BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYEN THI HOAI THU
CAI TOI TRU TINH
TRONG THO PHAM TIEN DUAT Chuyén nganh: Van hoc viét Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN VĂN HẠNH
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1930000 1
1 Lý do chon d@ tic c ccceccceccceccssessssessssessuessssecsssesssesssseessssessiessseesssessssessseess 1
QLich str Vat Gb cccsccecsecseccscsscesessescseseessecsecssseesecsurssessessessueseesaucaeesteaneeesens 2 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - - cv vEskkseeeeeerree 7
4 Đối tượng nghiên cứu -2-++22+++ ++2EEE22EAE227E22221227122712 22122 xe 8 b0), 9:10 20:00 0 8
6 Cấu trúc của WAN VAN eceececcecsccecsessececsceeeecscsesecsussesavsresuceceseseveveaneaseeeaes 8
Chương I: NHỮNG TIEN DE CHO SU XUAT HIEN CAI TOI TRU TINH TRONG THO PHAM TIEN DUAT
1.1 Nhitng tién dé lich str x NOi ccescceecssessssessssssssesessessssessssessesssseesseesenees 9
1.1.1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 2 se xssrxezzsesrxee 9
1.1.2 Công cuộc đổi mới của đất nước - 2s s++x++xzcerxsrsesrrecrs 14 1.1.3 Khuynh hướng phản tỉnh sau chiến tranh -¿csz5s+ 18
1.2 Sự trải nghiệm của nhà thơ
1.2.1 Những năm tháng dưới mái truờng xã hội chủ nghĩa - 23 1.2.2 Cuộc sống chiến đấu của một nhà thơ chiến sỹ -+ 26 1.2.3 Những trăn trở, suy tư của người lính trở về từ mặt trận 29 1.3 Tài năng và phâm cách cá nhân, cá tính -2- z2 +z2ssz++ 33 1.3.1 Quan niệm về cuộc sống con người - 2£ ©22+:+2zzz2zxzzee 33
1.3.2 Những phẩm cách cá nhân 2-22 2+EE££EEeEEEEEErrErrrrerrkeee 37 1.3.3 Tai nang, Ca tinh 40
Trang 32.1 Một số vấn đề hữu quan 2© 2 ©++S+£+EE+2EE+EEE2EE2EEEeExrrrrerrsree 47 2.1.1 Cái tơi và cái tôi trữ tình trong thƠ - ¿5-55 s+xs+xse xxx sex sex 47
2.1.2 Cái tôi trữ tình trong thơ ca Việt Nam hiện đại - - - 50
2.2 Cái tôi sử thi trong thơ Phạm Tiến Duật - 2-2222 2sz+c2sz2 54
2.2.1 Niềm khao khát được cống hiến cho đất nước, nhân dân 54
2.2.2 Thi vị hoá cuộc sống chiến đấu ở chiến trường - 60
2.2.3 Sự lãng mạn, hồn nhiên, {TOIE ẨTẺO + Series 66
2.3 Cái tôi thế sự đời tư trong thơ Phạm Tiến Duật 2-22 + 74
2.3.1 Những suy tư về chiến tranh, người lính 2-2¿sz+csc++ 74 2.3.2 Những chiêm nghiệm về hạnh phúc, khổ đau 2-22 80
2.3.3 Những trăn trở suy tư về cuộc sông thời hậu chiến 82 Chương 3: HÌNH THỨC THẺ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THO PHAM TIẾN DUẬTT 2 + S<S£SEEE9EEE2E12EE12111E211171211111E 111.1 xe 88
3.1 Thể loại tho cecceccccssesssesssesssesssesssesssessecssesssesssessesssssssesasecseesssessesasecseesave 88 BALD Tho ter dO ccccessecssesesssesssecssssesseesssecssseeessvesssecsssesssuessaeesesesssesssesesseeess 88
3.1.2 Thơ lụcbát
3.1.3 Thơ văn XUÔI - ¿6 S11 212111 13 HH ngư 94
3.2 Câu tHƠ c- cành HT HH TH HH HH HH gưệt 97
3.2.1 Kiểu câu thơ truyềnthồng 2- 22-222 22E222EE2EEEE2EEE2EEcrrkerrree 97 3.2.2 Kiểu câu thơ phá cách 2- se +2+Ex++EEt2EESEEEeSEEEEEEErrrrrrreee 99
3.2.3 Kiểu câu thơ vănxuôi - 22t Ha 101
3.3 Hình ảnh thƠ - ¿+ + + +2 9E 2E T1 11111 1H g1 ưưn 105
Trang 43.3.4 Hình ảnh con đường ra trận ¿+ + se St +tseeexeesrrrersrrxrs 117
KÉTLUẬN
TÀI LIỆU THAM KHHẢO Ả.55-252 21SEE1E 2122112212211 re
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1.Thơ chống Mỹ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cả dân tộc bước vào
cuộc chiến tranh khốc liệt nhiều mất mát hi sinh nhưng cũng rất đỗi anh hùng Bên
cạnh các thế hệ đàn anh như Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên và những
nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Hoàng Trung Thông,
Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi còn có sự xuất hiện của một đội ngũ đông đảo các nhà thơ trẻ sung sức và tài năng Đa phần trong số họ vừa cầm bút làm thơ, vừa cầm súng chiến đấu Thơ của họ sáng ngời ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, mang đậm chất hiện
thực của chiến trường vừa sôi nổi, trẻ trung đầy giục giã, vừa sâu lắng, chất chứa những tâm trạng, những nghĩ suy Trong dàn đồng ca của thơ chống Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng nổi lên nhiều gương mặt tiêu biểu như: Bằng Việt, Lê Anh
Xuân, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh
Thảo, Hửu Thỉnh, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật mỗi nhà thơ có cách nhìn, cách
cảm riêng, cái tôi trữ tình riêng khi viết về chiến tranh Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong
thơ Phạm Tiến Duật, vì vậy không chỉ để tìm hiểu một nhà thơ tài năng mà còn góp
phần tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ chống Mỹ
1.2 Phạm Tiến Duật là gương mặt xuất sắc của thơ ca chống Mỹ, tiêu biểu cho
thế hệ nhà thơ trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh Tác phẩm của Phạm Tiến
Trang 5viết: “Phạm Tiến Duật mang vào thơ tiếng nói, hơi thở của chính người lính trong
chiến tranh Giọng điệu người lính, vốn sống trực tiếp chiến trường, sự tinh nghịch
tươi trẻ đáng yêu, tình cảm thắm thiết với Tổ quốc, hậu phương, đồng đội làm cho thơ
anh thực sự khơi một dòng mới về đề tài chống Mỹ cứu nước trên chiến trường
lớn”[55 23] Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về thơ ông chưa có nhiều,
hầu hết chỉ mới dừng lại ở những lời giới thiệu, những phân tích, đánh giá một số bài thơ cụ thể Từ thực tế đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Phạm
Tiến Duật, với hy vọng góp thêm một tiếng nói trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu nhà thơ tài hoa này
1.3 Nghiên cứu về thơ nói chung, thơ Phạm Tiến Duật nói riêng có nhiều
hướng tiếp cận Trong thế giới nghệ thuật thơ của một nhà thơ, cái tôi trữ tình là nơi thé hiện rõ nét nhất tư tưởng, tài năng, cá tính của nhà thơ Nên chúng tôi chọn cái tôi
trữ tình trong thơ của ông Theo cách nói của G Hegel “Cái tôi trữ tình của nhà thơ cấp cho thơ một sự thống nhất về nội dung và hình thức” Thơ Phạm Tiến Duật phong phú, đa dạng cả về thể tài và nội dung tư tưởng Từ những tập thơ ra đời trong khói lửa
chiến tranh đến những bài thơ ra đời trong thời kỳ đối mới (sau 1986) đã có sự thay đổi rõ rệt trong tư tưởng và bút pháp thể hiện Tìm hiểu cái tôi trữ tình vì vậy sẽ giúp
cho ta thấy được quá trình vận động trong hồn thơ Phạm Tiến Duật
1.4 Trong chương trình văn học ở nhà trường, thơ Phạm Tiến Duật được đưa
vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở Vì vậy, với tôi việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn
2 Lịch sử vấn đề
Phạm Tiến Duật là đại điện xuất sắc của thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Ngay từ lúc mới xuất hiện trên thi đàn, thơ ông đã được đông đảo bạn đọc yêu thơ đón
nhận, đặc biệt là những người lính Thơ ông đã cắt lên tiếng lòng tươi mới đầy hứng
khởi của một thế hệ đánh Mỹ Qua những cảm xúc trong thơ Phạm Tiến Duật, ta cảm nhận được sự nhiệt tình cống hiến, khát vọng và tình yêu tô quốc của tuổi trẻ Việt
Nam trong những cam go thử thách
Trang 6của một nhà thơ thuộc thế hệ đàn em và tự nhận mình là con quạ già trước người em sôi nỗi và nhiệt tinh ấy Đề có được lời đánh giá chân thành đầy thán phục từ một nhà thơ tài năng như Xuân Diệu thì phải có một khí chất, bản lĩnh thơ thực sự trong nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật và điều ấy đã được chứng minh ở các sáng tác của Phạm Tiến Duật trong thời gian sau này Đã có một thời kỳ, Phạm Tiến Duật được xem như “một
hiện tượng lạ” xuất hiện trên thi đàn Những năm bảy mươi của thế kỉ XX, sau khi nhà thơ Phạm Tiến Duật đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, đã có một số bài viết
về ông như Xuân Diệu, Nhị Ca, nhà phê bình Hoài Thanh, Lê Đình Những
nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật chưa có nhiều và thiếu tính hệ thống Hầu hết
những nghiên cứu về ông được tập hợp trong Phạm Tiến Duật toàn tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn (2009) Dựa trên nguồn tư liệu đó và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản đã được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm
Trong bài viết Chỗ mạnh, chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Ngọc Thiện
viết: “Thơ anh là tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu bắt nguồn từ cuộc sống chiến đấu sôi
nổi mà hào hùng của dân tộc Trong tiếng nói ấy có sự nhạy cảm, tỉnh tế, thông minh
và tắm lòng thiết tha, hồn nhiên tươi trẻ, ấm áp của thế hệ trẻ lớn lên đưới ánh sáng
của cách mạng” [§ 975] Tuy nhiên bài viết của nhà nghiên cứu đã chỉ ra yếu điểm
của thơ Phạm Tiến Duật là ở sự dễ dãi, mạch suy nghĩ gắn chặt với mạch cảm xúc trữ
tình, có đôi lúc còn bị vướng mắc trong nhận xét, danh gid [8 975] Đó là một nhận
xét khá tinh tế về thơ Phạm Tiến Duật Thành công của thơ Phạm Tiến Duật một mặt là bắt nguồn từ hiện thực đời sống, mặt khác là từ sự hồn nhiên trong trẻo trong tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ
Vũ Quần Phương trong bài Một đóng góp của thơ trong quân đội vào nên thơ Việt Nam đã cho rằng, “ Phạm Tiến Duật có một cái giọng không giống ai và khó ai
bắt chước được Giọng đùa đùa, tính nghịch tếu táo những lại đụng vào những miền
sâu thắm của tình cảm con người Giọng ấy là một kiểu cách tâm hồn chứ không phải là một kiểu cách chữ nghĩa” Ông đã chỉ ra: “Phạm Tiến Duật nhiều chỗ cũng thiếu
kiềm chế Một cách đặt câu hay gặp ở anh lạ nhưng nhiều chỗ còn khiên cưỡng, đặc
Trang 7Còn Đỗ Minh Tuấn trong bài Ngày văn học lên ngôi, đã phát hiện cách nói tự nhiên không uốn văn của Phạm Tiến Duật có duyên, trẻ trung ở sự nhẹ nhàng, thanh thoát Cái đuyên ấy của chàng trai vui tính phủ lên các con người trong chiến tranh
một lớp khăn voan mờ ảo, khiến ta thấy hiện lên thấp thoáng cái cô đơn, cái gian khổ
và cái lỡ nhịp của đời sống chiến tranh Lối nói đó, cách nói chuyện nửa nghiêm túc,
nửa đùa giỡn, nửa phát lộ, nửa dấu che, nửa văn xuôi, nửa văn vần đó đã giúp cho đời sống con người trong thơ Phạm Tiến Duật phát hiện ra vừa cụ thể, gần gũi và thân
thiết, vừa có lúc thoang thoảng hương vị quyến rũ của vĩnh cửu, của hư vô
Nhà nghiên cứu Đỗ Trung Lai cũng nhận xét: “Ở Phạm Tiến Duật, cái khí chất
anh, cái tạng anh, là cái tạng của người sôi nỗi, luôn muốn được giao hòa tình cảm với
mọi người, thế thì khó thâm trầm, kín đáo Vui, buồn, thương, nhớ là anh cứ muốn hét
to lên, kêu to lên đề thông báo với mọi người cái điều anh vừa thấy”[8 992] Nhận xét đã thể hiện sự khám phá vào chiều sâu bản chất con người, tạo nên bản chất cái tôi trữ
tình Phạm Tiến Duật Trong những sáng tác của mình thời kì chiến tranh, “cái tạng” của ông đã đưa đến cho thơ những tiếng cười lạc quan, cái nhìn hóm hinh và những
hình ảnh thơ độc đáo, làm nổi bật điện mạo chiến trường qua cái nhìn và cách cảm nhận của thế hệ trẻ đánh Mỹ
Tác giá Trần Đăng Suyền đã có nhiều bài viết về thơ Phạm Tiến Duật, với nhiều
nhận xét tinh tế, sắc sảo và đã thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về thơ Phạm Tiến Duật
Trong Lịch sử văn học Việt Nam tập III, ở bài viết về Phạm Tiến Duật, tác giả Trần
Đăng Suyén đã nhận xét: “Thơ của Phạm Tiến Duật vừa có chất trẻ trung hóm hỉnh, tỉnh nghịch của tuổi trẻ, vừa có cái ngất ngưởng, ngang tàng, phóng túng của người lính” Nhận xét của nhà nghiên cứu đã khang định cái tôi trữ tình độc đáo của nhà thơ
Phạm Tiến Duật ở cái chất tuổi trẻ, cái chất ngang tàng, ngất ngưởng của người lính Chính những khí chất này đã làm nên cái tôi trữ tình thống nhất trong sáng tác thơ ca của Phạm Tiến Duật thời kháng chiến chống Mỹ
Nhà nghiên cứu Nhị Ca sau khi đọc một loạt bài về chiến trường của Phạm Tiến Duật đã đưa ra khẳng định về hồn thơ Phạm Tiến Duật: “được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi khỏe, thở hít không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian
Trang 8muốn ghi nhanh những điều mình đã chứng kiến ngoài mặt trận cho khách quan hơn,
những suy tưởng và ý nghĩa rút ra từ đó, bằng cách nói trực tiếp, nôm na, trí tuệ, rắn chắc” Trong mạch cảm xúc của mình, nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Phạm Tiến Duật đến với bạn đọc chậm chạp hơn, thong thả hơn Thoạt đầu, anh viết khá khó khăn, khá
bấp bênh, chưa nhanh chóng tìm ra giọng điệu thích hợp, thử sức, ít nhiều mò
mam( ) Nhưng vẻ đẹp ít nhiều khắc khổ này một khi đã được hiểu, đuợc thừa nhận,
liền tạo ra một thích thú thẩm mỹ có sức khuấy động cường tráng, xôn xao hơn” [8 961] Nhà nghiên cứu đã cảm nhận được sức hấp dẫn trong thơ Phạm Tiến Duật, khi đã đi vào lòng độc giả sẽ tạo một lực hút khó cưỡng lại, đem đến cho người đọc một
thế giới thầm my day tính nhân bản
Nguyễn Văn Thọ trong bài viết Phạm Tiến Duật- đây là một con đường! đã thay
mặt những người trong cuộc chiến nêu lên cảm nhận về thơ Phạm Tiến Duật: “Cuộc
thi thơ trên Tuần báo Văn nghệ năm 1969 trao giải nhất thơ, rất xứng đáng cho anh -
nhà thơ Phạm Tiến Duật Ngay lập tức, hàng vạn người lính trên mặt trận đọc và yêu thơ anh; bởi bấy giờ, chúng tôi, những người lính trực tiếp đối đầu với kẻ thù, cảm
thấy, đó không chỉ là thơ, đó là tiếng nói của chính chúng tôi, của nơi mặt trận, của
một Con đường không bao giờ được đứt, con đường tiếp máu cho cuộc chiến giành độc lập tự do của một dân tộc với đối thủ có vũ khí, bom đạn, mạnh hơn chúng tơi
nhiều lần”[§ 859] Bài viết đã chỉ ra được sự gắn bó mật thiết giữa thơ Phạm Tiến
Duật với con đường Trường Sơn huyền thoại Đó là sợi đây gắn kết giữa hiện thực và
thơ, giữa thơ và trái tim người đọc, tạo nên sức hút kì lạ của thơ Phạm Tiến Duật Trong Thơ Việt Nam 1954-1975, Nguyễn Văn Long đã nói về hình ảnh cái tôi thế hệ trong thơ của các nhà thơ trẻ, trong đó có Phạm Tiến Duật: “Cái tôi thế hệ còn
được biểu hiện trong những con người cụ thể, tiêu biểu cho thế hệ ấy, và đây là đóng góp xuất sắc của thơ trẻ vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người Việt
Nam thời đại chống Mỹ Người đọc không thể nào quên hình ảnh người lính lái xe, cô
thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật” Đó cũng là những hình ảnh thân thuộc, là đối tượng trữ tình thường xuyên xuắt hiện trong
Trang 9đã cho chúng ta hiểu thêm về đối tượng trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật, tạo nên diện mạo của thơ trẻ thế hệ chống Mỹ
Trong mấy năm gần đây, trên các tạp chí, trên mạng Internet, một số tờ báo đã
xuất hiện khá nhiều các bài phê bình, nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật Các bài viết
đã thể hiện những cảm nhận về cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật chứ chưa có
cách lý giải về cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật một cách rõ ràng, có hệ
thống Tác giả Dạ Miên (Báo Công An nhân dân, số ra thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm
2007) cũng đã thống nhất ý kiến với một số nhà nghiên cứu về nét riêng trong cách thể
hiện cái tôi trữ tình của Phạm Tiến Duật: “Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được” Nhận xét đã cho thấy nét riêng rất độc đáo trong cái tôi trữ tình của nhà thơ tài hoa Phạm Tiến Duật
Đã có một số đề tài đi sâu nghiên cứu về thơ Phạm Tiến Duật, nhưng chủ yếu
về thế giới nghệ thuật, tư duy nghệ thuật Các dé tài nghiên cứu tập trung làm nồi bật những đặc sắc trong cách nhìn và sự khám phá thực tại đời sống được biếu hiện trong một số phương diện nghệ thuật như kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu với nội dung cảm
xúc Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Luận đi vào tìm hiểu những đặc sắc trong thơ
Phạm Tiến Duật Tác giả luận văn đã đưa ra một cái nhìn khái quát về thơ Phạm Tiến
Duật trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện đại trải trong hai thời kỳ trong và sau chiến tranh chống Mỹ, phân tích những đặc sắc về nội dung thơ Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ, bước đầu chỉ ra nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật thời chiến tranh chống Mỹ Ở một cái nhìn bao quát cái tôi trữ tình của nhà thơ
đã được tác giả đề cập đến song chưa được phân tích một cách hệ thống, và chưa thấy được sự vận động của cái tôi trữ tình trước và sau chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật
Sau khi Phạm Tiến Duật qua đời (4-12-2007) đã xuất hiện nhiều bài viết về ông được đăng trên một số tờ báo và trên mạng Internet Một số bài đã được đưa vào Phạm
Tiến Duật toàn tập như một món quà tri ân “cây săng lẻ của Trường Sơn” trước khi qua đời Các bài viết ra đời những ở thời điểm khác nhau những cùng thống nhất trong
Trang 10góp quan trọng của thơ Phạm Tiến Duật trong thơ thơ ca kháng chiến chống Mỹ trong
tư cách “là mối tình đầu của thơ ca chống Mỹ rất ấn tượng, đắm say”
Từ những trình bày trên đây, có thể thấy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện cái tơi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Từ
thực tế đó chúng tôi đi vào đề tài này trên cơ sở tổng hợp, kế thừa ý kiến của những đi trước với một cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cái
tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật qua hai giai đoạn sáng tác, trước và sau chiến tranh chống Mỹ
3.2 Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được những tiền đề cho sự xuất hiện cái tôi trữ tình trong tho
Phạm Tiến Duật
Thứ hai, chỉ ra được những biếu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật
Thứ ba, chỉ ra được hình thức thể hiện cái tôi trữ tình đó
4 Đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến
Duật trước và sau chiến tranh chống Mỹ
4.2 Phạm vi tư liệu khảo sát của đề tài là thơ Phạm Tiến Duật in trong Phạm Tiến Duật toàn tap, nha xuất bản Hội nhà văn, 2009 Trong đó trọng tâm khảo sát là Thơ ngắn (phần A), đây là phần được xem là đặc sắc nhất trong đời thơ Phạm Tiến Duật, đưa ông lên vị thế là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ
chống Mỹ
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài, luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là sử dụng các phương pháp như: khảo sát, thống
Trang 116 Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được triển khai trong ba chương Chương l Những tiền đề cho sự xuất hiện cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Chương 2 Những đạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Chương 3 Hình thức thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Chương 1
NHỮNG TIÊN ĐÈ CHO SỰ XUẤT HIỆN
CÁI TÔI TRỮ TiNH TRONG THO PHAM TIEN DUAT
1.1 Những tiền đề lịch sứ xã hội
1.1.1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Kể từ ngày 5 tháng § năm 1964, khi máy bay Mỹ bắn phá một số địa phương ở miền Bắc cho đến ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua hơn 10 năm với bao mắt mát và đau thương, ác
liệt và gian khổ để có được một thắng lợi trọn vẹn Cả thế giới đã chứng kiến một cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trải qua và đồng cảm với bao nỗi đau
Trang 12cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bắt đầu, cũng là lúc cả dân tộc ta phải đối mặt với những khó khăn và thử thách, mất mát hy sinh Nhân dân ta tat cả mọi tầng lớp,
giai cấp, lứa tuổi; nhân dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều có lòng
yêu nước và quyết tâm đánh thắng kẻ thù Chúng ta đã phát huy cao độ sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống để vượt qua những thử thách khốc liệt nhất của lịch sử Cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã khơi dậy một nguồn cảm hứng lớn lao cho
văn học nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng Thơ ca đã trở thành vũ khí, một sức
mạnh tỉnh thần trong cuộc chiến đấu khốc liệt, gắn bó với vận mệnh của dân tộc
Văn học Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng Tám gắn liền với 30 năm chiến tranh, cả mấy thế hệ người viết, gần như không trừ ai, đã tự nguyện xếp vào đội ngũ
những người ra trận, để từ đó mà làm nảy nở một nền văn học viết về chiến tranh cách mạng Giá trị của nền văn học đó chính là ở sự hiện điện kịp thời, một sự hiện điện quý giá Nó đã góp phần làm nên chiến thắng Ở một hoàn cảnh đặc biệt như thế, đối
với sáng tạo văn học là một thử thách lớn, và cũng là một cơ hội lớn Bắt kịp khí thế
chiến trận, thơ bước nhanh vào cuộc kháng chiến không một chút bỡ ngỡ, kịp thời,
nóng bỏng và hừng hực tinh thần chiến đấu Sự kiện ngày 5/8/1964 khi hàng loạt máy
bay Mỹ bị bắn rơi, đánh dấu trận đánh đầu tiên của nhân dân ta với một tên Đề quốc
sừng sỏ đã đánh dấu sự hình thành và phát triển của thơ ca chống Mỹ cứu nước Thơ
chống Mỹ như một dòng sông vụt trào, ào ạt từ sự tích tụ lâu dài Thơ ca giai đoạn này thực sự là bài ca hào hùng, cảm động Là bản hợp xướng lớn của thời đại, phản ánh
những tình cảm lớn lao của dân tộc với một niềm rung cảm tràn đầy lạc quan Cảm
hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, cảm hứng hào hùng và bi tráng Giọng điệu thời đại là giọng điệu ngợi ca, giọng điệu lãng mạn cách mạng, đậm đà chất sử thi, anh hùng ca, nó đã hoà cái tôi cá nhân của người nghệ sỹ vào cái ta chung của cộng đồng
dân tộc trong cuộc kháng chiến Giọng điệu riêng tư của mỗi người hoà chung vào khúc hát giọng cao của thế hệ Chân dung đất nước, con người Việt Nam trong những ngày đánh Mỹ đã hiện lên với tất cả sức mạnh quật khởi của lòng căm thù, của niềm
tin thiêng liêng, vững chắc:
Trang 13Con đường mẹ tiễn di
Theo kháng chiến thân kỳ Con bay lên bằng cánh Của bàn tay thô nặng
( Nguyễn Khoa Điềm)
Trong khí thế bừng lên hừng hực của cuộc kháng chiến, nhiều thế hệ nhà thơ cùng góp chung tiếng nói Bên cạnh những nhà thơ “đàn anh” xuất hiện trước cách
mạng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên và các nhà thơ xuất hiện
trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Hồng Trung Thơng, Chính Hữu, Nguyễn
Đình Thi, thì sự xuất hiện các nhà thơ trẻ da thé hiện đúng tầm vóc lớn lao và đáp ứng
nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ đã nói lên những tiếng nói trực tiếp, sôi nôi đầy sức sông của thế hệ đang lăn mình vào
cuộc kháng chiến, họ thể hiện cái nhìn trực tiếp, trực diện vào thực tế khốc liệt của chiến tranh Phạm Tiến Duật cùng thế hệ những nhà thơ trẻ như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Phan Thị
Thanh Nhàn, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Mỹ đã mang sẵn trong mình bầu
nhiệt huyết của tuổi trẻ Trong giới hạn mong manh của sự sống và cái chết, họ đã khẳng định được lí tưởng và bầu nhiệt huyết của mình, cũng chính là thể hiện ý chí, tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước Phạm
Tiến Duật cùng nhiều nhà thơ trẻ khác đã rời ghế nhà trường đi vào cuộc kháng chiến
khốc liệt, trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường chống Mỹ Và chính ở nơi đây, họ đã được tôi luyện, được nếm trải mọi cung bậc cảm xúc Trong những tác phẩm của các nhà thơ trẻ viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta bắt gặp ở họ
có một sự thống nhất cao độ của cả một thế hệ đã tự ý thức được vai trò, sứ mệnh của thế hệ mình trước vận mệnh của lịch sử dân tộc:
Ta đi hôm nay đã không là quá sớm
Đắt nước hành quân đã mấy chục năm rồi
Ta đến hôm nay cũng chưa là quá muộn
Đất nước còn đánh giặc chưa thôi
( Phạm Tiến Duật)
Họ đã cùng nhau khẳng định thế hệ mình:
Trang 14Ching toi làm thơ ghi lai cuộc đời mình
( Hữu Thỉnh)
Được trau dồi tri thức văn hoá, lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, khi
đất nước lâm nguy họ tìm đến và hoà mình vào cuộc chiến dấu chung của dân tộc: Khi con đi đến với lòng chân thật
Để trong lành đôi mắt Để trong lành gương mặt
Nhu luống khoai con khát trận mưa mùa Như giọt nước con hoà ra tận biển
(Thanh Thảo)
Thế hệ ấy ra trận trong niềm tự hào sung sướng vì được hoà mình vào biển người mênh mông trong cuộc hành quân lớn của đất nước:
Sưng sướng bao nhiêu: tôi là đồng đội Của những người đi, vô tận, hôm nay
(Chính Hữu)
Họ viết bằng những cảm nhận chân thành và cả sự nóng hồi của hiện thực
chiến trường Trên những trang thơ vương mùi khói súng Có thé nói, đó là một thế hệ
người viết gian khô nhưng trong sáng, hồn nhiên Nhờ đó, họ đã tạo nên những những tác phẩm có giá trị lớn, có tác dụng động viên đồng đội mình tiếp tục tiến lên trong
cuộc chiến ngày càng khốc liệt Họ đã viết bằng những rung cảm chân thực, hồn nhiên
của người lính trẻ Những trang viết không vụ lợi đếm đong Họ là những người lính, họ viết về những người lính, viết về chính mình, thế hệ của những con người cùng hướng ra tiền tuyến Họ là những người lính được đào tạo để vượt qua những bức tường lửa, trở thành những con người kiên cường hơn bình thường đề đáp ứng những
những trận chiến ác liệt hơn bình thường Đó là những người lính tỉnh nhuệ nhất Điều
đó được miêu tả nhiều trong các trang viết về người lính: Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi
Ung dung buông lái ta ngôi,
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng
Trang 15Thấy con đường chạy thắng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buông lái
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chua can rita, phi phéo cém diéu thuốc Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha
( Phạm Tiến Duật)
Những người lính ấy được hiện thực đào tạo để trở thành những quả tên lửa và cả xã hội chờ mong họ như chờ mong những quả tên lửa bay cao nhất, trúng đích nhất Trong trái tim họ cũng mang khao khát của những quả tên lửa, bay cao và bay hết mình:
Làm kẻ sinh sau giữa đời mở rộng
Mang khối căn hờn ngày trước chưa tan Hon cam mdi lai chong lénno cit
Lita chéy ,bom rơi ta cầm súng lên đường ( Lưu Quang Vũ)
Trong cuộc chiến đấu ác liệt chống kẻ thù, những chiến sỹ - nhà thơ ra trận, họ
đã tái hiện lại hiện thực khốc liệt của cuộc sống nơi chiến trường, không khí của thời
đánh Mỹ bằng sự quan sát tinh tế, nhạy cảm và mãnh liệt của chính mình Ta cảm nhận được trong những trang viết ấy chất men say sưa của tuổi trẻ được cầm súng chiến đấu vì tự do của nhân dân, của dân tộc Những bài thơ được thai ngén từ trong
mịt mù bom đạn, thiếu thốn, từ trong ranh giới mong manh của sự sống và cái chết
Họ đã “viế bài thơ trên báng súng” với tiếng nói tự tin, khoẻ khoắn, trong sáng đầy
chất lính “Nếu như chủ nghĩa nhân văn là mục tiêu đấu tranh cho hạnh phúc về nguồn sống của con người, và mục tiêu đấu tranh cho nền thơ Việt Nam những năm
chống Mỹ đã nói lên tiếng nói chiến đấu tích cực vì độc lập, tự đo, vì nguồn sống chân chính của con người” [47, 134]
Trang 16được tái hiện một cách sinh động và chân thực đầy chất thơ nếu như không có những tâm hồn để chuyển hoá nó vào trong thi ca, biến nó thành thứ vũ khí chiến đấu độc đáo chống lại bom đạn và tội ác của kẻ thù, biến nó thành bài ca ra trận Muốn có thơ
chỉ có chất liệu hiện thực thôi chưa đủ mà phải có chất liệu tâm hồn để chuyên hoá
hiện thực đời sống thành thơ Thế hệ những nhà thơ - chiến sỹ trong thời chống Mỹ đã
thành công trong việc cảm nhận và chuyên hoá hiện thực vào thi ca Chính những tâm
hồn ấy đã biến chiến trường đánh Mỹ thành một nền thơ chống Mỹ độc đáo, thể hiện quyết tâm của cả thế hệ:
Xẻ đọc Trường Sơn đi đánh Mỹ Mà lòng phơi phới dậy tương lai
(Tố Hữu)
Bắt đầu làm thơ từ khi còn là sinh viên nhưng phải từ khi khốc ba lơ ra chiến
trường, hồn thơ Phạm Tiến Duật mới gặp được mảnh đất mầu mỡ để có thể phát triển
mạnh mẽ Hiện thực chiến trường vô cùng ác liệt và hào hùng cùng với trái tim đầy
nhiệt huyết của người lính trẻ đã kết thành những trái ngọt đầu mùa cho thơ Phạm
Tiến Duật Hiện thực sôi động của thời đại là cái nôi nuôi dưỡng hồn thơ Phạm Tiến
Duật, tạo nên một cái tôi trữ tình độc đáo, lạ lẫm, tươi trẻ, ngang tàng đầy chất lính
1.1.2 Công cuộc đổi mới của đất nước
Năm 1975 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam
Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả dân tộc sống trong điều kiện và không khí mới Văn học nghệ thuật cũng vì thế mà vận động trong những đòi hỏi
mới Thơ sau 1975 tuy không có được vi thế nỗi trội như văn xuôi nhưng có sự đa dạng về điện mạo và tìm tòi, cách tân rất đáng chú ý Trong thời kỳ kháng chiến, yêu cầu cấp bách, vấn đề thiết yếu của dân tộc là độc lập tự do Hầu như tất cả các nhà thơ
không ai có nhu cầu tự nói về bản thân với cái tôi cá nhân, mà họ gắn liền sáng tác của
mình, cách nhìn của mình với cái nhìn của cộng đồng, của xã hội, của dân tộc Ý thức cộng đồng chỉ phối tư duy thơ Mỗi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật đều có sự kiểm soát
Trang 17Sau năm 1975, điều kiện lịch sử xã hội mới đã đem lại những thuận lợi cho sự
trỗi dậy của ý thức cá nhân Cái tôi nghệ sỹ từ lâu bị đặt ở vị trí thứ yếu nay được giải
phóng, cá tính sáng tạo trở thành giá trị thâm mỹ nổi bật Thế giới nội cảm của nhà thơ
đã trở thành đối tượng nhận thức của thơ Hiện thực xã hội không phải được nhìn nhận
qua cái tôi đại điện mà được nhìn qua cái tôi cá thể Đó là cái tôi vừa trở về với ý thức
bản ngã, gắn kết với dòng đời rộng mở được đan đệt bởi muôn vàn số phận, tâm trạng
và cảnh ngộ, cảm xúc mới mẻ:
Rồi bạn di với tôi qua những bờ tường trắng Sau chiến tranh
Những ngôi nhà như tỉnh thể kết bắt ngờ trong hạnh phúc
Định hình tất cả niềm vui và sự thật
Bằng gỗ, bằng vôi và giác mơ ngày lên đường
Những ngôi nhà thành phố tuổi thơ tôi
( Nguyễn Khoa Điềm)
Sau đại thắng “Đánh cho Mỹ cát, đánh cho Nguy nhào” vang dội khắp năm châu bốn bẻ, đất nước ta bị cầm chân trong một thập kỷ u ám, luân quân, bế tắc, mà
biểu hiện của nó là là nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng, xã hội bắt ôn định
Năm 1986 được xem như là một cái mốc của sự khởi đầu đổi mới do Đảng đề ra Đất
nước bước vào thời kỳ mở cửa, mở rộng giao lưu hợp tác với nhiều nước trên thế giới
Đó là điều kiện thuận lợi để văn học hội nhập vào thế giới hiện đại Từ nam 1986, văn
học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn để của đời sống hàng ngày Văn học đổi mới vận động theo khuynh hướng dân
chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ
đề, phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật Văn học giai đoạn này đã đề
cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đối mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện
thực đời sống, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tap, thé
hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kế cả đời sống tâm linh Công cuộc
đổi mới do đảng khởi xướng năm 1986 đã thỏi một luồng gió đầy sinh khí vào đời
Trang 18mới, những tìm tòi, sáng tạo trong giới tri thức, văn nghệ sỹ Là một bộ phận nhạy
cảm nhất của xã hội, văn nghệ sỹ hưởng ứng hết sức mạnh mẽ đường lối đối mới và thực thi ngay tư tưởng đổi mới trong sáng tác, trong các tác phâm của mình Trong đời
sống của con người Việt nam, văn học có một vai trò hết sức quan trọng Văn học bắt
nhịp và phản ánh nhanh nhạy, kịp thời đời sống con người, dân tộc và thời đại Trong
công cuộc đổi mới, văn học cũng tự biến đối, có những đặc điểm về phong cách và nội dung khác với thời kỳ trước, cho phép nói về một giai đoạn mới trong văn học Nền
tang của mọi sự đổi mới trong văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn
học, nghĩa là giác ngộ của văn học về vai trò của nó trong xã hội, quan hệ giữa văn
học và chính trị, ý nghĩa của nó đối với con người
Phạm Tiến Duật tin tưởng vào một tương lai mới được xây dựng trên nền tảng
quá khứ và tinh thần thời đại Niềm tin của Phạm Tiến Duật có khi được bộc lộ trong một triết lý nhân sinh, cũng có khi ông thể hiện sự lạc quan của mình khi nhìn lại quá khứ, cũng có khi đó là lời cầu chúc và nhắc nhở những em bé thơ:
Lá cờ của chúng mình, lá cờ của nhân dân Sẽ chẳng bao giờ phai màu, bác tin tưởng thế
Như cháu lúc lớn lên còn thêm yêu cha mẹ Tình yêu con người sẽ cứu rỗi dương gian
( Viết cho bé Liên Hà)
Có thể nói, ngòi bút của các nhà thơ sau 1975 đã chủ động, tìm tòi hơn để vươn
tới chiều sâu của những vỉa tầng còn ấn khuất của đời sống tâm trạng và tinh than con
người để khai thác và hướng tới những hiệu quả nghệ thuật mới “ Các nhà thơ sau 1975 không mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao Cũng viết về cuộc
chiến tranh đã qua, nhưng thơ họ hướng tới những số phận Cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy Đọc thơ họ, chúng
ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng đậm đặc, trong bóng đêm ẩm ướt của những
câu thơ đang tuôn trào như một hối thúc ám ảnh" [6, 134]
Bây giờ lại bắt đầu những khó khăn cuả thời
hậu chiến
Trang 19Nơi máu đồ quá nhiều, chưa ai dám trồng hoa
Chưa ai yêu thương bên huyệt mộ căm thù
(Lưu Quang Vũ)
Có khi nhớ về đồng đội cũ với cảm xúc lạ kỳ:
Thé la tao đợi chết già
Chứ: không chết trẻ như là tụi bay
Tui bay di that tiéc thay
Những thằng linh trận hây hây má hông ( Nguyễn Hồng Hà) Và:
Vẫn biết vào cơn gió bụi Xưa nay mấy kẻ trở về
Vẫn biết những nhà liệt sỹ
Déu vi lé song ma di
Nhưng trước nấm mô ruội thịt
Em như người đứt cánh tay
Xin lượm thêm dưới ấy
Của em, lời xót xa này
(D6 Trung Lai)
Số phận những người lính và người thân sau chiến tranh hiện lên trong tho thật
chân thực và xúc động biết bao Nhiều người mẹ, người vợ liệt sỹ còn phải gánh tiếp
nỗi đau chiến tranh suốt cuộc đời mình Nhiều cựu chiến binh còn mang mảnh đạn,
chất độc da cam trong người, nhiều binh nhất, binh nhì còn phải băng rừng lội suối đi
tìm hài cốt cha anh Những số phận của người phụ nữ lỡ thì sau chiến tranh: Một mình một mâm cơm
Ngôi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền ( Hữu Thỉnh)
Thơ sau 1975 gần gũi với đời sống, gần gũi với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự
Trang 20phận Ngòi bút của họ chủ động tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ấn
khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác Thơ ở giai đoạn này như một bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng cùng
tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lim
Phạm Tiến Duật, với một bản chất lính đã ăn sâu vào từng mạch máu, khi trở về cuộc sống thường nhật sau cuộc chiến, những cảm xúc, cảm nhận và chia sẻ vẫn
còn đầy chất lính Như những chiến sỹ trở về từ mặt trận, Phạm Tiến Duật cũng ngỡ ngàng trước những đổi thay của cuộc sống mới, để từ đó cảm xúc của nhà thơ sâu lắng, suy tư đầy triết lý về cuộc sông với sự phản tỉnh sau chiến tranh
1.1.3 Khuynh hướng phản tỉnh sau chiến tranh
Nói đến chiến tranh, dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều là tội ác đối với
con người Bao nhiêu đau thương, mất mát trong hơn ba mươi năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc Việt Nam đã từng trải qua lửa đạn, tiếng súng, tiếng bom đâm nát bầu trời, xuyên thấu bao trái tim con người Đất nước chúng ta đã chiến thắng vẻ vang, ca khúc khải hoàn, nhưng máu đã đồ quá nhiều Có những gia đình không còn sống sót một người nào Có những đơn vị bộ đội hàng trăm người chỉ trong phút chốc bị bom Mỹ huỷ diệt Cuộc hành trình chiến tranh không hề giản đơn mà đầy cam
go, thử thách Đó là những tháng năm mà vận mệnh dân tộc, sứ mệnh của mỗi người rất đỗi thiêng liêng Chính sóng gió thời đại ấy, càng chứng tỏ người Việt Nam, sức mạnh Việt Nam là trường tồn không thể huỷ diệt Linh hồn triệu con người, triệu trái tim hoà làm một Ở đó không có chỗ cho riêng tư, cho cái gọi là cá thể Chỉ có một
hào khí đuy nhất là hào khí chống Mỹ
Sau hoà bình lập lại, cả đất nước chuyển sang trang mới, không còn sự gầm thét của
phản lực, đại bác Dân tộc ta được hưởng cuộc sống bình yên sau hơn ba mươi năm
chiến đấu ác liệt chống kẻ thù Sau Đại hội VI của đảng ta, tầng lớp văn nghệ sỹ đã được “ cởi trói” Họ có thể viết và nói những điều chỉ thuộc về văn chương Nếu trong cuộc kháng chiến, cảm quan của người nghệ sỹ vắng bóng cái tôi cá nhân, cá thé, chỉ
có tiếng nói của sức mạnh tập thể cộng đồng, nay họ như tĩnh tâm hơn để nhìn nhận
Trang 21điều sâu kín, thế giới vi mô tỉnh tế và nhạy cảm nhất của con người Nền văn học cách
mạng đã hoàn thành xuất sắc xứ mạng thiêng liêng của nó Mỗi tác phẩm là một mũi tên, viên đạn “nhằm thắng quân thù mà bắn”, phẩm chất chiến sỹ được xem như là phẩm chất hàng đầu của người nghệ sỹ Tắt cả các tác phâm đều mang hơi thở của thời
đại, thể hiện được sự hào sảng, trầm hùng của chiến trận
Văn học cách mạng cho ta cảm nhận được bước đi dồn dập của dân tộc, của
những trái tìm nóng bỏng chứa đầy nhiệt huyết cánh mạng, sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, ở đó có cái hùng dũng, khí phách hiên ngang, dáng đứng hiên ngang, cá tắm lòng nhân ái vô bờ của dân tộc “Con rồng cháu tiên” Sau cuộc chiến, tiếng lòng của người nghệ sỹ đang khao khát có được những tác phẩm văn học thể
hiện chiều sâu tâm linh, những khao khát thầm kín về tình yêu, tình dục, hạnh phúc
gia đình, những gì thuộc về bản thể con người Cảm hứng sử thi không còn là cảm
hứng chính trong các tác phẩm, mà thay vào đó là cảm hứng thế sự “Cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng sau một quãng lùi lịch sử, sau một khoảng cách thời gian, chất sử thi nhạt dần Cảm hứng sáng tạo chuyên từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi thiện ác, bạn thù, cao cả, thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người Đề tài chiến
tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư” [60,
§ ] Hình tượng nhân vật trong những tác phẩm sau chiến tranh rất đa vẻ, đa chiều
Nhưng nỗi bật vẫn là hình ảnh của những người lính, những con người với những mặc cảm, ám ảnh về quá khứ chiến trận hay những con người khơng thể hồ nhập với dòng
đời bề bộn sau cuộc chiến Họ trở nên bơ vơ, lạc lõng, đứng bên lề xã hội: Cái tôi cá
nhân dù thể hiện ở khía cạnh nào, ở lĩnh vực nào thì điểm dừng và điểm đến của ngòi bút vẫn là thế giới nội tâm đầy sóng gió và biến động của mỗi số phận con người
Sau chiến tranh, cuộc sống đã có nhiều thay đối, dù không còn chiến tranh,
nhưng trước mắt chúng ta còn bao nhiêu điều khắc nghiệt của cuộc sống thường nhật:
sự nghèo khố, đói rách của những xóm làng tiêu điều sau cuộc chiến; sự thiếu thốn vật chất của biết bao người; những người lính trở về sau cuộc chiến với những thương
tích; sự lỡ làng, quá lứa của hạnh phúc lứa đôi, tuổi trẻ để lại chiến trường, sự cô đơn,
Trang 22hứng cho thơ ca thời hậu chiến Trực tiếp hàng ngày đối mặt với hiện thực của cuộc
sống, nhà thơ không lý tưởng hoá hay lãng mạn hoá xã hội sau chiến tranh mà nhận thức về nỗi đau hiện hữu với những mất mát về con người, về tinh thần, là những cảm
nhận về trạng thái xã hội hiện thực với nhiều nhức nhối, xót xa về số phận của những
con người cụ thể Nỗi đau chiến tranh không còn, nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn
nhiều gian nan, thử thách, số phận con người còn lắm gian truân Nhà thơ đã đi sâu
vào những góc khuất ân sâu thầm kín của tâm hồn con người để tái hiện, đồng cảm, xót xa, dan vặt và suy tư, triết lý trước những số phận, những bi kịch khổ đau của con người: Anh Đạt ơi xin anh đừng trở lại Chỉ: mong anh còn sống, em mừng Em không còn khả năng làm mẹ Em không còn khả năng làm vợ
[ ]réi một buôi mai chỉ còn vắng nắng
Nghe tin Đạt hy sinh ngoài mặt trận Bao nhiêu giận hờn bấy nhiêu ân hận Nguyễn Thị Phương vào chùa cắt tóc di tu
( Phạm Tiến Duật)
Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trang thơ đầy tâm trạng trên thi đàn thời hậu
chiến Nónhưlàmột ýthức mới vềcuộcđời làsg phản tỉnh sau chiến
tranh:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua, xúc tép ở Đông Quan Bà di gánh chè xanh Ba Trại Quán cháo, Đẳng giao thập những đêm hàn (Nguyễn Duy) Hay cảm thấy ăn năn, day dứt trước “tắm lưng còng” mang cả đời bão giông của mẹ: Im phăng phắc dáng mẹ ngôi
Tấm lưng còng đỡ bao đời bão giông
Trang 23Nghìn lần tạ lỗi cánh đồng quê hương
(Trương Nam Hương)
Đối diện với hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, với những bộn bề lo toan,
con người cảm thấy dằn vặt, hốt hoảng về niềm hạnh phúc, sự ấm no cho con người Những trang thơ chứa đựng những nỗi niềm suy tư về cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn, chông gai Vết thương chiến tranh đã gây cho con người nỗi đau về tỉnh thần nhức nhối, tê dại, và nỗi đau về vật chất cũng ngày đêm réo rắt đến xót lòng Phải
chứng kiến những số phận con người thời hậu chiến: nghèo khổ, cơ cực, cô đơn, lạc long, mat niém tin vào cuộc sống, khiến tấm lòng những người đã đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc cảm thấy xót đau như xát muối trong lòng:
Cha ngôi dáng người thượng cổ
Nhớ mười năm, đốt lửa Trường Sơn
Cơn sốt, cơn đói
Người nằm xuống, kẻ còn lưa
Tóc cha sợi đen, sợi bạc
Chợt nhớ lời ru “ mùa thu” gió hát Cha ngôi trầm ngâm thâu đêm
(Nguyễn Khoa Điềm)
Có lúc giật mình tự vấn mình trước vằng trăng đã từng là tri kỷ:
Hồi chiến tranh ở rừng Vang trang thành tri kỷ
[ JTừ hôi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vang trang di qua ngé
Trang 24Bước ra khỏi cuộc chiến, là một người lính — nhà thơ đã giành lấy sự sống từ
trong chiến tranh, được đánh đối bằng mat mat hy sinh, Pham Tién Duat cũng như thế
hệ những người cùng thời đã thoát khỏi ánh hào quang của cuộc chiến để trở về với
đời thường với bao nỗi lo toan Họ đã dám nhìn thắng vào sự thật cay nghiệt của cuộc
sống, nhìn thắng vào chiếc áo hoà bình với nhiều mảnh vá để rồi day dứt, băn khoăn:
Su thay tụng kinh từ đầu đêm
Sao quá nửa đêm vẫn chưa đi ngủ Sao sư thây không gõ mõ
Lại vừa tụng kinh vừa gõ đâầu mình
Có thể nào những day dứt thời bình
Cũng có thể làm vết thương thủa nào tái phát Trời đã về khuya tiếng mõ dường thưa thớt Tiếng cầu kinh nhỏ dân trong gió đêm
(Phạm Tiến Duật)
Cái tôi chiêm nghiệm, triết lý, thức tỉnh được chắt lọc ra từ trong cuộc sống
Bằng những tâm hồn, những tắm lòng, những trái tim luôn hướng về niềm hạnh phúc
của con người, những nhà thơ thời hậu chiến đã khai thác và cảm nhận được những
góc khuất ẩn sâu trong tâm hồn, số phận của con người đề tái hiện với những nỗi đồng cảm chân thành từ tình người chảy trong trái tim của những người lính
Phản tỉnh để ý thức được hết những cái đẹp, cái quý, cái cao cả của con người đồng thời cả những giới hạn và bi kịch của đời người Con người đã biết hướng nội để
tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người Đó chính là sự phán
tỉnh ở cấp độ con người — nhân loại mang ý nghĩa triết học Và cũng từ đó hướng nội để xem xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn cả là để tự hiểu mình Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người- cá thể mang ý nghĩa nhân sinh Và các nhà thơ trở về sau những cống hiến, hy sinh họ đang tự phản tỉnh trước
hiện thực xã hội ở cả hai cấp độ ấy
1.2 Sự trải nghiệm của nhà thơ
Trang 25Phạm Tiến Duật sinh ngày 14/01/1941, mắt ngày 04/12/2007 Ông sinh ra trong
một gia đình nhà giáo, bố là thay day hoc ở trường hàng tổng, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú
Thọ.Tuổi thơ của ông gắn bó với vùng đất trung du, quê hương của những điệu hát xoan, hát ghẹo và nhiều truyền thống văn hoá dân gian Trần Ngọc Chuỳ, một người
bạn từ thủa thiếu thời của Phạm Tiến Duật đã kể lại:“ Cuộc sống thủa thiếu thời cũng trải qua nhiều vất vả Năm 1947, khi giặc Pháp nhảy đù vào Phú Thọ, cha đã mắt, mấy
mẹ con cùng gồng gánh tản cư vào quê nội, một xóm núi heo hút ở gần ven rừng, làng Đồng Bở, xã Thái Ninh, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ Cuộc sống chật vật, ông lớn
lên ở đó và đi học bình dân học vụ, rồi học thầy dạy tư, mãi tới năm 1953 mới có
trường công đề vào học lớp 3” [§, 819] Quãng đường từ nhà đến trường dài 10 cây số, nhưng ý chí ham học đã giúp Phạm Tiến Duật vượt qua thử thách Thời gian còn ngồi
trên ghế nhà trường phô thông, khói lửa của cuộc chiến tranh chống Pháp, đã nuôi dưỡng ý chí, quyết tâm và hồn thơ Phạm Tiến Duật Những câu chuyện, những bài thơ về những con người dũng cảm, quên mình vì tổ quốc, đã trở thành ước mơ trong tâm
hồn người của học trò nhỏ Những tác phẩm của các đại văn hào Nga như A Tolstoi;
M.Gorki; V Hugo đã để lại ấn tượng và cảm xúc đặc biệt trong tâm hồn, ước mơ của thế hệ trẻ ngày ấy, trong đó có Phạm Tiến Duật Và bóng đáng của người lính
Hồng quân Xô viết trong những ngày đi học đã xuất hiện lại trong cuộc đời Phạm Tiến
Duật và bạn bè cùng trang lứa trong suốt thời đánh Mỹ
Những năm Phạm Tiến Duật học cấp II, đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống
Pháp Ông học ở Trường cấp II, III Hùng Vương, cách nhà 30 cây số Những kiến thức tích luỹ được đưới mái trường xã hội chủ nghĩa đã giúp cho Phạm Tiến Duật thai nghén và sản sinh những tác phẩm văn học đầu đời Những tiểu thuyết, những bài thơ
đầu tay ra đời, hé mở một tài năng, một phong cách Phạm Tiến Duật, để sau này trở
thành một phong cách thơ độc đáo với danh xưng “ Con chim lửa của Trường Sơn
huyền thoại” Năm 1961, Phạm Tiến Duật tốt nghiệp lớp 10, ra trường với ước mơ cháy bỏng trở thành người có ích cho nhân dân như những vị cách mạng tiền bối Phạm Tiến Duật thi đỗ vào khoa văn trường Đại học sư phạm Hà Nội Là một chàng sinh viên nhiều mơ mộng, những sáng tác theo trí tưởng tượng ra đời, và bài thơ Cái
Trang 26Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê
Nhện qua chum nước bắc câu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gid Con kiến qua ngòi bắc câu lá tre Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giña trời ca, vệt xanh vệt đỏ Dưới gâm câu vồng nhà máy mới xây Trời sắp mưa khói trắng hơn mây
Chính trong thời kỳ miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương
lớn cho chiến trường Miền Nam, Phạm Tiến Duật đã được may mắn học tập và tiếp
thu những kiến thức văn hoá quý báu trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Đó là nền tảng vững chắc cho lòng dũng cảm, khí phách hiên ngang trong những năm tháng chiến đấu gian khé, ác liệt Những kiến thức văn hoá tích luỹ được trong thời gian còn
ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những ước mơ, lí tưởng, lòng yêu nước và trí
tưởng tượng cua trai tim đầy lãng mạn và nhiệt huyết tuổi trẻ đã tạo nên hồn thơ độc đáo với phong cách thơ riêng biệt trong hiện thực chiến tranh chống Mỹ khốc
liệt.Những khúc hát cách mạng được thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên hát bằng cả trái tim yêu nước và khát vọng độc lập dân tộc Năm 1964, vừa tốt nghiệp nghành Văn Đại học sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật không trở thành một thầy giáo dạy văn, mà
cùng số đông sinh viên thời bấy giờ “xếp bút nghiên theo việc binh đao” theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước Hành quân lên Tây Bắc làm binh nhì pháo binh với ước mơ là người chiến binh đũng cảm, hết lòng vì Tổ quốc Vốn tri thức tích luỹ được trong những năm được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, kết hợp với lòng đũng
cảm của những người chiến sỹ trên chiến trường, đã sản sinh ra một hồn thơ đầy chất
lính, một phong cách thơ độc đáo của người lính trẻ Trường Sơn tươi ròng chất chiến sự Qua những sáng tác của mình trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Phạm Tiến Duật đã để lại trong lòng những người lính bấy giờ hình ảnh một nhà thơ của núi rừng Trường Sơn đánh Mỹ
Sinh ra trong cái nôi cách mạng, được đào tạo dưới mái trường xã hội
Trang 27cách mạng và có mặt trên khắp các chiến trường chống Mỹ Với kiến thức học tập có hệ thống, lại có thêm hành trang của vốn thơ ca dân tộc, Phạm Tiến Duật đã tự bồi
dưỡng cho bản thân về tư tưởng, vốn sống để có thể đi xa trên con đường thơ ca cách mạng Tiếng thơ của ông luôn trẻ trung và đầy nhiệt tình cách mạng, với khí thế sừng sững hiên ngang trước kẻ thù, trước mọi khó khăn, thử thách Làm thơ và đánh giặc là
hai hành động đồng thời, trùng hợp, có liên quan đến nhau như một phản ứng dây chuyền, cái này thúc đây cái kia, cái kia tạo đà cho cái này thế hiện Cùng dàn đồng ca chung của thế hệ, Phạm Tiến Duật ra trận với quyết tâm của mình sẵn sàng vượt mọi
gian khổ hy sinh để thống nhất tổ quốc, với một ý thức sâu sắc: Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi còn chỉ tổ quốc (Thanh Thảo)
1.2.2.Cuộc sống chiến đấu của một nhà thơ — chiến sỹ
Là con đẻ của một thời kỳ lịch sử hào hùng, từ một trí thức trẻ nhiều mơ mộng, sách vở, Phạm Tiến Duật đã hoà mình vào cuộc sống chung rộng lớn của nhân dân,
hoà mình vào cuộc chiến đấu kiên cường của dân tộc, đi sát thực tế chiến trường để kịp thời ghi lại những chứng tích một thời kiên cường, dũng cảm cho các thế hệ mai sau
Trước khi trở thành người chiến sỹ, là một sinh viên khoa văn, Phạm Tiến
Duật đã hiểu được phần nào sự khốc liệt của chiến trường qua những trang văn, những bài lịch sử:
Ôi những cánh đông quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiêu
( Nguyễn Đình Thi)
Hay sự thiếu thốn gian khổ của những người chiến sỹ, với những cơn sốt rét
rừng:
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng
Trang 28Hoặc những mắt mát hy sinh của những người ra trận:
Ta không quên
Buổi chiều lây lội trên bờ cỏ ấy Bùn bết máu trên mặt người tử sỹ
( Nguyễn Đình Thi)
Khi gia nhập vào đoàn quân lên đường ra trận, Phạm Tiến Duật mang trong
mình hành trang của người chiến sỹ vệ quốc với ý chí “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Trong chiến tranh, trong số những sinh viên lên đường nhập ngũ, không ít người
đã tốt nghiệp đại học như Phạm Tiến Duật Một bộ phận không nhỏ trong họ có năng khiếu sáng tác văn học Và khi được tôi luyện trong quân đội, tài năng của họ được phát lộ, Phạm Tiến Duật là một người như vậy
Cũng như những người cùng thế hệ, Phạm Tiến Duật tham gia ngay vào các
trận đánh Chiến trường đã dạy cho họ biết cầm súng, biết ném lựu đạn, và biết lạc
quan trước mọi hoàn cảnh khốc liệt nhất:
Đêm qua bom nồ trước thồm
Sáng ra, trời vẫn ngọt mềm tiếng chìm
Nghe hương cây vội đi tìn
Hadi chim 6i chin lặng im cuối vườn
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Biết tếu táo trước những gian khổ, ác liệt của chiến trường: Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cân rửa phì phèo châm điễu thuốc Nhìn nhau mặt lắm cười ha!ha!
( Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Có thể nói, trong những năm tháng sôi nỗi nhất của cuộc đời, Phạm Tiến Duật đã lao vào cuộc kháng chiến của dân tộc, trực tiếp cầm súng chiến đấu và hành quân suốt đặm đường tổ quốc Ông đã đi dọc đải Trường Sơn từ đông Trường Sơn sang tây
Trang 29và tiền tuyến Có lẽ vì thế mà chất lửa trong thơ ông, làm nên thơ ông từ những mảnh bom vỡ và những cuộc hành quân xuyên rừng Trường Sơn ào ào bom đạn Chính hoàn cảnh ấy đã góp phần làm nên cái tôi Phạm Tiến Duật
Vũ Huy Thông từng nói về thế hệ trẻ thời đánh mỹ bằng niềm tự hào của con cháu đất nước Lạc Hồng: "Thế hệ chúng tôi đã đến với chiến trường trong sự hăm hở
thậm chí thoáng chút kiêu hùng của tuổi trẻ" [64 ] Trong những người lính trẻ ấy, Phạm Tiến Duật cũng khoác lên mình bộ áo lính, khoác trên vai khâu súng và vui vẻ hoà mình vào cuộc chiến đấu chung của đân tộc Buổi nhập ngũ đầu tiên, bài hát đầu
tiên ngây ngô, thật thà của một anh chiến sỹ đại đoàn 308 đã thắp thêm lửa nhiệt tình trong con người Phạm Tiến Duật Sống với đồng đội, cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu, chia nhau từng miếng lương khô, từng ngụm nước uống, đến chia cả tiếng rên trong cơn sốt giữa rừng, Phạm Tiến Duật càng thấm thía hơn cái nghĩa tình người lính, gần gũi mà chân thật như bờ tre gốc lúa quê hương Chính những người lính công binh,
những người lính lái xe, người lính phòng không, những cô gái thanh niên xung phong ay đã bồi đắp thêm cho tâm hồn tưổi trẻ của Phạm Tiến Duật chất khoẻ khoắn, vui
tươi và lạc quan của những con người mới trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân
tộc
Giữa chiến trường đầy mảnh bom, hố bom; giữa con đường mòn hành quân vắt
vả, gian lao, hồn thơ Phạm Tiến Duật đã nảy nở, được khai sinh từ bom đạn của
kẻ thù và nhiệt tình tuổi trẻ Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã sản sinh ra một cái tôi mới góp chung vào tiếng nói của cái tôi thế hệ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Cũng giống như những nhà thơ, nhà văn cầm súng cùng thời như Bằng Việt,
Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Lâm Thị Mỹ Dạ , Phạm Tiến Duật viết những bài thơ
của mình trên ranh giới của cái chết và sự sống, của máu và vinh quang Thế nhưng, thơ của ông không hề nhuốm máu và nước mắt, không có những mất mát đau thương, không có những nỗi xao xuyến bi luy.Chỉ có tiếng hát bay lên và bầu trời trong xanh, chỉ có “ bướm bay lèn đá”, “nắng vàng rực rỡ” và đỉnh Trường Sơn lộng gió, chỉ có
khúc hò ơ ngọt ngào tha thiết của cô gái tải đạn với đáng vẻ uy nghỉ của Nữ Oa trước
Trang 30cười tinh nghịch của anh pháo binh lém lỉnh và ngươi lính lái xe đỉnh đạc, ung dung
trong khói bụi chiến trường:
Một chiến sỹ công bình vừa chải đâu vừa nói:
- Cốt chụp lấy khuôn mặt cúa ta Con cái ác liệt của giặc thù Có gì mà phải chụp
(Bai tho không vần kể chuyện chụp ảnh ở một vùng giáp với mặt trận)
Những năm tháng chiến đấu ở chiến trường và đỉnh Trường Sơn lộng gió đã tạo
nên một chất lính đặc thù không nhằm lẫn trong thơ Phạm Tiến Duật, tạo nên chất lạc
quan chủ nghĩa Ông đã viết về những con người mang tầm vóc sử thi và lý tưởng Những con người trong thế hệ luôn nhìn thấy cái đẹp trong cuộc chiến đấu, thấy nhiệm vụ vinh quang và sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp, “sợi chỉ xanh óng ánh” mà bom
đạn kẻ thù không thể nào tàn phá nổi:
Đông chí coi kho cười ha hả
Chẳng có tiếng cười nào
Vang hơn tiếng cười trong hang đá
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Thơ của chiến sỹ - nhà thơ Phạm Tiến Duật viết trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ đã góp phần lý giải vì sao Việt Nam lại có thể chiến thắng trước một kẻ xâm lược
hiếu chiến, một tên đế quốc sừng sỏ như Mỹ
1.2.3.Những trăn trở suy tư của người lính trớ về từ chiến trận
Từ một nhà thơ - người lính đầy nhiệt huyết, nhìn cuộc kháng chiến với cái
nhìn tươi mới, hóm hỉnh, lạc quan "đường ra trận mùa này đẹp lắm”, sau cuộc kháng chiến, cái chất bông đùa lính tráng ấy chuyền dần sang chất đời tư và suy ngẫm Sau
một thời gian phiêu du khắp các chiến trường, Phạm Tiến Duật trở về với bộn bề day dứt và ám ảnh đời thường Sau mấy chục năm trưởng thành lên theo năm tháng,
ngoảnh nhìn lại, cái nhìn của Phạm Tiến Duật về cuộc sống con người khái quát và có
phần sâu sắc hơn Vẫn nói về cuộc chiến tranh, nhưng đó lại là sự hồi tưởng với những
Trang 31thời trận mạc mà là những chiêm nghiệm suy tư về cuộc sống con người Phần lớn
những nhà thơ - chiến sỹ trở về từ chiến trận khi đối diện với hiện thực nghiệt ngã đã
nhận ra những sự thật trần trụi Bấy giờ mới thấm thía câu nói đã vang lên nhiều lần
trong tác phẩm của Remarque: “Cái mà nhân loại đang thiếu, chính là một lòng tốt
bình thường” Những ý nghĩ về con người cứ trở đi trở lại, lật xới tận chiều sâu cõi
người Đó cũng chính là nỗi ám ảnh của con người thời hậu chiến
Phạm Tiến Duật cũng như những người lính trở về sau chiến tranh, tiếp tục viết
về lửa đạn, bởi đối với thế hệ ấy, đó là một thời “ không dễ mấy ai quên” Với họ,
“Chiến tranh đã đi qua, nhưng nó chưa bao giờ trở thành quá khứ trong cuộc đời của những người lính đã từng tham gia trận mạc Những hồi ức đau thương, những thực tế dữ đội của chiến tranh luôn luôn ám ảnh họ" [37] Trong những ngày lễ mừng chiến thắng hàng mấy chục năm sau chiến tranh, người lính vẫn đau đáu một nỗi niềm, nhớ
về những đồng đội cũ đã nằm lại nơi chiến trường xưa Những kỷ niệm ấy đã giúp họ sống xứng đáng với non sông, đất nước hôm nay:
“Không có ngày vui nào không đi kèm với ngày thương nhớ [ ] Ban ở đâu?
Dưới đất đen
Để có ngày hôm nay, ba mươi triệu người Việt Nam đã ngã xuống[- ] Hãy về cùng tôi, một người linh bình thường như bao người lính khác Dù sao thì cỏ cũng đã mọc
Dù sao đất mình cháy xém những vẫn vẹn nguyên ”
( Phạm Tiến Duật)
Những cảm nhận về sự hy sinh đã khác xa những cảm nhận cũ Sự hy sinh không còn là sự hồi sinh, thăng hoa mà là nỗi cô đơn, lạnh lẽo, một nỗi buồn chiến
tranh Tư thế người lính không còn cao vòi vọi để người chiêm ngưỡng mà chính bản
thân họ ý thức được giá trị của mình,chối bỏ mọi hào quang :
Ta là đất đai thôi
Trang 32Xin đừng nặn ta thành những núi cao
(Thu Bồn)
Trở về sau cuộc chiến, những người chiến sỹ - nhà thơ tự xác định chỗ đứng
thật cho mình:
Không biết từ bao giờ ta đã chán trời xanh
Ta quên đi cả sức mạnh không lỗ ta gửi vào mâygió
Hồi ức của ta
Khát vọng của ta đã cắm vào mặt đất
Nơi những người anh hùng gửi xương trước lúc ra đi
(Đỗ Minh Tuan)
Thơ hiện ra số phận đồng loại, người thân và thực trạng xã hội với các thông
tin nhức buốt về tiêu cực, khiếm khuyết, băng giá của mơi trường, hồn cảnh và nhân cách: “Ta ước gì, trong vùng tối của đất trời, mỗi trái tim, mỗi tâm hồn người đều phát
sáng Ta ước mong sao mỗi thời đại đều xuất hiện một Đan — Kô, đám móc trái tim
mình làm đuốc dẫn đoàn người đi qua vùng u tối” [37] Sau chiến tranh, thơ Phạm
Tiến Duật buồn hơn và cũng giàu cảm xúc hơn Buôn vì nhớ, vì tiếc, buồn trước một cơn mưa bắt chợt, trước những hồi ức dội về Trái tìm đa cảm của người nghệ sỹ
dường như có dịp bộc lộ những gì tạm chìm khuắt trong hoàn cảnh kháng chiến Phạm
Tiến Duật cảm thấy cô đơn Cô đơn vì đồng đội, người nằm lại rừng xanh, người trở
về muôn nẻo, muôn nơi nên thấy nhớ, thấy tiếc biết bao Sốt mà "Nghe tiếng mình rên ngỡ bạn rên cùng” (Cám ơn cơn sói) Cũng như bao người lính trở về sau chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã sống cùng quá khứ với những giấc mơ và những giấc mơ lại tái hiện quá khứ, bắt người ta phải suy nghĩ, phải đau đáu hướng về Con người ấy đã
sống những năm tháng ác liệt nhất của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ
XXI Hơn nửa cuộc đời mình, đi gần trọn nẻo đường đời, chứng kiến bao mảnh đời, số
phận và những thăng trầm lịch sử, con người ấy nhận thấy ở cuộc sống còn nhiều điều phải nghĩ suy, trăn trở Đó là những trăn trở của người lính, làm sao để sống có ích,
làm sao để xua tan mọi bóng tối và không còn khổ đau, chiến tranh, để trước mắt trẻ thơ chỉ còn có màu hồng, để triệu em bé trên hành tỉnh này được sống hạnh phúc:
Trang 33An — đéc — xen viết chuyện nàng tiên cá thật hay
Ông ấy là nhà văn của trẻ con toàn trái dat Cũng xuất thân từ em bé sửa giày
(Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn Tết)
Trong chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã ý thức được cái tôi của thế hệ mình, cầm
bút và cầm súng để ghi lại những sự kiện khoảnh khắc đáng nhớ về cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại, về những con người đã làm nên lịch sử Sau chiến tranh, Phạm Tiến
Duật ý thức được thơ mình và nhiệm vụ của thơ Ông tự coi mình là "một dòng sông
không có tên tàu", là người làm đẹp đất nước, nâng giấc mơ những em thơ và ca ngợi những người anh hùng Song càng ý thức được thơ mình bao nhiêu thì ông lại càng
muốn trở về thủa ban đầu bấy nhiêu, Phạm Tiến Duật muốn quay về với tuôi trẻ Một
con người đã từng tôi giũa và thử gian nan trong khói lửa ác liệt của chiến tranh, sống gấp gáp, khân trương cùng những tháng ngày sôi sục của dân tộc, trước thời gian sẽ
không tránh khỏi thấy hối tiếc về tuổi trẻ của mình Ra khỏi cuộc chiến tranh, bên
cạnh niềm vui chiến thắng, niềm vui cộng đồng, Phạm Tiến Duật lại trở nên thâm
trầm, trăn trở, nặng suy tư về những vấn đề của ngày hơm nay Ơng chợt cảm thấy thoáng chút buồn khi nhận ra mình không nắm được “#uậ¿ chơi mới” của cuộc đời:
Điều cần biết thì chưa biết
Điễu nên biết thì chưa quên (Luật chơi) Ông băn khoăn, day dứt về tình đời, tình người, về cái thiện và cái ác trong cuộc sống hiện tại: Chẳng có lẽ những người tri kỷ Không còn trên mặt đất này sao? Chắng có lẽ những lời tri kỷ Phải nói qua lớp đất chiến hào?
(Tiễn người đi laly)
- Ôi thế kỷ Hai Mươi di dần và oai vệ Đết cái kiến con muối chẳng được yên thân
Trang 34Nỗi buôn thiên thu đeo đẳng các thiên thân
(Ta dắt nhau qua thế kỷ này)
Cuộc đời dài rộng với những năm tháng trôi đi không ngừng nghỉ, đề lại trong lòng người một nỗi nhớ xôn xao Chợt nhớ câu hát "vì nắng mãi nên mưa, gọi trưa hè loáng nước; vì muốn nói với nhau, nên nhìn nhau thêm lâu" phải chăng Phạm Tiến
Duật với cái tôi đậm chất lính của mình muốn nói với đời, với người nhiều hơn nữa
nên thơ ông vẫn mãi tuôn chảy, chảy về mọi cội nguồn đề làm "tiéng hát ban mai” ca ngợi những anh hùng của quá khứ và hiện tại?
Chẳng có ý nghĩa gì nếu không sống say mê Đừng tẻ nhạt, đừng ty hiềm đói trá
- Dẫu đường dài có toàn nước với lửa
Thì trời xanh và gió vẫn trên đâu (Trời xanh và gid)
1.3 Tài năng và phẩm cách cá nhân, cá tính 1.3.1 Quan niệm về cuộc sống con người
Trên con đường nghệ thuật, Phạm Tiến Duật hay bất kỳ người cầm bút nào
cũng trăn trở, tìm tòi để có cách thể hiện mới, có lối đi riêng Lối đi riêng ấy phụ thuộc
vào quan niệm của người nghệ sỹ về cuộc sống con người
Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, được trau dồi tri thức văn hóa, sống trong hiện thực chiến trường khốc liệt Nhờ đó họ tạo nên những phong cách độc đáo, mà trước hết là sự thể hiện một quan niệm về cuộc sống của con người:
Trời ơi, nếu kẻ thù chiếm được
Chỉ: một gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc
Thơ ơi thơ hãy ghi lấy gốc sim Anh đang bò về phía gốc sim
( Hữu Thỉnh) Với lý tưởng cao đẹp:
Không có kính rồi xe không có dèn
Không có mui xe, thùng Xe có Xước
Trang 35Chi can trong xe có một trải tim
( Phạm Tiến Duật)
Và vượt lên tất cả là tỉnh thần lạc quan cách mạng: Đêm qua bom nỗ trước thêm
Sớm ra, trời vẫn ngọt mém tiéng chim
Nghe hương cây vội ẩi tìm
Hai chim 6i chin lang im cuối vườn
(Lam Thi My Da)
Tuổi trẻ của Phạm Tiến Duật gắn bó sâu sắc, sống hết mình, đã hoà nhập thực
sự với những con người sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn lịch sử suốt thời gian dai trong cuộc chiến ““ Ông là một người lính làm thơ cho lính đọc, ông chưa bao
giờ sắm vai người nói hộ, chưa bao giờ yêu hộ, khóc hộ, lo âu hộ Ông là người một
đời cõng lửa, chưa bao giờ vui quá, chưa bao giờ sướng quá Chưa bao giờ được làm
một nhân vật quan trọng nhưng ông vẫn luôn là người biết hát, đám hát, đám sống và
viết ra như chính mình nghĩ thế,cảm thế về những năm tháng mình đã qua” [74]
Ngay từ khi vừa tốt nghiệp đại học, Phạm Tiến Duật đã không trở thành thầy giáo dạy
văn, mà cam súng chiến đấu vì quê hương, đất nước, vì độc lập tự do của tổ quốc Với
ông cuộc sống của mình chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết nghĩ về mọi người, về những
điều tốt đẹp nhất cho nhân dân, cho đất nước Bằng sự sáng tạo độc đáo và sự say mê
gắn bó với thiên nhiên, con người Phạm Tiến Duật đã để cho thơ mình đi khám phá, chìm đắm trong sự tìm tòi cái đẹp từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống
Chính điều ấy đã giúp ông tìm được hồn thơ đích thực của mình Là một người lính
trực tiếp cầm súng chiến đấu, lăn lộn trên các chiến trường, hòa mình vào không khí dữ đội của cuộc kháng chiến, Phạm Tiến Duật nhìn cuộc sống ở chiến trường ác liệt
bằng cái nhìn lạc quan Chính vì thế thơ ông thường bộc lộ cái tôi trữ tình trực tiếp,
với một cách xưng hô cụ thể rõ ràng Các đại từ nhân xưng luôn có mặt với tư thế của "tôi", "anh", "ta", "bộ đội”, "em" đầy bản lĩnh lính, lạc quan, vui nhộn Thơ Phạm Tiến Duật vì thế tiêu biểu cho phong cách vui nhộn, tính thần lạc quan cách mạng của một thế hệ
Trang 36người lính đang ngày đêm đối mặt với sự khốc liệt của chiến trường Đó là tiếng "cười
ha hả" của đồng chí coi kho:
Đẳng chí coi kho cười ha hả Chẳng có tiếng cười nào
Vang hơn tiếng cười trong hang đá
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Tiếng cười ha ha của những chàng lính lái những chiếc xe độc đáo:
Không có kính từ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già
Không cần rửa phì phèo châm điều thuốc Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha
(Bài thơ về tiểu đội xe không kinh)
Tiếng cười giòn của nữ thanh niên xung phong: Em đóng cọc rào quanh hồ bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buôn cười đáo để Anh lặng người như trôi trong tiếng ru
( Gửi em cô thanh niên xung phong)
Tiếng cười hiền lành của anh Ngãng:
Hỏi sao tinh thé
Anh cười hiển lành
-Điếc gì thì điếc
Với giặc, phải tinh!
( Ngãng thân yêu)
Thơ Phạm Tiến Duật nói nhiều đến chuyện buồn cười: “ Buồn cười cái nón
toòng teng trên đầu” ( Cái chao đèn); “buồn cười mắt ngủ may đêm” ( lá lạc tiên);
buồn cười khi nghe cô thanh niên xung phong hát: “ Nghe em hát mà anh buồn cười
/Nhịp với phách xem chừng sai cả” (Nghe em hát trong rừng); buồn cười khi nghe những vần thơ của bác thợ sông Đà; buồn cười vì thời gian trôi nhanh đã sắp một năm tròn và buồn cười trước cả niềm “ Hạnh phúc”:
Người ta thường ăn dở của chua
Trang 37Chuyện buôn cười và niềm vui đột ngột
Để lòng anh nôn nao
Những nụ cười lạc quan ấy tạo nên cái tôi trữ tình vui nhộn, trên nền cuộc chiến tranh khốc liệt thể hiện khí phách hào hùng của dân tộc, ý chí, nghị lực và niềm tin
chiến thắng của người lính Trường Sơn Bằng một tâm hồn luôn rộng mở, Phạm Tiến
Duật sẻ chia với tất cả mọi người Ông chia sẻ sự vất vả, hiểm nguy của thanh niên xung phong làm đường bên cạnh giếng nước có bom từ trường; cảm thông chia
sẻ và trăn trở, suy tư trước nỗi đau mà chiến tranh để lại trong cuộc sống của con
người thời hậu chiến:
Nam- mô- a-di- đà- phật Cho con từ giã phận mình Những ham muốn đời thường Đừng bắt con đeo đẳng
Lộc của người xin trả cho người
Sự yên bình đừng pha màu cay đắng
( Khước từ lộc người) Chia sẻ với nỗi đau của thực tại:
Mặt đất không còn những thứ bột trắng như phân cò,
Phan chim
Nhưng nhiều người còn
đang chết dân trong quan quai
và bao nhiêu người như sư thầy Đàm Thân
tóc đã rụng trước khi cạo trọc
(sự tích một người không tóc) Nhắc nhở mọi người về đạo lí “ uống nước nhớ nguồn”:
Các anh đã vì nước quên thân
Thì nước đừng quên các anh, đừng ai quên cả Các anh vì nhân dân này chung thủy
Trang 38Cũng như bao người cùng thế hệ, Phạm Tiến Duật đã cống hiến tuổi trẻ cho dat
nước, gắn bó máu thịt với chiến trường và khi trở về cuộc sống hòa bình vẫn luôn nguyện cầu:
Ta nguyện là đâu rễ, còn nguyện là ngọn cây Nơi ta tựa ấy thân cành vững chãi
Tuổi già cùng ta mà trẻ lại
Trẻ con nhìn sức vóc của ta mà lớn lên
( Khúc hát thanh xuân)
Suốt cuộc đời Phạm Tiến Duật đã nhận hết về mình những kỷ niệm và cho đời
những niềm vui, hạnh phúc Ông như con chim suốt đời ca hát say mê dâng đời những
niềm vui Niềm vui của cuộc sống chính là niềm vui của cuộc đời ông, cuộc đời một
người nghệ sỹ thực thụ
1.3.2 Những phẩm cách cá nhân
Phạm Tiến Duật là một trong những cây bút tiêu biểu cho các nhà thơ vừa cầm súng, vừa cầm bút Từ năm 1964, Phạm Tiến Duật đã song va viét trén duong mon Hồ
Chí Minh Cuộc sống của người lính nơi tuyến lửa Trường Sơn đã đem lại cảm hứng về đất nước, con người, đồng chí, đồng đội trong thơ ông Yếu tố không kém phần quan trọng góp phần làm nên cái tôi trữ tình trong thơ ông không thê không nói đến tố
chất và "cái tạng" tạo thành phâm cách cá nhân nhà thơ Bởi lẽ “Mỗi nhà văn có một
cái tạng riêng, nó tạo nên một thứ nam châm riêng đề bắt lấy những gì thích hợp với
no" [38, 34 ] Cái chất tâm hồn ấy được nuôi dưỡng từ mảnh đất quê hương và cả sự
khổ công tìm tòi thể hiện những sáng tạo nghệ thuật Cả hai yếu tố ấy đã tạo nên cái chất tâm hồn, giọng điệu riêng trong thơ Phạm Tiến Duật
Năm 2007, căn bệnh hiểm nghèo cướp đi của chúng ta “con chim lửa của
Trường Sơn huyền thoại”, nhưng những tác phâm và con người Phạm Tiến Duật vẫn sống mãi trong lòng những thế hệ độc giả yêu thơ và gắn bó mãi với cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt Nếu nói về Trường Sơn những ngày đánh Mỹ, chúng ta lại nhắc nhớ
đến “ Cây xăng lẻ” Phạm Tiến Duật Nhà văn Đỗ Chu đã hồi tướng: "Ngày Phạm Tiến Duật lấy cô giáo Vân, mẹ Phạm Tiến Duật đã nói “nó có lớn mà sợ chả có khôn, tính
Trang 39về ông: “Duật sống rất thi sy, hay dé tốt xấu đều phơi bày ra hết” Nhà văn Trần Hoài
Duong đã từng làm ở báo Văn nghệ với Phạm Tiến Duật đã nhận xét: “là một nhà thơ,
nhưng ông được phân công ở tổ văn Mỗi ngày được giao hai bản thảo dé đọc và ông
doc rat nghiém can, chin chu, giao lại bản thảo cho biên tập đúng hẹn” Nhà văn Tơ
Hồng cũng đã từng nói: “Phạm Tiến Duật rất say mê đọc báo khoa học và đời sống ,
cũng như các loại báo về khoa học Lại thêm bản tính thích nhìn ngắm, tìm hiểu về
thiên nhiên, nên thơ ông, nhất là thơ về Trường Sơn rất gần gũi với tự nhiên, núi rừng, cảnh vật” Những người đã từng gặp Phạm Tiến Duật thường cảm nhận được ở ông
một cách nói chuyện rất cởi mở, thắng thắn và một phong cách giản dị, nồng hậu
Những yếu tố ấy đã thể hiện một phần nào đó bản tính của nhà thơ Phạm Tiến Duật Song yếu tố góp phần quan trọng nhất tạo nên bản tính nhà thơ là thực tế cuộc sống của chính nhà thơ lúc bấy giờ Trần Đăng Suyên đã từng đánh giá: “Phạm Tiến Duật là một thanh niên tri thức có cái tài hoa của một người Bắc kỳ đã từng được sống khá
lâu ở Hà Nội” [53, 127] Trong thực tế Phạm Tiến Duật sinh ra ở vùng trung du Phú Thọ, học đại học và sống nhiều năm ở Hà Nội Là một trí thức trẻ, ông không chỉ thông minh mà còn có một sức học đổi dào, hiểu rất rõ tinh thần nhân văn cao đẹp, có cơ hội tốt trong môi trường sư phạm để hiểu thêm về cái chân, thiện, mĩ trong kho tàng văn học dân tộc và văn học thế gidi
Trong thực tế, theo nhận xét của nhiều người thì Phạm Tiến Duật là một người
rất mơ mộng và lãng mạn Khi đã trở thành người lính trên chiến trường, Phạm Tiến Duật bắt gặp trong cuộc sống biết bao điều mới lạ, nhiều điều hấp dẫn gây nên sự tò
mò Tâm hồn thi si, chất mơ mộng đã gắn kết tạo nên một tâm hồn nhạy cảm ở nhà thơ
- chiến sỹ Phạm Tiến Duật Sự sáng tạo và niềm say mê tìm tòi, nghiên cứu cùng tính
cách sôi nỗi của tuổi trẻ ở chàng sinh viên văn học mới ra trường, đã đem đến cho nhà
thơ sự thích thú khám phá những chỉ tiết cuộc sống sôi động và khốc liệt đang diễn ra
quanh mình với cái nhìn lạc quan, tươi trẻ, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống Với bản lĩnh của người lính trẻ, Phạm Tiến Duật đã đem chiến trường ác liệt vào thơ, nói
lên tiếng nói của chính mình và của đồng đội bằng cách bộc lộ cái tôi trữ tình rất thắng
thắn thích sự tinh nghịch, say miền đất lạ, hay buồn vui Sự tỉnh nghịch, ngang tàng
Trang 40vào việc hình thành giọng điệu, tạo nên một tiếng thơ độc đáo Với cách nhìn nhận chủ động, tự tin của người trong cuộc, thể hiện một bút pháp độc đáo, mới lạ, rất riêng
trong thơ cũng là kết quá của một bản tính trung thực, thắng thắn Những bài thơ làm ở Trường Sơn trong thời đánh Mỹ của ông, đã giúp những người lính có thêm sức
mạnh tỉnh thần chiến thắng kẻ thù Thơ ông được đánh giá có sức mạnh của một binh
đoàn Chính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng bàn về ảnh hưởng của yếu tố con người đối với thơ: “có ba điều quyết định phong cách của một nhà thơ, đó là lẽ sống, lối sống, và tư tưởng thầm mỹ của từng người Hễ là người thắng thắn thì thường thích khám phá những điều mới mẻ, do đó giọng điệu và phong cách thơ thường phóng
An?”
khoáng, trực dién”[48] Lời bàn ấy cũng chính là tuyên ngôn sống và sáng tác của nhà thơ Cái tôi trữ tình Phạm Tiến Duật chịu ảnh hưởng của bản tính con người ông Đó
là một cái tôi dí dỏm, tự tin, trẻ trung, ngang tàng đầy chất lính
Sau chiến tranh, trở về từ chiến trường, những sáng tác của ông đã có nhiều thay
đối Đó là điều đễ hiểu Một hồn thơ bước vào tuổi 50 - 60 không thẻ có cái bồng bột,
hóm hỉnh của tuổi đôi mươi Thay vào đó là sự điềm đạm, lắng đọng suy tư Mặt khác
sự thay đổi của hoàn cảnh sống, của không khí thời đại cũng góp phần làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã từng nói tới sự thay đổi ấy trong buổi trò chuyện với nhà thơ Phạm Đình Ân: “Trước hết, môi trường sáng tác ở
hai thời kỳ có sự khác nhau, hơn nữa tuổi tác cũng đã ít nhiều quy định cảm xúc Tuôi 20 bốc đồng, chứ tuổi 60 thì không thể Cái nụ cười dí đỏm ở tuổi 20 khác hắn so với
cái hóm hinh, thạm chí là thâm trầm của tuổi 60” Có thể nói, cái tôi trữ tình Phạm
Tiến Duật được hình thành bởi sự chỉ phối của rất nhiều yếu tố Nếu yếu tố con người, cá tính và sự tiếp nói truyền thống tạo nên cái tôi trữ tình trẻ trung, tinh nghịch, ngang
tang trong kháng chiến, thì yếu tố thời đại tạo nên cái tôi suy tưởng triết lí Dù biếu
hiện ở cái tôi nào ta vẫn thấy ở Phạm Tiến Duật sự cống hiến tận cùng, đuổi theo đến tận cùng niềm đam mê sáng tạo đầy nhọc nhằn đề tạo nên một cái tôi trữ tình độc đáo
trong thơ
1.3.3 Tài năng, cá tính