Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.3. Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985

Đến chặng này, thơ trẻ chống Mỹ được bổ sung thêm những nhà thơ đồng thời là chiến sỹ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường. Sự xuất hiện của những cây bút trẻ như Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc vv... đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thêm đông đảo và thực sự bề thế. Chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên thế mạnh của những nhà thơ trẻ ở chặng đường này: Có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực cuộc sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn. Chứng kiến chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, những nhà thơ trẻ đồng thời cũng thấu hiểu

22

sự hy sinh, mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó. Bức tranh hiện thực đời sống chiến trường hiện lên qua những trang thơ trẻ ở chặng đường này cũng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn: có hy sinh, mất mát, có chiến thắng lạc quan, tin tưởng. Thái độ, tình cảm của nhà thơ viết về sự thực của đời sống chiến trường, nhất là về những gian khổ, hy sinh cũng chân thực hơn. Tính chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay cho tính chất thi vị, hồn nhiên ở những chặng đường trước.

Thơ trẻ chặng đường này nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ, Nhân dân, về những con người vô danh, về những con người bình thường mà kiên cường, bất khuất, về Tổ quốc và về thế hệ mình. Ý thức về cái tôi - thế hệ của các nhà thơ trẻ đạt đến độ sâu sắc nhất. Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên cụ thể, chân thực, phong phú và sâu sắc:

Những thằng con trai 18 tuổi Nhiều khi bực quá khóc oà

... Phanh ngực áo và mở trần bản chất Mỉm cười trước những lời lời to tát Nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc

(Thanh Thảo)

Sáng tạo những vần thơ giàu chất suy nghĩ, triết lý, những hình tượng thơ mang ý nghĩa khái quát là xu hướng chính của thơ trẻ ở chặng đường này. Cũng chính ở chặng đường này, khuynh hướng muốn phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà từ sau 1975, thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện hàng loạt những trường ca viết về chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc chiến thông qua cách nhìn và sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ. Những ngƣời đi tới biển,

Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo, Đƣờng tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trƣờng ca sƣ đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong

23

lòng đất, Đất nƣớc hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, Con đƣờng của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo... là sự thể hiện cụ thể những khát vọng đó. Với những đặc trưng và ưu thế của thể trường ca, trong những trường ca tiêu biểu của chặng đường này, các nhà thơ trẻ đã kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca, phác hoạ được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới xu hướng khái quát, tổng hợp mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lí, chính luận trong thơ. Qua những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi sâu, nhấn mạnh. Các nhà thơ trẻ đã tập trung khám phá những ngọn nguồn sâu xa nhất tạo nên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, lý giải động cơ cầm súng của con người Việt Nam và nguyên nhân của những chiến công. Những hình tượng chứa đựng phẩm chất và tinh thần chung của cả dân tộc và thời đại như người mẹ, người lính, Tổ quốc, nhân dân, đất nước... thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình thâm trầm sâu lắng, qua những suy tư sâu sắc đạt tới tầm cao của sự khái quát, triết lí. Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện với một cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn, đầy đặn, sâu sắc và chân thực hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)