Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình.. Đó là sự vận động từ một cái tôi lãng mạn trước cách
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn
- Trường Đại học Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này
Trang 23
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc luận văn 10
Chương 1 Tổng quan về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua các thời kì sáng tác 12
1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.1 Khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.2 Bản chất cái tôi trữ tình 14
1.1.3 Những nhân tố tạo nên sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ 21
1.2 Vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại 25
1.3 Sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên 31
1.3.1 Thời kì trước Cách mạng tháng Tám - 1945 32
1.3.2 Thời kì 1945 - 1975 33
1.3.3 Thời kì sau 1975 36
Chương 2 Từ cái tôi lãng mạn đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới 39
2.1 Từ cái tôi trữ tình lãng mạn trước cách mạng 39
2.1.1 Vị trí văn học sử của tập thơ Điêu tàn trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên 39
4 2.1.2 Ảnh hưởng của thời đại đối với việc hình thành cái tôi trữ tình trong Điêu tàn 42
2.1.3 Những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn 44
2.2 Đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới trong giai đoạn 1945 - 1975 54
2.2.1 Sự hình thành cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ Việt Nam 55
2.2.2 Cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Chế Lan Viên 61
Chương 3 Từ cái tôi sử thi và ngợi ca cuộc sống mới sang cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự 85
3.1 Những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 và sự phân hóa các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ 85
3.1.1 Hoàn cảnh xã hội sau 1975 85
3.1.2 Những đổi mới của văn học sau 1975 88
3.1.3 Sự phân hóa các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975 90
3.2 Sự chuyển biến từ cái tôi chính trị sang cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự 94
3.2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên sau 1975 94
3.2.2 Những nét biểu hiện độc đáo của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua ba tập Di cảo 97
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 119
MỞ ĐẦU
Trang 35
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ
thuật Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở
mọi thời đại Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác
vào những thời điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước
ngoặt thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm Nền
văn học viết Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn
năm nay Qua bao nhiêu bước thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã
xây dựng nên một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như bây giờ
Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng định văn học Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều bước biển chuyển
mạnh mẽ nhất Đây là thời kỳ văn học vận động và không ngừng đổi mới theo
xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức biểu hiện
Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù văn học,
chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại
Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những
giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó chúng ta không thể không chú ý đến
sự vận động và phát triển chung của cả nền văn học và cụ thể hóa ở những tác
gia tiêu biểu
1.2 Những người có công đóng góp vào quá trình đổi mới của văn học
dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, có rất nhiều tác giả thuộc nhiều thể loại
khác nhau Trên lĩnh vực thơ ca, chúng ta có cả một đội ngũ nhà thơ hùng hậu
bao gồm nhiều thế hệ Có nhiều người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống tinh thần của dân tộc và trên trường quốc tế như Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh… Trước Cách mạng tháng Tám, họ là
những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của phong trào Thơ mới Sau Cách
6 mạng, sáng tác của họ rất phong phú, có nhiều thành tựu, đã được độc giả và giới nghiên cứu phê bình khẳng định
Với nhà thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên kéo dài hơn nửa thế kỷ, qua ba thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng, thời kỳ
“Ba mươi năm dân chủ cộng hòa” và thời kỳ sau 1975 Trong tiến trình phát
triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả
ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như Chế Lan Viên Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu
1.3 “Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61] Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái “tôi” Bởi vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ rất rộng, rất phức tạp và
chưa được nghiên cứu nhiều Nghiên cứu đề tài Sự vận động của cái tôi trữ
tình trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm hữu hiệu để thấy được nét độc
đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật, những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam
1.4 Có nhiều căn cứ để khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Đó là căn cứ triết học về sự vận động biện chứng của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, như một quá trình không ngừng của sự sinh thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ thấp đến cao Ngoài căn cứ triết học còn phải
có căn cứ từ thực tế Trong sáng tạo thơ, tác giả nào cũng có sự vận động và
sự trưởng thành Tuy nhiên, có những nhà thơ chỉ sáng tác trong một thời gian ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều thì dấu ấn của sự vận động này ít có
Trang 47 điều kiện thể hiện Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất
dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình Chế
Lan Viên luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm người cầm bút, luôn luôn mong
muốn cung cấp cho đời nhiều tác phẩm Với quan niệm “thơ cần có ích cho
đời, cho nhân dân”, Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu Cuộc “đấu tranh
bản thân” trong con người công dân và con người nghệ sĩ ở ông làm cho ông
hay “sám hối”, không tự bằng lòng về những gì thơ mình chưa hoàn thiện
Cuộc chiến đấu ấy dầu gian nan nhưng ông đã vượt qua và đạt được những
thành công Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông đã nói rõ quá
trình phấn đấu, trưởng thành, nói rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ
mình
Lý do nghiên cứu đề tài có cơ sở thực tiễn đó là thơ Chế Lan Viên tồn tại
một cái tôi trữ tình không ngừng vận động, không ngừng biến đổi trên cơ sở
kế thừa và cách tân Đó là sự vận động từ một cái tôi lãng mạn trước cách
mạng đến cái tôi trữ tình chính trị giai đoạn 1945 - 1975 và đến cái tôi đời tư
thế sự mang nặng cảm xúc trầm tư suy ngẫm trong những bài thơ được sáng
tác sau 1975, đặc biệt là những bài thơ được sáng tác những năm cuối đời
Quả là, trong lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, hiếm
có một nhà thơ nào tạo ra sự vận động liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng
tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công chúng yêu thơ như Chế Lan Viên
1.5 Chế Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong chương trình văn ở các cấp học từ phổ thông đến đại học
Nhiều bài thơ của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bao thế hệ học
sinh như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai…
Nghiên cứu đề tài này cũng là để bổ sung thêm kiến thức về thân thế, sự
nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, để giảng dạy tốt hơn tác giả này ở nhà
Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình đã được đề cập và được nghiên cứu
trong mĩ học cổ điển cận đại phương Tây và phương Đông Các nhà thơ cổ
điển Trung Quốc và Việt Nam, trong các ý kiến bình giải về tình, tâm, trí, đạo trong thơ, tuy chưa sử dụng thuật ngữ cái tôi trữ tình nhưng phần nào cũng
thể hiện ý nghĩa của nó
Cái tôi được Hoài Thanh trực diện đề cập đến trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) có ý nghĩa tổng kết phong trào Thơ mới
Theo Hoài Thanh, chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về con người cá nhân: “Ngày thứ nhất ai biết đích xác là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ
Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng
thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân” [54, 45] Cái tôi là linh hồn của Thơ mới,
“Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi” [54, 47] Cái tôi là một phạm trù
đối lập với cái ta của “thơ cũ” Khái niệm cái tôi cũng được Hoài Thanh vận
dụng uyển chuyển để nhận dạng phong cách hồn thơ của mỗi nhà thơ
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề cái tôi được đặt ra như một
đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên khảo về thơ Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã dành một số chương bàn về cái tôi trữ tình, tác giả đặt cái tôi trữ tình vào một hệ thống và phân tích nó trong mối quan hệ với nhà thơ, các hình thức biểu hiện cái tôi trữ
tình trong thơ
Trang 59
Trần Đình Sử với chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu đã đưa ra một khái
niệm kiểu nhà thơ Đó cũng là một hình thức trực diện bàn đến cái tôi trữ tình
trong thơ Ngoài ra, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử
cũng đã trình bày các loại hình nghệ thuật thơ ca và nêu lên đặc trưng của cái
tôi trữ tình trong các loại hình thơ Ông phân biệt cái tôi trữ tình trong thơ
cách mạng khác với cái tôi trữ tình trong các loại hình thơ dân gian, cổ điển,
lãng mạn…
Đã có hai luận án tiến sĩ đề cập đến cái tôi trữ tình trong thơ Đó là luận
án Cái tôi trữ tình trong thơ (qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam
1975 - 1990) của tác giả Lê Lưu Oanh và luận án Nửa thế kỷ thơ Việt Nam
1945 - 1995 (nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình) của tác giả
Vũ Tuấn Anh Điểm chung của hai công trình này là đều nghiên cứu về cái tôi
trữ tình trong thơ và đều lấy cả một chặng đường phát triển của thơ Việt Nam
làm đối tượng khảo sát Điểm riêng tạo nên nét khác biệt đó là tác giả Vũ
Tuấn Anh thì khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình suốt cả một chặng
đường thơ Việt Nam nửa thế kỷ (1945 - 1995), còn tác giả Lê Lưu Oanh thì
chỉ khảo sát qua một số hiện tượng thơ trong vòng mười lăm năm (1975 -
1990) Phần lý luận về cái tôi trữ tình, các tác giả đã trình bày quan niệm về
cái tôi và cái tôi trữ tình trong các lĩnh vực triết học, tâm lý học và lý luận văn
học Từ đó các tác giả nêu lên những vấn đề liên quan đến khái niệm cái tôi
trữ tình như bản chất, các kiểu cái tôi trữ tình và những nhân tố thúc đẩy sự
vận động của cái tôi trữ tình
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên cũng
là một hướng đi riêng Đó là vận dụng lý luận về cái tôi trữ tình vào việc
nghiên cứu một tác giả cụ thể Hướng này có thể áp dụng rộng rãi để nghiên
cứu bất kỳ một tác giả thơ nào
2.2 Những vấn đề về văn học sử
10 Chế Lan Viên với vị trí văn học sử đứng hàng đầu trong đội ngũ các nhà thơ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám với rất nhiều ý kiến khen, chê, thậm chí có lúc trái ngược nhau Xin nêu lên đây một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu bàn về thơ Chế Lan Viên, trong đó nhấn mạnh cái tôi trữ tình
Trong Đôi điều suy nghĩ bộc bạch cùng bạn đọc, cuốn Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Phong Lan viết: “Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ
lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá từng tác phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên nói chung trải dài trong suốt sáu mươi năm, hẳn không tránh khỏi ở thời kỳ này hay thời kỳ khác, ở tác giả này hay tác giả khác, do chi phối của lịch sử hay sự ràng buộc của điều kiện khách quan, chủ quan nào đó mà đã có nhiều cách đánh giá thơ ông khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau tùy theo quan điểm thẩm định riêng của mỗi thời và mỗi người Đó cũng là điều bình thường và là quyền của người viết Lẽ thường xưa nay, nhà văn tầm vóc càng lớn, các tác phẩm của họ càng đa diện,
đa thanh, đa sắc, đa tầng bao nhiêu thì sự đánh giá họ càng phong phú, phức tạp bấy nhiêu Tuy nhiên, rồi sự định giá công tâm sáng suốt và đáng tin cậy nhất bao giờ cũng là của thời gian và các thế hệ độc giả hôm nay và mai sau” [26, 7]
Trao đổi với tác giả bài Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Phạm Quang
Trung viết: “Không ai phủ nhận có một thời ta sống cho riêng ta không nhiều Thơ cũng vậy Chế Lan Viên cũng vậy… Cái chung có phần lấn át cái riêng, ấy là do cuộc sống đòi hỏi như vậy Ở đây không có sự đối lập giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và xã hội Hơn thế, như những tài năng thơ
ca khác, con người công dân Chế Lan Viên đi vào trong thơ đã thực sự tạo lập nên bản sắc riêng của mình” [64]
Trang 611 Nguyễn Bá Thành là một chuyên gia nghiên cứu về Chế Lan Viên Ông
có một chuyên luận gần 400 trang với nhan đề Thơ Chế Lan Viên với phong
cách suy tưởng cũng đã khảo sát các chặng đường thơ Chế Lan Viên, trong đó
đặc biệt chú ý đến chất trí tuệ, phong cách suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên
Theo Nguyễn Bá Thành, Chế Lan Viên cuối đời “quay lại điểm xuất phát,
quay lại với cái đài thơ, cái tháp nghỉ của thi nhân thuở xưa Đó không phải là
sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm và cách nghĩ của nhà thơ thời
trước cách mạng tháng Tám Phương pháp tư duy ấy được Chế Lan Viên đúc
kết thành phương pháp “lộn trái”, hay là “thêu bề trái” [55, 165] Nguyễn Bá
Thành đánh giá cao thơ Chế Lan Viên giai đoạn ông trở về với nhân dân, với
Đảng và Bác Hồ từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quả nhiên như có phép
mầu, thơ ông từ khi có định hướng “vì ai” đã gặt hái được nhiều thành tựu
Một loạt bài thơ vào loại đặc sắc nhất thơ Việt Nam hiện đại đã nối tiếp nhau
xuất hiện hồi ấy
Luận văn này đã tập hợp và khảo sát hầu hết các công trình nghiên cứu
về thơ Chế Lan Viên, trong đó đặc biệt chú ý đến các giáo trình, các chuyên
luận, các luận án tiến sĩ về Chế Lan Viên
Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của nhiều tác giả do Nguyễn
Đăng Mạnh chủ biên có hẳn một chương về Chế Lan Viên do Nguyễn Văn
Long viết Chương đó cũng đã tìm hiểu những chặng đường thơ và phong
cách nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên
Có nhiều luận án và luận văn về Chế Lan Viên, đáng kể nhất là luận án
Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau
1945 của Đoàn Trọng Huy Luận án này chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên và cũng chỉ dừng lại trong một chặng đường sáng tác ngắn
1945 - 1975 Tuy vậy, tác giả đã nêu lên được những nét đặc sắc trong phong
cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, đó là tính triết lý
12
Có một công trình về Chế Lan Viên được đánh giá cao, nghiên cứu một
cách toàn diện hơn, đó là công trình của Hồ Thế Hà với nhan đề Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Chuyên luận được phát triển trên cơ sở luận án
tiến sĩ Hồ Thế Hà đi sâu vào quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tính triết lý, không gian, thời gian nghệ thuật, phương thức thể hiện và thể loại thơ Chế Lan Viên Bấy nhiêu vấn đề đã làm hiện lên phong cách thơ độc đáo - phong cách triết lý thơ Chế Lan Viên
Ngoài các công trình nêu trên, phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu khác có tên tuổi được tập hợp trong các công trình như:
- Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu
- Chế Lan Viên giữa chúng ta
- Chế Lan Viên, tác gia và tác phẩm
Mỗi tác giả trong ba cuốn sách vừa nêu chủ yếu nghiên cứu một vấn đề, thậm chí là vấn đề rất nhỏ Nhưng tập hợp lại, chúng ta thấy một cái nhìn khá
toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài
3.1 Đối tượng
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
3.2 Phạm vi khảo sát
Toàn bộ các tập thơ của Chế Lan Viên, trong đó chủ yếu là các tập thơ:
Điêu tàn, Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Hoa trên đá và ba tập Di cảo thơ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một
đề tài vừa mang tính lý luận (những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình), vừa mang tính văn học sử (gắn với tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Chế Lan Viên) Với mức độ là một luận văn thạc
Trang 713
sĩ và với tư cách là một đề tài khoa học chuyên ngành văn học Việt Nam
thuộc loại hình nghiên cứu tác giả, chúng tôi xác định tính văn học sử vẫn là
chính Bởi vậy, trong cấu trúc luận văn, chúng tôi không dành riêng hẳn một
chương để tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm cái tôi trữ tình Mặc
dầu vậy, những vấn đề lý luận này cũng phải đặt ra như là một nhiệm vụ, một
mục tiêu của luận văn
4.1 Về lý luận
Vấn đề quan trọng là nêu lên được các quan niệm về cái tôi trữ tình,
tìm hiểu bản chất, những nhân tố thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình và đưa
ra được các kiểu biểu hiện cái tôi trữ tình có liên quan đến tác giả Chế Lan
Viên như kiểu cái tôi trữ tình lãng mạn, hiện thực cách mạng, cái tôi trữ tình
chính trị mang khuynh hướng sử thi, cái tôi đời tư thế sự,… Từ đó, áp dụng
những vấn đề lý luận này vào việc khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình
trong một tác giả cụ thể
4.2 Về văn học sử
Trên cơ sở cái nền của lý luận, vận dụng nó vào tìm hiểu cái tôi trữ
tình trong các chặng đường thơ Chế Lan Viên Từ đó, chỉ ra quá trình vận
động của thơ Chế Lan Viên, từ cái tôi lãng mạn trong Điêu tàn đến cái tôi sử
thi trong thơ giai đoạn 1945 - 1975 (Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa
ngày thường, Chim báo bão,…) và cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự trong các
tập Di cảo thơ
Trong sáng tác thơ, nhất là ở các nhà thơ lớn có quá trình sáng tác dài
qua các thời kỳ lịch sử và văn học khác nhau, không chỉ nhà thơ Chế Lan
Viên mới có sự vận động Lấy ngay hiện tượng các nhà thơ cùng thế hệ với
ông như Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh , ta cũng thấy có quá trình vận động
và biến chuyển này Từ đây đặt ra thêm một mục tiêu là tìm hiểu quá trình
chuyển biến của thơ Chế Lan Viên có những gì giống và khác với các nhà thơ
14
cùng thời Có như vậy mới thấy được nét độc đáo trong sự vận động của Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này có sự phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
5.1.1 Thống kê các ý kiến về thơ trữ tình và cái tôi trữ tình trong thơ,
từ những quan niệm của các nhà triết học duy tâm như Hêghen, Phoiơbắc đến các nhà duy vật biện chứng như Mác - Lênin, quan niệm của các nhà lý luận văn học về vấn đề này qua các thời kỳ
5.1.2 Thống kê các tập thơ của Chế Lan Viên để phân loại, chọn những tập thơ nào, bài thơ nào là tiêu biểu nhất thể hiện rõ sự vận động
5.1.3 Thống kê thơ của các nhà thơ cùng thời với Chế Lan Viên 5.1.4 Thống kê các ý kiến thẩm bình thơ Chế Lan Viên Cần phân loại các ý kiến đúng và sai
Vấn đề của luận văn là chỉ ra quá trình vận động của cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên Muốn thấy được quá trình vận động, chuyển biến tất
yếu phải dùng biện pháp so sánh để thấy được cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên giữa giai đoạn này và giai đoạn kia có nét tương đồng và khác biệt,
có nét kế thừa và cách tân Phương pháp so sánh không chỉ được dùng trong quá trình tìm hiểu sáng tác của Chế Lan Viên mà còn mở rộng so sánh với các nhà thơ cùng thời để chỉ ra nét độc đáo của Chế Lan Viên với các nền thơ khác
Trang 815
5.4 Phương pháp tổng hợp
Các ý kiến phân tích, so sánh sau khi được đưa ra cần phải đi tới sự
tổng hợp khái quát nâng lên thành vấn đề
6 Đóng góp của luận văn
Chỉ ra những biểu hiện cái tôi trữ tình của thơ Chế Lan Viên qua các
thời kỳ, từ đó nêu lên quá trình vận động của nó Từ đây có thể thấy được:
- Thơ Chế Lan Viên qua các tập thơ có sự vận động của cái tôi trữ tình
- Sự vận động này rất tiêu biểu cho quá trình chuyển biến từ một nhà
thơ lãng mạn thành nhà thơ hiện thực
7 Cấu trúc luận văn
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, ngoài phần Mở đầu,
Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương
Chương 1 Tổng quan về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên
Chương 2 Từ cái tôi lãng mạn đến cái tôi hiện thực cách mạng mang
khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới
Chương 3 Từ cái tôi sử thi và ngợi ca cuộc sống mới chuyển thành
cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự
16
Trang 917
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một
đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính văn học sử Với mức độ là một
luận văn thạc sĩ và với tư cách là đề tài khoa học chuyên ngành văn học Việt
Nam thuộc loại hình nghiên cứu tác giả, chúng tôi xác định tính văn học sử
vẫn là chính Những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình
được xem là những phương tiện cần thiết
Những vấn đề lý luận này đã được nhiều người nghiên cứu và được
công bố thành những công trình có giá trị Trong phần lịch sử nghiên cứu
chúng tôi đã có dịp khảo sát Vấn đề của luận văn này là vận dụng những kết
quả nghiên cứu đó để tìm hiểu con đường vận động của cái tôi trữ tình ở một
tác giả thơ cụ thể
Lý luận về cái tôi trữ tình trong thơ bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
1.1.1 Khái niệm cái tôi trữ tình
Sáng tác thơ là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc bên trong
nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên Trong lời
đề tựa tập thơ của mình, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Người làm thơ phải có tình
cảm mãnh liệt, thể hiện sự nồng cháy trong lòng” [21] Trong thơ, dấu ấn chủ
quan của tác giả thể hiện rất rõ nét, nói như Hàn Mặc Tử: “Người thơ phong
vận như thơ ấy” Từ rất lâu, khoa nghiên cứu văn học đã khẳng định thể loại
thơ trữ tình: “vương quốc chủ quan” (Biêlinxki), là “sự biểu hiện và cảm thụ
của chủ thể” [45, 17], trong đó tính chủ quan vừa là nguyên tắc tiếp cận đời
sống vừa là nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật
18 + Khái niệm “chủ quan” như Lê Lưu Oanh quan niệm: “Là một khái niệm triết học rất rộng có thể vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực không chỉ ở thể loại trữ tình Do đó cần phải tìm đến một khái niệm mang nội dung xác định bản chất thể loại hơn Khái niệm đó là cái tôi trữ tình” [45, 25]
Khái niệm cái tôi trữ tình gắn với bài thơ trữ tình Bài thơ trữ tình “là
một bài thơ, trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, trong đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức các cảm xúc và ấn tượng của
mình” [1, 31]
Đã có nhiều người nói đến mối quan hệ giữa nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi mà vấn đề cái tôi trữ tình được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên luận về thơ, Hà
Minh Đức trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại đã
dành một số chương nói về cái tôi trữ tình, đặt nó trong một cái nhìn hệ thống Trong công trình đó ông viết: “Trong thơ vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61]
Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra một cách quan niệm về cái tôi trữ tình Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Tuấn Anh nêu lên quan niệm: “Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần ấy đến người đọc” [1, 32]
Ý kiến trên đây như là sự tổng hợp các quan niệm về cái tôi trữ tình của nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này Như vậy, nói đến cái tôi trữ tình là nói đến hai yếu tố Yếu tố thứ nhất: cách nhìn, cách cảm thụ của tác giả Yếu tố thứ hai: tổ chức các yếu tố để tạo nên một văn bản trữ tình
Trang 1019
Do cái tôi trữ tình có những yếu tố đó cho nên người ta thường vận
dụng nó để nghiên cứu thể loại thơ trữ tình, để phát hiện ra những vấn đề cá
tính sáng tạo, phong cách nhà thơ, kiểu nhà thơ, tiến trình phát triển của văn
học
1.1.2 Bản chất của cái tôi trữ tình
Để hiểu rõ hơn khái niệm cái tôi trữ tình, chúng ta cần phải đi sâu tìm
hiểu bản chất của nó Cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố,
có thể nêu lên đây các bản chất cơ bản của cái tôi trữ tình
1.1.2.1 Bản chất chủ quan cá nhân
Điều mà Biêlinxki khẳng định thể loại thơ tình “là vương quốc chủ
quan” được thể hiện rõ ở bản chất này Người làm thơ bao giờ cũng có nhu
cầu tự biểu hiện, giải bày tâm tư, tình cảm của riêng mình Hiện thực cuộc
sống rất rộng lớn, nhưng quan tâm đến vấn đề gì, nhìn nhận nó như thế nào và
chọn lọc đưa nó vào trong tác phẩm theo một phương thức biểu hiện nào là do
nhà thơ thể hiện dựa trên sự trải nghiệm cuộc sống cùng với sự thôi thúc niềm
cảm hứng sáng tạo và tài năng thi nhân Có chất liệu rồi đến lượt xây dựng
văn bản trữ tình, cũng có nhiều sự lựa chọn Sự lựa chọn, cách thể hiện nào
cũng mang rõ nét cá tính sáng tạo của chủ thể Do thơ trữ tình in đậm dấu vết
cá nhân nên những gì liên quan đến cuộc đời tác giả, từ tiểu sử đến tính cách
đều đóng một trò nhất định trong sáng tác Chế Lan Viên, cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác đã tạo nên được nét cá tính độc đáo Cao Bá Quát đã từng nói:
“Xem người có thể biết được thơ” Hàn Mặc Tử cũng khẳng định: “Người thơ
phong vận như thơ ấy” Nghiệm vào đời và thơ Chế Lan Viên, ta cũng thấy rõ
toàn bộ sáng tác của ông vừa là tấm gương phản chiếu thời đại vừa là những
bức chân dung tự họa sinh động về con người ông từ thưở niên thiếu cho đến
những năm cuối đời
20
Từ bản chất chủ quan cá nhân của cái tôi trữ tình, ta thấy cái tôi tác giả
và cái tôi trữ tình có mối quan hệ với nhau Tiểu sử và những trải nghiệm cuộc đời riêng là một bộ phận cấu thành nhân cách trữ tình Cái tôi trữ tình, trước hết là tính cách của bản thân người mang lời nói Một Chế Lan Viên sắc sảo nặng về suy tư triết lý nên những vần thơ ông viết ngay từ buổi đầu ở tuổi thiếu niên đã thể hiện rõ khát khao tìm hiểu đời, tìm hiểu bản thân mình:
Ai bảo giùm ta có, có ta không?
Tuy cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình có mối quan hệ gần gũi nhưng chúng ta không nên đồng nhất nó Từ thực tế những bài thơ được viết trong những năm cuối đời, ta có thể suy luận giữa đời và thơ còn có một khoảng
cách Chẳng hạn như Chế Lan Viên có bài Tháp Bayon bốn mặt:
Anh là tháp Bayon bốn mặt Dấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình
Không phải mọi suy nghĩ về cuộc đời được bộc bạch một cách đầy đủ trong thơ Sau 1975 đã có nhà thơ nói rõ điều này:
Đã có một thời nỗi đau ta phải giấu
Ta đánh mất ta trong mỗi con người
Trong thực tế, tiểu sử nhà thơ luôn ẩn hiện trong những vần thơ trữ tình, nhưng tự thân nó không đủ làm nên cái tôi trữ tình “Cái tôi trữ tình khác
về chất lượng với cái tôi nhà thơ Đó là sự khác nhau giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, giữ nguyên mẫu và điển hình, giữa gốc rễ và cành lá nảy nở sinh động” [1, 38]
Do yếu tố chủ quan cá nhân nên trong thơ trữ tình thường có hình thức
tự biểu hiện được xưng danh ở đại từ ngôi thứ nhất: Tôi, ta hoặc chúng tôi, chúng ta:
Trang 11(Hoàng Trung Thông) Bản chất thứ nhất của cái tôi trữ tình lưu ý chúng ta, khi nghiên cứu cái
tôi trữ tình trong thơ phải chú ý đến những nhân tố thúc đẩy sự vận động của
nó Một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến sự trưởng thành của nhà thơ,
dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận và cảm thụ thế giới trong cách tổ
chức xây dựng văn bản trữ tình
1.1.2.2 Bản chất xã hội nhân loại của cái tôi trữ tình
Nhà thơ Sóng Hồng đã đưa ra một định nghĩa về thơ: “Thơ không chỉ
nói lên tình cảm nhà thơ mà nhiều khi thông qua đó nói lên niềm hy vọng của
cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên nhịp đập của trái tim
quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người” [21, 5]
Ngay từ độ tuổi mười tám, khi mới giác ngộ lý tưởng cộng sản (Từ ấy
trong tôi bừng nắng hạ), nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện quan niệm về một cái tôi
mang bản chất xã hội hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Ta là Một, là Riêng là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Thì nay, trải qua cuộc đấu tranh bản thân, Xuân Diệu đã chuyển biến, lột xác để trở thành một thi sĩ kiểu mới:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời yêu dấu Của triệu người chiến đấu gian lao
Trong đời sống xã hội xuất hiện những cá thể người như một đơn vị tồn tại độc lập với các cá thể khác Điều đó đã giúp khẳng định vị thế của con
người trong cộng đồng Nhưng như Các Mác đã khẳng định: “Con người là sự
tổng hòa mọi mối quan hệ xã hội”, con người có thể độc lập tự chủ, suy nghĩ
và hành động theo cách riêng của mình, nhưng con người không bao giờ biệt lập với cộng đồng, với nhân loại Làm thơ là để bày tỏ tình cảm, là sự giao lưu với mọi người xung quanh những vấn đề về số phận, về cuộc sống con người Những đề tài như: hạnh phúc, đau khổ, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu,
sự sống và cái chết…, nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, đã trở thành đề tài truyền thống Đó là đề tài mà bất cứ nhà thơ thời đại nào cũng quan tâm Do vậy, thơ trữ tình trong lăng kính hẹp nhất của cái nhìn
cá thể, lại luôn luôn phản chiếu những vấn đề chung nhất của con người Tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu có đến 6 bài thơ do tác giả dịch từ thơ nước ngoài
Trang 1223 Điều đó không phải ngẫu nhiên Tố Hữu đã thấy những bài thơ đó phản ánh
được tấm lòng của người dân Việt Nam trong kháng chiến Về một phương
diện khác, những bài thơ đó đã góp thêm tiếng nói tâm tình, thông cảm của bè
bạn đối với những hy sinh mất mát của nhân dân ta trong chiến tranh Những
bài dân ca Nam Tư hay những câu thơ của Ximônốp (Đợi anh về) dường như
đã vì Việt Nam mà hát, đã vì Việt Nam mà viết, bởi một lẽ rất đơn giản, chiến
tranh đã gây nên bao nhiêu cảnh đau thương cho mọi người dân và bất kỳ ở
đâu quân đế quốc xâm lược cũng gieo tang tóc như vậy
Nếu như ở phương diện cái tôi trữ tình mang tính chủ quan cá nhân,
chúng ta quan tâm đến mối quan hệ giữa cái tôi nhà thơ với cái tôi trữ tình, thì
phương diện cái tôi trữ tình mang bản chất xã hội nhân loại này, chúng ta chú
ý đến mối quan hệ giữa cái tôi trữ tình với cái ta cộng đồng
Chúng ta thừa nhận thơ trữ tình là vương quốc chủ quan, nhưng cái chủ
quan này vẫn hướng về cái ta chung mang tính xã hội, nhân loại Đặc biệt,
trong những hoàn cảnh lịch sử khi con người phải đối mặt với những thiên tai
khủng khiếp, với những thế lực giặc xâm lăng cường bạo, lúc đó mọi người
đều phải tập hợp trong một lực lượng để tạo nên sức mạnh đối phó Ở nước
ta, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho ta thấy rõ được khối
sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc Chiến tranh khốc liệt, sự tồn vong của dân
tộc được đặt lên hàng đầu Hoàn cảnh ấy sẽ ít có chỗ cho cái tôi cá nhân tồn
tại Nếu như thơ trữ tình lúc đó không phải là những lời hiệu triệu mọi người
xông lên phía trước mà chỉ quay xung quanh những cảm xúc cá nhân khép
kín, cô đơn thì thơ sẽ rất lạc lõng Thơ lúc bấy giờ phải là lời hiệu triệu, cổ vũ
quần chúng nhân dân, vóc nhà thơ phải là ở những vị trí chiến đấu Thơ phải
thể hiện sự lo toan trước vận mệnh nước nhà, phải đề cao ý thức công dân sẵn
sàng hy sinh cái riêng cho quyền lợi chung của đất nước:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
24
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông
Vận dụng lý luận về bản chất xã hội, nhân loại của cái tôi trữ tình về việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy có nhiều điều hấp dẫn Sáng tác thơ của Chế Lan Viên thể hiện rõ xu hướng vận động từ cái tôi cá nhân, cô đơn khép kín (trước cách mạng), đến cái tôi hòa nhập vào cái
ta cộng đồng (sau cách mạng) Quá trình đó đã được tác giả viết thành những tiểu luận, những bài thơ đặc sắc Đó là quá trình như Chế Lan Viên đã từng khái quát:
- Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui
- Từ chân trời một người đến chân trời tất cả
- Từ mất nỗi đau riêng để được niềm vui chung
1.1.2.3 Bản chất thể loại của cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình gắn với thể loại thơ trữ tình thông qua sự cảm nhận chủ quan về hiện thực nhà thơ đã tích lũy cho mình một nguồn tư liệu cần thiết Nguồn tư liệu ấy được xem như là nội dung, chất liệu làm nên tác phẩm Đến lượt nó, cái tôi trữ tình sẽ sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật đặc thù và tổ chức toàn bộ thế giới ấy dưới hình thức một văn bản trữ tình Rõ ràng, việc đưa hiện thực vào trong tác phẩm ở thơ trữ tình phải khác với tác phẩm tự sự hay tác phẩm kịch Bởi thế cần phải nắm được bản chất nghệ thuật thẩm mĩ của cái tôi trữ tình và sáng tạo theo những quy tắc riêng của thể loại Trước hết là hình thành tứ thơ và xác lập vị thế cái tôi trữ tình Tứ thơ là cái cốt lõi
tư tưởng, là sự kết tinh cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình Gọi là tứ trước hết là để phân biệt với ý trong một bài thơ có nhiều ý Nhưng phải có một ý lớn bao trùm toàn bài Có người hiểu ý bao trùm toàn bài thơ ấy là tứ của bài thơ Nhưng phân tích kỹ, tứ và ý là hai bình diện khác nhau Các ý mà văn
Trang 1325 bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp đầy đủ qua bài
thơ mà do tứ thơ gửi lên Cùng với tứ thơ là sự xác lập tư thế trữ tình Đó là
những hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ dưới ba hình thức cơ bản Có khi dưới
dạng trực tiếp gắn với cuộc đời riêng của người viết Thường trong những
trường hợp ấy, cái tôi trữ tình rất gần hoặc cũng chính là cái tôi của tác giả và
nhà thơ thường sử dụng một cách trực tiếp qua các đại từ nhân xưng “tôi”
hoặc “ta”:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy - Tố Hữu)
Hay như trường hợp của Chế Lan Viên:
Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!
Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?
Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm (Kết nạp Đảng trên quê mẹ)
Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ sự việc trong thơ không phải là cảnh
ngộ riêng của tác giả Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện mà mình có
dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỷ niệm, một quan sát:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy nghìn núi, trăm sông diễm lệ Con ngọc trai đêm hè đáy bể Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu
26 Trường hợp thứ ba là những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật
nào đó như bài thơ Bà mẹ Việt Bắc của Tố Hữu hay bài thơ Bữa cơm thường trong bản nhỏ của Chế Lan Viên viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Trong thơ khi đã xác lập được tứ thơ và vị thế trữ tình, nhà thơ sẽ tổ chức hình thức văn bản trữ tình Mọi sự lựa chọn từ thể thơ cho đến hệ thống
từ ngữ, vận nhịp, kết cấu,… đều in đậm dấu ấn của chủ thể và phù hợp thị hiếu thẩm mĩ của con người thời đại Cái tôi trữ tình chính luận Chế Lan Viên
ưa lối thơ văn xuôi tạo cái thế trùng điệp liên hoàn của ngôn ngữ thơ:
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi, cầm hỏa hổ, có thấy hồn Tổ quốc mênh mang như ta cưỡi nghìn xe thiết giáp
Và những biên đội oai hùng giết giặc giữa trời mây?
1.1.3 Những nhân tố tạo nên sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật, nó có sự hình thành, phát triển, kết thúc hoặc chuyển hóa sang một dạng khác Quá trình vận động ấy khó hình dung một cách đầy đủ trong thơ của một số tác giả mà
sự nghiệp thơ của họ quá ngắn ngủi, chỉ xuất hiện với một vài ấn phẩm Phần đông các tác giả khác có số lượng tác phẩm nhiều lại sáng tác qua các giai đoạn lịch sử và văn học có nhiều bước biến chuyển thì dấu ấn của sự vận động càng rõ nét
Chế Lan Viên là một tác giả lớn Sự nghiệp sáng tác của ông kéo dài hơn nửa thế kỷ qua ba chặng đường lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, ai cũng dễ dàng nhận thấy, thơ ông giữa giai đoạn này với giai đoạn khác đều có bước tiến triển Trong những bài tiểu luận, hay một số bài thơ của mình ông cũng khẳng định điều đó Ông viết:
- Mất nỗi đau riêng để được niềm vui chung
- Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm
Trang 1427 Hơn thế nữa, ông còn chỉ ra nguyên nhân tạo ra bước biến chuyển Một
trong những nguyên nhân đó là vai trò của lãnh tụ (Người thay đổi đời tôi -
người thay đổi thơ tôi) và vai trò của nhân dân Nhân dân như một ngọn
nguồn trong lành đã nâng đỡ hồn thơ Chế Lan Viên:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Có thể nêu lên đây những nhân tố đã thúc đẩy sự vận động của cái tôi
trữ tình trong thơ nói chung và thơ Chế Lan Viên nói riêng
1.1.3.1 Hoàn cảnh xã hội, các trào lưu văn học và sự tiếp nhận của
người đọc
Đây được xem là nguyên nhân khách quan Giữa hoàn cảnh xã hội và
tiến trình văn học có mối quan hệ khăng khít Đó là mối quan hệ giữa hạ tầng
cơ sở và kiến trúc thượng tầng Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong một
bài văn học sử về một giai đoạn đều phải thông qua bước tìm hiểu hoàn cảnh
xã hội Hoàn cảnh này đã tác động đến cái tôi trữ tình Bởi vì, cái tôi trữ tình
bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại Có thể thấy rõ điều này qua tập
thơ đầu tay của tác giả Có tới năm yếu tố chi phối tư duy nghệ thuật, hình
thành nên cái tôi trữ tình trong Điêu tàn:
1 Cuộc sống lầm than của dân tộc bị áp bức trước cách mạng
2 Phong trào thơ mới (1932 - 1945)
3 Những quan niệm của Trường thơ loạn của nhóm thơ Bình Định
4 Ảnh hưởng của gia đình, quê hương, những tháp Chàm ở Bình Định
5 Ảnh hưởng của các thứ tôn giáo
Cả 5 yếu tố trên thuộc về hoàn cảnh xã hội là những nguyên nhân
khách quan tạo nên cái tôi trữ tình độc đáo trong Điêu tàn Đó là cái tôi lãng
28
mạn thoát ly chối bỏ cuộc sống thực tại (Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau) và cái tôi siêu hình hoang tưởng (Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ) Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên các giai đoạn sau này,
ta cũng thấy rõ sự ảnh hưởng to lớn của hoàn cảnh xã hội đối với sự hình thành và phát triển của cái tôi trữ tình trong thơ
Nói đến hoàn cảnh xã hội còn là nói đến sự tiếp nhận của người đọc Trong sáng tạo nghệ thuật, không thể không chú ý đến đối tượng tiếp nhận
Có một thực tế là nhà thơ đã tạo ra công chúng của mình nhưng công chúng cũng có thể tạo ra nhà thơ của họ Thơ Đường luật rất uyên bác trong thời kỳ văn học trung đại, chủ yếu là để phục vụ cho tầng lớp trí thức, quan lại quý tộc Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945 với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được viết ra hướng tới độc giả chủ yếu là tầng lớp trẻ, là tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản ở thành thị Cả hai bộ phận văn học nói trên không gần gũi lắm với bộ phận bình dân Đến thời kỳ kháng chiến, văn học mang khuynh hướng sử thi đem tiếng nói cộng đồng, hướng tới quảng đại quần chúng, đặc biệt là quần chúng công nông binh Viết cho quần chúng thì phải viết những vấn đề gì sát thực với cuộc sống và nhất là sát với trình độ tiếp nhận của họ Tương tự như vậy, đến thời kỳ sau 1975 khi mà cuộc chiến tranh đã kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, cuộc sống và nghệ thuật trở lại với muôn mặt đời thường, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc thay đổi, người ta quan tâm nhiều đến những tác phẩm phản ánh đời tư thế sự, đến đời sống cá nhân Điều đó buộc nhà thơ phải thay đổi giọng điệu, từ giọng điệu “vang ngân” chuyển sang “giọng trầm” của cuộc sống thường nhật:
Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm
Hay:
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Trang 1529 Như vậy, nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ không
thể bỏ qua đối tượng tiếp nhận của người đọc Một nhà thơ lớn được đánh giá
cao phải nói lên được tiếng nói phù hợp với tâm tư tình cảm thị hiếu của bạn
đọc
Một trong những nhân tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển cái tôi trữ tình của tác giả đó là trào lưu văn học của
thời đại và những kinh nghiệm của thể loại Chế Lan Viên viết Điêu tàn vào
những năm phong trào Thơ mới đạt đến đỉnh cao của mình Nhìn rộng ra thì
đây là thời kỳ văn học dân tộc đang trên đà chuyển biến mang tính chất cách
tân so với lịch sử hàng nghìn năm phát triển Văn học trong quá trình hiện đại
hóa Phong trào Thơ mới có tác động lôi kéo thúc đẩy mầm mống tài năng thơ
của Chế Lan Viên phát triển Hơn thế nữa, khi đã là thành viên của phong
trào, Chế Lan Viên đã đóng một vai trò tích cực Với tư cách là người trong
cuộc, Chế Lan Viên không thể không hấp thụ những nguyên tắc sáng tác của
Thơ mới Mặc dầu Chế Lan Viên đã đưa đến cho Thơ mới một giọng điệu
riêng, một nét cá tính sáng tạo độc đáo đến mức “kỳ dị”, nhưng phải thấy rằng
cái tôi trữ tình trong Điêu tàn có những nét tương đồng với cái tôi lãng mạn
của Thơ mới Ông tìm thấy ở đó tiếng nói đồng cảm của một bộ phận tầng lớp
thanh niên tiểu tư sản bế tắc:
Ôi tâm tư ngăn giữa bốn bờ tường Chờ gió mới nhưng cửa đều đóng kín
(Lửa thiêng - Huy Cận)
Nói về ảnh hưởng mà kinh nghiệm của thể loại đưa lại, ta cũng thấy
Chế Lan Viên là người chịu ảnh hưởng khá sâu sắc Thế kỷ XX, thể loại thơ
đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu Các thể thơ truyền thống
như thơ Đường luật, thơ lục bát không ngừng được hoàn thiện, cộng thêm đó
thể thơ tự do tuy mới được hình thành nhưng cũng đưa đến những hình thức
30 biểu đạt hấp dẫn cho thơ Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Lan Viên
đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm ấy của thể loại thơ và tạo nên những bài thơ đặc sắc Đặc biệt là trong hai hình thức mà Chế Lan Viên thành công nhất đó là thơ tứ tuyệt và thơ tự do
1.1.3.2 Sự trưởng thành của nhà thơ
Quá trình sống và sáng tạo nghệ thuật là một quá trình không ngừng tích lũy kinh nghiệm qua sự trải nghiệm cuộc đời Sự trưởng thành của nhà thơ là nguyên nhân chủ quan có vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Cái tôi trữ tình bao giờ cũng gắn với ngoại cảnh, với thời đại Xét đến cùng chủ thể vẫn đóng vai trò quyết định Cũng trong một hoàn cảnh xã hội và văn học tác động như nhau, nhưng sự nhận thức về thực tại ở mỗi người lại khác nhau Không phải mọi nhà thơ đều có sự phát triển trong sự nghiệp sáng tạo Nhưng nhìn chung đối với đa số các nhà thơ sự trưởng thành của họ về thế giới quan và nhân sinh quan là một thực tế, một yếu tố thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình Nhà thơ Pháp Aragông (1897
- 1982) nhờ sự giác ngộ “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” đã chuyển từ một nhà thơ siêu thực sang một nhà thơ trữ tình cộng sản Bước biến chuyển
của Chế Lan Viên cũng có nét tương tự Bài thơ Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão là bài thơ tiêu biểu cho điều đó Bài thơ nói tới vai trò của lãnh tụ đã làm thay đổi cuộc đời
của tác giả và đã tạo nên bước biến chuyển trong cuộc đời thơ ông Như một
hệ quả tất yếu: cuộc đời được đổi thay đã kéo theo sự thay đổi về thơ Trong các tiểu luận cũng như trong các bài thơ được sáng tác sau năm 1954, Chế Lan Viên hơn bất cứ nhà thơ nào khác đã nói nhiều về sự thay đổi này Từ tâm hồn một thi sĩ cảm thương đến tâm hồn thi sĩ tham gia cải tạo thế giới đối với Chế Lan Viên là cả một bước đường rèn luyện phấn đấu không ngừng Khi cuộc đời đã có một hướng đi đúng đắn “từ chân trời một người đến chân
Trang 1631 trời tất cả”, nhà thơ cũng có sự thay đổi Tất cả đã làm nên một sức sống mới
(Hai câu hỏi)
1.2 Vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca
Việt Nam hiện đại
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên nằm trọn trong thế
kỷ XX Đây là thế kỷ có nhiều sự kiện lịch sử và văn học dân tộc đạt đến đỉnh
cao nhất của thiên niên kỷ
Những tháng ngày ấy, vượt qua muôn vàn gian khổ hi sinh, nhân dân ta
đã lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Đồng thời, đây cũng là thế kỷ nền văn học nước nhà có nhiều bước
biến chuyển mạnh mẽ Văn học không ngừng vận động, đổi mới theo xu
hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa cả về mặt nội dung và hình thức biểu hiện
Văn học Việt Nam đã chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại
Thế kỷ XX, chúng ta có nhiều nhà thơ nổi tiếng Đầu thế kỷ có các nhà
thơ lớn như Tản Đà, Phan Bội Châu… Giai đoạn 1930 - 1945 đã xuất hiện
những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân
Diệu, Huy Cận,… Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay đã có
biết bao nhà thơ đầy tài năng như: Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi,
Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Giang Nam, Thanh Thảo… Trong số các nhà
thơ đó, Chế Lan Viên được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất
của thế kỷ
32 Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, một nhà văn hóa có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại Trong hơn năm mươi năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn và đa dạng: trên mười tập thơ, hàng chục tập bút ký, tiểu luận, phê bình đã xuất bản và hàng ngàn trang di
cảo mới được tập hợp, bước đầu được in thành ba tập Di cảo thơ
Chế Lan Viên là một nhà thơ gắn bó đời và thơ mình với vận mệnh dân tộc và sự nghiệp cách mạng, đồng thời luôn luôn thể hiện những khát khao sáng tạo của một bản lĩnh, một tâm hồn thi sĩ Nhiều tác phẩm của ông đã có tiếng vang lớn, in đậm dấu ấn trong lòng độc giả trở thành đỉnh cao trong thành tựu thơ Việt Nam hiện đại Sáng tác của Chế Lan Viên, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú của ông đã có tác động tích cực và ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống Việt Nam hiện đại và trên trường quốc tế
Sinh thời và sau khi Chế Lan Viên mất, mỗi tác phẩm cũng như sự nghiệp sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý Dù có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung Chế Lan Viên được đánh giá như một thi sĩ tài năng, một phong cách đặc sắc
Nói về vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Bá Thành
đã từng khẳng định: “Trong tiến trình lịch sử thơ hiện đại Việt Nam ở thế kỷ
XX, hiếm có nhà thơ nào chiếm lĩnh được đỉnh cao ở cả ba thời kỳ tiêu biểu nhất như nhà thơ Chế Lan Viên” [57, 3] Điều này đã được khẳng định qua các chặng đường sáng tác của ông
Thời kỳ sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giữa lúc phong trào Thơ mới (1932 - 1945) đang thịnh hành, đảm đương sứ mệnh
“một thời đại mới trong thi ca” thì tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên ra đời
Đây là một tập thơ mỏng gồm 36 bài, được viết khi tuổi đời, tuổi nghề văn chương của nhà thơ còn rất trẻ Nhưng khi xuất hiện giữa làng thơ, nó đã tạo nên sự kinh dị và thán phục đối với mọi người Nguyễn Vĩ, một nhà thơ lúc
Trang 1733 bấy giờ thuộc bậc đàn anh trong số các nhà Thơ mới khi nhận xét tập thơ đã
không ngần ngại mà cho rằng: “Đây là những lời thanh cao tuyệt vời đáng ghi
nhận vào lịch sử thi ca” [26, 25] Tiếp đến, các học giả Hoài Thanh - Hoài
Chân trong Thi nhân Việt Nam cũng đã dành nhiều lời bình mang tính khẳng
định về giá trị tập thơ đầu tay này
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1975 là thời kỳ đỉnh cao nhất trong
sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên Với những tập thơ tiêu biểu như Ánh sáng
và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ
đánh giặc (1972)…, Chế Lan Viên đã thật sự làm sôi động văn đàn và làm vẻ
vang cho cả nền văn học chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Sau 1975, Chế Lan Viên đã để lại hàng trăm bài thơ đặc sắc được in
trong ba tập Di cảo Trong đó, với hơn một nửa số lượng bài thơ được sáng
tác trong những năm cuối đời, Chế Lan Viên một lần nữa tạo nên sự sửng sốt
đối với độc giả yêu thơ Trong ba tập Di cảo này, có tập Di cảo II (1993) đã
được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng tác phẩm thơ xuất sắc nhất của
năm 1994
Thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn sáng tác nào cũng được đánh giá cao và
khiến nhiều người yêu thích Tạo nên điều đó là bởi thơ Chế Lan Viên độc
đáo và chân thành; ngay cả ở điều hay, hay điều dở, ông đều sống hết mình
Thơ ông đã đi đúng vào nguồn mạch chính của dân tộc và thời đại Thơ Chế
Lan Viên khi thì như tiếng kèn xông trận, khi thì thủ thỉ tâm tình lắng sâu vào
lòng người đọc, với tư cách là một người bạn đường, hơn thế nữa đó là người
hướng dẫn Một trong những đặc sắc của thơ Chế Lan Viên làm nên sức hấp
dẫn đối với độc giả còn bởi thơ Chế Lan Viên là thứ thơ giàu chất triết lý,
giàu màu sắc nhận thức luận Đó là thứ thơ mà như ông đã từng quan niệm:
Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh
Không chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn quát tháo lo toan
34
Đi theo phương hướng này, trong thơ Chế Lan Viên, vai trò của trí tuệ rất nổi bật Vì giàu chất trí tuệ nên thơ Chế Lan Viên cũng giàu suy tưởng Thơ ông không chỉ đi vào miêu tả biểu hiện cảm xúc mà còn đi sâu, cắt nghĩa mọi hiện tượng của đời sống Đặc biệt, trong những trang thơ viết về Tổ quốc, ông đã đưa đến cho người đọc những suy tưởng lớn về đất nước và con người Việt Nam thời đại Người đọc nhận ra được cội nguồn dân tộc từ cái chiều sâu, cái bề xa của những trang sử đã trải qua đầy đau thương và hào hùng Tất
cả đưa đến cho chúng ta niềm tự hào về Tổ quốc ta trong thời đại Hồ Chí Minh
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà lý luận, phê bình thơ sắc sảo, độc đáo Điều này không phải chỉ được thể hiện trên những tiểu luận viết bằng văn xuôi mà ngay cả trong thơ Như là một hiện tượng độc đáo, gần như là có một không hai, Chế Lan Viên trở thành người sử dụng thơ
để bàn luận về thơ một cách say sưa và đầy đủ nhất Các tác giả khác cũng dùng thơ để bàn luận về thơ Cuối thế kỷ XIX, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thơ để bàn luận về chức năng của thơ:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Bước sang thế kỷ XX, ta cũng bắt gặp nhiều tác giả thơ đã dùng thơ để bàn luận về thơ:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Sóng Hồng)
Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Hồ Chí Minh)
Trang 1835 Tuy có nhiều tác giả dùng thơ bàn luận về thơ nhưng họ cũng chỉ dừng
lại ở một số bài thơ trong những thời điểm sáng tác nhất định Còn đối với
Chế Lan Viên, đọc các tập thơ của ông từ những năm còn rất trẻ mới bước
vào nghề cho đến những năm cuối đời, chúng ta đều thấy tập thơ nào cũng có
nhiều bài thơ bàn luận về thơ trên các phương diện: Quan niệm về thơ và
người làm thơ, ý thức trách nhiệm của người cầm bút Tác giả còn bàn luận về
cả nội dung và nghệ thuật cũng như các thao tác, các kỹ thuật làm thơ Nhiều
câu thơ của Chế Lan Viên bàn luận về thơ vừa phản ánh quan niệm của chính
tác giả vừa phản ánh quan niệm về thơ của cả một phong trào thơ và của cả
một thời kỳ lịch sử Chẳng hạn, ông nói đến tính chất của thơ xưa và thơ nay
Trước hết ông đi từ thực tế của thơ mình:
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Sau đó, ông khái quát, nói lên xu thế vân động của cả một nền thơ trong
thời đại mới:
Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi Đảng dạy ta thơ phải trả lời
Đề cập đến vị trí nhà thơ trong từng thời kỳ, ông cũng có những quan
niệm khác nhau Nếu trong Điêu tàn ông quan niệm “thi sĩ là người mơ,
người say, người điên”,… thì đến thời kỳ chống Mỹ, ông viết:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
Thể hiện quá trình vận động của cái tôi trữ tình trong thơ của mình,
Chế Lan Viên đã diễn đạt nó bằng nhiều câu thơ xúc động, gây ấn tượng
mạnh mẽ Đó là sự đánh giá nghiêm khắc thơ mình thời kỳ trước Cách mạng:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi
Và đối với nhân dân, ông đã thấy được nguồn sức mạnh, nguồn cổ vũ lớn lao:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Thơ sau 1975 có sự chuyển đổi giọng điệu Bắt nhịp xu thế này, thơ Chế Lan Viên cũng đã thể hiện xu thế vận động từ giọng thơ “vang ngân” đã chuyển sang “giọng trầm”:
Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất
Từ những phạm vi đề cập trên đây, một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định: Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, một nhà văn hóa lớn có vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại Tác phẩm thơ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả Sự nghiệp sáng tác của ông mãi
là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo
Trong một bài thơ vĩnh biệt Chế Lan Viên (tháng 6 năm 1989), nhà thơ lớn Tố Hữu viết:
Mai sau những cánh đồng thơ lớn Chắc có thơ anh bón sắc hồng
1.3 Sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
Trang 1937 Nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là
nhằm chỉ ra cái tôi trữ tình của tác giả ở giai đoạn này với giai đoạn khác có
những nét tương đồng và khác biệt như thế nào Từ đây, có thể thấy được sự
kế thừa và cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên Để đi đến
mục tiêu đó trước hết cần phải có cái nhìn toàn cảnh về sự hình thành cái tôi
trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ
sáng tác của ông
Chế Lan Viên bước vào sự nghiệp sáng tác từ lúc còn rất trẻ và miệt
mài sự nghiệp ấy cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Năm 1983, chưa phải là
năm cuối cùng của cuộc đời ông nhưng ông đã giải bày tâm sự:
Tôi tiếp cận trang giấy ngày mười sáu tuổi
Bây giờ sáu ba
Cái trang mơ ước một đời chưa với tới
Dần xa
Tôi như người xâu sợi chỉ vào cây kim ngay trước mặt
Chỉ sắp lọt rồi Kim bỗng lùi xa
Tôi bước lên một bước Kim lùi thêm một bước
Ấy thế mà hết một cuộc đời văn học
Tính tháng ngày nửa thế kỷ trôi qua
(Hồi ký bên trang viết)
Năm mươi ba năm gắn bó với thơ, qua bao bước đường thăng trầm của
xã hội và của cuộc đời riêng, Chế Lan Viên đã miệt mài với sự nghiệp sáng
tác và đã cung cấp cho nền văn học Việt Nam hiện đại mười bốn tập thơ Số
lượng tác phẩm ấy chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào và bền bỉ của nhà thơ Với
số lượng tác phẩm thơ nhiều như vậy nhưng thơ Chế Lan Viên không đơn
điệu và cũng không hề tản mạn Do ảnh hưởng của thời đại và sự nhận thức
của cuộc đời và nghệ thuật ở mỗi chặng đường thơ khác nhau nên cái tôi trữ
38 tình trong thơ cũng khác nhau Nhưng xâu chuỗi lại, nó đã tạo nên một phong cách thống nhất Đó là sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, trong đó chất trí tuệ
là một thế mạnh tạo nên diện mạo riêng của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên:
Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Không chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Chúng ta có thể thấy sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua ba thời kỳ lớn gắn liền với ba thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX
1.3.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám
Đây là thời kỳ mở đầu sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên Ông xuất
hiện giữa làng thơ với tác phẩm đầu tay Điêu tàn Tập thơ này gồm 36 bài được nhà xuất bản Thái Dương, Hà Nội xuất bản năm 1937 Sau Điêu tàn, từ
năm 1937 đến 1945, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm thơ Những bài thơ này, một số đã được đăng rải rác trên các báo thời kỳ đó Đến năm 1992 và 1994,
nhà văn Vũ Thị Thường đã tuyển chọn 26 bài đưa vào hai tập Di cảo Các bài
thơ đều có nét chung giống nhau về nguồn cảm hứng sáng tạo, về bút pháp
thể hiện… Vì vậy khi nghiên cứu, ta chỉ cần chọn Điêu tàn là đủ
Điêu tàn được viết khi Chế Lan Viên mới ở độ tuổi mười lăm - mười
bảy, đang là học sinh trung học ở Quy Nhơn (Bình Định) Thời kỳ đó, bản lĩnh và cá tính sáng tạo của nhà thơ mới được hình thành, bản thân chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào Thơ mới và thơ tượng trưng phương Tây, đặc biệt
là Bôđơle Cùng với sự ra đời của Điêu tàn, lần đầu tiên cái tôi trữ tình trong
thơ Chế Lan Viên xuất hiện với đầy đủ diện mạo của nó Cái tôi này mang những đặc điểm chung của cái tôi trong thơ lãng mạn
Trang 2039
Nó nằm ở vị trí trung tâm cảm nhận làm thế giới quan Đây là cái tôi cá
nhân tự biểu hiện, khép kín và cô đơn về mặt xã hội Cái tôi thể hiện ước mơ
và hành động để giải thoát cuộc sống thường ngày với những “ưu phiền, đau
khổ với buồn lo” bằng nhiều con đường - trong đó con đường thoát li thực tế
vẫn là con đường chủ đạo Bên cạnh những nét tương đồng, cái tôi trữ tình
trong Điêu tàn vẫn có nhiều nét khác biệt so với cái tôi trữ tình của Thơ mới
Như Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Điêu tàn có những cảm xúc mạnh mẽ,
những suy tưởng và cấu tứ táo bạo, một số hình ảnh khoáng đạt chứa đựng
sức mạnh nội tâm và trí tưởng tượng phong phú, nó báo hiệu cho sự hình
thành của một hồn thơ rộng lớn” [33, 72]
Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tạo ra một thế giới nghệ thuật khác
lạ Đó là thế giới u linh của những quỷ dữ, ma Hời gắn với sự tàn vong của
đất nước Chiêm Thành xưa Có thể cảm nhận một cách chung nhất về cái tôi
trữ tình trong thơ Chế Lan Viên ở chặng đường đầu sáng tác: đó là cái tôi lãng
mạn siêu hình mang màu sắc triết lý hoang tưởng, nó nói nhiều đến cái vô
nghĩa, tuy rằng cái vô nghĩa hợp lý
1.3.2 Thời kỳ 1945 - 1975
Đây là giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên
Giai đoạn này gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Mở đầu là
cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Mốc son chói lọi này đã đưa đất nước
ta từ nô lệ đến độc lập, đưa những người dân bị áp bức lầm than trở thành
những chủ nhân của lịch sử Đối với văn học, cách mạng cũng đã giải phóng
cho văn nghệ sĩ, mở ra cho họ một chặng đường sáng tác mới Tiếp đến, hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc trở thành nơi thử thách, tôi luyện nên chất thép, tạo nên nguồn
cảm hứng sáng tạo dào dạt cho những ai được vinh dự sống và sáng tác trong
giai đoạn này Thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh đã tạo nên bước chuyển
40 biến mạnh mẽ trong tâm hồn thơ của Chế Lan Viên cũng như đội ngũ các nhà Thơ mới đến với nền thơ cách mạng
- Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng (Xuân Diệu)
- Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi (Chế Lan Viên)
Nhìn một cách khái quát, trong ba giai đoạn sáng tác thì ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, thơ Chế Lan Viên đạt được nhiều thành tựu nhất cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật Tất nhiên, để có được thành quả đó, người nghệ sĩ đã phải trải qua một quá trình phấn đấu, đấu tranh với chính bản thân mình
Đi xa về hóa chậm Biết bao là nhiêu khê
Từ năm 1945 đến năm 1975, Chế Lan Viên đã sáng tác và giới thiệu
với bạn đọc sáu tập thơ Mở đầu là tập thơ Gửi các Anh, được viết trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp Tập thơ này, như tác giả đánh giá là không hay, nhưng nó ra đời đánh dấu bước biến chuyển trong tâm hồn thơ Chế Lan Viên
Từ một trí thức tiểu tư sản, một công chức của chế độ cũ, bây giờ ông đã trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sát cánh cùng đồng bào chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Con người công dân, con người xã hội ở Chế Lan Viên đã có một sự thay đổi căn bản và có thể nói là mau lẹ Điều này đã có ảnh hưởng tạo nên sự thay đổi trong con người nghệ sĩ ở ông Ông đã rời bỏ những băn khoăn và bế tắc về cái “tôi” và cuộc sống để cảm nhận được những vẻ đẹp, sự
hi sinh to lớn và những tình cảm cao quý của nhân dân Từ đây, thơ Chế Lan Viên đã hình thành một cái tôi trữ tình kiểu mới rất tiêu biểu cho thơ ca thời
kỳ kháng chiến chống Pháp Đó là cái tôi trữ tình chính trị, mang khuynh hướng sử thi Có thể nói đây là sự chuyển biến mang ý nghĩa bước ngoặt, chuyển từ cái tôi lãng mạn siêu hình sang cái tôi hiện thực cách mạng Mặc dù
có bước biến chuyển, nhưng nhìn chung thơ Chế Lan Viên giai đoạn này chưa
Trang 2141 đạt đến sự ổn định và nhuần nhuyễn trong nghệ thuật, chưa có một phong
cách rõ nét
Những năm tháng có ý nghĩa nhất trong sự nghiệp sáng tác của Chế
Lan Viên sau cách mạng tháng Tám là thời kỳ miền Bắc bước vào cao trào
xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước Hồn thơ Chế Lan Viên thật sự dạt dào tuôn chảy phải kể từ sau
năm 1954, khi cuộc sống mới hình thành trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy nghìn núi, trăm sông diễm lệ
Trong vòng hai mươi năm, có bốn tập thơ của Chế Lan Viên đã lần lượt
đến với độc giả Đầu tiên phải kể đến Ánh sáng và phù sa Tập thơ gồm 69
bài được sáng tác trong khoảng 1955 - 1960 Ánh sáng và phù sa trình bày
cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng nhà thơ để vượt qua những nỗi đau
riêng hòa hợp với niềm vui chung, thể hiện niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự
gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nước và Đảng, Bác Hồ
Nguyễn Văn Long đã có nhận xét: “Ánh sáng và phù sa đã giải quyết
được căn bản vấn đề “riêng chung”, nhà thơ đã đi trọn hành trình “từ chân trời
một người đến chân trời tất cả”” [33, 73]
Tiếp theo Ánh sáng và phù sa là các tập thơ được sáng tác trong những
năm chống Mỹ sục sôi trên cả hai miền đất nước Đó là: Hoa ngày thường -
Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973)
và Ngày vĩ đại (1975) Với các tập thơ này, Chế Lan Viên đã làm một cuộc
chuyển quân đưa thơ lên sát chiến hào của cuộc chiến đấu Cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên đạt đến độ viên mãn của cái tôi sử thi Trong đó, tình
yêu Tổ quốc trở thành tình cảm thiêng liêng:
Ôi, Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
42
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng !
Ôi, Tổ quốc ! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Và tình yêu đó đã nâng vị trí nhà thơ lên một tầm cao mới:
Cho tôi sinh ra giữa những ngày diệt Mỹ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 không chỉ vang ứng với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước mà nó còn rung động, tinh tế trước những nét bình dị của cuộc sống đời thường:
Khi tôi muốn thơ tôi thành hầm chông giết giặc Thành một nhành mai mát mắt cho đời
Chùm thơ Hoa ngày thường ở thơ Chế Lan Viên là một dạng biểu hiện
của cái tôi đời tư, thế sự, với những cảm xúc vui buồn, suy tư trước cuộc sống gia đình, đời thường hàng ngày
Điểm qua các tập thơ trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Chế Lan Viên, ta có thể nêu một cách khái quát giai đoạn này thơ ông đã hình thành một cái tôi trữ tình đa dạng, phong phú, bao gồm cái tôi sử thi, cái tôi ngợi ca cuộc sống mới và cái tôi đời tư thế sự Trong đó, cái tôi sử thi vẫn là cái tôi nổi bật nhất Đó là cái tôi giàu chất triết lý, đưa đến những suy tưởng lớn về đất nước và con người Việt Nam anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh
1.3.3 Thời kỳ sau 1975
Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử dân tộc ta chuyển sang trang mới Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Hoàn cảnh hòa bình, cuộc sống dần dần trở lại với những qui luật bình thường Đất nước đứng trước những vận hội mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, nhưng cũng đứng trước khó khăn, thử thách go của thời
Trang 2243
kỳ hậu chiến Tình hình đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn
học, làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của các nhà văn Sáng tác của nhà thơ
Chế Lan Viên giai đoạn này cũng không nằm ngoài qui luật chung đó Sau
ngày đất nước được giải phóng, Chế Lan Viên chuyển vào sinh sống ở thành
phố Hồ Chí Minh và qua đời tại đây vào năm 1989
Trong khoảng chưa đầy 15 năm ấy, nhà thơ đã sống với những niềm
tâm trạng có phần đối lập nhau Ông có niềm hân hoan với những chiến công
thắng giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước đã qua, vừa có những lo
toan, bức xúc với những khó khăn của đời sống xã hội và của bản thân trong
cơn khủng hoảng của đất nước thời kỳ đó Năm 1986, đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới, nhưng không phải ngày một ngày hai đã thay đổi ngay cuộc sống
Tiếc rằng, khi cuộc sống bước đầu có những đổi thay thì Chế Lan Viên lại bị
bệnh nặng và từ giã cuộc đời
Sau năm 1975, có sáu tập thơ của Chế Lan Viên đã được xuất bản (đấy
là chưa kể tập thơ Hoa trước lăng Người, một tập thơ mang tính tổng hợp
những bài thơ, những đoạn thơ Chế Lan Viên viết về Bác Hồ từ năm 1953 -
1976) Đó là các tập thơ: Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi
cho mình (1986) và ba tập Di cảo thơ xuất bản vào các năm 1992, 1993 và
1996 Cái tôi trữ tình trong thơ ông ở giai đoạn sáng tác thứ ba này đã có sự
phân hóa trên cơ sở kế thừa và cách tân cái tôi trữ tình ở các giai đoạn trước
Ở ba tập thơ đầu từ 1975 - 1984, Chế Lan Viên một mặt tiếp tục phương
hướng đã mở ra trong giai đoạn thơ chống Mỹ (thơ mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn), mặt khác hồn thơ ấy có phần lắng lại, hướng về
vấn đề của cuộc sống bình thường hàng ngày Đến Di cảo thơ, sau khi Chế
Lan Viên qua đời, người vợ của ông là nhà văn Vũ Thị Thường đã sưu tầm,
biên tập những bài thơ chưa được công bố thành các tập Di cảo Nhà xuất bản
Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế) đã cho in thành ba tập vào những năm chín
44 mươi của thế kỷ trước Ba tập Di cảo có 567 bài, bao gồm những bài được Chế Lan Viên sáng tác từ những năm trước Cách mạng tháng Tám cho đến những năm cuối đời Trong đó, người đọc đặc biệt chú ý đến 287 bài được Chế Lan Viên sáng tác trong hai năm 1987 và 1988
Đến Di cảo thơ, giọng điệu thơ đã thay đổi, chất sử thi nhạt dần,
nhường chỗ cho chất đời tư thế sự:
Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm, Tiếng hát lẫn với im lìm của đất,
Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân
Vóc nhà thơ bây giờ cũng đã được giản lược đi Từ chỗ “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”, bây giờ ông viết: “Tôi chỉ là một nhà thơ cưỡi trâu”
Di cảo thơ đã tạo nên một bước chuyển của nhà thơ từ những chủ đề có
tính chất lịch sử, có tính chất thời sự về Tổ quốc, nhân dân, về dân tộc và thời đại sang chủ đề thế thái nhân tình Chế Lan Viên nhìn thẳng vào sự thật đời mình mà suy ngẫm, trăn trở
Điểm lại ba chặng đường lớn trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, ta thấy mỗi chặng đường thơ ông đã hình thành một cái tôi trữ tình riêng biệt Cái tôi trữ tình trong thơ ông trước Cách mạng là cái tôi trữ tình lãng mạn mang màu sắc triết lý siêu hình hoang tưởng Cái tôi trữ tình trong chặng đường từ 1945 - 1975 là cái tôi trữ tình chính trị mang khuynh hướng
sử thi giàu chất hiện thực, giàu sự suy tưởng về dân tộc, thời đại và con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng Còn cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn 1975, đặc biệt là trong các tác phẩm sáng tác những năm cuối đời là cái tôi trữ tình suy ngẫm về thế thái nhân tình và cuộc đời riêng của tác giả Những nét riêng trong cách biểu hiện cái tôi trữ tình trong từng chặng
Trang 2345 đường sáng tác nói lên sự đa dạng, phong phú, nói lên sự vận động, chuyển
biến của thơ Chế Lan Viên
CHƯƠNG 2
TỪ CÁI TÔI LÃNG MẠN ĐẾN CÁI TÔI HIỆN THỰC
CÁCH MẠNG MANG KHUYNH HƯỚNG SỬ THI
VÀ NGỢI CA CUỘC SỐNG MỚI
2.1 Từ cái tôi trữ tình lãng mạn
Cái tôi trữ tình lãng mạn được hình thành trong tập thơ Điêu tàn
(1937) Khi viết tập thơ này, tuổi đời, tuổi nghề Chế Lan Viên còn rất trẻ
Nhưng với sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, ông đã tạo nên được
một cái tôi trữ tình độc đáo gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả
2.1.1 Vị trí văn học sử của tập thơ Điêu tàn trong sự nghiệp sáng tác
của Chế Lan Viên
Cho đến nay, thơ của Chế Lan Viên đã được các nhà xuất bản in thành
15 tập với hàng ngàn bài Quả là một cái tháp thơ đồ sộ, nổi bật trên đồng
bằng thơ ca Việt Nam thế kỷ XX Nếu so với cái tháp thơ ấy thì Điêu tàn, tác
phẩm đầu tay của ông còn quá mỏng Toàn bộ tập thơ chỉ có 36 bài Mặc dầu
vậy Điêu tàn vẫn có một vị trí xứng đáng làm nên một giai đoạn sáng tác
không thể nào quên của tác giả
Ngay từ khi mới ra đời, Điêu tàn đã được mọi người chú ý Trên công
luận, những nhà nghiên cứu mang ý thức hệ tư sản đều đề cao giá trị của tập
thơ này Nguyễn Vỹ, một nhà thơ thuộc bậc đàn anh trong số các tác giả Thơ
mới đã nhận xét tập thơ có nhiều bài độc dáo, cảm động và không ngần ngại
cho rằng: “Đây là những lời thanh cao, tuyệt vời, đáng ghi nhận vào lịch sử
thi ca” Còn Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam cũng đã khẳng định
một cách mạnh mẽ vị trí của Điêu tàn trong nền thơ ca đương thời: “Giữa
46 đồng bằng của văn học Việt Nam thế kỷ XX, nó đứng sừng sững như một cái tháp Chàm chắc chắn và lẻ loi, bí mật” [54, 198]
Tuy nhiên, từ giai đoạn trước 1945 cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến phê
bình tập thơ Điêu tàn với những quan điểm trái ngược nhau Tố Hữu trong bài thơ Tháp đổ (tháng 3 năm 1938) đã đứng trên lập trường Mác xít phê phán những hạn chế của Điêu tàn:
Ai lẩn thẩn đưa màu tươi hoa lá Rắc trên cành khô chết nhựa trong cây?
Ai khờ dại nhặt từng viên gạch rã Băng bó vườn cổ tháp đã lung lay?
Sau Cách mạng cho đến những năm trước thời kỳ đổi mới, Điêu tàn còn bị phê phán nhiều lần Nhưng với bài thơ Tháp đổ thì Tố Hữu có lẽ là người đầu tiên đã mạnh dạn phê phán những hạn chế của Điêu tàn Trong sự
phê phán đó có phần cực đoan nặng nề nhưng cũng biểu hiện một thái độ chân thành của Tố Hữu đối với Chế Lan Viên Như vậy là trước cách mạng đã
có nhiều ý kiến bàn luận, khen chế khác nhau Nhưng khách quan mà nói ý
kiến khẳng định vẫn chiếm ưu thế Điêu tàn vẫn được công luận đánh giá
cao
Sau Cách mạng tháng Tám, việc đánh giá tập thơ trở nên sôi động và
có nhiều ý kiến khác biệt nhau hơn Đây cũng là tình trạng chung thuộc nhiều tác phẩm văn chương giai đoạn 1930 - 1945 Những năm trước thời kỳ đổi mới (1986), nhìn chung người ta không đề cao Thơ mới và Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Thậm chí họ còn cho đó là thứ văn chương “bạc nhược suy đồi”
Do đó các tác phẩm văn học lãng mạn trong đó có Điêu tàn trong một thời
gian dài bị đánh giá rất thấp
Không riêng gì những người nghiên cứu phê bình văn học mới có ý kiến phê phán văn học lãng mạn, mà ngay các nhà văn, nhà thơ “tiền chiến”
Trang 2447
đã được “cách mạng hóa” cũng có lúc chối bỏ những tác phẩm của mình
trước đây Đọc các bài viết của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh…
chúng ta thấy các tác giả đã tự phủ nhận mình riết róng đến mức nào
Chế Lan Viên cũng không nằm ngoài quỹ đạo này Hơn thế nữa, ông là
người thường hay “sám hối” nhất khi nhìn nhận chặng đường sáng tác trước
cách mạng:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng
Thực ra thời kỳ đó cũng đã có ý kiến bảo vệ Thơ mới Năm 1966, trong
một bài phát biểu ở nước ngoài, Chế Lan Viên cũng đã khẳng định Thơ mới
“thuộc văn mạch dân tộc” [5] Còn Xuân Diệu cũng đã từng nói: “Người ta
định chôn thơ mới nhưng chôn không nổi đâu, có chôn đến mấy lớp đất nó
cũng lóp ngóp bò dậy” [5] Những ý kiến như vậy tỏ rõ sự phản ứng bức xúc,
nghiêm túc và đúng đắn trong việc bảo vệ những di sản của văn học quá khứ,
nhưng chưa phải là ý kiến của số đông dư luận
Phải đến sau Đại hội VI của Đảng, mọi mặt của đời sống xã hội bước
vào thời kỳ đổi mới thì văn học quá khứ, nhất là văn học lãng mạn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám mới được đánh giá một cách khách quan, khoa
học, thỏa đáng Những nghi án về văn học lãng mạn được giải tỏa Theo dòng
thời cuộc, Điêu tàn cũng được hồi sinh và tỏa sáng Tác phẩm được đưa vào
giáo trình của một số trường đại học không phải để nhằm phê phán như trước
mà là để khẳng định Trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 - 1975, các tác giả
viết: “Điêu tàn là tập thơ đầu tay được viết khi nhà thơ mới bước vào tuổi
thanh niên nhưng Điêu tàn có những cảm xúc mạnh mẽ, những suy tưởng và
cấu tứ táo bạo, một số hình ảnh khoáng đạt chứa đựng một sức mạnh nội tâm
Cái tôi trữ tình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại Chế Lan
Viên viết Điêu tàn trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam đang trải qua nhiều biến
đổi và phân hóa sâu sắc Một mặt là hiện thực đen tối do chế độ thuộc địa nửa phong kiến đưa lại Chế độ này đã phơi trần bộ mặt tàn bạo, phi lý, bịp bợm
mà điển hình là các vụ đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Hoàn cảnh ấy đã gây nên không khí u uất bao trùm
xã hội làm cho không ít người điêu đứng, bế tắc, hoang mang, dao động (trong đó có một bộ phận thuộc tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản) Bên cạnh hiện thực đó, năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã tạo ra một nguồn ánh sáng soi rọi con đường đi cho dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của quần chúng như một đợt sóng thần, ngày một dâng cao liên tiếp đập vào thành lũy của bọn cướp nước và lũ bán nước, tạo nên một khí thế tức nước vỡ bờ mùa thu 1945 Khí thế ấy dần dà tạo nên một sự lay động, thức tỉnh tâm hồn và nhận thức của mọi người
Có thể thấy sự tác động khách quan của hoàn cảnh đối với sáng tác của Chế Lan Viên Chế Lan Viên không tiếp nhận ánh sáng cách mạng từ sớm như Tố Hữu Nhưng ông đã tiếp nhận nỗi khổ đau của con người làm thơ với tâm trạng bị dày vò và niềm bi phẫn của sự bế tắc:
Trang 2549
Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Về mặt văn học, Chế Lan Viên viết Điêu tàn vào những năm phong
trào Thơ mới đạt đến đỉnh cao của mình Nhìn rộng ra thì đây là thời kỳ văn
học dân tộc đang trên đà chuyển biến mang tính chất cách tân so với lịch sử
hàng nghìn năm phát triển Văn học trong quá trình hiện đại hóa Quá trình
này diễn ra từ đầu thế kỷ XX, nhưng phải kể đến thời kỳ 1932 - 1945, nó mới
được đẩy lên một bước phát triển mới với nhiều cuộc cách tân trên tất cả các
thể loại Trong đó phải kể đến thể loại thơ Thơ ca giai đoạn này phát triển
chưa từng có Năm 1941, khi tổng kết mười năm phát triển của phong trào
Thơ mới, Hoài Thanh đã khẳng định một cách dứt khoát đầy hào hứng: “Tôi
quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như giai đoạn này” [54, 29] Phong trào Thơ mới có một tác động lôi kéo,
thúc đẩy mầm mống tài năng văn học của Chế Lan Viên Với tư cách là một
thành viên của phong trào, Chế Lan Viên không thể không hấp thụ những
nguyên tắc sáng tác của Thơ mới Theo nhiều tài liệu, những năm này Chế
Lan Viên còn chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, đặc biệt là thơ
Bôđơle (1821 - 1867) Chế Lan Viên tìm thấy trong tập thơ Bông hoa tội ác
(1857) của nhà thơ Pháp nét đồng cảm của những nỗi buồn ảo não, chán
chường, tuyệt vọng và sự vùng vẫy khắc khoải mang mầu sắc thần bí Ngoài
ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, Chế Lan Viên cũng chịu ảnh hưởng của
các thứ triết học duy tâm, siêu hình và các thứ tôn giáo: “Mở đầu tôi yêu
Chúa rồi tôi yêu Phật Tôi tìm Chúa qua các giáo lý đạo Cơ đốc, của Tin lành
Và tôi tìm Phật nơi bản Phật của cha tôi ở kinh các chùa và ở ngoài chùa
nữa”
Nói đến ảnh hưởng của thời đại, đất nước, quê hương, gia đình đối với
Chế Lan Viên khi viết Điêu tàn không thể không nói đến những chứng tích
50 lịch sử trên mảnh đất Bình Định, quê hương thứ hai của ông Đó là những tháp Chàm, chứng tích của một nền văn minh cổ kính, của đất nước Chiêm
Thành xưa sụp đổ Chúng ta đồng ý rằng không phải Chế Lan Viên viết Điêu tàn cho dân tộc Chàm, nhưng khi ông thể hiện thực trạng nô lệ của đất nước
ta lúc bấy giờ ông đã mượn hình ảnh điêu tàn của nước non Chàm
Chế Lan Viên viết Điêu tàn lúc còn trẻ Lúc đó, ông còn là một nhà thơ
lãng mạn, một thanh niên trí thức tiểu tư sản Lòng yêu nước thương nòi ở ông đã có nhưng chưa thật thường trực như một số nhà thơ cách mạng đương thời Hoàn cảnh xã hội và tiểu sử bản thân đã hình thành quan điểm nghệ
thuật của tác giả và để hình thành nên một cái tôi trữ tình độc đáo trong Điêu tàn
2.1.3 Những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn
Cùng với sự ra đời của tập thơ Điêu tàn, lần đầu tiên cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện một cách có hệ thống với đầy đủ diện mạo của nó Đó là “sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến người
đọc” [1, 31]
Điêu tàn nằm trong văn mạch của Thơ mới, được sáng tác theo khuynh
hướng lãng mạn Cái tôi này mang những nét đặc trưng của cái tôi trong thơ lãng mạn Đồng thời với trí tưởng tượng phong phú, Chế Lan Viên đã tạo ra một cái tôi trữ tình độc đáo mang đậm dấu ấn của chủ thể
2.1.3.1 Cái tôi trữ tình của Điêu tàn tiêu biểu cho cái tôi của Thơ mới
Cái tôi trong Điêu tàn, trước hết, đó là cái tôi tự biểu hiện Tác phẩm
văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với đời sống xã
Trang 2651 hội hoặc của cá nhân con người Mỗi phương thức phản ánh đều có một cách
biểu hiện riêng Ở tác phẩm tự sự, tư tưởng tình cảm được biểu hiện một cách
khách quan Thế giới tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại ngoài người trần thuật
Còn ở tác phẩm trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng,
ý nghĩ được trình bày trực tiếp Đặc biệt với nhà thơ lãng mạn thì cái tôi tự
biểu hiện này càng được biểu hiện một cách rõ nét: “Nhà thơ lãng mạn muốn
bày tỏ cho chúng ta trước hết là về chính họ, là phơi bày tâm hồn cõi lòng họ
Họ thổ lộ cho chúng ta những chiều sâu tâm hồn cảm xúc, sự đa dạng của ca
tính Họ reo lên vì vui, họ gào lên, khóc lên vì đau đớn Họ kể lể, họ bảo ban,
họ vạch trần với khuynh hướng rõ rệt, buộc người ta phục tùng cảm giác về
đời sống của họ, làm cho người nghe thấy cái gì đang hiện lên trong trực giác
trực tiếp của nhà thơ” [49, 36]
Trong Thơ mới, ta bắt gặp hàng loạt cái tôi được đặt ở vị trí trung tâm
của sự cảm nhận Hoài Thanh đã chính xác khi gọi thời đại Thơ mới là thời
đại của chữ “tôi” Một loạt câu định danh có hình thức kết cấu giống nhau
được thể hiện trong các bài thơ của các tác giả Thơ mới
- Tôi là khách bộ hành phiêu lãng
- Tôi là một khách tình si
- Tôi là con chim đến từ núi lạ
- Tôi là chiếc thuyền say …
Đã có nhà thơ tự ví mình như ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu)
Đọc Điêu tàn, chúng ta thường xuyên bắt gặp cái tôi tự biểu hiện dưới
dạng đại từ nhân xưng “tôi” hoặc “ta” Khi thì nó xuất hiện với tư thế con
người bình thường:
52
Ta nằm đọc sách trong vườn chuối Chim khách trên nhành hót líu lo
Khi thì nó biến hóa trong sắc màu hoang tưởng siêu hình “Làm bóng
ma Hời sờ soạng đêm mơ”
Cũng như nhiều tác giả của phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên rất có ý thức mình là thi nhân Ông đã có những tuyên ngôn trực tiếp trình bày dòng
tư tưởng của mình Trong lời đề tựa Điêu tàn, tác giả đã đưa ra quan niệm về
thơ và người làm thơ thật táo bạo: “Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên” Tôi thêm làm thơ là làm sự phi thường Thi sĩ không phải là người Đó là Người Mơ, Người Say, Người Điên… Nó thoát Hiện tại, nó xáo trộn Dĩ vãng,
nó ôm trùm Tương lai”
Đối chiếu quan niệm này với quan niệm của các nhà thơ khác, ta thấy Xuân Diệu cũng đã từng định nghĩa thế nào là thi sĩ:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Còn Thế Lữ thì cho rằng:
Tôi chỉ là một khách tình si Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ
Như vậy, họ đều có chung một quan niệm về nghệ thuật Đó là quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” một cách thuần tuý, đẩy thơ ra khỏi sự ràng buộc của cuộc sống xã hội Kiểu thi sĩ đó đã tạo ra một giọng thơ thoát ly hiện thực Cho nên, cũng là cái tôi tự biểu hiện, nhưng cái tôi của Thơ mới nói
chung và Điêu tàn nói riêng là cái tôi cá nhân cô đơn, khép kín về mặt xã hội
Cái tôi đó thể hiện ước mơ và hành động để giải thoát tâm hồn khỏi cuộc sống
tù túng thường ngày bằng nhiều con đường - trong đó con đường thoát ly thực
tế vẫn là con đường chủ đạo
Nhà thơ Huy Cận trong Lửa thiêng (1941) cảm nhận cuộc đời sầu tủi:
Trang 27Và Chế Lan Viên, từ sự chối bỏ thực tại một cách gay gắt:
Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Chế Lan Viên ngay từ tuổi mười sáu cũng đã thể hiện một sự thoát ly
Nếu nói rằng cái tôi trữ tình của Điêu tàn tiêu biểu cho cái tôi lãng mạn
của Thơ mới thì nét tiêu biểu nhất đó là nỗi buồn, sự cô đơn và thoát ly hiện
thực Giữa con người lãng mạn và con người thoát ly có mối quan hệ gắn bó
Phan Cự Đệ cho rằng: “Khẳng định Thơ mới là lãng mạn, nhưng lại không
thừa nhận Thơ mới thuộc khuynh hướng thoát ly là sự mâu thuẫn về mặt lý
luận” [44, 21] Nguyễn Bá Thành trong một công trình nghiên cứu về thơ Chế
Lan Viên cũng nhận định: “Thoát ly vào thơ và làm cho thơ thoát ly hiện
thực, đó là đặc điểm cốt lõi nhất của phong trào Thơ mới nói chung và thơ
Chế Lan Viên nói riêng” [57, 150]
54 Khuynh hướng lãng mạn này có một số yếu tố tích cực Nó biểu hiện chút ít thái độ bất mãn đối với chế độ cũ, thái độ vươn lên vượt tình thế, khao khát một cuộc đời đổi mới Đó là một thái độ sống tích cực:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Tất nhiên, so với thời đại, cái tôi lãng mạn thoát ly chứa đựng nhiều mặt hạn chế Nó thể hiện thái độ bi quan với thực tại, dẫn đến tình cảm chán chường và thiếu dũng khí đấu tranh Điều này bước sang giai đoạn sáng tác mới, Chế Lan Viên đã tự kiểm điểm:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng
Cái tôi lãng mạn thoát ly mang yếu tố tiêu cực của Điêu tàn sẽ dẫn đến
sự bế tắc Nó sẽ được điều chỉnh thay thế bằng cái tôi trữ tình khác tiến bộ
Đó là cái tôi hiện thực cách mạng, hòa nhập vào cái ta cộng đồng Đó là quá trình đi từ “chân trời một người đến chân trời tất cả”, góp tiếng nói vào sự nghiệp chung đấu tranh và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp Cái tôi trữ tình
ấy sẽ đến sau Cách mạng tháng Tám Tất nhiên để đi đến điều đó, tác giả còn phải trải qua một bước đường phấn đấu đầy gian khổ
2.1.3.2 Nét độc đáo của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn
Cái tôi trữ tình của Điêu tàn rất tiêu biểu cho cái tôi lãng mạn của Thơ
mới Nhưng không vì thế mà giữa chúng hòa đồng vào nhau tạo nên những khuôn mặt hao hao giống nhau Trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ được đánh giá cao là người đã biết tạo nên trong tác phẩm của mình một thế giới riêng biệt mang đậm nét cá tính sáng tạo Nói như nhà văn Nam Cao
trong truyện ngắn Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ
Trang 2855 khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguòn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có” [61, 300]
Mỗi nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tạo nên trong tác phẩm của
mình một thế giới nghệ thuật riêng, một cái tôi trữ tình độc đáo: “Tôi quyết
rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng
một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng
tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo
rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [54, 29]
Đối với Chế Lan Viên, khi viết Điêu tàn mặc dầu tuổi đời, tuổi nghề
còn rất trẻ, chịu nhiều ảnh hưởng của Thơ mới, nhưng ông đã không rập
khuôn mà đã bứt phá tạo nên một thế giới nghệ thuật khác lạ Chế Lan Viên
đã khai thác một đề tài thi ca: “Có căn cứ lịch sử nhưng không rõ quan hệ với
thi nhân: Sự sụp đổ của nhà nước Chàm, một thế giới u linh của những quỷ
dữ, ma Hời, những đầu lâu, sọ dừa, máu xương, căn não và những tiếng khóc
than không dứt Và cuối cùng là tấm lòng đau đớn, nuối tiếc khôn nguôi của
nhà thơ với những gì mất đi của xứ Chàm” [14, 156]
Cái tôi trữ tình của thơ Chế Lan Viên ẩn khuất trong cái thế giới lạ lùng
ấy Cái tôi này mang đặc điểm: đó là cái tôi lãng mạn siêu hình mang đậm
màu sắc triết lý Tác giả đã cụ thể hóa cái tôi về mặt cảm xúc, nhưng đã trừu
tượng hóa các quan hệ của nó đối với thực tại Điêu tàn tập trung sự chú ý vào
những biểu tượng phi hiện thực: Ma, quỷ, tinh, hư vô, quên lãng là những
biểu tượng về cái hư ảo không phản ánh thực tại đời sống mà phản ánh quan
niệm về thực tại Đọc Thơ mới, ta bắt gặp những hình ảnh: Con voi già trong
thơ Huy Thông, Con hổ sa cơ trong thơ Thế Lữ, Con nai vàng ngơ ngác trong
thơ Lưu Trọng Lư, Con bươm bướm trắng trong thơ Nguyễn Bính hay hình
56
ảnh Con thuyền, hòn đảo trong thơ Huy Cận… Những hình ảnh đó cũng là biểu
tượng sự phân thân của cái tôi tự ý thức nhằm biểu hiện những tâm trạng khác nhau:
Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây (Đảo - Huy Cận)
Nhiều hình ảnh trong Thơ mới rất đỗi quen thuộc hiển hiện quanh ta
Còn thế giới trong Điêu tàn là một thế giới xa xăm: “Một vì sao trơ trọi cuối trời xa”, hoặc phần lớn là thế giới của cõi âm Này đây một con yêu tinh
nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế:
Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng Nuốt bao dòng huyết đẫm khí tanh hôi Tìm những “miếng trần gian” trong tủy cạn Rồi say sưa vang cất tiếng reo cười
Còn chỗ kia:
Những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Rõ ràng, đây là một cái tôi đã được hư cấu tưởng tượng Nó phù hợp với nguyên tắc sáng tạo của thơ Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng Song sự hư cấu này cũng có những nét khác thường đến mức hư
vô chủ nghĩa Theo Hồ Thế Hà: “Đây là một hướng lựa chọn nghệ thuật, làm nên “con mắt thơ” độc đáo hấp dẫn” [16, 19] Điều mà Hoài Thanh nhận xét:
“Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một
niềm kinh dị”, có lẽ nên hiểu là nhằm khẳng định nét độc đáo về một thế giới
nghệ thuật mà nhà thơ trẻ Chế Lan Viên đã tạo nên trong Điêu tàn Tập thơ
xuất hiện khiến nhiều người ngạc nhiên vì nó ẩn chứa trong đó một thế giới lạ lùng và rùng rợn, khác lạ so với thế giới có phần chuẩn mực của thơ ca đương
Trang 2957 thời Người ta sửng sốt vì người đã tạo ra những hình ảnh kỳ dị đó lại là một
cậu bé tuổi 16, 17 Điêu tàn được sáng tác dựa trên một quan niệm về thơ và
người làm thơ táo bạo, khác thường Trong lời đề tựa tập thơ do chính Chế
Lan Viên viết, ông đã thuyết minh về mục đích, tôn chỉ, cách viết của tác
phẩm: “Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên Tôi thêm làm thơ là làm sự phi
thường Thi sĩ không phải là người đó là Người Mơ, Người Say, Người Điên,
nó là tiên, là ma là quỷ, nó thoát Hiện Tại, nó xáo trộn Dĩ Vãng, nó ôm trùm
Tương Lai Người ta không hiểu được nó vì nó nói nhiều đến cái vô nghĩa
hợp lý” Với quan niệm như vậy, Chế Lan Viên đã đối lập thi nhân với con
người bình thường
Điêu tàn chứa đựng những cảm xúc mạnh mẽ đến tột cùng Khi thì nó
quay cuồng điên loạn:
Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra!
Ngoài kia trăng sáng chảy bao la
Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn
Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn
Cho trăng ghì trăng giết cả làn da
khi thì “gào vỡ sọ” đến rồ dại như trong bài Chiếc sọ người
Trong Điêu tàn, ngay cả những bài thơ viết về tình yêu đôi lứa cũng
chứa đựng yếu tố hoang tưởng, siêu hình Tình yêu trở thành một chủ đề lớn
trong Thơ mới như là thể hiện tập trung nhất cái riêng tư của con người cá
nhân So sánh thơ tình của Chế Lan Viên với thơ tình của Xuân Diệu, Nguyễn
Bính hay Huy Cận ở chặng đường sáng tác trước cách mạng ta thấy có nhiều
nét khác biệt Tình yêu trong Điêu tàn không phải là một thứ tình yêu trần thế
mà nó hoàn toàn siêu thoát với những giấc mộng “ngủ trong sao”:
Ta gặp nàng trên một vì sao nhỏ
Ta hôn nàng trong bóng núi mây cao
58
Ta ôm nàng trong những nguồn trăng độ
Ta ghì nàng trong những suối trăng sao
Như vậy là cái tôi trữ tình trong Điêu tàn đã được thể hiện ở nhiều vai
khác nhau Khi là một thi nhân, khi là kẻ lữ hành, khi thì nhập vào hồn ma và khi là một tình nhân Tất cả đều mang tính lãng mạn siêu hình Ngay cả bản thân mình, Chế Lan Viên cũng đã siêu hình hóa, coi mình không còn là mình nữa:
Ai bảo giùm ta có, có ta không?
Câu hỏi Ta là ai? đã được tác giả đặt ra trong tác phẩm đầu tay Nó
cho ta thấy một cái tôi sôi động luôn tìm kiếm và khát khao hiểu biết Có điều
là do siêu hình, nên nỗi khát khao ấy đã không đến được
Cái tôi trữ tình trong Điêu tàn bắt đầu hình thành chất trí tuệ Chất trí
tuệ này sẽ xuyên suốt các tập thơ Chế Lan Viên và làm nên một nét lớn trong phong cách nghệ thuật thơ ông Giọng điệu tranh luận, chất vấn được thể hiện
nhiều trong Điêu tàn kèm theo đó là nhiều câu thơ dưới dạng câu hỏi Có
những bài thơ như những hồi kịch ngắn gồm “ta” (thi nhân) và “chiếc sọ dừa” Hành động kịch cũng diễn ra đơn giản
Chất vấn chính là để tìm lời giải đáp, để hiểu rõ vấn đề, để tìm ra chân
lý Nhưng do siêu hình nên nhà thơ đã bế tắc:
Ta đứng trước cõi ta khôn hiểu thấu Như không sao hiểu được nghĩa thời gian Mắt bừng nóng tự nhiên trào vụt máu Hồn câm khô toan vỡ dưới thời gian
Đây là nỗi khổ tâm lớn ở đời, nhất là đối với những nhà thơ nặng lòng trăn trở trước cuộc sống như Chế Lan Viên Ở chặng đường sáng tác sau cách mạng, Chế Lan Viên đã nhắc lại nỗi khổ này của bao kiếp cha ông ngày trước:
Trang 3059
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Chất triết lý được gợi lên từ những chi tiết nghệ thuật, từ những câu thơ
mang câu hỏi lớn về thời đại, về chính bản thân mình Và bao quát hơn nó
nằm ngay trong dụng ý nghệ thuật, trong việc cấu trúc hình tượng tác phẩm
và cách xây dựng cái tôi trữ tình
Điêu tàn dựng lên một thế giới hoang tưởng, thế giới của đất nước
Chiêm Thành một thời cường thịnh nay đã tàn vong:
Đây những tháp gần mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
Ở đây, vấn đề đặt ra là Chế Lan Viên, một nhà thơ có trí tuệ sắc sảo,
chưa bao giờ ông thừa nhận có thế lực siêu nhiên nào về mặt nhận thức triết
học, nhưng tại sao ông lại tạo nên một thế giới thần bí như vậy Theo như Hồ
Thế Hà: “Chẳng qua đó là một cái cớ để ông nói lên cái âm bản, cái phản diện
của cuộc đời”
Đây là một dụng ý nghệ thuật, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm Đóng
vai trò là một thi nhân siêu phàm “thi sĩ không phải là người…”, Chế Lan
Viên đã nói nhiều đến cái vô nghĩa, “tuy rằng cái vô nghĩa hợp lý”
Với kiểu thi nhân như vậy, Chế Lan Viên “không chỉ có điều kiện bộc
lộ thế giới bên trong của con người cá nhân mà còn có điều kiện “nghệ thuật
vị nghệ thuật” một cách tự nhiên” [16, 143]
Trong Điêu tàn, tác giả đã tạo nên một cái tôi trữ tình hoàn toàn tương
ứng với khách thể Môi trường của chủ thể siêu hình có phần quái đản ấy
không thể là môi trường với những gì hữu hình với những hình ảnh quen
60 thuộc, gần gũi, những gì được gọi là “chân quê” như Nguyễn Bính thường đề cập trong thơ
Tuy có lúc lạc xa vào thế giới siêu hình nhưng tâm hồn trẻ của nhà thơ vẫn chưa mất đi những khao khát sống và sự nhạy cảm trước tạo vật Hình ảnh nước non Chàm hiện về đâu chỉ trong hoang tàn:
Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc Những cô thôn vàng nhuộm ánh chiều tươi Đây, đền các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Và dù muốn chối từ mùa xuân, nhưng khi xuân về, tâm hồn ấy vẫn cảm nhận được những cảnh sắc sinh động:
Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô Xoan vươn cành khều mặt trời rạng rỡ Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu Nhìn lại Điêu tàn, ta thấy điểm nổi bật là buồn và bế tắc Chế Lan Viên
không chỉ khóc than cho số phận cá nhân mà đã khóc than cho số phận của cả một dân tộc Đây là sự biểu hiện độc đáo cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên so với các nhà Thơ mới khác
Chất liệu thi ca cho phép nhà thơ có thể biểu hiện nỗi buồn và sự luyến tiếc những ngày qua Nhà thơ muốn thông qua câu chuyện cũ và con người
năm xưa để nói lên bao điều với hiện tại Trong lời tựa Điêu tàn, chính Chế
Lan Viên đã viết: “Điều này có riêng gì cho đất nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kia kìa nó đang đục sọ dừa anh Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi”
Trang 3161 Như vậy là việc khai thác đề tài lịch sử ở đây là có dụng ý nghệ thuật
muốn mượn hình ảnh điêu tàn của đất nước Chiêm Thành để nói đến thực
trạng của đất nước ta lúc bấy giờ
Điêu tàn biểu hiện cái tôi trữ tình mang màu sắc lãng mạn, triết lý Cái
tôi này có nhiều hạn chế Nhà thơ chỉ có than thở mà không dám hành động
để giải phóng cho mọi người cũng như giải phóng cho mình Tất nhiên nó
cũng có yếu tố tích cực Tập thơ là sự thể hiện thầm kín tấm lòng yêu đất
nước của nhà thơ
Đây mới chỉ là tập thơ đầu tay được Chế Lan Viên sáng tác khi còn rất
trẻ Con đường thơ trước mặt ông còn rất dài Thời đại mới sẽ mở ra một chân
trời thơ bát ngát Chắc chắn những tập thơ sau sẽ có sự vận động, hạn chế mặt
tiêu cực, phát huy nhưng ưu điểm để đưa thơ ông vươn tới đỉnh cao
2.2 Đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và
ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Chế Lan Viên 1945 - 1975
Cái tôi trữ tình hiện thực cách mạng được thể hiện trong các tập thơ của
Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 So với cái tôi trong Điêu tàn thì việc
hình thành và phát triển cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này là một bước
phát triển mang ý nghĩa bước ngoặt Đó là cả một sự thay đổi về tư duy nghệ
thuật, một phương pháp sáng tác Bước chuyển này làm thay đổi diện mạo cái
tôi trữ tình: Từ lãng mạn siêu hình sang hiện thực cách mạng, từ cái tôi cá
nhân cô đơn sang cái tôi trữ tình chính trị Bước biến triển này đã góp phần
đưa thơ Chế Lan Viên vươn tới đỉnh cao của thơ Việt Nam giai đoạn 1945 -
sử quang vinh của dân tộc Có thể nêu lên đây bốn sự kiện lịch sử đã có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của nhân dân ta cũng như đời sống văn học trong ba mươi năm này
Trước hết là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 Cách mạng đã biến nước ta từ một nước nô lệ trở thành một nước độc lập, biến những người dân
bị áp bức trở thành chủ nhân của lịch sử Bản thân các văn nghệ sĩ cũng được giải phóng Chế độ mới đã đổi đời cho văn nghệ sĩ Hàng loạt các nhà văn thuộc các xu hướng khác nhau đã đi theo cách mạng Cuộc sống mới tốt đẹp
đã mở ra nguồn cảm hứng sáng tạo cho văn nghệ sĩ
Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Pháp Qua chín năm kháng chiến, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ hy sinh và đã giành được thắng lợi huy hoàng:
Chín năm kháng chiến thánh thần Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn
Một trong những nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chính là nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường và sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
đã đưa đến cho các nhà văn một quan niệm mới về con người Trong cảm quan nghệ thuật của họ, quần chúng là chủ nhân của lịch sử Họ sẵn sàng hy sinh cái riêng, chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp chung Thời kỳ này đã bắt đầu hình thành trong thơ kháng chiến một cái tôi trữ tình mới: Cái tôi công dân xã hội hướng về tình cảm chung của cộng đồng
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi Lịch sử chuyển sang một trang mới Đất nước bị chia cắt làm hai miền Miền Bắc
Trang 3263 được giải phóng bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là một
sự kiện lớn chưa từng có trong lịch sử dân tộc Miền Bắc xây dựng chế độ
mới trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ: “Hai tay trắng với giang san một
nửa” - (Tố Hữu) Mặc dầu vậy, chỉ sau mấy năm xây dựng, bộ mặt miền Bắc
đã thay da đổi thịt Cuộc sống mới đã đưa lại cảm hứng cho văn nghệ sĩ, đặc
biệt là các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đến với nền thơ cách mạng như
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên Hàng loạt tập thơ có giá trị viết về đề
tài xây dựng chủ nghĩa xã hội đã ra đời Một cái tôi trữ tình kiểu mới trong
thơ đã được hình thành Đó là cái tôi ngợi ca cuộc sống mới:
Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát
Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta Mùa thu đó đã bắt đầu trái ngọt
Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa
(Tố Hữu) Cũng trong giai đoạn 1954 -1975, nhân dân ta còn phải tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đây là một sự kiện không những ảnh hưởng
đến mọi mặt của đời sống đất nước ta mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên trường
quốc tế “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược” -
khẩu hiệu hành động ấy đã nói lên tầm quan trọng của nhiệm vụ Cả nước ra
trận, thơ ca ta đã nhanh chóng đứng vào vị trí chiến đấu Mỗi nhà thơ được
xác định là một chiến sĩ:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Khí thế ấy tạo nên âm hưởng hào hùng trong thơ Cái tôi trữ tình có
bước biến chuyển lớn cũng là cái tôi trữ tình chính trị mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn, nhưng nó đã thể hiện một cách tập trung, giàu chất
suy tưởng Cái tôi này mang tầm vóc dân tộc và thời đại:
Ta vì ta ba chục triệu người
64
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời
2.2.1.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam 1945 - 1975
Những biến động lịch sử to lớn của thời đại Hồ Chí Minh đã kéo theo một cuộc cách mạng sâu sắc trong đời sống văn học dân tộc Một nền văn học mới ra đời Tuy vẫn kế thừa những truyền thống văn học lâu đời của dân tộc, nền văn học mới đã từng phân biệt về bản chất so với tất cả những thời kỳ văn học trước đó bằng những đặc điểm hết sức cơ bản Thơ giai đoạn này cũng phát triển theo những quy luật mới và đạt được nhiều thành tựu to lớn Trong thơ hình thành một cái tôi trữ tình kiểu mới
Nếu như phong trào Thơ mới gắn với cái tôi trữ tình lãng mạn đã làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca, đưa nền thơ dân tộc vào quỹ đạo hiện đại thì sự ra đời của cái tôi trữ tình cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã mở ra cánh cửa đưa thơ vào thẳng trung tâm của đời sống tinh thần dân tộc
Nói một cách khái quát bản chất cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ sau