Tình yêu đối với Tổ quốc và Nhân dân anh hùng

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Tình yêu đối với Tổ quốc và Nhân dân anh hùng

Trong chiến tranh, bộ đội và nhân dân ta không chỉ phải sống trong bom đạn mà còn sống trong bao thiếu thốn vật chất. Chúng ta có thể vượt qua tất cả là nhờ tinh thần đoàn kết, nhờ sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của đồng bào, đồng chí. Phạm Tiến Duật đã phản ánh rất chân thực, sinh động tình quân dân ấy. Người đọc không khỏi xúc động trước cảnh hàng ngàn trẻ em mồ côi ở Tây Nguyên đã được bộ đội ta cõng về nuôi nấng và dạy dỗ:

63

Đường về hậu phương xa thật là xa

Thôi ở lại đây, ống tay các anh cắt ra tha hồ mặc Lá cây lợp thành nhà, gỗ kê thành bàn học

Lính quân đoàn thay nhau làm thầy giáo giảng bài

(Gửi các em bé ở trƣờng văn hóa Tây Nguyên ngày trƣớc – Phạm Tiến Duật)

Viết về tình yêu đối với nhân dân, Phạm Tiến Duật nói đến tình cảm đằm thắm của những bà mẹ với anh lính xa quê hương . Anh viết về bà mẹ ở Nam Hoành, bà mẹ thôn Nghi Vạn, đó là những con người rất cụ thể mà tác giả gặp họ trên dọc đường hành quân, nhưng những tình cảm, suy nghĩ và phẩm chất đáng quý ở họ cũng là những điểm chung của tất cả các bà mẹ Việt Nam. Những người mẹ ấy đều có chồng, có con chiến đấu xa nhà nên hơn ai hết mẹ cảm thông với sự thiếu thốn của các con – thiếu thốn cả vật chất và tinh thần, mẹ hiểu được giá trị của nền độc lập. Những người con đang hành quân qua đây mẹ cũng coi như các con mình, họ cũng là con chung của tất cả các mẹ, con của dân tộc:

Các con mẹ đi mãi Không ăn cam vườn nhà Đã có phần cây quả Của các mẹ quê xa

(Mùa cam trên đất Nghệ - Phạm Tiến Duật)

Chân dung những con người cụ thể ấy đã góp phần vẽ nên gương mặt chung của con người Việt Nam, lớn hơn nữa là cả dân tộc Việt Nam:

Đi trong rừng anh nói với em Nói với những ai mai sau sẽ hỏi Về những vùng rừng không dân

Nơi bao người đi qua hầu hết tuổi thanh xuân Để lại trong rừng những gì quý nhất

Mất mọi thứ để nhân dân không mất

64

Hữu Thỉnh đã tạo nên giọng điệu thơ mới mẻ góp phần tạo ra cái hay, cái lạ mang phong cách riêng của tác giả. Giản dị và trung thực trong tuyên ngôn thơ cũng như trong khát vọng về hòa bình, độc lập, tự do. Thơ Hữu Thỉnh đã dựng thành công về một hình tượng dân tộc Việt Nam bất tử:

Nhân dân

Vẫn nguyên vẹn nhân dân

Răng hạt lựu vẫn không cam đồng hóa Đắng chát cũng tìm cánh kiến, cây sim

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Hồn thơ Hữu Thỉnh có thể hòa nhập cùng không gian dài rộng của cuộc kháng chiến, trái tim của Hữu Thỉnh cùng đập vang lên những tình cảm gắn bó với con người kháng chiến bởi chính là sự gắn bó máu thịt của anh với cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Trong những năm Trường Sơn lửa đạn, là những năm mà Hữu Thỉnh phác họa rất rõ nét hiện thực của cuộc kháng chiến, và cũng chính nhờ những năm chiến đấu gian khổ đó mà anh đã tạc dựng thành công hình tượng Tổ quốc. Tổ quốc của anh là một Việt Nam kiên cường, bất khuất, đã khẳng định và “hoàn thiện tư cách dân tộc” của mình. Tổ quốc phải trải qua những năm tháng đau thương vất vả nhưng lại tràn trề nhựa sống:

Nổi chìm bao kiếp người Qua tháng năm sứt mẻ Cho Tổ quốc tròn tên Việt Nam

Hai tiếng mẹ

(Trƣờng ca biển – Hữu Thỉnh)

Thơ Nguyễn Đức Mậu viết về nhân dân lúc nào cũng chân thành, tha thiết bởi nhân dân là máu thịt của mình. Những con người Việt Nam ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi chính là biểu tượng của dân tộc. “Nhận thức về đất

65

nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân đó cũng là nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hi sinh vô cùng to lớn của nhân dân” [28, tr.205]. Chính ở cuộc kháng chiến gian khổ này, chúng ta tìm được những rung cảm trữ tình lắng đọng và tình yêu sâu sắc đối với nhân dân. Trong tình yêu đó, Nguyễn Đức Mậu muốn cắt nghĩa vai trò to lớn của nhân dân trong chiến tranh. Chiến thắng chúng ta giành được chính là chiến thắng của nhân dân. Là nhà thơ gắn bó với nhân dân bằng cả cuộc đời, với tấm lòng yêu thương, kính trọng dân mình, Nguyễn Đức Mậu đã tạc nên bức tượng đài về nhân dân trong sáng, nhân hậu, thủy chung và thắm đượm nghĩa tình. Có khi đó chỉ là một bà mẹ nơi hậu phương mà anh gặp trên đường hành quân:

Một sớm tôi qua sông rộng

Bà mẹ chở tôi sang không lấy tiền đò Mẹ gọi tôi là con. Tôi chào mẹ

Đi xa rồi bóng mẹ sáng trong mưa

(Ý nghĩ của một chiến sĩ – Nguyễn Đức Mậu)

Viết về tình yêu nhân dân, hầu hết các nhà thơ đều tập trung vào hình tượng người mẹ với tình cảm trân trọng nhất. Bởi mẹ là nơi quy tụ những phẩm chất tốt đẹp từ trong truyền thống của dân tộc. Từ những người mẹ tiễn con ra trận đến những người mẹ trực tiếp tham gia cách mạng, tham gia đội du kích, những người mẹ ở hậu phương mòn mỏi mong tin con, những người mẹ cô đơn đã tiễn bao đứa con lên đường ra trận rồi chẳng trở về. Hình ảnh những người mẹ được xây dựng và chiếu sáng ở những khía cạnh khác nhau nhưng họ cùng chung ở một phẩm chất đó là tình yêu của mẹ với Tổ quốc, với những đứa con là vô cùng lớn lao :

66

Mẹ thương chúng con mặc áo bạc màu Chúng con thương mẹ bạc màu áo vá Mẹ thương chúng con nhạt muối, sốt rừng Chúng con thương dáng lưng còng vất vả

(Trƣờng ca sƣ đoàn – Nguyễn Đức Mậu)

Bao trùm lên sáng tác của Hữu Thỉnh là tình yêu Tổ quốc. Bằng sự gắn bó sâu sắc với cuộc kháng chiến của dân tộc, và bằng cả hồn thơ phong phú của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần thể hiện khá toàn diện tình yêu đối với Tổ quốc trong giai đoạn kháng chiến mãnh liệt và thiêng liêng. Giữa bao nhiêu vấn đề cần bàn của cuộc chiến đấu, Hữu Thỉnh đã lựa chọn một tình huống gay cấn nhất, chứa đầy thử thách gay go để thể hiện tình yêu của mỗi công dân đối với Tổ quốc trong những giờ phút lâm nguy. Đó là hình ảnh người chiến sĩ giành giật với kẻ thù từng gốc sim cằn trên điểm chốt, để giành lại từng mảnh đất của Tổ quốc:

Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?

(Đƣờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Tình yêu Tổ quốc là chủ đề lớn lao bao trùm và có ý nghĩa to lớn trong thơ Hữu Thỉnh:

Đảo hiện ra thử thách bạc mầu

Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ quốc

(Trƣờng ca biển – Hữu Thỉnh)

Hướng về quê hương, Hữu Thỉnh hướng về với mẹ. “Mẹ và Tổ quốc là hai vấn đề lớn nhất xuyên suốt” trong cuộc đời làm thơ của chính tác giả

Trải qua bao giai đoạn khó khăn, đau thương, nhà thơ ý thức rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với nhân dân. Dường như được soi

67

mình vào trong nhân dân, nhìn ra cái vô cùng lớn lao của nhân dân – Nhân dân chính là nơi giúp ta hình dung ra Tổ quốc:

Những khu rừng, dòng sông, cánh đồng và những vỉa than Là của cải mẹ dành nuôi chúng con đánh giặc

Lòng mẹ rộng vô cùng, chúng con đi suốt đời chưa hết Lời mẹ vang trầm, mắt mẹ nhìn xuyên suốt xưa, sau

(Tổ quốc - Nguyễn Đức Mậu)

Thấm thía hơn hiện thực chiến tranh, nhà thơ càng nhận rõ hơn trách nhiệm của thế hệ mình, càng thấy mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, đất nước:

Người chiến sĩ quê chung: Tổ quốc Súng trong tay ngôi sao sáng trên đầu

(Thơ ngƣời đi biển gửi ngƣời đi rừng – Nguyễn Đức Mậu)

Bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã khắc họa tình yêu Tổ quốc, nhân dân anh hùng rất chân thành, xúc động và tự hào.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 68)