1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp khắc phục trở ngại về tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tỉnh kon tum

7 2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 240 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI VỀ TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM Nguyễn Thị Lý 1 Nguyễn Thị Vui2 Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tỉnh Kon

Trang 1

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI VỀ TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA

HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM

Nguyễn Thị Lý 1

Nguyễn Thị Vui2

Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum với môi trường và điều kiện sống đặc thù đã gặp phải một số trở ngại tâm lý (khó khăn) trong học tập, trong đó có chín khó khăn cơ bản Mức độ ảnh hưởng của các khó khăn này đến hoạt động học tập của học sinh khác nhau Mỗi khó khăn tâm lý do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó

có thể chia thành hai nhóm: những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan Qua nghiên cứu biểu hiện của các trở ngại tâm lý trong học tập, chúng tôi bước đầu đưa ra hệ thống giải pháp có tính toàn diện và đồng bộ nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum

1 Đặt vấn đề

Trở ngại về tâm lý (TNVTL) trong học tập là những đặc điểm tâm lý của cá nhân nảy sinh trong hoạt động học tập, gây cản trở tiến trình và kết quả học tập của người học TNVTL là hiện tượng tâm lý nảy sinh ở mọi lứa tuổi, ở mọi người khi tham gia hoạt động học tập, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học Hiểu biết đầy đủ về TNVTL, có biện pháp phù hợp giúp người học tháo gỡ TNVTL để học tập tự tin, đạt kết quả và ngày càng tiến bộ là một yêu cầu quan trọng của người làm công tác giáo dục

2 Thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh (HS) tiểu học người dân tộc thiểu

số (DTTS) tỉnh Kon Tum

2.1 Biểu hiện TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS tỉnh Kon Tum

Trẻ em là con em người đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, với những đặc điểm cụ thể về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa gặp nhiều TNVTL trong học tập Điều tra 875 GV, CBQLGD đang công tác ở trường tiểu học có phần đông là HS DTTS và quan sát biểu hiện của TNVTL trên một nghìn HS tiểu học DTTS trong quá trình học tập cho kết quả: HS tiểu học DTTS có 09 TNVTL cơ bản trong học tập, các TNVTL này đều biểu hiện ở mức cao (qua các con số ở bảng dưới đây X = 2,51; 2,52)

Bảng 1 Biểu hiện TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS tỉnh Kon Tum

1 ThS, trường CĐSP Kon Tum

2 ThS, trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang 2

TT

TNVTL

Kết quả ĐT viết Kết quả quan sát

1 Gặp khó khăn khi diễn đạt suy

nghĩ của mình bằng tiếng Việt

2 Khả năng quan sát, ghi nhớ, tư

duy, tưởng tượng hạn chế

3 Lúng túng khi thực hiện các

hành động học tập

4 Thụ động trong học tập 2178 2,60 4 2608 2,60 4

5 Không hiểu bài giảng của GV 2138 2,56 5 2568 2,56 5

6 Có ít niềm vui trong học tập 2132 2,55 6 2484 2,48 6

7 Sợ thầy cô giáo, bạn bè nhận

xét không tốt về mình

8 Thiếu tự tin vào bản thân 1881 2,25 8 2156 2,15 8

9 Sợ mắc sai lầm trong học tập 1726 2,07 9 2110 2,11 9

X

Trong chín TNVTL cơ bản mà HS gặp phải, trở ngại có ảnh hưởng lớn nhất đến việc học tập của

HS là “Gặp khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Việt”, sau đó là “Khả năng quan sát, ghi

nhớ, tư duy, tưởng tượng hạn chế”, "Lúng túng khi thực hiện các hành động học tập" và “Thụ động trong

học tập”…

2.2 Nguyên nhân làm nảy sinh TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây TNVTL trong học tập của HS tiểu

học DTTS tỉnh Kon Tum

* Những nguyên nhân chủ quan từ bản thân học sinh tiểu học DTTS:

Bảng 2 Nguyên nhân từ phía bản thân HS tiểu học DTTS gây TNVTL trong học tập

bậc

Trang 3

5 Chưa có phương pháp học tập hợp lý 612 73,29 5

6 Không nhận thức được tầm quan trọng của học tập 498 59,34 6

8 Không có nhu cầu, nguyện vọng học tập 381 45,62 8

Trong các nguyên nhân chủ quan gây TNVTL trong học tập của HS thì “Vốn tiếng Việt hạn chế” là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến học tập của học sinh Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ mà là ngôn ngữ thứ hai của học sinh DTTS Giao tiếp ở gia đình, cộng đồng, bản, làng hầu như không có thói quen nói tiếng Việt Vì vậy, đa số các em HS tiểu học DTTS đều thiếu hụt vốn từ tiếng Việt so với yêu cầu của độ tuổi và yêu cầu học tập ở nhà trường Nguyên nhân này tạo nên nhiều TNVTL khác trong học tập của HS: gặp khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Việt; khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng hạn chế; lúng túng, thụ động trong học tập; không hiểu bài giảng của giáo viên…

* Những nguyên nhân khách quan từ môi trường sống, học tập

- Nguyên nhân từ môi trường học tập của nhà trường

Bảng 3 Nguyên nhân từ phía nhà trường gây TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS

bậc

1 Lượng kiến thức quá nhiều 566 67,78 1

4 Do GV ít hiểu biết về đặc điểm tâm lý HS 324 38,80 4

5 Phương pháp giảng dạy của giáo GV chưa phù hợp 308 36,80 5

6 Thiếu sách vở, dụng cụ học tập 206 24,67 6

7 Do sự nghiêm khắc, thiếu thân thiện của GV 172 20,59 7

8 Do thiếu sự động viên khích lệ của GV 143 17,12 8

Nguyên nhân được đánh giá có ảnh hưởng lớn từ nhà trường đến hoạt động học tập của HS là

“lượng kiến thức quá nhiều” Với nhận thức và vốn ngôn ngữ tiếng Việt hạn chế, có thể nói, nội dung chương trình dạy học hiện hành là nặng đối với HS tiểu học DTTS, bên cạnh đó, sự bất đồng ngôn ngữ,

sự thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm lý học sinh và phương pháp dạy học chưa phù hợp của GV đang làm tăng rào cản tâm lý trong học tập của HS tiểu học DTTS

- Nguyên nhân từ môi trường sống của gia đình, địa phương và xã hội

Trang 4

Bảng 4 Nguyên nhân từ môi trường sống của gia đình, địa phương và xã hội

1 Do thiếu sự quan tâm hợp tác từ gia đình 764 91,49 1

2 Do gia đình chưa quan tâm và giúp đỡ đúng cách

cho HS

3 Do ảnh hưởng của kinh tế, văn hóa, phong tục tập

quán của địa phương

4 Do chính quyền địa phương, đoàn thể chưa phối

hợp chặt chẽ

Việc nhận thức và quan tâm chưa đúng mức đến học tập, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức và kỹ năng trong chỉ dẫn, hỗ trợ và tổ chức học tập ở nhà cho con em của các bậc cha mẹ HS tiểu học DTTS; điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; một số phong tục, lề thói lạc hậu, dư luận xã hội chưa đúng về học tập, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa nhà trường với các đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác giáo dục cũng góp phần tạo nên TNVTL trong học tập của các em

3 Giải pháp khắc phục TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS tỉnh Kon Tum

TNVTL là những yếu tố tâm lý nảy sinh ở chủ thể trong quá trình học tập song lại có nguồn gốc ở môi trường bên ngoài, nó phản ánh chính điều kiện sống và học tập của người học Vì vậy, khắc phục TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực từ phía nhà trường, gia đình và xã hội để các em có đủ khả năng vượt qua, mặt khác, tạo ra môi trường sống và học tập thuận lợi cho các em

3.1 Giải pháp từ phía nhà trường

- Tổ chức dạy học thông qua “trải nghiệm, tương tác, rút kinh nghiệm và giao tiếp” để các em được học tập kiến thức, kỹ năng năng mới từ vốn sống và kinh nghiệm của bản thân, tạo cơ hội để các em được tương tác, trải nghiệm những điều học được vào từ nhà trường vào cuộc sống, gia đình và xã hội, giúp học sinh biến các kiến thức, kỹ năng đã được học thành vốn sống, năng lực của bản thân

- Bồi dưỡng và phát triển tiếng Việt cho HS phải được xem là công việc quan trọng hàng đầu của

GV và nhà trường Xây dựng môi trường học và giao tiếp tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi và không ngừng

mở rộng và phát triển vốn từ tiếng Việt cho HS thông qua mọi hoạt động của lớp học và nhà trường

- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh hướng vào hỗ trợ cho học tập, tăng cường giao tiếp tiếng Việt, thỏa mãn nhu cầu hoạt động và vui chơi của HS, gắn kết học sinh với cộng đồng Thông qua các hoạt động này, rèn luyện ở HS tính chủ động, mạnh dạn, tự tin và các kỹ năng sống của lứa tuổi

để định hướng nhận thức, tình cảm thái độ, xây dựng động cơ học tập và lòng ham muốn đến trường của

HS

- Làm tốt công tác xã hội hướng vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về học tập, phổ biến và

tư vấn kiến thức, kỹ năng giáo dục và giúp đỡ, hỗ trợ con học tập cho cha mẹ HS và cộng đồng Phối hợp

Trang 5

với gia đình, địa phương xây dựng phong trào tự học, duy trì sĩ số HS, tạo điều kiện để con em hăng hái đến lớp, đến trường và tích cực học tập

Khắc phục TNVTL trong học tập của HS đòi hỏi phải xây dựng một môi trường học tập an toàn, thân thiện để mỗi ngày đến lớp học sinh cảm nhận được những niềm vui mới từ thành quả học tập của bản thân, từ một môi trường học tập xanh, sạch, đẹp với bầu không khí tâm lý ấm cúng, đoàn kết, thân ái của thầy, trò, bè bạn trong nhà trường

3.2 Giải pháp từ phía gia đình

Khắc phục TNVTL trong học tập của HS đòi hỏi mỗi gia đình HS tiểu học DTTS phải:

- Từng bước nâng cao nhận thức về ý nghĩa của học tập và vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái và xây dựng nề nếp, thói quen tốt của con cái trong học tập

- Xây dựng nề nếp sinh hoạt gia đình phù hợp với tập tục tốt đẹp của bản làng, của địa phương Xây dựng mối quan hệ tình cảm ấm cúng, gắn bó với nhau, động viên con cái học tập

- Theo dõi, quan tâm sát sao nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, kịp thời nhận biết những khó khăn trong học tập của con em và có việc làm thiết thực đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng (chủ yếu là phục vụ việc học tập và rèn luyện) phù hợp với khả năng và điều kiện của gia đình

- Nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường và xã hội thực hiện các hoạt động giáo dục con

em

3.3 Giải pháp từ phía địa phương và xã hội

- Huy động hệ thống chính trị ở địa phương tạo ra môi trường giáo dục, rèn luyện HS tiểu học để các em tham gia vào các lĩnh vực hoạt động thực tế đời sống cộng đồng phù hợp với sức khỏe, trình độ phát triển của lứa tuổi

- Xây dựng dư luận xã hội tốt ở địa phương đối với việc học tập, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng tộc hiếu học

- Xây dựng và thực hiện chế độ huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội vào việc phát triển giáo dục, động viên sự tham gia tích cực của các thành viên cộng đồng, các cơ quan, đoàn thể vào việc phối hợp với nhà trường để giáo dục HS, giúp các em vượt qua những khó khăn trở ngại trong học tập

- Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, quản lý và ngăn chặn mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong các thôn làng và xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng khu dân cư văn hóa, thôn làng văn hóa góp phần phát triển văn hóa, giáo dục địa phương Hướng con em đồng bào DTTS vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa lành mạnh giữ gìn bản sắc dân tộc và hòa nhập xã hội văn minh

- Tăng cường hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho các vùng đồng bào DTTS, đặc biệt đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học mà trước hết là dạy học hai buổi trên ngày cho HS tiểu học DTTS

Trang 6

- Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất của người dân địa phương, thực hiện các chính sách sử dụng nguồn lao động qua đào tạo là con em đồng bào DTTS vào các

vị trí công tác và lao động phù hợp trong bộ máy chính quyền, các tổ chức xã hội ở địa phương nhằm phục vụ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo lập và củng cố niềm tin của đồng bào

và con em vào học tập

4 Kết luận và kiến nghị

Học sinh tiểu học DTTS gặp nhiều TNVTL Khắc phục TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng môi trường của nhà trường, gia đình, địa phương và xã hội thuận lợi cho hoạt động học tập của HS Cần có sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong đó lực lượng giáo dục trường tiểu học đóng vai trò chủ đạo, then chốt Cần tổ chức tốt hoạt động học tập, giúp các em phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của học tập, có nhu cầu, nguyện vọng học tập, có phương pháp học tập phù hợp và có các thói quen tốt trong học tập để học tập đạt kết quả và ngày càng tiến bộ

Để khắc phục TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS DTTS của tỉnh Kon Tum, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

* Với Sở, Phòng GD&ĐT

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ GV-CBQLGD về TNVTL trong học tập của

HS tiểu học DTTS và các biện pháp khắc phục, về tổ chức dạy học cho HS tiểu học DTTS được học tập thông qua “Trải nghiệm, tương tác, rút kinh nghiệm và giao tiếp”

* Với GV trực tiếp công tác với HS tiểu học DTTS

Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để hiểu biết sâu sắc về tâm lý HS tiểu học DTTS, văn hóa của đồng bào DTTS ở địa phương công tác Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tìm tòi, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, khắc phục TNVTL trong học tập của HS DTTS

* Với trường CĐSP Kon Tum

Đưa các nội dung: đặc điểm tâm lý HS tiểu học DTTS; TNVTL trong học tập của HS tiểu học DTTS; tổ chức cho HS tiểu học DTTS được học tập thông qua “Trải nghiệm, tương tác, rút kinh nghiệm

và giao tiếp” lồng ghép vào nội dung giảng dạy các học phần Tâm lý - Giáo dục trong Chương trình đào tạo GV Tiểu học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Công Sử, Nghiên cứu tâm lý, tính cách của học sinh dân tộc, (tuổi từ 15đến 22) và đề xuất một số giải pháp trong giáo dục, đào tạo và sử dụng, Báo cáo đề tài khoa học mã số

08-09, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kon Tum

2 Nguyễn Thị Thủy, Văn hóa một số dân tộc ít người ở tỉnh kon Tum trước cách mạng tháng tám

năm 1945, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2001

Trang 7

3 Đỗ Văn Bình, Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất

CĐSP Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ tâm lý, Hà Nội, 2005

4 Phạm Bích Hợp, Tâm lý dân tộc - Tính cách và Bản sắc, Nxb TPHCM, 1993

5 Bộ GD-ĐT; Công văn số 896/ BGD&ĐT-GDTH, ngày 13/02/2006, V/v Hướng dẫn điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học

6 Bộ GD-ĐT, Công văn số 9890/ BGD&ĐT-GDTH, ngày 17/09/2007, V/v Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

7 Bộ GD-ĐT, Chương trình tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục), Nxb Giáo dục, 2001

8 Bộ GD-ĐT, Hướng dẫn thực hiện giảng dạy các môn học ở lớp 2,3,4,5 cho các vùng, miền và các lớp dạy học hai buổi/ngày, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội 2003,2004,2005,2006

DISASTER RECOVERY SOLUTION FOR THE STUDY OF PSYCHOLOGY ELEMENTARY

STUDENT ETHNIC MINORITIES KON TUM PROVINCE

Nguyen Thi Ly, Nguyen Thi Vui Abstract

Elementary school students of ethnic minorities in Kon Tum to the environment and living conditions have particular experience some psychological problems (difficulties) in learning These include nine basic problems, the influence of these difficulties is different to the learning activities of students Each psychological difficulties due to many causes, which can be divided into two groups: the subjective reasons and causes to objective causes of psychological problems in school Expression through the study of the psychological obstacles in learning, we also found the system solutions are comprehensive and coordinated in order to remedy the situation to improve the academic performance of elementary school populationminorities, the quality of education in the province of Kon Tum

Ngày đăng: 10/09/2015, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w