ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TRỊNH THỊ THÙY LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRỊNH THỊ THÙY LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRỊNH THỊ THÙY LINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐẶNG CẢNH KHANH
Hà Nội – 2016
Trang 33
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu 14
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 14
6 Câu hỏi nghiên cứu 14
7 Phương pháp nghiên cứu 14
8 Nội dung luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH14 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 14
1.1.1 Một số Khái niệm 14
1.1.1.1 Khái niệm về khuyết tật 14
1.1.1.2 Khái niệm nghề, đào tạo nghề 14
1.1.1.3 Khái niệm việc làm, việc làm cho Người khuyết tật vận động 14
1.1.1.4 Khái niệm công tác xã hội 14
1.1.2 Các dạng khuyết tật 14
1.1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý của Người khuyết tật vận động 14
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 14
1.2.1 Thuyết nhu cầu 14
1.2.2 Thuyết hệ thống 14
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động 14
Trang 44
1.3.1 Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và nhu cầu đào tạo nghề cho người khuyết tật
vận động 14
1.3.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về ĐTN cho NKT 14
1.3.3 Phương thức tổ chức đào tạo nghề 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP DL KT-DL HOA SỮA14 2.1 Khái quát chung về sự ra đời của trường Trung cấp KT-DL Hoa Sữa14 2.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển 14
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động 14
2.1.3 Cơ sở vật chất 14
2.2 Cơ cấu tổ chức 14
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 14
2.2.2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
2.3 Thực trạng về học sinh 14
2.4 Thực trạng về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học sinh tại Trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
2.5 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề tại trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
2.5.1 Nhận định chung về kết quả công tác đào tạo nghề 14
2.5.2 Thách thức mới đối với công tác đào tạo nghề: 14
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TC KT-DL HOA SỮA 14
3.1 Quy trình tuyển sinh đầu vào của học sinh thuộc nhóm đối tượng là Người khuyết tật vận động tại trường TC KT – DL Hoa Sữa 14
Trang 55
3.2 Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận
động tại Trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
3.2.1 Các hoạt động trợ giúp: 14
3.2.1.1 Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo 14
3.2.1.2 Hoạt động hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt 14
3.2.1.3 Hoạt động chăm sóc ý tế 14
3.2.2 Các hoạt động đào tạo nghề: 14
3.2.2.1 Các ngành nghề đào tạo 14
3.2.2.2 Nội dung đào tạo 14
3.2.2.3 Cấp bằng đào tạo 14
3.2.3 Hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí 14
3.2.4 Hoạt động CTXH trong đào tạo nghề 14
3.2.4.1 Hoạt động tham vấn tâm lý 14
3.2.4.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Người khuyết tật vận động 14
3.3 Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
3.3.1 Hoạt động tạo việc làm 14
3.3.2 Hoạt động giới thiệu việc làm 14
3.3.3 Hoạt động phối hợp, tìm các nguồn lực trợ giúp về việc làm 14
3.3.3.1 Các tổ chức trong nước 14
3.3.3.2 Các tổ chức nước ngoài 14
3.3.4 Vai trò của NVXH 14
3.3.5 Đánh giá hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa 14
3.3.5.1 Những mặt đã làm được 14
Trang 66
3.3.5.2 Những mặt chưa làm được 14
3.3.5.3 Đề xuất giải pháp 14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
NỘI DUNG TRÍCH DẪN 16
PHỤ LỤC 17
Trang 77
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào, muốn đảm bảo xã hội phát triển bền vững, ngoài yếu tố ổn định về mặt kinh tế, chính trị,… vấn đề đảm bảo An sinh xã hội cũng được coi là nhân tố cốt yếu, các chính sách giảm nghèo bền vững được hiện thực hóa và đảm bảo mang lại hiệu quả nhất định Để đảm bảo được điều đó, việc quan tâm tới các đối tượng yếu thế trong xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu Một trong những nhóm đối tượng được ASXH hướng tới là Người khuyết tật vận động Người khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác thường tự ti, mặc cảm về bản thân nên ít giao tiếp, nói chuyện với người khác Vì vậy, họ khó hòa nhập với cộng đồng Đào tạo nghề gắn liền với tìm kiếm cơ hội việc làm cho Người khuyết tật vận động sẽ giúp họ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với mọi người, dễ dàng hơn cho việc hoà nhập với cộng đồng Nó cũng tạo điều kiện để Người khuyết tật vận động phát triển một cách toàn diện
và bình thường như những người khác trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
Theo điều tra mới đây của Liên Hợp Quốc, trong số hơn 7 tỷ người thì có hơn 1 tỷ người là người khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số Tại khắp nơi trên thế giới, hơn 1 tỷ người khuyết tật đang phải đối mặt với những khó khăn, rào cản về mặt kinh tế, xã hội, thể lực,…{1}
Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên tổng số 85,5% triệu dân, tương đương 7,8% dân số.{2} Theo các tài liệu điều tra, khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và một số tổ chức quốc tế về thực trạng người
Trang 88
khuyết tật ở Việt Nam cho thấy: Người tàn tật cơ quan vận động chiếm 35,46%, thị giác 15,70%, thần kinh 13,93% Tỷ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số người tàn tật Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm
tỷ lệ: 95,85%; số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%; tỷ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%); người tàn tật sống lang thang là 0,62% {3} Số nạn nhân khuyết tật vận động mỗi năm
có thêm khoảng từ 30-40 ngàn người do tai nạn giao thông và lao động Trong những năm tới, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong
đó số NKT vận động có khuynh hướng ngày càng tăng cao do tai nạn lao động
và tai nạn giao thông cũng như do một số bệnh tật như teo cơ Điều đáng lưu ý
là số người khuyết tật đang học nghề ít chỉ 1,94 %, số còn lại hầu như không có nguyện vọng học nghề chiếm 13,7%.{4}
Việt Nam đặt ra mục tiêu, năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp Trong đó, phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 Vì vậy, đối tượng người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng cũng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biêt không chỉ của Đảng và Nhà nước, mà còn của cả cộng đồng Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật vận động với mục tiêu đến năm 2020 sẽ dạy nghề và tạo việc làm cho 550 nghìn người thuộc đối tượng này, đồng thời cũng ưu tiên về nhiều mặt cho người khuyết tật cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật, dạy nghề cho người khuyết tật Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật vận động bởi vì tuy khuyết tật ở các cơ quan vận động, nhưng trí tuệ Người khuyết tật vận
Trang 99
động vẫn phát triển bình thường, họ vẫn có thể lao động và cống hiến cho Xã hội
Trên tinh thần ấy, trong hơn 20 năm qua, trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (1118 Nguyễn Khoái – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội) đã luôn chú ý, quan tâm phát triển công tác Đào tạo nghề cho NKT, trong đó dành nhiều
sự ưu ái tới đối tượng là người khuyết tật vận động do phần lớn người khuyết tật theo học tại Hoa Sữa là đối tượng này, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp được thừa nhận và đánh giá cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho Người khuyết tật vận động
Ở Việt Nam, CTXH là một ngành hoạt động mới mẻ, nhưng có nhiều tiềm năng Việc vận dụng các tri thức, phương pháp và kỹ năng CTXH vào thực tiễn là hết sức cần thiết Nó góp phần tích cực vào việc xử lý những vấn đề và tình huống xã hội một cách có hiệu quả
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu“: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp Trường trung cấp kinh tế- du lịch hoa sữa)”làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành CTXH của mình.Trên cở sở đó, thấy được những mặt hạn chế cũng như những kết quả mà trường đã đạt được trong quá trình trợ giúp người khuyết tật vận động Cũng dựa trên đó, tôi hy vọng rằng việc đưa CTXH vào hoạt động của nhà trường, cũng như nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH đối với người khuyết tật nói chung, và người khuyết tật vận động nói riêng, chúng ta có thể giúp cho nhóm xã hội đặc thù này tiếp cận được với cơ hội việc làm tốt hơn sau đào tao nghề
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 1010
Vấn đề đào tạo nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm cho người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng là vấn đề được các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cũng như các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực này dành nhiều sự quan tâm
Sự quan tâm đó được thể hiện thông qua việc trong những năm gần đây, các chương trình, hoạt động vì người khuyết tật nói chung đã được diễn ra trên địa bàn Hà Nội nói chung, cũng như tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa một cách tích cực và hiệu quả Điều đó đã giúp chúng ta tìm hiểu thực trạng đời sống người khuyết tât hiện nay đúng đắn hơn, cũng như đưa ra các biện pháp để hỗ trợ
họ có hiệu quả hơn,… Bên cạnh đó nhiều bài báo, bài viết xoay quanh về vấn đề đào tạo nghề gắn liền với cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng hướng tới mục tiêu giúp NKT hòa nhập hơn với cộng đồng cũng xuất hiện và nhận được sự quan tâm của cộng đồng
2.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Vấn đề việc làm cho đối tượng là người khuyết tật vận động cũng như các dạng khuyết tật khác, đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thông qua việc tìm kiếm các giải pháp nhằm trợ giúp người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói riêng hòa nhập cộng đồng, một trong những mục tiêu cụ thể là hỗ trợ họ trong đào tạo nghề
Công ước quốc tế về “ Quyền của người khuyết tật” đã được thông qua vào tháng 12 năm 2006 Đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với người khuyết tật nói chung và đề cao trách nhiệm của các quốc gia đối với người khuyết tật
Theo báo cáo toàn cầu về trẻ khuyết tật năm 2013 được tổ chức tại Việt Nam,báo cáo đã chỉ ra những cách thức để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng Báo cáo cho biết trẻ khuyết tật là đối tượng ít được chăm sóc y tế và đi học
Trang 1111
nhất Các em nằm trong nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi nạn bạo hành, xâm hại, bóc lột và bỏ rơi, đặc biệt khi các em bị giấu giếm hoặc gửi vào các trung tâm bảo trợ - đây là thực trạng phổ biến xuất phát từ sự kì thị của xã hội hoặc do gia đình không có đủ khả năng tài chính để nuôi dưỡng trẻ Khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật Báo cáo thúc giục các chính phủ phê chuẩn và thực hiện Công ước về Quyền của người khuyết tật và Công ước về Quyền trẻ em, hỗ trợ gia đình của các em để họ có thể trang trải được các chi phí chăm sóc trẻ có khuyết tật cao hơn so với mức thông thường Đồng thời Báo cáo kêu gọi có các biện pháp chống phân biệt đối xử trong cộng đồng, trong hoạch định chính sách, và trong
số những người cung cấp các dịch vụ xã hội thiết yếu cho trẻ như y tế và giáo dục.{5}
Đã có rất nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về Người khuyết tật, trong đó có những vấn đề xoay quanh đến người khuyết tật vận động Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa đến giải pháp Tác giả xây dựng khóa luận này với mong muốn hỗ trợ người khuyết tật vận động và nhìn nhận họ dưới khía cạnh nhân văn của CTXH
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại việt Nam, các mô hình trung tâm dành cho người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng đã có từ rất lâu, vì chúng ta nhận thức được rằng người khuyết tật là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong
xã hội và cần được sự quan tâm của cộng đồng tuy nhiên công tác trợ giúp CTXH đối với đối tượng này thì gần đây mới được quan tâm sâu sắc
Tại báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và Việc làm cho người Khuyết tật tại Việt Nam, theo đơn đặt hàng của Tổ chức lao động Quốc tế tháng 8 năm
2008 Tại Việt Nam số các doanh nghiệp dành riêng cho người khuyết tật khá
Trang 1212
nhiều Hơn 8.000 người khuyết tật làm việc tại các doanh nghiệp này Tuy nhiên, đây phần lớn là các cơ sở rất nhỏ, hoạt động lợi nhuận thấp như các ngành thủ công mỹ nghệ,matxa , v.v Khả năng được đào tạo một cách phù hợp và/hoặc tham gia các dịch vụ phát triển sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp này rất hạn chế Theo báo cáo, Việt nam có một hệ thống các trung tâm dạy nghề khá đầy đủ, gồm 164 trường đào tạo nghề, 137 trường cao đẳng và trường trung cấp
kỹ thuật tham gia vào hoạt động đào tạo nghề; 148 trung tâm dạy nghề và 150 trung tâm dịch vụ dạy nghề và việc làm kết quả phân tich của báo cáo cho thấy tại Việt Nam rất ít người khuyết tật được đào tạo nghề, hướng dẫn việc làm Báo cáo cũng đã có những thông tin về các dịch vụ cơ bản liên quan đến việc làm và đào tạo nghề cho người khuyết tật Tuy nhiên, báo cáo vẫn chưa đưa ra được hướng giải quyết trực tiếp để tăng cường các cơ sở, doanh nghiệp tiếp nhận người khuyết tật vào học và làm việc.{6}
Trong báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người khuyết tật
và việc tổ chức, ban hành các văn bản pháp luật số 62/BC-LĐTBXH năm 2009,
đã cho thấy sự nỗ lực vô cùng to lớn của cả cộng đồng vì người khuyết tật Thể hiện ở việc các chính sách đối với người khuyết tật được cụ thể hóa và đi vào thực tiễn với các nội dung cơ bản như chăm sóc đời sống người khuyết tật; chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng; học văn hóa đối với người khuyết tật; giúp họ tiếp cận văn hóa, thể thao và công trình công cộng; một nội dung được đặc biệt quan tâm tới là dạy nghề và cơ hội việc làm cho người khuyết tật Trong báo cáo này, đã đưa ra những con số cụ thể về thực trạng người khuyết tật Kể từ khi có pháp lệnh, số lượng người khuyết tật được học nghề tăng
từ giai đoạn 1999-2004 có gần 19.000 người khuyết tật được học nghề, giai đoạn 2005-2008 có khoảng 8.000 người, gấp 2 lần so với giai đoạn trước Tuy nhiên theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, tỷ lệ người khuyết tật