Sự khốc liệt của chiến tranh

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Sự khốc liệt của chiến tranh

Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kỳ chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng. Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất dữ dội, ác liệt, những hy sinh gian khổ của con người Việt Nam trong chiến tranh. Về

42

phương diện này, có thể xem thơ trẻ chống Mỹ là một dòng thơ giàu có chi tiết cụ thể, sống động. Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn của đời sống chiến trường. Sống giữa chiến trường, những nhà thơ trẻ đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt của chiến tranh nên có thể nói, họ đã ghi lại một cách đầy đủ về quang cảnh chiến trường Trường Sơn. Có những sự thật trần trụi tưởng chừng như vô lí ở Trường Sơn cũng được các tác giả ghi lại :

Cây lá thiếu màu xanh Rừng hoang thừa tiếng nổ

(Trƣờng ca sƣ đoàn - Nguyễn Đức Mậu)

Không phải là người đứng ngoài để tưởng tượng về chiến tranh nữa, các nhà thơ trẻ đã thực sự sống giữa chiến trường. Cái thế mạnh của người trong cuộc này đã tạo nên những vần thơ giàu chi tiết chân thực:

- Đây Quảng Trị lần đầu ta gặp Bom B52 cắt dọc đội hình

- Dọc triền sông súng nổ đêm ngày - Sau trận đánh ta còn nghe súng nổ

- Bom dội từ trời sâu, đạn nổ dưới chân trời.

(Trƣờng ca sƣ đoàn - Nguyễn Đức Mậu)

Với Phạm Tiến Duật, là một nhà thơ vừa cầm súng vừa cầm bút, anh đã bao quát hết mọi góc cạnh của cuộc chiến, kể cả sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh đối với đời sống con người. Ở thơ anh, người đọc sẽ bắt gặp rất nhiều những hình ảnh về những hiểm nguy mà người lính trải qua. Có khi anh miêu tả một cách rõ ràng, cụ thể từng chi tiết, nhưng có khi lại ẩn đi đằng sau lời nói của nhân vật về tính ác liệt của cuộc chiến. Điển hình là Bài thơ về

tiểu đội xe không kính. Hàng loạt điệp từ được anh sử dụng: không có 5 lần,

nhìn 5 lần, như là một minh chứng cho hiện tại, không nhưng lại là có. Chiến tranh là thế đấy, tất cả mọi thứ đều bị thiêu hủy, ngay cả mạng sống của con người cũng được tính từng giờ, từng phút:

43

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

… Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước

Mỗi nhà thơ đều có cách thể hiện sự vật, hiện tượng theo cảm nhận cá nhân. Có người nhìn chiến tranh ở góc độ nhân văn. Có người nhìn ở góc độ tiến trình lịch sử. Nhưng dù đặt ở góc nhìn nào thì cũng phải nằm trong quy luật vận động, phát triển của văn học và điều tất nhiên là phải gắn với đời sống con người, dân tộc. Hình ảnh chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật đều hiền lên rất cụ thể, chi tiết, không hề che giấu, thậm chí tỉ mỉ đến cả những nguy hiểm đe dọa tính mạng con người trên Trường Sơn. Bằng sự quan sát tinh tế, ngòi bút đầy bản lĩnh và trực diện, anh đã xây dựng lên nhiều hình ảnh cụ thể, mặt ác nghiệt, tàn bạo của chiến tranh qua những vần thơ hào hùng của mình:

Chúng lao xuống nơi nao Loe ánh lửa,

Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.

(Lửa đèn – Phạm Tiến Duật)

Với Hữu Thỉnh làm thơ là cách tốt nhất để anh ghi lại những hình ảnh, những màu sắc, những thanh âm đa dạng của cuộc đời. Cũng chính vì thế người đọc dễ dàng nhận thấy thơ anh là tấm gương phản ánh chân xác cuộc đời thực, là “cuốn sử” bằng thơ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là sự khốc liệt của chiến tranh, là lai lịch các tâm hồn, là những số phận điển hình trong nhân dân. Viết về Trường Sơn những năm tháng chiến tranh dữ dội:

Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét

(Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh)

Anh đã hòa tiếng thơ của mình vào cảm hứng chung của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến, sáng tác thơ chống Mỹ vì thế mà rắn rỏi, hiện thực và mang tầm khái quát lớn lao. Những tháng ngày “xẻ dọc Trường Sơn” được

44

đong đầy trong thơ anh. Sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong những năm mưa bom bão đạn đã được ngòi bút của Hữu Thỉnh phản ánh một cách chân thực và sinh động. Đó là một cuộc chiến đấu gian khổ, đầy cơ cực, luôn phải đối mặt với sự rình rập của kẻ thù, với sự khó khăn thường trực đang ngày đêm diễn ra giữa rừng núi Trường Sơn:

Khi bản Đông thành một nấm mồ

Những hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác: -Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giáp Của đối phương lại áp đảo như đây

(Sau trận đánh – Hữu Thỉnh)

Sống giữa chiến trường, Nguyễn Đức Mậu đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt nhất của chiến tranh. Gắn bó, lăn lộn nhiều năm ở rừng Trường Sơn, anh đã ghi lại những hình ảnh đầy chân thực. Sự khốc liệt trong thơ Nguyễn Đức Mậu không chỉ được khắc họa bó hẹp trong bối cảnh chiến trường mà còn được mở rộng tới hậu phương, vùng địch tạm chiếm hay cả ở những vùng địa hình khốc liệt:

Khẩu pháo không một ngày mặc áo Đồi thông vàng che giàn tên lửa Trận địa súng trường ở cao, đào sâu Lưng rồng tỏa ra ngang dọc chiến hào

(Trận địa trên lƣng rồng)

Tưởng như ngay cả thiên nhiên và cảnh vật cũng không được một ngày nghỉ ngơi bởi sự tàn phá của chiến tranh. Cảnh vật thiên nhiên được nhà thơ khắc họa theo chiều dài của chiến trường:

Cây thông cháy đứng lên làm cột số Vết dao anh khắc gỗ vẫn còn đây Những con số thơm thơm dòng nhựa Hương nồng nàn hơi ấm bàn tay

45

Tiếng bom, tiếng gầm rú của máy bay, những luồng pháo sáng điểm hỏa, tiếng còi báo động,… luôn hiện diện trong thơ Phạm Tiến Duật những năm chống Mỹ. Không nhà thơ nào lại mô tả những thanh âm đó một cách sống động và trần trụi đến vậy “Nghe bom dội đêm ngày/ Âm ỉ tiếng tàu bay”. Từng mảnh đất quê hương rên xiết, đau thương dưới những trận mưa bom thảm khốc, tiêu diệt cả mầm xanh non tơ “Nghe cây ầm ầm đổ/ Cốc chén chẳng nằm yên/ Lung lay cả ngọn đèn/ Tiếng bom như tiếng thú” (Tiếng bom ở Seng Phan). Anh từng quan niệm “Thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến đời thì thua xa một cái máy tính” (Vừa làm vừa nghĩ). Chính vì thế thơ anh thường đi ra ngoài, hướng đến vẻ đẹp đời sống nhất là nơi chiến trường, cái đẹp của cuộc sống sôi động vừa chiến đấu vừa sinh hoạt dưới tầm đại bác, dưới tiếng bom rơi, đạn nổ. Không khí dữ dội, ác liệt của chiến trường đi vào từng trang thơ của anh nóng bỏng và sôi sục. Anh từng chứng kiến cảnh những chiếc xe từ trong bom rơi vẫn cứ chạy về hướng Nam, băng qua những công trình ngoằn nghèo trên mặt đất, dưới những tàn cây đổ tơi bời đầy hố bom. Trường Sơn bấy giờ là trọng điểm ném bom chính của giặc.

Sự tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự tàn bạo của kẻ thù đang muốn biến mảnh đất Việt Nam thành một bãi chiến trường không có sự sống, mà chỉ có tan hoang đổ nát, chỉ có mịt mù khói lửa bom đạn. Hữu Thỉnh đau xót trước cảnh mất mát, tàn phá, hủy hoại của bom đạn kẻ thù, nỗi đau như thể một phần máu thịt của anh bị cắt rời:

Con đường qua tháng năm Núi đau lở đá, rừng bầm tận cây

(Trƣờng Sơn trong vƣờn – Hữu Thỉnh)

Hữu Thỉnh đã miêu tả chân thực những hình ảnh đau thương tàn phá của bom đạn giặc Mỹ trút xuống quê hương, đồng đội. Anh đau đớn khi phải chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu của kẻ thù: “Dòng suối xác một người đồng chí/ Bị chặt đầu/ Chân còn dép – chân không”. Cuộc kháng chiến

46

ngày lại ngày phải đối mặt với sự khốc liệt, sự hi sinh, tàn phá của kẻ thù được nhà thơ phác họa rất sinh động qua hình ảnh:

Giặc đổ quân sau rừng Ủi và đốt

Cây thở dài trên đất Tàn bay tung

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Thực tế chiến trường là mảnh đất khốc liệt, người lính cũng như cả dân tộc không còn con đường nào khác ngoài con đường “tiến thẳng mà thôi”, sự khốc liệt ấy là những gian nan, nghiệt ngã của cả dân tộc trong chiến tranh:

Lòng sông quặn đau thắt mấy năm rồi Đôi bờ, đôi bờ đạn bom thù cào xé Giặc Pháp rút nhưng còn đây giặc Mỹ Sông trăm lần bầm tím vết thương sâu … Tiếng trẻ khóc khản nơi bản vắng Tiếng gió mang mùi lúa cháy trên nương

(Nhịp cầu sông Nậm Ô – Nguyễn Đức Mậu)

Chiến tranh tàn phá khốc liệt, không chỉ người lính anh dũng trên chiến trường, những anh nuôi, những người mẹ, người cha phải hứng chịu mà cả các em nhỏ thơ ngây cũng phải chịu đựng và hãi hùng. Những năm sống và chiến đấu nơi chiến trường biên giới Lào, Nguyễn Đức Mậu đã từng chứng kiến cảnh:

Lửa chiến tranh ném xuống buôn làng Trẻ con da vàng phải ở rừng nằm đất Tuổi thơ nào không biết mặt cha Giọt sữa mẹ loang dòng máu xót

47

Nguyễn Đức Mậu còn khắc họa sự khốc liệt của chiến tranh nơi biên giới đất nước:

Đồng Lộc những ngày chiến tranh khốc liệt Mũ sắt nhấp nhô khắp các ngọn đồi

Cây cháy trụi, con đường cháy trụi

Những khẩu pháo, những dáng người xạm khói

(Khúc bi tráng ở ngã ba Đồng Lộc – Nguyễn Đức Mậu)

Sự đối mặt không cân sức giữa một bên là cường quốc số một, luôn luôn áp đảo, bao vây bằng những trang thiết bị hiện đại, bằng những cuộc càn quét đẫm máu:

Giặc đổ xuống ba tiểu đoàn “trâu điên” Bò theo chúng hai hàng máy ủi

Trận đánh lại bắt đầu mới nguyên Súng lại nổ như chưa từng ác liệt

(Trƣớc mặt là Tổ quốc – Hữu Thỉnh)

Với một bên là dân tộc Việt Nam nhỏ bé, mà hành trang của họ không có gì ngoài niềm tin, lòng tự hào và một trái tim yêu nước dù cho bao khó khăn, gian khổ:

Những cơn khát bặm môi vào bẹ chuối Hiện lên

Những dấu gậy cơn sốt rừng run bắn Hiện lên

Những giọt mồ hôi ròng như nến chảy Hiện lên…

(Trƣớc mặt là Tổ quốc – Hữu Thỉnh)

Những câu thơ của ba nhà thơ chiến sĩ đã phần nào giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, cụ thể hơn sự tàn bạo của giặc và sức hủy hoại tàn phá của chiến tranh. Ngày nay, tuy “cuộc chiến tranh đã lấp chìm trong cỏ” nhưng người lính trở về sau chiến tranh trái tim họ còn “nhói buốt mảnh bom găm”. Bởi vậy, mà mỗi trang thơ viết về chiến tranh của các anh luôn đầy ám ảnh, nhức nhối.

48

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)