Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu lấy tên khai sinh là bút danh, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948, tại làng Vị Khê, xã Nam Điền, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà (Nam Định ngày nay). Quê hương Nguyễn Đức Mậu là làng quê đồng bằng Bắc bộ nghèo như bao làng quê chiêm trũng khác, đã hứng chịu biết bao biến động của lịch sử, bao khắc nghiệt của thiên nhiên và bao tấn bom đạn của kẻ thù trong chiến tranh. Nguyễn Đức Mậu sinh ra trong một gia đình trung nông lớp dưới nhưng cha lại là người rất ham học và say mê văn chương. Ngay từ nhỏ, cuộc sống gia đình vốn gắn bó với đồng ruộng đã tôi luyện ở Nguyễn Đức Mậu một niềm say mê với đất đai và sự nhạy cảm với con người, thiên nhiên, đất nước… Anh còn được thừa hưởng truyền thống văn hóa, tinh thần yêu nước cách mạng của gia đình.

Say mê sống và say mê sáng tạo, Nguyễn Đức Mậu là người đam mê thơ ca từ thủa ấu thơ. Ngay từ nhỏ anh đã làm thơ và có tác phẩm đăng báo. Mười bảy tuổi lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã có mặt trong đội hình sư đoàn chủ lực trong chiến tranh, sư đoàn 312 anh hùng.

29

Nguyễn Đức Mậu đã phải sống những tháng ngày gian khổ, đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết. Bước chân của anh từng lăn lộn ở hầu khắp các chiến trường đầy gian khổ, ác liệt: Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào), Quảng Trị, Khe Sanh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Sài Gòn. Tuổi trẻ của anh đã thuộc về ký ức chiến tranh. Những thử thách đó như lửa thử vàng càng làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng kiên định trong tâm hồn nhà thơ. Cuộc đời chiến sĩ cùng với năng khiếu thơ bẩm sinh, sự nghiệp thơ ca của anh thực sự được bắt đầu trong những tháng ngày chiến đấu. Nguyễn Đức Mậu đã biết chắt lọc từ trong khói lửa, trong hi sinh mất mát những vần thơ mang âm hưởng sử thi hào hùng. Nói đến duyên thơ của Nguyễn Đức Mậu không thể không nhắc đến sự song song và thống nhất của con đường văn nghiệp và con đường binh nghiệp. Những năm đầu sáng tác trực tiếp trên chiến trường về đề tài người lính và chiến tranh, thơ của Nguyễn Đức Mậu được đăng nhiều trên các tờ báo: Văn nghệ, Văn nghệ quân đội… và được nhiều người biết đến. Nhưng phải đến khi Nguyễn Đức Mậu thắp nén nhang bằng thơ cho những người đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường và cho cả cuộc chiến tranh đẫm máu qua bài thơ “Nấm mộ và cây trầm”, bài thơ như một nét chấm phá mới lạ điểm trong thơ anh, thì tên tuổi của Nguyễn Đức Mậu gây được sự chú ý. Anh trở thành một nhà thơ khoác áo lính. Ý thức được vai trò và trách nhiệm cao cả của một “nhà thơ cầm súng”, Nguyễn Đức Mậu gắn mình vào cuộc sống chiến đấu và lao động sáng tạo để nâng mình ngang tầm thế hệ. Anh kết hợp tay súng với ngòi bút để làm vũ khí chiến đấu, cổ vũ chiến đấu. Những kỷ niệm về chiến tranh và cuộc sống chiến đấu in đậm trong tâm hồn nhà thơ. Đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bằng sự nhạy cảm và chất thi sĩ trời phú, nhà thơ đã có nhiều tác phẩm xúc động về người lính, về chiến tranh. Theo dấu chân người lính, Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống chiến trường, trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm. Hòa bình lập lại anh trở về công tác tại ban thơ Báo Văn nghệ quân đội cho đến nay. Năm 1982 anh theo học trường Viết văn

30

Nguyễn Du khóa I. Trường học là sự trau dồi tài năng nghề nghiệp để rồi những vốn sống thực tế đầy ắp trong chiếc ba lô cũ sờn kia chưa có điều kiện bộc lộ hết giờ có thêm sức mạnh bật ra trọn vẹn hơn. Viết về chiến tranh như dữ dội và đau đớn hơn. Đến nay, với trên hai chục đầu sách gồm cả thơ, văn, tác phẩm viết cho thiếu nhi,… tất cả đã cho thấy Nguyễn Đức Mậu có một sức sáng tạo thật dồi dào. Đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bằng sự nhạy cảm và chất thi sĩ trời phú, nhà thơ đã có nhiều tác phẩm xúc động về người lính, về chiến tranh. Theo dấu chân người lính Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống chiến trường, trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm.

Hiếm có nhà thơ giành được nhiều giải thưởng văn học có giá trị như anh, từ giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972 -1973 đến 4 giải thưởng Bộ Quốc Phòng năm 1989, 1994, 2004, 2009; 2 giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1993, 1999. Anh là nhà thơ thứ năm giành giải thưởng ASEAN năm 2001(sau Tố Hữu, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khải) và giải thưởng Nhà nước năm 2002.

 Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001

 Giải thưởng văn học Asean năm 2001

 Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1972-1973

 4 giải bộ Quốc phòng (1989, 1994, 2004, 2009)

 2 giải Hội nhà văn (1993, 1999)... và một số giải thưởng văn học khác.

Tác phẩm chính:

Thơ :

-Thơ ngƣời ra trận (In chung cùng Vương Trọng, 1971) - Cây xanh đất lửa (1973)

- Áo trận (1973)

- Mƣa trong rừng cháy (1976)

- Trƣờng ca sƣ đoàn (Trường ca, 1980) - Hoa đỏ nguồn sông (1987)

31 - Từ hạ vào thu (1992)

- Bão và sau bão (1994)

- Cánh rừng nhiều đom đóm bay (1998) - Bầy chim màu lá vàng ( 2004)

- Thơ lục bát (2007)

- Mở bàn tay gặp núi (Trường ca, 2008) - Từ trong lòng cuộc chiến (2010)

Truyện ngắn, phê bình và tiểu thuyết:

- Con đƣờng không quên (Truyện ngắn, 1984) - Ở phía rừng Lào (Truyện vừa, 1984)

- Tƣớng và lính (Tiểu thuyết, 1990) - Chí Phèo mất tích (Tiểu thuyết, 1993)

- Con đƣờng nhiều tơ nhện giăng (Tập truyện ngắn, 2001) - Niềm say mê ban đầu (Tiểu luận phê bình, 2010)

32

CHƢƠNG 2: CÁI NHÌN CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)