1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính triết lý trong thơ hữu thỉnh

101 934 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 517 KB

Nội dung

Cho đến nay Hữu Thỉnh vẫn hiệndiện như một cây bút tiêu biểu nhất của thế hệ mình, một thế hệ nhà thơbước ra từ chiến tranh, đã từng “làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, ghi lấy cảmột thời h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS.LÊ THỊ HỒ QUANG

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

Để hoàn thành luận văn: “Tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh”, tôi xinchân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng Sau đạihọc trường Đại học Vinh cùng đơn vị công tác, bạn bè đồng nghiệp, ngườithân đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian họctập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS

Lê Thị Hồ Quang, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình làm luận văn

Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ýkiến từ phía các nhà khoa học, quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Trang 5

Nxb: Nhà xuất bản

TP: Thành phố

Tr: Trang

Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang

đứng sau Ví dụ: [57, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu

tham khảo là 57, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này.

Trang 6

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và văn bản khảo sát 6

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1: HỮU THỈNH TRONG THẾ HỆ NHÀ THƠ CHỐNG MỸ 8

1.1 Khái lược đặc điểm của thế hệ nhà thơ chống Mỹ 8

1.1.1 Hoàn cảnh sống và cầm bút 8

1.1.2 Lứa tuổi, quan niệm sáng tạo 9

1.1.3 Những tác giả nổi bật 11

1.2 Hữu Thỉnh - một gương mặt xuất sắc của thế hệ thơ chống Mỹ 15

1.2.1 Cuộc đời, con người 15

1.2.2 Hành trình và thành tựu thơ Hữu Thỉnh 16

1.3 Cơ sở tạo nên tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh 18

1.3.1 Bối cảnh xã hội, thời đại 18

1.3.2 Tạng chất tâm hồn và cá tính sáng tạo của nhà thơ 20

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRIẾT LÝ TRONG THƠ HỮU THỈNH 22

2.1 Những vấn đề nhận thức, triết lý trong thơ Hữu Thỉnh 22

2.1.1 Về hoạt động sáng tạo thơ và vai trò người nghệ sỹ 22

2.1.2 Về chủ đề Chiến tranh, Đất nước, Nhân dân 28

2.1.3 Về chủ đề đời sống nhân sinh thế sự 35

2.1.4 Về chủ đề tình yêu 41

Trang 7

2.2.1 Cái tôi tự ý thức cao độ 47

2.2.2 Cái tôi luôn tìm kiếm ý nghĩa của đời sống 51

2.2.3 Cái tôi ưa phân tích, lý giải và khái quát hóa vấn đề 55

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÍNH TRIẾT LÝ TRONG THƠ HỮU THỈNH 59

3.1 Tính triết lý thể hiện qua ngôn ngữ 59

3.1.1 Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ nhằm gia tăng tính triết lý 59

3.1.2 Gia tăng hình thức phân tích, lập luận trong ngôn ngữ, hình ảnh .72 3.1.3 Xây dựng những biểu tượng thơ giàu tính khái quát 75

3.2 Tính triết lý thể hiện qua cách tổ chức văn bản 80

3.2.1 Cách đặt nhan đề bài thơ 80

3.2.2 Cách mở đầu và kết thúc bài thơ 82

3.3 Tính triết lý thể hiện qua giọng điệu 84

3.3.1 Giọng suy ngẫm, ưu tư 84

3.3.2 Giọng khái quát, triết lý 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã sản sinh ra một thế hệ nhà thơ tàihoa: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Phạm Tiến Duật, XuânQuỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn ĐứcMậu, Nguyễn Duy… Trong thế hệ ấy, dẫu không phải là người xuất hiện

và gây được ấn tượng sớm nhất, song bằng tài năng thực sự của mình, HữuThỉnh đã mạnh mẽ khẳng định được vị trí riêng trên thi đàn Với một tiếngthơ mới mẻ, có trường độ cảm xúc mãnh liệt, có tính trí tuệ và tính kháiquát cao, thơ Hữu Thỉnh đã đi sâu vào những vấn đề trung tâm của một giaiđoạn lịch sử đầy biến động Thơ ông vì thế không bị hoà lẫn hay nhoè mờ

đi trong dàn đồng ca chung của thế hệ Cho đến nay Hữu Thỉnh vẫn hiệndiện như một cây bút tiêu biểu nhất của thế hệ mình, một thế hệ nhà thơbước ra từ chiến tranh, đã từng “làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, ghi lấy cảmột thời hào hùng, bi tráng của dân tộc

1.2 Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi một loạt các giải

thưởng thơ Đó là giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ (1972 - 1973), với

bài Mùa xuân đi đón; giải A cuộc thi thơ trên báo Văn Nghệ với Chuyến đò

đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất (năm 1975-1976) Sau đó bốn

năm (1980), ông lại giành giải Nhất cuộc thi thơ của Hội nhà văn cho

trường ca Đường tới thành phố Năm 1991, với bài Thưa thầy, tác giả đạt

giải Nhất cuộc thi thơ do Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Trungương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Năm 1994, tập

Trường ca biển đã mang lại cho ông giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc

phòng Tiếp đó, phải kể đến tập thơ Thư mùa đông, ông đã giành được

Trang 9

vòng nguyệt quế vinh quang với giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm

1995 và giải thơ ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 1999 Những giảithưởng ấy đã ghi nhận sức sáng tạo và những đóng góp của hồn thơ HữuThỉnh trong nền thi ca hiện đại Việt Nam Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mọiánh hào quang của các cuộc thi là sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòngngười đọc Trong những năm gần đây, thơ Hữu Thỉnh đã được đưa vào họctrong chương trình Ngữ văn phổ thông, giới thiệu ra nước ngoài và được rấtnhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học đánh giá, công bố trên các báo chuyênngành, được đông đảo công chúng yêu thơ đón đọc và thẩm bình

1.3 Một trong những đặc điểm nổi bật trong thơ Hữu Thỉnh là tínhtriết lí Tìm hiểu tính triết lí trong thơ Hữu Thỉnh, vì vậy không những cóthể giúp ta hiểu sâu thêm về tài năng và cá tính sáng tạo của một nhà thơxuất sắc mà còn gợi mở nhiều vấn đề lí luận về xu hướng vận động của cáitôi trữ tình trong thơ Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đềnày chưa được giới nghiên cứu, phê bình đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Tính

triết lí trong thơ Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Được biết đến lần đầu qua những vần thơ đăng ở báo Người giáo viên

nhân dân năm 1962, nhưng mãi đến khi đạt giải thưởng thơ của Hội nhà

Văn năm 1979 với trường ca Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh mới thực sự

thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học Cho đếnnay số lượng bài viết về thơ Hữu Thỉnh đã lên tới con số hàng trăm Ở đây,chúng tôi sẽ điểm qua nội dung cơ bản của một số bài viết có liên quan đến

đề tài nghiên cứu

Trang 10

Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới

thơ đã bàn về tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh như sau: “Triết lý trong thơ

Hữu Thỉnh nhiều khi xuất phát từ những chi tiết rất nhỏ nhoi bình dị và nóđược nảy sinh từ những suy ngẫm không ngừng về lẽ sống, về cách xử thế,

về quan hệ người, về cái cao cả mong manh đang bị bủa vây bởi cái thấphèn, hung bạo” [7, 21]

Lý Hoài Thu, trong Một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện

đại (Tạp chí Sông Hương, số 142, tháng 12/2010) đã khẳng định: “Thơ

Hữu Thỉnh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữachiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng vàmãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết những tác phẩm trường ca dài và thơtrữ tình ngắn ” [63, 51]

Trong Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh (Tạp chí Hội Nhà văn Hải

Phòng 7/11/2013), Anh Chi đánh giá về thơ Hữu Thỉnh: “Thơ ấy, tất có

được những xúc cảm lớn về Tổ quốc, về nhân dân, về biết bao người con đisuốt qua lửa máu và hi sinh Thơ ấy, tất có được những suy tư về quêhương, đất nước, về tình yêu và lẽ sống Thơ ấy viết về những giá trị lớnhơn cả thơ ca” [4, 21]

Thanh Thảo cũng chỉ ra được cái mạch ngầm thao túng hồn thơ HữuThỉnh và âm thầm chảy suốt trong đời thơ ông: “Mỗi nhà thơ đi qua cuộcđời này theo một lối riêng, và trong khi hướng về phía trước những nhà thơcũng hướng về phía sau, về nơi từ đó mình ra đi Hữu Thỉnh đã không quênnhìn về cái làng nghèo, mái tranh nghèo nhà mình, đã không quên cái gốcgác nông dân của mình Và bây giờ, anh cũng không quên cái gốc lính củamình” [40, 32]

Trang 11

Trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh của

Nguyễn Thị Thanh Trà, tác giả đã chỉ rõ được mối quan hệ giữa chiều sâutriết lý và độ cảm xúc tràn đầy trong thơ Hữu Thỉnh: “Là người có vốn trithức văn hóa dồi dào, được nhào luyện trong thực tế nóng bỏng của cuộcchiến đấu, được bồi dưỡng sâu sắc về mặt lý tưởng, Hữu Thỉnh bước vàocuộc chiến vừa có cái trẻ trung, hồn nhiên của tuổi trẻ lại vừa có cái giàdặn, sâu lắng, suy tư của thế hệ đi sau, được thừa hưởng phẩm chất cáchmạng của thế hệ đi trước Điều này phần nào đã tạo nên một mạch thơ giàutrải nghiệm trong nhiều sáng tác” Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra đượcnhững thay đổi tế vi về những biểu hiện chất triết lý trong thơ Hữu Thỉnh:

“Ở chặng sau chất triết lý trong thơ Hữu Thỉnh lại có sự thay đổi rõ rệt từ lốitriết lý hóm hỉnh, bình dị hôm nào nay pha chút đắng đau, day dứt… chúng tabắt gặp những suy tư, trầm lắng về thân phận con người” Và quan trọng hơntác giả đã tựa vào sự thay đổi đó để làm đòn bẩy cho một nhận xét mang tínhkhái quát: “Thơ Hữu Thỉnh luôn ẩn chứa giá trị mang tính hướng nội thể hiệncái nhìn sâu lắng trước cuộc đời dâu bể Hữu Thỉnh luôn thành thật với chínhmình để tạo nên những vần thơ tinh khôi vẹn nguyên cảm xúc, toát lên một thứtriết lý giàu mĩ cảm” [ 65, 50]

Ngoài chuyên luận nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Trà còn có nhữngbài viết khác đề cập tới chất triết lý trong các tập thơ cụ thể của Hữu Thỉnh

Thiếu Mai, khi đọc Đường tới thành phố, đã cho rằng: “Thành công chủ

yếu của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát,vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm, những suy nghẫm của người chiến sỹ trongcuộc chiến đấu chống Mỹ Cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh… miêu tả trựcdiện những tổn thất mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không khí bi

Trang 12

đát, trái lại vẫn thấy được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu… Hữu Thỉnh rấtchú ý đến từng câu, chữ Anh không bằng lòng với lối nói sáo mòn” [30, 12].

Cũng đọc Đường tới thành phố, Hoàng Điệp cho rằng “Trường ca Sức

bền của đất đọng lại trong tâm trí của người đọc bởi những tâm sự, suy

nghĩ, những trải nghiệm sâu sắc của chính tác giả [6, 3]

Trịnh Thanh Sơn đưa ra những cách hiểu của mình về tập Thư mùa

đông như sau: “Có thể nói, cả 36 bài thơ trong Thư mùa đông là sự tiếp nối

của một cô đơn dằng dặc”; “Thơ Hữu Thỉnh luôn tự dằn vặt và toàn nhữngdấu hỏi Anh khai thác tâm trạng bơ vơ ở nhiều cung bậc và nhiều khíacạnh có lúc làm người đọc phải rưng rưng nghẹn ngào”; và “Đằng sau nỗichán chường và ngờ vực ấy, ta nhận ra tấm lòng nhân hậu, đằm thắm yêuthương của người thi sĩ muốn níu kéo để được sẻ chia, đôi khi mất bìnhtĩnh đến thành hốt hoảng” [36, 26]

Đọc Thương lượng với thời gian, Trần Đăng có những khám phá bổ ích qua bài viết Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ Tác giả cho rằng

dòng chảy xuyên suốt tập thơ không gì khác hơn “sự tiếc nuối thời gian đãmất, hay đúng hơn là sự tự ý thức về cái hữu hạn của chính mình” Qua tậpthơ này, “Hữu Thỉnh gửi gắm cả một đời chiêm nghiệm của mình Ở đó có

sự tắc nghẹn với bao nỗi khổ tâm (…) Đó là quãng thời gian không phảisau chiến tranh, con người vừa thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của đạn bom chếtchóc nên ùa vỡ mừng vui, sống tử tế với nhau hơn, nhân hậu với nhau hơn,

mà là quãng thời gian của mấy mươi năm vật lộn với gian khó, trong đó cóbiết bao sự "phản thùng, thớ lợ", biết bao cặn lắng của những oan khuất Cũng bàn về tập thơ ấy, Nguyễn Vũ Phượng Hoàng trong bài viết

Gặp nhà thơ trong tập thương lượng với thời gian đã có những kiến giải

riêng hết sức tinh tế: “Đối với nhà thơ Hữu Thỉnh, nhân loại và thời gian

Trang 13

đang trở về trong thơ hiện đại, không phải bằng con đường xưa của vĩnhcửu, mà là từ những giá trị và những dự cảm - cao thượng và đau khổ, kỳ vĩ

và không hoàn hảo, đúng như nhân loại của thời mà chúng ta đang sống”.Tập thơ đã “phác thảo một tình trạng đáng buồn của hiện thực, thay vì tiếngthét, Thương lượng với thời gian đã đóng lên thập giá những miếng vásống, với tinh thần và thanh điệu hiện đại” [20]

Điểm lại những bài viết về thơ Hữu Thỉnh, có thể thấy chủ yếu lànhững nhận xét đánh giá về một tập thơ hoặc một phương diện cụ thể nào

đó trong sáng tác của ông Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu

nghiên cứu, khảo sát vấn đề Tính triết lí trong thơ Hữu Thỉnh.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và văn bản khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh.

3.2 Là một phẩm chất nghệ thuật, tính triết lí thể hiện ở nhiều phươngdiện trong thế giới nghệ thuật thơ Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luậnvăn Thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát ở hai phương diện cơ bản là tínhtriết lý nhìn trên phương diện nội dung (nhãn quan nghệ thuật, đề tài, chủ

đề và hình tượng thơ) và tính triết lý nhìn trên phương diện hình thức (ngônngữ, kết cấu, giọng điệu)

3.3 Về văn bản khảo sát, chúng tôi tập trung vào các tác phẩm sau củatác giả Hữu Thỉnh:

Trang 14

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát, nghiêncứu một cách có hệ thống một phẩm chất nghệ thuật nổi bật trong thơ HữuThỉnh là tính triết lí

4.2 Với mục đích đó, luận văn hướng tới những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu vị trí của Hữu Thỉnh trong thế hệ nhà thơ chống Mỹ

- Tìm hiểu những vấn đề nhận thức và hình tượng triết lý trong thơ Hữu Thỉnh

- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn một sốphương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê, phân loại; cấu trúc, hệthống; phân tích, tổng hợp; so sánh đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu Tính triết lý trong thơ Hữu

Thỉnh với tư cách một phẩm chất nghệ thuật tiêu biểu, góp phần làm sáng

tỏ những giá trị độc đáo và dấu ấn tài năng, cá tính sáng tạo của Hữu Thỉnhtrong thơ

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Hữu Thỉnh trong thế hệ nhà thơ chống Mỹ

Chương 2: Những vấn đề nhận thức và hình tượng triết lý trong thơ

Hữu Thỉnh

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh

Trang 15

Chương 1

HỮU THỈNH TRONG THẾ HỆ NHÀ THƠ CHỐNG MỸ

1.1 Khái lược đặc điểm của thế hệ nhà thơ chống Mỹ

1.1.1 Hoàn cảnh sống và cầm bút

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam là một trongnhững giai đoạn lịch sử cam go, căng thẳng, ác liệt đồng thời cũng ghi lạinhững trang hào hùng trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta Cuộc chiến đặtdân tộc trước những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Vận mệnh của đấtnước đứng trước nguy cơ một mất một còn Đây là cuộc kháng chiến màcác nhà văn vừa cầm súng chiến đấu vừa cầm bút ghi lại tinh thần yêunước, lòng quả cảm, ý chí kiên cường và sự hi sinh vô bờ bến của một dântộc trên tuyến đầu chống Mỹ Nhanh nhạy và kịp thời, thơ nóng bỏng tínhthời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu Thơ ca, như một thứ vũ khí đã thamgia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Các thế hệ làm thơcùng có mặt bên nhau trong trận tuyến đánh Mỹ Hàng trăm nhà thơ, nhàvăn trẻ trực tiếp cầm súng ra chiến trường và sáng tác như Nguyễn Thi,Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Lê Anh Xuân… và từ trong khói

lửa, nhiều tác phẩm tiêu biểu đã ra đời: Những bức thư từ tuyến đầu Tổ

Quốc của Anh Đức, Vầng trăng quầng lửa của nhà thơ Phạm Tiến Duật, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi…

Từ sau 30/4/1975, đất nước thống nhất trong niềm vui khôn xiết củađôi bờ Nam Bắc, trong hạnh phúc của giấc mơ giải phóng miền Nam nay

đã thành hiện thực Giấc mơ ấy vẫn hằn in trong từng giấc ngủ của ngườidân nước Việt, để rồi ngày cả dân tộc bắt tay vào xây dựng lại đất nướctràn đầy tự hào Tuy nhiên, thách thức đến với đất nước còn nhiều Trải qua

Trang 16

10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ViệtNam đạt được những thành quả nhất định trên cả hai phương diện xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, song cũng gặp nhiều khó khăn do mắc sai lầm trongchủ trương, chính sách chỉ đạo chiến lược phát triển đất nước Đất nướclâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội Nhưng sứcsống của một dân tộc bền bỉ lại một lần nữa đưa ta thoát khỏi khó khăn Đểkhắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng

và Nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới Công cuộc ấy là bước ngoặtlịch sử vĩ đại, làm thay da đổi thịt cả đất nước Đó không chỉ là đổi mớitrên đời sống xã hội, kinh tế mà còn đổi mới trên cả tư tưởng, văn hóa, vănnghệ Nhiều vị lãnh đạo của đất nước như thủ tướng Phạm Văn Đồng, tổng

bí thư Nguyễn Văn Linh,… đã tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy” chovăn nghệ Lúc đầu văn nghệ chỉ là những tiếng nói chung về sự hào hùngcủa một thời kì cách mạng, nay văn nghệ còn là tiếng nói về cuộc đời, vềkiếp người

1.1.2 Lứa tuổi, quan niệm sáng tạo

Trong đội ngũ đông đảo hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào chiếntrường miền Nam, nhiều tài năng thơ trẻ đã được phát hiện Đội ngũ nàyđược tiếp tục bổ sung từ quần chúng yêu thơ Quả thực, cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng lớn cho thơ, lôi cuốn một lựclượng sáng tác đông đảo Cũng giống như thế hệ các nhà thơ mới 30-45,thế hệ nhà thơ chống Mĩ cũng xuất hiện với lực lượng trẻ đầy nhiệt huyết.Lực lượng ấy đông đảo nhất từ đầu những năm 60, đem lại cho thơ sứcsáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, gợi cảm, mà trong đó không ít tài năng

đã sớm được chú ý và khẳng định Họ mang đến cho nền thơ những tiếngnói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng Tiếng thơ của họ trẻ trung mà luôn trăn

Trang 17

trở, nghĩ suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc Thơ họ đã ghi lạichân thực hình ảnh cuộc chiến và người lính với cảm hứng sử thi lãng mạnđầy hào hùng Đáng quý hơn, thế hệ nhà thơ này đã nhận thức sâu sắc sứmệnh lịch sử lớn lao của thế hệ mình, họ đã chọn con đường đi cho mìnhtrong nhịp sống cuồn cuộn của dân tộc thời đánh Mỹ.

Những nhà thơ chống Mĩ nhận thức một cách đúng đắn con đường đicủa mình Đó là vừa cầm súng chiến đấu, vừa cầm bút viết về đất nước.Làm thơ và đánh giặc là hai hành động đồng thời, trùng hợp, có liên quanđến nhau như một phản ứng “dây chuyền”, cái này thúc đẩy cái kia, cái kiatạo đà cho cái này thể hiện Bằng quan niệm ấy, họ đã để lại những vần thơđầy trân trọng, tự hào

Sau 1975, hiện thực đất nước bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từchiến tranh chuyển sang hòa bình Có những chuyện hôm qua, các nhà thơchống Mĩ chưa kịp nói đến, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay cóđiều kiện đề cập, để nhìn lại, như mất mát của con người trong chiến tranh,quy luật nhân sinh trong xã hội,… Những điều này đòi hỏi các nhà thơkhông thể mang những quan niệm cũ như trong thời chiến tranh, họ phảichuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới Quan niệm sáng tạo từ

ca ngợi xuôi chiều trong chiến tranh trở thành những quan niệm hết sứcphức tạp, đa diện trong cuộc sống hiện tại Tuy nhiên, cái chung nhất vẫnlà: nhìn thẳng vào hiện thực với tinh thần phê phán và cái nhìn đầy nhânvăn

1.1.3 Những tác giả nổi bật

Thơ chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn trongviệc khơi dậy lòng yêu nước, ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi củamỗi người dân nước Việt Thơ nhanh chóng nhập cuộc vào cuộc kháng

Trang 18

chiến, có mặt ở vị trí chiến đấu của mình và thực hiện sứ mệnh cao cả trênmặt trận văn nghệ, là một vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng Thơ trởthành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng,tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi người, của toàn dân tộc.Qua đó, hiện thực đời sống chiến trường được tái hiện với tính chất ác liệt,

dữ dội, với những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến Trên khung cảnh

ấy, nổi bật hình ảnh của những người lính trẻ dũng cảm, lạc quan

Thơ chống Mỹ không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, màcòn là một hiện tượng nghệ thuật lớn, đặc sắc, là một giai đoạn phát triểnmạnh mẽ, có nhiều thành tựu xuất sắc trong tiến trình thơ hiện đại ViệtNam Nó hàm chứa tính chất sử thi và cũng không thiếu chất trữ tình lãngmạn Về ngôn ngữ, các nhà thơ trẻ có xu hướng đưa ngôn ngữ đời sống,đưa khẩu ngữ vào thơ, làm cho ngôn ngữ thơ có được cái nồng nàn của đờisống Trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, ta bắt gặp những thủ pháp tu từtruyền thống được sử dụng theo kiểu tư duy hiện đại Những trang thơ trẻ

mở ra trước mắt người đọc những liên tưởng đằm thắm mà biết bao thú vị.Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày về một số gương mặt nổi bật của thế hệnhà thơ chống Mỹ

1.1.3.1 Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 01 năm 1941 ở huyện Thanh Ba, tỉnhPhú Thọ Thơ ông giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn Sự lạcquan đến duy ý chí của Phạm Tiến Duật khiến những ai không bước ra từ cuộcchiến đó thấy rất khó để hình dung và chấp nhận được Đây có thể là một trongnhững nguyên nhân sâu xa khiến thơ của ông trở thành một biểu tượng của chủnghĩa anh hùng cách mạng, mang cảm hứng sử thi và âm hưởng tráng ca củacuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Có thể nói ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách

Trang 19

mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là mộtđặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật Bằng những tác phẩm nghệ thuật, ông đãnói hộ bao người tình yêu nước Những vần thơ của ông thực sự đã trở thànhniềm tự hào của nhiều thế hệ thanh niên nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc thân yêu của mình.

Nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng

thế hệ trẻ thời bấy giờ nói riêng và công chúng yêu thơ nói chung như: Lửa

đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây… Những bài thơ này đã đưa ông lên vị trí hàng

đầu của thơ ca Việt Nam thời kỳ chống Mỹ với Giải thưởng Hồ Chí Minh

về Văn học Nghệ thuật, đợt IV, năm 2012.

1.1.3.2 Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ, nhà hoạt động chính trị Việt Nam.Ông là cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Ông đã từng nhận

giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ Cõi lặng - năm

2010

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ có phong cách rõ nét ngay từ đầu

và có đóng góp quan trọng cho thành tựu của thơ chống Mỹ Tuy viếtkhông nhiều nhưng những tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm đều đượcđánh giá cao Thơ ông là sự kết tinh nhuần nhị của xúc cảm và trí tuệ Chấttriết lý trong thơ ông gây cho độc giả ấn tượng mạnh vì nó bắt nguồn từnhững rung động tinh tế, nồng nàn sâu lắng của nội tâm Đó là cảm xúcdâng trào về chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa những năm chống Mỹ,

và là bức tranh về phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viêntrong những đô thị tạm chiếm miền Nam Sự kết hợp đặc sắc này cũng thể

Trang 20

hiện rõ trong những sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khoa Điềm, viết về đờisống thế sự và “cõi lặng” nội tâm cá nhân của ông.

1.1.3.3 Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnhPhú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố ĐàNẵng Ông là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Namhiện đại Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộđội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậuchiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực

Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng

như: Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa),

Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993),…Thơ Lưu Quang

Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao Rất

nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng

Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu Ông còn là tác giả của

nhiều truyện ngắn và tác phẩm kịch mang đậm phong cách riêng

1.1.3.4 Nguyễn Duy

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ,huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnhThanh Hóa Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trườngcấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ

tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt

Nam trong tập Cát trắng Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký Năm

1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trungvào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao

Trang 21

tải Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó Nguyễn Duy được tặngGiải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Thơ Nguyễn Duy có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàuchiêm nghiệm Thơ ông vì thế cứ ngấm vào người đọc trong nhiều thao

thức suy nghĩ Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt

Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao, Ông

được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viếtnhưng viết được hay thì lại rất khó Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viếttheo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặtchẽ Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làmmới thể thơ truyền thống này

1.1.3.5 Thanh Thảo

Thanh Thảo, tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ởtỉnh Quảng Ngãi Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúngchú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến

tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua

trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),… Thanh Thảo đã nhận giải

ru-thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải ru-thưởng Ban Văn họcQuốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhànước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001

Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở vềcác vấn đề xã hội và thời đại Cùng thế hệ các nhà thơ trẻ, Thanh Thảo đemđến tiếng thơ đầy ắp trăn trở, những suy ngẫm về các cặp phạm trù đối lậpgiữa được - mất, sống - chết, chung - riêng, cá nhân - cộng đồng, gia đình - Tổquốc Thơ ông nói nhiều chiến thắng, nhưng còn nói nhiều hơn mất mát, hy

Trang 22

sinh Ông là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ thời chống Mỹ,cũng là một cây bút có nhiều cách tân, đổi mới về mặt cảm hứng, bút pháptrong dòng chảy của thơ Việt Nam đương đại.

1.2 Hữu Thỉnh - một gương mặt xuất sắc của thế

hệ thơ chống Mỹ

1.2.1 Cuộc đời, con người

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bútdanh Vũ Hữu Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nhohọc nhưng ông đã phải trải qua một tuổi thơ không hề dễ dàng: ở 6 năm vớibác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binhPháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân Từ sau hòa bình lập lại, vàonăm 1954, ông mới được đến trường Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông

và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc trung đoàn 202 Từ đây HữuThỉnh đã tham gia một số hoạt động như học lái xe tăng, làm cán bộ tiểuđội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn Nhiều nămtham gia chiến đấu tại miền Bắc, ông đã trải qua hầu khắp các chiến trườngmáu lửa

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn,trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành HộiNhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3 Từ năm 2000, HữuThỉnh là tổng thư kí hội Nhà văn Việt Nam Sau đó, Hữu Thỉnh làm chủtịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệmTổng biên tập báo Văn nghệ

Trang 23

1.2.2 Hành trình và thành tựu thơ Hữu Thỉnh

Nhìn chung, Hữu Thỉnh đã có đóng góp lớn cho thơ ca Việt Nam, cảtrong thời kì kháng chiến chống Mĩ lẫn sau kháng chiến Ông sáng tácnhiều thể loại song thành công hơn cả là thơ Thơ ông có vẻ ngoài dung dị

và gần gũi song cũng hết sức tinh tế và gợi cảm bởi nó bắt nguồn từ cảmnhận bén nhạy của tác giả về đời sống và con người Đặc biệt, thơ ông luôn

ẩn chứa tính triết lí sâu sắc Ông đã xuất bản nhiều tập thơ, cụ thể:

- Âm vang chiến hào ( in chung 1975)

- Đường tới thành phố (1980)

- Từ chiến hào tới thành phố (1979)

- Khi bé Hoa ra đời (in chung 1981)

- Thư mùa đông (1994)

- Trường ca biển (1994)

1.2.2.1 Trước 1975

Cũng như lớp nhà thơ chống Mĩ, Hữu Thỉnh đã nhận thức đúng đắntrách nhiệm nặng nề nhưng vinh quang của thế hệ mình Thơ ông thời kìnày thường nói đến sứ mệnh của tuổi trẻ thời chống Mỹ, tình yêu quêhương, tổ quốc, trách nhiệm với cộng đồng, Nhân dân, lịch sử… Điểm đặcbiệt là Hữu Thỉnh thường nói về tình yêu nước một cách sâu sắc những hết

sức giản dị Trong bài thơ Chuyến đò đêm giáp ranh và bài thơ dài Sức

bền của đất, Hữu Thỉnh đã viết về bản thân mình, về những người thân yêu

cùng đói no, ấm lạnh, cùng đổ máu, mồ hôi và nước mắt Đó là một giọngthơ về trận mạc không cao giọng lên gân mà gần gũi với đời thực

Trong thơ Hữu Thỉnh, ta luôn thấy hiện lên hình ảnh người lính Cáchmạng với tình yêu nước rất cụ thể Bên cạnh đó là hình ảnh người mẹ.Trong những bài thơ xúc động nhất về chiến tranh hình ảnh người mẹ luôn

Trang 24

trở đi trở lại như một điểm sáng, đọng lại nơi những câu thơ hay nhất Tiếpnữa là hình ảnh người vợ, người yêu trong trái tim thổn thức người línhgắn liền với những đợi chờ, chịu đựng, hy sinh cả một thời xuân sắc Ởchiều sâu tình yêu dành cho những hình tượng thân gần nhất vừa kể trên,Hữu Thỉnh luôn suy nghĩ, phát hiện và tổng kết thành những chân lý đắtgiá, những bài học đắp bồi cho nhân cách, cho bản lĩnh sống trước hết làcho chính ông, sau nữa là cho thế hệ trẻ - những “người cùng thời”.

1.2.2.2 Sau 1975

Sau 1975, sự nghiệp của Hữu Thỉnh tiếp tục đơm hoa kết trái khi ôngliên tiếp nhận được những giải thưởng quan trọng Ông hai lần trao giải

thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới

thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995) Và cũng với

tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999 Đó

là sự ghi nhận đối với một hồn thơ dồi dào, đầy sức sống Gần đây, ông còn

viết những bài thơ với lối nghĩ khá mới, in trong tập Thương lượng với thời

gian Tất cả những thành công đó thêm một lần nữa khẳng định con đường

sáng tạo nghệ thuật mà Hữu Thỉnh đã chọn Nhìn vào chặng đường sángtác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉkhông mệt mỏi Nhắc đến Hữu Thỉnh là người ta nhắc đến những bản tình

Trang 25

trăn trở về số phận con người và nỗi đau chiến tranh Nó cất lên tiếng nói ýthức sâu sắc về bản thân và đời sống trong một hiện thực mới bộn bề nhữngthực/ giả, xấu/ tốt… không dễ phân định Chất triết lý được gia tăng trongthơ ông là bởi vậy.

1.3 Cơ sở tạo nên tính triết lý trong thơ Hữu Thỉnh

1.3.1 Bối cảnh xã hội, thời đại

Hữu Thỉnh là nhà thơ sống cả hai thời: thời chiến với những mất mátđau thương, thời bình với bao vấn đề trăn trở Rõ ràng bối cảnh ấy đã ảnhhưởng tới thơ ông, tạo nên những nghĩ suy sâu sắc về cuộc sống

Trước 1975, nhà thơ được sống trong không khí hừng hực của cuộckháng chiến chống Mĩ Bối cảnh đó dễ dàng đem lại cho các nhà thơ nhữngcảm xúc lãng mạn sử thi đầy hào hùng Qua thơ của Hữu Thỉnh cũng nhưnhiều tác giả cùng thế hệ ông, ta thấy hiện lên chân thực mà đầy hào sảngchân dung của Nhân dân, Dân Tộc, Tổ Quốc trong thời kháng chiến Nhânvật trữ tình trong các sáng tác trữ tình này luôn suy nghĩ về ý nghĩa, tráchnhiệm vô cùng thiêng liêng, hệ trọng của thế hệ mình Không phải bằngthuyết lý đại ngôn, ở đây nhà thơ lọc chắt thơ ra từ những mất còn cụ thểquyết liệt, từ một cuộc chiến tranh cụ thể không ngừng, dù còn hay đã tắttiếng súng

Sau 1975, khi môi trường xã hội có những biến động, cùng với sự đổimới về kinh tế, mở rộng tầm nhìn, cởi mở lối sống, những rạn vỡ, suy đồinhân cách cũng được dịp bùng phát Cuộc sống không còn khói lửa nhưnglại có những ngọn lửa ngầm trong trái tim, số phận mỗi con người Cuộcsống thay đổi chóng mặt Con người cũng thay đổi theo Những điều éo le,phức tạp trong số phận, suy nghĩ của con người được hé lộ Tất cả nhữngđiều này tạo áp lực buộc người cầm bút phải nghĩ khác và viết khác Từ

Trang 26

đây, xuất hiện khát vọng bức thiết là văn học nghệ thuật phải quan tâmđến con người, không phải là con người sử thi, con người anh hùng nhưtrong thời chiến, mà là con người của đời thường, con người của cá nhân,của số phận, thân phận Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho cáthể Cái chất ru vỗ, ngọt ngào của thơ ca trước 1975 đã nhường chỗ chochất giọng ưu tư, chua chát đau đời Điều này gần như đã trở thành chủ

đề quen thuộc của thơ ca giai đoạn sau 1975: “Trong nỗi buồn và côđơn của cái tôi cá nhân đương đại, có thể nhận ra những triết lí vềthân phận và con người Đồng thời, từ góc độ nhân bản, có thể xem đónhư sự nhạy cảm trước mọi nỗi đau nhân thế, trước sự không hoàn thiệncủa cuộc sống Đó cũng là một biểu hiện ngược, trạng thái “âm bản” củanỗi niềm khao khát hạnh phúc, sự đồng cảm và tình người” [2, 135].Đọng lại trong thơ là nỗi buồn, nỗi đau thế sự Đó chính là cơ sở để thứctỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng vàcảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975, trong đó có thơHữu Thỉnh

1.3.2 Tạng chất tâm hồn và cá tính sáng tạo của nhà thơ

Một yếu tố không kém phần quan trọng tạo nên chất triết lí trong thơHữu Thỉnh chính là tạng chất tâm hồn và cá tính sáng tạo của ông

Con người Hữu Thỉnh không mang nét sôi nổi như Phạm TiếnDuật, cái hào hoa đa tài của Quang Dũng Qua cuộc đời và thơ ông, tathấy ông ưa sự trầm lắng, nội tâm hơn cái ồn ào, hướng ngoại Cái tôinội tâm của ông luôn đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âuđầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhucầu, khát vọng của con người Hữu Thỉnh đã không quên nhìn về cáilàng nghèo, mái tranh nghèo nhà mình, đã không quên cái gốc gác nông

Trang 27

dân của mình, không quên cái gốc lính của mình Trong đó không thiếunhững hụt hẫng về tinh thần trước những trăn trở không nguôi về sốphận và thân phận của con người Thanh Thảo đã rất tinh tế khi nhậnxét về cái tạng thơ của tác giả này: “Có lẽ, cái tạng của Hữu Thỉnh nằm

ở những bài thơ, câu thơ giản dị một cách dân dã, hồn hậu nhưng nặngtrĩu nỗi đời” [40, 8]

Ngoài ra, cá tính sáng tạo và tạng chất tâm hồn tác giả còn được inđậm trong hai chữ: nhạy cảm Nguyên nhân tạo nên chất triết lí nằm trongcái cảm tinh tế của Hữu Thỉnh Ông có cách “bắt sóng” rất riêng với vạnvật, con người Hữu Thỉnh là người đặc biệt nhạy cảm với cả những biếnchuyển nhỏ trong thiên nhiên hay trong tâm trạng con người

Tinh tế, nhạy cảm, ưa suy ngẫm, luôn muốn bao quát đời sống trongchiều sâu bản chất, tuy nhiên, Hữu Thỉnh thường không tích nói dài, viếtdài Ông ưa một cách diễn đạt ngắn gọn, giàu tính ẩn dụ sóng cũng mangchứa sức nặng triết lý Theo Anh Chi: “Thơ Hữu Thỉnh, ngoài phẩm chấtđộc đáo là mộng mơ để đạt tới những nhận thức cuộc sống, như chúng tôi

có nói đến ở trên, còn những phẩm chất khác nữa Đó là sự kiệm lời ” [4]

Vì kiệm từ ngữ nên mỗi hình ảnh đưa ra thường phải mang ý nghĩa biểutượng sâu sắc chứ không phải chỉ là từ ngữ đưa đẩy dài dòng Đây có lẽcũng là một lý do thúc đẩy nhà thơ tìm đến với lối diễn tả khái quát - triết

lý trong thơ

Tóm lại, thơ Hữu Thỉnh luôn là tiếng lòng tha thiết với cuộc đời, conngười của một ngòi bút tài năng và đầy trách nhiệm Ở vào cái tuổi “trithiên mệnh”, Hữu Thỉnh đã đủ độ chín trong suy tư trải nghiệm về thế tháinhân tình Đi cùng với điều đó còn là quan niệm sáng tạo của nhà thơ: ôngmuốn nhận thức, lý giải đời sống trong chiều sâu và sự khái quát của nó

Trang 28

Tất cả những điều đó đã tạo nên trong thơ ông tính triết lý đặc sắc Nó thểhiện một bản lĩnh sống, một bản lĩnh sáng tạo bền bỉ, độc đáo.

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ HÌNH TƯỢNG

CÁI TÔI TRIẾT LÝ TRONG THƠ HỮU THỈNH

2.1 Những vấn đề nhận thức, triết lý trong thơ Hữu Thỉnh

2.1.1 Về hoạt động sáng tạo thơ và vai trò người nghệ sỹ

Ý thức về thơ, về bản chất sáng tạo là một hoạt động hết sức cần thiết

và có ý nghĩa đối với người viết chuyên nghiệp Là một tác giả có nhiềuthành tựu cũng như bề dày kinh nghiệm sáng tạo, Hữu Thỉnh rất có ý thức

về sáng tạo thơ như một hoạt động nghề nghiệp đặc thù Nó được phát biểurải rác trong nhiều bài viết và sáng tác của ông Chính sự tự ý thức về nghềthơ này đã tạo nên một cái tôi triết lí khá đậm nét trong thơ ông

Trang 29

Hữu Thỉnh từng thổ lộ: “Tôi rất tin: thơ là kinh nghiệm sống” [37].Câu nói ngắn gọn trên được rút ra từ trong Kỷ yếu của Hội Nhà văn ViệtNam Với ông, là nhà thơ thì hãy cứ viết, bằng chính kinh nghiệm rút ra từchính những thành công và cả những thất bại, mới để lại những sáng tác cógiá trị Nhiều người nghĩ rằng chỉ ngồi ở nhà là có thơ, còn tác giả thìngược lại Với ông, phải có những trải nghiệm sâu sắc đời sống mới thực

sự có thơ Vốn sống càng đầy đặn bao nhiêu, sâu sắc bao nhiêu thì thơ càng

có thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn với độc giả Chính sự kinh lịch từng trải củacon người sẽ góp phần đưa lại những tư tưởng nhân sinh thẩm mĩ vừa gầngũi lại vừa sâu sắc trong thơ Bởi vì, như chính nhà thơ Huy Cận đã viết:

“Cái chỗ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự sốnglên” [13, 24], Hữu Thỉnh cũng nhấn mạnh : “Thơ phải là sản phẩm của mộttâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt, chiến đấu vì một cái đích sáng đẹp,vì sựkhao khát vươn tới những giá trị đạo đức và thẩm mỹ” [13, 26] Bàn về thơcũng chính là bàn về một phương diện tế vi nhất của con người và tạo vật.Bởi vì thơ ca là biểu hiện tinh chất của cuộc sống “Thơ là cuộc sống tậptrung cao độ, là cái lõi của cuộc sống , phải đào, phải xới, phải chắt lọcmới ra thơ được” [13, 12]

Như vậy, trong sáng tạo, vốn sống, kinh nghiệm sống đầy đặn ấy phải

đi cùng với sự mẫn cảm tâm hồn và tài năng của nghệ sỹ Nó phải đượcchuyển hóa qua một ngòi bút tinh tế, sâu sắc Đồng thời nó phải đi cùng vớimột ý thức thường xuyên tìm tòi, đổi mới cách nghĩ, cách viết Thiếu điềunày thì không thể có thơ được Chính vì vậy, trong một bài viết gần đây,ông đã phát biểu: “Thơ hiện đại là với một vốn ngôn từ tối thiểu mà đạtđược hiệu quả tối đa Nó đa tầng, đa thanh, mở ra nhiều vùng liên tưởng

Và nó phải là tâm trạng của ta, cách nhìn, chỗ đứng của ta trong ngày hôm

Trang 30

nay, không thể trộn lẫn” Thế nhưng đổi mới đâu phải là đoạn tuyệt với quákhứ Ông khẳng định: “Cách tân không phải là cắt đứt với truyền thống, mà

để nghe truyền thống rõ hơn, nhân cái truyền thống ấy trong hiện đại ”[34] Đặc biệt, trong thì hiện tại, nhà thơ nhận thức rất rõ về mối quan hệgiữa thơ ca và độc giả cũng như vai trò quan trọng của tiếp nhận nghệthuật Ông cho rằng: “Nếu nhà thơ lấy thơ hay là mục đích, thì công chúng

là mục đích của mục đích” [30]

Những phát biểu nói trên đã phần nào thể hiện được ý thức tráchnhiệm và niềm tin của nhà thơ đối với chính sứ mệnh cầm bút của mình.Những quan niệm này cũng được thể hiện khá rõ trong các sáng tác củaHữu Thỉnh, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới Thay cho cái nhìn ca ngợi xuôichiều trước 1975 là cái nhìn đầy dự cảm về thân phận con người, về hiệnthực éo le trong xã hội, nhất là về vấn đề đạo đức Giọng thơ hùng trángcủa thời sử thi được thay bằng giọng trầm tư triết lí Đặc biệt nhà thơ rất chú

ý đề cao mối quan hệ giữa thơ ca và hiện thực đời sống Đời sống là nơi xuấtphát cũng là nơi đi tới của thơ ca Tiền đề của mọi sáng tạo đích thực nằm ởđây Rung động một cách hồn nhiên có được cũng từ đây Mọi sự có thể thayđổi Riêng mối quan hệ máu thịt giữa thi ca với cuộc đời là không thể thay

đổi Chính vì thế, trong bài Tôi đi Bào Ngư ông viết:

Tôi lặn qua mấy tầng mặn chát

để bàn tay hồi hộp trước bào ngư Cũng có thể tôi tham lam nhiều quá trước bạc vàng dưới đáy biển bỏ quên Nhận ra tiếng của người nghèo đi tìm của biển mở toang những gành đá thâm nghiêm

Trang 31

Đây là những câu thơ giàu tính hình tượng và triết lí, nó đưa ra cho tanhận thức: không thể có những vần thơ chói sáng nếu người viết khôngtừng nung nấu cái khát khao hướng tới cái toàn mỹ, toàn thiện Tham lam ởlĩnh vực khác có thể là đáng trách, riêng ở lĩnh vực nghệ thuật, sự “thamlam” nói trên lại rất cần được khích lệ Cuộc sống chắc chả ngặt nghèo gìđối với những tâm hồn luôn rộng mở hướng tới chân - thiện - mỹ vớinhững ham muốn khôn cùng.

Trong cái nhìn đậm chất đạo đức thế sự, Hữu Thỉnh thấy thơ chính là

một phương tiện giáo dục con người Ở bài Tạp cảm, tác giả coi việc sáng tác thơ như là “gieo vụ mùa nhân nghĩa” Như vậy, nhiệm vụ chính của thơ

là hạt giống nhân nghĩa giúp nhân lên lòng tốt trong xã hội Tuy nhiên, nhìnvào thực tế đời sống, ông thấy thơ vẫn chưa bắt kịp với sự biến đổi của

hiện thực Bài thơ Tạp cảm là tiếng thở dài đầy sự mong manh bất lực của

văn chương và văn nghệ sĩ trước cuộc đời:

Chưa viết giấy đã cũ Chưa viết sông đã đầy Đám cưới đi qua có người đứng khóc Chưa viết chợ đã đông

Chưa viết đồng đã bạc Người than thở vì mất mùa nhân nghĩa Câu thơ đứng giữa trời

Vó nhện cất sương rơi

Bài thơ là cái nhìn khá bi đát về đời sống Trang giấy thơ quá mỏng

manh, trong khi cuộc sống thì có bao nhiêu hiện trạng đáng buồn: giấy đã

cũ, sông đã đầy, người đứng khóc, đồng đã bạc, mất mùa nhân nghĩa

Trang 32

Trong bài Mười hai câu, tác giả cũng nhận thấy sự hữu hạn của văn

chương:

Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu Lép Tôn-xtôi viết "Chiến tranh và hòa bình"

Với hy vọng đó là cuộc chiến tranh cuối cùng trên trái đất Mùa đậu xuống mộ Ông với màu cây thành thực

Có ai ngờ lại thấy máu nhiều thêm Tôi đã gặp những dòng sông hùng dũng đẩy băng đi Nhưng rút cuộc cầm tù trong rét buốt

Bài thơ nói về các tác phẩm và tác gia văn học lớn mang tinhthần nhân đạo cao cả có sức mạnh cảm hoá lòng người Song dẫu khi có

Truyện Kiều, có Quan Âm Thị Kính, có Chiến tranh và hòa bình… thì

con người vẫn đối xử tồi tệ với nhau Như vậy, văn chương vẫn chưathực sự tác động tới hiện thực xã hội và cải hóa con người như tác giảmong muốn Tuy nhiên chính điều đó lại đặt ra một triết lý, cũng làmột câu hỏi bức bách: văn học nói chung, thơ ca nói riêng phải làm thếnào để đón đầu được hiện thực? Tiếng nói nhà thơ làm sao phải bắt kịp

với tiếng nói của nhân dân để tạo nên những “mùa nhân nghĩa”?!

Sau Đổi mới, một tư tưởng thẩm mĩ - xã hội mới xuất hiện, đó là tưtưởng nhìn thẳng sự thật trên tinh thần phê phán để xây dựng Sự trungthực xã hội, trong tư tưởng với quan niệm phải dấn thân vào cuộc đời, phảitôn trọng sự thật là một cảm hứng phổ biến trong văn học nói chung, thơ canói riêng:

Trang 33

- Cái đẹp là sự thật

Hơn cả tắm trong lửa, trong nước là tắm trong những ý nghĩ trung thực

(Thanh Thảo)

- Thơ lặng lẽ gầy gò, thơ như thanh thép nguội

Thơ làm cột thu lôi dưới bão giông này (Nguyễn Khoa Điềm)

- Thơ không bao giờ câm lặng Như nhịp đập của trái tim trung thực

Là nhân chứng của anh

Là ngọn lửa trắng trong Trên lịch sử tối tăm trên tro bụi (Lưu Quang Vũ)

Cũng như một số nhà thơ cùng thế hệ, Hữu Thỉnh quan niệm thơ phảigắn với trách nhiệm công dân, đạo đức nghệ sĩ Bằng cách nói hình tượng,

ông xem nhiệm vụ của người nghệ sỹ đích thực là “đi gieo mùa nhân

nghĩa” Nhà thơ đi tìm Thơ, cũng là đi tìm Con Người, tìm cái Đẹp và cái

Thiện như mơ ước và quan niệm của mình Đồng thời, sáng tạo thơ với ôngcũng là một hành trình thanh lọc và tự thanh lọc:

Lọc hết bùn đi Còn chút gì sót lại Đấy là anh sau những vui buồn

(Lọc)

Qua những phân tích trên, có thể thấy Hữu Thỉnh đã có những quanniệm sáng tạo riêng, và điều này đã tạo nên một sự thay đổi tích cực trongsáng tác của ông Thay vì quan niệm thơ như một hoạt động tuyên truyền

Trang 34

chính trị, giờ đây, với ông, thơ được nhấn mạnh, đề cao trước hết với tưcách là một hoạt động sáng tạo - nhận thức; thơ không được phép quaylưng trước những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống, thơ phải gắnliền với thời đại và thời cuộc, thơ phải là tiếng nói trách nhiệm và ý thức xãhội tỉnh táo, trung thực của nghệ sỹ Nhận thức đời sống trong chiều sâutriết lý chính là một đặc điểm nổi bật của Hữu Thỉnh Thơ có thể bàn vềnhiều vấn đề đa dạng của hiện thực song cách thể hiện phải giàu tính tưtưởng, hướng thơ trở về với đời thường, với số phận cá nhân, đào sâu vàotiếng nói nội tâm, đi sâu phân tích, lý giải thế giới cảm xúc, tâm linh sâukín bí ẩn Đây là những đổi mới hết sức sâu sắc và nhân bản trong quanniệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả

Tóm lại, Hữu Thỉnh đã có những quan niệm riêng đáng chú ý về bảnchất và vai trò của thơ ca với đời sống, trách nhiệm của người nghệ sỹ Quan niệm này càng hết sức có ý nghĩa, đặc biệt khi đặt trong bối cảnhhôm nay, khi nhiều người chỉ lo cách tân về mặt hình thức mà quên đi bảnchất thực sự của thơ ca, đó là tiếng nói tinh thần của con người, nó được cấtlên để ”người gần người hơn”

2.1.2 Về chủ đề Chiến tranh, Đất nước, Nhân dân

2.1.2.1 Góc nhìn và nhận thức, triết lý của Hữu Thỉnh về Chiến tranh, Đất nước, Nhân dân

Hình ảnh đất nước là chủ đề không thể thiếu trong sáng tác của cácnhà thơ Cách mạng Là một nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ, Hữu Thỉnhnhìn chiến tranh, đất nước, nhân dân từ góc độ một nhà thơ - chiến sỹ từngtrực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi Tổ quốc và chứngkiến sự “vặn mình” vĩ đại của cả dân tộc trước bão lửa chiến tranh Nhưngthường ông không nhân danh tập thể để nói về đất nước, nhân dân mà luôn

Trang 35

nói bằng chính cảm nhận cá nhân rất thực của mình Triết lí về chiến tranh,đất nước, nhân dân ấy đồng thời thể hiện tình yêu nước, tình yêu nồng nàndành cho những con người Việt Nam anh dũng, kiên cường

Tuy nhiên, trong mảng thơ viết về đề tài chiến tranh, đất nước, nhândân của Hữu Thỉnh trước 1975, chủ yếu trội lên tính trữ tình – sử thi Nhiềubài, tính trữ tình sử thi lấn át triết lí Nó thiên về thể hiện niềm tin vàothắng lợi của cuộc kháng chiến, vào sức mạnh lý tưởng Cách mạng

Nếu giai đoạn trước, nhà thơ thường nhân danh người lính để nói vềtình cảm với nhân dân, Tổ quốc thì đến giai đoạn sau, Hữu Thỉnh quan tâmviết về Nhân dân ở góc độ thân phận, số phận cá nhận trong cuộc sốngthường nhật với bao lo toan, vất vả Mảng đề tài chiến tranh vẫn được khaithác song sự tự hào phơi phới đã giảm đi, thay vào là cái nhìn đa chiều hơn.Chiến tranh cũng được nhận thức lại trong một tương quan rộng rãi hơn,gắn với cuộc sống đa dạng, muôn mặt và những day dứt trăn trở trước cuộcđời của tác giả Cách khai thác chủ đề chiến tranh ở đây, do đó, khá đặcbiệt Ông thích đi vào suy ngẫm các sự kiện đơn lẻ, các cá nhân cụ thể với

số phận riêng, chứ ít khi nói tiếng nói tập thể như nhiều nhà thơ khác Ta có

thể thấy điều đó qua hầu hết các trường ca của tác giả như: Biển, Đường tới

thành phố,… cùng một số bài thơ như: Sang thu, Thương lượng với thời gian,… Qua các biểu tượng thơ, Hữu Thỉnh muốn thể hiện triết lí về sự

rộng lớn, bất diệt của dòng đời cũng như đất nước, quê hương Như vậy, sauchiến tranh, tác giả nhìn nhận về Đất nước, Nhân dân trong một cảm hứngchiêm nghiệm, suy tư về nhân sinh, thế sự đậm nét Cách tiếp cận, cách khaithác đề tài này có điểm tương đồng với một số tác giả cùng thời, như ThanhThảo, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm… Các nhà thơ vẫn tìm được mạchnguồn đời tư ngay khi nói về vấn đề chung của cả dân tộc

Trang 36

Thơ Hữu Thỉnh còn đề cập tới hình tượng đất nước với những chiềukích không - thời gian lịch sử, văn hóa rộng dài Nếu trong chiến tranh, tácgiả suy ngẫm về trách nhiệm với quốc gia, dân tộc thì ở hình ảnh đất nướcthời bình, tác giả lại đưa đến những triết lí về nguồn cội con người Từ đó,gợi nhắc ta một thái độ sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Bằng các tác phẩm trường ca, tác giả đã bao quát được hình ảnh đất

nước trong mọi chiều không gian mà nổi bật nhất là rừng và biển Các

không gian này hầu như đều được nhân hóa, ước lệ Trong chương 2 của

trường ca Biển, Hữu Thỉnh đã lặp lại hình ảnh cát nhiều lần để nhấn mạnh

một cuộc sống đặc trưng của người chiến sĩ hải quân Cát trở thành biểutượng cho phần biển đảo của quê hương thân yêu:

… Cát ở đây là lối đi Cát là chỗ ăn cơm chiêu ngụm nước Cát là giường nằm gối đầu lên cát Cát theo lá thư đồng đội gửi về Cát ở đây là tất cả

Cát là tiền duyên cát là điểm tựa

Ngoài ra, tác giả còn xây dựng hình ảnh làng quê với nét đặc trưngcủa vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ Nó thể hiện rõ trong những bài thơ

trữ tình ngắn Hữu Thỉnh giai đoạn sáng tác trong thời bình Trong bài Sang

thu, khung cảnh vùng quê ấy được gợi tả với bao cảm xúc thân thương:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về…

Trang 37

Đất nước còn hiện lên qua hình ảnh con người Bất kì ở không gian

nào cũng thấy bóng dáng, công sức của con người Trong trường ca Biển,

ta thấy tác giả tái hiện vùng biển đảo bao la dậy lên sức sống bởi nhữngngười bám trụ biển đảo Cuộc sống của họ như hòa vào cát, vào biển đểbảo vệ vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Từ đó, ta thấy triết lí của HữuThỉnh về mối quan hệ giữa con người với Tổ quốc, quê hương: “Cá nhân làchủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởitừng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dântộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [43, 32].Trong thơ, ta còn thấy những suy ngẫm, triết lí khá sâu sắc của HữuThỉnh về Nhân Dân Trong cuộc chiến tranh, Nhân Dân phải chịu biết baođau thương song vẫn kiên cường và cống hiến hết mình cho Tổ quốc Hìnhảnh con người ấy là người lính cách mạng với tình yêu nước Đó là hìnhảnh người mẹ với sự nhân hậu, hi sinh hết mình Đó còn là hình ảnh người

vợ, người yêu đợi chờ người ra đi mòn mỏi hết cả thời xuân sắc Qua đó,tác giả bộc lộ một triết lí muôn đời: tình yêu nước của Nhân Dân Việt Nam

là một tình cảm cao quý và bất tử Nó thấm sâu trong từng tâm hồn con

người Việt Nam Trong một loạt bài thơ, đặc biệt qua Chuyến đò đêm giáp

ranh và Sức bền của đất, ta có thể thấy rõ điều này.

Viết về Nhân dân, tác giả đặc biệt chú ý tới hình tượng Người phụ nữ

- những người mẹ, người chị, người vợ Ở hình tượng người mẹ và ngườichị, Hữu Thỉnh thường chú ý ở phương diện đau thương, bất hạnh, nhữngthiệt thòi hi sinh của họ:

- Mẹ ta ốm húp bát canh rau dệu (Đêm chuẩn bị)

- Ngày mai chúng ta về

Trang 38

cạnh những hành động ân nghĩa cụ thể Trong Luống rau truy kích, mẹ đã

tặng người lính hạt rau giền - vật nhỏ bé mà đầy ý nghĩa:

lí hơn trong giai đoạn trước Hình tượng mẹ nằm trong chuỗi suy nghiệmcủa tác giả về lẽ đời, tình đời Mẹ là nguồn cội để tác giả bộc bạch những

trăn trở về éo le trong cuộc đời như ở bài Đất ngày thường, hay trở thành nỗi

“ám ảnh” về cách sống trong cuộc đời trong Chạm cốc với Xa - in:

Miếng cơm manh áo che khuất mẹ tôi

Sự vô tình che khuất mẹ

Trong thời chiến, người mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc tiếp thêmsức mạnh chiến đấu cho người chiến sĩ Trong hòa bình, họ là những bến

Trang 39

cảng an toàn cho những chuyến trở về của nhân vật trữ tình, là người đểgiãi bày, chia sẻ những tâm tư tình cảm, mà đa phần đó là những thất bại,những vấp ngã của nhân vật trữ tình trên đường đời.

Qua hình ảnh người phụ nữ, đặc biệt người mẹ, nhà thơ vừa khai sinhtrong tâm tưởng chúng ta một bức tranh toàn vẹn và đầy ấn tượng về ngườiphụ nữ, vừa thể hiện một triết lí đời sống: Cuộc sống này đẹp là do có sự hisinh của người phụ nữ

2.1.2.2 Sự tương đồng và khác biệt trong góc nhìn và nhận thức, triết

lý của Hữu Thỉnh về chủ đề Chiến tranh, Đất nước, Nhân dân với một số nhà thơ Cách mạng

a Sự tương đồng

Trước 1975, Hữu Thỉnh, cũng như phần lớn các nhà thơ cùng thế hệ,thường viết về đề tài chiến tranh, Đất nước, Nhân dân Trong đó, suy tư vềchiến tranh, đất nước, nhân dân thành mảng chủ đề trở đi trở lại trong thơông Ví dụ như khi tái hiện về mẹ, Hữu Thỉnh cũng xây dựng hình ảnhngười mẹ như bao người mẹ Việt Nam khác với sự thủy chung, son sắt, cần

cù, yêu nước, thương chồng con… Đó là mẫu số chung của thơ ca ViệtNam viết về hình tượng này Hoặc, khi tái hiện hiện thực chiến tranh, thơHữu Thỉnh cũng giống nhiều tác giả thời thơ chống Mĩ luôn chú trọng đềcập và giải đáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị, bám sát thời sự diễnbiến của cuộc chiến đấu, khẳng định đường lối và quyết tâm chiến đấu củadân tộc,… Đó là những cảm hứng và chủ đề thường trực trong thơ Tố Hữu,Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ Cách mạng khác Nhà thơ trở thành nhà tưtưởng để phát hiện, khám phá và say mê khẳng định giá trị vĩnh hằng của

Tổ quốc, dân tộc, nhân dân, thời đại Cách mạng

Trang 40

Bước sang giai đoạn sau 1975, xu hướng tìm tòi, đổi mới đã xuất hiệntrong sáng tác của rất nhiều tác giả , trong đó có Hữu Thỉnh Cùng với mộtnhãn quan mới về đời sống và nghệ thuật, các nhà thơ nhanh chóng chuyển

từ cảm hứng sáng tạo sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư Nó hòa hợp,song hành cùng với hành trình đổi mới văn học Việt Nam ở những thậpniên đầu của thế kỷ XXI này

b Sự khác biệt

So với các thơ ca đương thời, góc nhìn về hình tượng đất nước, nhândân trong thơ Hữu Thỉnh có những nét khác biệt rõ nét Chẳng hạn thơ HữuThỉnh trước 1975 thường mô tả về mẹ theo hình thức khái quát, triết lý,trong khi các nhà thơ khác thường chọn cách bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảmxúc với mẹ Sau 1975, hình ảnh người mẹ trong thơ Hữu Thỉnh càng thểhiện rõ khuynh hướng thơ ông Hình tượng ấy tiêu biểu hơn cho tấm lòngcủa người mẹ bình thường, người mẹ của gia đình và của mối quan hệ cánhân

Góc nhìn về đất nước của Hữu Thỉnh cũng có nét khu biệt Nếu ở cácnhà thơ khác, Tổ quốc hiện lên qua mất mát chiến tranh hoặc được nhìn từphương diện địa lý, văn hóa và những trang sử hào hùng thì ở thơ HữuThỉnh, Tổ quốc được nhìn ở những hình ảnh gần gũi Thơ ông xây dựnghình tượng Tổ quốc có nét cụ thể hơn, gắn bó với con người hơn Hìnhtượng quê hương trong thơ Hữu Thỉnh gắn liền với cảnh đồng quê ruộngvườn của một vùng đất nông nghiệp Nó hiện lên với tất cả những nhọcnhằn nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ trong kí ức của người đi xa Trongmối quan hệ giữa Tổ quốc và con người, ta thấy cũng có nét khác biệt.Nguyễn Nguyên Tản nhận xét rất xác đáng: “Cái riêng tư đôi khi lại trỗi

Ngày đăng: 22/01/2016, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (1999), “Hữu Thỉnh - nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời”, Văn hóa - Văn nghệ Công an (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh - nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời”, "Văn hóa - Văn nghệ Công an
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
3. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
4. Anh Chi (2013), “Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh”, Tạp chí Hội Nhà văn Hải Phòng (07/11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh”, "Tạp chí Hội Nhà văn Hải Phòng
Tác giả: Anh Chi
Năm: 2013
5. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
6. Hoàng Điệp (2001), Phong cách thơ Hữu Thỉnh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học SP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách thơ Hữu Thỉnh
Tác giả: Hoàng Điệp
Năm: 2001
7. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ”, Tạp chí Văn học (9), tr.103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2003
8. Trần Đăng (2006), “Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (24/4/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Trần Đăng
Năm: 2006
9. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Hà Minh Đức (1996), Thơ ca chống Mỹ cứu nước (Lời giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Minh Hạnh (1985), “Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh”, Quân đội nhân dân(8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh”," Quân đội nhân dân
Tác giả: Minh Hạnh
Năm: 1985
13. Trần Mạnh Hảo (1996), “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh”, Văn nghệ Quân đội (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư mùa đông của Hữu Thỉnh”," Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Trần Mạnh Hảo
Năm: 1996
14. Trần Mạnh Hảo (1996), “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh”, Văn nghệ quân đội ( 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư mùa đông của Hữu Thỉnh"”, Văn nghệ quân đội
Tác giả: Trần Mạnh Hảo
Năm: 1996
15. Hê - ghen G. F (1973), Mỹ học, Nhữ Thành dịch, Viện văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học
Tác giả: Hê - ghen G. F
Năm: 1973
16. Hoàng Ngọc Hiến (2010), “Hữu Thỉnh và thương lượng với thời gian”, TuanVietNam.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh và thương lượng với thời gian
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 2010
17. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn tâm điêu long
Tác giả: Lưu Hiệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
19. Nguyễn Thị Hoa (2009), Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2009
20. Nguyễn Vũ Phượng Hoàng (2007), “Gặp gỡ nhà thơ trong thương lượng với thời gian”, Văn nghệ, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gặp gỡ nhà thơ trong thương lượng với thời gian”," Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Vũ Phượng Hoàng
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w