Nguyễn Thị Hoa khi nghiên cứu giọng điệu tập truyện Cánh đồng bất tận viết: “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rõ một tình cảm thiết tha một tấm lòng đôn hậu, sự cảm thông với những số
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ BÉ
TÍNH CHẤT TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2NGHỆ AN - 2015
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ BÉ
TÍNH CHẤT TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHAN HUY DŨNG
Trang 4NGHỆ AN - 2015
Trang 5Tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới PGS TS Phan Huy Dũng, ngườithầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn Trường Đại họcVinh, đặc biệt các thầy cô tham gia giảng dạy các chuyên đề chuyên ngành Lýluận văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tạitrường
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân, bạn bè… đã luôn độngviên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Bé
Trang 6MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGUYỄN NGỌC TƯ 7
1.1 Khái niệm tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn 7
1.1.1 Tính chất triết lý - trữ tình trong sáng tác văn học nói chung .7
1.1.2 Nét đặc thù của tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn .9
1.1.3 Triết lý - trữ tình như một đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại 10
1.2 Tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung 15
1.2.1 Những chủ đề triết lý 15
1.2.2 Tư cách và tâm thế triết lý 20
1.2.3 Màu sắc cảm xúc trong triết lý 23
1.3 Tính chất triết lý - trữ tình trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật 26
1.3.1 Tính chất triết lý - trữ tình trong tổ chức xung đột 26
Trang 71.3.2 Tính chất triết lý - trữ tình trong miêu tả tính cách 31 1.3.3 Tính chất triết - trữ tình trong cấu trúc giọng điệu 34
Trang 8THƯƠNG CẢM TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 46
2.1 Khái niệm người kể chuyện trong văn xuôi tự sự 46
2.1.1 Tác giả, người trần thuật, người kể chuyện 46
2.1.2 Người kể chuyện ở ngôi thứ ba 50
2.1.3 Người kể chuyện được nhân vật hóa 52
2.2 Người kể chuyện ưa triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .55
2.2.1 Nhận diện người kể chuyện ưa triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 55
2.2.2 Thời điểm bộc lộ và cách bộc lộ của người kể chuyện ưa triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 61
2.2.3 So sánh người kể chuyện ưa triết lý trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với người kể chuyện trong sáng tác của một số cây bút truyện ngắn đương đại khác 65
2.3 Người kể chuyện đầy thương cảm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 71
2.3.1 Nhận diện đặc trưng của người kể chuyện đầy thương cảm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 71
2.3.2 Sự dấu mình và lộ mình của người kể chuyện đầy thương cảm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 78
2.3.3 So sánh người kể chuyện đầy thương cảm trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với người kể chuyện trong sáng tác của một số cây bút truyện ngắn đương đại khác 87
Chương 3 HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG THẤM ĐẪM TÍNH CHẤT TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 92
Trang 93.1 Khái niệm biểu tượng 92 3.1.1 Biểu tượng - một loại hình ảnh đặc thù 92
Trang 103.1.3 Các loại biểu tượng quen thuộc trong sáng tác văn học 95
3.2 Hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 97
3.2.1 Sự đa dạng của các loại hình biểu tượng 97
3.2.2 Một số biểu tượng nổi bật 104
3.2.3 Tầm khái quát nghệ thuật của hệ thống biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới cái nhìn so sánh 113
3.3 Các phương thức gia tăng tính triết lý - trữ tình của hệ thống biểu tượng 115
3.3.1 Xóa nhòa đường nét xác thực của không gian, thời gian câu chuyện 115
3.3.2 Gia tăng phần bình luận của người kể chuyện 119
3.3.3 Chọn lựa những kết thúc không có hậu mà có hậu 121
KẾT LUẬN 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Đọc các bài viết mang tính khái quát về văn xuôi Việt Nam từ sau
1975 đến nay, ta thấy hầu như không có bài viết nào không nhắc đến NguyễnNgọc Tư bên cạnh những gương mặt tiêu biểu khác của văn học đương đại.Các nhà lý luận - phê bình văn học thống nhất ghi nhận Nguyễn Ngọc Tư làmột hiện tượng văn học độc đáo, đã kế thừa một cách xứng đáng những thànhtựu nghệ thuật của các nhà văn thế hệ trước và không ngừng đổi mới sáng tạotrên từng trang viết Nguyễn Ngọc Tư “đem đến một luồng gió mát rượi tinh
tế mà chân chất đặc biệt Nam Bộ”
1.2 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư luôn được bạn đọc đón đợi Trong
những tác phẩm của chị tràn đầy tính nhân văn bởi cái nhìn sâu sắc từ nhữngvấn đề nhỏ đến những vấn đề lớn trong cuộc sống từ niềm vui đến nỗi buồncủa con người nhỏ bé vất vả mưu sinh giữa cuộc đời Tất cả những điều đóđược kể bằng giọng trữ tình sâu lắng, chân thành, giản dị và với văn phongmộc mạc Những bài viết, bài nghiên cứu về các tác phẩm của chị có số lượngrất nhiều, từ những bài viết nhỏ đến những bài chuyên sâu, đề cập từ nội dungđến hình thức nghệ thuật tác phẩm Tuy nhiên, về vấn đề mà đề tài chúng tôilựa chọn nghiên cứu hiện chưa có bài viết hay công trình nào nghiên cứu mộtcách hệ thống, toàn diện và sâu sắc
1.3 Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng văn học độc đáo, bởi vậy, việc
nghiên cứu sáng tác của chị (trước hết là truyện ngắn) giúp chúng tôi có cáinhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về những đặc điểm của quá trình vận động và xuhướng phát triển của văn học hiện nay Từ nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư,chúng tôi muốn đưa tới một số dự báo về xu hướng phát triển hiện nay củatruyện ngắn nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung
Trang 12-chị cũng lần lượt nhận được các giải thưởng văn học có uy tín
Số lượng bài viết về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng phongphú, đa dạng, thường được đăng trên cả báo điện tử lẫn báo in Dưới đâychúng tôi xin nêu những bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quanđến đề tài
Nhà văn Chu Lai nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệtcủa miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có” Còn Phạm XuânNguyên khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là người: “có sức viết… Từ thực tếcuộc sống tạo ra được thế giới nghệ thuật của riêng mình… có cái nhìn mớitrong cái nhìn chung của thế hệ” [43] Bùi Công Thuấn nhận định: “NguyễnNgọc Tư là nhà văn nhân hậu Chị xứng đáng nhận được những vòng hoa vànhững vương miện của lòng yêu thương” [69]
Nguyễn Thị Hoa khi nghiên cứu giọng điệu tập truyện Cánh đồng bất
tận viết: “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rõ một tình cảm thiết tha
một tấm lòng đôn hậu, sự cảm thông với những số phận éo le bất hạnh… chấtsâu lắng của những trang văn này là dòng cảm xúc tuôn chảy từ trái tim nhânhậu, trăn trở với cuộc đời và con người của nhà văn… vừa xôn xao buồn bângkhuâng xao xuyến nhẹ nhàng, lắng đọng vừa trăn trở suy tư” [26]
Phạm Thu Hiền nhận xét: “Trong quan niệm nghệ thuật của tác phẩm,
dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo… Cảm quan đời sốngthẩm nhập triết lý Phật giáo góp phần tạo dựng hình tượng không gian thờigian, nhân vật, chuyển tải những chiêm nghiệm thế sự nhân sinh mang tầm
Trang 13phổ quát” [24] Phạm Thu Hiền đã phân tích: “chiếc ghe, cánh đồng, dòngsông” là biểu tượng của sa mạc “hận thù”, của “tiến trình báo ứng”… Kếtthúc tác phẩm mở ra chân trời tươi sáng khi cánh đồng bất tận không còn là samạc hận thù mà trở thành đất lành gieo hạt yêu thương khoan thứ Triết lýPhật giáo bất động hạn chế sân hận trải rộng tình thương thực sự là cấu tứ lớncủa toàn bộ tác phẩm” Từ đó tác giả đánh giá: ở tác phẩm này, Nguyễn Ngọc
Tư “đạt tới thông điệp phổ quát của nhân loại một nhân loại muôn đời kháttình yêu thương cứu rỗi” [24]
Minh Thi viết: “Truyện ngắn Gió lẻ một lối rẽ trên đường truy tìm cái
mới không giống với những gì trước đó của tác giả một kiểu viết khác, mộtcuộc tìm kiếm khác để tạo nên phong cách đa dạng hơn và cũng nhiều triết lýhơn” [64]
Đoàn Ánh Dương nhận định về tác phẩm Cánh đồng bất tận: “một tác
phẩm được dệt bởi sự đan cài giữa cảm xúc và suy tưởng của nhân vật… làcâu chuyện biểu tượng” [18] Trong bài viết này Đoàn Ánh Dương chỉ ra vàphân tích hệ thống biểu tượng trong tác phẩm và kết luận: “tác giả đã tiếnhành khái quát hóa dựa trên sự đan bện của cả quan hệ tương đồng và quan hệđối lập trong khát vọng thể hiện một thế giới đa chiều đa diện Biểu tượng củatác phẩm không trực diện mà ẩn sâu trong tâm trạng giằng xé trước hiện thựccuộc sống bộn bề Do đó, ý nghĩa của biểu tượng chính là sự khao khát, lòngmong mỏi đến tha thiết chảy bỏng rằng hãy bảo vệ, giữ gìn những giá trịngười, hãy chống lại sự tha hóa của con người” [18] Trong bài viết này tácgiả chỉ ra rằng mô hình tự sự của tác phẩm là “sự lồng ghép hai hệ thống tự sựdựa trên nền cảm xúc suy tưởng của nhân vật chính… giảm tối đa cốt truyện
sự kiện và gia tăng cốt truyện tâm lý Từ điểm nhìn nhân vật triết luận nhânsinh được đưa ra không mang tính khiên cưỡng mà thật cụ thể sinh động, đadiện theo dòng chảy cảm xúc của nội tâm” [18]
Trang 14Huỳnh Công Tín qua việc nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuậttrong truyện Nguyễn Ngọc Tư đưa ra được đánh giá mang tính khái quát cao:
“chỉ có năng lực viết tốt mới có thể khái quát được những vấn đề gia đình, xãhội để cô động nó vào trong truyện ngắn Và những truyện ngắn của chị càng
về sau càng có chiều sâu của sự nhận thức trí tuệ hơn” [70]
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu các bài nghiên cứu về truyện củaNguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy, Nguyễn Trọng Bình là người cónhiều bài viết đi sâu và có hệ thống về các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.Trên cơ sở những nghiên cứu về nội dung tự sự, phong cách, ngôn ngữ,giọng điệu từ những góc nhìn khác nhau, ông đã đưa ra những nhận định cógiá trị, chính xác về Nguyễn Ngọc Tư Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ý kiếnđánh giá của Nguyễn Trọng Bình liên quan đến đề tài nghiên cứu Tác giảviết: “nội dung tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câuchuyện về người dân thôn quê lam lũ nghèo khổ trong những nỗi nhớ niềmthương về nơi họ đi qua, về những kỷ niệm… Nhưng tấm lòng và thái độtrân trọng yêu thương là nội dung quan trọng hơn cả” Tác giả nhận xét:
“nỗi trăn trở trong tuyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở góc độ nào đó là lời cảnhbáo, là khả năng dự cảm của nhà văn” Nguyễn Trọng Bình còn chỉ ra rằngtruyện Nguyễn Ngọc Tư thể hiện quan niệm tư tưởng “con người sống vàtồn tại trên đời không đơn giản chỉ sao có cơm ngày hai bữa mà mộtphần còn nhờ những kỷ niệm, ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nàonào đó trong sâu thắm tâm hồn… nó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn conngười… giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và đầy bấttrắc của kiếp người”
Bùi Công Thuấn đã đánh giá Nguyễn Ngọc Tư “có tài thiên phú, côviết rất nhanh, rất khỏe” [69] Từ việc phân tích nội dung và nghệ thuật trongtruyện Nguyễn Ngọc Tư, tác giả khẳng định: “Chị đã đi về phía nghệ thuật
Trang 15hiện đại, viết được những truyện hư cấu những truyện tư tưởng Nhưng những
tư tưởng trong truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải suy tư triết học hay dòngchảy tâm thức thời đại” [69]
Trên đây chúng tôi điểm qua một số ý kiến, nhận định về tác phẩm củaNguyễn Ngọc Tư Những ý kiến trên mới chỉ nhắc đến hoặc nêu tên nhữngphương diện khác nhau liên quan gián tiếp đến vấn đề mà chúng tôi nghiêncứu Tuy vậy, chúng sẽ là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi trong quátrình nghiên cứu đề tài này
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.2 Phạm vi tài liệu khảo sát
- Nguyễn Ngọc Tư (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Vănhóa - Văn nghệ
- Nguyễn Ngọc Tư (2008), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ.
- Nguyễn Ngọc Tư (2010), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb Trẻ.
- Nguyễn Ngọc Tư (2012), Khói trời lộng lẫy, Nxb Trẻ.
- Nguyễn Ngọc Tư (2013), Giao thừa, Nxb Trẻ.
- Nguyễn Ngọc Tư (2013), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ.
- Nguyễn Ngọc Tư (2014), Đảo, Nxb Trẻ.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đem lại cái nhìn bao quát về tính triết lý - trữ tình trong truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư
- Phân tích hình tượng người kể chuyện ưa triết lý và đầy thương cảmtrong truyện ngắn Nguyên Ngọc Tư
- Làm rõ giá trị của hệ thống biểu tượng thấm đẫm tính triết lý - trữ tìnhtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Trang 165 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của
luận văn được triển khai trong ba chương
Chương 1 Tổng quan về tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 2 Người kể chuyện ưa triết lý và đầy thương cảm trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3 Hệ thống biểu tượng thấm đẫm tính triết lý - trữ tình trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍNH CHẤT TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1 Khái niệm tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn
1.1.1 Tính chất triết lý - trữ tình trong sáng tác văn học nói chung
Nói đến khái niệm triết lý hay tính chất triết lý, ta thường nghĩ tớinhững vấn đề liên quan tới triết học Nhưng ở đây, cái mà chúng ta quan tâm
là tính triết lý trong văn học - một phẩm chất có thể khiến cho văn học hay tácphẩm văn học có được độ sâu và tầm cao của nhận thức
Trữ tình là một trong ba loại hình, ba phương thức tái hiện đời sống bêncạnh tự sự và kịch, đồng thời là yếu tố đặc trưng cho nội dung của thơ ca Sựhiện diện của tính trữ tình trong tác phẩm trữ tình vốn mang tính hiển nhiên.Còn trong những tác phẩm thuộc các loại hình khác như tự sự và kịch, tính trữtình được bộc lộ cùng với sự quan tâm bộc lộ mình của chủ thể sáng tạo
Triết lý là kết quả của một quá trình nhận thức của con người nhằm đúckết những chân lý về các vấn đề nhân sinh và xã hội Đó là hành trình nhậnthức, đi sâu khám phá, chỉ ra được bản chất có tính quy luật của sự vật để kháiquát thành những luận đề có giá trị phổ quát trong cuộc sống Con đườngnhận thức chân lý đời sống theo Phan Huy Dũng có thể: “tạm đơn giản hóanhư sau: thoạt đầu là ghi nhận về một hiện thực; bước tiếp theo: triết lý vềhiện thực đó; rút ra vấn đề có ý nghĩa quy luật; cuối cùng là việc đề nghị vớinhân quần một thái độ ứng xử thích hợp” [15, tr 34] Trữ tình là bộc lộ tìnhcảm tư tưởng cảm xúc của chủ thể trước sự vật, hiện tượng Trữ tình là nétđặc trưng của thể loại văn học có tính trữ tình còn triết lý đặc trưng trong tưduy của triết học Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không tìm hiểu triết lý với tưcách là hệ thống tư tưởng của những triết gia mà là triết lý với tư cách một
Trang 18yếu tố hay một phẩm chất riêng của sáng tác, vốn chịu sự chi phối của kiểu tưduy hình tượng Triết lý không đơn thuần là lý thuyết khô cứng, gượng ép màđược thể hiện bằng hệ thống hình tượng nghệ thuật sinh động, bằng biểutượng vừa sâu sắc vừa giàu sức gợi.
Trữ tình là nét đặc trưng thể loại của thơ nhưng không phải là độcquyền của thơ mà nó có mặt cả trong văn xuôi tự sự Văn học luôn vận động
và phát triển, trong quá trình đó các thể loại có sự giao thoa với nhau, vaymượn một số yếu tố của nhau để tăng khả năng biểu đạt cho mình, chẳng hạnthơ có thể “đi vào” văn xuôi và rồi trong thơ lại có chứa yếu tố tự sự Sự giaothoa thể loại trở thành nét nổi bật, thành xu hướng phát triển của nền văn họcđương đại Sự giao thoa giúp cho các thể loại phản ánh cuộc sống được đadiện hơn, tác phẩm trở nên hấp dẫn và nhà văn cũng có cơ hội để thể hiện tàinăng của mình
Triết lý - trữ tình có thể được xem là một phương thức mà nhà văndùng để phản ánh hiện thực cuộc sống, là một cách để nhà văn thể hiện quanđiểm, thái độ của mình về các vấn đề nhân sinh xã hội qua tác phẩm vănhọc Trong văn học, tính chất triết lý - trữ tình có thể bao trùm mọi nội dungđược thể hiện, miêu tả trong tác phẩm, từ những điều mang tính chất vĩnhcửu như: hạnh phúc, tình yêu, sự sống - cái chết,… đến những điều bìnhthường trong cuộc sống thường nhật như một cảm xúc, một trạng thái, mộtchuyện đời nho nhỏ,… Khi nhà văn chỉ ra được tính quy luật hàm chứa bêntrong, chúng bỗng có giá trị khái quát, đúng cho mọi trường hợp trong cuộcsống Như vậy triết lý trong văn học có khi là những triết lý uyên bác, có khi
là những triết lý dân dã, nhẹ nhàng mà sâu lắng Những điều này giúp tácphẩm văn học mang tầm khái quát lớn Những triết lý trong tác phẩm giúpngười đọc biết suy tư sâu sắc hơn khi nhìn nhận cuộc sống quanh mình mộtcách khách quan bao dung
Trang 19Sự phát triển và đổi mới của văn học đã thúc đẩy xu hướng triết lý - trữtình trở thành một khuynh hướng trong sáng tác văn học Nghệ sĩ sáng táctheo khuynh hướng triết lý - trữ tình có thể sử dụng hầu hết các thể loại vănhọc như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch… V.I.Vaseva nữ chuyên gianghiên cứu văn học Xô-viết những năm 70 đã có nhận xét: “Tiểu thuyết, kịch,thơ với khuynh hướng triết lý, rõ ràng đã trở nên giữ vai trò quyết định gầnnhư trong tất cả mọi nền văn học của các nước phát triển Ngay trong nhữngtác phẩm không thể gọi là triết lý cũng đầy trăn trở suy tư” [65, tr 159] Dođặc trưng thể loại và do mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo, phong cáchnghệ thuật, vốn sống, vốn văn hóa khác nhau nên tính chất này có những biểuhiện khác nhau trên tất cả các phương diện, các yếu tố cấu thành tác phẩm.
1.1.2 Nét đặc thù của tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn
Tô Hoài nói: “Truyện ngắn chính là cách lấy một khúc đời sống Ở đây
có thể nói là ngắn gọn” Trong nhận định này, nhà văn muốn nhấn mạnh yếu
tố làm nên đặc trưng thể loại của truyện ngắn là “ngắn” Nếu đặt trong sự đốisánh với tiểu thuyết (cũng là thể loại tự sự có thể kéo dài vài trăm trang hoặchơn), truyện ngắn phải ngắn, gọn, thường từ vài trang đến chục trang, cónhững trường hợp dài hơn
Truyện ngắn gồm nhiều yếu tố: nhân vật, cốt truyện, mở đầu, cao trào,kết thúc… Do phải đảm bảo sự có mặt của các yếu tố trên trong một dunglượng hạn chế, một truyện ngắn không có nhiều chỗ để nhà văn bộc lộ đánhgiá chủ quan, cảm xúc chủ quan của mình một cách thiếu tiết chế Nhà vănkhông thể để cho nhân vật tự tiện trình bày và cũng không thể để mình đứng
ra phát triển trực tiếp Muốn thể hiện tư tưởng, cảm nhận đời sống của mìnhmột cách thuyết phục, không biến nhân vật thành cái loa phát ngôn, nhà vănphải khéo léo trong nghệ thuật trần thuật, xây dựng hệ thống hình tượng.Nhà văn phải thực sự tài năng, khéo léo và linh hoạt trong cách trần thuật
Trang 20mới có thể làm bật nổi màu sắc chủ quan trong thể loại hàm súc này Nhữngtruyện ngắn kiểu đó vừa hấp dẫn vừa tạo được dư ba nhờ nghệ thuật kểchuyện, xen kẽ giữa kể, tả và bộc lộ trực tiếp cảm nhận chủ quan của người
kể Tuy nhiên, bên cạnh cách bộc lộ trực tiếp, có những truyện ngắn mà ở đócảm nhận chủ quan của người viết được bộc lộ một cách kín đáo, đòi hỏingười đọc phải tinh ý, có khả năng khái quát hóa cao mới nhận ra bài học
mà nhà văn gửi gắm
Truyện ngắn có dung lượng hạn chế nên những khoảnh khắc đáng nhớcủa đời người, một cuộc gặp gỡ bất ngờ, một tình huống ngẫu nhiên cay đắng,những giằng xé nội tâm, những trăn trở lựa chọn, những ký ức, kỷ niệm,những tiếc nuối, những cung bậc cảm xúc của con người, những biểu tượng
đa nghĩa, những đoạn văn trữ tình ngoại đề, lời bình luận, đoạn miêu tả thiênnhiên… là nơi cho thấy rõ nhất tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn.Bởi vì, nhà văn dựa vào đó để thể hiện những khái quát triết lý, bộc lộ nhữngquan điểm tư tưởng của mình về cuộc sống, về con người
Tính chất triết lý - trữ tình biểu hiện ở chỗ, câu chuyện thường giàuchất nghĩ ngợi, cảm xúc khiến cho đọc giả khi đọc chìm đắm theo dòng cảmxúc, cùng chiệm nghiệm suy tư và nhận ra những vấn đề có ý nghĩa quy luật.Đây là một nét hấp dẫn của truyện ngắn đương đại
1.1.3 Triết lý - trữ tình như một đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Trong văn học dân gian, các tác giả dân gian chủ yếu là người lao động
đã thể hiện triết lý về con người, cuộc đời bằng tục ngữ, bài ca dao, nhữngtruyện ngụ ngôn, truyện cổ tích Đó là những triết lý về cuộc sống, về cáchứng xử mà các tác giả dân gian đã chiêm nghiệm đúc kết trong hàng trămnăm Trong những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian gửi
gắm những triết lý, bài học về cuộc sống, như truyện Tấm Cám nêu lên triết lý
Trang 21ở hiền gặp lành Triết lý trong văn học dân gian không phải là những đúc kếtkhô khan mà mang tính cân đối hài hòa Nhờ vậy mà triết lý của cha ông đượctruyền từ đời này sang đời khác trở thành bài học, châm ngôn sống cho conngười từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Trong văn học trung đại, triết lý cũng trở thành yếu tố quan trọng, là
nguồn mạch chảy xuyên suốt hoạt động sáng tác văn học Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) là
những kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam, trong những tác phẩm đó
đều ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống về con người Truyện Kiều của
Nguyễn Du là tập đại thành của văn học Việt Nam Một trong những điều làmnên giá trị đó là những triết lý về cuộc đời mà bằng tri thức và sự quan sáttinh tế Nguyễn Du đã đúc kết ra được: “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tàichữ mệnh khéo là ghét nhau” Hay là “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Ngườibuồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Những câu thơ này không chỉ thể hiện tưtưởng của nhà thơ trong tác phẩm mà còn trở thành một “định luật” của cuộcsống muôn đời
Trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn CôngTrứ cũng chứa đựng nhiều triết lý về thói đời, được rút ra từ quan điểm củamột nhà nho ẩn dật, chối từ cuộc sống bon chen, cầu danh lợi
Chất triết lý - trữ tình trong thơ, văn xuôi nói chung và trong truyệnngắn nói riêng không phải ngẫu nhiên mà có Nó vốn tiềm ẩn trong cốt cáchngười Việt - vừa bí ẩn, kín đáo, vừa mềm mại, lại mạnh mẽ như con nước,dòng sông Bởi vậy trong đời sống và trong văn học Việt Nam, thơ có một vịtrí đặc biệt Điều này là cơ sở của nguồn mạch trữ tình không ngừng chảytrong nền văn học Việt Nam qua mọi thời kì
Cảm hứng triết lý và dòng mạch trữ tình trong văn xuôi hiện đại là sựtiếp nối kế thừa tính triết lý trong văn học trung đại Đó là sự kế thừa có cáchtân, đổi mới mạnh mẽ để phù hợp với đời sống văn học, bối cảnh hiện thực
Trang 22cuộc sống ở từng thời kỳ Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX xuất hiệnkhi trong xã hội ý thức cá nhân được đánh thức, đề cao và phát triển mạnh
mẽ Chính trong cái điều kiện thuận lợi đó giúp nghệ sĩ không ngần ngại thểhiện quan điểm, thái độ chủ quan trước các vấn đề của cuộc sống Khôngdừng lại ở đó họ còn đi sâu vào đời sống nội tâm để khám phá, nói lên nhữngđiều đang trăn trở và suy nghĩ theo những cách thức phương thức riêng Tất
cả những điều đó góp phần làm cho văn học Việt Nam giai đoạn này pháttriển rực rỡ với những khuynh hướng khác nhau: văn học cách mạng, văn họchiện thực, văn học lãng mạn… Đi cùng với những khuynh hướng đó là nhữngnhà văn xuất sắc như Nam Cao, Xuân Diệu, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng…
Trong văn học giai đoạn 1932-1945, ở khuynh hướng hiện thực, nhà vănNam Cao là một đại diện tiêu biểu Tác phẩm của Nam Cao đi sâu khai thác vàphản ánh hiện thức xã hội, xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàncảnh điển hình Tuy là một nhà văn hiện thực nhưng tác phẩm của Nam Cao
đậm chất trữ tình Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm viết theo cảm hứng hiện
thực nhưng chất trữ tình thấm đẫm trong cách xây dựng tính cách nhân vật, ởnhững đoạn trữ tình ngoại đề và trong cách sử dụng ngôn ngữ Truyện ngắn
Lão Hạc, từ việc khắc họa tính cách nhân vật Lão Hạc, nhà văn khái quát thành
triết lý sâu sắc về tính cách con người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh
ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,xấu xa, bí ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ làngười đáng thương; không bao giờ thương… Cái bản tính tốt của con người ta
bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ, che lấp mất” [9, tr 150] Triết lý màthấm đẫm cảm xúc “chao ôi”, là sự cảm thông, thấu hiếu cho hoàn cảnh, đứctính cao đẹp bên trong tâm hồn của Lão Hạc Triết lý đó không dừng lại ởkhẳng định tính cách cao đẹp mà nó có giá trị khái quát cao, là một bài họctrong cách ứng xử cho mọi người trong cuộc sống
Trang 23Dòng mạch trữ tình trong văn học dân tộc tiếp tục chảy trong những tácphẩm của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh… Có thể nói, đến với tác phẩmcủa các nhà văn này, ta cảm nhận hết được vẻ đẹp của chất trữ tình trong
truyện ngắn vốn là một thể loại tự sự Truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam như
một bài thơ nhờ sự dụng công của nhà văn trong lối hành văn và tổ chức câuvăn Khung cảnh chiều phố huyện hiện ra với một câu văn “Chiều Chiều rồi.Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộngtheo gió nhẹ đưa vào” [30, tr 151] Hai câu lặp lại từ “chiều”, tạo nền chocảm xúc buông lơi êm đềm của tâm trạng Chất trữ tình của tác phẩm thể hiệntrong cái nhìn tinh tế của nhà văn Thạch Lam về cuộc sống Như vậy, trong
sự phát triển của văn học, dòng mạch triết lý - trữ tình không ngừng chảy và
đã tự tạo được cho mình một dấu ấn riêng
Mạch nguồn triết lý - trữ tình trong văn học giai đoạn sau 1975 đã tựlàm mới mình, có vị trí không hề nhỏ bên cạnh những khuynh hướng văn họckhác Văn học thời kỳ sau 1975 hướng sâu sự tìm tòi vào phương diện đời tư,thế sự, những vấn đề của cuộc sống đời thường hôm nay Xu hướng các thểloại đi vào nhau, tạo nên sự giao thoa giúp nhà văn có nhiều phương tiện phảnánh cuộc sống làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn Như vậy, trong văn họcgiai đoạn này, chất trữ tình tiếp tục được các nhà văn lựa chọn làm phươngthức phản ánh và thể hiện các vấn đề của cuộc sống thường nhật vốn đa đoan
đa sự Trong giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay, bên cạnh khuynh hướng
sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng triết lý có sự phát triểnmạnh Triết lý đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu Khuynh hướng triết
lý không chỉ có ở những nhà văn từng trải như Nguyễn Minh Châu, NguyễnKhải mà còn ở những nhà văn thuộc thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp, PhạmThị Hoài và ngay cả những nhà văn cả tuổi đời và tuổi nghề đều rất trẻ nhưNguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần
Trang 24Nguyễn Minh Châu không chỉ là nhà văn tiêu biểu của giai đoạn vănhọc này mà còn có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật “Người mở đườngtinh anh” cho văn học giai đoạn sau Tác tác phẩm của ông chứa đựng nhiềutriết lý về cuộc sống, nghệ thuật đồng thời thấm đẫm chất trữ tình từ ngôn ngữ
giọng điệu đến xây dựng nhân vật Trong Cơn dông nhà văn phơi bày bản
chất ích kỷ, cơ hội của một tên phản bội do “luôn luôn tìm cách thỏa mãn mọithèm khát” Hắn chẳng yêu một cái gì cả ngoài nỗi thèm khát được sống sungsướng, được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người xung quanh chiều chuộng vàtôn kính Con người đó có thể là người tốt, là người cách mạng, khi cáchmạng thuận lợi đi lên, nhưng hắn sẽ dễ dàng trở thành phản bội trong những
giờ khắc thử thách khốc liệt Qua tính hình tượng Lão Khúng (Khách ở quê
ra), Nguyễn Minh Châu muốn khái quát cái cốt cách tập quán của người nông
dân sản xuất nhỏ hình thành từ ngàn đời: lập nghiệp một mình, thích chơi trội,cậy đông con, hám lợi, chịu lép vế yên thân, hoài nghi và dè bỉu những cáikhác lạ
Truyện ngắn của thế hệ nhà văn sau như Nguyễn Huy Thiệp chứa đựngnhững triết lý thâm trầm Và tiếp nối những thế hệ trước là những nhà văntuổi đời và tuổi nghề còn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư
Như vậy, có thể khẳng định tính chất triết lý - trữ tình luôn hiện diệntrong sáng tác, dù văn học vận động không ngừng, có nhiều khuynh hướngvới các phương thức tiếp cận hiện thực mới Trong văn học đương đại, nhữngtruyện ngắn triết lý trữ tình vẫn phát triển và hình như nó đã tạo được một sứchấp dẫn khá đặc biệt đối với người đọc Dòng văn học này không gây ồn ào
mà nó lặng lẽ chảy và ở lại trong lòng độc giả theo cách riêng của nó Có thểnói xu hướng này đang tiếp tục phát triển và không ngừng cách tân để tạo ranhững tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật có sức chứa lớn và có cách lýgiải hiện thực mới mẻ
Trang 251.2 Tính chất triết lý - trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung
1.2.1 Những chủ đề triết lý
Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt raqua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học Chủ đề triết lý trong truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư là những vấn đề vĩnh cửu như tình yêu, sự lựa chọn cáchsống, cách tồn tại, những éo le của phận người… Những triết lý đó góp phầnnâng cao giá trị khái quát cho truyện ngắn của chị
Nguyễn Ngọc Tư đến với độc giả bằng những câu chuyện rất đời Chịthường viết về những vấn đề có thể nói là “vặt vãnh, nhỏ bé” trong cuộc sống
xô bồ nhưng không vì thế mà truyện của chị không hấp dẫn, không sâu sắcngược lại, nó thấm thía, day dứt, không thôi ám ảnh Nhà văn đã chọn lối kểchuyện tâm tình, thủ thỉ về những điều nhỏ nhoi giữa cuộc đời và để bạn đọcđược cùng trải nghiệm, cùng trăn trở, chiệm nghiệm ra những quy luật củacuộc sống
Triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng như trong truyện ngắncủa những nhà văn khác được khơi nguồn từ những đề tài thuộc vể nhân sinh
xã hội Từ những vấn đề đó nhà văn khái quát thành những chủ đề sâu sắc,những quy luật trong cuộc sống Nguyễn Ngọc Tư đúc kết được điều đó, ngoàitài năng cần vốn sống, vốn văn hóa, sự trải nghiệm mới nghiệm ra những vấn
đề có tính quy luật về cuộc đời Cuộc sống con người phong phú đa dạng, từnhững điều vi mô đến những vấn đề vĩ mô đều được nhà văn quan sát để pháthiện cái bản chất Nhà văn trăn trở, chiêm nghiệm từ những vấn đề có tính vĩnhcửu như tình yêu, nghệ thuật đến những suy tư về thái độ, lẽ sống
- Triết lý về tình yêu
Truyện của Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều về đề tài tình yêu và thường làtình yêu tan vỡ, tình yêu đơn phương, tình thầm, từ đó khái quát thành những
Trang 26triết lý về tình yêu mới mẻ, sâu sắc Tình yêu là vấn đề muôn thuở khôngriêng Nguyễn Ngọc Tư viết và khái quát được những quy luật trong tình yêu.Xuân Diệu nhà thơ tình số một văn học Việt Nam đã có những triết lý về tìnhyêu mà không ai không biết “Yêu là chết trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu
mà được yêu/ Cho rất nhiều song nhận được chẳng bao nhiêu” Nguyễn Ngọc
Tư có nhiều triết lý về các sắc thái, kiểu tình yêu Kiểu tình yêu của tuổi đôimươi chị đã khái quát: “Họ thương nhau từ lúc hai người mới hai hai hai bốntuổi Thời đó, tuổi đó người ta thường không nhìn gia cảnh, địa vị Tuổi đóngười ta yêu nhau không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để tự nhiên nhưdòng chảy của sông” [72, tr 23] Đó là tình yêu trong sáng và hồn nhiên nhấtkhông so đo tính toán để “tự nhiên như dòng chảy của sông”; tình yêu chânthật, chân thành: “mấy thứ tình cảm thật lòng khó mà có cái mốc nhất địnhlắm Nó như những giọt nước nhỏ hoài hoài xuống ly, tới một ngày cái lybỗng tràn đầy” [76, tr 33]; “tiền bạc có lúc có xây đắp được tình yêu đâu”…[76, tr 36]; triết lý về tình yêu đơn phương: “Vậy mà yêu tréo cẳng ngỗngcũng không biết để lòng thương lúc nào, ghê lắm cái lối thương thầm, thấyđằm đằm vậy chứ rứt không ra” [76, tr 10]; Triết lý về những cung bậc cảmxúc khác nhau trong tình yêu, đau khổ, tổn thương: “lựa chọn yêu thương conngười đồng nghĩa với mất mát những niềm vui Đồng nghĩa với cái chết, sựlìa bỏ, sự phản trắc, tan vỡ” [74, tr 128]; nhưng cũng hạnh phúc: “Viễn tưởngđào được hũ vàng cũng không ngây ngất bằng nằm cạnh nhau thêu dệt tổ ấmcuối đời” [82, tr 11]; “Đôi khi người ta vì yêu nhau mà rứt ruột lìa xa ngườimình yêu Biết làm sao, hoàn cảnh vậy mà” [76, tr 15]
- Triết lý về bản tính, tính cách con người
Nhà văn hướng sự quan sát của mình đến những biểu hiện của thái độ,cách ứng xử trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống, trước biến cố cuộcđời Từ cái nhìn đó, nhà văn phát hiện, chỉ ra được nét bản chất của thái độ,
Trang 27cách ứng xử thể hiện tính cách của con người Bằng vốn sống sự chiêmnghiệm chị thấy được quy luật phổ quát để đi đến đúc kết thành những triết lýsâu sắc Từ chính tình huống của cha và từ trải nghiệm của bản thân, nhân vật
“tôi” nhận ra rằng: “Con người ta, nhất là đàn ông thương ai mà vì nỗi gì đóquay lưng lại quên mất tiêu đúng là không đáng tin chút nào” [72, tr 11] Từnhững nét trong tính cách của hai anh em tứ Hải và Tứ Phương trong truyện
Nhà cổ, nhà văn đã nhận ra được quy luật tính cách biểu hiện qua dáng bề
ngoài, hành động và ngược lại, hành động, vẻ bề ngoài thể hiện tính cách củacon người Từ những đặc điểm của Tứ Phương “cao ráo, thanh mảnh miệngnhỏ nhẻ là người thông minh” và hành động “nhịn ăn sáng, ốm ròm, mặt màyxanh ẻo, cắc củm dành tiền tha về cho chị Thể nào kẹp tóc, vòng bạc, dép,dày”… đi bộ đội” mà cũng không nói cho chị Thể biết tình cảm, ba năm sautrở về vẫn yêu thầm chị Tứ Hải “thấy chị vo cơm thì nhảy vào thổi lửa, thấychị sắp giặt đồ, anh xách nước để sẵn mấy thùng” Bằng sự quan sát đó mànhà văn nhận ra rằng những người như Tứ Phương “trầm tính sâu sắc như vậythương ai là thương tới chết mới thôi” [72, tr 67]
Từ những hình ảnh của cuộc sống xung quanh, nhà văn chiêm nghiệmsuy tư tìm ra những nét đặc trưng của sự vật trong mối quan hệ với con người
từ đó khái quát thành những triết lý: “Bìm bịp đâu có hót, nó kêu, tiếng kêucủa nó phát ra từ tấm lòng mà Mấy con chim hả mỏ ra lách chách thấy vậychớ không chân tình đâu… con người ta cũng vậy thôi hà… con bìm bịp này
ăn tạp lắm… đừng chấp nê mấy thứ hư thối đó, cho dù ăn gì thì nó cũng kêuhay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau” [72, tr 149-151], “Người già giận hờn cũng ngoe nguẩy như trẻ con” [74, tr 7]
- Triết lý về quy luật tâm hồn, tâm trạng của con người
Nhà văn phát hiện ra nét phổ biến tâm trạng con người “người đời luônluôn nuối tiếc những gì không trọn vẹn” [76, tr 66] Đó là sự chiêm nghiệm
Trang 28từ hiện tượng của dòng sông để bộc lộ triết lý về tâm hồn, đời sống tinh thầncủa con người: “Mặt sông yên, rách bao nhiêu nó cũng tự vá lành Người talàm được như vậy hay biết bao nhiêu Không oán không thù” [82, tr 83];
“Con người ta, hết đau bề nầy tới đau bề khác” [73, tr 12]; “Ui chao má hỏitôi ngay cái lúc tôi không bình thường nhất Tự dưng tôi thèm được yêuthương ai đó để chia sẻ dìu dắt nhau đi trên đường đời ngổn ngang mà vì mộtnỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rất nhiều” [77, tr 69]
- Triết lý về những quy luật tình người, tình đời
Tác phẩm của chị bộc lộ những chiêm nghiệm về quy luật tình cảm củacon người như tình bạn “Ở đời, người ta đôi lúc làm bạn với nhau chỉ bằngmột ly rượu trắng cưa đôi, tôi vào nghề báo sáu năm, lên lương ba lần, giao
du nhiều, be bét gần hết tuổi trẻ, uống ngàn ly rồi, bạn được mấy ai” [77, tr.30-31]; tình thân “Thâm tình cũng như nước dưới sông, có chảy đi đâu cũnghọp lại một dòng xuôi chảy mãi” [76, tr 124]; tình người, tình đời: “nhữngngười có tình có nghĩa dễ gì bỏ được nhau”[76, tr.105]; “Ui chao Bà ta làngười đầu tiên thấy con nhỏ Miên rơi nước mắt Thì ra nước mắt của nó cũngtrong vắt y hệt nước mắt của người khác nhưng quả thật chưa ai thấy một đứacon gái lỳ lợm, hư hỏng như nó khóc bao giờ Ngộ vậy đó đàng hoàng haykhông đàng hoàng người ta cũng biết thương nhau” [77, tr 29]
- Triết lý về quy luật cuộc sống
“Người đời thường vậy, họ chém ta một nhát rồi quên đi, thì chỉ nóicho sướng miệng thôi, cho đỡ buồn thôi có chết ai đâu, ai biểu ta ngồi đó để
ôm vết sẹo với nỗi đau khôn tả” [72, tr 130]; “Con người ta, hết đau bề nầytới đau bề khác” [73, tr 12]; “Vậy mà hòn xa lắm Có đi mới biết trời rộng,biển rộng mênh mông Người ta đứng một chỗ nào đó nhìn bầu trời nhỏ xíu,cái hòn nhỏ xíu, xanh mù mù rồi thấy mình cũng không cần đi đâu, khôngcần làm gì nữa, thế giới có bấy nhiêu thôi mà” [77, tr 8]; “cái gì của mình
Trang 29trước sau gì cũng của mình, cái gì không phải của mình đừng giành giậtuổng công” [77, tr 48].
Cuộc sống là vô thường, bởi vậy mọi thứ trong cuộc sống không ngừngvận động, đổi thay Nguyễn Ngọc Tư khái quát điều đó thành triết lý: “tôi biếtkhông có gì vĩnh viễn Sự hiểu biết này làm tôi hay buồn, khi ta ngồi cạnh nó,
ta đang ở trong đó, nghe thấy, chạm được nó nhưng ta cũng đang mất nó từtừ” [78, tr 170]; “Nghĩ buồn cười, sao mấy cụ già cứ đinh ninh là nước chảymột dòng… Trời đất còn thay đổi huống chi con người” [77, tr 32]; “Lưỡi trảlại cho cuộc đời, bởi người không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng
ai nghe” [74, tr 132] Nhà văn trăn trở, suy tư về âm thanh tiếng nói của loàivật có ý nghĩa như thế nào: “Em luôn nghĩ, không biết trên thế gian này cócon chim nào tìm tới cái chết vì tiếng hót của con chim khác? Có con chó nàobỗng dưng đâm đầu vào đá vì tiếng sủa của con chó khác Có con bò nào nhảyxuống sông tự chìm chỉ vì tiếng kêu của con bò khác ?” Và nhận ra một điềurằng: “Tiếng nói của con vật không để làm tổn thương nhau” [73, tr 139].Trong cuộc đời này có những cuộc gặp dù con người muốn tránh nhưng
“Tránh sao được khi kịch bản cuộc đời đã bày ra một cảnh gặp nhau” [74, tr.95] Và con người không phải có thể nhìn thấy và cảm nhận được tất cả chiềusâu giá trị bên trong của con người “Có những vẻ đẹp không phải ai cũngnhìn thấy được… người ta sống ở đời cốt là ở tấm lòng” [73, tr 95] Nhà vănnhận ra rằng giữa cuộc đời này con người không trọn vẹn phải vay mượn để
bù đắp cho những vùng khuyết trong cuộc sống mà đáng nhẽ được hưởngnhưng cuộc đời đã không cho hay tước đoạt đi “Chị đến với sân khấu để vaymượn những thâm tình mà mình chưa có” Bên cạnh những phát biểu trực tiếpthì còn triết lý toát ra từ toàn bộ nội dung câu chuyện là quy luật nhân quả
trong cuộc đời thể hiện trong truyện Cánh đồng bất tận Hay trong cuộc đời
con người ta thường chạy theo những điều trong quá khứ để rồi nhận ra quá
muộn đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại như truyện Xác bụi
Trang 30- Triết lý về thái độ sống
Con người “biết sống làm sao như cây đước thẳng thuột ưỡn ngực giữasình lầy” [77, tr 9], “Cô thấy mình như cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đilại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn” [76, tr 75]; “những người có tình cónghĩa dễ gì bỏ được nhau” [76, tr 105]; “người ta có từ bỏ những cái cầmnắm được vì một vài dư vị không?” [82, tr 108]; “Má chị giận … thấy conmình khổ không cầm lòng được bà biểu con người ta nhấc lên được thì buôngxuống được” [76, tr 93]; “Quan trọng là người ta trong mắt mình như thếnào Tao thấy mày mệt mỏi vì chuyện mình như thế nào trong mắt người ta”[74, tr 22]; “Có những số phận trăm ngàn cuốn kinh kệ cũng bỏ tay, khôngcứu chuộc được… Người ta té sông ông đọc kinh sám hối thì tự dưng người
ta nổi lên sao Phải thò tay kéo họ kìa [82, tr 132]
- Triết lý về nghề nghiệp
Tác phẩm của chị thể hiện những triết lý về nghề nghiệp “Nghề hátbạc lắm San bảo nghề của em còn bạc hơn, bạc ngay tại chỗ, những thằngmằn nắn mình, kêu mình bà xã ơi, cưng ơi, toàn là tụi coi khinh mình nhưrác” [76, tr 8]; “Nghệ thuật của anh là cao quý vậy mà em đánh đổi bằng tiền,bằng tô hủ tiểu, bún riêu… Anh không cần tiền, một nghệ sĩ chân chính thìkhông cần những đồng tiền hạ thấp nhân phẩm mình”; “Điệp tính đâu làmnghệ thuật là giống như xây cái nhà lầu sức mình bao nhiêu xây bấy nhiêu”[77, tr 47]
1.2.2 Tư cách và tâm thế triết lý
Nói đến tư cách và tâm thế triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưtức là nói đến việc nhà văn đứng ở vị trí nào để bộc lộ triết lý Nghệ sĩ - nhàvăn khi triết lý thường chỉ ra những quy luật của cuộc sống khác với nhữngnhà tư tưởng Các tình huống, hiện tượng trong đời sống được nhà văn cảmnhận tinh tế và sâu sắc bằng sự chiêm nghiệm, phát hiện bản chất quy luật
Trang 31khái quát thành triết lý mang tính phổ quát đúng cho mọi trường hợp Nhữngtriết lý đó là những thông điệp, những châm ngôn, bài học cho cuộc sống mànhà văn muốn gửi gắm Như vậy triết lý ở đây là những chiệm nghiệm bằng
sự quan sát và trải nghiệm nhà văn đúc kết thành những triết lý sinh động chứkhông khô khan Bởi đó là đúc kết của kiểu tư duy hình tượng của nhà vănkhông phải của những nhà triết học
Triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những khái quát có tínhquy luật về tình yêu, tính cách, tình đời, về cuộc đời, về cuộc sống, thái độsống, nghề nghiệp Vậy trong truyện ngắn của chị ai đứng ra triết lý và triết lýtrong tâm thế nào? Qua khảo sát ở trên, ta thấy chủ đề triết lý trong truyệnngắn Nguyễn Ngọc Tư hướng về mọi phương diện của cuộc sống, biểu hiệndưới nhiều hình thức khác nhau Là những phát ngôn của người kể chuyệnmang đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật, nghĩa là của người trongcuộc rút ra rừ chính tình huống mình đã trải qua, là những lời bình luận, nhậnxét buông lơi của người kể chuyện
Triết lý được biểu hiện ở nhiều hình thức gắn liền với những trạnghuống mà nhân vật trải qua, chiêm nghiệm và đúc kết thành triết lý của đờimình Nhà văn không xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng, biến nhân vật thànhcái loa phát ngôn cho tư tưởng của mình, nhân vật của chị thiên về đời sốngnội tâm luôn dằn vặt trăn trở trước mọi vấn đề mình chứng kiến Do đó ngườiđưa ra những triết lý ở đây là những con người luôn trăn trở, là con người đãtừng trải qua và chiêm nghiệm lại đúc kết thành những câu nói, bài học có giátrị khái quát Bởi vậy triết lý mà không khô khan vì nó được nói ra từ nhữngcon người bình thường trong cuộc sống Đó có thể là người trí thức, ngườinông dân, những người trẻ, những người già Điều này bộc lộ hệ thống triết
lý gắn với số phận, tình huống các nhân vật khác nhau: triết lý trong tâm thế
người lao động lớn tuổi với sự trải đời sâu sắc: Sáu đèo (Biển người mênh
Trang 32mông), Năm nhỏ (Cải ơi), ông Hai (Cái nhìn khắc khoải), ông Chín (Cuối mùa nhan sắc)…; trong tâm thế người trẻ tuổi sau những va vấp cuộc sống
bỗng nhận ra nhiều điều: Điệp, Diệp (Nước chảy mây trôi) ; triết lý của những người tri thức là nhà văn, nhà báo: nhân vật “tôi” trong Ngổn ngang,
Nỗi buồn rất lạ, Khói trời lộng lẫy, Gió lẻ…; triết lý từ sự chiêm nghiệm của
người nghệ sĩ sân khấu Sáu Tâm, Điệp (Bởi yêu thương), Điệp (Chuyện của
Điệp); triết lý từ tâm thế của tầng lớp lao động nghèo thương hồ trên sông,
tiếp viên quán bia như San (Bởi yêu thương) Triết lý được hình thành từ
những cảm nhận chiêm nghiệm từ chính cuộc sống của họ nên triết lý thấmđẫm những nỗi đời, là những bài học mà họ phải trả giá, phải đánh đổi mới có
được Nhà báo trẻ, nhân vật xưng “tôi” trong truyện Nỗi buồn rất lạ sau
những lăn lội trải nghiệm cuộc sống nhận ra rằng: “Ở đời, người ta đôi lúclàm bạn với nhau chỉ bằng một ly rượu trắng cưa đôi, tôi vào nghề báo sáunăm, lên lương ba lần, giao du nhiều, be bét gần hết tuổi trẻ, uống ngàn ly rồi,
bạn được mấy ai” [77, tr 30-31]; Hay như Diệp trong Nước chảy mây trôi khi
phải lựa chọn giữa tình yêu và gia đình đã nhận ra một quy luật của cuộc sống
“làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi”[72, tr 143]; từ chính công việc tiếp viên bia mà San cũng nhận ra một quyluật cuộc sống không khỏi xót xa, nghịch lý “nghề của em còn bạc hơn, bạcngay tại chỗ, những thằng mằn nắn mình, kêu mình bà xã ơi, cưng ơi, toàn tụicoi khinh mình như rác” [76, tr 8]; là lời khuyên và động viên từ người mẹ
“con người ta nhấc lên được thì cũng buông xuống được” [76, tr 93] Nhưvậy triết lý trong truyện ngắn của chị được đúc kết bởi những người đờithường nên nôm na, giản dị ngồn ngộn sắc màu, âm thanh cuộc sống Triết lýkhông cao xa mà gần gũi nhưng vô cùng sâu sắc
Triết lý là dòng suy tư, sự ngộ ra quy luật cuộc sống của mỗi thân phậnngười giữa cuộc sống phức tạp, bộn bề Với tư cách là những người bình dân
Trang 33đứng giữa cuộc sống, trải qua những biến cố, bi kịch đời người nên triết lýcủa họ có giá trị khái quát cao thể hiện được những vấn đề của cuộc sống.Triết lý trở thành những lời chia sẻ, dòng tâm sự với người đọc, gửi gắmnhững bài học thấm đẫm tình đời, tình người Vì triết lý được hình thành từnhững trăn trở của trái tim luôn thổn thức, lo lắng trước các vấn đề nhân sinh
xã hội Bởi vậy, nó là tiếng nói của trái tim đi đến người đọc bằng sự rungcảm chứ không phải là những thuyết giáo khô khan Điều này xuất phát từthái độ chân thành và cảm xúc chân thật của nhà văn khi hướng về cuộc sống
để nắm bắt và khái quát hóa Nguyễn Ngọc Tư thực sự thể hiện sự khéo léo
và tài năng trong cách xây dựng tổ chức tác phẩm
1.2.3 Màu sắc cảm xúc trong triết lý
Như trên chúng tôi đã nói, triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưkhông phải là những lý thuyết khô khan mà là những triết lý gần gũi chanchứa cảm xúc trữ tình Màu sắc cảm xúc phong phú - điều này do tư cáchngười triết lý và tâm thế khác nhau khi triết lý đưa lại Triết lý có lúc là mộtlời khuyên đậm xúc cảm, là sự đồng cảm chia sẻ nhưng có khi là một sự hụthẫng, là cảm giác ngộ ra và chấp nhận quy luật của cuộc đời, là nỗi xót xa khinhận ra một nghịch lý của cuộc đời Nói cách khác triết lý trong truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư luôn được bộc lộ trong cảm xúc, với cảm xúc căng tràntrong đó Mỗi triết lý gắn với những miền cảm xúc suy tư, sự băn khoăn, trăntrở của nhà văn trước các vấn đề nhân sinh xã hội Triết lý cũng là một cáchbày tỏ sâu sắc nhất, thái độ, tình cảm và tư tưởng của mình trong tác phẩm
Triết lý thường gắn với dòng suy tư, chiêm nghiệm của nhân vật hoặcbộc lộ qua lời bình luận của người kể chuyện trước những tình huống, tâmtrạng của nhân vật Trong tác phẩm của mình, trước hết Nguyễn Ngọc Tư bộc
lộ triết lý theo dòng suy tư và trăn trở của nhân vật, sau nữa, nhà văn sử dụnglời kể để triết lý Kiểu triết lý theo dòng chảy nội tâm của nhân vật là kiểu
Trang 34mượn ngôn ngữ tâm lý của nhân vật để bộc lộ Bên cạnh đó nhà văn men theocảm nhận sự trăn trở chiệm nghiệm của nhân vật để bộc lộ những triết lý Lờibình luận triết lý được đẩy ra khi nhân vật gặp phải tình huống có tính phổbiến Bởi vậy, những lời bình luận triết lý đưa ra lúc này có thể là câu trả lờicho những trăn trở, có thể là lời động viên, lời chia sẻ đồng cảm sâu sắc Dovậy mà triết lý nhưng đậm màu sắc chủ quan Đó là thái độ cảm xúc của nhàvăn, của người kể chuyện và của nhân vật đan xen trong khi triết lý về mộtvấn đề gì đó Bởi vậy triết lý nhưng lại chứa đựng cảm xúc da diết.
Đó là lời bình luận thể hiện thái độ đồng cảm, đồng tình của người kểchuyện về bản chất của tình yêu: “Chú Sa thương cô Thư không biết từ hồinào (mấy thứ tình cảm thật lòng khó mà có cái mốc nhất định lắm Nó nhưgiọt nước nhỏ hoài hoài xuống ly, tới một ngày cái ly bỗng tràn đầy” [76, tr.33], “Họ thương nhau từ lúc hai người mới hai hai hai bốn tuổi Thời đó, tuổi
đó, người ta thường không nhìn gia cảnh, địa vị Tuổi đó người ta yêu khôngngại ngần, è dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông” [72,tr.23] Triết lý là sự chia sẻ một kinh nghiệm về tình yêu, là thái độ ngợi ca vẻđẹp của tình yêu chân thành và trong sáng
Bên cạnh những cảm xúc lạc quan thì triết lý trong truyện NguyễnNgọc Tư cũng mang cái màu sắc bi quan bởi những vỡ lẽ chua chát khi nhận
ra “làm gì có chuyện đời như ý ?” [76, tr 72], là khi nhận ra rằng lựa chọnyêu thương đi liền với đau thương “lựa chọn yêu thương con người đồngnghĩa với việc mất mát những niềm vui Đồng nghĩa với cái chết, sự lìa bỏ, sựphản trắc, tan vỡ… Gã lựa chọn yêu thương say đắm những con đường.Chúng luôn tồn tại, sinh sôi tươi mới Một con đường không có cái chết Mộtcon đường luôn biết chờ đợi” [74, tr.128] Những triết lý đó cũng bộc lộ khaokhát yêu thương trong con người không vơi cạn và mỗi người sẽ lựa chọn chomình những cách để yêu thương
Trang 35“Người đời thường như vậy, họ chém ta một nhát rồi quên đi, thì chỉ nóicho sướng miệng thôi, cho đỡ buồn thôi chớ chết chóc ai đâu, ai biểu ta ngồi đó để
ôm vết sẹo với nỗi đau khôn tả” [72, tr 130] Lời triết lý buông ra cỏ vẻ dửngdưng lạnh lùng nhưng đằng sau nó là sự đồng cảm chia sẻ và thấu hiểu đi cùng sự
trách móc nhẹ nhàng đối ông Tư nhớ và Nga (Đau gì như thể) nói riêng và với
mỗi con người khi đối mặt vớ dư luận Là sự trăn trở nhưng mang đậm một nỗibuồn man mác khi nhận ra “Đâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩdắn đo dữ lắm Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên nhưnước chảy mây trôi.” [72, tr 143] Là một tiếng thở dài để động viên mình, chấpnhận quy luật để vững vàng hơn trong sự lựa chọn của mình
Triết lý là những suy nghẫm về được mất giữa cuộc đời với thái độ hốitiếc “Tự dưng thèm được yêu thương ai đó để chia sẻ dìu dắt nhau đi trên conđường đời ngổn ngang mà vì một nỗi đam mê nào đó tôi đã đánh mất rấtnhiều” [77, tr 69], là nỗi băn khoăn và xót xa trước trớ trêu của cuộc đời “Có
lẽ, người đời luôn luôn nuối tiếc những gì không trọn vẹn” [76, tr 166], làniềm mơ ước, khao khát “Mặt sông yên, rách bao nhiêu nó cũng tự lành.Người ta làm được vậy hay biết mấy Không oán không thù” [82, tr 83]
Càng về sau triết lý càng sắc sảo hơn nhưng vẫn thấm đẫm cảm xúc.Tuy nhiên càng về sau màu sắc cảm xúc trong triết lý trở nên ráo riết, ngậmngùi hơn, buồn thấm đẫm và sâu hơn “Ba giờ sau lưỡi trả lại cho cuộc đờibởi người đời không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng ai nghe”[74, tr 132], “Em luôn nghĩ không biết trên thế gian này có con chim nàotìm tới cái chết vì tiếng hót của con chim khác? Có con chó nào đâm đầuvào đá vì tiếng sủa của con chó khác? Có con bò nào nhảy xuốn sông tựchìm chỉ vì tiếng kêu của con bò khác? Tiếng nói của con vật không dùnglàm tổn thương nhau, em nghĩ Có thứ âm thanh của con người vẫn còn đẹp
đó là tiếng khóc” [74, tr 139]
Trang 36Màu sắc cảm xúc trữ tình đằm thắm nhẹ nhàng nay đã riết róng hơn,quyết liệt hơn “Người ta té sông ông đọc kinh sám hối thì tự dưng người tanổi lên sao Phải thò tay kéo họ tề… có những số phận trăm ngàn cuốn kinh
kệ cũng bỏ tay, không cứu chuộc được” [82, tr 132]; “Họ đã nhìn thấy mình.Thằng Giàu đứng trong cách gà quệt má bằng cùi tay, chúng ta đã từng khóc,kêu gào và hát, nhưng không ai nghe hết, giờ thì họ biết chúng ta đang ở đây
Hả hê quá, trong đám đông ngồi tại khán phòng này, chắc nhiều người đãtừng đi qua xe kẹo kéo của bọn mình nhưng họ không nhìn thấy ”[82, tr 45]
Từ sự phân tích trên có thể thấy rõ màu sắc cảm xúc trong triết lý củatruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phong phú và sâu sắc Mỗi một triết lý vừa làmột khái quát hóa có tính quy luật đồng thời bày tỏ cảm xúc, thái độ trongchính triết lý đó Với cách bộc lộ triết lý đó, truyện ngắn của chị thấm đẫmchất triết lý - trữ tình Bằng cách này chị đã có một cách riêng khi bày tỏ quanđiểm của mình về cuộc sống
Những triết lý trên vừa cung cấp cho bạn đọc những bài học đồng thờinhà văn thể hiện những nỗi dằn vặt trăn trở về những vấn đề nhỏ, những vấn
đề lớn Đó là những thông điệp nhà văn muốn gửi gắm giúp bạn đọc có cáinhìn về cuộc sống sâu sắc hơn Ngòi bút của chị đã hướng đến cuộc sốngngổn ngang, không ngần ngại bộc lộ thái độ cũng như lập trường của mình.Màu sắc cảm xúc trong cách triết lý phong phú song bao trùm lên tất cả làtình yêu thương chân thành hồn hậu của chị dành cho những số phận conngười Đó là giá trị nhân văn trong ngòi bút nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư
1.3 Tính chất triết lý - trữ tình trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật
1.3.1 Tính chất triết lý - trữ tình trong tổ chức xung đột
Xung đột là “Sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc
để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm
Trang 37nghệ thuật… Là cơ sở động lực thúc đẩy của hành động, xung đột quy địnhnhững giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai đoạn, thắt
nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc” [22, tr 431] Cũng theo Từ điển thuật
ngữ văn học, cốt truyện “là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã
hội” Bùi Việt Thắng khẳng định: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiệnphản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội mộtcách nghệ thuật” [62, tr 81] Như vậy xung đột có vai trò quan trọng chi phối
sự phát triển của cốt truyện, trong tác phẩm xung đột có thể chặt chẽ đủ sáuphần trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc hoặc cóthể ít chặt chẽ hơn
Là nhà văn trẻ, Nguyễn Ngọc Tư cũng như nhiều nhà văn khác luôntìm tòi đổi mới ngôn ngữ, giọng điệu, cốt truyện… Tùy vào cách tổ chức cốttruyện vận động theo chuỗi sự kiện, biến cố hay vận động theo tư tưởng, suynghĩ, tình cảm của nhân vật với quá trình tự nhận thức… chúng ta có thể phânchia thành các kiểu cốt truyện khác nhau Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư sửdụng kiểu cốt truyện tâm lý tức là theo mạch tâm lý, tâm trạng của nhân vật
và kiểu cốt truyện truyền thống đủ sáu phần
Truyện ngắn của chị thường viết về những điều giản dị trong cuộc sốnghàng ngày của con người vùng Nam Bộ, viết về những nỗi đau âm thầm daidẳng Nhờ sự sáng tạo trong tổ chức cốt truyện, chị tái hiện và phản ánhnhững mâu thuẫn xung đột trong cuộc đời thực và trong cả nội tâm phong phúmỗi con người Xung đột trong truyện của chị là những nghịch lý, hay nhữngmâu thuẫn va chạm trong cuộc sống hàng ngày để phát hiện ra những triết lýcuộc đời
Trước hết là sự tổ chức những xung đột bắt nguồn từ những nghịch lý,
trớ trêu của cuộc sống: xung đột trong Chuyện vui điện ảnh khi chú Sa được
tham gia đóng “vai lớn” của đạo diễn Long Xưởng với số tiền năm triệu
Trang 38nhưng là vai ác, vai thiện thì giao cho nghệ sĩ nổi tiếng Chú Sa đã đóng thànhcông, xuất thần vai được giao là vai ác Nhưng sau khi bộ phim được chiếu đãlàm đảo lộn cuộc sống êm đềm nghĩa tình làng xóm của chú Sa Cả xóm Cửa
Gà đã nhầm lẫn giữa diễn viên với con người thật ngoài đời, nhầm lẫn giữanghệ thuật và cuộc đời Trong cuộc đời cũng có những nghịch lý bất ngờ xảy
ra mà ta không có cách nào chống đỡ được Truyện núi lỡ Núi lở, trước cảnh
núi lở cụt ngọn đó, đứa cháu nội nhất định đòi cứu ông nhưng cha mẹ của nólại quyết định con bỏ mặc ông nội - cha mình chết Cảnh đôi nhân tình vừa
ôm ấp nhau nhưng ngay sau đó người con trai bỏ mặc người phụ nữ để cứu
lấy bản thân mình Trong truyện Một trái tim khô, là sự xung đột trong gia
đình, trong tình yêu, là những nghịch lý đầy trở trêu Nghịch lý thứ nhất làchồng thuê người giết vợ Và điều trở trêu thứ hai: Nhâm người lâu nay quantâm, đỡ đần, không sợ khi nghe Hậu nói chị bị “điên” và muốn sống một nhàvới Hậu nhưng trớ trêu thay lại chính là Nhâm - người được chồng cũ củaHậu - thuê giết chị Cách tổ chức xung đột theo kiểu những nghịch lý như vậy
là cách nhà văn bộc lộ triết lý: trong cuộc đời này có nhiều điều xảy ra ngoài
suy nghĩ của chúng ta Thật trớ trêu khi Sáo trong Nước như nước mắt bỏ theo
kẻ đã giết chồng mình vì tiếng gọi của tình yêu
Qua việc tổ chức xung đột đó, nhà văn bộc lộ niềm trăn trở, day dứt vềnhững điều tưởng chừng như phi lý, trái khoáy nhưng nó vẫn xảy ra trongcuộc sống hàng ngày Qua những nghịch lý trở trêu đó nhà văn phát hiện rachân lý trong cuộc đời này tất cả mọi điểu có thể xảy ra, kể cả nghịch lý,trùng hợp hay trớ trêu… Trong cuộc đời này có những bi kịch mà con ngườikhông thể tránh và khi mắc vào, người ta khó tránh được sự trả giá Bởi vậymỗi người cần phải xác định cho mình những tâm thế để có thể ứng xử vàvượt qua những trớ trêu phi lý và đau đớn nhất khiến chúng ta mất niềm tintrong cuộc đời
Trang 39Truyện Cải ơi cũng thể hiện những điều nghịch lý nhưng hình như nó
rất phổ biển trong cuộc sống Có người cha Năm nhỏ lặn lội suốt mười hainăm để tìm đứa con đã bỏ cha mẹ đi vì lỡ đánh mất đôi trâu mà mãi không vềnhưng ngược lại Diễm Thương bị cha mẹ vứt bỏ và cô sống ở nơi đó chờ cha
mẹ đến đón nhưng vô vọng Cuộc đời thật ngang trái người muốn tìm khôngtìm được người muốn được tìm không thấy đến Nghịch lý này là nỗi lòngtrăn trở của nhà văn về cuộc đời “cắc cớ, câu mâu” và qua đó muốn nhưmuốn gửi gắm rằng mỗi người phải biết trân trọng những gì minh đang có
Bên cạnh những nghich lý cuộc đời làm cho ta không khỏi ngậm ngùithì cũng có những mặt đối lập gợi niềm tin và cho ta một cách nhìn đầy lạc
quan về con người và cuộc đời hơn Truyện Bến đò xóm Miễu là sự đối lập
giữa vẻ bề ngoài và bản chất bên trong của Lương Lương làm nghề chèo đò,
mồ côi mồ cút và xấu trai “Tướng Lương nhỏ xíu, teo héo Đầu to, tóc dày,cứng, cháy nắng Mắt một bên xé lẹ Ai cũng cười: “Cái thằng, mày chèo màkhông ngó đằng trước, ngó đâu trật lất vậy?” Lương không giận tựa nhưkhông biết giận” [76, tr 108] Vẻ ngoài là vậy nhưng anh là người có bản chấttốt đẹp Lương nhìn Bông - người làm tiếp viên bia ôm - không như nhìn mộtmón đồ chơi như những thằng đàn ông khác “Bông là Bông, là con gái, làngười” [76, tr 113] Và Lương đã lấy bông làm vợ, khi Bông bị tai nạn “mộtnửa chi dưới đã bất toại… không còn khả năng làm vợ… Người không hiểuchuyện nhìn Bông xinh đẹp tươi hồng rồi nhìn vẻ mặt già háp của Lương màtiếc hùi hụi, tiếc đôi đũa mốc với cái mâm son, tiếc bông lài trắng với bãi kíttrâu xanh Người biết chuyện bảo Lương khùng” [76, tr 114] Lương mộtchàng trai vẻ ngoài xấu xí nhưng có trái tim nhân hậu và tràn ngập yêuthương Bởi vậy, trong cuộc sống này chúng ta đừng vội nhìn vẻ bề ngoài đểđánh giá một con người mà nhìn sâu vào tâm hồn và những việc họ làm Đó
là triết lý sâu sắc của tác phẩm muốn gửi gắm đến độc giả
Trang 40Những truyện tổ chức xung đột theo kiểu từ những nghịch lý, trớ trêuđược nhà văn tổ chức theo các phần trình bày, khai đoan, thắt nút, phát triển,đỉnh điểm và kết thúc Phải tổ chức xung đột mới thấy rõ được sự nghịch lý,
sự trớ trêu từ đó mới đúc kết được chân lý của cuộc đời
Không phải là những cốt truyện có sự xung đột dữ dội, cao trào mà lànhững câu chuyện giản dị như chính cuộc sống Miêu tả những bi kịch, nhữngbuồn vui đời thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng để lại những triết lýnhân sinh lớn lao Bởi vậy, những xung đột này không có chức năng tạo ra cái
hệ quả chỉ là đường viền mờ, là cái khung nâng đỡ cho nhân vật bộc lộ nộitâm Những xung đột này thực chất chỉ là những tâm trạng, dằn vặt băn khoănchứa đựng những chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người Do đó xung độtcủa cốt truyện này, không phát triển theo kiểu đầy đủ sáu phần mà theo dòngchảy, mạch trăn trở suy tư về cuộc sống để đúc kết những quy luật mang tầmkhái quát về tình yêu, cuộc đời con người
Ngổn ngang là câu chuyện tình yêu dang dở của Viên, câu chuyện
không hề có sự xung đột gay cấn nào chủ yếu là những ưu tư, dòng cảm xúcđan xen giữa hiện tại và quá khứ về tinh yêu “tôi hay lại nhà Bảo… phòngBảo có ban công, nhà Bảo với tôi có cái gì đó vương vấn thiêng liêng” Câuchuyện tiếp tục là suy nghĩ của Viên khi chứng kiến cảnh Bảo phản bội mìnhViên suy tư “Bảo thích một người con gái da trắng, tóc dài, không mạnh mẽbụi bặm như tôi” Mạch truyện tiếp tục với dòng tâm trạng không có hànhđộng gào khóc, đánh ghen, chạy đến hỏi tội mà thu nỗi buồn vào trong “Tôilặng lẽ về…” Cuối tác phẩm vẫn là dằn vặt suy tư và nhận ra “Tự dưng tôithèm được dốc lòng yêu thương ai đó, để sẻ chia để dìu nhau đi trên conđường ngổn ngang mà vì nỗi đam mê nào đó mà tôi đã đánh mất rất nhiều
Đó là điều mà Viên suy tư chiêm nghiệm ra từ chính câu chuyện tình yêucủa mình