Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 124)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ

Trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, ta bắt gặp những thủ pháp tu từ truyền thống được sử dụng theo kiểu tư duy hiện đại. Với những phương thức tu từ này, các nhà thơ trẻ đã khai thác có hiệu quả khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm cũng như phản ánh đời sống hiện thực phong phú, phức tạp của ngôn ngữ thơ ca, đồng thời tạo được sự bất ngờ, thú vị đối với người đọc. Những trang thơ trẻ mở ra trước mắt người đọc những liên tưởng đằm thắm mà biết bao thú vị. Thơ kháng chiến chống Mỹ của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu cũng nằm trong dòng chảy chung ấy.

Trong thơ Nguyễn Đức Mậu mở ra trước mắt người đọc những liên tưởng rất độc đáo:

Đất phẫn nộ ném lên trời trăm tiếng nổ Đất rung nghiêng ngả cây rừng

Đồng đội nhìn mắt nhau gặp đất Có sấm sét và một vùng chớp giật…

119

Đất cười nói, đất phập phồng ca hát Đất bồng bế chúng tôi trong chiếc nôi êm Đất nắm ngủ như cuộc đời rất thực

(Đất)

Để khai thác sức gợi cảm của ngôn từ, Phạm Tiến Duật tạo ra sự kết hợp trùng điệp về âm thanh, từ ngữ nhằm làm nổi bật cảm xúc, suy nghĩ trong thơ. Ta gặp rất nhiều điệp từ, điệp ngữ được anh sử dụng một cách hiệu quả:

-Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu -Anh đa đi rất nhiều, rất nhiều

-Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm -Thương em, thương em, thương em biết mấy

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

-Nhớ nhau, nhớ nhau ở giữa rừng già

(Cô bộ đội ấy đi rồi)

-Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa

Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa

(Nghe em hát trong rừng)

Phạm Tiến Duật còn dùng lối nói đưa đẩy theo lối hát giao duyên trong những làn điệu dân ca nhằm tăng sức biểu cảm uyển chuyển, mềm mại cho lời thơ:

Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói Bông hoa làm duyên phải lụy hương bay

(Lửa đèn)

Là một nhà thơ luôn có ý thức khám phá hiện thực và sáng tạo nét mới, Hữu Thỉnh không chỉ dừng lại ở việc học tập từ tinh hoa ngôn ngữ dân tộc mà anh còn là người rất có ý thức trong việc tạo ra ngôn ngữ lạ, độc đáo. Nó khiến người đọc ngỡ ngàng và bị lôi cuốn vào những câu thơ đầy sức mạnh liên tưởng với khả năng tạo sức mạnh biểu hiện trực tiếp, kích thích rất mạnh vào mọi giác quan và óc tưởng tượng: đoạn đường nóng bỏng, sông xanh màu

120

vai áo, tiếng chim hồi hộp giữa trời, vầng trăng cuối tháng mới quăng lên, chiều lưỡi hái, trăng non múi bưởi, suối trong trẻo rung muôn điệp khúc, cánh chim năm ngoái, thu mới chập chờn thu, điệp khúc mùa màng, búi tóc cao hơn chịu thương chịu khó, hi vọng bời bời, cánh diều nhỏ cô đơn, cuống rạ bơ vơ, những nụ cười vành mũ sáng trưng, những ban mai dang dở, mặt trời cháy một niềm mong mỏi, tình yêu cường tráng và dai dẳng, những cánh đồng sủi tăm phù sa, thử thách bạc màu, cây cỏ cũng ra tù…

Bên cạnh việc tái tạo những thủ pháp tu từ theo lối tư duy hiện đại, Phạm Tiến Duật còn vận dụng kiểu tư duy liên tưởng – chuyển đổi cảm giác, chuyển đổi ấn tượng – để sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh thơ, nó mở rộng ý nghĩa đặc trưng của sự vật, tạo nên những bất ngờ trong mối liên tưởng, vừa đổi mới ngôn ngữ lại vừa đổi mới về hình tượng và cảm xúc thơ. Bài thơ

Nghe hò đêm bốc vác đem lại cho người đọc một sự bất ngờ, bất ngờ bởi nhà thơ “lạ hóa” cách diễn đạt, có sự liên tưởng độc đáo tạo nên những cảm giác mới lạ và hết sức thú vị:

Đang thiu thiu ngủ trong nắng gió Lào Bỗng một giọt nước rơi vào cổ anh Vẫn ngỡ tiếng mưa, giật mình thức dậy Hóa ra là giọng hò em đấy

(Nghe hò đêm bốc vác)

Hữu Thỉnh đã tạo được sự kết hợp giữa cái hữu hình và cái vô hình, giữa thực và ảo, giữa giản dị và huyền diệu, đập mạnh vào giác quan, mở rộng chân trời liên tưởng, tưởng tượng:

Gió chùng chình qua ngõ Dường như thu đã về

121

Trong thơ của mình, Nguyễn Đức Mậu sử dụng nghệ thuật liên tưởng để chuyển hóa, liên kết ý thơ và liên kết toàn bộ các phần. Liên tưởng giúp anh tạo được sự phong phú trong các hình tượng thơ đặc biệt là trong Trƣờng ca sƣ đoàn. Liên tưởng giúp kết cấu của trường ca thêm chặt chẽ, các hình tượng thơ rời rạc tưởng chừng không liên quan có thể gắn bó lại với nhau. Trƣờng ca sƣ đoàn của Nguyễn Đức Mậu có đường dây liên tưởng dựa vào lịch sử có thật của sư đoàn. Từ đó chúng ta thấy rõ hơn tầm vóc của đất nước, của người lính trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ. Để rồi người lính hiểu rằng:

Đất nước trải đắng cay cơ cực Người cho tôi biết mấy ngọt lành

Ở những bài thơ sáng tác trong thời bình, Nguyễn Đức Mậu đã tái hiện lại cuộc chiến tranh, trí tưởng tượng đưa anh về với quá khứ. Giữa một không gian thực ở hiện tại và một không gian tưởng tượng trong quá khứ, nhà thơ liên tưởng để từ đó cảm xúc được khơi sâu thêm:

Đêm giao thừa bom trải dày điểm chốt Mười hai lính trẻ hi sinh

Cành hoa đón xuân thành cành hoa tưởng niệm Như mây xót hoa rơi trên mồ bạn

Cả rừng Lào lã chã hoa rơi

(Kỷ niệm hoa đào – Nguyễn Đức Mậu)

Có thể nói, ba nhà thơ chiến sĩ không thể duy trì cảm xúc cho thơ của mình nếu không tạo được phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ. Bằng khả năng làm chủ ngôn ngữ, sử dụng khéo léo, linh hoạt hàng loạt các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ…) để xây dựng nên những câu thơ đầy tính liên tưởng, hàm súc. “Ngôn ngữ thơ ca đòi hỏi sự chọn lọc chính xác, tinh tế và có sáng tạo. Thông qua sự chọn lựa này nhà thơ vừa phải tuân thủ một cách đầy đủ những quy tắc của ngôn ngữ đời sống lại

122

vừa thể hiện tính chất chủ động trong sáng tạo” [14, tr.417]. Thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã đáp ứng được những yêu cầu đó. Ngôn ngữ thơ các anh vừa mang tính chân thực, giản dị, tự nhiên của đời sống lại vừa mang chiều sâu của sức suy nghĩ, sự tinh tế, tài hoa trong sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn. Các anh đã góp thêm một tiếng nói mới cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.

123

PHẦN KẾT LUẬN

1. Có thể thấy rằng văn học giai đoạn kháng chiến chống Mỹ nói chung và thơ ca giai đoạn này nói riêng đã có những thành quả rực rỡ của một nền thơ ca cách mạng toàn diện và sâu sắc. Trong sự thành công đó có sự đóng góp một phần không nhỏ của đội ngũ các nhà thơ - chiến sĩ trong công cuộc xây dựng một nền thơ kháng chiến phục vụ đắc lực cho văn học cách mạng.

Vận động trong dòng chảy chung, thơ ca kháng chiến chống Mỹ của cả ba nhà thơ – chiến sĩ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu mang đặc điểm của thơ ca kháng chiến, hoàn tất sứ mệnh lịch sử của dân tộc. Không chỉ là người cầm bút trên mặt trận văn hóa, các nhà thơ còn là những người khoác áo lính, trực tiếp cầm súng chiến đấu, vì vậy thơ ca của họ là minh chứng hùng hồn cho hào khí thời đại. Sự kết hợp của tâm hồn nghệ sĩ tài hoa và chất lính trong thơ tạo nên sự phong phú cho diện mạo thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ góp tiếng nói cổ vũ, động viên khích lệ con người trong những năm tháng đau thương, mất mát của cuộc chiến tranh mà còn là sự chuyển mình của đội ngũ sáng tác và chất lượng tác phẩm.

2. Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu là những cây bút tiêu biểu cho thơ ca chống Mỹ và họ đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Điểm gặp gỡ của họ trước hết là tài năng và một ý thức công dân sâu sắc trước đất nước, nhân dân. Tài năng thơ ca của họ phát lộ từ khá sớm và đều nảy nở trong môi trường quân ngũ. Nếu Phạm Tiến Duật đến với thơ bắt đầu từ những rung động trước sự hùng vĩ, khốc liệt của Trường Sơn trong mưa bom bão đạn, Hữu Thỉnh bắt đầu từ những rung động, suy tư về con người trong chiến tranh, thì Nguyễn Đức Mậu lại bắt đầu từ sự giản dị, mộc mạc, chân thành về con người và cuộc chiến. Nói cách khác, nếu thơ Phạm Tiến Duật thể hiện cảm hứng sử thi rõ nét thì thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Đức Mậu lại nghiêng về cảm hứng thế sự đời tư.

124

3. Chiến tranh là đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam, và là đề tài bao trùm của thơ ca chống Mỹ. Trong bản hợp âm đa thanh nhiều cung bậc của thơ chống Mỹ, ba nhà thơ – chiến sĩ đã khẳng định được mình trước hết ở cái nhìn về chiến tranh. Tư tưởng các anh gặp nhau ở nhận thức sâu sắc về ý nghĩa cao cả, thiêng liêng của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Là những người lính, trực tiếp đối mặt với sự khốc liệt của chiến tranh, hơn ai hết họ hiểu ý nghĩa của sự hi sinh và cái giá phải trả của chiến tranh. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế của những con người được giác ngộ “đi theo ánh lửa từ trái tim mình”. Chiến tranh với các anh, vì thế không có chỗ cho những yếu đuối, hèn nhát. Nếu Phạm Tiến Duật luôn phơi phới một niềm tin vào tương lai với ánh mắt dõi theo đoàn quân điệp trùng ra trận để cảm nhận được cái hào hùng của cuộc chiến tranh thì Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu lại có xu hướng lắng lại với những suy tư để nhận ra mình trong lớp người ra trận. Có thể nói, viết về chiến tranh trong những ngày chống Mỹ, nếu Phạm Tiến Duật thiên về cảm xúc, nặng về biểu cảm thì Hữu Thỉnh thiên về lý trí, Nguyễn Đức Mậu nặng về suy tư. Đó là sự khác biệt không khó để nhận biết giữa họ.

4. Phạm Tiến Duật là một cây bút tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ. Anh viết nhiều thể loại nhưng thành công và để lại dấu ấn sâu đậm nhất là thơ ca. Cảm xúc sáng tạo của anh được chắt lọc từ hiện thực chiến trường Trường Sơn. Bởi thế cũng rất tự nhiên, chất liệu hình ảnh trong thơ anh cũng hết sức quen thuộc với Trường Sơn. Đó là những con đường, những đoàn quân trùng điệp ra trận, những cánh rừng già, những dòng suối mát và cả những vầng trăng, quầng lửa, những cơn sốt rét rừng, những tiểu đội xe không kính… “Nhà thơ của Trường Sơn”, “nhà thơ của con đường huyền thoại”… những danh xưng ấy về anh phần nào được bắt nguồn từ đó. Với Hữu Thỉnh, chiến tranh và hòa bình, tình yêu và hạnh phúc, sự sống và cái chết… là những suy tư của người lính làm thơ như anh. Đó là nỗi niềm, suy tư về cuộc đời, con người và những khuất lấp phía sau cuộc chiến tranh của nhà thơ. Đó là cái

125

nhìn hiện thực trần trụi, đau đớn, xót xa nhưng cũng đầy yêu thương, hi vọng. Vì thế, thơ chiến tranh của Hữu Thỉnh giàu cảm xúc và suy tư. Bên cạnh đó, thơ Nguyễn Đức Mậu từ những vần thơ tươi xanh của người ra trận với tâm hồn lạc quan, tươi sáng của người lính giữa hiện thực chiến trường đầy bom đạn đến những vần thơ đầy khắc khoải của ký ức chiến tranh đều sống động. Đọc thơ Nguyễn Đức Mậu, hiện thực chiến tranh hiển hiện trong từng trang, từng bài với những hình ảnh “ra trận”, “sư đoàn”,… những người lính lấm lem mà nụ cười tràn lạc quan, ánh mắt đầy tin cậy,… có cả những tận cùng của mất mát hi sinh,… Tất cả được ghi lại bằng một giọng thơ chân thành, sâu lắng yêu thương, được chắt chiu từ một tâm hồn giàu rung cảm, giàu suy ngẫm và trải nghiệm.

Là những nhà thơ tài năng, lại được trang bị một hành trang tri thức khá dày dặn, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã thể hiện một năng lực sáng tạo dồi dào, đề tài chiến tranh trong thơ các anh vì thế được thể hiện vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất cụ thể, vừa hiện thực lại vừa hào hùng.

5. Chiến tranh đã đi qua, chúng ta đã có độ lùi thời gian cần thiết để bàn về hôm qua, về những năm tháng chiến tranh hào hùng mà khốc liệt. Nhiều vấn đề được nhận thức lại trong đó có thơ ca. Việc sưu tầm và xuất bản nhiều bài thơ chưa được công bố trước đây của ba nhà thơ đã phần nào giúp ta có một cái nhìn thỏa đáng hơn về cách nhìn, cách nghĩ của các anh khi bước vào cuộc chiến. Tôi muốn mượn lời của nhà thơ Phạm Tiến Duật để kết thúc cho luận văn của mình: “Ở bất cứ thời kỳ nào và bất kỳ ở đâu, văn học viết về chiến tranh luôn dựng đứng một khối sáng in đậm vào trí nhớ của người đương thời và hậu thế” [8, tr.225]. Những kết quả mà luận văn làm được còn hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề đã được gợi mở từ những kết quả nghiên cứu bước đầu về đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu. Chúng tôi hi vọng được trở lại vấn đề này ở một phạm vi khảo sát quy mô hơn, có chiều sâu hơn.

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristote. Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1964.

2. Vũ Tuấn Anh. Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 – 1975. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

3. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học. NXB ĐHQG, Hà Nội, 2004.

4. Ngô Vĩnh Bình. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Tạp chí Nhà văn, 12.2001

5. Phạm Quốc Ca. Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2003.

6. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001.

7. Phạm Tiến Duật. Tuyển tập thơ một chặng đường. NXB Quân đội, Hà Nội, 1994.

8. Phạm Tiến Duật. Vừa làm vừa nghĩ. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1996.

9. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1996.

10. Nguyễn Đăng Điệp. Giọng điệu trong thơ trữ tình. NXB Văn học, Hà Nội, 2002.

11. Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo Dục, 1999.

12. Hà Minh Đức. Một thế kỷ thơ Việt Nam (1900 – 2000). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.

13. Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

14. Vu Gia. Người đánh rơi kỷ niệm dọc đường. Báo Sài Gòn Giải Phóng

15. Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1973 (Ban chung khảo), Văn nghệ số 10, 1973.

16. Nguyễn Văn Hạnh. Chuyện văn chuyện đời. NXB Giáo Dục, TPHCM, 2004.

17. Trần Mạnh Hảo. Nguyễn Đức Mậu – cuộc chiến tranh chưa kết thúc. Văn hóa văn nghệ công an số 12, 1998.

127

18. Trần Mạnh Hảo. Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 4 năm 1996.

19. Lưu Hiệp. Tinh hoa lý luận cổ điển Trung Hoa. NXB Văn hóa thông tin, 1997.

20. Iu.M.Lotman. Cấu trúc văn bản nghệ thuật. NXB ĐHQG, Hà Nội.

21. Jean Chevalier và Aliem Geerbrant. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, 1997.

22. Phạm Khải. Người gặp trong ngày thơ đọc trong đêm - Phê bình chân dung văn học. NXB Văn học, 1992.

23. Lê Đình Kỵ. Nhận diện thơ sau cách mạng tháng Tám. Tạp chí Văn nghệ, số 35, 1995.

24. Đỗ Trung Lai (chủ biên), Phạm Sông Hồng, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Văn Long. Phạm Tiến Duật toàn tập. NXB Hội nhà văn, 2009.

25. Mã Giang Lân (2002). Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. NXB Giáo Dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 124)