NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BẢN Nguyễn Thị Dung 1 Trong quá trình xây dựng và khắc hoạ tính cách nhân vật, các nhà văn luôn chú trọng tới nghệ thu
Trang 1NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BẢN
Nguyễn Thị Dung 1
Trong quá trình xây dựng và khắc hoạ tính cách nhân vật, các nhà văn luôn chú trọng tới nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tả, kể, đối thoại độc thoại nội tâm, triết lý bàn luận Những thủ pháp nghệ thuật này giúp cho nhà văn miêu tả chính xác đời sống tâm
lý nhân vật, khám phá những trạng thái tình cảm, những bí ẩn riêng tư trong suy nghĩ,
tâm tưởng của nhân vật, từ đó có khả năng chạm vào mạch ngầm đời sống bên trong
con người, khám phá con người trong con người Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Bản, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm để thấy được nét độc đáo thể hiện sâu sắc quan niệm của nhà văn về cuộc sống và con người
1 Đặt vấn đề
Đối thoại và độc thoại nội tâm thường được các nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết, song các biện pháp nghệ thuật này có vai trò quan trọng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật ngay trong các truyện ngắn Nguyễn Bản là "cây viết truyện ngắn có cá tính" Các truyện ngắn của ông với dung lượng vừa phải, không ngắn mà không quá dài, luôn hé mở tới độc giả bức chân dung sống động của nhiều dạng người, nhiều kiểu người với những mảng đời, những số phận khác nhau thông qua nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm
2 Nội dung
Tâm hồn con người là một thế giới bí ẩn mà ta luôn đi sâu khám phá, tìm tòi Miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật, lấy đời sống nội tâm làm đối tượng miêu tả, vì thế đọc truyện ngắn Nguyễn Bản, chúng ta có thể gặp vô vàn những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ trích dẫn và phân tích những đoạn tiêu biểu nhất thể hiện rõ nhất những đặc trưng của đối thoại và độc thoại nội tâm, góp phần giúp cho độc giả nhìn nhận một khía cạnh nào đó hình dung về cuộc đời, số phận, cắt nghĩa hành động này, hành động kia thế giới nội tâm của nhân vật
2.1 Nghệ thuật đối thoại
Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như mội phản ứng
đáp lại lời nói trước[ 5 -159] Đối thoại chỉ diễn ra khi có người nói, người nghe và mỗi phát ngôn đều
trực tiếp hướng đến người tiếp truyện và xoay quanh một chủ đề nhất định Mối quan hệ giữa các nhân
vật càng đa dạng, các nhân vật đối thoại càng nhiều thì càng bộc lộ các đặc điểm thuộc về tính cách, cá
tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi của mình Hơn nữa, sự bộc lộ đó còn thể hiện qua nội dung lời nói,
qua cả cách nhân vật đối thoại Biện pháp này “giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư
1 Cao học -K12 Lý luận văn học, trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 2duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng nói, cách nói" [ 4;1]
Trong các tập truyện ngắn của Nguyễn Bản, biện pháp đối thoại cũng được ông sử dụng khá
thành công Nhà văn đã để nhân vật trong tác phẩm của mình đối đáp, trò chuyện với nhau một cách tự nhiên, trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con người thật nhất của mình mà không hề che dấu dưới bất
kỳ hình thức ngôn ngữ hoa mỹ nào Thông thường ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn học giàu xung đột, giàu kịch tính và mang chất triết lý trải nghiệm
Đọc văn của Nam Cao, Thạch Lam, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, người đọc cũng rất hay gặp những đoạn đối thoại Nếu sự xuất hiện các cuộc đối thoại của các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao, Lê Minh Khuê khá tập trung, ngắn gọn nhưng lại dồn dập, liên tiếp chứa lượng thông tin lớn, đối thoại gần như triệt tiêu hoàn toàn lời dẫn chỉ còn âm thanh va đập lại nhau của lời thoại phát ra từ nhân vật nhằm tạo ra những mâu thuẫn, xung đột kịch tính Đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp tước bỏ đi màu sắc cảm xúc, buộc các lời đối thoại ấy soi vào nhau, bộc lộ vào nhau, thì biện pháp đối thoại của các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bản lại gần như ngược lại Nhà văn không tập trung đi sâu khai thác những mâu thuẫn phức tạp của đời sống xã hội mà chủ yếu nghiêng về màu sắc tình nghĩa hướng tới sự đồng cảm, chia sẻ ,biểu thị tâm trạng nhiều hơn ( điều này thì Nguyễn Bản lại gần với Thạch Lam )
Chúng ta có thể nhận thấy lời đối thoại của các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bản được tách ra khỏi lời người kể chuyện Nó có thể tồn tại dưới dạng gạch đầu dòng nhằm khơi mở trạng thái tâm
lý biểu hiện qua những lời thoại có tính chất bâng quơ nhưng lại tạo ra không khí chan hòa, thân mật đã đặc tả được số phận hẩm hiu của tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ Đó là những đoạn đối thoại giữa người phụ nữ lấy chồng Tàu với Mận – Người bạn thân:
- Nhà có ti vi chưa?
- Lấy tiền đâu ra mua ti vi, ngày hai bữa cháo nhô, một bữa cơm còn vất
- Sao bảo ti vi đen trắng bên ấy rẻ lắm
- Rẻ, tính ra tiền mình chỉ hơn trăm nghìn, nhưng nợ như thế bao giờ mua được ti vi… [1; 37]
Đến truyện Chuyến ly hương cuối đời, cảm hứng khắc hoạ con người ở góc độ đời thường của
Nguyễn Bản thể hiện qua việc nhà văn tạo dựng tình huống để người kể chuyện và nhân vật - ông Tư, đối thoại trực tiếp với nhau và thường được biểu hiện bằng các từ ngữ trong lời dẫn trước với lời thoại rất đỗi đời thường, vụn vặt nhưng lại tiềm ẩn nỗi lòng trắc ẩn của nhân vật Đó là cuộc trò chuyện về việc ông Tư xoay sang nuôi lợn nái:
- Tôi xoay nuôi nái ông ạ, mọi người đổ xô nuôi thịt, giống đắt, mấy tay nó nuôi nái, tươm lắm
- Nhưng nhỡ nó lại đòi ăn bột đậu thì sao?
Ông cười:
- Không, giống lợn nái phàm ăn lắm… [1; 255]
Rồi cuộc đối thoại về việc ông Tư rủ đi Sài Gòn buôn thuốc, việc ông Tư mua nhà, bán nhà… Tất
cả đều hướng tới cái đích cuối cùng là xây dựng một nhân vật vụng dại, khờ khạo, suốt đời long đong, vất
vả nhưng vẫn bị bi kịch số phận trì níu
Trang 3Tiếp đó là trong truyện Tầm tã mưa ơi diễn ra cuộc đối thoại triền miên giữa hai người đàn ông,
đồng thời điểm xuyết những đoạn đối thoại với các nhân vật khác như: Liên, Nga, cô giáo Chẳng hạn
như cuộc đối thoại giữa người đàn ông tên Phan và cô giáo Phan nói:
- Cô giáo có biết mình đẹp không? Đẹp lắm đấy! Sao người ta lại giấu cô giáo ở đây?
Cô giáo cười:
- Hai năm trước, em còn phải dạy mãi Lĩnh Sơn, toàn núi với rừng, cách đây mười năm cây số kia Xin mãi mới được về đây [2; 107]
Những đặc trưng tiêu biểu của đối thoại, đôi khi còn được nhà văn thể hiện rõ nét trong lời đối thoại trực tiếp biểu thị ngầm trong đó thái độ của các nhân vật qua những câu cảm thán, những câu hỏi rất ngắn, miêu tả phần nào trạng thái tâm lý nhân vật trong cuộc hội thoại:
Trạng thái sửng sốt: - Trời, Vân Hạ thật đấy ư?[2;22]
- Sao, mà bác cũng biết truyện à?[2;159]
Trạng thái ngạc nhiên: - Kìa, cô Phượng sao lại đi?[ 2;110]
Trạng thái ngao ngán, chán chường, bực tức:
- Trời ơi! đêm khuya người ta mặc váy ngắn đến ư?[2;113]
Trạng thái vui thích, sung sướng: - Ồ, thích chứ hay là chủ nhật tuần sau?[1;195]
Đối thoại còn thể hiện một thái độ:
Lạnh lùng: - Không, đánh con, con bỏ đi ngay.[ 2;237]
Âu yếm: - Em ngủ rồi ư?[2;119]
Cảm thương chua xót: - Thế còn hai cuốn sách, anh có giữ được không?[2;143]
Mạnh mẽ, phóng túng: - Thắng kia, mày định làm trò gì đấy?,
- Mặc kệ tôi chú ở đấy trông xe? [2;245]
Buồn thương, lẻ loi, cô đơn: - Có thật lòng tôi nguội lạnh rồi không? [2;231]
Rừ ràng, từ những thái độ trong lời thoại trên, người ta cũng đễ dàng nhận ra trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc của các nhân vật
Có thể thấy trong truyện những đoạn đối thoại kiểu này thường kèm theo những phụ từ: à, ý, đấy, lắm, sao, gỡ, vừa thể hiện tính chất đối thoại mang màu sắc địa phương, vừa bộc lộ tâm trạng nhân vật chứa chất đầy tâm sự trong lòng khó nói ra
Đôi khi lời đối thoại của nhân vật nằm trong lời người dẫn truyện, không có dấu hiệu xuống dòng
và gạch đầu dòng, tồn tại dưới dạng lời tâm sự: Tôi cãi: "chả viết là gì, những cánh đồng rau khúc, ngõ
lăng, tháp sư, những đàn sáo mỏ ngà nhảy giật lùi theo bước chân" Phả ngắt lời:" Là viết về đất vua, địa linh nhân kiệt như các nơi kia" [ 2; 245] Rồi hình ảnh người đàn bà lấy chồng Tàu trong truyện ngắn
Nợ trần gian qua đối thoại với Mận đã thể hiện một chuỗi dài những bi kịch trong cuộc đời chị Chị vốn
là một người phụ nữ thiệt thòi về nhan sắc, gia đình nghèo nên chị chỉ có một ước mơ bình thường, giản
dị là được làm mẹ Song cái thời chị sống là cái thời mà gái ế mà lại xấu, muốn kiếm con phải mất một
Trang 4chỉ vàng, nhưng cũng chỉ được của thằng đánh giậm [1; 29] Chị đau đớn thốt lên: Nghèo cũng được nhưng mà làm đàn bà mà không được làm mẹ thì không chịu nổi [1; 28] Những câu nói của chị hàm chứa
sự từng trải sâu sắc Số phận đã gắn cuộc đời chị với một người chồng Tàu Ở nơi xứ lạ người phụ nữ ấy phải đương đầu với bao khó khăn, khổ cực, đặc biệt là sự đối chọi chống lại cái nghèo truyền kiếp Như vậy, cách thể hiện lời đối thoại như thế chứng tỏ Nguyễn Bản có ý thức gắn lời của nhân vật với lời người
kể chuyện Qua lời cắt nghĩa của người kể chuyện, việc bộc lộ nội tâm nhân vật được sâu sắc hơn, từng
cử chỉ, nét mặt của người tham gia cuộc đối thoại như được tái hiện trước mắt người đọc
Tóm lại, qua tập truyện ngắn, chúng ta thấy Nguyễn Bản đã sử dụng biện pháp đối thoại như một
công cụ đắc lực vào việc làm rõ bản chất, cá tính, tâm lý nhân vật cùng với những ưu tư hệ lụy rất con
người Hơn thế ngôn ngữ đối thoại của nhà văn còn góp phần lý giải chiều hướng con đường đời của nhân
vật
2.2 Nghệ thuật độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật cơ bản và hữu hiệu để miêu tả tâm lý nhân vật Ngôn
ngữ đối thoại nghệ thuật là lời nhân vật tự nói về mình, về bản thân mình trong tác phẩm Là lời phát
ngôn của nhân vật nói với chính mình thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó[ 5;108]
M.B Khrapchenko cho rằng: Độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩ sâu kín chỉ
riêng nhân vật với mình bên trong Đó là lúc nhân vật thật nhất [3; 26] Trong tác phẩm, biện pháp này
thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối Cùng với những biện pháp nghệ
thuật khác cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức độ cao hơn: đó là chiều sâu tâm hồn nhân vật Thông qua biện pháp độc thoại nội tâm, độc giả có thể
cảm nhận được tiếng nói thầm, ý nghĩ sâu kín bên trong của nhân vật, thấy được nỗi niềm tâm sự, trăn trở nào đó của nhân vật Đây cũng là ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác Nếu như hội họa, điêu khắc nói rõ ngoại hình vóc dáng của đối tượng, âm nhạc chỉ tác động trực tiếp vào thính
giác để người tiếp nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội tâm văn chương
có khả năng vượt trội trong việc miêu tả đời sống tâm lý - cái trừu tượng khó nắm bắt của đối tượng Những suy nghĩ tình cảm tinh tế của nhân vật sinh động hay không tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của nhà văn, chứ không bị hạn chế như việc sáng tạo trong các ngành nghệ thuật khác Đây cũng là giây phút lắng đọng nhìn vào chiều sâu tâm hồn nhân vật và biết được nó đang nghĩ gì, nhà văn muốn nói gì
Trong văn của Nam Cao hay Thạch Lam, người đọc cũng rất hay gặp những đoạn độc thoại nội tâm Nếu như những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao được ông sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật thể hiện những day dứt, trăn trở đấu tranh nội tâm căng thẳng, giằng
xé, thì độc thoại nội tâm của Nguyễn Bản lại có nét giống với Thạch Lam tâm trạng của nhân vật trôi chảy triền miên hơn bởi sự trăn trở, dằn vặt trong tâm trạng, hay suy tư của cảm xúc, cảm giác Độc thoại nội tâm trong văn Nguyễn Bản thường được thể hiện linh hoạt Thông qua độc thoại nội tâm, Nguyễn Bản
đã trực tiếp và gián tiếp bộc lộ tình cảm của nhân vật qua suy ngẫm, đối đáp với người cùng tham gia thoại Ở mỗi nhân vật, nhà văn đều tìm thấy tiếng nói riêng phù hợp với tâm hồn, suy nghĩ của họ Nhân
Trang 5vật của Nguyễn Bản thường là những con người hiền lành, tốt bụng và cam chịu nên những đoạn độc thoại nội tâm cũng nhân hậu, nhẹ nhàng như tâm hồn tính cách của họ
Độc thoại của người thanh niên trong truyện ngắn Mặt trời đồng xu là độc thoại của một người
từng trải nên độc thoại nghiêng về sự chiêm nghiệm, giãi bày, nghĩa là hướng nội: Một bữa cơm ngon, cái
đói đã hết, nhưng cảm giác nhục nhã lúc này mỗi lúc một tấy lên như mong mủ lên da thịt mặt tôi Tôi đã đem danh giá bố mẹ, ông bà ra tín chấp Mà vì cái gì kia mới được chứ? Mộng văn chương, sự bồng bột của tuổi trẻ [2; 142] Lời độc thoại cũng là lời tự vấn của chính nhân vật Nhân vật tự day dứt về những
việc mình đã làm Ở nhân vật này vừa có những nét tính cách riêng đáng tôn trọng là: sống có ước mơ, hoài bão, có niềm say mê văn chương nhưng vừa có nét đáng trách là quá bồng bột và hay ngộ nhận Nhưng điều đáng trân trọng ở con người này là đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho lương tâm tự lên
án trong những độc thoại nội tâm đầy day dứt, giằng xé tâm can
Bên cạnh đó độc thoại nội tâm trong sáng tâ trạng nó thường xuất hiện dưới dạng câu hỏi tu từ
Nhân vật tự đặt ra những câu hỏi để tự vấn, tự phân tích mổ xẻ Trong truyện ngắn Chuồn chuồn đi đón cơn mưa diễn ra những đoạn độc thoại nội tâm dài không những có tác dụng soi chiếu chiều sâu tâm hồn
nhân vật mà còn tạo nên âm điệu trầm buồn, ám ảnh của truyện Xuyên suốt tác phẩm là lời độc thoại của
người chồng hư hỏng: Đấy, vợ tôi như thế mà lại bảo tôi bỏ ư? Rồi còn hai đứa con tôi nữa chứ Chúng
nó đang học Đại học Phá nát một gia đình như thế vì sự mất nết của mình ư? Tôi chỉ coi việc đó là sự mất nết, tôi không coi đó là sự hư hỏng, vì tôi vẫn yêu và quý trọng vợ tôi, tôi không phá gia đình… [2;
94] Hay Thật ra, tôi cũng có lỗi với Thành Tôi không dám nói thẳng thừng với Thành rằng không đời
nào tôi bỏ vợ tôi… [2; 94] Tất cả những đoạn độc thoại nội tâm ấy phần lớn thể hiện sự suy ngẫm, day
dứt của người chồng về những gì mình đã làm và về hạnh phúc cá nhân
Ngoài ra, độc giả còn bắt gặp rất nhiều những lời độc thoại nội tâm trong sáng tác của Nguyễn
Bản Đó là độc thoại nội tâm của Hoàng trong Ánh trăng, Độ trong Bức tranh mây, người đàn bà trong Sông lấp, người đàn ông trong Mùi tóc Thảo… Qua lời độc thoại ấy nội tâm của mỗi nhân vật được tiếp
cận theo một hướng mới, với sự vận động của tâm lý trong những diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp Ngòi bút nghệ thuật của nhà văn đã khám phá được chiều sâu tâm hồn nhân vật với cả ánh sáng và bóng tối, những điều giằng xé bên trong và cả cái khó khăn vất vả của quá trình tự hoàn thiện mình
3 Kết luận
Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để miêu tả nhân vật là một trong những hình thức hữu hiệu mà các nhà văn luôn quan tâm Nguyễn Bản là một trong những nhà văn không nằm ngoài số đó Những thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật thể hiện qua: nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của ông nhằm tạo nên tính sinh động của nghệ thuật tự sự cũng như sự hấp dẫn đối với người đọc Mỗi biện pháp nghệ thuật được sử dụng có mục đích với những ý đồ khác nhau, song đều nhằm làm nổi bật cá tính, quan niệm sống, sinh hoạt nhất là khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Bản, Nợ trần gian, Nxb Hội nhà văn, H, 2003
2 Nguyễn Bản, Mặt trời đồng xu, Nxb Công an nhân dân, H, 2007
Trang 63 M B Khrapchenko, Sáng tạo hiện thực và con người, (sách dịch), Nxb Văn hoá, H, 1984
4 Nắng Mai, Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách tiếp cận riêng,
DĐVNVN, (3 + 4), 2000
5 Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ
biên), Nxb Giáo dục, H, 2004
CONVERSATIONAL AND INTERNAL MONOLOGUE ART
IN NGUYEN BAN'S SHORT STORIES
Nguyen Thi Dung
In the process of building characteristic of character, most of writer always pay attention to descriptional, telling, conversation, internal monologue and philosophical art as well These methods of art help the writer to have a correct description about philosophical life of the characters discovering different status ang the inner mysteries of them to touch the " internal lifeof people" and the "inner people
of people" Studyingthe character- building art in Nguyen Ban's stories, we are going to deeply discover the conversational and inter monologue art in ordero find out the unique style of the writer about life and people as well