Nhà thơ Hữu Thỉnh

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nhà thơ Hữu Thỉnh

Thơ Hữu Thỉnh bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mảng thơ viết về chiế n tranh của Hữu Thỉnh thấm nhuần tính chất sử thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể hiện cái tôi s ử thi của thơ ca cách mạng hiện đại. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã có nhiều thành tựu đóng góp cho thi ca chiến tranh qua những bài thơ và các trường ca khá nổi tiếng của anh gần 40 năm trước đây.

Sống và cống hiến cả tuổi thanh xuân trên nhiều mặt trận, quãng đời áo lính luôn đi cùng văn nghiệp Hữu Thỉnh. Nhập ngũ vào bộ đội Tăng Thiết Giáp lúc tuổi hai mươi sắc xuân phơi phới, kinh nghiệm sống của đời lính Tăng giúp Hữu Thỉnh “kết tủa” nên bài thơ để đời. Sau này, bài thơ của anh được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc mà cho đến nay Năm anh em trên một chiếc xe tăng đáng được xem là “Tăng Thiết giáp ca”. Cũng như nhiều thanh niên thời đại ấy, Hữu Thỉnh tham gia nhiều mặt trận trong cuộc kháng chiến

27

chống Mỹ: Đƣờng 9 – Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Tây Nguyên… Niềm tin sắt đá về lý tưởng độc lập, chiến đấu vì hòa bình dõi theo thanh niên của cả một thế hệ. Giữa bom rơi, lửa đạn, thế hệ nhà thơ, nhà văn chống Mỹ tay súng tay bút “trường chinh” với văn chương. Hữu Thỉnh cũng là một cánh chim thơ tiêu biểu của thế hệ này. Lẽ thế, cuộc đời người lính tham gia cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chính là “mảnh đất”, “kinh nghiệm sống” cho tài năng thơ ca của Hữu Thỉnh nảy mầm, thăng hoa.

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng anh đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, anh mới được đến trường. Năm 1963 anh tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá III.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ kí Hội Nhà văn Việt Nam.

28

Các giải thưởng văn học: Giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1975- 1976, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980, Giải thưởng văn học ASEAN 1999, Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1994, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001.

Hữu Thỉnh có những tập thơ và những bản trường ca sau:

Âm vang chiến hào (In chung)

Đƣờng tới thành phố (Trường ca)

Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca, thơ ngắn)

Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung)

Thƣ mùa đông

Trƣờng ca biển

Thƣơng lƣợng với thời gian

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)