Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 80)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh

Những tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh cùng những nỗi buồn đau nó để lại trong thời hậu chiến đã có một độ lùi cần thiết. Mặc dù chiến tranh đã đi qua, các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu vẫn chung thủy với đề tài chiến tranh và quân đội. Với họ chiến tranh vẫn như là một cảm hứng nguồn cội cứ lay trở, day dứt khôn nguôi trên trang viết của các anh.

Với độ lùi của thời gian, cách cảm nhận của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu về chiến tranh có sự từng trải, thấu đáo và đa dạng hơn. Các anh viết về chiến tranh và người lính trên những bình diện mới, cấp độ mới và cách diễn đạt mới. Ở đó có sự đồng cảm âm thầm mà mãnh liệt của sức sống nội tâm. Các anh đã kí thác, gửi gắm những tình cảm, tâm trạng làm thức dậy một thời đạn bom đã qua và khai thác sâu thêm vào hiện thực tâm trạng, phẩm chất người lính trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.

Bước sang cuộc sống mới, cuộc sống trong hòa bình, Phạm Tiến Duật vẫn tiếp tục sáng tác nhưng dường như thơ anh thâm trầm hơn. Bên cạnh việc khẳng định những giá trị, chân lý chung của thời đại, anh còn có những phát hiện, suy tư, trăn trở về những vấn đề trong cuộc sống hôm nay. Đến lúc này, Phạm Tiến Duật cũng như những người cầm bút có điều kiện nhìn lại cuộc chiến tranh một cách toàn diện hơn. Chiến tranh kéo dài chiếm hết cả thời thanh xuân của các chàng trai, cô gái trẻ trung, đầy nhiệt huyết ngày nào. Họ không có cơ hội để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình:

Tôi những muốn trở thành tài tử

Nhưng chiến tranh tới tôi trở thành người lính Chỉ mấy cái chớp mắt thôi, một thế kỷ kết thúc Tuổi trẻ của tôi chỉ dùng để lên đường

Tôi chẳng thể nào trở thành tài tử

Cái đích vẫn còn kia dù tóc đã ngả màu sương

75

Sau hòa bình thống nhất đất nước, thân phận con người không giống như trước nữa, nhưng Hữu Thỉnh – người cựu chiến binh năm xưa vẫn không quên quá khứ, vẫn không quên cuộc đời người lính của mình đã từng trải trong những năm chiến tranh. Để rồi những cảnh vật, những sự việc vẫn ám ảnh, trăn trở trong thơ:

Cổ nhân vẫn còn đây Máu chưa lành vết chém Mồ hôi vẫn còn đây Còn mặn hơn biển mặn Nợ cũ còn đây

Biển nham nhở sẹo

(Trƣờng ca biển – Hữu Thỉnh)

Đau đớn khi phải đối diện với hiện thực, giữa cuộc đời không bền chặt, nhà thơ thường trực cảm giác không hi vọng, không niềm tin:

Đụng một kẻ ngấm đủ mặt cái ác Sống một ngày lội qua cả kiếp người

(Thấy – Hữu Thỉnh)

Tựa đề của những tập thơ viết về chiến tranh sau 1975 của Nguyễn Đức Mậu đều không nghiêng về chiến trường, trận mạc, những bài thơ cũng không ào ạt, dữ dội như trước đây. Bình dị và hiền hòa nhưng đau đớn khôn nguôi. Mỗi bài thơ là nỗi nhớ da diết những đồng đội đã ngã xuống, là hồi ức, là chiêm nghiệm về nỗi đau thể xác và tinh thần mà người lính trở về phải chịu đựng trong hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Bởi thế, Nguyễn Đức Mậu luôn luôn dằn vặt về trách nhiệm với cây bút của mình:

Tôi viết gì trên cây, tôi viết gì trên đất Khi dưới chân tôi ngang dọc lũy thành Lời non nước khắc vào cột mốc

Xương máu đời hóa thạch chốn rừng xanh

76

Chiến tranh thực sự là nối đau buồn mênh mang. Nó để lại những vết thương đau đớn không baog giờ có thể lành trên thể xác và trong tâm hồn những ai đã phải đi qua nó. Bởi thế mà bao năm chiến tranh đã đi qua, nhịp sống mới ồn ào xô đẩy, nhưng vẫn:

Còn lại những chiếc đinh gỉ han kí ức Như vết đạn găm, như giọt máu bầm

(Bức tƣờng câm – Nguyễn Đức Mậu)

Nhưng sâu sắc và đau đớn hơn cả vẫn là những vần thơ viết về sự hi sinh của đồng đội trong chiến tranh. Những cái chết chứng tỏ sự khốc liệt của chiến trường khiến anh không thể nào quên:

Hà Nội, ba mươi năm trước Bao bạn bè ta đã khuất

Có người bị cháy thành than Có người cụt chân, nát ngực Ta chôn đồng đội trong đêm Tàn hương đỏ hoe nhức buốt Ta chôn đồng đội trong ngày Người không còn mắt để vuốt

(Tâm sự - Nguyễn Đức Mậu)

Năm tháng qua đi, những hoài niệm, kí ức âm thầm mà mãnh liệt bừng thức trong tâm hồn Nguyễn Đức Mậu, mở đường cho cảm xúc nhà thơ tìm về với quá khứ, tìm về với thời gian không thể nào quên. Anh tưởng niệm về sự hi sinh của đồng đội và ước ao:

Nếu tất cả trở về đông đủ

Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn

77

Đau đớn khi phải đối diện với hiện thực, giữa cuộc đời không bền chặt, ngỡ tưởng sau chiến tranh, mọi mất mát sễ được bù đắp bằng cuộc sống hạnh phúc, nhưng không, càng sống, càng tin yêu nhà thơ lại càng đắng cay nhiều: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi cứ tưởng không còn ai xấu nữa

Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ Nhưng không phải, trời ơi, cuốc kêu không phải thế

(Nghe tiếng cuốc kêu – Hữu Thỉnh)

Sẵn sàng “Mất mọi thứ để nhân dân không mất”, những người lính Trường Sơn năm xưa trở về trong vinh quang chiến thắng, nhưng cùng với đó là “cái ba lô xẹp” và đôi bàn tay trắng. Họ lại mang đôi tay đã cầm súng bao năm ấy đến nơi nào cần họ. Đó là một trong những hình ảnh “hậu chiến tranh”, “hậu Trường Sơn”, mà ta rất dễ gặp ngoài đời, nhưng không phải ai cũng thấy cảm thông, ngậm ngùi trước hoàn cảnh của họ:

Các anh đứng đó thưa dần trong chiều muộn Chỉ còn lại một người, tôi bỗng nhận ra anh Đức kiên trì đứng cùng vết sẹo

Anh là mảnh vỡ cuối cùng của cuộc chiến tranh

(Chợ lao động Giảng Võ – Phạm Tiến Duật)

Trở về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh Trường Sơn dường như trở nên lạc lõng trong sự bon chen nơi phồn hoa đô hội, họ lại khoác ba lô lên vai “ngược rừng” tìm về nơi cứu rỗi tâm hồn mình:

Thời nay thiên hạ ùa ra phố

Giữa tháng mưa anh lại ngược rừng Trong cuộc tranh khôn anh chọn dại Ơi người lính cũ của Trường Sơn.

(Tiễn ngƣời đi Ialy – Phạm Tiến Duật)

Đây là một trong những vấn đề đáng để mọi người phải suy ngẫm trước thực tại đời sống, về những con người đã từng một thời vào sinh ra tử để chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay, xin chớ lãng quên họ:

78

Các anh đã vì nước quên thân

Thì nước đừng quên các anh, đừng quên ai cả Các anh vì nhân dân này chung thủy

Thì xin đừng ai phản bội các vong linh

(Trƣờng ca – Tiếng bom và tiếng chuông chùa – Phạm Tiến Duật)

Chiến tranh đi qua mang theo cả tuổi xuân, mang theo cái thì con gái của những nữ thanh niên xung phong năm xưa. Giờ trở về, họ cũng không còn cơ hội để lo cho hạnh phúc của riêng mình nữa. Họ lại đến những nông trường mới, góp sức mình xây dựng cuộc sống mới cho quê hương, đất nước:

Em bảo với tôi rằng nay: nghề mới trồng dâu

Xưa ngụy trang cho đường, nay ngụy trang cho núi, Xưa vội mở đường, nay khai hoang cũng vội

Lấp hố bom rồi nghe đất gọi lên đây

(Áo của hôm nào, ngƣời của hôm nay – Phạm Tiến Duật)

Có thể nói, cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh còn là sự gánh chịu những thiệt thòi, những đau đớn trong sự cô đơn và chờ đợi của người phụ nữ. Trong hoàn cảnh ấy, thiên chức của người phụ nữ mai một dần theo năm tháng. Chiến tranh không chỉ có bom đạn tàn phá, hủy diệt đời sống, nhà thơ đã phát hiện thêm sức phá hoại vô hình khác, đó chính là nỗi cô đơn, lẻ loi. Nguyễn Đức Mậu đã thực sự cảm thông với nỗi đau của người phụ nữ và qua những câu thơ viết về thân phận của họ, di hại của chiến tranh đã hiện ra cụ thể và khốc liệt hơn trong đời sống hôm nay:

Chiến tranh đã tắt từ lâu

Cau vàng trái rụng, giàn trầu héo hon Nửa đêm gió lạnh, trăng mòn

Có người nghe tiếng ru con… khóc thầm.

79

Và cũng chỉ còn mình mẹ già, chiếc bóng “liêu xiêu” đi giữa hàng bia mộ chăm sóc từng vuông cỏ:

Dáng mẹ liêu xiêu giữa hàng bia mộ Núi bạc đầu và tóc trắng sương rơi Ôi đời mẹ không chồng con đơn lẻ Tám mươi năm dài dặc kiếp người

(Mẹ già coi nghĩa trang – Nguyễn Đức Mậu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hòa bình đã về nhiều năm, nhưng hậu quả và di chứng chiến tranh vẫn còn ám ảnh, đè nặng lên đời sống, số phận của con người không chỉ hôm nay mà còn nhiều năm sau nữa. Là những người lính, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu có cái nhìn rất sâu sắc và nhân văn, mang tính trải nghiệm về cuộc sống, tâm tư của những người lính sau cuộc chiến.

Cả ba nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đều là những người lính trong cuộc kháng chiến trường kỳ này. Không chỉ từ những quan sát bên ngoài mà hình ảnh người lính trong thơ của ba tác giả là những trải nghiệm trực tiếp trên chiến trường với bom đạn, với thiếu thốn vất vả, đối diện giữa cái sống và cái chết. Do đó hình ảnh người lính trong thơ của ba nhà thơ – chiến sĩ là những bức chân dung sinh động, chân thực về những con người đã từng làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc. Khắc họa người lính ở nhiều góc độ khác nhau, cả ba nhà thơ đã tạo nên một bức tranh đa màu về hình ảnh người lính – hài hòa giữa trữ tình đằm thắm và tính chất anh hùng ca trang nghiêm. Phản ánh chân thực, sắc nét hình ảnh người lính từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, cho người đọc cảm nhận được bức tranh toàn cảnh về người lính và cuộc chiến. Hình ảnh trong thơ giản dị nhưng chứa đựng một tình yêu vô bờ với người lính. Thơ Phạm Tiến Duật thường đi vào sự khái quát về cuộc sống, như một bản tình ca dài về người lính. Đối với Hữu Thỉnh, anh đã viết thật xúc động về chiến tranh, về lòng quả cảm và đức hi sinh của

80

người lính. Trong mỗi trang thơ anh viết ta thấy cả trí tuệ và trái tim, tài năng và nghị lực cùng những khát khao, mơ ước cháy bỏng của anh. Ta ghi nhận ở Hữu Thỉnh một hồn thơ giàu xúc cảm, đằm thắm mà cũng rất khỏe khoắn , rắn rỏi. Với Nguyễn Đức Mậu, lời thơ của anh lại là những lời thủ thỉ tâm tình, nó chầm chậm nhưng xoáy sâu vào trong đó là tình yêu, là sự đồng cảm sâu sắc trước bao khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua. Dù cách thể hiện khác nhau nhưng người lính trong thơ của ba nhà thơ chiến sĩ vẫn hiện lên thật đẹp. Cái đẹp của họ hiện lên trong giây phút chiến đấu ngoan cường, cái đẹp và cái hùng hiện lên trong sự hài hào cân xứng. Và ngay cả khi nhắc tới cái bi, thì nó vẫn mang âm hưởng hào hùng bi tráng. Chính vì vậy, mà người lính hiện lên trong thơ toát lên khí thế mạnh mẽ, quật cường đại diện cho dân tộc Việt Nam.

81

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH,

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Một phần của tài liệu Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (Trang 80)