Trường ca

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Trường ca

“Bản thân thi liệu của cuộc sống cùng với nội dung, tính chất hiện thực của đời sống buộc nhà thơ phải tìm đến một phương thức thể hiện tương ứng của nó. Từ sau 1975, nhiều nhà thơ trẻ đã tìm đến với thể loại trường ca” [6, tr.376].

Năm 1997, khi biết ở Thái Bình có hàng trăm sư nữ vốn là cán bộ, chiến sĩ thanh niên xung phong thời chống Mỹ, Phạm Tiến Duật đến tận nơi rồi viết Trƣờng ca Tiếng bom và tiếng chuông chùa. Ta hãy nghe: Nhưng tại sao, tại sao họ lại đi tu - Những đồng đội của anh, của tôi, tại sao lại thế - Chẳng lẽ trong trái tim chúng ta, chẳng nhẽ - Không còn chỗ nào cho đồng

91

đội nữa hay sao? - Chẳng lẽ trong xóm mạc kia, không có một nơi nào - Đủ hơi ấm cho những người mấy chục năm ra trận? - Chẳng lẽ cuộc đời này quá nhiều lận đận - Để những anh hùng mệt mỏi nghỉ rồi sao?... Dưới mái chùa kia là bóng mát u trầm - U uẩn, u mê, u minh và u uất nữa - Tìm đến nơi Phật ở - Người đời dễ nhớ mái chùa, đâu dễ nhớ nhà sư - Sư mặc áo vàng, áo nâu là tự ngàn xưa - Chẳng khi nào pha sắc xanh bộ đội - Anh muốn hỏi và tôi muốn hỏi - Chỉ màu chiều tím biếc trả lời thôi.

Từ các sư nữ Thái Bình, Phạm Tiến Duật nhớ và viết về đồng đội: Hình như một lớp người thuộc thế hệ các anh đều thế - Đã từng lấy vợ mà không được làm chồng - Đã từng có con mà không được làm bố - Việc vất vả thay là phải làm một anh hùng! v.v... Rõ ràng, “tâm chấn” Trường Sơn của Phạm Tiến Duật không dừng lại, những năm tháng Trường Sơn luôn day dứt trong anh sau những ngày hòa bình. Có thể nói, Trƣờng ca Tiếng bom và tiếng chuông chùa là nỗi lòng suy tư, khôn nguôi của nhà thơ về Trường Sơn một thời đạn lửa.

Trường ca Đƣờng tới thành phố của Hữu Thỉnh như cuốn nhật ký

ghi lại cảm xúc và suy nghĩ trên con đường dẫn tới thành phố cũng là con đường đến với ngày non sông thống nhất của một chiến sĩ Giải phóng quân binh chủng Tăng thiết giáp. Khi viết Đƣờng tới thành phố, bút lực của Hữu Thỉnh thật sung mãn. Cấu trúc từng chương, từng khúc nhỏ trong chương đó, vừa có hình tượng thơ độc lập, lại có những liên kết với nhau, tạo thành chỉnh thể lớn của trường ca. Ngôn ngữ thơ giàu xúc cảm và cũng phong phú chi tiết sống: Gạo chỉ mang đủ mười ngày/ Còn dành mang súng/ Còn mang thuốc/ Còn mang bao nhiêu tai biến dọc đường... Nhiều khi, qua một chi tiết sống có phần đau thương, xúc cảm thơ trào dâng một vẻ đẹp cao cả, như chi tiết những người lính thêu họ, tên, đơn vị mình lên ngực áo, để có thể: Người ta tìm áo báo tin cho mẹ/ Nếu chẳng may anh ngã xuống nơi đâu/ Đến cái chết đã chẳng cần giấu giếm/ Trái tim anh càng đập ngang tàng...

92

Sau trường ca Đƣờng tới thành phố được dư luận bạn đọc và đồng nghiệp đánh giá cao, Hữu Thỉnh tiếp tục âm thầm đi vào cuộc chuẩn bị cho một trường ca mới. Đó là Trƣờng ca biển khởi sự từ 1981, và hơn mười năm sau, anh mới sửa chữa lại, rồi xuất bản năm 1994. Cũng xin nói thêm, bài thơ dài Sức bền của đất mà báo Văn Nghệ trao tặng giải Nhất cuộc thi thơ 1975- 1976 (cùng bài thơ Chuyến đò đêm giáp ranh) là một trường ca, Hữu Thỉnh viết trước cả trường ca Đƣờng tới thành phố. Trong Trƣờng ca biển, Hữu Thỉnh vẫn sáng tạo được những câu thơ rất giàu mỹ cảm, như những câu thơ mô tả những người lính đảo trên bãi cát mép đảo: Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà/ Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững/ Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa... Hoặc những câu trữ tình về cuộc đời người mẹ trong quá khứ buồn khổ: Mẹ đành gọi bán lúa non/ Liềm hái buồn quang gánh cũng buồn... / Rơm rạ sang khói bếp nhà người.

Trƣờng ca biển có một tầm vóc đích thực của nó. Nó càng có giá trị hiện hữu với hôm nay hơn bao giờ hết, khi gần đây, cả nước đang đồng lòng, dốc sức hướng ra biển đảo trong chiến lược bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Với 6 chương được cấu trúc: Đối thoại biển,Cát, Tự thuật của ngƣời lính, Đất này, Hóa thạch những dòng sông, Bão biển, Trƣờng ca biển nếu nhìn theo góc độ tài nguyên “rừng vàng biển bạc” thì có cấu trúc của 6 kho tàng biển (lục khố). Nếu nhìn theo âm nhạc thì đây là một tổ khúc giao hưởng mà ở giữa các chương có những đoạn chuyển tiếp qua các Lời sóng từ 1 đến 5.

Đọc Trƣờng ca biển của Hữu Thỉnh, ta thấy chứa chất những ngẫm nghĩ đáng giá, đáng quý về vùng biển thân yêu của Tổ quốc, chứa chất những biến ảo về thi pháp mà tác giả muốn gửi vào đấy bằng toàn bộ dụng công khi vắt kiệt cảm xúc của mình. Nghe vang lên từ chữ nghĩa dạt dào cả một tổ khúc giao hưởng như Trƣờng ca biển, chúng ta mới thấm thía hết những gì phải ứng xử khi hội nhập toàn cầu trong một thế giới mới đầy biến động.

93

Với ý nghĩa lớn lao đó, thiết nghĩ trong hôm nay, Trƣờng ca biển nên được tái bản, được làm quà tặng trao cho tất cả những người lính biển đảo như trao thêm cho họ một niềm tin, một chỗ tựa như những lời kinh, lời ru của Mẹ Việt Nam để tất cả họ có thể đứng vững trước mọi sóng gió, mọi mưu toan thâm độc. Đấy là sức mạnh của tác phẩm này, một người bạn lớn đồng hành cùng những người lính biển đảo hôm nay…

Nguyễn Đức Mậu cũng dùng trường ca để tổng kết chiến tranh, phản ánh những bức tranh hiện thực rộng lớn của cuộc kháng chiến như: Trƣờng ca sƣ đoàn, Trƣờng ca Côn Đảo. Chính vì dung lượng đồ sộ với cảm hứng mãnh liệt, mang đậm chất sử thi, nội dung hoành tráng, âm điệu hào hùng, có khả năng ôm chứa nhiều hình thức thể loại khác nhau, nên hai bản trường ca sử dụng rất nhiều thể loại thơ khác nhau: thơ lục bát, thơ tự do…

Tính chất tổng hợp của Trƣờng ca sƣ đoàn, Trƣờng ca Côn Đảo

không chỉ ở phương thức thể hiện, ở liên tưởng đa dạng phong phú mà còn ở sự biến hóa linh hoạt của câu thơ cùng với ngôn ngữ thơ đa giọng điệu. Người đọc không rơi vào cảm giác nhàm chán khi đọc Trƣờng ca sƣ đoàn nhờ câu thơ liên tục thay đổi, giọng thơ không rơi vào độc thoại cảm xúc một chiều. Chúng ta có cảm giác thú vị đôi khi quên đi hình thức của câu thơ, chăm chú theo dõi diễn biến của tình cảm, cảm xúc mà không nghĩ rằng chính sự thay đổi hình thức tạo nên điều đó. Các thể thơ dân tộc như lục bát, bảy chữ, năm chữ, được đặt cạnh các thể thơ hiện đại khác như thơ tự do, thơ văn xuôi, tạo không khí riêng cho từng đoạn, từng khúc và cho cả trường ca. Ở Trƣờng ca sƣ đoàn, thơ lục bát được dùng ở những khúc tâm tình, những khúc hát ru, những suy tư về nhân dân, đất nước, về những điều gần gũi thân thương… thể thơ 4 chữ, 5 chữ lại thường dễ diễn tả hành động khẩn trương, những nhịp gấp của cảm xúc. Thơ tự do, thơ văn xuôi biến đổi linh hoạt khi thì kể chuyện, khi lại diễn tả cảm xúc. Nhịp thơ nhanh, gấp như những thước phim, nhà thơ đã tạo được ấn tượng hùng mạnh của đoàn quân ra trận, bao đau thương địch đã

94

reo rắc cho dân tộc ta, những bước cản người lính gặp suốt dọc đường chiến đấu. Ngoài ra nhịp đều của thơ 7 chữ giúp Nguyễn Đức Mậu có được nội dung phản ánh mới trong một hình thức cũ.

Sự thay đổi liên tục câu thơ kéo dài theo hệ quả tất yếu là ngôn ngữ thơ cũng biến đổi. Là một bài thơ dài, trường ca sẽ rơi vào nhàm chán nếu chỉ sử dụng đều đều một giọng thơ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của các thể thơ không mất đi hơi thở dân tộc nhờ những thể thơ truyền thống nhưng vẫn hiện đại, mới mẻ nhờ những câu thơ tự do. Truyền thống và hiện đại, hiện thực nhưng giàu chất thơ, giàu chi tiết cụ thể mà vẫn khái quát là điểm cần ghi nhận ở trường ca của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu.

3.2. Biểu tƣợng

3.2.1. Khái niệm biểu tượng

Biểu tượng đã trở thành một thuật ngữ của mỹ học, lý luận học và ngôn ngữ học. Một tác phẩm văn học muốn sống mãi với thời gian không thể không tự xây dựng cho mình thế giới biểu tượng bởi xét cho cùng văn học chính là cuộc sống, văn học sẽ tái hiện lại cuộc sống bằng biểu tượng nghệ thuật và nhiệm vụ của biểu tượng là làm cho cuộc sống hiện lên như thật. Khi nói về biểu tượng người ta hay quan tâm đến nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp hay nói cách khác là nghĩa đen hay nghĩa bóng của biểu tượng. Theo nghĩa đen, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa bóng, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một hình thức nghệ thuật nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng, hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời. Jean Chevalier và Aliem Geerbrant cũng đã chỉ ra biểu tượng “tiết lộ mà che dấu, che dấu mà tiết lộ” [21]. Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể sinh động, gợi cảm nhưng mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Các từ ngữ thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung cảm xúc khái quát. Biểu tượng mang

95

tính đa nghĩa, tính văn hóa truyền thống. Biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, của tâm lý, quan niệm dân tộc và thời đại, nhiều loại biểu tượng mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Nhờ có tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt phong phú, sâu rộng hơn so với ngôn ngữ thông thường.

3.2.2. Một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu Nguyễn Đức Mậu

3.2.2.1. Biểu tượng ngọn lửa, ngọn đèn

Thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu có hệ thống hình ảnh mang tính chất biểu tượng, chúng có những ý nghĩa khái quát cao. Vẫn xuất phát từ các biểu tượng, các mẫu gốc đã có trong thơ ca nhưng các anh có nhiều khám phá, phát hiện riêng, bổ sung cho chúng những nét nghĩa mới, khiến chúng giàu ý nghĩa hơn. Trong thơ các anh có khá nhiều hình ảnh mang tính chất biểu tượng như: lửa, ngọn đèn, rừng, con đường, cỏ, cây súng, hầm, chiến hào…

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thường xuyên gặp lửa và ánh sáng, nhưng ở mỗi hoàn cảnh, chúng lại mang một ý nghĩa, một sắc thái thẩm mỹ khác nhau. Khi ta thấy lửa đèn, ánh lửa (lửa que diêm, lửa đèn dầu, lửa đèn hàn, lửa bếp…) thì ta gặp ở đó một sức sống âm thầm, lặng lẽ mà hết sức mãnh liệt, bền bỉ.

Hình ảnh lửa đèn trong bài thơ cùng tên là một hình ảnh đa nghĩa và nó biểu tượng cho sức mạnh, cho truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc. Ngọn lửa ấy có từ thời hoang sơ, được truyền từ đời này qua đời khác. Như một nguồn mạch chảy mãi, được nuôi dưỡng trong lòng dân tộc, ngọn lửa ấy còn vận động, biến hóa mang tính chất biểu tượng cho sự sống, sự tồn tại vĩnh hằng. Dưới mưa bom bão đạn, lửa vẫn âm thầm cháy trong lòng đất nước. Lửa đèn được thắp trên từng nhành cây, kẽ lá. Lửa vẫn cháy lên trong ống nứa, trong “lòng trái núi”, khi cần thì lửa đèn được thắp lên trên đỉnh núi,

96

trong chớp lòe ánh đạn để rồi ngày mai lửa thắp lên ngọn đèn lồng, đèn sao năm cánh, đèn kéo quân soi rõ “những người những cảnh hôm nay”, tỏa sáng đến muôn đời. Ngọn lửa bền bỉ, mãnh liệt đó chính là “lửa tim ta đấy”, nó như luôn rực cháy và tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người. Lửa có khi lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hủy diệt. Ấy là khi anh nói đến những “quầng lửa”, đến ánh sáng ma quái phát ra từ bom đạn, từ máy bay của giặc (như lũ ma trơi). Nhưng ấn tượng sâu đậm để lại trong lòng người đọc vẫn là hình ảnh lửa đèn trong sự vận động nhiều chiều, nó đã mang lại ý nghĩa biểu tượng cho sức sống của dân tộc, cho tinh thần, lẽ sống, niềm tin không bao giờ tắt của nhân dân Việt Nam anh hùng.

Sống trong một thời kỳ rực lửa – lửa của bom đạn kẻ thù, lửa của lòng căm thù giặc, lửa của tình yêu quê hương đất nước và nhiệt huyết với cách mạng - nên đọc thơ Phạm Tiến Duật ta thấy anh “nói nhiều đến lửa, chỗ nào cũng lửa, lửa trong từng câu, trong từng bài và cả ở ngoài bìa những tập thơ”, “Lửa với anh Duật là những kỷ niệm không phai nhạt, là một biểu tượng sống, là một phẩm chất làm nên cốt cách của anh… Dễ hiểu thôi vì Phạm Tiến Duật là người sống trong lửa, bước vào lửa và từ lửa lại bước ra” (Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật, tr.302).

Trong thơ Hữu Thỉnh, ngọn lửa cũng được nâng lên thành biểu tượng. Mở đầu trường ca Đƣờng tới thành phố (5 chương) là chương Ngọn lửa chiến trƣờng đã tạo dựng không gian, thời gian cho nhân vật người lính xuất hiện. Trong 21 trang thơ của chương này có đến 15 câu thơ chứa từ “lửa, ngọn lửa” và 24 lần xuất hiện từ, cụm từ liên quan đến lửa (nhóm lên, cháy, đốm tàn hoa cải, bay lên, vun cao ấm, lại hơ, chào, sưởi, ném tàn, xua muỗi, đốt lên, bập bùng thương nhớ, bớt đi nhiều khuya khoắt, đốt, chí bình yên, tìm vào tri kỷ, chín thành than đỏ, nói (lửa nói), bén, bắt vào (củi ấm), soi mặt đất mấy tầng đêm, đỏ…). Đây là ngọn lửa trong căn hầm giấu quân giữa rừng Trường Sơn những đêm chuẩn bị chiến dịch mùa xuân 1975. Ngọn lửa có

97

dáng hình cụ thể “đốm tàn hoa cải, vun cao vách đất bóng người, ném tàn xua muỗi, bập bùng” nhưng ngọn lửa còn có ý nghĩa tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, cho tình yêu Tổ quốc nồng nàn, cho niềm tin bất diệt về tương lai hòa bình, hạnh phúc của dân tộc. Mấy câu thơ “Ngọn lửa này. Và hi vọng của anh/…/ Của chúng tôi những người mới đến” láy đi láy lại như một điệp khúc. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ ấy, niềm tin và hi vọng như nguồn động lực giúp cho dân tộc ta đương đầu với khó khăn thử thách.

Ngọn lửa còn liên kết các chiến sĩ, ngọn lửa liên kết tiền phương và hậu phương, người lính với quê hương, với mẹ và em:

Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm

Ngọn lửa ấy còn là biểu tượng cho tình yêu và lý tưởng của những lứa đôi, bởi trong chiến tranh tình yêu lứa đôi luôn gắn với tình yêu đất nước, khát vọng hòa bình cho toàn dân tộc. Ngọn lửa của tình yêu chỉ tỏa sáng khi cả hai cùng chung nhịp đập và hòa chung nhịp tim với mọi người, chung tay giải phóng quê hương, và khi đó tình yêu cá nhân đã hòa vào tình yêu đất nước và hóa thành bất tử.

Hình ảnh ngọn lửa trong thơ Nguyễn Đức Mậu là hình ảnh của sự sống trường tồn, của sức mạnh dân tộc trước mưa bom, bão đạn:

Trường Sơn giờ hóa quê hương

Khói vương ngày nắng, bập bùng lửa đêm

(Chuyện nhỏ trong rừng – Nguyễn Đức Mậu)

Lửa đã trở thành một biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ các anh- những người chiến sỹ Trường Sơn có những tháng ngày sống chung với lửa.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)