Đôi nét so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc cùng thời kỳ (1955 1975)

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Đôi nét so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc cùng thời kỳ (1955 1975)

(1955 - 1975)

Thơ miền Nam thời chiến là một nền thơ mang màu sắc bi quan, phản chiếu nhiều hơn là cổ vũ cho chiến đấu. Có lẽ đó là mặt tích cực nhất đứng từ góc độ tư tưởng hay cảm hứng nghệ thuật. Phản chiến có mặt thuận của nó là không đồng tình với việc hộ tống cho quân Mỹ. Nhưng mặt nghịch của tư tưởng phản chiến là sự phớt lờ của hàng chục vạn quân Mỹ, và chỉ nhìn thấy quân Việt Cộng. Bởi nhiều nhà thơ là chiến binh trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, cho đến tận bây giờ vẫn không coi cuộc chiến tranh đó là cuộc chiến tranh Việt – Mỹ mà coi đó là cuộc chiến tranh Việt Nam. Cách nhìn và cách gọi tên cuộc chiến tranh như thế làm cho ý thức dân tộc bị nhòe mờ và đôi khi ngộ nhận đó là cuộc phân tranh kiểu Trịnh – Nguyễn:

Anh nghĩ gì sau lần trận đánh Máu Việt Nam lẫn sỏi Việt Nam Mã tấu lưỡi lê dao dài lựu đạn Mảnh quê hương vùng Á châu buồn

(Tình tự - Chu Vƣơng Viện) Do cách nhìn chiến tranh có tính đơn tuyến như vậy, quê hương đất nước không còn là đối tượng của yêu thương và gìn giữ mà chứa chất đầy hiểm họa. Biên cương không phải là mảnh đất thiêng liêng đáng ôm ấp và ca ngợi. Biên cương vẫn là nơi xa xôi, lạ lẫm. Trong tư duy của đa số các nhà thơ miền Nam chế độ Việt Nam Cộng hòa, chiến tranh 1965 – 1975 là một nỗi đau, là tai ương trời giáng xuống để hành hạ những con người nhỏ bé đáng thương. Có nhà thơ đã xám hối khi bước vào quân ngũ, sống cuộc đời quân ngũ. Khi thấm cái gian khổ, cái

33

đau thương cuộc đời người lính vác khẩu súng nặng trên vai, người lính như nhận ra cái sự thực cay đắng của cuộc đời mà trước đây anh không thể nào hiểu được.

Cái tâm trạng ấy hoàn toàn ngược với cái tâm trạng hồ hởi trong thơ miền Bắc cùng thời kỳ. Cái quan niệm văn học nghệ thuật là một thứ vũ khí, quan niệm “tiếng hát át tiếng bom” đã phần nào hạn chế những cảm xúc bi ai, thương đau. Mới suy nghĩ về Vòng trắng, Khăn tang trên đầu nhƣ một số không (Phạm Tiến Duật) hay trăn trở về cái Sẹo đất do hố bom để lại trên mặt ruộng (Ngô Văn Phú) thì dư luận báo chí đã ồn lên như những vụ xì – căng – đan gây tai nạn chết người. Thơ phải là bài ca kêu gọi ra trận tràn đầy tính lạc quan, tính chiến đấu. Dĩ nhiên, đó không phải hoàn toàn là sự cưỡng bức, sự bắt buộc của lý luận, của kiểm duyệt mà chính là tiếng lòng của các nhà thơ, ý chí và tâm sự của chính các nhà thơ đã tạo nên những câu thơ như thế: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu); “Xóm dưới làng trên, con trai con gái/ Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau/ Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội/ Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu” (Chính Hữu); “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật); “Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn” (Hoàng Nhuận Cầm). Nhưng đó là một loại thơ khác, một phương pháp sáng tác khác: Thế giới quan Mác – xít và phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.

2.2. Hiện thực đời sống chiến trƣờng

Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kì chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng. Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất ác liệt, dữ dội, những hi sinh gian khổ của con người Việt Nam trong chiến tranh. Về phương diện này có thể xem thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một dòng thơ giàu có, chi tiết, cụ thể, sống động. Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn, đầy phức tạp của đời sống chiến trường.

34

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)