1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài CHIẾN TRANH TRONG TRANH của họa sĩ NGUYỄN SÁNG

71 449 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Từ những tác phẩm hội họa về thời kỳ chiến tranh nói chung hay tác phẩm về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã tái hiện về lịch sử một thời hào hùng của dân tộc.. - Phân tích cá

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ MỸ THUẬT

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS TS LÊ BÁ DŨNG

HỌC VIÊN: HOÀNG THẮNG CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA

MÃ SỐ: 60210102 KHÓA: K18

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

GS NXB PGS

Tk

Tr

TS

Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà xuất bản Trang

Thế kỉ

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11 1.1 Khái quát về đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam 11 1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật tạo hình 11

1.1.2 Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam 13

1.2 Khái quát hội họa Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1945 đến 1986 17

1.3 Khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng 18

Tiểu kết 22

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG 23

2.1 Đề tài chiến tranh trong tranh sơn mài của Nguyễn Sáng 23

2.2 Đề tài chiến tranh trong tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng 33

2.3 Đề tài chiến tranh trong một số chất liệu khác của Nguyễn Sáng 37

Tiểu kết 40

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 42

3.1 Thành công của Nguyễn Sáng trong các tác phẩm đề tài chiến tranh 42

3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng 46

Tiểu kết 51

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 57

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nguyễn Sáng là một họa sĩ tiêu biểu trong nền hội họa Việt Nam Cùng Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, ông là người có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng, định hình nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc Nguyễn Sáng thành công với những tác phẩm chất liệu sơn dầu và đặc biệt là sơn mài Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công, đặc biệt ở chủ đề chiến tranh

Các tác phẩm chủ đề chiến tranh như Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng

ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc đã trở thành những tác phẩm bất hủ trường tồn với thời gian

Các tác phẩm ở chủ đề này của ông đều có được sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân tộc Nó không hướng công chúng tới cái đau đớn, khổ ải mà ngược lại hình tượng trong các tác phẩm này lại không né tránh bi kịch và số phận con người, thúc đẩy mạnh mẽ hơn, tin tưởng vào những hy sinh mất mát sẽ đổi lại được tự do hạnh phúc Hình tượng trong các tác phẩm ở đề tài chiến tranh được ông chắt lọc của các nhân vật rồi khái quát lại và nâng nên những biểu tượng điển hình khúc triết mang đậm tinh thần và ý chí yêu nước của người Việt

Đề tài chiến tranh trong tranh của Nguyễn Sáng là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam gắn với tinh thần nhân văn trong cái nhìn về chiến tranh ở nước ta

Trang 6

Từ những tác phẩm hội họa về thời kỳ chiến tranh nói chung hay tác phẩm về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã tái hiện về lịch sử một thời hào hùng của dân tộc Có thể thấy, nghệ thuật của Nguyễn Sáng đã gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc Những tác phẩm sơn đầu, sơn mài đẹp nhất trong sáng tác của ông là về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam Ngôn ngữ trong tranh của ông có tầm khái quát cao, tiếp thu nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống kết hợp với thành tựu nghệ thuật hiện đại thế giới, đóng góp vào việc cách tân của hội họa hiện đại Việt Nam

Bản thân tôi, người thực hiện đề tài đã chịu nhiều ảnh hưởng và được học tập một cách gián tiếp qua các tác phẩm của danh họa Nguyễn Sáng Ngay từ khi chưa theo học hội họa thì các tác phẩm của danh họa Nguyễn Sáng trưng bày trong bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam đã truyền cảm hứng, thúc đẩy đam mê, góp phần đưa tôi đến với việc lựa chọn con đường nghệ thuật

Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về họa sĩ Nguyễn Sáng và

đề tài chiến tranh nhưng nghiên cứu riêng biệt về “đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng” thì chưa có tài liệu nào Vì vậy tôi chọn đó làm đề tài

2 Tình hình nghiên cứu

Trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nguyễn Sáng là một trong những họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật tạo hình Nghiên cứu về họa sĩ Nguyễn Sáng và các tác phẩm của ông có một số sách đề cập đến như:

Cuốn “Họa sĩ Nguyễn Sáng” (1989), của tác giả Trần Thức, viết về họa

sĩ Nguyễn Sáng, trong đó có sơ lược về tiểu sử cuộc đời của ông và có đề cập đến các chất liệu sử dụng của ông hay các triển lãm nói chung, chưa có phân tích cụ thể về thể loại tranh về thời kỳ chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng

Cuốn sách “Các bậc thầy hội họa Việt Nam Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia

Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái”, Nxb Mỹ thuật Hà Nội, Họa sĩ Phan Cẩm

Thượng có viết về họa sĩ Nguyễn Sáng, trong đó phân tích khái quát về một

Trang 7

số bức chân dung của ông có lối vẽ “thoáng hoạt, trực tiếp, mầu ấm và án từ bên trong các mảng nhiều sắc độ, mà bề mặt trông rất ít màu” hay cách vẽ sơn mài của ông như” thường dùng viền, mảng bẹt, mài nông, ít màu, nhẹ, nét bút đưa nhanh, cốt nắm được thần thái” và cuộc đời của ông Thêm vào đó tác giả

có đề cập đến hai bức tranh tiêu biểu “Giặc đốt làng tôi”, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” nhưng không phân tích về đặc điểm tạo hình mà chỉ nói đến

âm hưởng bi tráng của cuộc chiến đấu chống quân xâm lược

Luận văn: “Tính bi hùng trong tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại

(1945-1975)” của Mai Xuân Thắng đề cập đến tính bi hùng trong các tác

phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này trong đó có nói đến và phân tích một số tác phẩm của Nguyễn Sáng

Luận văn: “Tranh sơn mài “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ” của

Nguyễn Sáng” của Mai Viết Khương đã phân tích về một tác phẩm sơn mài

tiêu biểu về chủ đề chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng

Luận văn: “Tranh sơn mài Nguyễn Sáng” của Trần Hoàng Sơn có viết

về nghệ thuật tranh sơn mài và phân tích sơ lược một số tác phẩm tranh sơn mài của Nguyễn Sáng

Luận văn: “Đặc điểm tạo hình trong tranh Nguyễn Sáng” của Hà Ngọc

Dũng có nêu ra những đặc điểm về đường nét và màu sắc trong tranh sơn mài của Nguyễn Sáng

Luận văn: “Hiệu quả chất liệu vàng trong tranh Nguyễn Gia Trí,

Nguyễn Sáng và Phan Kế Bính” của Nguyễn Đức Định có viết về hiệu quả

của vàng trong tác phẩm sơn mài Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng

Luận văn: “Nguyễn Sáng và những cách tân trong nghệ thuật” của Đỗ

Văn Hiệp có nói về những sáng tạo của Nguyễn Sáng trong việc sử dụng bút pháp lược tả hình khối và sự thành công trong các chất liệu tạo hình

Trang 8

Luận văn: “Một vài suy nghĩ về hình tượng Đảng trong tranh Nguyễn

Sáng và Lê Quốc Lộc” của Phạm Trung Thành có nêu nên những suy nghĩ về

các tác phẩm tranh sơn mài của Nguyễn Sáng như: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thanh niên thành đồng, Bộ đội trú mưa

Luận văn “Vẻ đẹp tạo hình hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975”

của Nguyễn Thế Hùng đã có cái nhìn tương đối đầy đủ về vẻ đẹp trong hội họa Việt Nam trong giai đoạn đó, với sự so sánh tương đối rõ ràng nhưng chưa đi sâu về tác phẩm, tác giả Nguyễn Sáng

Khóa luận: “Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong tranh Nguyễn Sáng,

Trần Văn Uyên, (2008) đã phân tích bút pháp, màu sắc về hình tượng người

bộ đội cụ Hồ qua những tác phẩm như “Giặc đốt làng tôi”, “Kết nạp Đảng ở

Điện Biên Phủ” và so sánh với một số tác phẩm cũng vẽ về anh bộ đội cụ Hồ như “Kết nạp Đảng trong tù” của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng hay “Kết nạp

Đảng từ trong bóng tôi” của họa sĩ Lê Quốc Lộc Nhưng chỉ dừng ở việc phân tích sơ lược 2 tác phẩm trên của Nguyễn Sáng

Bài viết trong Tạp chí mỹ thuật số1 - 2009 : “Con đường nghệ thuật

của Nguyễn Sáng” của Quách Phong có viết về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

của Nguyễn Sáng

Bài viết in trong Tạp chí mỹ thuật và Nhiếp ảnh số 8 – 2013: “Thiếu nữ

bên hoa sen :Khảo luận bề mặt đến những tầng lớp ẩn khuất” của Trần Hậu

Yên Thế đã phân tích rất rõ tác phẩm Thiếu nữ bên hoa sen của Nguyễn Sáng

và đưa ra những hướng nhìn mới về phong cách và nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Sáng

Bài báo Thể thao và văn hóa ngày 15 tháng 11 năm 2008, “Những câu

chuyện ít biết về Nguyễn Sáng” của Văn Bảy Báo có đề cập đến tính cách và

tác phẩm Bài viết có nói qua về tác phẩm Giặc đốt làng tôi, nhưng không phân tích về tạo hình

Trang 9

Hay bài viết của Hoàng Đình Tài, “Họa sĩ Nguyễn Sáng, Hội họa và

kháng chiến” in trong Tạp chí Mỹ thuật – Nhiếp ảnh sô tháng 12/2014, có đề

cập đến các tác phẩm: “Chợ Bo đẫm máu”, “Tình quân dân”, “Giặc đốt làng tôi” ,và các bức sơn mài “Trú mưa”, “Nghỉ trưa”, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, “Thanh niên Thành đồng”, bức tranh lụa “Tân binh vùng Du kích” Tác giả có phân tích một cách rất sơ lược về hình ảnh và tạo hình nhân vật của tác phẩm “Giặc đốt làng tôi” và các tác phẩm sơn mài

Bài viết: “Họa sĩ Nguyễn Sáng và kiệt tác Kết nạp Đảng trong chiến hảo Điện Biên Phủ” của Nhà PBMT-Th.S Trần Thị Quỳnh Như, in trong diễn

đàn văn nghệ Việt Nam, ngày 24 tháng 7 năm 2016, có phân tích khái quát về màu sắc, tạo hình chắt lọc giản dị, không gian, sự tương phản đậm nhạt, đương nét mạnh mẽ toát lên chất bi, hùng của tác phẩm Tác giả cũng có đưa

ra so sánh về cách biểu đạt với các tác phẩm như “Kết nạp Đảng trong tù” của

họa sĩ Nguyễn Đức Nùng; “Kết nạp Đảng từ trong bóng tối” của họa sĩ Lê

Quốc Lộc Nhưng cũng chỉ dừng ở một tác phẩm Mộ số bài viết trong các báo, tạp chí của nhiều tác giả khác mà người viết không có điều kiện tiếp cận

Bài viết về “Nguyễn Sáng (1923-1988)” của Bùi Thanh Phương Tác

giả có nói sơ lược về tiểu sử sáng tác và cuộc đời đầy thăng trầm của họa sĩ Nguyễn Sáng, từ nghèo nàn túng thiếu, cô đơn, đến triển lãm cá nhân đầu tiên của ông và sau cùng vào Sài Gòn sinh sống

Ngoài ra còn có một số luận văn đề cập đến đề tài chiến tranh nhưng đều là những nghiên cứu về những tác giả và khía cạnh khác nhau mà chưa nghiên cứu cụ thể về đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng Theo tình hình nghiên cứu cho thấy, những bài viết, bài báo về Nguyễn Sáng

là rất nhiều Tuy vậy, nghiên cứu chuyên đề “đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng” thì chưa có tài liệu nào Vì vậy tôi chọn đề tài này

để nghiên cứu nhằm tổng kết và phân tích các tác phẩm về đề tài chiến tranh

Trang 10

của họa sĩ Nguyễn Sáng cho thấy những đặc điểm tạo hình, yếu tố lịch sử bi hùng trong tranh của Nguyễn Sáng đề tài chiến tranh

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu sau:

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của danh họa Nguyễn Sáng thông qua các tác phẩm tiêu biểu

- Phân tích các tác phẩm về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng để thấy được cách tạo hình và giá trị nghệ thuật độc đáo và quý giá trong các tác phẩm của danh họa Nguyễn Sáng

- Rút ra bài học kinh nghiệm về thủ pháp tạo hình trong biểu đạt các nhân vật trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu chính của luận văn là các tác phẩm về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung vào nghiên cứu về các tác phẩm vẽ về thời kháng

chiến chống xâm lược của họa sĩ Nguyễn Sáng Bên cạnh đó, luận văn có so sánh với một số tác phẩm cùng vẽ về đề tài chiến tranh của một số họa sĩ khác

Luận văn nghiên cứu đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng ở các chất liệu: sơn mài, sơn dầu, kí họa

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này cần sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp văn bản văn học: nghiên cứu, thu thâp tư liệu từ sách, luận văn viết về các tác phẩm của Nguyễn Sáng chủ đề chiến tranh để tìm ra những đặc điểm tạo hình của Nguyễn Sáng trong đề tài này

Trang 11

- Phương pháp mỹ thuật học phân tích so sánh để làm nổi bật đặc điểm đặc trưng, phong cách trong tranh của các tác giả Nguyễn Sáng ở từng giai đoạn sáng tác

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý học

- Phương pháp quy nạp: từ thông tin thu thập được, phân tích và hệ thống lại để tìm ra những đặc điểm trong tranh đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng

- Phương pháp lịch sử: tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội xung quanh cuộc đời Nguyễn Sáng và lịch sử hội họa thế giới ảnh hướng đến phong cách sáng tác của ông để tìm ra đặc điểm riêng trong các tác phẩm tranh đề tài chiến tranh của ông

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề chiến tranh trong tranh của Nguyễn Sáng Vì vậy, việc thực hiện luận văn sẽ mang lại nhiều đóng góp như sau:

Bước đầu thống kê và phân loại các tác phẩm chủ đề chiến tranh trong tranh của Nguyễn Sáng

Qua đó thấy được giá trị của đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng Góp phần tổng kết nhận định thành quả của sự nghiệp danh họa Nguyễn Sáng

Tạo tiền đề xây dựng một tài liệu giúp người đọc phần nào hiểu hơn về tranh Nguyễn Sáng

Góp phần phân tích chỉ ra đặc trưng, nét độc đáo, sáng tạo trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của danh họa Nguyễn Sáng

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm phần Mở đầu(8 trang), Kết luận(01 trang) và nội dung chính được chia làm 3 chương:

Trang 12

Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (11 trang)

Chương 2: Nghiên cứu đề tài chiến tranh trong các các sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng (18 trang)

Chương 3: Những điều rút ra từ nghiên cứu đề tài (9 trang)

Ngoài ra luận văn còn có Tài liệu tham khảo(03 trang), Phụ lục và ảnh minh họa (13 trang)

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1, luận văn nghiên cứu các khái niệm và khái quát tác giả liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm cơ sở lý luận nghiên cứu các vấn đề của đề tài

1.1 Khái quát về đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật tạo hình

* Khái niệm nghệ thuật

Theo cuốn “Từ điển mỹ thuật Phổ thông” của Đặng Bích Ngân giải thích nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con người Nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mỹ trong các loại hình như văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu… Trong mỹ thuật, nghệ thuật là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay thành thục nghề Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo Đặc biệt, nghệ thuật thường khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo Người nghệ sĩ tinh tế phát hiện được các yếu tố khác nhau trong nội dung, kỹ thuật, quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật [14;tr101]

Vậy nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức

Trang 14

* Khái niệm tạo hình

Theo “Từ điển tiếng Việt” – Viện ngôn ngữ học thì tạo hình là: “Tạo

ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [29;tr.860]

Trong “Từ điển tiếng Việt 1994” – Nxb Khoa học xã hội có ghi tạo hình là: “ nghệ thuật biểu hiện bằng cách ghi lại, tạo nên những hình thể với những bức họa, pho tượng” [8; tr.716]

Trong cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam tập 4” thì tạo hình là “thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục Theo nghĩa rộng, tạo hình bao gồm hoạt động hội họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh Theo nghĩa hẹp, tạo hình là hoạt động thuộc hội họa giá vẽ và điêu khắc Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt phẳng, bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, hình diện Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều, bằng các khối

có thể tích Mỹ thuật ứng dụng và kiến trúc sử dụng các phương tiện tạo hình vào việc tạo dáng sản phẩm, sáng tạo môi trường không gian mang giá trị thẩm mỹ và công năng.” [12;tr.60]

Theo “Từ điển mỹ thuật phổ thông” thì tạo hình theo nghĩa rộng là

sự sáng tạo mọi hình tượng nghệ thuật, theo nghĩa hẹp là sự sáng tác, sự khắc họa những đặc trưng về hình thể trong điêu khắc, kiến trúc, hội họa và các ngành mỹ thuật ứng dụng [17;tr.128]

Về cơ bản, các từ điển trên giải thích khái niệm tạo hình một cách đơn giản là nghệ thuật được biểu hiện bằng hình thể trong nghệ thuật tạo hình thông qua các yếu tố tạo hình cơ bản Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc và kiến trúc Những yếu tố tạo hình nghệ thuật chung nhất ở các thể loại tạo hình nghệ thuật là đường nét, màu sắc, không gian, ánh sáng

Trang 15

* Khái niệm nghệ thuật tạo hình

Theo cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam tập 3” thì nghệ thuật tạo

hình là nghệ thuật sử dụng một số phương tiện và chất liệu, tạo nên những hình thức trên mặt phẳng và trong không gian Tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc được coi là lĩnh vực của nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật không gian, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật tĩnh Khác với các nghệ thuật khác như múa, điện ảnh, sân khấu mang tính tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật [11;tr.102]

Cuốn “Từ điển tiếng Việt” –viện ngôn ngữ thì nghệ thuật tạo hình là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm [29;tr.691]

Trong “Từ điển mỹ thuật Phổ thông” của Đặng Bích Ngân có trích dẫn theo từ điển từ vựng mỹ học của Souriau -1990 đã định nghĩa: Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc ba chiều Ví dụ như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, nghệ thuật mang tính ứng dụng [17;tr.106]

Từ các định nghĩa trong các từ điển trên, ta rút ra được nghệ thuật tạo hình là hình thức nghệ thuật thị giác được biểu diễn trên mặt phẳng 2 chiều hoặc 3 chiều nhằm truyền đạt tư tưởng thẩm mỹ của tác giả

1.1.2 Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam

Cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam quyển 1” giải thích đề tài là đối tượng miêu tả, biểu hiện, nghiên cứu, chuyện trò… Trong nghệ thuật, đề tài được người nghệ sĩ khai thác một cách nhất quán theo ý tưởng, tư tưởng, nghệ thuật của mình Đề tài được nhận thức theo các quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào thế giới quan, lập trường tư tưởng của người nghệ sĩ Thông qua đề tài, người nghệ sĩ bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình [9;tr.809]

Trang 16

“Từ điển Mỹ thuật phổ thông” cho rằng: đề tài là những lý do, những vấn đề được gợi ý hoặc được nghĩ ra bởi một người hay một nhóm người

để tập trung xoay quanh vào đó nghiên cứu, thể hiện, diễn đạt bằng một hình thức riêng với những hình tượng cô đọng điển hình Ví dụ: đề tài lực lượng vũ trang, đề tài chiến tranh, đề tài thiếu nhi, đề tài xây dựng v.v… Nghệ thuật tạo hình thế giới qua các thời kì đều thể hiện những đề tài nổi bật, phổ biến Ví dụ: thời kì lãng mạn đề tài là thiên nhiên, con người và tình yêu; thời kì hiện thực, quê hương đất nước, con người trong lao động, trong chiến đấu, trong sinh hoạt bình thường với những tình cảm đa dạng phong phú v.v… Kể từ khi hình thành Chủ nghĩa Ấn tượng, với sự ra đời của những trường phái mang tính hình thức, trừu tượng thì đề tài không quan trọng và không có tính chất quyết định nữa mà tên tranh chỉ gợi nên một sự chú ý, liên tưởng xa xôi, thậm chí có khi tùy tiện Có những bức tranh tùy hứng, vẽ theo sự thích thú ngẫu nhiên của tác giả, không định thể hiện một ý đồ, chủ đề nào cả, được đặt tên là “vô đề”, tức là tranh không có

đề tài Nói chung, đề tài dành cho nghệ sĩ rất rộng rãi, phong phú, những người đã nung nấu nhiều về một đề tài thường có nhiều cảm xúc, nhiều tư liệu nghiên cứu, tìm tòi, hư cấu sâu về nó Qua đó, họ sẽ tạo ra những tác phẩm có chất lượng Đề tài rộng hơn chủ đề Chủ đề được diễn đạt bằng hình tượng cụ thể hơn Ví dụ: đề tài là phụ nữ, còn chủ đề có thể là phụ nữ

đi cấy, phụ nữ làm văn nghệ, phụ nữ tập quân sự…”[17;tr.48]

Qua các định nghĩa trên rút ra được đề tài là những vấn đề được người nghệ sĩ nghiên cứu, thể hiện, diễn đạt bằng nhiều hình thức nghệ thuật với những hình tượng cô đọng, điển hình

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học thì chiến tranh là

sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định [29;tr.157]

Trang 17

Cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1”, chiến tranh là hiện tượng

xã hội-chính trị được thể hiện bằng đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc liên minh các nước, giữa các giai cấp đối kháng trong một nước, giữa các sắc tộc, dân tộc, tôn giáo nhằm đạt đến mục đích chính trị, kinh tế nhất định Chiến tranh chi phối mọi hoạt động của xã hội, nhà nước và nhân dân [9]

Vậy đề tài chiến tranh là những vấn đề về xã hội-chính trị bằng đấu tranh vũ trang nhằm đạt mục đích chính trị văn hóa được nghệ sĩ diễn đạt thông qua hình tượng nghệ thuật tiêu biểu Trong thơ văn, các tác giả sử dụng ngòi bút, câu chữ để phản ánh những tội ác, sự mất mát về tranh Còn trong nghệ thuật tạo hình, các nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ tạo hình như đường nét, màu sắc, hình khối… để diễn tả chân thực quan điểm của mình

về đề tài chiến tranh thông qua các tác phẩm Đối với người Việt Nam, chiến tranh là cuộc đấu tranh chính nghĩa, dành lại độc lập dân tộc Đó là

sự nghiệp của cả dân tộc và toàn thể quần chúng nhân dân

Nghệ thuật là tấm gương phản chiếu lịch sử, trong đó, vai trò của người nghệ sĩ đóng một vị trí quan trọng trong việc truyền đạt tư tưởng văn hóa đúng đắn đến công chúng trước tình hình chính trị lịch sử đương đại Trong đó, mỹ thuật thuật tạo hình Việt Nam hiện đại đã đóng góp một phần lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Trước tình hình cam go của hai cuộc chiến tranh Pháp-Mỹ, đề tài chiến tranh là một mảng chủ đề lớn mang tính hiện thực cách mạng Đây cũng chính là nguồn cảm hứng sáng tác thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm của người nghệ sĩ

Trong “Đề tài chiến tranh” các nghệ sĩ truyền tải được nội dung tư tưởng, quan điểm cá nhân bằng việc tìm hiểu xã hội đương đại thực tế tạo nên chiều sâu cho các tác phẩm Đề tài chiến tranh trong tranh ra đời từ năm 1945 khi đất nước đối mặt với cuộc chiến quân thực dân Pháp Điều

Trang 18

này đã thay đổi các nhận thức nhân sinh nghệ thuật của các họa sĩ Đông Dương trước đó Không còn những hình ảnh cô gái Hà Nội thanh tao, đằm thắm, hay những mái nhà, khu phố bình yên, thay vào đó là những anh bộ đội, những người phụ nữ nông thôn khỏe khoắn, những cảnh cận chiến cam

go được hiện lên trong tranh như những nhân chứng sống của lịch sử hào hùng dân tộc

Hiện thực mới của các cuộc kháng chiến của dân tộc đã giúp người họa sĩ thay đổi nhân sinh quan, thế giới quan Từ đó thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về quan niệm nghệ thuật Đó là quan niệm đem hội họa phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân Đây chính là giá trị của nghệ thuật vị nhân sinh, mang nghĩa cử cao đẹp của nghệ sĩ đối với đất nước

Ngay sau khi bùng nổ chiến tranh, các họa sĩ Đông Dương đã cho thấy sức mạnh tiềm tàng trong công việc của mình Họ đã phản ánh hiện thực chiến tranh một cách sát xao Với họ việc cầm bút vẽ cũng chính là cầm vũ khí chiến đấu của mình Hàng loạt các tác phẩm từ kí họa, trực họa, sơn mài mang giá trị vượt bậc về thời gian và không gian được sáng tác trong giai đoạn này như: “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”, “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng, “Hà Nội vùng đứng lên” của Tô Ngọc Vân, …các tác phẩm phản ánh đa dạng cuộc sống chiến đấu từ Bắc chí Nam trong những năm kháng chiến Đồng thời, nó cũng khẳng định tên tuổi lớn của các nghệ sĩ

Có thể nói, những năm tháng chiến đấu giai đoạn từ 1945 – 1975 là những năm tháng gian nan nhất của cả dân tộc khi trải qua liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ Chính vì vậy, giai đoạn này đề tài chiến tranh trong lịch sử hội họa Việt Nam phát triển nhất

cả về số lượng lẫn chất lượng tác phẩm

Trang 19

1.2 Khái quát hội họa Việt Nam hiện đại giai đoạn từ 1945 đến 1986

Đi liền với hai cuộc đấu tranh của dân tộc ta, văn hóa-nghệ thuật là một mặt trận đặc biệt quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận

ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị” Trong quá trình lịch sử của dân tộc, từ khi có Đảng lãnh đạo văn hóa, nghệ thuật mới phát huy được sức mạnh chiến đấu của mình trong phong trào cách mạng

“Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) của Đảng đã vạch ra con đường phát triển đúng đắn của văn hóa, nghệ thuật, hướng các văn nghệ sĩ hòa mình vào làn sóng nghệ thuật cách mạng của dân tộc thay da đổi thịt từ nội dung đến hình thức Đặc biệt là nghệ thuật hội họa với đề tài chiến tranh đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá và quan trọng

Trong những năm kháng chiến từ 1945 đến 1975, bối cảnh đất nước mới lập lại hòa bình ở miền Bắc Tranh cổ động đã phục vụ chính trị đã phát triển hoàn toàn ăn nhịp với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm

vụ của đất nước với nhiều đề tài như: ca ngợi Cách mạng và cuộc sống mới,

cổ vũ kháng chiến, theo sát từng chiến dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất Ở những bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, nghệ thuật hội họa đã ca ngợi các thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong việc hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cổ vũ cao trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, với định hướng con đường nghệ mới của Đảng, vì sự nghiệp cao cả của tổ quốc Thời kì này nghệ thuật hội

Trang 20

họa chuyển mình phát triển tột bậc trong tuyên truyền, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân

Từ đó, trong nghệ thuật hội họa đã nêu bật được các chuyển biến cũ và mới về hình ảnh con người và cuộc sống từ đó phát huy những giá trị tinh thần trong nhân dân và đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa ý chí, đoàn kết góp phần thúc đẩy mọi người trong kháng chiến

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đề tài chiến tranh trong nghệ thuật hội họa được xem là một thứ vũ khí mang sức mạnh tinh thần hiệu quả trong việc khích lệ tinh thần nhân dân đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Hội họa Việt Nam đề tài chiến tranh giai đoạn 1945-1986 nhất quán một đề tài gắn với dòng nghệ thuật hiện thực Đội ngũ tác giả bao gồm nhiều thế hệ nối tiếp nhau sáng tác về đề tài chiến tranh đã tạo nên một dòng khuynh hướng nghệ thuật

Hội họa Việt Nam về đề tài chiến tranh trong giai đoan 1945 đến 1986

đã phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu to lớn, vững chắc cả về số lượng và chất lượng, một số tác phẩm tiêu biểu như bức Hành quân (1947) của Mai Văn Hiến, Du kích La Hay tập bắn (1947) của Nguyễn Đỗ Cung, Giặc đốt

làng tôi (1954) của Nguyễn Sáng, Nhớ một chiều Tây Bắc (1955) của Phan Kế

An, Hành quân đêm(1974) của Trần Đình Thọ, Chạy giặc trong rừng

(1949) của Tô Ngọc Vân, Cái bát(1949) của Sỹ Ngọc, Qua bản cũ (1958) của

Lê Quốc Lộc, Sau giờ trực chiến (1967) của Nguyễn Phan Chánh. Qua đề tài chiến tranh phản ánh một cách chân thực, đẹp đẽ cuộc sống lao động và chiến đấu của cả dân tộc trong hai cuộc kháng chiến

1.3 Khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng

Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 1 tháng 8 năm 1923 quê gốc làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) Ba mẹ và anh em ông thuộc tầng lớp trí thức trung lưu Ba ông là nhà giáo, mất năm 1950, mẹ ông sống bằng

Trang 21

nghề buôn bán, mở tiệm may và mất năm 1969 Ba mẹ ông sinh được ba người con, anh em trai ông đều làm viên chức, giáo viên Không giống những người trong gia đình, ông chọn riêng cho mình con đường nghệ thuật Mỹ thuật tại Trung cấp mỹ thuật tại trường mỹ thuật Gia Định vào năm 1936

Năm 1938 – 1939, ông từ Sài Gòn ra Hà Nội và sau đó thi đỗ vào trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương khóa 14 (1940 - 1945) học khoa hội họa cùng khóa với Diệp Minh Châu (khoa điêu khắc), Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Quang, Phan Tại… Tuy nhiên chỉ có ông và Diệp Minh Châu tốt nghiệp khóa này

Nguyễn Sáng là một sinh viên có hình họa vững vàng, có cá tính tiêng trong học tập Thời sinh viên, ông đã tiếp thu đầy đủ những tri thức nghệ thuật

từ cổ điển đến Ấn tượng châu Âu, từ khả năng mô tả hàn lâm kĩ lưỡng và chính xác đến khả năng “lược tả” mang tính cách điệu và chịu ảnh hưởng nhiều của hội họa Phục Hưng

Ngay trong khi vẫn còn học tập trên ghế nhà trường, ông đã tiếp nhận

tư tưởng cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương và tham gia nhiều phong trào, trưng bày tranh nhằm lật đổ sự áp bức bóc lột của phát xít Pháp-Nhật Chính điều này đã tạo nên dòng chảy nghệ thuật đề tài chiến tranh trong tranh của ông

Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia biểu tình cướp chính quyền tại Bắc Bộ Phủ ngày 19/8/1945 và vẽ bức tranh cổ động “Chiếc quan tài cuối cùng của thực dân Pháp ở An Giê Ri” Tháng 10/1945, ông làm việc cho bộ Tài chính vẽ giấy bạc, tham gia hoạt động văn nghệ trong công nhân

in giấy bạc Ngoài ra ông còn vẽ rất nhiều tác phẩm ủng hộ cách mạng, ủng

hộ Đảng thành công như Chiếm phủ Khâm Sai, Phố chợ Đồng Văn, chân dung ông Thụy Ký…

Trang 22

Năm 1946 ông sáng tác bộ tem chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỉ niệm lần thứ nhật cách mạng tháng Tám và ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đây là bộ tem đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tháng 12 năm 1946, thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quốc đứng lên kháng chiến, Nguyễn Sáng chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia cuộc kháng chiến trường kì Nhận thức sâu sắc về Tổ quốc, nhân dân

và chân lý nghệ thuật Ông say sưa làm nghệ thuật phục vụ kháng chiến

Năm 1953, ông tham gia vẽ các tác phẩm về địch vật, đóng thuế nông nghiêp, vẽ phụ bản báo cáo và tác phẩm “Tình quân dân” (khắc gỗ), “Giặc đốt làng tôi”(tranh sơn dầu) nhằm tuyên truyền các chính sách cải cách của Đảng lâm thời

Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông trở về Hà Nội ở tại số nhà

65 Nguyễn Thái Học và tiếp tục tham gia cộng tác tới Hội Văn nghệ Việt Nam(nay là Hội mỹ thuật Việt Nam), sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều chát liệu khác nhau Thời kì này, họa sĩ Nguyễn Sáng chuyên tâm sáng tác đề tài chiến tranh, đặc biệt là các tác phẩm sơn màu ghi lại nhiều dấu ấn của ông về anh bộ đội cụ Hồ mà ông đã ghi nhận được qua các chuyến hành quân đến các chiến dịch ở Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ như: “Trú mưa”, “Giờ học tập” (1960), “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”(1963)

Từ năm 1964 đến 1974, ông vẽ rất nhiều tác phẩm đa dạng chủ đề từ chân dung, phong cảnh, sinh hoạt của đất nước

Đến năm 1977, sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, ông cùng vợ về Sài Gòn ngụ tại 49/05 đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh Thời gian này, đề tài chiến tranh vẫn được ông chú tâm sáng tác, tiêu biểu là bức “Thanh niên thành đồng” đã nói lên phong trào đấu tranh của sinh viên

Trang 23

Sài Gòn dưới thời Mỹ ngụy, thể hiện cảm xúc lớn lao và trân trọng của ông đối với thế hệ trẻ anh hùng Tác phẩm hiện lưu giữ tại bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1979, sau khi vợ ông qua đời, Nguyễn Sáng trở lại miền Bắc sống

và làm nghệ thuật theo những đơn đặt hàng Tuy thế, những tác phẩm của ông mang những cá tính sáng tạo riêng mà không theo khuôn gò của người đặt

Tháng 7 năm 1984, Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam phối hợp với bảo tàng mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức triển lãm “ Các tác phẩm hội họa của họa

sĩ Nguyễn Sáng” Cuộc triển lãm cá nhân này giới thiệu đầy đủ chặng đường lao động và sáng tạo của Nguyễn Sáng với hơn 140 tác phẩm đa dạng từ các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, chì màu, phấn màu… qua đó cho thấy sự say mê lao động sáng tạo với tư duy nghệ thuật và hiện thực cuộc sống được hòa làm một tạo nên cấu trúc vững chắc, chuyển động trong hình thể và sắc

độ Nghệ thuật của Nguyễn Sáng khỏe khoắn kết hợp các yếu tố dân tộc, dân gian và hiện đại Nhân vật trong tác phẩm của ông vạm vỡ, có tư tưởng, có cá tính và được thể hiện sống động, chân thực

Năm 1987, ông về sống với gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh và mất ngày 16/12/1988 Ông được đánh giá là một trong những họa sĩ sớm giác ngộ chân lý trong cuộc đấu tranh cách mạng, đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật, từ đó tạo nên nhiều tác phẩm mang chủ đề xã hội và thời đại rõ nét, đậm nhân văn sâu sắc

Năm 1996, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho tác phẩm của Nguyễn Sáng như: “Giặc đốt làng tôi”(1954), “Bộ đội nghỉ trưa trên đồi”(1959), “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”(1963), “Chợ Bo Thái Bình”(1966)…

Trang 24

Có thể thấy, nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, chiến tranh của dân tộc Ông là một trong những họa sĩ có tác phẩm đẹp nhất sáng tác về đề tài chiến tranh Việt Nam

Tiểu kết

Nội dung chương I đã xác định được khái niệm của “nghệ thuật tạo hình”, “ đề tài chiến tranh ”, nên một số nét chính của hội họa Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến 1986 và đề cập đến sự hình thành và phát triển của đề tài chiến tranh Bên cạnh đó, khái quát được tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng

Các tác phẩm tranh đề tài chiến tranh ở mỗi giai đoạn từ 1945 -1986 có

sự hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của các cuộc chiến tranh xâm lược Thông qua, đề tài chiến tranh các họa sĩ đã phản ánh rõ nét hình ảnh cuộc sống của con người Việt Nam trong giai đoạn oanh liệt kháng chiến Đặc biệt, họa sĩ Nguyễn Sáng với khối lượng các tác phẩm đồ sộ, cống hiến cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt nam hiện đại Ông là tấm gương lao động sáng tạo trong nghệ thuật Dòng nghệ thuật chủ đạo trong các tác phẩm của ông là đề tài chiến tranh Ở đề tài này đã cho thấy quan niệm tạo hình khỏe khoắn và sự chuyển động của hình thể đã làm nên các tác phẩm đề tài chiến tranh xuất sắc nhất trong lịch sử hội họa Việt Nam

Trang 25

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG

Trong những năm kháng chiến trường kì, ở mỗi thời kì, bối cảnh chính trị nước ta luôn thay đổi Qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc, đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã có những đóng góp mạnh mẽ đối với nghệ thuật dân tộc Để hiểu rõ hơn về đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng, chương 2 sẽ tập trung nghiên cứu vào chất liệu và đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh Nguyễn Sáng

2.1 Đề tài chiến tranh trong tranh sơn mài của Nguyễn Sáng

* Khái quát về chất liệu sơn mài

Theo cuốn “Giáo trình mỹ thuật học” thì sơn mài là một trong những chất liệu của hội họa Việt Nam hiện đại Tên gọi của chất liệu được tạo nên bởi hai yếu tố: chất liệu sơn và kĩ thuật mài.[13;tr.78]

Đây là một chất liệu truyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, then, vàng, bạc, sau này khi phát triển còn

có thêm các màu bột và màu trắng của vỏ trứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng

kĩ thuật mài để sửa chữa tranh và làm đều mặt phẳng Tranh sơn mài khi

vẽ xong được mài bằng than dỗ, đá hoặc giấy giáp nước cho mịn Chỗ nào muốn lộng lẫy, sáng bật có ánh kim thì thếp vàng, bạc Khi muốn bớt sáng hoặc hòa sắc trầm, người ta phủ một lớp cánh gián mỏng Chất liệu sơn mài ngày nay được phát triển trong hội họa Việt Nam Kĩ thuật đưa sơn ta vào làm tranh sơn mài do một số họa sĩ học trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương như Lê Phổ, Trần Quang Trân, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn… thử nghiệm đi đầu

Trang 26

Khác với tranh sơn mài của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, sơn mài Việt Nam luôn toát ra đẹp sâu lắng, cổ kính Một số các tác phẩm sơn mài giá trị như : Bên đầm sen của Nguyễn Gia Trí, Con nghé quả thực của Nguyễn Tư Nghiêm ; Ra đồng của Trần Đình Thọ, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng

Với đặc điểm về màu, kĩ thuật đã tạo cho sơn mài khả năng biểu đạt khác biệt với các chất liệu khác Tranh sơn mài thường dùng ít màu song nhiều sắc độ Trong mỗi tác phẩm, họa sĩ thường sử dụng một màu chủ đạo, màu chủ đạo sẽ gợi chọn những màu khác để tạo nên hòa sắc trong tranh Với cách đó, tranh sơn mài có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rất sinh động, chân thực, cô đọng, giàu hiệu quả trang trí, sâu thẳm, lung linh Bên cạnh những mảng màu, nét vẽ cũng đóng vài trò quan trọng trong biểu đạt của sơn mài Nét hình, khối, chất Với từng tác giả, tùy theo nội dung chủ đề, cách sử dụng nét có chọn lọc khác nhau tạo nên sự chuyển động mềm mại hoặc mạnh mẽ cho khối hình Không gian trong tranh sơn mài thường là ước lệ Tuy vậy, cách sắp xếp các mảng màu nhân vật chi tiết gợi cho người xem cảm giác về không gian sống động, xa thẳm Ánh sáng trong tranh sơn mài cũng là ánh sáng mang tính ước lệ, tượng trưng bằng cách sử dụng các mảng sáng tối, phẳng, ít diễn khối tạo nên nhịp điệu cho tranh sơn mài

Sơn mài Việt Nam đã biểu hiện thành công nhiều mảng đề tài như nông nghiệp, công nghiệp, lịch sử, chân dung… Bút pháp tả thực kết hợp với cách dùng mảng phẳng trong trang trí đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho tranh sơn mài

Đặc biệt, với chất liệu sơn mài Việt Nam, Nguyễn Sáng đã tạo ra một kĩ thuật mới về màu và sắc độ Những thử nghiệm về sơn mài đầu tiên vào năm 1960 của Nguyễn Sáng trên tác phẩm cho khả năng biểu đạt

Trang 27

sơn mài theo lối diễn hình phương Tây, thì trong những tác phẩm sau này, ông biến thiên về lối tả khái quát bằng mảng khối tượng trưng như được đúc rút ra từ nghệ thuật dân gian Đồng thời, ở các tác phẩm của ông, người ta còn nhìn thấy ảnh hưởng nghệ thuật hội hoạ của các bậc thầy phương Tây hiện đại, từ Picasso cho đến Matise được quyện chặt với

“hồn” dân tộc Việt Nam tạo nên điểm riêng biệt cho các tác phẩm sơn mài Nguyễn Sáng

* Những tác phẩm sơn mài về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng

Trong các tác phẩm sơn mài về đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng

có thể thấy sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật dân gian truyền thống Việt

và nghệ thuật hàn lâm phương Tây Trong tranh sơn mài, Nguyễn Sáng thường tạo hình bằng mảng phẳng và nét, dùng những gam màu đầm nặng, ít màu nhưng nhiều sắc độ, gợi không gian Ở sơn mài, ông chủ trương rời bỏ hoàn toàn tính trang trí mỹ nghệ, đồng thời cũng không áp dụng kĩ thuật màu sơn dầu châu Âu để cố gắng tả thực như nhiều họa sĩ Việt Nam Nhìn chung, ngôn ngữ nghệ thuật của ông rõ ràng đậm cá tính, nét vẽ tài ba, phóng khoáng, lúc thô khỏe, lúc mảnh mai, mềm mại, tình cảm thiết tha tạo nên hiện thực hoành tráng giữa nghệ thuật dân tộc dân gian và nghệ thuật hiện đại Nhìn tranh của ông, dù mèo hay người, hay

đề tài chiến tranh kháng chiến, ta thấy có âm hưởng tranh dân gian Việt Nam rất rõ – như nét to, mảng bẹt, cách bôi màu như ngây ngô vụng về không khéo tay, tạo hình dạng chắt lọc và chắc khỏe, không gian ít dùng luật phối cảnh mà dùng không gian ước lệ, dùng mảng hình và khoảng trống tạo không gian ước lệ trong tranh Tất cả những nguyên tố tạo hình

đó đều có trong tranh dân gian và nghệ thuật Á Đông

Trang 28

Sau năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông cùng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô Hà Nội Chín năm kháng chiến đã gắn bó Nguyễn Sáng với số phận dân tộc, với số phận của những người dân công,

bộ đội cùng bạn bè trí thức Đây là giai đoạn tài năng hội hoạ của Nguyễn Sáng phát triển rực rỡ nhất.Thời kì này, Nguyễn Sáng đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài lực lượng vũ trang, đặc biệt là các tác phẩm sơn mài ghi lại nhiều dấu ấn, cảm xúc của ông về anh bộ đội cụ Hồ mà ông đã ghi nhận được qua các chuyến đi: chiến dịch Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như: Bộ đội nghỉ trưa trên đồi - 1959, Bộ đội trú mưa, Giờ học tập – 1960, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ-1963… Thời kì này, Nguyễn Sáng đã tìm tòi và khám phá ra bảng màu mới là màu lam và màu xanh cho các tác phẩm của mình

“Bộ đội nghỉ trưa trên đồi” sáng tác năm 1959 [H1;tr.57], là một

trong những tác phẩm sơn mài nổi bật về chủ đề chiến tranh của Nguyễn Sáng, mang hơi thở hiện thực, vẽ lại cảnh bộ đội trên đường tiến lên Điện Biên Phủ, khi gặp đoàn dân công miền xuôi và miền núi cùng đi phục vụ chiến dịch, họ dừng lại nghỉ chân, trò truyện Vài người lính lăn ra vệ cỏ ngủ ngon lành, nhóm khác tụ lại hút thuốc, trò chuyện Vài người còn đang đủn xe thồ đi tới, những người lính gặp gỡ các cô gái Thái và các cô Thôn nữ đồng bằng thăm hỏi chuyện làng quê Lũy tre và núi rừng xanh ngắt tỏa bóng mát trong ánh nắng chói chang Dáng anh lính nằm ngủ hay anh khác đang đứng ngồi, vui đùa sinh động Họa sĩ Nguyễn Sáng đã chắt lọc hình đến mức tối giản, để hình dáng tự thân nói lên tâm tư và bản tính các nhân vật trong tác phẩm của mình Cả cảnh vật xung quanh cũng được giản lược tối đa thành những mảng phẳng với hòa sắc xanh thay đổi

êm dịu Tạo nên khung cảnh của chiến dịch hành quân gian khó, đầy mồ

Trang 29

hôi, xương máu nhưng cũng đầy thơ mộng Tác phẩm nói nên hiện thực cách mạng đầy gian nguy nhưng vẫn đầy tính hào hùng, lãng mạn

Phương cách phối màu của ông mang tính ước lệ từ trong cách phô diễn màu sắc đến cách bố trí các mảng màu táo bạo, khỏe khoắn trên mặt tranh là một nghệ thuật đặc trưng, tính dân tộc và hồn quê Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp hào hùng, sức mạnh chiến đấu, đồng thời bộc lộ sáng tạo trong việc tìm kiếm chất liệu chế tác những gam màu thiên nhiên và cũng như phối màu trong sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của bậc thầy Nguyễn Sáng Ông đã khai thác những gam màu có tính truyền thống và cũng tạo nên yếu

Trang 30

Sự khoáng hoạt, khỏe khoắn luôn túc trực trong các tác phẩm của Nguyễn Sáng Sự rung cảm về cuộc sống xung quanh mình đã khiến ông làm nên những tác phẩm nghệ thuật mang tính điển hình của thời đại về chiến tranh Việt Nam

Tác phẩm “Bộ đội trú mưa” sáng tác năm 1960[H3;tr.59], mang đến

cho người xem một góc nhìn khác về hiện thực chiến tranh Đó là cuộc hành quân trong rừng gặp cơn mưa gió lạnh Màu xanh đen của cơn mưa đêm quất ngược vào đoàn người đang hối hả chạy trú, những chiếc tàu lá chuối che nghiêng thay cho mũ áo Dáng người, dáng ngựa vội vàng Ánh sáng hắt ra từ căn nhà ven đường le lói như những tia hy vọng của chính những người lính về cách mạng Bức tranh có sự ngậm ngùi, tương phản giữa cuộc đời chiến sỹ gian lao “ra đi không hẹn ngày về” với giấc mơ ánh lửa thanh bình dưới mái ấm quê nhà Từ đó lột tả mặt trái của chiến tranh thể hiện sự quyết tâm, ý chí của người lính bộ độ qua những câu chuyện về cuộc chiến xâm lược

Đề tài cách mạng trong tranh Nguyễn Sáng cũng cho thấy những cái nhìn mới mẻ của ông về sơn mài Đó là những ưu điểm mang tính truyền thống độc đáo sẵn có về thể loại tranh này Ông đã khắc phục tính thủ công, mỹ nghệ của sơn ta và thổi hồn tư tưởng thời đại vào trong đó Tạo cho tranh sơn mài tính chất hội họa mạnh mẽ Điều này thấy rõ qua tác

phẩm “Lớp học đêm” sáng tác năm 1960 [H4;tr.60], tác phẩm này đã tạo

nên sự khác biệt so với các tác phẩm sơn mài khác Ông đã thực nghiệm đưa phong cách lối vẽ cổ điển vào chất liệu sơn mài để tạo nên sự sâu lắng trong sự biểu cảm từng khuôn mặt, sự vờn tả tinh tế, mềm mai chi tiết chân tay to lớn, cuồn cuộn khỏe khoắn, mạnh mẽ của những công nhân tạo nên tinh thần chiến đấu và hăng say học tập “Lớp học đêm” là hình ảnh những cô cậu công nhân đang chăm chú ngồi học tập với bố cục

Trang 31

tam giác cổ điển vững trãi, gam màu nâu ấm có tính truyền thống của nghệ thuật sơn mài tạo nên một không gian sâu lắng Trong tranh là sự diễn tả tương quan ánh sáng và bóng tối theo lối vẽ cổ điển, nhân vật được diễn tả khối, đậm nhạt theo đúng luật xa gần, viễn cận Màu của vàng, bạc được ông sử dụng tạo ánh sáng trong tranh Ánh sáng được nhảy nhót theo nhịp điệu lên những trang sách, cánh tay, rồi được chìm vào nền, đằm thắm hòa lẫn sắc độ của tranh tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo, lưu giữ phút giây gian khó của cuộc chiến tranh cách mạng Nguyễn Sáng không khai thác chất vàng, son của sơn mài như Nguyễn Gia Trí, ngay cả việc sử dụng chất liệu vỏ trứng trong tranh Nguyễn Sáng cũng là màu trắng uyển chuyển, mềm mại mà không khô khan Qua tác phẩm này ta thấy được khả năng vẽ hình chính xác như con mắt nhìn thấy của ông, bên cạnh việc thể hiện tinh thần dân tộc ở đề tài chiến tranh thành công, ông còn thành công trong việc thể nghiệm chất liệu dân tộc

Ngược lại với bức “Lớp học đêm” thì “Kết nạp Đảng ở Điện Biên

Phủ” cho thấy sự khai thác phong cách dân gian trong tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” sáng tác năm 1963[H5;tr.61], là một trong những

tác phẩm tiêu biểu, điển hình nhất cho tinh thần nghệ thuật của Nguyễn Sáng

Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi lẫy lừng của lịch

sử Việt Nam, mà cho cả lịch sử thế giới, mà còn là đề tài lớn của nghệ thuật Đề tài về Điện Biên Phủ từng được nhiều họa sĩ thể hiện ở nhiều chất liệu, góc cạnh khác nhau Tuy vậy, chỉ “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng mới cho thấy rõ nét hiện thực chiến tranh và ý chí của cả một dân tộc

Gây chú ý bởi những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh.Tác phẩm thể hiện một lẽ kết nạp Đảng trong chiến hào Tám nhân vật chiến sĩ

Trang 32

chiếm hết nền tranh Một người đỡ đồng đột bị thương, một người khác giơ tay như tuyên thệ Phần còn lại là vách chiến hào với lá cờ đỏ Các nhân vật được phóng to chính diện, cận cảnh Ngôn ngữ hội họa được hiện đại hóa bằng cách lược bỏ viễn cận và vờn khối, giản hóa đường nét, tạo hình vững chãi, góc cạnh Bố cục khỏe khoắn, chặt chẽ, dồn nén hình

và không gian trong hòa sắc đậm, đanh bởi chất sơn mài, tất cả tạo cảm giác về sức mạnh bi tráng, lòng quả cảm và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ Hình tượng người chiến sĩ Điện Biên được tác giả khắc họa bằng những đường nét kỷ hả chắc khỏe, hình khối giản lược Màu sắc trong tranh với gam màu nóng chủ yếu chỉ gồm đỏ, trắng, vàng và ít màu xanh cây Tất cả được Nguyễn Sáng xử lý, sắp xếp một cách chặt chẽ, hài hòa tạo nên các sắc độ rõ rệt Khác với sự vờn sâu của bức “Giờ học đêm”, bức “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ được thể hiện đơn giản với những hình khối rõ nét, nét viền thô khỏe, bố cục đơn giản mang sắc thái dân gian tạo nên bi hùng, chân thực về hiện thực chiến tranh đã đưa tác phẩm này trở thành đỉnh cao của nghệ thuật sơn mài Việt Nam

Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam

đánh giá: “Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng,

lịch sử nghệ thuật của dân tộc Ông là một trong số những họa sĩ có những tác phẩm sơn dầu, sơn mài đẹp nhất về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam.”[5] còn nhà nghiên cứu Quách Phong lý giải “Tôi nghĩ ông vẽ tranh về kháng chiến như Nghỉ chân, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Trú mưa… không phải với ý nghĩa đem nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng, cho nhân dân như khái niệm mà người ta thường nói về chức năng của nghệ thuật Nó là một sản phẩm văn hóa, tinh thần thực sự của cách mạng dân tộc” Những nhận định trên đã góp

phần khẳng định cho vị trí của nghệ thuật sơn mài, đề tài chiến tranh trong các tác phẩm của Nguyễn Sáng

Trang 33

Tinh thần dân tộc luôn rực cháy trong Nguyễn Sáng, theo Nguyễn

Tư Nghiêm từng nói “Nguyễn Sáng chống ảnh hưởng của Phương Tây và

thích nghệ thuật dân gian Theo tôi chưa hoàn toàn đúng Thành công của Nguyễn Sáng vẫn là ở phần cá nhân anh quyết định Mà nói đến cá nhân thì Nguyễn Sáng là người có cá tính mạnh trong nghệ thuật” [22]

Thật vậy, trong tranh của Nguyễn Sáng luôn đưa những hình tượng

điển hình, chắt lọc và khái quát nhất Tác phẩm “Thanh niên thành

đồng”, sáng tác năm 1978 [H6;tr.62] đã thể hiện trọn vẹn được tính cá

nhân và dòng nghệ thuật chiến tranh cách mạng của Nguyễn Sáng Tác phẩm là cảm xúc của Nguyễn Sáng về phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn dưới thời Mỹ ngụy Trong tranh sử dụng lối tạo hình mạnh mẽ, chắc khỏe thông qua lối đậm nhạt tương phản mạnh trên các nhân vật khỏe khoắn trong cả việc sắp đặt tuyến bố cục Tuyến nhân vật chính diện

là những thanh niên trẻ đứng lên, dám vượt qua ranh giới của sự sống còn

để đương đầu với kẻ địch Phía trước các thanh niên là một vạch ranh giới phân chia bức tranh làm hai, một bên chiếm phần lớn là hình ảnh những nam, nữ thanh niên đang biểu tình chiến đấu đòi lại tự do độc lập cho dân tộc, bên kia là những tên giặc với súng giáo chĩa về phía họ Với bố cục đối lập, Nguyễn Sáng đã cho thấy sự phi lý của cuộc chiến tranh, đồng thời ca ngợi tình yêu đất nước, sức mạnh quật cường của dân tộc ta nói chung, của những thế hệ trẻ nói riêng Nguyễn Sáng đã kết hợp tư thế, cử chỉ cũng như số lượng nhân vật cho hai chiến tuyến để làm rõ tư tưởng cũng như tạo hình mới lạ mang tính triết lý, cô đọng về hình thể Qua đó,

đề tài chiến tranh được thể hiện thật hùng tráng, tự hào Đó là sự trân trọng của tác giả đối với thế hệ trẻ anh hùng, một biểu hiện tình cảm của Nguyễn Sáng đối với quê hương khi trở lại miền Nam sau ngày thống nhất đất nước

Trang 34

Cùng với nhiều tác phẩm, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Bộ đội trú mưa… của Nguyễn Sáng đã được lưu giữ tại Bảo tàng mỹ thuật Quốc gia Đặc biệt, năm 1996, hai tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Sáng là Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ và Thiếu nữ bên hoa sen [H7; tr.63] đã được ngành Bưu chính Việt Nam chọn và thực hiện thành bộ tem Hội họa Việt Nam

Các nhà phê bình mỹ thuật nói rằng: sau danh hoạ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm cũng là cây đại thụ của chất liệu sơn mài Việt Nam

“Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Sáng không chịu bó tay, liên tục đi tìm cái mới, cái riêng biệt Tranh ông toát ra vẻ đẹp trần trụi mà chân thực, bình dị mà sang trọng, nghiêm khắc mà đôn hậu Nguyễn Sáng như vó ngựa bất kham không chịu nổi sân đua, đã muốn phá rào về với thảo nguyên vô thức nguyên sơ của chính mình Trên cái mâm bản ngã đã đầy ứ thức ăn của riêng ông, ông thèm món độc vị cực đoan cuối cùng…”

Nguyễn sáng đã trở thành một trong những họa sĩ lớn nhất của mỹ thuật cách mạng, đại diện xuất sắc của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tác phẩm của ông cất tiếng hào sảng, thiết tha về số phận bi hùng, kiêu dũng của một dân tộc trong cuộc chiến tranh yêu nước giải phóng dân tộc Nghệ thuật của ông mạnh mẽ, khỏe khoắn, bộc trực, hướng tới tính công dân và trách nhiệm lớn lao của mỗi con người đối với vận mệnh đất nước Với đề tài chiến tranh trong tranh sơn mài, họa sĩ Nguyễn Sáng đã cho thấy sức mạnh tiềm tàng của dòng nghệ thuật dân tộc Đó là những hình mảng dẹt, đường nét cổ trên bề mặt tranh, tạo không gian ước lệ mà vẫn bộc lộ được ý chí, tinh thần quật cường của mỗi con người thể hiện trong mỗi tác phẩm của mình

Trang 35

2.2 Đề tài chiến tranh trong tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng

* Khái niệm về chất liệu sơn dầu

Sơn dầu là một loại họa phẩm quen thuộc của các họa sĩ châu Âu, được làm từ nột khô nghiền kĩ với dầu lanh Tranh sơn dầu có thể được vẽ trên nhiều loại mặt nền như gỗ, vải, giấy, kính, kim loại…, song phổ biến nhất là vải sợi cây bông , cây lanh có độ dai và đàn hồi tốt Loại vải này sợi to, hơi thô, mặt vải nổi hạt rõ để khi vẽ các lớp sơn dễ bám chắc trên mặt vải Mặt nền được quét một lớp sơn lót (thường là màu sáng như hồng, trắng kem, vàng đậm ; cá biệt có người thích sơn lót màu đậm như Rembandt) Lớp sơn lót có tác dụng liên kết chặt với các sợi vải để chúng không bị xê dịch, đồng thời cũng làm một màu nền có sắc độ trung tính, dễ hòa hợp với các sắc độ của toàn bộ tranh Trước khi quét lót, mặt vải được quét một lớp keo để vải không hút dầu của sơn vẽ làm xỉn ố màu

Hiện nay các họa sĩ vẫn không ngừng tìm tòi sáng tạo cách thể hiện sơn dầu, có người mạnh dạn dùng bàn tay, ngón tay, đầu cán bút… để tạo ra nhiều bút pháp mới Vậy kĩ thuật thể hiện tranh sơn dầu là vô tận Phải dùng đến nhiều khái niệm để mô tả các cách khai thác khác nhau về kỹ thuật vẽ sơn dầu như : bôi, trát, chải, xoa… mỗi cách đều cho ra hiệu quả nhất định Đôi chỗ người vẽ không bôi kín hoàn toàn mặt tranh mà để hở để tạo chất Có thể nói tranh sơn dầu được vẽ bằng chất liệu có nhiều đặc tính ưu việt và tận dụng được phong phú các dụng cụ, từ đó các họa sĩ thực hiện được những ý tưởng sáng tạo phức tạp nhất Mỗi thời đại, mỗi lục địa, mỗi khuynh hướng hoặc trường phái nghệ thuật đều tạo được nhiều tranh sơn dầu tiêu biểu và đóng góp cho kho tàng mỹ thuật của loài người những tác phẩm quý giá

Trong tranh sơn dầu, họa sĩ Nguyễn Sáng đã có những tác phẩm xây dựng công phu, chiến tranh cách mạng là một chủ đề tư tưởng lớn xuyên suốt trong quá trình làm việc của ông, trong đó khái quát một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, nhiều bức tuyệt tác sơn dầu như Chợ Bo đẫm máu, Chiếm

Ngày đăng: 09/05/2018, 22:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trương đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến
Năm: 2005
2. Văn Bảy, Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sáng, Báo Thể thao và văn hóa, ngày 15/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sáng
4. Trần Khánh Chương (chủ biên) (2013), Mỹ thuật Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Khánh Chương (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2013
5. Trần Khánh Chương (2003), Họa sĩ Nguyễn Sáng giải thưởng Hồ Chí Minh(đợt I -1996), Tạp chí mỹ thuật sô 84(55) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họa sĩ Nguyễn Sáng giải thưởng Hồ Chí Minh(đợt I -1996)
Tác giả: Trần Khánh Chương
Năm: 2003
6. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử mỹ thuật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phi Hoanh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1970
7. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật và nghệ sĩ
Tác giả: Nguyễn Phi Hoanh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
8. Hội đồng từ điển (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hội đồng từ điển
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
9. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 1 A- Đ, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam 1 A- Đ
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 1995
10. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 2 E – M, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam 2 E – M
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 1995
11. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 3 N – S, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam 3 N – S
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 1995
12. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 4 T – Z, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam 4 T – Z
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 1995
13. Trần Tiểu Lâm (2001), Giáo trình Mỹ thuật học. Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mỹ thuật học
Tác giả: Trần Tiểu Lâm
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2001
14. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Mỹ thuật
Tác giả: Lê Thanh Lộc
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội
Năm: 1997
15. Hoàng Công Luận, Nguyễn Quân (1994), Các bậc thầy hội họa Việt Nam “Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái”, Nxb Mỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bậc thầy hội họa Việt Nam “Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái”
Tác giả: Hoàng Công Luận, Nguyễn Quân
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật Hà Nội
Năm: 1994
16. Ngô Văn Nam (2015), Tính lạc quan trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính lạc quan trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
Tác giả: Ngô Văn Nam
Năm: 2015
17. Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển Thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông
Tác giả: Đặng Bích Ngân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
18. Nguyễn Tôn Nhan, Phú Văn Hẳn (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tôn Nhan, Phú Văn Hẳn (2015), "Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tôn Nhan, Phú Văn Hẳn
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2015
19. Quang Việt (2008), Từ điển Họa sĩ Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quang Việt (2008)," Từ điển Họa sĩ Việt Nam
Tác giả: Quang Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Mỹ thuật
Năm: 2008
20. Nguyễn Quang Phòng (chủ biên), Các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
21. Trần Văn Uyên (2008), Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong tranh Nguyễn Sáng, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong tranh Nguyễn Sáng
Tác giả: Trần Văn Uyên
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w