7. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Lạc quan yêu đời, trẻ trung tinh nghịch
Từng là người lính lái xe, Phạm Tiến Duật hiểu rất rõ lý tưởng cao đẹp của lớp trẻ tham gia kháng chiến. Các sáng tác của anh đều có sự chắt lọc, tinh luyện nhiều chiều về hiện thực đời sống chiến trường, và ở đó con người luôn giữ vai trò chủ yếu. Lãng mạn –hiện thực – triết lý là ba yếu tố cơ bản kết hợp tạo nên chất thơ trong hầu hết các tác phẩm của Phạm Tiến Duật ở thời kỳ này. Phạm Tiến Duật đã phác họa bức chân dung đa diện về người lính trên các chiến tuyến, từ những cô dân quân, thanh niên xung phong, đến những anh lính lái xe, công binh, coi kho,… đều hiện lên trong thơ anh rất trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Họ sống và chiến đấu với niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ thơ anh, họ như được nhìn rõ mình hơn. Hình ảnh những người lính trẻ hiện lên trong thơ anh không chỉ đẹp ở hình thức mà còn đẹp ở tâm hồn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
khắc họa nên hình ảnh về một “tiểu đội xe không kính”, hình ảnh người lính hiện lên với tinh thần lạc quan, yêu đời:
Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Xe không có kính, những người lính lái xe không tránh khỏi nắng mưa, gió bụi, nhưng họ vượt lên trên tất cả khó khăn, gian khổ bằng sự lạc quan, yêu đời, bằng một trái tim hướng về miền Nam phía trước, “không có kính”, “không có đèn”, “không có mui xe”, “thùng xe có xước”, trong bom rơi đoàn xe vẫn tiếp tục hiên ngang lăn bánh ra mặt trận. Xe qua rồi mà hình ảnh những chiến sĩ lái xe dí dỏm, vui nhộn, có chút ngang tàng ấy đã mấy ai quên:
59
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Sức sống của thơ Hữu Thỉnh chính là sức sống của một người lính viết về người lính. Vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi người chiến sĩ, mỗi thế hệ đã đi vào lịch sử với những hoàn cảnh riêng. Người lính trong thơ Hữu Thỉnh hiện lên là những người lạc quan, yêu đời, cuộc đời của những người lính dẫu nhiều gian nan, vất vả nhưng không làm vắng đi ở các anh những nụ cười, tiếng hát. Khi tiếng hát được cất lên thì các anh “bỗng quên vừa qua cơn sốt. Rừng bỗng quên vừa qua trận bom đạn”:
Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét Cây mát cho người người mát cho nhau Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao
Những năm tháng Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá
(Tiếng hát trong rừng – Hữu Thỉnh)
Thơ ca chống Mỹ đã khắc họa nhiều hình tượng lớn: hình tượng Tổ quốc vĩ đại, hình tượng vị lãnh tụ kính yêu, hình tượng người Mẹ và hình tượng người lính. Trong đó, hình tượng người lính là nơi tập trung rõ nét nhất phẩm chất, tâm hồn đẹp đẽ và cao quý của con người Việt Nam trong đấu tranh. Nguyễn Đức Mậu là người rất thành công khi khắc họa người lính với những nét chân dung chân thực, rõ nét. Là người trực tiếp cầm súng chiến đấu, Nguyễn Đức Mậu rất thấu hiểu những gì đồng đội phải trải qua. Bởi vậy thơ anh viết cho đồng đội cũng là viết cho chính mình. Người lính trong thơ Nguyễn Đức Mậu luôn lạc quan và tâm hồn phơi phới tin yêu:
60
Bộ đội bàn nhau tìm lá gói bánh chưng Đoàn dân công gánh gồng thêm hương nếp Ơi cô gái tên gì anh chẳng biết
Nghe tiếng chào cứ ngỡ quen quen
(Mùa xuân Trƣờng Sơn – Nguyễn Đức Mậu)
Người lính trong thơ Nguyễn Đức Mậu thông minh, sôi nổi. Họ tưởng tượng ra một thành phố giữa rừng với đầy đủ những đồ dùng, hàng hóa của một thành phố. Phải là những người yêu sâu sắc quê hương, yêu những phố phường tấp nập trong yên bình thì những người lính bền bỉ ý chí cách mạng mới có được tinh thần lạc quan đến thế. Họ yêu đời và yêu cuộc sống, là những người lính đến từ trường học, từ cái nôi của chủ nghĩa xã hội nên họ rất tươi trẻ và trong sáng:
Xác máy bay dọc đường nhiều lắm Cho o dân công làm lược chải đầu Đồi lốm đốm dù hàng xanh hàng đỏ Quai nón bài thơ em chọn màu nào
(Thành phố trong rừng – Nguyễn Đức Mậu)
Tinh thần lạc quan, yêu đời, nét trẻ trong tâm hồn những người lính được Phạm Tiến Duật khái quát với những câu thơ rất độc đáo:
Cái vết thương xoàng mà đưa đi viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo…
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo
(Nhớ - Phạm Tiến Duật)
Những cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật không chỉ được phác họa bằng những phẩm chất của một người anh hùng mà còn hiện lên với những nét tinh nghịch, trẻ trung đúng như tuổi đời của các cô. Trong khói bom lửa đạn họ vẫn luôn đùa vui với đồng đội của mình:
61
-Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn
-Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn
(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)
Chủ nghĩa lạc quan được biểu hiện trong muôn vàn sắc thái phong phú, đôi khi nó chỉ là điệu bộ nghịch ngợm, thanh thản, vô tư của người lính giữa chiến trường. Nhìn những người lính nằm chồng chất trong căn hầm chật hẹp, gian khổ, nhọc nhằn, Nguyễn Đức Mậu tìm thấy trong những dáng nằm đó nét độc đáo và ngộ nghĩnh:
Chữ I nằm thẳng đã quen
Đông người hầm chật nằm nghiêng đã đành Một người thao thức năm canh
Nằm nghiêng chữ Z là mình nhớ ta
(Nằm hầm – Nguyễn Đức Mậu)
Người lính trong thơ Hữu Thỉnh những lúc chiến đấu thì quên mình trên những đồi núi rực lửa, nhưng đêm đêm lại mơ màng, thả tâm hồn theo những âm thanh của gió, của lá, của cây, rất yêu đời và tươi trẻ:
Gió từng hồi se sẽ đưa nôi
Trăng tủm tỉm như miệng người sắp hát Qua binh trạm nhiều thang dây bậc nhất Tiếng chim ngoan như ngụm nước lưng đèo
(Giấc ngủ trên đƣờng ra trận – Hữu Thỉnh)
Tiếng cười lạc quan là một nét đặc sắc của tâm hồn Việt Nam thể hiện qua văn học như một biểu hiện của sức sống và sức chống chọi dẻo dai của dân tộc trước mọi thử thách. Thơ Nguyễn Đức Mậu thể hiện tinh thần anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mỹ chiến đấu với tất cả niềm tin và sự lạc quan:
62
Người có vượt đèo rút ngắn đường truy kích Đỉnh cao kia ngạo nghễ tiếng cười
(Dòng sông chảy ngƣợc – Nguyễn Đức Mậu)
Nhờ có tình yêu Tổ quốc, nhờ có niềm tin, niềm hi vọng nên họ đã vượt lên tất cả. Sống giữa vùng đất chết mà họ vẫn tươi vui, vẫn rộn rã cất lên tiếng hát, câu hò:
Nghe em hát mà anh buồn cười Nhịp với phách xem chừng sai cả
(Nghe em hát trong rừng – Phạm Tiến Duật)
Sự hồn nhiên, tinh nghịch, yêu đời là những điều hết sức bình thường của tuổi trẻ. Nhưng nếu hiểu được rằng họ có thể yêu đời, đùa vui khi họ đang kề bên cái chết, ở hoàn cảnh chỉ mấy giây sau họ có thể tan xác thì mới thấy tầm vóc của những con người ấy lớn lao nhường nào. Trong chiến tranh, những người ra trận có ai dám tin rằng mình sẽ không chết? Dưới bom đạn bất kỳ lúc nào cũng có thể chết, bất kỳ cuộc gặp gỡ nào cũng có thể là cuộc gặp gỡ cuối cùng. Vậy mà họ đâu có khiếp sợ, họ vẫn mỉm cười trước cái chết và như đang vượt lên tất cả để khẳng định sự sống. Đó là những phẩm chất đáng quý không chỉ có riêng những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.