:

Trang 20

Tôi cùng xương cùng thịt với Nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu nhiều người yêu dấu gian lao Bên cạnh thế hệ tiền chiến, là lớp nhà thơ sung sức cầm súng lên đường Nguyễn Khoa Điềm nói lên sức mạnh của dân tộc đang được nhân lên trong những tháng năm đặc biệt:

Trong thời gian không gian gian lao

Ta điềm tĩnh nhân sức mình vô hạn Qua cuộc chiến đấu sẽ càng bộc lộ sức mạnh kỳ diệu của Nhân dân Một dân tộc đã đi đầu giành độc lập giữa trùng vây của thực dân đế quốc, một dân tộc đã đánh tan đội quân viễn chinh thiện chiến của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu, nhất định sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu mới Một Việt Nam được bạn bè cảm phục, chia sẻ, ủng hộ Các nhà thơ Việt Nam đã ghi lại được hình tượng Việt Nam trong thơ chống Mỹ Các nhà thơ có dịp suy nghĩ về nhân dân và Tổ quốc mình Chế Lan Viên nhận xét về ba năm thơ chống Mỹ: “Vạn sự khởi đầu nan Trong một cuộc chiến tranh dữ dội, thơ dễ lâm vào một trong ba tình trạng sau này không còn thơ nữa Khi đại bác gầm thì chim họa mi tắt tiếng Có thơ nhưng đây là tiếng thét thất thanh của những khẩu hiệu có vần, cả ba trường hợp đó là dấu hiệu của thần kinh suy nhược Vượt lên ba nguy cơ đó thơ miền Bắc tồn tại phát triển, tinh thần sảng khoái, da thịt hồng hào Ba năm qua chúng ta đã xây nên một nền thơ chống Mỹ hẳn hoi với những thành tựu về mặt tác phẩm của nó với buổi đầu hoàn chỉnh về mặt lý luận của nó.”

Không phải là một ước mong mà là một thực tế Trong cuộc chiến đấu gian lao của Nhân dân ta có bạn bè gần gũi chia sẻ, như Mađơlen Righo – nữ phóng viên Pháp, Moonika – nhà văn nữ Ba Lan đều có mặt ở chiến trường Việt Nam, Giorit Iven đem ống kính vào vùng lửa đạn Đimitrova - nhà thơ

Trang 21

nữ Bungari nhiều lần sang Việt Nam và sáng tác tập thơ Vây giữa tình yêu

Nhiều nhà văn, nhà báo so sánh Việt Nam như cây tre, cứng rắn và có sức bật, Việt Nam là bông hoa ngát hương, Việt Nam là hồn tôi…

Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn lao bao trùm

và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất là của thơ kháng chiến chống Pháp và thơ đấu tranh thống nhất đất nước, trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chủ nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới và được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng Không chỉ cảm nhận đất nước ở chiều rộng không gian địa lý, thơ thời kỳ này đặc biệt coi trọng sự phát hiện

về đất nước trong chiều dài lịch sử và bề sâu văn hóa, tinh thần truyền thống Ý thức về lịch sử mà chủ yếu là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước , đã mở rộng

và làm sâu sắc hơn quan niệm về đất nước, dân tộc, và sự thống nhất liền mạch giữa quá khứ với hiện tại Chưa bao giờ lịch sử đấu tranh của dân tộc lại được sống dậy với niềm tự hào và say sưa như thơ văn thời kỳ này, bởi vì lịch sử cần thiết và thực sự phải trở thành động lực tinh thần và sức mạnh to lớn cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc đối đầu với kẻ thù hùng mạnh vào bậc nhất trên trái đất Đất nước, dân tộc còn được nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại, với thời đại,

để khẳng định sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta Cuộc chiến đấu của chúng ta còn là “Vì ba ngàn triệu trên đời”, là tiếng gọi tập hợp, là “người lính đi đầu”… Các nhà thơ đã tạo dựng được những hình tượng thật lớn lao, kỳ vĩ về Tổ quốc trong không gian và thời gian Bên cạnh đó thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời đánh Mỹ ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi, nhưng đều là biểu tượng của dân tộc và nhân dân Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là một nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kỳ này Cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân

Trang 22

Dòng thơ yêu nước và chiến đấu đã chảy suốt liên tục cùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc và sẽ còn tiếp tục phát triển Những vấn

đề về cuộc chiến, những sự kiện chính trị, quân sự, không khí chiến tranh, mặt trận, con người, hi sinh, mất mát, tổn thất… ý chí chiến đấu của cả dân tộc đã được thơ chiến tranh cách mạng ghi lại sống động hơn bao giờ hết Qua những phác họa chân thực của thơ thời kỳ này đã giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc chiến

mà dân tộc ta đã đi qua và giành được thắng lợi vẻ vang, hào hùng

1.2 Thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ

Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965-1975) có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Đây là thời kỳ văn học phát triển rực rỡ trên nhiều thể loại để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: Làm cuốn “Biên niên văn học” về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Trong sự phát triển

đó, thơ chống Mỹ, nhất là thơ của các nhà thơ trẻ thời kỳ này đã gây được sự chú

ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Người

ta sẽ không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây bút trẻ xuất hiện thời kỳ này Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ ca chiến tranh và cách mạng

1.2.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Từ tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt Phản ánh kịp thời và động viên chiến đấu, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong thời

kỳ chống Mỹ Đó không chỉ là đòi hỏi cả thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ Nhanh nhạy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã “nhập cuộc”

Trang 23

tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ Nền thơ chống

Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh ), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông ) và thế hệ nhà thơ ra đời trong thời kỳ chống Mỹ Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có thế mạnh riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ Chỉ trong vòng mười năm, nền thơ chống Mỹ đã liên tiếp xuất hiện một đội ngũ những gương mặt thơ trẻ như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ Đó là những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ thời kỳ chống Mỹ

Thuộc lớp người phần lớn được sinh ra từ sau Cách mạng, được trau dồi tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, nhiều nhà thơ thuộc thế

hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từ cánh cửa nhà trường đi thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu Hiện thực đời sống những năm tháng chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện họ thành những con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật Sáp mặt với thực tế chiến tranh, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tự ý thức sâu sắc về

vị trí, vai trò của thế hệ mình Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống nhất chung cao độ của cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng khi viết về cuộc chiến tranh Các nhà thơ trẻ một mặt có ý thức kế thừa, nhưng mặt khác chính điều kiện sáng tác giàu chất sử thi ấy đã tạo ra tiếng nói riêng, giọng điệu riêng cho thế hệ của họ Như những mầm cây có sức

Trang 24

sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi, trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, một thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã vượt lên tự khẳng định mình, vừa tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước, vừa có sáng tạo độc đáo làm nên những nét riêng của cả một giai đoạn thơ ca

1.2.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Nhìn tổng quát, thơ trẻ chống Mỹ cứu nước là một dòng chảy liên tục, nhưng mỗi bước phát triển mang dấu ấn phong cách riêng và có thể chia làm

ba chặng đường:

1.2.2.1 Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968

Ở chặng đường đầu tiên này, đội ngũ những nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng định với sự xuất hiện của những cây bút như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Hương Ly, Phạm Ngọc Cảnh, Vũ Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, Cảnh Trà, Vương Trọng Những nhà thơ trẻ này,

lúc đầu được tập hợp và giới thiệu trong tập thơ Sức mới, (1965, NXB Văn học, Hà

Nội) Nhà thơ Chế Lan Viên viết tựa cho tập thơ đã biểu dương “Điều đáng yêu nhất của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống, của chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc nước ta” Nhìn chung, thơ của các nhà thơ trẻ chặng đường này vừa trẻ trung tươi tắn, vừa bồng bột sôi nổi Các tác giả đều chọn lọc chất liệu cuộc sống theo hướng thi vị hoá Cảm xúc trong thơ họ vừa mang đậm màu sắc lý tưởng, ít nhiều còn vương dấu vết của sách vở nhà trường Những mô típ quen thuộc trong thơ chặng đường này thường là những buổi chia tay, những đêm hành quân, những

dự cảm vào cuộc vv thể hiện khát vọng ra trận của tuổi trẻ thời đại chống Mỹ Thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này rưng rưng cảm xúc, thấm đậm chất trữ tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ Họ nói tới khao khát của thế hệ trẻ được cầm súng trực tiếp chiến đấu bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng nhất:

Ôi ta thèm được cầm khẩu súng

Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng

Ta cay nồng mùi lá rụng bờ tre

(Gửi Bến Tre - Lê Anh Xuân)

Trang 25

Những năm đầu của cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng bột, mang cái nhìn lãng mạn Hình ảnh thế hệ trẻ cầm súng chỉ thấp thoáng trong thơ họ Thơ chặng đường này, các nhà thơ hay nói tới những cuộc chia

ly đầy lưu luyến và lãng mạn:

Nào đâu phải người đi không lưu luyến Mắt người trong như nước giếng ban đầu Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau

(Lưu Quang Vũ)

Và những cuộc chia ly thấm đẫm tinh thần lạc quan của thời đại:

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Thơ trẻ chặng đường này thường nói đến những đêm hành quân với một niềm vui háo hức, hăm hở, đầy tin tưởng: “Đường nào vui bằng đường ra trận tuyến”, “Ta náo nức như suối về sông biển” (Lưu Quang Vũ)

Trong những năm cuối của chặng đường thứ nhất, thơ trẻ bắt đầu giàu

có thêm nhờ chất suy nghĩ và khả năng khái quát Tuy nhiên, về cơ bản, sự từng trải, sự chiêm nghiệm cá nhân, sự lắng đọng trong suy tư còn ít thấy trong thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này Không khí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được gợi lên một phần trong thơ của các nhà thơ trẻ nhưng hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu chưa nhiều ở các trang thơ Hình ảnh con người và thời đại chống Mỹ chủ yếu được nhấn mạnh ở cái thanh tao, đường hoàng, cái thơ mộng của cuộc sống và con người trong lửa đạn: một tiếng gà trưa, nụ cười, tiếng hát, nhịp đập bình yên của trái tim con người làm nổi bật “cái yên trong cái động”, “sự sống át cái chết”, cái bình thản tự tin của một dân tộc gan góc, bất khuất, kiên cường Nhìn chung, các tác giả thơ trẻ chặng đường này đều có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng đời sống trong trẻo của chiến tranh Nhưng thơ chặng đường này đã tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thơ trẻ chống Mỹ ở những chặng đường sau

Trang 26

1.2.2.2 Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972

Cùng với những tác giả xuất hiện ở chặng thứ nhất, đến chặng thứ hai này đội ngũ thơ trẻ được bổ sung thêm nhiều cây bút tài năng khác như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Vương Anh, Bế Kiến Quốc, Phan Thị Thanh Nhàn, Vương Trọng, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu Chính sáng tác của những nhà thơ trẻ này đã góp phần quan trọng đưa nền thơ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao, làm thay đổi bộ mặt của cả nền thơ chống Mỹ Ở chặng đường này, những nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của thế hệ mình qua những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khói lửa đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu

Nếu ở chặng đường trước, những nhà thơ trẻ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng hiện thực đời sống có vẻ nên thơ, trong trẻo thì ở chặng đường này, họ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong các mảng hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội, đầy ác liệt của cuộc sống chiến trường Cảm hứng thơ

vì thế càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi, khác hơn ở chặng đường trước Thơ trẻ trong chặng đường này có xu hướng vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những sắc thái dữ dội, ác liệt của

nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ Những chi tiết chân thực của đời sống chiến trường ùa vào các trang thơ Không khí sôi sục của những năm tháng chống Mỹ được truyền vào các bài thơ Đời sống thực của người lính được thể hiện chân thực trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm Chưa bao giờ hình ảnh thế hệ trẻ sống, chiến đấu giữa chiến trường lại được thơ tập trung khắc hoạ đạt được tính chân thực cao như thơ trẻ chống Mỹ Đó là những người lính lái xe, chiến sỹ công binh, anh bộ đội coi kho, cô thanh niên xung phong,

cô gái giao liên:

Trang 27

Đi qua hầu hết tuổi thanh xuân

(Đi trong rừng - Phạm Tiến Duật)

Chứa đựng nhiều chi tiết chân thực, tươi ròng sức sống, thể hiện được nhiều gương mặt trẻ trung, tinh nghịch mà kiên cường, anh dũng, thơ Phạm Tiến Duật được coi như “một góc bảo tàng tươi sống” về Trường Sơn (Đỗ Trung Lai) trong những năm tháng chống Mỹ

Thơ trẻ chặng đường này vẫn tiếp tục viết về đề tài quê hương, đất nước, nhưng với một ý thức tự giác cao hơn và tình cảm sâu nặng hơn Sự thống nhất cao độ giữa ý thức của nhà thơ với trách nhiệm công dân, tư cách người chiến sĩ cầm súng đã tạo nên cho những trang thơ của những nhà thơ trẻ một chiều sâu mới trong nhận thức và trong tình cảm Thấm thía hơn thực

tế chiến tranh, các nhà thơ trẻ càng nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, càng thấy mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, với đất nước Thơ họ chính là tiếng lòng những con người trực tiếp cầm súng, lấy máu mình để giữ gìn, bảo

vệ non sông

1.2.2 3 Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985

Đến chặng này, thơ trẻ chống Mỹ được bổ sung thêm những nhà thơ đồng thời là chiến sỹ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Sự xuất hiện của những cây bút trẻ như Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc vv đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thêm đông đảo và thực sự bề thế Chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên thế mạnh của những nhà thơ trẻ ở chặng đường này: Có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực cuộc sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn Chứng kiến chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, những nhà thơ trẻ đồng thời cũng thấu hiểu

Trang 28

sự hy sinh, mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó Bức tranh hiện thực đời sống chiến trường hiện lên qua những trang thơ trẻ ở chặng đường này cũng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn: có hy sinh, mất mát, có chiến thắng lạc quan, tin tưởng Thái độ, tình cảm của nhà thơ viết về sự thực của đời sống chiến trường, nhất là về những gian khổ, hy sinh cũng chân thực hơn Tính chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay cho tính chất thi vị, hồn nhiên ở những chặng đường trước

Thơ trẻ chặng đường này nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ, Nhân dân, về những con người vô danh, về những con người bình thường mà kiên cường, bất khuất, về Tổ quốc và về thế hệ mình Ý thức về cái tôi - thế hệ của các nhà thơ trẻ đạt đến độ sâu sắc nhất Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên cụ thể, chân thực, phong phú và sâu sắc:

(Thanh Thảo) Sáng tạo những vần thơ giàu chất suy nghĩ, triết lý, những hình tượng

thơ mang ý nghĩa khái quát là xu hướng chính của thơ trẻ ở chặng đường này Cũng chính ở chặng đường này, khuynh hướng muốn phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại Không phải ngẫu nhiên mà

từ sau 1975, thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện hàng loạt những trường ca viết về chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc chiến thông qua cách nhìn

và sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong

Trang 29

lòng đất, Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo là sự thể hiện cụ thể những khát

vọng đó Với những đặc trưng và ưu thế của thể trường ca, trong những trường ca tiêu biểu của chặng đường này, các nhà thơ trẻ đã kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca, phác hoạ được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới xu hướng khái quát, tổng hợp mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lí, chính luận trong thơ Qua những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi sâu, nhấn mạnh Các nhà thơ trẻ

đã tập trung khám phá những ngọn nguồn sâu xa nhất tạo nên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, lý giải động

cơ cầm súng của con người Việt Nam và nguyên nhân của những chiến công Những hình tượng chứa đựng phẩm chất và tinh thần chung của cả dân tộc và thời đại như người mẹ, người lính, Tổ quốc, nhân dân, đất nước thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình thâm trầm sâu lắng, qua những suy tư sâu sắc đạt tới tầm cao của sự khái quát, triết lí Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện với một cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn, đầy đặn, sâu sắc và chân thực hơn

1.3 Khái quát về nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

1.3.1 Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật không chỉ toát ra ở đối tượng được nói đến, mà chính là ở cái tuổi thanh xuân không chịu già đi trước sự tàn phá của chiến tranh Thơ Phạm Tiến Duật tràn đầy nhiệt huyết của con người luôn đi tới và hành động; Tràn đầy yêu thương của trái tim luôn hướng về cuộc đời; Tràn đầy niềm vui trong trẻo hồn nhiên của tấm lòng rộng mở

Phạm Tiến Duật được mệnh danh là nhà thơ của Trường Sơn, thi sĩ huyền thoại của đường mòn Hồ Chí Minh những năm chống Mỹ Anh từng

Trang 30

bộc bạch: “Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã

đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn” Cũng như các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Phạm Tiến Duật là nhà thơ “được thời” Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc là một hiện thực lớn tác động mạnh mẽ đến lớp nhà thơ trẻ đồng thời là người lính Thơ Phạm Tiến Duật bao quát được hiện thực lớn ở chính cái nơi mà người ta có thể nhìn thấy rõ nhất tầm vóc của dân tộc trong giai đoạn lịch sử hào hùng Nhưng điều quan trọng hơn để khẳng định một tài thơ Phạm Tiến Duật là tiếng nói trực diện, giàu bản sắc, mới lạ và mang tinh thần tuổi trẻ Năng lực cảm nhận và nắm bắt hiện thực cuộc sống nhanh nhạy ở anh đã chứng minh

ưu thế xung kích, lên tuyến đầu của thơ trong những hoàn cảnh mà người nghệ sĩ không có thời gian để “nghiền ngẫm”, phải vội vàng ghi lấy những khoảnh khắc vụt hiện và có giá trị lâu bền của đời sống Bởi nếu chậm trễ bom đạn sẽ xoá đi tất cả

Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 01 năm 1941 ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Cha anh là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ Thuở nhỏ anh học ở trường làng, đến phổ thông trung học anh học tại trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, sau

đó vào học tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội, năm 1964 thì tốt nghiệp Tuổi thơ của anh gắn bó với miền đất trung du “rừng cọ đồi chè”, với bầu không khí văn hoá dân gian của miền quê xoan ghẹo, với những

lễ hội của miền đất tổ vua Hùng Miền quê bình yên của anh những năm tháng chống Mỹ cũng sục sôi không khí kháng chiến Là con người sôi nổi, anh nhanh chóng bị cuốn vào không khí hào hùng của đời sống văn nghệ kháng chiến trên đất quê hương Phú Thọ Thế nhưng, có lẽ cuộc đời không cho chàng sinh viên văn khoa này nối nghiệp cha mình, gắn bó với nghề nhà giáo Ngay sau khi anh vừa tốt nghiệp Đại học, cũng là lúc giặc Mỹ leo thang

Trang 31

bắn phá miền Bắc và cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Đấy

là thời kỳ nhân dân miền Bắc dồn hết sức người và sức của chi viện cho chiến trường miền Nam Cũng từ đấy cho đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), bao thế hệ thanh niên ta theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc

đã lên đường nhập ngũ, ra chiến trường Phạm Tiến Duật là một trong số những người thanh niên có mặt trong dòng người vô tận ấy

Trong thời gian này, anh sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn Đây cũng là thời gian anh sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam Chiến tranh kết thúc, anh

về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam Anh sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam Anh cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam Anh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, anh mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi

Tháng 5 năm 2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho cố nhà thơ Phạm Tiến Duật về cụm tác phẩm thơ viết về Trường Sơn Có thể nói, sự nghiệp thơ của Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Anh đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ anh tham gia quân ngũ Thơ của anh được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc Nhiều bài thơ của anh đã được phổ nhạc thành bài hát

trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”

Trang 32

Những tập thơ chính:

Vầng trăng quầng lửa (Thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Ở hai đầu núi (Thơ, 1981)

Vầng trăng và những quầng lửa (Thơ, 1983)

Thơ một chặng đường (Tập tuyển, 1994)

Nhóm lửa (Thơ, 1996)

Tiếng bom và tiếng chuông chùa (Trường ca, 1997)

Tuyển tập Phạm Tiến Duật (In xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi

Phạm Tiến Duật đang ốm nặng

Thơ anh thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một

Sống và cống hiến cả tuổi thanh xuân trên nhiều mặt trận, quãng đời áo lính luôn đi cùng văn nghiệp Hữu Thỉnh Nhập ngũ vào bộ đội Tăng Thiết Giáp lúc tuổi hai mươi sắc xuân phơi phới, kinh nghiệm sống của đời lính Tăng giúp Hữu Thỉnh “kết tủa” nên bài thơ để đời Sau này, bài thơ của anh

được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc mà cho đến nay Năm anh em trên một chiếc xe tăng đáng được xem là “Tăng Thiết giáp ca” Cũng như nhiều thanh

niên thời đại ấy, Hữu Thỉnh tham gia nhiều mặt trận trong cuộc kháng chiến

Trang 33

chống Mỹ: Đường 9 – Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Tây Nguyên…

Niềm tin sắt đá về lý tưởng độc lập, chiến đấu vì hòa bình dõi theo thanh niên của cả một thế hệ Giữa bom rơi, lửa đạn, thế hệ nhà thơ, nhà văn chống Mỹ tay súng tay bút “trường chinh” với văn chương Hữu Thỉnh cũng là một cánh chim thơ tiêu biểu của thế hệ này Lẽ thế, cuộc đời người lính tham gia cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chính là “mảnh đất”, “kinh nghiệm sống” cho tài năng thơ ca của Hữu Thỉnh nảy mầm, thăng hoa

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng anh đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, anh mới được đến trường Năm

1963 anh tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202 Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn

bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá III

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm

Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng

ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X) Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ kí Hội Nhà văn Việt Nam

Trang 34

Các giải thưởng văn học: Giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ

1975-1976, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980, Giải thưởng văn học ASEAN 1999, Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1994, Giải thưởng Nhà nước

về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001

Hữu Thỉnh có những tập thơ và những bản trường ca sau:

Âm vang chiến hào (In chung)

Đường tới thành phố (Trường ca)

Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca, thơ ngắn)

Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung)

Thư mùa đông

Trường ca biển

Thương lượng với thời gian

1.3.3 Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu lấy tên khai sinh là bút danh, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948, tại làng Vị Khê, xã Nam Điền, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam

Hà (Nam Định ngày nay) Quê hương Nguyễn Đức Mậu là làng quê đồng bằng Bắc bộ nghèo như bao làng quê chiêm trũng khác, đã hứng chịu biết bao biến động của lịch sử, bao khắc nghiệt của thiên nhiên và bao tấn bom đạn của kẻ thù trong chiến tranh Nguyễn Đức Mậu sinh ra trong một gia đình trung nông lớp dưới nhưng cha lại là người rất ham học và say mê văn chương Ngay từ nhỏ, cuộc sống gia đình vốn gắn bó với đồng ruộng đã tôi luyện ở Nguyễn Đức Mậu một niềm say mê với đất đai và sự nhạy cảm với con người, thiên nhiên, đất nước… Anh còn được thừa hưởng truyền thống văn hóa, tinh thần yêu nước cách mạng của gia đình

Say mê sống và say mê sáng tạo, Nguyễn Đức Mậu là người đam mê thơ ca từ thủa ấu thơ Ngay từ nhỏ anh đã làm thơ và có tác phẩm đăng báo Mười bảy tuổi lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã có mặt trong đội hình sư đoàn chủ lực trong chiến tranh, sư đoàn 312 anh hùng

Trang 35

Nguyễn Đức Mậu đã phải sống những tháng ngày gian khổ, đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết Bước chân của anh từng lăn lộn ở

hầu khắp các chiến trường đầy gian khổ, ác liệt: Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào), Quảng Trị, Khe Sanh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Sài Gòn Tuổi trẻ của anh đã thuộc về ký ức chiến tranh Những thử thách đó như

lửa thử vàng càng làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng kiên định trong tâm hồn nhà thơ Cuộc đời chiến sĩ cùng với năng khiếu thơ bẩm sinh, sự nghiệp thơ

ca của anh thực sự được bắt đầu trong những tháng ngày chiến đấu Nguyễn Đức Mậu đã biết chắt lọc từ trong khói lửa, trong hi sinh mất mát những vần thơ mang âm hưởng sử thi hào hùng Nói đến duyên thơ của Nguyễn Đức Mậu không thể không nhắc đến sự song song và thống nhất của con đường văn nghiệp và con đường binh nghiệp Những năm đầu sáng tác trực tiếp trên chiến trường về đề tài người lính và chiến tranh, thơ của Nguyễn Đức Mậu được đăng nhiều trên các tờ báo: Văn nghệ, Văn nghệ quân đội… và được nhiều người biết đến Nhưng phải đến khi Nguyễn Đức Mậu thắp nén nhang bằng thơ cho những người đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường và cho cả

cuộc chiến tranh đẫm máu qua bài thơ “Nấm mộ và cây trầm”, bài thơ như

một nét chấm phá mới lạ điểm trong thơ anh, thì tên tuổi của Nguyễn Đức Mậu gây được sự chú ý Anh trở thành một nhà thơ khoác áo lính Ý thức được vai trò và trách nhiệm cao cả của một “nhà thơ cầm súng”, Nguyễn Đức Mậu gắn mình vào cuộc sống chiến đấu và lao động sáng tạo để nâng mình ngang tầm thế hệ Anh kết hợp tay súng với ngòi bút để làm vũ khí chiến đấu,

cổ vũ chiến đấu Những kỷ niệm về chiến tranh và cuộc sống chiến đấu in đậm trong tâm hồn nhà thơ Đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bằng sự nhạy cảm và chất thi sĩ trời phú, nhà thơ đã có nhiều tác phẩm xúc động về người lính, về chiến tranh Theo dấu chân người lính, Nguyễn Đức Mậu

đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống chiến trường, trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm Hòa bình lập lại anh trở về công tác tại ban thơ Báo Văn nghệ quân đội cho đến nay Năm 1982 anh theo học trường Viết văn

Trang 36

Nguyễn Du khóa I Trường học là sự trau dồi tài năng nghề nghiệp để rồi những vốn sống thực tế đầy ắp trong chiếc ba lô cũ sờn kia chưa có điều kiện bộc lộ hết giờ có thêm sức mạnh bật ra trọn vẹn hơn Viết về chiến tranh như dữ dội và đau đớn hơn Đến nay, với trên hai chục đầu sách gồm cả thơ, văn, tác phẩm viết cho thiếu nhi,… tất cả đã cho thấy Nguyễn Đức Mậu có một sức sáng tạo thật dồi dào Đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bằng sự nhạy cảm và chất thi

sĩ trời phú, nhà thơ đã có nhiều tác phẩm xúc động về người lính, về chiến tranh Theo dấu chân người lính Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống chiến trường, trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm

Hiếm có nhà thơ giành được nhiều giải thưởng văn học có giá trị như anh, từ giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972 -1973 đến 4 giải thưởng Bộ Quốc Phòng năm 1989, 1994, 2004, 2009; 2 giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1993, 1999 Anh là nhà thơ thứ năm giành giải thưởng ASEAN năm 2001(sau Tố Hữu, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khải) và giải thưởng Nhà nước năm 2002

Tác phẩm chính:

Thơ :

-Thơ người ra trận (In chung cùng Vương Trọng, 1971)

- Cây xanh đất lửa (1973)

- Áo trận (1973)

- Mưa trong rừng cháy (1976)

- Trường ca sư đoàn (Trường ca, 1980)

- Hoa đỏ nguồn sông (1987)

Trang 37

- Từ hạ vào thu (1992)

- Bão và sau bão (1994)

- Cánh rừng nhiều đom đóm bay (1998)

- Bầy chim màu lá vàng ( 2004)

- Thơ lục bát (2007)

- Mở bàn tay gặp núi (Trường ca, 2008)

- Từ trong lòng cuộc chiến (2010)

Truyện ngắn, phê bình và tiểu thuyết:

- Con đường không quên (Truyện ngắn, 1984)

- Ở phía rừng Lào (Truyện vừa, 1984)

- Tướng và lính (Tiểu thuyết, 1990)

- Chí Phèo mất tích (Tiểu thuyết, 1993)

- Con đường nhiều tơ nhện giăng (Tập truyện ngắn, 2001)

- Niềm say mê ban đầu (Tiểu luận phê bình, 2010)

Trang 38

CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU

2.1 Đôi nét so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc cùng thời kỳ (1955 - 1975)

Thơ miền Nam thời chiến là một nền thơ mang màu sắc bi quan, phản chiếu nhiều hơn là cổ vũ cho chiến đấu Có lẽ đó là mặt tích cực nhất đứng từ góc độ tư tưởng hay cảm hứng nghệ thuật Phản chiến có mặt thuận của nó là không đồng tình với việc hộ tống cho quân Mỹ Nhưng mặt nghịch của tư tưởng phản chiến là sự phớt lờ của hàng chục vạn quân Mỹ, và chỉ nhìn thấy quân Việt Cộng Bởi nhiều nhà thơ là chiến binh trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, cho đến tận bây giờ vẫn không coi cuộc chiến tranh đó là cuộc chiến tranh Việt – Mỹ mà coi đó là cuộc chiến tranh Việt Nam Cách nhìn và cách gọi tên cuộc chiến tranh như thế làm cho ý thức dân tộc bị nhòe mờ và đôi khi ngộ nhận đó là cuộc phân tranh kiểu Trịnh – Nguyễn:

Anh nghĩ gì sau lần trận đánh

Máu Việt Nam lẫn sỏi Việt Nam

Mã tấu lưỡi lê dao dài lựu đạn

Mảnh quê hương vùng Á châu buồn

(Tình tự - Chu Vương Viện)

Do cách nhìn chiến tranh có tính đơn tuyến như vậy, quê hương đất nước không còn là đối tượng của yêu thương và gìn giữ mà chứa chất đầy hiểm họa Biên cương không phải là mảnh đất thiêng liêng đáng ôm ấp và ca ngợi Biên cương vẫn là nơi xa xôi, lạ lẫm Trong tư duy của đa số các nhà thơ miền Nam chế

độ Việt Nam Cộng hòa, chiến tranh 1965 – 1975 là một nỗi đau, là tai ương trời giáng xuống để hành hạ những con người nhỏ bé đáng thương Có nhà thơ đã xám hối khi bước vào quân ngũ, sống cuộc đời quân ngũ Khi thấm cái gian khổ, cái

Trang 39

đau thương cuộc đời người lính vác khẩu súng nặng trên vai, người lính như nhận

ra cái sự thực cay đắng của cuộc đời mà trước đây anh không thể nào hiểu được

Cái tâm trạng ấy hoàn toàn ngược với cái tâm trạng hồ hởi trong thơ miền Bắc cùng thời kỳ Cái quan niệm văn học nghệ thuật là một thứ vũ khí, quan niệm “tiếng hát át tiếng bom” đã phần nào hạn chế những cảm xúc bi ai,

thương đau Mới suy nghĩ về Vòng trắng, Khăn tang trên đầu như một số không (Phạm Tiến Duật) hay trăn trở về cái Sẹo đất do hố bom để lại trên

mặt ruộng (Ngô Văn Phú) thì dư luận báo chí đã ồn lên như những vụ xì – căng – đan gây tai nạn chết người Thơ phải là bài ca kêu gọi ra trận tràn đầy tính lạc quan, tính chiến đấu Dĩ nhiên, đó không phải hoàn toàn là sự cưỡng bức, sự bắt buộc của lý luận, của kiểm duyệt mà chính là tiếng lòng của các nhà thơ, ý chí và tâm sự của chính các nhà thơ đã tạo nên những câu thơ như thế: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu); “Xóm dưới làng trên, con trai con gái/ Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau/ Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội/ Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu” (Chính Hữu); “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật);

“Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn” (Hoàng Nhuận Cầm) Nhưng đó là một loại thơ khác, một phương pháp sáng tác khác: Thế giới quan Mác – xít

và phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa

2.2 Hiện thực đời sống chiến trường

Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kì chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất ác liệt, dữ dội, những hi sinh gian khổ của con người Việt Nam trong chiến tranh Về phương diện này có thể xem thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một dòng thơ giàu

có, chi tiết, cụ thể, sống động Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn, đầy phức tạp của đời sống chiến trường

Trang 40

2.2.1 Hiện thực mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca

Trong nhu cầu thiết yếu của lịch sử, thơ ca ngoài việc phản ánh đời sống hiện thực của con người còn có nhiệm vụ cao quý hơn là phục vụ cách mạng Vì thế không riêng gì Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu,

mà tất cả các nhà thơ khác đều sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca đóng vai trò chủ đạo trong các tác phẩm Thơ ca chống Mỹ biểu hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống, về thắng lợi của hiện tại và tin tưởng vào tương lai Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái Có thể nhận thấy rằng, khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca trong thơ kháng chiến chống Mỹ luôn mang cảm hứng lịch sử, thời đại, dân tộc Đó là cái tôi mang

sứ mệnh lịch sử Chẳng hạn, trong thơ xưa chia li là nhuốm màu sắc u buồn, thê lương, ảm đạm “Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm

màu quan san?” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), “Hoàng hôn đầy trong mắt trong” (Tống biệt hành – Thâm Tâm),… thì trong thơ cách mạng, chia li lại

là chia li màu đỏ, màu của lý tưởng, dồn nén tình cảm riêng, tất cả vì nghĩa

lớn “Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ/ Tươi như cánh nhạn lai hồng” (Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ) Tình yêu đôi lứa hòa lẫn trong tình yêu rộng

lớn – tình yêu đất nước “Nhớ nhau anh gọi: Em, đồng chí/ Một tấm lòng trong

vạn tấm lòng” (Núi đôi – Vũ Cao) Cao đẹp nhất là ý thức mình được hòa

vào nhân dân: “Con gặp lại Nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đón giêng hai

chim én gặp mùa” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975), Phạm Tiến Duật nổi bật với những tác phẩm viết về chiến tranh Đây là thời kỳ anh viết khỏe và tốt nhất, tạo được dấu ấn riêng trên thi đàn văn học Bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến đã được anh khắc họa, mô tả chân thực, sống động Có thể nói, sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã mang đến cho nền thơ Việt Nam sinh khí mới, góp phần cổ vũ tinh thần cho những con người đang trực chiến nơi tiền tuyến

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote. Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1964 Khác
2. Vũ Tuấn Anh. Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 – 1975. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 Khác
3. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học. NXB ĐHQG, Hà Nội, 2004 Khác
4. Ngô Vĩnh Bình. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Tạp chí Nhà văn, 12.2001 5. Phạm Quốc Ca. Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000. NXB Hộinhà văn, Hà Nội, 2003 Khác
6. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 Khác
7. Phạm Tiến Duật. Tuyển tập thơ một chặng đường. NXB Quân đội, Hà Nội, 1994 Khác
8. Phạm Tiến Duật. Vừa làm vừa nghĩ. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1996 Khác
9. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1996 Khác
10. Nguyễn Đăng Điệp. Giọng điệu trong thơ trữ tình. NXB Văn học, Hà Nội, 2002 Khác
11. Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo Dục, 1999 Khác
12. Hà Minh Đức. Một thế kỷ thơ Việt Nam (1900 – 2000). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012 Khác
13. Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974 Khác
14. Vu Gia. Người đánh rơi kỷ niệm dọc đường. Báo Sài Gòn Giải Phóng 15. Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1973 (Ban chung khảo),Văn nghệ số 10, 1973 Khác
16. Nguyễn Văn Hạnh. Chuyện văn chuyện đời. NXB Giáo Dục, TPHCM, 2004 Khác
17. Trần Mạnh Hảo. Nguyễn Đức Mậu – cuộc chiến tranh chưa kết thúc. Văn hóa văn nghệ công an số 12, 1998 Khác
18. Trần Mạnh Hảo. Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 4 năm 1996 Khác
19. Lưu Hiệp. Tinh hoa lý luận cổ điển Trung Hoa. NXB Văn hóa thông tin, 1997 Khác
20. Iu.M.Lotman. Cấu trúc văn bản nghệ thuật. NXB ĐHQG, Hà Nội Khác
21. Jean Chevalier và Aliem Geerbrant. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, 1997 Khác
22. Phạm Khải. Người gặp trong ngày thơ đọc trong đêm - Phê bình chân dung văn học. NXB Văn học, 1992 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w