Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình.. Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGÔ THÁI LỄ
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁI TÔI TRỮ
TÌNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
VINH - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Mạnh Hùng, TS Nguyễn Đức Mậu và PGS.TS Biện Minh Điền đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn
- Trường Đại học Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này
Trang 31 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc luận văn 10
Chương 1 Tổng quan về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua các thời kì sáng tác 12
1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.1 Khái niệm cái tôi trữ tình 12
1.1.2 Bản chất cái tôi trữ tình 14
1.1.3 Những nhân tố tạo nên sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ 21
1.2 Vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại 25
1.3 Sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên 31
1.3.1 Thời kì trước Cách mạng tháng Tám - 1945 32
1.3.2 Thời kì 1945 - 1975 33
1.3.3 Thời kì sau 1975 36
Chương 2 Từ cái tôi lãng mạn đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới 39
2.1 Từ cái tôi trữ tình lãng mạn trước cách mạng 39
2.1.1 Vị trí văn học sử của tập thơ Điêu tàn trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên 39
Trang 42.1.2 Ảnh hưởng của thời đại đối với việc hình thành cái tôi trữ
tình trong Điêu tàn 42
2.1.3 Những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn 44
2.2 Đến cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới trong giai đoạn 1945 - 1975 54
2.2.1 Sự hình thành cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ Việt Nam 55
2.2.2 Cái tôi hiện thực cách mạng mang khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới trong thơ Chế Lan Viên 61
Chương 3 Từ cái tôi sử thi và ngợi ca cuộc sống mới sang cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự 85
3.1 Những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 và sự phân hóa các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ 85
3.1.1 Hoàn cảnh xã hội sau 1975 85
3.1.2 Những đổi mới của văn học sau 1975 88
3.1.3 Sự phân hóa các kiểu cái tôi trữ tình trong thơ sau 1975 90
3.2 Sự chuyển biến từ cái tôi chính trị sang cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự 94
3.2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên sau 1975 94
3.2.2 Những nét biểu hiện độc đáo của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975 qua ba tập Di cảo 97
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 119
MỞ ĐẦU
Trang 51 Lý do chọn đề tài
1.1 Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ thuật Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở mọi thời đại Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác vào những thời điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước ngoặt thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm Nền văn học viết Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn năm nay Qua bao nhiêu bước thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như bây giờ Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều bước biển chuyển mạnh mẽ nhất Đây là thời kỳ văn học vận động và không ngừng đổi mới theo
xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức biểu hiện
Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù văn học, chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại
Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó chúng ta không thể không chú ý đến
sự vận động và phát triển chung của cả nền văn học và cụ thể hóa ở những tác gia tiêu biểu
1.2 Những người có công đóng góp vào quá trình đổi mới của văn học dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, có rất nhiều tác giả thuộc nhiều thể loại khác nhau Trên lĩnh vực thơ ca, chúng ta có cả một đội ngũ nhà thơ hùng hậu bao gồm nhiều thế hệ Có nhiều người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc và trên trường quốc tế như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh… Trước Cách mạng tháng Tám, họ là những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của phong trào Thơ mới Sau Cách
Trang 6mạng, sáng tác của họ rất phong phú, có nhiều thành tựu, đã được độc giả và giới nghiên cứu phê bình khẳng định
Với nhà thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên kéo dài hơn nửa thế kỷ, qua ba thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng, thời kỳ
“Ba mươi năm dân chủ cộng hòa” và thời kỳ sau 1975 Trong tiến trình phát
triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả
ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như Chế Lan Viên Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu
1.3 “Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61] Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái “tôi” Bởi vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ rất rộng, rất phức tạp và
chưa được nghiên cứu nhiều Nghiên cứu đề tài Sự vận động của cái tôi trữ
tình trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm hữu hiệu để thấy được nét độc
đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật, những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam
1.4 Có nhiều căn cứ để khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Đó là căn cứ triết học về sự vận động biện chứng của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, như một quá trình không ngừng của sự sinh thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ thấp đến cao Ngoài căn cứ triết học còn phải
có căn cứ từ thực tế Trong sáng tạo thơ, tác giả nào cũng có sự vận động và
sự trưởng thành Tuy nhiên, có những nhà thơ chỉ sáng tác trong một thời gian ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều thì dấu ấn của sự vận động này ít có
Trang 7điều kiện thể hiện Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình Chế Lan Viên luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm người cầm bút, luôn luôn mong muốn cung cấp cho đời nhiều tác phẩm Với quan niệm “thơ cần có ích cho đời, cho nhân dân”, Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu Cuộc “đấu tranh bản thân” trong con người công dân và con người nghệ sĩ ở ông làm cho ông hay “sám hối”, không tự bằng lòng về những gì thơ mình chưa hoàn thiện Cuộc chiến đấu ấy dầu gian nan nhưng ông đã vượt qua và đạt được những thành công Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông đã nói rõ quá trình phấn đấu, trưởng thành, nói rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ
có một nhà thơ nào tạo ra sự vận động liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng
tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công chúng yêu thơ như Chế Lan Viên
1.5 Chế Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn ở các cấp học từ phổ thông đến đại học Nhiều bài thơ của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bao thế hệ học
sinh như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai…
Nghiên cứu đề tài này cũng là để bổ sung thêm kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, để giảng dạy tốt hơn tác giả này ở nhà trường
Trang 8Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình đã được đề cập và được nghiên cứu
trong mĩ học cổ điển cận đại phương Tây và phương Đông Các nhà thơ cổ
điển Trung Quốc và Việt Nam, trong các ý kiến bình giải về tình, tâm, trí, đạo trong thơ, tuy chưa sử dụng thuật ngữ cái tôi trữ tình nhưng phần nào cũng
thể hiện ý nghĩa của nó
Cái tôi được Hoài Thanh trực diện đề cập đến trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) có ý nghĩa tổng kết phong trào Thơ mới
Theo Hoài Thanh, chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về con người cá nhân: “Ngày thứ nhất ai biết đích xác là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ
Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng
thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân” [54, 45] Cái tôi là linh hồn của Thơ mới,
“Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi” [54, 47] Cái tôi là một phạm trù
đối lập với cái ta của “thơ cũ” Khái niệm cái tôi cũng được Hoài Thanh vận
dụng uyển chuyển để nhận dạng phong cách hồn thơ của mỗi nhà thơ
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề cái tôi được đặt ra như một
đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên khảo về thơ Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã dành một số chương bàn về cái tôi trữ tình, tác giả đặt cái tôi trữ tình vào một hệ thống và phân tích nó trong mối quan hệ với nhà thơ, các hình thức biểu hiện cái tôi trữ
tình trong thơ
Trang 9Trần Đình Sử với chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu đã đưa ra một khái niệm kiểu nhà thơ Đó cũng là một hình thức trực diện bàn đến cái tôi trữ tình trong thơ Ngoài ra, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử
cũng đã trình bày các loại hình nghệ thuật thơ ca và nêu lên đặc trưng của cái tôi trữ tình trong các loại hình thơ Ông phân biệt cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng khác với cái tôi trữ tình trong các loại hình thơ dân gian, cổ điển, lãng mạn…
Đã có hai luận án tiến sĩ đề cập đến cái tôi trữ tình trong thơ Đó là luận
án Cái tôi trữ tình trong thơ (qua một số hiện tượng thơ trữ tình Việt Nam
1975 - 1990) của tác giả Lê Lưu Oanh và luận án Nửa thế kỷ thơ Việt Nam
1945 - 1995 (nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình) của tác giả
Vũ Tuấn Anh Điểm chung của hai công trình này là đều nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ và đều lấy cả một chặng đường phát triển của thơ Việt Nam làm đối tượng khảo sát Điểm riêng tạo nên nét khác biệt đó là tác giả Vũ Tuấn Anh thì khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình suốt cả một chặng đường thơ Việt Nam nửa thế kỷ (1945 - 1995), còn tác giả Lê Lưu Oanh thì chỉ khảo sát qua một số hiện tượng thơ trong vòng mười lăm năm (1975 - 1990) Phần lý luận về cái tôi trữ tình, các tác giả đã trình bày quan niệm về cái tôi và cái tôi trữ tình trong các lĩnh vực triết học, tâm lý học và lý luận văn học Từ đó các tác giả nêu lên những vấn đề liên quan đến khái niệm cái tôi trữ tình như bản chất, các kiểu cái tôi trữ tình và những nhân tố thúc đẩy sự vận động của cái tôi trữ tình
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên cũng
là một hướng đi riêng Đó là vận dụng lý luận về cái tôi trữ tình vào việc nghiên cứu một tác giả cụ thể Hướng này có thể áp dụng rộng rãi để nghiên cứu bất kỳ một tác giả thơ nào
2.2 Những vấn đề về văn học sử
Trang 10Chế Lan Viên với vị trí văn học sử đứng hàng đầu trong đội ngũ các nhà thơ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám với rất nhiều ý kiến khen, chê, thậm chí có lúc trái ngược nhau Xin nêu lên đây một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu bàn về thơ Chế Lan Viên, trong đó nhấn mạnh cái tôi trữ tình
Trong Đôi điều suy nghĩ bộc bạch cùng bạn đọc, cuốn Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Phong Lan viết: “Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ
lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá từng tác phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên nói chung trải dài trong suốt sáu mươi năm, hẳn không tránh khỏi ở thời kỳ này hay thời kỳ khác, ở tác giả này hay tác giả khác, do chi phối của lịch sử hay sự ràng buộc của điều kiện khách quan, chủ quan nào đó mà đã có nhiều cách đánh giá thơ ông khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau tùy theo quan điểm thẩm định riêng của mỗi thời và mỗi người Đó cũng là điều bình thường và là quyền của người viết Lẽ thường xưa nay, nhà văn tầm vóc càng lớn, các tác phẩm của họ càng đa diện,
đa thanh, đa sắc, đa tầng bao nhiêu thì sự đánh giá họ càng phong phú, phức tạp bấy nhiêu Tuy nhiên, rồi sự định giá công tâm sáng suốt và đáng tin cậy nhất bao giờ cũng là của thời gian và các thế hệ độc giả hôm nay và mai sau” [26, 7]
Trao đổi với tác giả bài Chế Lan Viên và Di cảo thơ, Phạm Quang
Trung viết: “Không ai phủ nhận có một thời ta sống cho riêng ta không nhiều Thơ cũng vậy Chế Lan Viên cũng vậy… Cái chung có phần lấn át cái riêng, ấy là do cuộc sống đòi hỏi như vậy Ở đây không có sự đối lập giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và xã hội Hơn thế, như những tài năng thơ
ca khác, con người công dân Chế Lan Viên đi vào trong thơ đã thực sự tạo lập nên bản sắc riêng của mình” [64]
Trang 11Nguyễn Bá Thành là một chuyên gia nghiên cứu về Chế Lan Viên Ông
có một chuyên luận gần 400 trang với nhan đề Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng cũng đã khảo sát các chặng đường thơ Chế Lan Viên, trong đó
đặc biệt chú ý đến chất trí tuệ, phong cách suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên Theo Nguyễn Bá Thành, Chế Lan Viên cuối đời “quay lại điểm xuất phát, quay lại với cái đài thơ, cái tháp nghỉ của thi nhân thuở xưa Đó không phải là
sự cách tân mà chủ yếu là sự phục hồi cách cảm và cách nghĩ của nhà thơ thời trước cách mạng tháng Tám Phương pháp tư duy ấy được Chế Lan Viên đúc kết thành phương pháp “lộn trái”, hay là “thêu bề trái” [55, 165] Nguyễn Bá Thành đánh giá cao thơ Chế Lan Viên giai đoạn ông trở về với nhân dân, với Đảng và Bác Hồ từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quả nhiên như có phép mầu, thơ ông từ khi có định hướng “vì ai” đã gặt hái được nhiều thành tựu Một loạt bài thơ vào loại đặc sắc nhất thơ Việt Nam hiện đại đã nối tiếp nhau xuất hiện hồi ấy
Luận văn này đã tập hợp và khảo sát hầu hết các công trình nghiên cứu
về thơ Chế Lan Viên, trong đó đặc biệt chú ý đến các giáo trình, các chuyên luận, các luận án tiến sĩ về Chế Lan Viên
Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của nhiều tác giả do Nguyễn
Đăng Mạnh chủ biên có hẳn một chương về Chế Lan Viên do Nguyễn Văn Long viết Chương đó cũng đã tìm hiểu những chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên
Có nhiều luận án và luận văn về Chế Lan Viên, đáng kể nhất là luận án
Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau
1945 của Đoàn Trọng Huy Luận án này chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên và cũng chỉ dừng lại trong một chặng đường sáng tác ngắn
1945 - 1975 Tuy vậy, tác giả đã nêu lên được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, đó là tính triết lý
Trang 12Có một công trình về Chế Lan Viên được đánh giá cao, nghiên cứu một
cách toàn diện hơn, đó là công trình của Hồ Thế Hà với nhan đề Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Chuyên luận được phát triển trên cơ sở luận án
tiến sĩ Hồ Thế Hà đi sâu vào quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tính triết lý, không gian, thời gian nghệ thuật, phương thức thể hiện và thể loại thơ Chế Lan Viên Bấy nhiêu vấn đề đã làm hiện lên phong cách thơ độc đáo - phong cách triết lý thơ Chế Lan Viên
Ngoài các công trình nêu trên, phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu khác có tên tuổi được tập hợp trong các công trình như:
- Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu
- Chế Lan Viên giữa chúng ta
- Chế Lan Viên, tác gia và tác phẩm
Mỗi tác giả trong ba cuốn sách vừa nêu chủ yếu nghiên cứu một vấn đề, thậm chí là vấn đề rất nhỏ Nhưng tập hợp lại, chúng ta thấy một cái nhìn khá
toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài
3.1 Đối tượng
Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
3.2 Phạm vi khảo sát
Toàn bộ các tập thơ của Chế Lan Viên, trong đó chủ yếu là các tập thơ:
Điêu tàn, Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Hoa trên đá và ba tập Di cảo thơ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một
đề tài vừa mang tính lý luận (những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình), vừa mang tính văn học sử (gắn với tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Chế Lan Viên) Với mức độ là một luận văn thạc
Trang 13sĩ và với tư cách là một đề tài khoa học chuyên ngành văn học Việt Nam thuộc loại hình nghiên cứu tác giả, chúng tôi xác định tính văn học sử vẫn là chính Bởi vậy, trong cấu trúc luận văn, chúng tôi không dành riêng hẳn một chương để tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm cái tôi trữ tình Mặc dầu vậy, những vấn đề lý luận này cũng phải đặt ra như là một nhiệm vụ, một mục tiêu của luận văn
4.2 Về văn học sử
Trên cơ sở cái nền của lý luận, vận dụng nó vào tìm hiểu cái tôi trữ tình trong các chặng đường thơ Chế Lan Viên Từ đó, chỉ ra quá trình vận động của thơ Chế Lan Viên, từ cái tôi lãng mạn trong Điêu tàn đến cái tôi sử thi trong thơ giai đoạn 1945 - 1975 (Gửi các Anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, Chim báo bão,…) và cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự trong các tập Di cảo thơ
Trong sáng tác thơ, nhất là ở các nhà thơ lớn có quá trình sáng tác dài qua các thời kỳ lịch sử và văn học khác nhau, không chỉ nhà thơ Chế Lan Viên mới có sự vận động Lấy ngay hiện tượng các nhà thơ cùng thế hệ với ông như Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh , ta cũng thấy có quá trình vận động
và biến chuyển này Từ đây đặt ra thêm một mục tiêu là tìm hiểu quá trình chuyển biến của thơ Chế Lan Viên có những gì giống và khác với các nhà thơ
Trang 14cùng thời Có như vậy mới thấy được nét độc đáo trong sự vận động của Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này có sự phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
5.1.1 Thống kê các ý kiến về thơ trữ tình và cái tôi trữ tình trong thơ,
từ những quan niệm của các nhà triết học duy tâm như Hêghen, Phoiơbắc đến các nhà duy vật biện chứng như Mác - Lênin, quan niệm của các nhà lý luận văn học về vấn đề này qua các thời kỳ
5.1.2 Thống kê các tập thơ của Chế Lan Viên để phân loại, chọn những tập thơ nào, bài thơ nào là tiêu biểu nhất thể hiện rõ sự vận động
5.1.3 Thống kê thơ của các nhà thơ cùng thời với Chế Lan Viên
5.1.4 Thống kê các ý kiến thẩm bình thơ Chế Lan Viên Cần phân loại các ý kiến đúng và sai
Vấn đề của luận văn là chỉ ra quá trình vận động của cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên Muốn thấy được quá trình vận động, chuyển biến tất
yếu phải dùng biện pháp so sánh để thấy được cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên giữa giai đoạn này và giai đoạn kia có nét tương đồng và khác biệt,
có nét kế thừa và cách tân Phương pháp so sánh không chỉ được dùng trong quá trình tìm hiểu sáng tác của Chế Lan Viên mà còn mở rộng so sánh với các nhà thơ cùng thời để chỉ ra nét độc đáo của Chế Lan Viên với các nền thơ khác
Trang 155.4 Phương pháp tổng hợp
Các ý kiến phân tích, so sánh sau khi được đưa ra cần phải đi tới sự tổng hợp khái quát nâng lên thành vấn đề
6 Đóng góp của luận văn
Chỉ ra những biểu hiện cái tôi trữ tình của thơ Chế Lan Viên qua các
thời kỳ, từ đó nêu lên quá trình vận động của nó Từ đây có thể thấy được:
- Thơ Chế Lan Viên qua các tập thơ có sự vận động của cái tôi trữ tình
- Sự vận động này rất tiêu biểu cho quá trình chuyển biến từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ hiện thực
7 Cấu trúc luận văn
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương
Chương 1 Tổng quan về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên
Chương 2 Từ cái tôi lãng mạn đến cái tôi hiện thực cách mạng mang
khuynh hướng sử thi và ngợi ca cuộc sống mới
Chương 3 Từ cái tôi sử thi và ngợi ca cuộc sống mới chuyển thành
cái tôi suy ngẫm về đời tư thế sự
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh khái niệm cái tôi trữ tình
Đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một
đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính văn học sử Với mức độ là một luận văn thạc sĩ và với tư cách là đề tài khoa học chuyên ngành văn học Việt Nam thuộc loại hình nghiên cứu tác giả, chúng tôi xác định tính văn học sử vẫn là chính Những vấn đề lý luận xung quanh khái niệm về cái tôi trữ tình được xem là những phương tiện cần thiết
Những vấn đề lý luận này đã được nhiều người nghiên cứu và được công bố thành những công trình có giá trị Trong phần lịch sử nghiên cứu chúng tôi đã có dịp khảo sát Vấn đề của luận văn này là vận dụng những kết quả nghiên cứu đó để tìm hiểu con đường vận động của cái tôi trữ tình ở một tác giả thơ cụ thể
Lý luận về cái tôi trữ tình trong thơ bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
1.1.1 Khái niệm cái tôi trữ tình
Sáng tác thơ là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên Trong lời
đề tựa tập thơ của mình, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt, thể hiện sự nồng cháy trong lòng” [21] Trong thơ, dấu ấn chủ quan của tác giả thể hiện rất rõ nét, nói như Hàn Mặc Tử: “Người thơ phong vận như thơ ấy” Từ rất lâu, khoa nghiên cứu văn học đã khẳng định thể loại thơ trữ tình: “vương quốc chủ quan” (Biêlinxki), là “sự biểu hiện và cảm thụ của chủ thể” [45, 17], trong đó tính chủ quan vừa là nguyên tắc tiếp cận đời sống vừa là nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật
Trang 18+ Khái niệm “chủ quan” như Lê Lưu Oanh quan niệm: “Là một khái niệm triết học rất rộng có thể vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực không chỉ ở thể loại trữ tình Do đó cần phải tìm đến một khái niệm mang nội dung xác định bản chất thể loại hơn Khái niệm đó là cái tôi trữ tình” [45, 25]
Khái niệm cái tôi trữ tình gắn với bài thơ trữ tình Bài thơ trữ tình “là
một bài thơ, trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, trong đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức các cảm xúc và ấn tượng của
mình” [1, 31]
Đã có nhiều người nói đến mối quan hệ giữa nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi mà vấn đề cái tôi trữ tình được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên luận về thơ, Hà
Minh Đức trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại đã
dành một số chương nói về cái tôi trữ tình, đặt nó trong một cái nhìn hệ thống Trong công trình đó ông viết: “Trong thơ vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61]
Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra một cách quan niệm về cái tôi trữ tình Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Tuấn Anh nêu lên quan niệm: “Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần ấy đến người đọc” [1, 32]
Ý kiến trên đây như là sự tổng hợp các quan niệm về cái tôi trữ tình của nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này Như vậy, nói đến cái tôi trữ tình là nói đến hai yếu tố Yếu tố thứ nhất: cách nhìn, cách cảm thụ của tác giả Yếu tố thứ hai: tổ chức các yếu tố để tạo nên một văn bản trữ tình
Trang 19Do cái tôi trữ tình có những yếu tố đó cho nên người ta thường vận dụng nó để nghiên cứu thể loại thơ trữ tình, để phát hiện ra những vấn đề cá tính sáng tạo, phong cách nhà thơ, kiểu nhà thơ, tiến trình phát triển của văn học
1.1.2 Bản chất của cái tôi trữ tình
Để hiểu rõ hơn khái niệm cái tôi trữ tình, chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó Cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố,
có thể nêu lên đây các bản chất cơ bản của cái tôi trữ tình
1.1.2.1 Bản chất chủ quan cá nhân
Điều mà Biêlinxki khẳng định thể loại thơ tình “là vương quốc chủ quan” được thể hiện rõ ở bản chất này Người làm thơ bao giờ cũng có nhu cầu tự biểu hiện, giải bày tâm tư, tình cảm của riêng mình Hiện thực cuộc sống rất rộng lớn, nhưng quan tâm đến vấn đề gì, nhìn nhận nó như thế nào và chọn lọc đưa nó vào trong tác phẩm theo một phương thức biểu hiện nào là do nhà thơ thể hiện dựa trên sự trải nghiệm cuộc sống cùng với sự thôi thúc niềm cảm hứng sáng tạo và tài năng thi nhân Có chất liệu rồi đến lượt xây dựng văn bản trữ tình, cũng có nhiều sự lựa chọn Sự lựa chọn, cách thể hiện nào cũng mang rõ nét cá tính sáng tạo của chủ thể Do thơ trữ tình in đậm dấu vết
cá nhân nên những gì liên quan đến cuộc đời tác giả, từ tiểu sử đến tính cách đều đóng một trò nhất định trong sáng tác Chế Lan Viên, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác đã tạo nên được nét cá tính độc đáo Cao Bá Quát đã từng nói:
“Xem người có thể biết được thơ” Hàn Mặc Tử cũng khẳng định: “Người thơ phong vận như thơ ấy” Nghiệm vào đời và thơ Chế Lan Viên, ta cũng thấy rõ toàn bộ sáng tác của ông vừa là tấm gương phản chiếu thời đại vừa là những bức chân dung tự họa sinh động về con người ông từ thưở niên thiếu cho đến những năm cuối đời
Trang 20Từ bản chất chủ quan cá nhân của cái tôi trữ tình, ta thấy cái tôi tác giả
và cái tôi trữ tình có mối quan hệ với nhau Tiểu sử và những trải nghiệm cuộc đời riêng là một bộ phận cấu thành nhân cách trữ tình Cái tôi trữ tình, trước hết là tính cách của bản thân người mang lời nói Một Chế Lan Viên sắc sảo nặng về suy tư triết lý nên những vần thơ ông viết ngay từ buổi đầu ở tuổi thiếu niên đã thể hiện rõ khát khao tìm hiểu đời, tìm hiểu bản thân mình:
Ai bảo giùm ta có, có ta không?
Tuy cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình có mối quan hệ gần gũi nhưng chúng ta không nên đồng nhất nó Từ thực tế những bài thơ được viết trong những năm cuối đời, ta có thể suy luận giữa đời và thơ còn có một khoảng
cách Chẳng hạn như Chế Lan Viên có bài Tháp Bayon bốn mặt:
Anh là tháp Bayon bốn mặt Dấu đi ba còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình
Không phải mọi suy nghĩ về cuộc đời được bộc bạch một cách đầy đủ trong thơ Sau 1975 đã có nhà thơ nói rõ điều này:
Đã có một thời nỗi đau ta phải giấu
Ta đánh mất ta trong mỗi con người
Trong thực tế, tiểu sử nhà thơ luôn ẩn hiện trong những vần thơ trữ tình, nhưng tự thân nó không đủ làm nên cái tôi trữ tình “Cái tôi trữ tình khác
về chất lượng với cái tôi nhà thơ Đó là sự khác nhau giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, giữ nguyên mẫu và điển hình, giữa gốc rễ và cành lá nảy nở sinh động” [1, 38]
Do yếu tố chủ quan cá nhân nên trong thơ trữ tình thường có hình thức
tự biểu hiện được xưng danh ở đại từ ngôi thứ nhất: Tôi, ta hoặc chúng tôi, chúng ta:
Trang 21Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
(Hoàng Trung Thông) Bản chất thứ nhất của cái tôi trữ tình lưu ý chúng ta, khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ phải chú ý đến những nhân tố thúc đẩy sự vận động của
nó Một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến sự trưởng thành của nhà thơ, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận và cảm thụ thế giới trong cách tổ chức xây dựng văn bản trữ tình
1.1.2.2 Bản chất xã hội nhân loại của cái tôi trữ tình
Nhà thơ Sóng Hồng đã đưa ra một định nghĩa về thơ: “Thơ không chỉ nói lên tình cảm nhà thơ mà nhiều khi thông qua đó nói lên niềm hy vọng của
cả một dân tộc, những ước mơ của nhân dân, vẽ nên nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người” [21, 5]
Ngay từ độ tuổi mười tám, khi mới giác ngộ lý tưởng cộng sản (Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ), nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện quan niệm về một cái tôi
mang bản chất xã hội hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Trang 22Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Còn Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên - những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước Cách mạng bước sang thời kỳ sáng tác mới, nhất là những năm chống Mỹ, đều đã có những bước chuyển biến Xuân Diệu từ chỗ nhấn mạnh cái tôi cá nhân của mình một cách mạnh mẽ, đầy sự kiêu ngạo:
Ta là Một, là Riêng là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Thì nay, trải qua cuộc đấu tranh bản thân, Xuân Diệu đã chuyển biến, lột xác để trở thành một thi sĩ kiểu mới:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời yêu dấu Của triệu người chiến đấu gian lao
Trong đời sống xã hội xuất hiện những cá thể người như một đơn vị tồn tại độc lập với các cá thể khác Điều đó đã giúp khẳng định vị thế của con
người trong cộng đồng Nhưng như Các Mác đã khẳng định: “Con người là sự
tổng hòa mọi mối quan hệ xã hội”, con người có thể độc lập tự chủ, suy nghĩ
và hành động theo cách riêng của mình, nhưng con người không bao giờ biệt lập với cộng đồng, với nhân loại Làm thơ là để bày tỏ tình cảm, là sự giao lưu với mọi người xung quanh những vấn đề về số phận, về cuộc sống con người Những đề tài như: hạnh phúc, đau khổ, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu,
sự sống và cái chết…, nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, đã trở thành đề tài truyền thống Đó là đề tài mà bất cứ nhà thơ thời đại nào cũng quan tâm Do vậy, thơ trữ tình trong lăng kính hẹp nhất của cái nhìn
cá thể, lại luôn luôn phản chiếu những vấn đề chung nhất của con người Tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu có đến 6 bài thơ do tác giả dịch từ thơ nước ngoài
Trang 23Điều đó không phải ngẫu nhiên Tố Hữu đã thấy những bài thơ đó phản ánh được tấm lòng của người dân Việt Nam trong kháng chiến Về một phương diện khác, những bài thơ đó đã góp thêm tiếng nói tâm tình, thông cảm của bè bạn đối với những hy sinh mất mát của nhân dân ta trong chiến tranh Những
bài dân ca Nam Tư hay những câu thơ của Ximônốp (Đợi anh về) dường như
đã vì Việt Nam mà hát, đã vì Việt Nam mà viết, bởi một lẽ rất đơn giản, chiến tranh đã gây nên bao nhiêu cảnh đau thương cho mọi người dân và bất kỳ ở đâu quân đế quốc xâm lược cũng gieo tang tóc như vậy
Nếu như ở phương diện cái tôi trữ tình mang tính chủ quan cá nhân, chúng ta quan tâm đến mối quan hệ giữa cái tôi nhà thơ với cái tôi trữ tình, thì phương diện cái tôi trữ tình mang bản chất xã hội nhân loại này, chúng ta chú
ý đến mối quan hệ giữa cái tôi trữ tình với cái ta cộng đồng
Chúng ta thừa nhận thơ trữ tình là vương quốc chủ quan, nhưng cái chủ quan này vẫn hướng về cái ta chung mang tính xã hội, nhân loại Đặc biệt, trong những hoàn cảnh lịch sử khi con người phải đối mặt với những thiên tai khủng khiếp, với những thế lực giặc xâm lăng cường bạo, lúc đó mọi người đều phải tập hợp trong một lực lượng để tạo nên sức mạnh đối phó Ở nước
ta, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho ta thấy rõ được khối sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc Chiến tranh khốc liệt, sự tồn vong của dân tộc được đặt lên hàng đầu Hoàn cảnh ấy sẽ ít có chỗ cho cái tôi cá nhân tồn tại Nếu như thơ trữ tình lúc đó không phải là những lời hiệu triệu mọi người xông lên phía trước mà chỉ quay xung quanh những cảm xúc cá nhân khép kín, cô đơn thì thơ sẽ rất lạc lõng Thơ lúc bấy giờ phải là lời hiệu triệu, cổ vũ quần chúng nhân dân, vóc nhà thơ phải là ở những vị trí chiến đấu Thơ phải thể hiện sự lo toan trước vận mệnh nước nhà, phải đề cao ý thức công dân sẵn sàng hy sinh cái riêng cho quyền lợi chung của đất nước:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Trang 24Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông
Vận dụng lý luận về bản chất xã hội, nhân loại của cái tôi trữ tình về việc tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy có nhiều điều hấp dẫn Sáng tác thơ của Chế Lan Viên thể hiện rõ xu hướng vận động từ cái tôi cá nhân, cô đơn khép kín (trước cách mạng), đến cái tôi hòa nhập vào cái
ta cộng đồng (sau cách mạng) Quá trình đó đã được tác giả viết thành những tiểu luận, những bài thơ đặc sắc Đó là quá trình như Chế Lan Viên đã từng khái quát:
- Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui
- Từ chân trời một người đến chân trời tất cả
- Từ mất nỗi đau riêng để được niềm vui chung
1.1.2.3 Bản chất thể loại của cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình gắn với thể loại thơ trữ tình thông qua sự cảm nhận chủ quan về hiện thực nhà thơ đã tích lũy cho mình một nguồn tư liệu cần thiết Nguồn tư liệu ấy được xem như là nội dung, chất liệu làm nên tác phẩm Đến lượt nó, cái tôi trữ tình sẽ sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật đặc thù và tổ chức toàn bộ thế giới ấy dưới hình thức một văn bản trữ tình Rõ ràng, việc đưa hiện thực vào trong tác phẩm ở thơ trữ tình phải khác với tác phẩm tự sự hay tác phẩm kịch Bởi thế cần phải nắm được bản chất nghệ thuật thẩm mĩ của cái tôi trữ tình và sáng tạo theo những quy tắc riêng của thể loại Trước hết là hình thành tứ thơ và xác lập vị thế cái tôi trữ tình Tứ thơ là cái cốt lõi
tư tưởng, là sự kết tinh cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình Gọi là tứ trước hết là để phân biệt với ý trong một bài thơ có nhiều ý Nhưng phải có một ý lớn bao trùm toàn bài Có người hiểu ý bao trùm toàn bài thơ ấy là tứ của bài thơ Nhưng phân tích kỹ, tứ và ý là hai bình diện khác nhau Các ý mà văn
Trang 25bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp đầy đủ qua bài thơ mà do tứ thơ gửi lên Cùng với tứ thơ là sự xác lập tư thế trữ tình Đó là những hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ dưới ba hình thức cơ bản Có khi dưới dạng trực tiếp gắn với cuộc đời riêng của người viết Thường trong những trường hợp ấy, cái tôi trữ tình rất gần hoặc cũng chính là cái tôi của tác giả và nhà thơ thường sử dụng một cách trực tiếp qua các đại từ nhân xưng “tôi” hoặc “ta”:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy - Tố Hữu)
Hay như trường hợp của Chế Lan Viên:
Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!
Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?
Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm (Kết nạp Đảng trên quê mẹ)
Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỷ niệm, một quan sát:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy nghìn núi, trăm sông diễm lệ Con ngọc trai đêm hè đáy bể Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu
Trang 26Trường hợp thứ ba là những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật
nào đó như bài thơ Bà mẹ Việt Bắc của Tố Hữu hay bài thơ Bữa cơm thường trong bản nhỏ của Chế Lan Viên viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Trong thơ khi đã xác lập được tứ thơ và vị thế trữ tình, nhà thơ sẽ tổ chức hình thức văn bản trữ tình Mọi sự lựa chọn từ thể thơ cho đến hệ thống
từ ngữ, vận nhịp, kết cấu,… đều in đậm dấu ấn của chủ thể và phù hợp thị hiếu thẩm mĩ của con người thời đại Cái tôi trữ tình chính luận Chế Lan Viên
ưa lối thơ văn xuôi tạo cái thế trùng điệp liên hoàn của ngôn ngữ thơ:
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi, cầm hỏa hổ, có thấy hồn Tổ quốc mênh mang như ta cưỡi nghìn xe thiết giáp
Và những biên đội oai hùng giết giặc giữa trời mây?
1.1.3 Những nhân tố tạo nên sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình với tư cách là một hiện tượng nghệ thuật, nó có sự hình thành, phát triển, kết thúc hoặc chuyển hóa sang một dạng khác Quá trình vận động ấy khó hình dung một cách đầy đủ trong thơ của một số tác giả mà
sự nghiệp thơ của họ quá ngắn ngủi, chỉ xuất hiện với một vài ấn phẩm Phần đông các tác giả khác có số lượng tác phẩm nhiều lại sáng tác qua các giai đoạn lịch sử và văn học có nhiều bước biến chuyển thì dấu ấn của sự vận động càng rõ nét
Chế Lan Viên là một tác giả lớn Sự nghiệp sáng tác của ông kéo dài hơn nửa thế kỷ qua ba chặng đường lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, ai cũng dễ dàng nhận thấy, thơ ông giữa giai đoạn này với giai đoạn khác đều có bước tiến triển Trong những bài tiểu luận, hay một số bài thơ của mình ông cũng khẳng định điều đó Ông viết:
- Mất nỗi đau riêng để được niềm vui chung
- Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm
Trang 27Hơn thế nữa, ông còn chỉ ra nguyên nhân tạo ra bước biến chuyển Một
trong những nguyên nhân đó là vai trò của lãnh tụ (Người thay đổi đời tôi - người thay đổi thơ tôi) và vai trò của nhân dân Nhân dân như một ngọn
nguồn trong lành đã nâng đỡ hồn thơ Chế Lan Viên:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Có thể nêu lên đây những nhân tố đã thúc đẩy sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ nói chung và thơ Chế Lan Viên nói riêng
1.1.3.1 Hoàn cảnh xã hội, các trào lưu văn học và sự tiếp nhận của người đọc
Đây được xem là nguyên nhân khách quan Giữa hoàn cảnh xã hội và tiến trình văn học có mối quan hệ khăng khít Đó là mối quan hệ giữa hạ tầng
cơ sở và kiến trúc thượng tầng Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong một bài văn học sử về một giai đoạn đều phải thông qua bước tìm hiểu hoàn cảnh
xã hội Hoàn cảnh này đã tác động đến cái tôi trữ tình Bởi vì, cái tôi trữ tình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại Có thể thấy rõ điều này qua tập thơ đầu tay của tác giả Có tới năm yếu tố chi phối tư duy nghệ thuật, hình
thành nên cái tôi trữ tình trong Điêu tàn:
1 Cuộc sống lầm than của dân tộc bị áp bức trước cách mạng
2 Phong trào thơ mới (1932 - 1945)
3 Những quan niệm của Trường thơ loạn của nhóm thơ Bình Định
4 Ảnh hưởng của gia đình, quê hương, những tháp Chàm ở Bình Định
5 Ảnh hưởng của các thứ tôn giáo
Cả 5 yếu tố trên thuộc về hoàn cảnh xã hội là những nguyên nhân
khách quan tạo nên cái tôi trữ tình độc đáo trong Điêu tàn Đó là cái tôi lãng
Trang 28mạn thoát ly chối bỏ cuộc sống thực tại (Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau) và cái tôi siêu hình hoang tưởng (Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ) Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên các giai đoạn sau này,
ta cũng thấy rõ sự ảnh hưởng to lớn của hoàn cảnh xã hội đối với sự hình thành và phát triển của cái tôi trữ tình trong thơ
Nói đến hoàn cảnh xã hội còn là nói đến sự tiếp nhận của người đọc Trong sáng tạo nghệ thuật, không thể không chú ý đến đối tượng tiếp nhận
Có một thực tế là nhà thơ đã tạo ra công chúng của mình nhưng công chúng cũng có thể tạo ra nhà thơ của họ Thơ Đường luật rất uyên bác trong thời kỳ văn học trung đại, chủ yếu là để phục vụ cho tầng lớp trí thức, quan lại quý tộc Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945 với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được viết ra hướng tới độc giả chủ yếu là tầng lớp trẻ, là tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản ở thành thị Cả hai bộ phận văn học nói trên không gần gũi lắm với bộ phận bình dân Đến thời kỳ kháng chiến, văn học mang khuynh hướng sử thi đem tiếng nói cộng đồng, hướng tới quảng đại quần chúng, đặc biệt là quần chúng công nông binh Viết cho quần chúng thì phải viết những vấn đề gì sát thực với cuộc sống và nhất là sát với trình độ tiếp nhận của họ Tương tự như vậy, đến thời kỳ sau 1975 khi mà cuộc chiến tranh đã kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, cuộc sống và nghệ thuật trở lại với muôn mặt đời thường, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc thay đổi, người ta quan tâm nhiều đến những tác phẩm phản ánh đời tư thế sự, đến đời sống cá nhân Điều đó buộc nhà thơ phải thay đổi giọng điệu, từ giọng điệu “vang ngân” chuyển sang “giọng trầm” của cuộc sống thường nhật:
Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm
Hay:
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Trang 29Như vậy, nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ không thể bỏ qua đối tượng tiếp nhận của người đọc Một nhà thơ lớn được đánh giá cao phải nói lên được tiếng nói phù hợp với tâm tư tình cảm thị hiếu của bạn đọc
Một trong những nhân tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển cái tôi trữ tình của tác giả đó là trào lưu văn học của
thời đại và những kinh nghiệm của thể loại Chế Lan Viên viết Điêu tàn vào
những năm phong trào Thơ mới đạt đến đỉnh cao của mình Nhìn rộng ra thì đây là thời kỳ văn học dân tộc đang trên đà chuyển biến mang tính chất cách tân so với lịch sử hàng nghìn năm phát triển Văn học trong quá trình hiện đại hóa Phong trào Thơ mới có tác động lôi kéo thúc đẩy mầm mống tài năng thơ của Chế Lan Viên phát triển Hơn thế nữa, khi đã là thành viên của phong trào, Chế Lan Viên đã đóng một vai trò tích cực Với tư cách là người trong cuộc, Chế Lan Viên không thể không hấp thụ những nguyên tắc sáng tác của Thơ mới Mặc dầu Chế Lan Viên đã đưa đến cho Thơ mới một giọng điệu riêng, một nét cá tính sáng tạo độc đáo đến mức “kỳ dị”, nhưng phải thấy rằng
cái tôi trữ tình trong Điêu tàn có những nét tương đồng với cái tôi lãng mạn
của Thơ mới Ông tìm thấy ở đó tiếng nói đồng cảm của một bộ phận tầng lớp thanh niên tiểu tư sản bế tắc:
Ôi tâm tư ngăn giữa bốn bờ tường Chờ gió mới nhưng cửa đều đóng kín
(Lửa thiêng - Huy Cận)
Nói về ảnh hưởng mà kinh nghiệm của thể loại đưa lại, ta cũng thấy Chế Lan Viên là người chịu ảnh hưởng khá sâu sắc Thế kỷ XX, thể loại thơ
đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu Các thể thơ truyền thống như thơ Đường luật, thơ lục bát không ngừng được hoàn thiện, cộng thêm đó thể thơ tự do tuy mới được hình thành nhưng cũng đưa đến những hình thức
Trang 30biểu đạt hấp dẫn cho thơ Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Lan Viên
đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm ấy của thể loại thơ và tạo nên những bài thơ đặc sắc Đặc biệt là trong hai hình thức mà Chế Lan Viên thành công nhất đó là thơ tứ tuyệt và thơ tự do
1.1.3.2 Sự trưởng thành của nhà thơ
Quá trình sống và sáng tạo nghệ thuật là một quá trình không ngừng tích lũy kinh nghiệm qua sự trải nghiệm cuộc đời Sự trưởng thành của nhà thơ là nguyên nhân chủ quan có vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Cái tôi trữ tình bao giờ cũng gắn với ngoại cảnh, với thời đại Xét đến cùng chủ thể vẫn đóng vai trò quyết định Cũng trong một hoàn cảnh xã hội và văn học tác động như nhau, nhưng sự nhận thức về thực tại ở mỗi người lại khác nhau Không phải mọi nhà thơ đều có sự phát triển trong sự nghiệp sáng tạo Nhưng nhìn chung đối với đa số các nhà thơ sự trưởng thành của họ về thế giới quan và nhân sinh quan là một thực tế, một yếu tố thúc đẩy sự vận động cái tôi trữ tình Nhà thơ Pháp Aragông (1897
- 1982) nhờ sự giác ngộ “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” đã chuyển từ một nhà thơ siêu thực sang một nhà thơ trữ tình cộng sản Bước biến chuyển
của Chế Lan Viên cũng có nét tương tự Bài thơ Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão là bài thơ tiêu biểu cho điều đó Bài thơ nói tới vai trò của lãnh tụ đã làm thay đổi cuộc đời
của tác giả và đã tạo nên bước biến chuyển trong cuộc đời thơ ông Như một
hệ quả tất yếu: cuộc đời được đổi thay đã kéo theo sự thay đổi về thơ Trong các tiểu luận cũng như trong các bài thơ được sáng tác sau năm 1954, Chế Lan Viên hơn bất cứ nhà thơ nào khác đã nói nhiều về sự thay đổi này Từ tâm hồn một thi sĩ cảm thương đến tâm hồn thi sĩ tham gia cải tạo thế giới đối với Chế Lan Viên là cả một bước đường rèn luyện phấn đấu không ngừng Khi cuộc đời đã có một hướng đi đúng đắn “từ chân trời một người đến chân
Trang 31trời tất cả”, nhà thơ cũng có sự thay đổi Tất cả đã làm nên một sức sống mới cho thơ:
“Ta là ai?” - như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
“Ta vì ai ?” - khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh
(Hai câu hỏi)
1.2 Vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên nằm trọn trong thế
kỷ XX Đây là thế kỷ có nhiều sự kiện lịch sử và văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao nhất của thiên niên kỷ
Những tháng ngày ấy, vượt qua muôn vàn gian khổ hi sinh, nhân dân ta
đã lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Đồng thời, đây cũng là thế kỷ nền văn học nước nhà có nhiều bước biến chuyển mạnh mẽ Văn học không ngừng vận động, đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa cả về mặt nội dung và hình thức biểu hiện Văn học Việt Nam đã chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại
Thế kỷ XX, chúng ta có nhiều nhà thơ nổi tiếng Đầu thế kỷ có các nhà thơ lớn như Tản Đà, Phan Bội Châu… Giai đoạn 1930 - 1945 đã xuất hiện những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận,… Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay đã có biết bao nhà thơ đầy tài năng như: Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Giang Nam, Thanh Thảo… Trong số các nhà thơ đó, Chế Lan Viên được xem là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ
Trang 32Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, một nhà văn hóa có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại Trong hơn năm mươi năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn và đa dạng: trên mười tập thơ, hàng chục tập bút ký, tiểu luận, phê bình đã xuất bản và hàng ngàn trang di
cảo mới được tập hợp, bước đầu được in thành ba tập Di cảo thơ
Chế Lan Viên là một nhà thơ gắn bó đời và thơ mình với vận mệnh dân tộc và sự nghiệp cách mạng, đồng thời luôn luôn thể hiện những khát khao sáng tạo của một bản lĩnh, một tâm hồn thi sĩ Nhiều tác phẩm của ông đã có tiếng vang lớn, in đậm dấu ấn trong lòng độc giả trở thành đỉnh cao trong thành tựu thơ Việt Nam hiện đại Sáng tác của Chế Lan Viên, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú của ông đã có tác động tích cực và ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống Việt Nam hiện đại và trên trường quốc tế
Sinh thời và sau khi Chế Lan Viên mất, mỗi tác phẩm cũng như sự nghiệp sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý Dù có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung Chế Lan Viên được đánh giá như một thi sĩ tài năng, một phong cách đặc sắc
Nói về vị trí văn học sử của nhà thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Bá Thành
đã từng khẳng định: “Trong tiến trình lịch sử thơ hiện đại Việt Nam ở thế kỷ
XX, hiếm có nhà thơ nào chiếm lĩnh được đỉnh cao ở cả ba thời kỳ tiêu biểu nhất như nhà thơ Chế Lan Viên” [57, 3] Điều này đã được khẳng định qua các chặng đường sáng tác của ông
Thời kỳ sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giữa lúc phong trào Thơ mới (1932 - 1945) đang thịnh hành, đảm đương sứ mệnh
“một thời đại mới trong thi ca” thì tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên ra đời
Đây là một tập thơ mỏng gồm 36 bài, được viết khi tuổi đời, tuổi nghề văn chương của nhà thơ còn rất trẻ Nhưng khi xuất hiện giữa làng thơ, nó đã tạo nên sự kinh dị và thán phục đối với mọi người Nguyễn Vĩ, một nhà thơ lúc
Trang 33bấy giờ thuộc bậc đàn anh trong số các nhà Thơ mới khi nhận xét tập thơ đã không ngần ngại mà cho rằng: “Đây là những lời thanh cao tuyệt vời đáng ghi nhận vào lịch sử thi ca” [26, 25] Tiếp đến, các học giả Hoài Thanh - Hoài
Chân trong Thi nhân Việt Nam cũng đã dành nhiều lời bình mang tính khẳng
định về giá trị tập thơ đầu tay này
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1975 là thời kỳ đỉnh cao nhất trong
sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên Với những tập thơ tiêu biểu như Ánh sáng
và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972)…, Chế Lan Viên đã thật sự làm sôi động văn đàn và làm vẻ
vang cho cả nền văn học chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Sau 1975, Chế Lan Viên đã để lại hàng trăm bài thơ đặc sắc được in trong ba tập Di cảo Trong đó, với hơn một nửa số lượng bài thơ được sáng tác trong những năm cuối đời, Chế Lan Viên một lần nữa tạo nên sự sửng sốt
đối với độc giả yêu thơ Trong ba tập Di cảo này, có tập Di cảo II (1993) đã
được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng tác phẩm thơ xuất sắc nhất của năm 1994
Thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn sáng tác nào cũng được đánh giá cao và khiến nhiều người yêu thích Tạo nên điều đó là bởi thơ Chế Lan Viên độc đáo và chân thành; ngay cả ở điều hay, hay điều dở, ông đều sống hết mình Thơ ông đã đi đúng vào nguồn mạch chính của dân tộc và thời đại Thơ Chế Lan Viên khi thì như tiếng kèn xông trận, khi thì thủ thỉ tâm tình lắng sâu vào lòng người đọc, với tư cách là một người bạn đường, hơn thế nữa đó là người hướng dẫn Một trong những đặc sắc của thơ Chế Lan Viên làm nên sức hấp dẫn đối với độc giả còn bởi thơ Chế Lan Viên là thứ thơ giàu chất triết lý, giàu màu sắc nhận thức luận Đó là thứ thơ mà như ông đã từng quan niệm:
Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Không chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn quát tháo lo toan
Trang 34Đi theo phương hướng này, trong thơ Chế Lan Viên, vai trò của trí tuệ rất nổi bật Vì giàu chất trí tuệ nên thơ Chế Lan Viên cũng giàu suy tưởng Thơ ông không chỉ đi vào miêu tả biểu hiện cảm xúc mà còn đi sâu, cắt nghĩa mọi hiện tượng của đời sống Đặc biệt, trong những trang thơ viết về Tổ quốc, ông đã đưa đến cho người đọc những suy tưởng lớn về đất nước và con người Việt Nam thời đại Người đọc nhận ra được cội nguồn dân tộc từ cái chiều sâu, cái bề xa của những trang sử đã trải qua đầy đau thương và hào hùng Tất
cả đưa đến cho chúng ta niềm tự hào về Tổ quốc ta trong thời đại Hồ Chí Minh
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà lý luận, phê bình thơ sắc sảo, độc đáo Điều này không phải chỉ được thể hiện trên những tiểu luận viết bằng văn xuôi mà ngay cả trong thơ Như là một hiện tượng độc đáo, gần như là có một không hai, Chế Lan Viên trở thành người sử dụng thơ
để bàn luận về thơ một cách say sưa và đầy đủ nhất Các tác giả khác cũng dùng thơ để bàn luận về thơ Cuối thế kỷ XIX, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thơ để bàn luận về chức năng của thơ:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Bước sang thế kỷ XX, ta cũng bắt gặp nhiều tác giả thơ đã dùng thơ để bàn luận về thơ:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Sóng Hồng)
Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Hồ Chí Minh)
Trang 35Tuy có nhiều tác giả dùng thơ bàn luận về thơ nhưng họ cũng chỉ dừng lại ở một số bài thơ trong những thời điểm sáng tác nhất định Còn đối với Chế Lan Viên, đọc các tập thơ của ông từ những năm còn rất trẻ mới bước vào nghề cho đến những năm cuối đời, chúng ta đều thấy tập thơ nào cũng có nhiều bài thơ bàn luận về thơ trên các phương diện: Quan niệm về thơ và người làm thơ, ý thức trách nhiệm của người cầm bút Tác giả còn bàn luận về
cả nội dung và nghệ thuật cũng như các thao tác, các kỹ thuật làm thơ Nhiều câu thơ của Chế Lan Viên bàn luận về thơ vừa phản ánh quan niệm của chính tác giả vừa phản ánh quan niệm về thơ của cả một phong trào thơ và của cả một thời kỳ lịch sử Chẳng hạn, ông nói đến tính chất của thơ xưa và thơ nay Trước hết ông đi từ thực tế của thơ mình:
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Sau đó, ông khái quát, nói lên xu thế vân động của cả một nền thơ trong thời đại mới:
Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi Đảng dạy ta thơ phải trả lời
Đề cập đến vị trí nhà thơ trong từng thời kỳ, ông cũng có những quan
niệm khác nhau Nếu trong Điêu tàn ông quan niệm “thi sĩ là người mơ,
người say, người điên”,… thì đến thời kỳ chống Mỹ, ông viết:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
Thể hiện quá trình vận động của cái tôi trữ tình trong thơ của mình, Chế Lan Viên đã diễn đạt nó bằng nhiều câu thơ xúc động, gây ấn tượng mạnh mẽ Đó là sự đánh giá nghiêm khắc thơ mình thời kỳ trước Cách mạng:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Trang 36Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng
Đến thời kỳ sáng tác mới, sống chan hòa trong cuộc sống chung của Cách mạng, ông đã nói được vai trò của Đảng, Bác Hồ đối với sự nghiệp sáng tác của mình Ông viết:
Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi
Và đối với nhân dân, ông đã thấy được nguồn sức mạnh, nguồn cổ vũ lớn lao:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Thơ sau 1975 có sự chuyển đổi giọng điệu Bắt nhịp xu thế này, thơ Chế Lan Viên cũng đã thể hiện xu thế vận động từ giọng thơ “vang ngân” đã chuyển sang “giọng trầm”:
Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất
Từ những phạm vi đề cập trên đây, một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định: Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, một nhà văn hóa lớn có vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại Tác phẩm thơ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều thế hệ độc giả Sự nghiệp sáng tác của ông mãi
là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo
Trong một bài thơ vĩnh biệt Chế Lan Viên (tháng 6 năm 1989), nhà thơ lớn Tố Hữu viết:
Mai sau những cánh đồng thơ lớn Chắc có thơ anh bón sắc hồng
1.3 Sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
Trang 37Nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là nhằm chỉ ra cái tôi trữ tình của tác giả ở giai đoạn này với giai đoạn khác có những nét tương đồng và khác biệt như thế nào Từ đây, có thể thấy được sự
kế thừa và cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên Để đi đến mục tiêu đó trước hết cần phải có cái nhìn toàn cảnh về sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ sáng tác của ông
Chế Lan Viên bước vào sự nghiệp sáng tác từ lúc còn rất trẻ và miệt mài sự nghiệp ấy cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng Năm 1983, chưa phải là năm cuối cùng của cuộc đời ông nhưng ông đã giải bày tâm sự:
Tôi tiếp cận trang giấy ngày mười sáu tuổi Bây giờ sáu ba
Cái trang mơ ước một đời chưa với tới Dần xa
Tôi như người xâu sợi chỉ vào cây kim ngay trước mặt Chỉ sắp lọt rồi Kim bỗng lùi xa
Tôi bước lên một bước Kim lùi thêm một bước
Ấy thế mà hết một cuộc đời văn học Tính tháng ngày nửa thế kỷ trôi qua
(Hồi ký bên trang viết)
Năm mươi ba năm gắn bó với thơ, qua bao bước đường thăng trầm của
xã hội và của cuộc đời riêng, Chế Lan Viên đã miệt mài với sự nghiệp sáng tác và đã cung cấp cho nền văn học Việt Nam hiện đại mười bốn tập thơ Số lượng tác phẩm ấy chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào và bền bỉ của nhà thơ Với
số lượng tác phẩm thơ nhiều như vậy nhưng thơ Chế Lan Viên không đơn điệu và cũng không hề tản mạn Do ảnh hưởng của thời đại và sự nhận thức của cuộc đời và nghệ thuật ở mỗi chặng đường thơ khác nhau nên cái tôi trữ
Trang 38tình trong thơ cũng khác nhau Nhưng xâu chuỗi lại, nó đã tạo nên một phong cách thống nhất Đó là sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, trong đó chất trí tuệ
là một thế mạnh tạo nên diện mạo riêng của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên:
Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Không chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Chúng ta có thể thấy sự hình thành cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên qua ba thời kỳ lớn gắn liền với ba thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX
1.3.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám
Đây là thời kỳ mở đầu sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên Ông xuất
hiện giữa làng thơ với tác phẩm đầu tay Điêu tàn Tập thơ này gồm 36 bài được nhà xuất bản Thái Dương, Hà Nội xuất bản năm 1937 Sau Điêu tàn, từ
năm 1937 đến 1945, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm thơ Những bài thơ này, một số đã được đăng rải rác trên các báo thời kỳ đó Đến năm 1992 và 1994,
nhà văn Vũ Thị Thường đã tuyển chọn 26 bài đưa vào hai tập Di cảo Các bài
thơ đều có nét chung giống nhau về nguồn cảm hứng sáng tạo, về bút pháp
thể hiện… Vì vậy khi nghiên cứu, ta chỉ cần chọn Điêu tàn là đủ
Điêu tàn được viết khi Chế Lan Viên mới ở độ tuổi mười lăm - mười
bảy, đang là học sinh trung học ở Quy Nhơn (Bình Định) Thời kỳ đó, bản lĩnh và cá tính sáng tạo của nhà thơ mới được hình thành, bản thân chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào Thơ mới và thơ tượng trưng phương Tây, đặc biệt
là Bôđơle Cùng với sự ra đời của Điêu tàn, lần đầu tiên cái tôi trữ tình trong
thơ Chế Lan Viên xuất hiện với đầy đủ diện mạo của nó Cái tôi này mang những đặc điểm chung của cái tôi trong thơ lãng mạn
Trang 39Nó nằm ở vị trí trung tâm cảm nhận làm thế giới quan Đây là cái tôi cá nhân tự biểu hiện, khép kín và cô đơn về mặt xã hội Cái tôi thể hiện ước mơ
và hành động để giải thoát cuộc sống thường ngày với những “ưu phiền, đau khổ với buồn lo” bằng nhiều con đường - trong đó con đường thoát li thực tế vẫn là con đường chủ đạo Bên cạnh những nét tương đồng, cái tôi trữ tình
trong Điêu tàn vẫn có nhiều nét khác biệt so với cái tôi trữ tình của Thơ mới Như Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Điêu tàn có những cảm xúc mạnh mẽ,
những suy tưởng và cấu tứ táo bạo, một số hình ảnh khoáng đạt chứa đựng sức mạnh nội tâm và trí tưởng tượng phong phú, nó báo hiệu cho sự hình thành của một hồn thơ rộng lớn” [33, 72]
Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tạo ra một thế giới nghệ thuật khác
lạ Đó là thế giới u linh của những quỷ dữ, ma Hời gắn với sự tàn vong của đất nước Chiêm Thành xưa Có thể cảm nhận một cách chung nhất về cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên ở chặng đường đầu sáng tác: đó là cái tôi lãng mạn siêu hình mang màu sắc triết lý hoang tưởng, nó nói nhiều đến cái vô nghĩa, tuy rằng cái vô nghĩa hợp lý
1.3.2 Thời kỳ 1945 - 1975
Đây là giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên Giai đoạn này gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Mở đầu là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Mốc son chói lọi này đã đưa đất nước
ta từ nô lệ đến độc lập, đưa những người dân bị áp bức lầm than trở thành những chủ nhân của lịch sử Đối với văn học, cách mạng cũng đã giải phóng cho văn nghệ sĩ, mở ra cho họ một chặng đường sáng tác mới Tiếp đến, hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trở thành nơi thử thách, tôi luyện nên chất thép, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo dào dạt cho những ai được vinh dự sống và sáng tác trong giai đoạn này Thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh đã tạo nên bước chuyển
Trang 40biến mạnh mẽ trong tâm hồn thơ của Chế Lan Viên cũng như đội ngũ các nhà Thơ mới đến với nền thơ cách mạng
- Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng (Xuân Diệu)
- Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi (Chế Lan Viên)
Nhìn một cách khái quát, trong ba giai đoạn sáng tác thì ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, thơ Chế Lan Viên đạt được nhiều thành tựu nhất cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật Tất nhiên, để có được thành quả đó, người nghệ sĩ đã phải trải qua một quá trình phấn đấu, đấu tranh với chính bản thân mình
Đi xa về hóa chậm Biết bao là nhiêu khê
Từ năm 1945 đến năm 1975, Chế Lan Viên đã sáng tác và giới thiệu
với bạn đọc sáu tập thơ Mở đầu là tập thơ Gửi các Anh, được viết trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp Tập thơ này, như tác giả đánh giá là không hay, nhưng nó ra đời đánh dấu bước biến chuyển trong tâm hồn thơ Chế Lan Viên
Từ một trí thức tiểu tư sản, một công chức của chế độ cũ, bây giờ ông đã trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sát cánh cùng đồng bào chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Con người công dân, con người xã hội ở Chế Lan Viên đã có một sự thay đổi căn bản và có thể nói là mau lẹ Điều này đã có ảnh hưởng tạo nên sự thay đổi trong con người nghệ sĩ ở ông Ông đã rời bỏ những băn khoăn và bế tắc về cái “tôi” và cuộc sống để cảm nhận được những vẻ đẹp, sự
hi sinh to lớn và những tình cảm cao quý của nhân dân Từ đây, thơ Chế Lan Viên đã hình thành một cái tôi trữ tình kiểu mới rất tiêu biểu cho thơ ca thời
kỳ kháng chiến chống Pháp Đó là cái tôi trữ tình chính trị, mang khuynh hướng sử thi Có thể nói đây là sự chuyển biến mang ý nghĩa bước ngoặt, chuyển từ cái tôi lãng mạn siêu hình sang cái tôi hiện thực cách mạng Mặc dù
có bước biến chuyển, nhưng nhìn chung thơ Chế Lan Viên giai đoạn này chưa