Hiện thực của sự hi sinh gian khổ

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Hiện thực của sự hi sinh gian khổ

Trong những năm chống Mỹ, con người chủ động đi vào chiến trường bằng lòng tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực. Tuy nhiên, trước sức ép của kẻ thù còn phải trải qua nhiều gian khổ, cực nhọc, đói rét, bệnh tật,… và cả thử thách giữa sống và chết. Hà Minh Đức trong Thời gian và

trang sách đã nhận định đó là “cuộc đọ sức giữa hai thế lực, hai lẽ sống, hai nhân

cách trong một cuộc chiến đấu quyết liệt” [31, tr.115]. Với người Việt Nam, niềm khao khát được làm chủ đất nước, sống hòa bình, hạnh phúc luôn đặt lên vị trí hàng đầu, vì thế họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đánh đổi độc lập – tự do đó cho dù “có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải giành cho được độc lập” (Hồ Chí Minh).

Ngòi bút của Phạm Tiến Duật len lỏi vào từng góc cạnh đời sống chiến trường, niềm vui, nỗi buồn, sự khốc liệt và những hi sinh gian khổ hiện lên trong thơ anh bình dị và nhiều ý nghĩa. Trên con đường Trường Sơn lịch sử, nhà thơ đã khắc họa lại rất nhiều hình ảnh của sự hi sinh, gian khổ của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc không ít người đã vĩnh viễn ra đi, để lại thời xuân sắc của mình trên đất lửa Trường Sơn:

Mười tám đôi mươi trẻ trung là vậy Hầu hết các em không có tuổi già Không được quyền già

Các em nằm lại dọc đường ra trận

(Trƣờng ca –Tiếng bom và tiếng chuông chùa – Phạm Tiến Duật)

Trên mảnh đất mà ngày đêm bom đạn, sắt thép như trực đè bẹp con người, các anh vẫn chiến đấu, hi sinh quên mình, vẫn vượt qua chặng đường dốc đá, những cơn sốt rét buốt lòng, những trận bom ác liệt, để đối mặt với kẻ thù, với những gian nan không định trước… để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình. Hữu Thỉnh đã ghi lại hiện thực gian khổ mà người lính phải trải

49

qua bằng những hình ảnh “giấc ngủ sâu, tắm đoạn đường nóng bỏng”. Đó là sự lam lũ, tảo tần, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ:

Mẹ nén đau Giấu tờ báo tử

Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Những người lính trẻ ra trận cũng như bao lớp cha anh đã lên đường. Họ gửi lại sau lưng mình quê hương, hậu phương nơi đó có cha mẹ, có vợ con và người thân. Không thể không nhắc đến những khó khăn, gian khổ nơi chiến trường mà người lính phải đối chọi. Họ đã trải qua bao gian lao của chiến trường, phải đối mặt với bao khốc liệt của cuộc chiến đấu. Lời của người trong cuộc kể về chính mình, đồng đội mình do đó những vần thơ Nguyễn Đức Mậu viết ra mang được niềm tin và sự xúc động đến cho người đọc:

Các anh chết khi nạp đạn, chỉnh tầm, khi phất cao cờ lệnh Khi giấc ngủ, bữa ăn, khi khênh cáng bạn mình

Những dáng đứng, dáng ngồi, dáng nằm của người pháo thủ Những bàn chân giập nát, những đôi mắt mở trừng

Những mái tóc khét diêm sinh

(Khúc bi tráng ở ngã ba Đồng Lộc – Nguyễn Đức Mậu)

Con đường Trường Sơn là lộ trình hành quân của người lính với đầy những ghềnh thác cheo leo, đá núi gập ghềnh. Lộ trình vất vả này in đậm trong trái tim họ. Núi nối nhau cao lên đến tận trời khiến cho mặt đất hóa thành trời cao khi người lính hành quân lên đỉnh núi:

Những đỉnh núi đồi dài Tôi nhìn lên đỉnh núi

Tôi nhìn lên dấu chân đồng đội

Có một thời gian mặt đất hóa trời cao

50

“Hiếm thấy ở đâu như Seng Phan có đến mấy chục người tật nguyền giống nhau, điếc một tai, lành một tai. Sức ép bom dội vào hang đá làm cả một trung đội công binh bị thương” (Thơ một chặng đƣờng). Phạm Tiến Duật đã chứng kiến những gian khổ, hi sinh của họ:

Bom dập liên hồi Lỗ tai máu chảy

Không tính toán thiệt – hơn, mất – còn, bộ đội ta đã hi sinh tất cả vì miền Nam ruột thịt:

Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm ở trong núi, trong hang Tất cả riêng chung…

Dành cho miền Nam tất cả…

(Tiếng cƣời của đồng chí coi kho – Phạm Tiến Duật)

Trong chiến tranh, bộ đội và nhân dân ta không chỉ phải sống trong bom đạn mà còn sống trong bao thiếu thốn về vật chất:

Những chiến sĩ mặc áo hở vai

Muỗi đốt tím bầm, miệng vẫn cười tươi rói

(Gửi các em bé ở trƣờng văn hóa Tây Nguyên ngày trƣớc – Phạm Tiến Duật)

Điểm gặp gỡ của các anh là ở tinh thần sẵn sàng hi sinh và vượt qua mọi gian khổ vì quê hương, đất nước. Những người lính nơi chiến trường phải chịu đựng muôn vàn những khó khăn vất vả, phải đối mặt với bom đạn kẻ thù, đôi khi phải đối mặt với những hi sinh mất mát:

-Sau loạt bom vùi Anh gặp toàn lính mới

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

-Những lá thư tình, những manh áo mới Bảy cô gái chết rồi chẳng kịp mang đi Chết tuổi đang yêu, chết còn quá trẻ Tuổi mộng mơ không kịp trối trăng gì

51

Để làm nên những chiến thắng vẻ vang người lính phải trải qua biết bao gian khổ đó là những trận đói dằng dai, làm anh thấm thía cái thực tế đầy xót xa:

Tôi hiểu vì sao anh đã khóc Trong một sáng giao ban

Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ cả Cứ đói ròng con gái hóa con trai

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Cái hình ảnh “Các cô gái làm đường đi đào củ chụp/ Hố thì sâu mà tay em gầy guộc”, hoặc hình ảnh nắm cơm cháy bắt gặp trong sự hi sinh của người chiến sĩ lái xe tăng, nhói buốt và day dứt trong trái tim người đọc:

Đen chỉ còn một nửa

Có dấu tay in lõm vào trong Ngón tay bè của đồng chí lái Các anh ăn nửa bữa trong ngày Phần để dành

Làm ta day dứt mãi

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Phải là người nếm trải cơn đói cồn cào, cái đói quay đói quắt của người lính, Hữu Thỉnh mới thấu hiểu tại sao người lính lại quý đến nhường ấy từng “con tép chết bom từ bến ngược trôi về”, từng “hạt thóc gầy” “mót cuối bìa rừng”. Có thể nói, tất cả cảnh vật, con người hiện lên trong thơ Hữu Thỉnh rất cụ thể, sinh động từ sự khốc liệt của chiến tranh cho đến những gian khổ, hi sinh, qua đó phần nào cho ta thấy được cả một thời kỳ chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc:

Nơi có nước thì nước không uống được Con suối nằm trong cơn khát bầm đen

52

Cái ác liệt của chiến tranh đã cướp đi sự sống của biết bao con người. Các anh ra đi dưới bom đạn dập vùi, nấm mộ và nén nhang chưa kịp thắp lên, tên tuổi các anh chưa kịp khắc vào bia. Ba mươi năm chiến tranh, đã có bao người ngã xuống cho mảnh đất này. Các anh vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trận, không thể trở lại quê hương. Khuất lấp sau những vinh quang, những đoàn tụ, những yên bình no ấm của ngày hôm nay là sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ của những người lính vô danh:

Đêm thành cổ ngổn ngang gạch vụn Đoạn chiến hào đầy tiếng chuột kêu, Bầy chuột đói gặm xương người

(Đêm thành cổ năm 72 – Nguyễn Đức Mậu)

Đằng sau ngàn vạn chiến thắng, sau những hạnh phúc và niềm vui là bao mồ hôi, nước mắt, bao nhọc nhằn, vất vả hi sinh của những con người đang âm thầm ngày đêm phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ này. Những câu thơ viết về cái chết đẫm nước mắt nhưng không hề bi lụy, không tang thương sầu thảm. Hi sinh anh dũng như một tấm gương soi sáng bước đường đấu tranh. Đây cũng là “dáng đứng Việt Nam thứ hai” (từ dùng của Nguyễn Bá Thành – Văn học Việt Nam 1965 – 1975) hi sinh cao cả cho lý tưởng, hi sinh để trở thành “bất tử”:

Chết hi sinh cho Tổ quốc Hùng ơi Máu thấm cờ lời ca bay vào đất Hi sinh lớn cũng là hạnh phúc

Một cây xuân làm biển khắc tên Hùng

(Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Đồng hành với đói khát là những cơn sốt rét. Hữu Thỉnh trong Trƣờng ca Đƣờng tới thành phố nhiều lần nói đến “cơn sốt rét rừng run bắn”. Trong thơ Nguyễn Đức Mậu cơn sốt rét rừng cứ trở đi trở lại. Nó bám riết tuổi thanh

53

xuân của người lính: “nơi thuốc súng trộn vào áo lính – cơn sốt rét rừng đi dọc tuổi thanh xuân” (Trƣờng ca sƣ đoàn). Anh như “vật vã” cùng với người lính trong những trận sốt rét ác liệt giữa rừng sâu khi “cơn sốt rét ngấm vào tận cùng cơ thể”.

Thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã gợi lên tính chất dữ dội, ác liệt, sự gian khổ trong chiến tranh nhằm thể hiện thực chất của đời sống chiến trường, qua đó, đốt cháy lên ngọn lửa căm thù quân xâm lược đồng thời vạch mặt tội ác chất chồng của kẻ thù gieo rắc lên đất nước ta.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)