Khái niệm biểu tượng

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Khái niệm biểu tượng

Biểu tượng đã trở thành một thuật ngữ của mỹ học, lý luận học và ngôn ngữ học. Một tác phẩm văn học muốn sống mãi với thời gian không thể không tự xây dựng cho mình thế giới biểu tượng bởi xét cho cùng văn học chính là cuộc sống, văn học sẽ tái hiện lại cuộc sống bằng biểu tượng nghệ thuật và nhiệm vụ của biểu tượng là làm cho cuộc sống hiện lên như thật. Khi nói về biểu tượng người ta hay quan tâm đến nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp hay nói cách khác là nghĩa đen hay nghĩa bóng của biểu tượng. Theo nghĩa đen, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa bóng, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một hình thức nghệ thuật nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng, hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời. Jean Chevalier và Aliem Geerbrant cũng đã chỉ ra biểu tượng “tiết lộ mà che dấu, che dấu mà tiết lộ” [21]. Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể sinh động, gợi cảm nhưng mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Các từ ngữ thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ thuật mang nội dung cảm xúc khái quát. Biểu tượng mang

95

tính đa nghĩa, tính văn hóa truyền thống. Biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, của tâm lý, quan niệm dân tộc và thời đại, nhiều loại biểu tượng mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác. Nhờ có tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt phong phú, sâu rộng hơn so với ngôn ngữ thông thường.

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)