1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất trữ tình trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

147 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Ngược lại, cũng có những giai đoạn chất thơ xâm nhập vào văn xuôi tự sự, làm thành dòngtruyện ngắn trữ tình với nhiều phong cách nổi bật như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh… Tìm hiểu chấ

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh

Thái thị thanh huyền

Chất trữ tình trong truyện ngắn

nguyễn ngọc t

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2009

Trang 2

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh

Thái thị thanh huyền

Chất trữ tình trong truyện ngắn

nguyễn ngọc t

chuyên ngành: lý luận văn học

mã số : 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2009

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cấu trúc của luận văn 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN 8

1.1 Quan niệm chung về chất trữ tình .8

1.1.1 Chất trữ tình trong đời sống và trong nghệ thuật 8

1.1.2 Chất trữ tình trong văn học 8

1.1.3 Quan niệm về chất trữ tình của luận văn 10

1.2 Chất trữ tình và chất thơ 10

1.2.1 Chất thơ 10

1.2.2 Phân biệt chất thơ và chất trữ tình 11

1.3 Từ chất trữ tình đến truyện ngắn trữ tình 13

1.4 Đặc trưng của truyện ngắn trữ tình 14

1.4.1 Quan niệm chung về truyện ngắn trữ tình 14

1.4.2 Đặc trưng của truyện ngắn trữ tình 16

CHƯƠNG 2: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ, NHÌN TỪ TÌNH HUỐNG 20

2.1 Giới thuyết về tình huống 20

2.2 Tình huống trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 21

2.2.1 Tình huống lưu lạc 22

2.2.2 Tình huống bi kịch tình yêu 32

2.2.3 Tình huống bi kịch gia đình 43

2.3 Ý nghĩa của tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 48

2.3.1 Ý nghĩa của tình huống đối với diễn biến mạch truyện 48 2.3.2 Ý nghĩa của tình huống đối với việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác

Trang 4

CHƯƠNG 3: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN

NGỌC TƯ, NHÌN TỪ NHÂN VẬT 57

3.1 Giới thuyết về nhân vật 57

3.1.1 Khái niệm nhân vật 57

3.1.2 Vai trò của nhân vật 57

3.1.3 Phân loại nhân vật trong truyện ngắn 58

3.2 Nhân vật “kiểu con người tình cảm” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 60

3.2.1 Con người cô đơn trên những chặng đường lưu lạc 63

3.2.2 Con người BUỒN - ĐAU khi dang dở tình yêu 70

3.2.3 Con người BUỒN - ĐAU với tình yêu thầm lặng 75

3.2.4 Con người BUỒN - ĐAU với nỗi mặc cảm tội lỗi 79

3.2.5 Con người BUỒN - ĐAU với bi kịch gia đình 83

3.3 Các thủ pháp miêu tả, thể hiện nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 88

3.3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý 89

3.3.2 Các thủ pháp ngoại hiện 94

CHƯƠNG 4: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ, NHÌN TỪ NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 103

4.1 Giới thuyết về ngôn ngữ và giọng điệu 103

4.1.1 Ngôn ngữ 103

4.1.2 Giọng điệu 104

4.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 106

4.2.1 Ngôn ngữ giàu cảm xúc, cảm giác 106

4.2.2 Ngôn ngữ hài hoà về âm thanh, giàu nhịp điệu 110

4.2.3 Những hình ảnh biểu tượng 115

4.3 Giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 121

4.3.1 Giọng cảm thương, ngậm ngùi 121

4.3.2 Giọng tưng tửng, hóm hỉnh 127

4.3.3 Giọng trữ tình- triết lý 131

KẾT LUẬN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

Trang 5

vẫn thấy nhắc đến những khái niệm như: kịch thơ, truyện thơ, tiểu thuyết bằng

thơ hoặc những vấn đề như yếu tố tự sự trong thơ, chất thơ của văn xuôi, chất trữ tình trong truyện ngắn… Thậm chí, có những sáng tác có sự đan dệt của cả

ba yếu tố tự sự, trữ tình, kịch Sự pha trộn giữa các thể loại như thế không chỉlàm gia tăng phẩm chất, giá trị của mỗi thể loại, tạo ra các “thể lai ghép”, màcòn giúp nhà văn thể hiện một cách tối ưu những ý đồ nghệ thuật của mình Hơnthế, đó còn là một phương tiện góp phần làm nên diện mạo, phong cách của mộttác giả Đây là một trong những biểu hiện của tính năng động, linh hoạt của thểloại văn học hiện đại Nó là vấn đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu

1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ nổi lên như một “hiện tượng lạ”, một

“luồng gió mới” (Nguyên Ngọc) của văn xuôi Việt Nam đương đại Từ tập

Ngọn đèn không tắt khiêm nhường lặng lẽ, qua Cánh đồng bất tận khuấy động

văn đàn, đến Gió lẻ và 9 câu chuyện khác nóng hổi mới ra mắt độc giả, tác phẩm

của nhà văn nữ đất Mũi Cà Mau này được nhắc đến rất nhiều trên các báo, tạpchí, các phương tiện truyền thông; được thẩm định qua các giải thưởng trongnước và khu vực Nguyễn Ngọc Tư tự so sánh sáng tác của mình với “quả sầuriêng”, và đã không ít lần “sản vật” đặc trưng của Nam Bộ ấy đã vượt địa hạtvùng miền, quốc gia, đến với độc giả khắp nơi, kể cả nước ngoài Được đánh giácao trong giới chuyên môn, được nhiều nhà xuất bản săn đón, lọt vào tầm ngắmkhông ít nhà đạo diễn sân khấu, điện ảnh, tác phẩm của nữ văn sĩ này thực sự cóđược vị trí chắc chắn trong bức tranh văn học hiện nay… Nhiều người tìm đọcNguyễn Ngọc Tư vì họ đã “bắt được sóng” (Hữu Thỉnh) từ trái tim và tài năngcủa chị Là một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư đã mang vào trong văn của mình

Trang 6

cái đằm thắm của nữ tính làm nên chất giọng mềm mại, có duyên Văn chươngcủa chị lôi cuốn người đọc bởi cái "trữ lượng tình cảm" hết sức dồi dào Ấy làthứ văn như chắt ra từ thương yêu Có thể nói rằng, chất trữ tình trong truyệncủa Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là một “dư vị” khó quên mà còn báo hiệu mộtphong cách đang được định hình Chính chất trữ tình đặc sắc đó đã gợi dẫnchúng tôi đến với đề tài nghiên cứu này.

1.3 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đã có những lúc “văn xuôi mởcuộc xâm lăng tràn vào thơ” Đó là thời kì khởi phát Thơ mới Ngược lại, cũng

có những giai đoạn chất thơ xâm nhập vào văn xuôi tự sự, làm thành dòngtruyện ngắn trữ tình với nhiều phong cách nổi bật như Thạch Lam, Thanh Tịnh,

Hồ Dzếnh… Tìm hiểu chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng

tôi hi vọng sẽ góp phần nhận diện đặc điểm tác phẩm của một cây bút còn rấtsung sức, nhiều triển vọng; thấy được dòng truyện ngắn trữ tình không phải chỉdừng lại ở những đỉnh cao của văn học quá khứ, mà còn được tiếp nối ở các nhàvăn đương đại với nhiều sắc thái mới mẻ Hơn nữa, việc nghiên cứu đề tài nàycòn mang một ý nghĩa thiết thực: giúp cho việc giảng dạy những tác phẩm vănxuôi mang đậm màu sắc trữ tình trong nhà trường được thấu đáo hơn

2 Lịch sử vấn đề

Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã khiến giớiphê bình tốn không ít giấy mực Như trên đã nói, Nguyễn Ngọc Tư có lí khi sosánh truyện của mình với sầu riêng Đó là loại quả không phải người nào cũng

ưa, nhưng nếu đã thích thì say mê thật sự, thậm chí nó còn “gây nghiện” chokhông ít người Văn của nữ sĩ đất Cà Mau ấy cũng vậy, kẻ chê, người khen, vớinhững ý kiến trái chiều ở nhiều góc tiếp cận

Trong số hàng loạt bài phê bình trên báo, tạp chí cũng như trên các trangweb viết về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị, đây đó cũng có những ý kiến,cảm nhận về chất trữ tình, chất thơ trong các truyện ngắn riêng lẻ Chúng tôi tậphợp ở đây những ý kiến liên quan đến đề tài, xem đó là những gợi mở hữu íchcho chúng tôi trong công việc nghiên cứu

Khi tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp

văn học nghệ thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được các nhàvăn lớp trước như Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân để

ý Trong lời tựa tập truyện này, Nguyễn Quang Sáng đã có nhận xét rất đáng chú

Trang 7

ý: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường, Nguyễn Ngọc Tư

đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuốicùng của Tổ quốc (…) Qua ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư , những con người lam

lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa

tinh tế qua cách đối nhân xử thế” [45] Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư như thế

nào, Dạ Ngân không ngần ngại bày tỏ sự trân trọng, yêu mến của mình đối với

một cây bút thuộc thế hệ sau nhưng đã nhanh chóng chiếm cảm tình của một số

lượng lớn độc giả: “Đọc Nguyễn Ngọc Tư thấy vấn vương xao xuyến, muốn đọc

tới đọc lui, vì nó đánh thức nỗi nhớ quê trong lòng người xa xứ… Nguyễn Ngọc

Tư làm ta ngạc nhiên, rất đỗi ngạc nhiên, vì đang lưng ta bỗng đầy, đang đi ta

bỗng gặp, đang chờ ta bỗng có…” [33] Rõ ràng, các nhà văn đã gián tiếp chỉ ra

chất trữ tình đằm thắm nằm sâu bên trong lời văn, câu chữ của truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa định danh bằng những khái niệm của lí luận vănhọc

Tuy nhiên, những cảm nhận về chất thơ, chất trữ tình của truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu được hình dung một cách cụ thể hơn khi Cánh đồng

bất tận ra mắt người đọc Đào Duy Hiệp có cả một bài viết Chất thơ trong

“Cánh đồng bất tận” Ở đây, tác giả bài viết khẳng định: “Cánh đồng bất tận là

một bài thơ bằng văn xuôi Chất thơ đó nằm trong sự lặp lại ở các cấp độ từ ngữ,hình ảnh thấm tình người, được diễn đạt bằng một giọng văn dung dị hiền lành”[19] Theo tác giả, chất thơ của truyện ngắn này có được là nhờ những nỗi nhớtrùng điệp như lớp sóng cồn cào, nhờ những biểu tượng - ẩn dụ cánh đồng, dòngsông và những câu văn mang âm hưởng và cấu trúc thơ Phải nói rằng, dù chỉ lànhững phát hiện ban đầu, theo trực cảm là chính, chưa có sự phân tích kĩ luỡng

về “cơ chế” hình thành chất trữ tình trên các phương diện cụ thể, nhưng bài viếtcủa Đào Duy Hiệp đã thể hiện một cách tiếp cận có nhiều sức gợi

Cũng nằm trong loạt bài tìm hiểu về Cánh đồng bất tận, bài viết của Đoàn Ánh Dương “Cánh đồng bất tận” nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật

đã nhấn mạnh một số điểm mà theo chúng tôi, có ý nghĩa nhất định trong việc lígiải chất trữ tình của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung Trước hết, tác giả

bài viết cho rằng Cánh đồng bất tận là “một câu chuyện mở, một tác phẩm được

dệt bởi sự đan cài giữa cảm xúc và suy tưởng của nhân vật… Lọc qua tâm línhân vật, hành trình khám phá tác phẩm là một sự bóc tách từ bình diện ngôn

Trang 8

ngữ trần thuật đến bình diện những tri nhận ẩn ức đã lắng đọng thành các biểutượng ám ảnh đời sống nội tâm nhân vật” [14] Đoàn Ánh Duơng cũng đã có lí

khi cho rằng kĩ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận đã đẩy

sang bình diện mới, ở đó, nhân vật men theo sức hút của mạch tâm trạng, cốttruyện sự kiện bị phân rã, thay vào đó là một cốt truyện khác: cốt truyện tâm lí.Theo đó, ngôn ngữ tâm trạng cũng lấn lướt ngôn ngữ miêu tả Ngôn ngữ của tácgiả chi phối nhiều yếu tố, kể cả ngôn ngữ nhân vật nên lời văn mang đậm màusắc chủ quan Và người đọc cũng bị cuốn theo cái dòng chảy miên man của cảmxúc mà “quên bẵng” cốt truyện Mặc dù phân tích khá sâu sắc mô hình tự sự và

ngôn ngữ của Cánh đồng bất tận, nhưng tác giả vẫn chưa tiến đến việc khẳng

định đó là những yếu tố làm nên chất trữ tình - một biểu hiện rất độc đáo củavăn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Trần Hữu Dũng - một giáo sư kinh tế học ở Mĩ vì “mê” văn Nguyễn Ngọc

Tư nên đã thiết kế một trang web riêng dành cho nữ văn sĩ này - nhận thấy “văn

của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưngkhông nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang… Văn Nguyễn Ngọc Tư làvăn của lời nói Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu Cái tài củaNguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó

thành châu báu” [11] Trong bài báo Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của

Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Ngọc Tư đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 1

năm 2007, Phạm Thuỳ Dương đã đi sâu vào khảo sát giọng điệu cảm thương ởtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chỉ ra nguyên nhân và những biểu hiện cụ thể của

nó Tác giả viết: “Gắn với cảm hứng cảm thương là giọng điệu cảm thương, xót

xa với những số phận con người nhỏ bé Chỉ khi thực sự xúc động, trái tim đậpnhững nhịp đập chân thành, nồng nhiệt, người nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói,giọng điệu có sức truyền cảm lớn” [13] Có thể nói, trong những phương diệnbiểu hiện chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, thì ngôn ngữ, giọngđiệu là yếu tố được người đọc cảm nhận nhiều nhất Giáo sư kinh tế học TrầnHữu Dũng và tác giả Phạm Thuỳ Dương không phải là ngoại lệ Có lẽ giọngđiệu trữ tình chính là một trong những nét đặc sắc nhất của văn phong NguyễnNgọc Tư

Một số bài viết khác đề cập đến thế giới nhân vật, tình huống của truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư Trong bài viết Một số đặc sắc nghệ thuật của truyện

Trang 9

ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đàm Thị Thanh Tùng kết luận: “nhân vật của Nguyễn

Ngọc Tư luôn rơi vào những tình cảnh éo le, trắc trở, những tình huống đổ vỡ

mà ở đó, họ chỉ có thể đối diện với chính lòng mình” [68] Theo tác giả này,sáng tạo những tình huống trữ tình là chính là cách Nguyễn Ngọc Tư bộc lộ cáinhìn đầy chất nhân văn với con người Cũng chính vì thế, Nguyễn Ngọc Tư đãtìm đến một giọng điệu đầy nữ tính, lời văn nghệ thuật trong truyện NguyễnNgọc Tư mang nặng cảm xúc trữ tình, thể hiện nỗ lực của nhà văn trong việc đisâu tìm hiểu thế giới tâm hồn ẩn chứa nhiều góc khuất của con người

Gió lẻ và 9 câu chuyện khác ra đời trong sự chờ đợi của nhiều người Ấy

là chờ đợi một sự bứt phá làm mới mình của Nguyễn Ngọc Tư Người ta chỉ sợ,những cú dập không đáng có đầu đời có thể làm một nhà văn trẻ như Ngọc Tư

nản lòng Nhưng dường như Gió lẻ đã khiến cô tìm ra cách xoay chuyển tình

thế: một kiểu viết khác, một cuộc tìm kiếm khác, để tạo nên phong cách đa dạng

hơn và cũng nhiều triết lý hơn Chính Nguyễn Ngọc Tư đã thú nhận về Gió lẻ:

“Gió lẻ không thơ mộng lắm, nhưng tôi thấy nó cũng dịu dàng Những nhân vật của Gió lẻ chạy trốn con người nhưng luôn tìm kiếm con người, chối bỏ yêu

thương mà luôn khao khát yêu thương, và dù đời có buồn đến đâu, họ vẫn cố

gắng sống” [69] Dù không gây ra một cơn sốt như Cánh đồng bất tận, nhưng

Gió lẻ vẫn được đánh giá khá cao, và cảm nhận chung của giới phê bình vẫn là

giọng điệu dịu dàng nữ tính, giàu cảm xúc như một nét phong cách không trộnlẫn vào đâu được của Nguyễn Ngọc Tư Hồ Trung Tú trong bài viết giới thiệu về

Gió lẻ ở Tạp chí Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long đã nhận xét: “Gió lẻ được

viết với hình thức của một kịch bản phim Với ngôn ngữ giàu hình ảnh, cấu trúcphân đoạn, chuyển cảnh mạnh này, truyện không cần giới thiệu dẫn dắt hay đưađẩy Tất cả được cô đọng lại tinh tế như những bài thơ đứng cạnh nhau Chính vìvậy không ai đọc thơ một lần” [63]

Trên báo Lao động cuối tuần số 38 năm 2008, Minh Thi đã giới thiệu về

tác phẩm mới của Nguyễn Ngọc Tư: “Lối hành văn của Nguyễn Ngọc Tư trong

Gió lẻ phức tạp hơn nhiều so với Cánh đồng bất tận, đa nghĩa hơn, giàu chất thơ

hơn Tuy nhiên, cũng vì thế mà đôi khi, cái chân chất bị bay đi ít nhiều, để lạichút cầu kỳ, làm dáng và một vài chi tiết hơi lộ Nhưng trên tất cả là sự làm mới

mình, ngòi bút vẫn đủ sức lay gợi, kỹ thuật viết cũng tốt hơn” [60] Lê Anh Thu,

người đã “săn đuổi sáng tác Nguyễn Ngọc Tư bằng chính tình yêu của mình”

Trang 10

cũng đã đọc nhiều hơn ba lần 50 trang truyện, bút giấy ghi chép trên tay và lên

tiếng về Gió lẻ: “Nguyễn Ngọc Tư đã rất cố gắng chọn lọc câu chữ hợp điệu,

thích vần Truyện vì vậy đã rất gần với thơ văn xuôi” [63]

Nhìn chung, xung quanh việc nghiên cứu chất trữ tình trong truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư còn có một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tuy đã có những cảm nhận, phân tích, đánh giá về chất trữ tìnhtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở mức độbước đầu và nhỏ lẻ Chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát toàn bộtruyện ngắn của nhà văn này ở phương diện chất trữ tình như một biểu hiệnxuyên suốt và ổn định

Thứ hai, khái niệm chất trữ tình trong truyện ngắn vốn đã được nhiều bài

viết nhắc đến, nhưng chưa được xem là khái niệm trung tâm và chưa được minhđịnh một cách rõ ràng Trong một số công trình nghiên cứu, khái niệm “chấtthơ” đã được sử dụng Đây là khái niệm có liên quan nhiều đến chất trữ tình.Nói rõ hơn, chất thơ là một biểu hiện của chất trữ tình, dù hai khái niệm nàykhông đồng nhất với nhau Ở những bài viết cảm nhận, phân tích về chất thơtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, sự phân biệt chất thơ với chất trữ tình cũngchưa được chú ý đúng mức

Do tồn tại những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu chất trữ tình trongtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư vẫn là điều cần thiết Công trình của chúng tôiđược triển khai trong bối cảnh ấy

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Giới thuyết về khái niệm chất trữ tình trong truyện ngắn làm cơ sở líthuyết để tiến hành triển khai tìm hiểu chất trữ tình trong truyện ngắn NguyễnNgọc Tư

3.2 Phát hiện, nghiên cứu về những biểu hiện của chất trữ tình ở cácphương diện then chốt nhất đối với thể truyện ngắn: tình huống, nhân vật, ngônngữ (giọng điệu và lời văn)

4 Phạm vi nghiên cứu

Từ năm 2000 đến 2008, Nguyễn Ngọc Tư liên tiếp cho ra đời 7 tập truyệnngắn Với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, chúng tôi tiến hành khảo

sát tất cả truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong các tập sau: Ngọn đèn không tắt,

Giao thừa, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác Đây là 5 tập truyện tuyển chọn những tác phẩm hay nhất và mới

Trang 11

nhất của Nguyễn Ngọc Tư Tổng số truyện chúng tôi khảo sát là hơn 50 tácphẩm.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hệ thống

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn triển khaithành 4 chương:

Chương 1: Giới thuyết về chất trữ tình trong truyện

Chương 2: Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhìn từ tình huống

Chương 3: Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhìn từ nhân vật

Chương 4: Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhìn từ ngôn ngữ và giọng điệu.

Trang 12

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN

1.1 Quan niệm chung về chất trữ tình

1.1.1 Chất trữ tình trong đời sống và nghệ thuật

Trong cuộc sống, chất trữ tình là một khái niệm được nhắc đến khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực Đây đó, chúng ta từng bắt gặp những cách nói như: bản

nhạc trữ tình, khung cảnh trữ tình, vẻ đẹp trữ tình, áng tóc trữ tình, dòng sông trữ tình… Có thể thấy, ở những trường hợp trên, “trữ tình” được dùng với tư

cách là một định ngữ, chỉ một sắc thái, một tính chất Vậy có thể hiểu nội hàm

của hai chữ trữ tình này như thế nào? Muốn hiểu điều này, có lẽ chúng ta phải đi

tìm nguồn gốc của nó

Tính từ trữ tình trong tiếng Việt được dịch từ lyric/lyrical của tiếng Anh và một số ngôn ngữ châu Âu Còn danh từ “tính chất trữ tình” là lyricalness xuất

xứ từ lyre là tên một loại nhạc cụ dây mà các nhà thơ và ca sĩ hát rong ở Châu

Âu thời xa xưa dùng để đệm cho các chuyện kể, bài hát, hay sử thi của họ

Những chuyện kể ấy người ta gọi là lyricist, nó không chỉ có các sắc thái nhẹ

nhàng, êm ái, du dương, tha thiết mà còn có cả hùng tráng, dữ dội, đau khổ, phẫnnộ…

Trữ tình trong tiếng Việt lại là một từ gốc Hán Theo nghĩa Hán tự, trữ là

kéo ra, rút ra, bộc lộ, bộc bạch; tình là cảm xúc, tình cảm (tình cảm nói chung,

không giới hạn hay loại trừ sắc thái nào) Tuy nhiên, nguời Việt hiện tại thường

dùng từ gốc Hán trữ tình trong chất trữ tình như một tính từ chỉ sắc thái nhẹ

nhàng, tha thiết… (trong âm nhạc), và sắc thái mềm mại, dịu dàng, nên thơ, hiềnhoà, gợi cảm, mơ mộng… (trong hội hoạ và trong miêu tả các sự vật khác)

Tóm lại, chất trữ tình trong đời sống thường được quan niệm như một sắc

thái, tính chất thuộc bản chất của sự vật tồn tại một cách khách quan mà conngười có thể cảm nhận được

1.1.2 Chất trữ tình trong văn học

Trước hết, để tìm hiểu khái niệm chất trữ tình, chúng ta phải đi từ khái

niệm trữ tình trong lí luận văn học Trữ tình là thuật ngữ của lí luận văn học

được sử dụng trước hết để chỉ một loại hình văn học nhằm phân biệt với các loạihình văn học khác như tự sự, kịch Trữ tình là một phương thức biểu hiện chủ

Trang 13

quan mà dấu hiệu của nó là cảm xúc của chủ thể tự biểu hiện với nhiều sắc tháikhác nhau Thế giới chủ quan với những suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc thể hiệncái nhìn (quan điểm) trữ tình của chủ thể Muốn biểu hiện được cái nhìn trữ tình

ấy trong tác phẩm, chủ thể sáng tạo phải sử dụng những phương tiện, nhữngcách thức nào đó Phương tiện, cách thức ấy, người ta gọi là bút pháp trữ tìnhhay nghệ thuật trữ tình: “Bút pháp trữ tình là một lối thể hiện cuộc sống thôngqua sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể sáng tạo” [66, 6]

Nhiều học giả đã nghiên cứu về thuật ngữ trữ tình trong văn học Hêghen, nhà triết học cổ điển Đức nhận xét: “ở trữ tình có sự trùng hợp của chủ thể và

khách thể trong một ngôi…Ở tự sự, nhân vật tách rời tác giả, được dùng làm nội dung cho tác giả, thì nhân vật trung tâm của tác phẩm trữ tình lại chính là người tạo ra tác phẩm, trước hết là thế giới bên trong của anh ta” [3, 346].

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân định nghĩa: “cái nhìn trữ

tình là sự thể hiện thái độ riêng của mình đối với thế giới xung quanh Bởi vậy,

cái tôi tự biểu hiện có vai trò đặc biệt trong trữ tình… Cái nhìn trữ tình được thể

hiện chủ yếu ở các tác phẩm thơ, nhưng cũng có thể được thể hiện ở văn xuôi vàkịch nhất là khi tác giả văn xuôi muốn nói như những tuyên ngôn, định đề, hoặc

nhân vật kịch độc thoại, tạo thành những đoạn tương đối độc lập” [3, 348]

Như vậy, khác với chất trữ tình trong đời sống thường được quan niệm như

một cái gì tồn tại khách quan, chất trữ tình trong văn học là sự kết hợp thống

nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo, cái nhìn chủ quan của nhà văn Tính chất trữ tình được quy định bởi cái nhìn (quan điểm, điểm nhìn) trữ tình của chủ thể sáng tạo và bút pháp trữ tình được

sử dụng như là cách thức, phương tiện biểu hiện cái nhìn trữ tình ấy trong tácphẩm

Có thể thấy các nhà nghiên cứu lí luận đều giới thuyết khái niệm trữ tìnhtrong sự đối sánh, phân biệt với tự sự và kịch Họ cũng khẳng định một thực tế

là cái nhìn trữ tình không chỉ có ở các tác phẩm trữ tình Ở bất kì một tác phẩmnào có cái nhìn trữ tình của chủ thể sáng tạo chi phối, có nghệ thuật trữ tìnhđược sử dụng như một phương tiện để bộc lộ thế giới chủ quan thì ở tác phẩm

đó có tồn tại chất trữ tình Nói cách khác, đó là hiện tượng giao thoa giữa các thểloại văn học Các yếu tố tự sự có thể xâm nhập vào tác phẩm thơ, đồng thời các

tố trữ tình cũng thâm nhập vào văn xuôi tạo nên những thể tài lai ghép như thơ

Trang 14

tự sự - trữ tình, thơ văn xuôi, truyện ngắn trữ tình Trong luận văn này, chúngtôi chỉ xin được đề cập đến chất trữ tình trong tác phẩm tự sự, cụ thể là truyệnngắn, từ đó cố gắng cắt nghĩa đặc điểm truyện ngắn trữ tình trên cơ sở nghiêncứu truyện ngắn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

1.1.3 Quan niệm về chất trữ tình của luận văn

Chất trữ tình là một phẩm chất được tạo ra bởi nhiều yếu tố Không chỉ ởtác phẩm trữ tình, mà ở hầu hết thể loại khác, chất trữ tình đều có thể được tồntại, phát triển và chuyển hoá Có thể hiểu chất trữ tình như là những yếu tố vốnlàm nên tính đặc thù của thể loại trữ tình được các thể loại khác vay mượn đểlàm giàu thêm khả năng biểu đạt, tạo nên một phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt, mộtđặc sắc nổi trội cho thể loại đó

Các yếu tố của thể loại trữ tình được vay mượn tạo nên chất trữ tình là rất

đa dạng, từ cái nhìn trữ tình và sự ưu tiên biểu hiện tâm tình chủ quan của ngườinghệ sĩ, việc miêu tả thế giới thiên về nắm bắt những nét tinh lọc, thi vị của thếgiới khách quan, đến việc khám phá chiều sâu của đời sống nội tâm phong phú,phức tạp của con người và biểu hiện nó một cách tinh tế; từ sự tìm kiếm những

vẻ đẹp sâu lắng bên trong con người đến lối viết đề cao ý nghĩa ám gợi củanhững hình ảnh, tính nhạc của những câu văn… Tất cả những nhân tố ấy nếuđược thể hiện một cách hài hoà và nhất quán trong một tác phẩm thì có thể coitác phẩm ấy mang đậm chất trữ tình

Cái lõi của chất trữ tình là bộc lộ tình cảm Nhưng tình cảm không chỉ biểuhiện trong nội dung, mà tình cảm còn phải hoá thân vào các khía cạnh hình thức.Chính vì thế, tìm hiểu chất trữ tình trong một tác phẩm, chúng ta phải khảo sáttrên rất nhiều phương diện để thấy sự xuyên thấm, hoà quyện giữa các yếu tố đó

đã tạo nên chất trữ tình như thế nào trong tác phẩm chứ không nhìn nhận theohướng cắt xẻ, nhỏ lẻ Chất trữ tình trong một tác phẩm không phải là phép cộnggiản đơn của các yếu tố riêng lẻ

1.2 Chất trữ tình và chất thơ

1.2.1 Chất thơ

Chất thơ là một khái niệm được nói đến khá nhiều Có thể điểm quanhững quan niệm của nhiều người cả trong lĩnh vực nghiên cứu lẫn sáng tác vềchất thơ

Trang 15

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi định nghĩa: “Chất thơ là chỉ những sáng tác văn học (bằng văn xuôi hoặcvăn vần) giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu”[18, 310] Hà Minh Đức cho rằng: “Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp đượctạo nên từ nhiều nhân tố Những nhân tố này cũng có thể có trong nội dung cấutạo của các thể loại khác, nhưng ở trong thơ được biểu hiện tập trung hơn vàđược hoà hợp, liên kết một cách vững chắc để tạo nên những phẩm chất mới…Chất thơ gắn liền với những rung động và những cảm xúc trực tiếp Thơ là ởtấm lòng nhưng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền với trí tưởng tượng vàchất thơ cũng gắn liền với cái đẹp” [17] Nói đến vị trí của chất thơ trong vănxuôi, Pauxtopxki có viết: “Văn xuôi là sợi cốt, thơ là sợi ngang Cuộc sống đượcmiêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ trở thành thô thiển, thành mộtthứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc giục, không dẫn dắt ta đi đâu cả”[42] Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng cũng cho rằng: “Chất thơ của văn xuôichính là sự phát hiện ra cái bên trong của đời sống nội tâm đa dạng, phong phúcủa con người” [66]

Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể hiểu chất thơ cũng là một phẩmchất của mọi loại hình tác phẩm văn học, được xem xét trên nhiều khía cạnh,nhưng chủ yếu là được xem xét trong sự đối lập với chất văn xuôi Chất thơ thểhiện chiều sâu của thế giới nội tâm, nó có tính hướng nội Còn chất văn xuôi cótính hướng ngoại, đó là hiện thực bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống, có phàmtục, có thanh cao, có cái đẹp, cái xấu, có cái cao cả, cái tầm thường… Xét trênphương diện mĩ học, chất thơ được xem là cái đẹp của tâm hồn, của cuộc sống

và cao hơn nữa là cuộc sống với một lí tưởng đẹp Xét trên phương diện cảmhứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay bổng, lãng mạn Xét ở phương diệnngôn ngữ, chất thơ gắn liền với tính nhạc của lời văn

Tìm hiểu chất thơ trong văn xuôi tức là tìm hiểu những đặc tính đặc thùcủa thể loại thơ đã được văn xuôi tiếp nhận và chuyển hoá làm nên màu sắcthẩm mĩ riêng biệt, độc đáo cho tác phẩm văn xuôi ấy

1.2.2 Phân biệt chất thơ và chất trữ tình

Trước hết phải khẳng định giữa chất thơ và chất trữ tình có những điểmchung Trong lịch sử nghiên cứu, không ít người đã đồng nhất hai thuật ngữ này.Điều này xuất phát từ nguồn gốc phương diện loại hình: Thơ gắn liền với

Trang 16

phương thức biểu hiện trữ tình, nên nó ưu tiên cho sự bộc lộ tâm tình chủ quancủa người nghệ sĩ Vì thế một tác phẩm giàu chất thơ, tác phẩm ấy cũng đậmyếu tố trữ tình Chất thơ trong văn xuôi hay chất trữ tình trong một tác phẩm đều

có được từ sự hoà hợp giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan, nghĩa là sự kếthợp thống nhất cuả những phẩm chất của đối tượng được miêu tả và cảm xúctrực tiếp chủ quan của nhà văn đối với đối tượng ấy

Mặt khác, chất thơ và chất trữ tình đều có được nhờ sự khám phá đời sốngtâm lí sâu thẳm bên trong con người với những khát vọng, mơ ước, ở chiềuhướng miêu tả thiên về nắm bắt những gì tinh tế và gợi cảm của thiên nhiên conngười và biểu hiện nó một cách ngắn gọn, cô đúc, ở sự ở sự đẽo gọt câu văn, chútrọng tính hài hoà của những yếu tố ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ở lối kết cấu tácphẩm dựa trên sự vận động của mạch tâm trạng, ở cách xây dựng hình ảnh nhưnhững ẩn dụ đầy ám gợi…

Tuy nhiên khái niệm chất trữ tình và chất thơ không hoàn toàn trùng khít.Chúng ta vẫn có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào một số yếu tố Trước

hết là ở nội hàm cuả hai khái niệm thơ và trữ tình Như trên đã nói, chất thơ gắn

với cảm hứng lãng mạn bay bổng, và những gì đẹp đẽ lí tưởng, mơ mộng đượccoi là chất thơ Còn chất trữ tình có nội hàm rộng hơn Cảm hứng làm nên chấttrữ tình không chỉ giới hạn ở cảm xúc đối với cái đẹp, cái lí tưởng mà đó là tìnhcảm nói chung với nhiều sắc thái khác nhau phong phú hơn Nói cách khác, chấtthơ có nghĩa hẹp hơn chất trữ tình, chỉ là một nội dung của chất trữ tình

Mặt khác, nếu như chất thơ phản ánh ấn tượng trực tiếp cái cảm giác nhẹnhàng, lãng mạn, đẹp đẽ mà tác phẩm tạo ra trong ấn tượng người đọc thì chấttrữ tình được thể hiện một cách sâu lắng hơn, kín đáo hơn, nên nhiều khi đọc tácphẩm một lần không thấy được chất trữ tình ẩn sâu trong đó

Người ta thường cảm nhận chất thơ bằng trực giác, cảm giác Nhận diệnchất thơ trong một tác phẩm văn xuôi, người đọc nhiều khi chỉ cần có cái nhìntinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc Nhưng để nghiên cứu chất trữ tình được hìnhthành từ đâu, chúng ta không chỉ cần có sự nhạy cảm tinh tế mà cần phải bắt đầu

từ những vấn đề cơ bản nhất của lí luận Ví dụ tìm hiểu chất trữ tình trong mộtthể cụ thể là truyện ngắn cần bắt đầu từ tình huống, kết cấu, cốt truyện, nhânvật… những yếu tố được coi là then chốt, cơ bản của thể truyện ngắn Vấn đềnày, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau luận văn

Trang 17

Như vậy, có thể thấy chất thơ là một dạng tinh chất của chất trữ tình Giữachúng có mối quan hệ thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau.

Vì thơ là dạng tinh chất của phương thức biểu hiện trữ tình, là thể đặc trưng nhấttrong các tác phẩm trữ tình, nên một tác phẩm có chất thơ nghĩa là tác phẩm ấy

có chất trữ tình, nhưng chưa hẳn tác phẩm có chất trữ tình thì sẽ có chất thơ Tuynhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta thường đồng nhất hai khái niệm này màkhông phân biệt ranh giới giữa chúng Sự phân biệt trên đây có thể cho ta thấy

rõ hơn phạm vi biểu hiện của hai khái niệm chất thơ và chất trữ tình trong tácphẩm văn học

1.3 Từ chất trữ tình đến truyện ngắn trữ tình

Như đã nói, vấn đề trung tâm của luận văn này là khái niệm chất trữ tìnhtrong tác phẩm tự sự mà cụ thể là truyện ngắn - một vấn đề còn khá mới mẻ.Tìm chất trữ tình trong truyện ngắn chính là tìm những yếu tố vốn là đặc thù củathể loại trữ tình được truyện ngắn - một thể loại tự sự - tiếp nhận, nhằm làmphong phú thêm khả năng biểu đạt của mình Nói cách khác, đó là tìm hiểu sựgiao thoa giữa các thể loại, một vấn đề đang được xem là một xu hướng tựnhiên, khá phổ biến trong văn học hiện đại

Truyện ngắn là một thể khá năng động, nó có thể mở rộng "lãnh địa" củamình để cho phép du nhập những yếu tố ngoại lai Theo ý kiến của nhiều nhànghiên cứu, truyện ngắn càng ngày càng có khuynh hướng tiến gần hơn với thơ,nghĩa là có sự “cựa quậy” để vượt ra ngoài những nguyên tắc thi pháp ban đầu

của nó Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết Truyện ngắn - Đặc trưng thể loại cho

rằng: “Truyện ngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ…Cái được gọi là thơ ởđây là chất trữ tình sâu lắng trong những trạng huống của tâm trạng nhân vật…chứ không phải là sự uốn éo cầu kì trong câu văn hay sự loè loẹt của tả cảnh”[54] Frank O`connor (1903 - 1966 ), tác giả truyện ngắn tài ba, nhà phê bình lí

luận của Ailen có nói: “Thể loại gần nhất với thơ trữ tình là truyện ngắn” [41].

Và K.Pauxtôpxki cũng khẳng định: “Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đạt tới mức

hoàn thiện, toàn mĩ thì về bản chất nó đã thực sự là thơ” [54] Còn Kuranop,

nhà nghiên cứu người Nga lại khẳng định: “Trong nền văn học hôm nay, chúng

ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi Sự xích lại này làm chovăn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội hoạ, cô đọng hơn trongnhững ẩn dụ thấm vào từng câu từng đoạn Việc xích lại gần với thơ làm cho

Trang 18

văn xuôi vừa trở nên vừa sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn Thứ dòng chảy ngầmnày rất cần cho mọi truyện ngắn Nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn

súc tích” [62]

Thực ra, sự xâm nhập của thơ vào văn xuôi có nhiều dạng Ở đây, chúngtôi không nói đến thể thơ văn xuôi như một loại hình thơ độc lập của tư duy hiện

đại, hoặc những tác phẩm truyện được triển khai dưới hình thức thơ như truyện

thơ chẳng hạn Chúng tôi cũng không đề cập đến những trường hợp tác phẩm

văn xuôi mà ở đó, thơ được đưa vào như một bộ phận trong cấu trúc tổng thể vàchứa đựng một giá trị thẩm mĩ nhất định Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệprất tiêu biểu cho hình thức này Chính việc đưa một số đoạn thơ, bài thơ vàotrong truyện làm nên một nét phong cách độc đáo trong nghệ thuật trần thuật củanhà văn này

Từ một phía khác, chúng ta có thể thấy được hiện tượng giao thoa giữa trữtình và tự sự không phải chỉ ở cấu trúc bề ngoài mà là từ “cái nhìn bên trong”.Chính sự kết hợp, trộn lẫn, xuyên thấm giữa các yếu tố hình thức và “cái nhìnbên trong” của thể loại khác nhau đã làm gia tăng khả năng biểu đạt của thể loại.Mỗi thể loại đồng thời là nó, đồng thời không chỉ là nó mà giàu có hơn bản thân

nó Tuy nhiên, sự giao thoa này ở từng hiện tượng văn học, từng tác phẩm rấtkhác nhau ở mức độ Có sự kết hợp tạo ra thể mới như truyện ngắn trữ tình 1930

- 1945 với các tên tuổi như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh… Có sự kết hợpchỉ tạo nên một màu sắc thẩm mĩ mới, chất mới cho tác phẩm, trường hợp nhưtruyện ngắn Pauxtopxki, Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều…

Luận văn của chúng tôi đề cập đến chất trữ tình trong truyện ngắn NguyễnNgọc Tư, một nhà văn trẻ của nền văn học đương đại Qua tác phẩm của nhàvăn này, chúng tôi thử nhận diện một số đặc điểm phong cách truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư như một biểu hiện của sự tiếp nối dòng truyện ngắn trữ tìnhtrong văn học đương đại Việt Nam

1.4 Đặc trưng của truyện ngắn trữ tình

1.4.1 Quan niệm chung về truyện ngắn trữ tình

Đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu dòng truyện ngắn lãng mạn

1930-1945 Hầu hết các tác giả đều đi từ đặc điểm của truyện ngắn lãng mạn mà khaiquát thành đặc điểm chung của một loại truyện ngắn hiện đại rất giàu chất trữ

tình: đó là truyện ngắn trữ tình Bùi Việt Thắng trong Lời giới thiệu Tuyển tập

Trang 19

truyện ngắn lãng mạn 1930 - 1945 đã khẳng định: “Các nhà văn lãng mạn trong

đó có nhiều thi nhân, khi viết truyện ngắn đã tạo nên thứ văn xuôi giàu chất thơ,hay nói cách khác là kiến tạo ra loại tự sự-trữ tình… Với cái nhìn thi ca, lãngmạn, họ đã làm cho chất liệu cuộc đời và cảm xúc của tác giả đã luyện thànhmột thứ hợp kim nhuyễn từng phân tử” [57, 6] Tác giả Lê Minh Truyên trong

bài viết Cộng cảm của cái tôi trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ

Tốn đã nhận xét về đặc điểm nổi bật chung của tác giả dòng truyện ngắn trữ tình

là “ít đi sâu vào những vấn đề có tính chất bức xúc trực tiếp của xã hội ViệtNam… mà thường đi từ cái tôi trữ tình cá nhân, cá thể, để cảm nhận giao tiếpvới cuộc sống và xây dựng một thế giới nghệ thuật của riêng nhà văn Có thểnói, hình tượng cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan củanhà văn nhưng nhà văn đã thuộc về cuộc sống Một cuộc sống không chỉ diễn ra

ở bề ngoài mà là ở thế giới của những tâm hồn, những bí mật bên trong theohướng tìm vào nội tâm, cảm giác Tất cả được thổi vào đời sống các nhân vậttrong các truyện ngắn đậm chất trữ tình” [64]

Cho đến nay, công trình nghiên cứu sâu sắc và hệ thống nhất về đặc điểm

của dòng truyện ngắn trữ tình là luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thu Hương: Ba

phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh Trong công trình này, tác giả đã kết luận về đặc điểm của

truyện ngắn trữ tình: tình huống truyện phần lớn là hồi cố, kết cấu là kết cấu hoàhợp giữa nội tâm và ngoại cảnh, không gian sóng đôi đồng hiện quá khứ - hiệntại Phạm Thu Hương cũng nhấn mạnh sự hiện diện của chất thơ trong loạitruyện ngắn này: “Chất thơ ấy thể hiện ở việc cái tôi trữ tình bày tỏ nỗi buồn và

sự cô đơn của cuộc đời, niềm hoài nhớ dĩ vãng được lọc qua hồi tưởng, trântrọng và nâng niu cái đẹp bị đánh mất, phát hiện và đề cao vẻ đẹp của tâm hồncon người” [25, 161]

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu về dòng truyện ngắnlãng mạn 1930 - 1945, chúng ta có thể nhận diện một số đặc điểm chung củatruyện ngắn trữ tình theo quan niệm của các tác giả như sau: Đó là một loạitruyện rất giàu chất thơ, ở đó, các nhà văn có xu hướng ít khai thác những đề tàihiện thực khắc nghiệt mà chỉ chú tâm đi sâu biểu hiện thế giới cảm xúc tinhnhạy, phong phú của con người Đằng sau những trang viết đầy cảm giác, ngôn

Trang 20

ngữ giàu nhạc điệu, thấp thoáng cái tôi trữ tình của nhà văn, một cái tôi giàulòng cảm thương và trắc ẩn trước những cái đẹp, những buồn đau của cuộc đời

Có thể thấy, các tác giả đã dày công nghiên cứu những đặc điểm về nộidung, nghệ thuật của dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945, chỉ ra được nhữngđóng góp của các nhà văn dòng văn học này, tuy nhiên để khái quát thành kháiniệm về truyện ngắn trữ tình nói chung như là một sản phẩm của quá trình giaothoa thể loại thì chưa thật rõ ràng và hệ thống Mặt khác, từ những năm 30 củathế kỉ trước, cho đến nay đã là một khoảng thời gian không hề ngắn ngủi, vớinhững sự cách tân không ngừng, nhiều thế hệ nhà văn đã liên tục làm phong phúthêm những đặc trưng của thể loại truyện ngắn Truyện ngắn trữ tình cũng khôngnằm ngoài quy luật phát triển của lịch sử văn học Thực tế đã chứng minh, thể tàinày đã không kết thúc sự sống của nó ở những năm 40 thế kỉ trước mà cho đếnnay vẫn tồn tại với tư cách là một kiểu loại truyện ngắn đặc biệt, được rất nhiềunhà văn trẻ thời kì đương đại tiếp nối Vì vậy, giới thuyết về đặc trưng truyệnngắn trữ tình vẫn là một công việc nên làm đối với người nghiên cứu

1.4.2 Đặc trưng của truyện ngắn trữ tình

Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khái quát và đưa ra một cách hiểu

về truyện ngắn trữ tình, lấy đó là căn cứ để triển khai tìm hiểu chất trữ tình trongtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Vậy hiểu thế nào là truyện ngắn trữ tình?

Trước hết phải phải khẳng định rằng, truyện ngắn trữ tình là dạng truyệnngắn mà trong đó yếu tố trữ tình nổi trội lên như một đặc sắc, tạo nên nét khácbiệt về phong cách thể loại Ở truyện ngắn trữ tình, yếu tố trữ tình xuyên thấmvào tất cả các phương diện cơ bản nhất của nó Mặt khác, dù có sự tham gia củacác yếu tố trữ tình nhưng truyện ngắn trữ tình về cơ bản vẫn thuộc phương thức

tự sự, nghĩa là các yếu tố đặc trưng của thể loại tự sự vẫn là điều cốt lõi nhất.Như đã nói ở trên, sự xâm thực và chuyển hoá các yếu tố trữ tình vào trongtruyện ngắn làm nên chất trữ tình cho truyện, nó là một phẩm chất rất đáng quý,

là một màu sắc thẩm mĩ mới của thể loại truyện ngắn, chứ không hoán cải đượcbản chất thể loại

Chất trữ tình trong một truyện ngắn nếu chỉ được thể hiện một cách nhàn

nhạt, bàng bạc, thì chỉ là chất xúc tác làm cho tác phẩm thi vị hơn, lãng mạn

hơn Còn nếu được thể hiện đậm đặc, hài hoà trên nhiều phương diện của truyện

Trang 21

ngắn sẽ làm cho truyện ngắn đó bước qua ranh giới phân xuất thể loại, trở thành

một thể lai ghép, trung gian giữa tự sự - trữ tình rất đặc biệt: đó là truyện ngắn

trữ tình Trong truyện ngắn trữ tình, yếu tố trữ tình cần phải được “tự sự hoá”,

nghĩa là nó phải ngấm vào các bình diện của hình thức tự sự Vì thế, tìm hiểuđặc trưng của truyện ngắn trữ tình, chúng ta phải đi từ những bình diện nghệthuật cấu thành cái thực thể sinh động của nó Nói cách khác, chúng ta phải đi từyếu tố cơ bản nhất của phương thức tự sự, cụ thể ở đây là thể loại truyện ngắn.Những yếu tố tạo nên đặc trưng thể loại truyện ngắn rất phong phú, nhưng cóthể kể đến đó là: tình huống, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, cảnh vật, giọng điệu,ngôn ngữ…

Trước hết là phương diện tình huống Tình huống được xem là vấn đề

then chốt, là hạt nhân của cấu trúc truyện ngắn Dựa vào tính chất của tìnhhuống, người ta phân ra ba loại truyện ngắn tương ứng với 3 dạng tình huống:

truyện ngắn giàu kịch tính chứa tình huống hành động, truyện ngắn giàu triết luận chứa tình huống nhận thức và truyện ngắn trữ tình chứa tình huống tâm

trạng Như vậy, xét trên phương diện tình huống, diện mạo truyện ngắn trữ tình

được quy định bởi tình huống tâm trạng bao trùm lên toàn bộ thiên truyện Tình

huống tâm trạng là một sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó, nhân vật rơi vào

một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm Trongtruyện ngắn trữ tình, nhà văn thường ít phản ánh những xung đột lớn, gay gắtcủa xã hội mà chỉ chú ý khai thác những xung động nội tâm của con người Nóicách khác, sự kiện cuộc sống được nhà văn tái tạo lại nhằm dựng thành tìnhhuống cho truyện ngắn trữ tình thường chỉ là cái cớ cắt nghĩa cho sự biến đổinào đó trong tâm lí nhân vật mà thôi Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh,

Hồ Dzếnh thường xây dựng những tình huống tâm trạng như thế

Vì là tình huống tâm trạng, nên nhân vật tương ứng với tình huống này

thường là kiểu nhân vật: con người tình cảm Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện

lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó Tác giả truyện ngắn trữ tình thườngthể hiện ngòi bút nhạy cảm tinh tế trong việc khám phá chiều sâu nội tâm củacon người và biểu hiện nó một cách tinh tế nhất Thế giới nội tâm phức tạp, đachiều của nhân vật với những trăn trở, suy tư, niềm vui, nỗi buồn, sự say mê,lòng hoan hỉ, khát vọng, nhớ tiếc… đã được phơi bày, mổ xẻ tinh vi trong từngtrang viết Nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ

Trang 22

thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng.Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm.

Tình huống tâm trạng và kiểu nhân vật tình cảm ấy lại đem đến một hệ

quả tất yếu là truyện ngắn trữ tình nghiêng về kiểu kết cấu tâm lí Tuy nhiên, kết cấu tâm lí không phải là độc quyền của truyện ngắn trữ tình, nhưng ở loại truyện

này, dạng kết cấu này là phổ biến Mặt khác, kết cấu tâm lý ở truyện ngắn trữtình vẫn có đặc trưng riêng, đó là kiểu tổ chức tác phẩm men theo dòng cảmgiác, cảm xúc và những phức hợp cảm xúc, chứ không nghiêng về những suyxét, suy tưởng

Cũng do lối kết cấu tâm lí mà truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện

đơn giản Nhân vật không nhiều, sự kiện được giản lược một cách tối đa Truyện

ngắn trữ tình thường không có cốt truyện li lì, éo le hay chứa những mâu thuẫnlớn lao của xã hội, của hiện thực khắc nghiệt mà chủ yếu tìm đến những đề tàinhỏ nhặt, bình dị, những câu chuyện diễn ra bình thường trong đời sống hàngngày của con người Tác giả viết truyện ngắn trữ tình nhiều khi không phải để

kể lại một câu chuyện mà ngẫm nghĩ về một câu chuyện với ý thức tự vấn.Chính vì thế, trong truyện ngắn trữ tình, cốt truyện, cái làm nên chất tự sự, cáitạo nên bản sắc thẩm mĩ của thể loại tự sự nói chung, đã bị đẩy xuống bình diệnthứ hai Người đọc sẽ rất khó khăn trong việc tóm tắt lại cốt truyện, vì các nhânvật sự kiện không xuất hiện với các xung đột, sự kiện theo trình tự, lớp lang

mà nó chỉ là những cái cớ để nhân vật bộc lộ dòng ý thức hoặc chỉ là phươngtiện để nhà văn khảo sát những xung động tình cảm của nhân vật mà thôi Tuynhiên, dù cốt truyện đơn giản, nhưng do nhà văn đã đạt đến chiều sâu nhân bảntrong khi khai thác nội tâm nhân vật, nên truyện ngắn trữ tình vẫn thể hiện đượcnhững quan niệm nhân sinh sâu sắc, giàu ý nghĩa triết học

Một phương diện thể hiện chất trữ tình trong truyện ngắn trữ tình đó là

cảnh vật Như chúng ta biết, đặc trưng của phương thức tự sự là tái hiện, miêu tả

lại bức tranh cuộc sống sinh động, phong phú Trong bức tranh ấy, có con người

và cả không gian cảnh vật là bối cảnh trong mối quan hệ với đời sống conngười Có thể thấy, ở truyện ngắn trữ tình, thiên nhiên được hiện lên không chỉ

là những bức tranh thiên nhiên thuần tuý với những vẻ đẹp tự nhiên của nó mà lànhững bức tâm cảnh Nói cách khác, thiên nhiên đã trở thành “một mảng trữ tình

vì khi nó góp phần soi sáng nội tâm của tác giả, của nhân vật thì nó hiện ra như

Trang 23

là sản phẩm của bức tranh trữ tình” [66, 20] Như vậy, trong truyện ngắn trữtình, thiên nhiên là một phương thức trữ tình đặc biệt Qua những màu sắc, hìnhdáng của cảnh vật, cả tính chất ám dụ, tượng trưng mà nó gợi ra, chúng ta cảmnhận được thái độ, tình cảm và quan điểm nhân sinh của tác giả Nói cách khác,thiên nhiên được xây dựng như những hình ảnh ẩn dụ có sức gợi và sức ám ảnhlớn Những ẩn dụ ấy là kết tinh của sự hoà hợp giữa nội tâm và ngoại giới, giữa

tả và gợi, giữa hình ảnh thực trước mắt và hình ảnh trong tâm tưởng Truyệnngắn trữ tình rất phong phú những bức tranh thiên nhiên như thế

Giọng điệu trữ tình là yếu tố không thể thiếu trong những truyện ngắn trữ

tình, bởi vì nó biểu hiện cho hình tượng tác giả trong tác phẩm Giọng điệukhông đơn giản là một tín hiệu âm thanh đặc thù để nhận ra người nói mà là mộtgiọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đờisống Tất cả tác phẩm văn học đều biểu hiện tư tưởng tình cảm thái độ của nhàvăn trước thế giới khách quan Thông thường, trong tác phẩm trữ tình, tình cảmchủ quan của tác giả được thể hiện trực tiếp, còn ở tác phẩm tự sự lại được thểhiện gián tiếp qua việc miêu tả các sự kiện đời sống Nhưng ở truyện ngắn trữtình, tình cảm của tác giả lại rất dạt dào nên dường như nó đã phô diễn thấmđượm trên từng câu chữ, và biểu hiện rõ nhất ở giọng điệu Nhờ giọng điệu của

tác phẩm, chúng ta có thể hình dung được một cái tôi tác giả thấp thoáng đằng

sau mỗi trang viết Đây là đặc trưng khá nổi bật của truyện ngắn trữ tình

Ngôn ngữ đầy chất thơ chính là điểm dễ nhận thấy nhất ở truyện ngắn trữ

tình Ở truyện ngắn trữ tình, lời văn nghệ thuật rất giàu cảm xúc, đó là thứ ngônngữ thơ - văn xuôi, rất giàu hình ảnh và sức biểu hiện, có khả năng khơi gợi cảmxúc liên tưởng ở người đọc Các yếu tố ngữ âm, từ vựng cũng được tổ chức mộtcách hài hoà, nên câu văn rất giàu nhạc điệu Hầu hết các truyện ngắn trữ tìnhđều rất phong phú những câu văn như thế

Như vậy, ở truyện ngắn trữ tình, chất trữ tình được thể hiện trên rất nhiềubình diện, nhưng ít nhất là trên bốn bình diện căn bản: tình huống truyện, nhânvật truyện, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật, nghĩa là từ vĩ mô đến vi mô, từhạt nhân đến chất liệu Bốn bình diện ấy song hành và xuyên thấm vào nhau màlàm nên hình hài của truyện ngắn trữ tình

Trang 24

Chương 2 CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ, NHÌN TỪ TÌNH HUỐNG

2.1 Giới thuyết về tình huống

Tình huống là vấn đề hạt nhân, chủ chốt trong truyện ngắn Không cótình huống thì không thể có truyện ngắn Sự sống còn của một truyện ngắn phụthuộc vào tình huống mà tác phẩm xây dựng được

Có thể nói rằng, tình huống truyện, xét đến cùng, là một hoàn cảnh đặcbiệt của đời sống Cụ thể hơn, tình huống là một sự kiện đặc biệt trong cuộcsống con người được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối “lạ hoá” Nói “lạhoá” có nghĩa là nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bấtthường của quan hệ đời sống (quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện,hoặc giữa nhân vật với ngoại cảnh, ngoại giới) Tại sự kiện ấy, bản chất nhân vậtđược hiện hình rõ nét, đồng thời, ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của tác giả cũngđược bộc lộ trọn vẹn

Với văn bản truyện ngắn, tình huống đóng vai trò là nhân tố tổ chức củathiên truyện Những thành tố khác như nhân vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật,ngôn ngữ… đều chịu sự chi phối của tình huống Ngược lại, tình huống đượclàm sống dậy bởi các thành tố này Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng

là do tình huống quyết định

Với tác giả truyện ngắn, xây dựng được một tình huống đặc sắc của riêngmình được xem như thành công bước đầu rất đáng kể trong công việc sáng tạocủa nhà văn Có được tình huống, nhà văn sẽ định hướng được những công việctiếp theo: xây dựng nhân vật, xây dựng cảnh vật, chuẩn bị ngôn ngữ, xác địnhkết cấu, cấu trúc tác phẩm… Có được một tình huống đạt yêu cầu là hứa hẹnmột tác phẩm thành công

Tình huống trong truyện ngắn thường được phân thành ba loại sau đây

(dựa trên tính chất, đặc trưng của nó): Tình huống hành động, tình huống trữ

tình, tình huống nhận thức Ba loại tình huống này sẽ quy định tính chất của

truyện ngắn mang chứa chúng Ở luận văn này, chúng tôi chỉ cung cấp một quanniệm về tình huống trữ tình làm căn cứ tìm hiểu tình huống trong truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư

Trang 25

Tình huống trữ tình (còn gọi là tình huống tâm trạng) là loại sự kiện đặcbiệt của đời sống mà ở đó nhân vật bị rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biếnđộng nào đó trong thế giới tình cảm (cảm giác hẫng hụt, tâm trạng ai oán, biphẫn…) Kiểu tình huống này dẫn đến loại nhân vật là kiểu con người tình cảm.Nhân vật được xây dựng chủ yếu bằng những cảm xúc, cảm giác, tâm trạng…Diễn biến tình huống cũng thường được tổ chức dựa theo dòng cảm giác, cảmxúc và phức hợp những cảm xúc của nhân vật Còn những phương diện khácnhư lý trí, ngoại hình, hành động ít được nhà văn chú tâm miêu tả Kiểu truyệnngắn trữ tình là hệ quả của loại tình huống này Truyện ngắn Thạch Lam, HồDzếnh, Thanh Tịnh là những ví dụ tiêu biểu.

2.2 Tình huống trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta có thể nhận ra, truyện ngắn của nhà văn

nữ đất Mũi Cà Mau này thường không phản ánh những hiện thực khắc nghiệt,nóng bỏng xô bồ mà chỉ là những câu chuyện đời thường, giản dị Thử sức ởnhững đề tài bình dị, những câu chuyện đời thường vụn vặt, đi đâu ta cũng gặp,

ở đâu ta cũng thấy, nhưng truyện ngắn của nhà văn bao giờ cũng mang lại mộtcảm giác mới mẻ, một phát hiện về những điều không xa lạ với bất cứ ai Nhữngtrang văn của Nguyễn Ngọc Tư luôn day dứt lòng người đọc bởi những thânphận, những mảnh đời nhỏ nhoi Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, ngườitốt không phải bao giờ cũng được sung sướng, hạnh phúc, người tốt luôn chịuthiệt thòi, mất mát, chị nói: “tốt mà được đền đáp thì người ta đã rủ nhau đi sốngtốt hết rồi” [69] Bởi thế, nhân vật trong tác phẩm của chị không bao giờ cóđược sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn Họ luôn rơi vào những tình cảnh éo

le, trắc trở, những tình huống đổ vỡ mà ở đó họ chỉ có thể đối diện với lòngmình với nỗi cô đơn, lẻ loi, hẫng hụt, tuyệt vọng, đau đớn, xót xa, tủi hổ…Nóicách khác, đó là những tình huống tâm trạng, tình huống trữ tình Hạt nhân củatruyện là những tình huống tâm trạng như thế, nên truyện của Nguyễn Ngọc Tưthiên về loại truyện trữ tình

Qua việc khảo sát tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tiến hànhphân loại, quy tình huống trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư thành một số dạng

chủ yếu như sau: tình huống lưu lạc, tình huống bi kịch tình yêu, tình huống bi

kịch gia đình Đây là sự phân loại một cách tương đối, căn cứ vào mức độ xuất

hiện các dạng tình huống này trong tác phẩm của tác giả này Mặt khác, có thể

Trang 26

trong một số trường hợp, chúng ta thấy các tình huống này có sự đan xen nhautrong cùng một tác phẩm, nhưng chúng tôi cố gắng dựa vào sự kiện lớn nhất baotrùm, chi phối toàn bộ diễn biến mạch truyện cũng như thể hiện rõ nhất tínhcách, tình cảm của nhân vật chính để xác định tình huống chính của truyện.

2.2.1 Tình huống lưu lạc

Cảm thức lưu lạc tha hương vốn là một cảm thức chung của nhân loại, vàkhông phải đến Nguyễn Ngọc Tư mới có Ngay từ khi xuất hiện, con người đãkhông ngừng muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình Trong văn học Việt Nam,

mô típ tha hương lưu lạc được thể hiện khá rõ nét Không gian lưu lạc là khônggian mà mọi mối quan hệ của con người bị đứt tung, con người không nơi bấuvíu, trở nên lênh bênh, vô định, trôi dạt lửng lơ Đến thời hiện đại, khi mà tốc độphát triển đô thị diễn ra nhanh chóng ồ ạt gây ra những đứt gãy, tan vỡ trongcộng đồng làng xóm nông thôn, thì trong văn học xuất hiện nhiều chủ đề phản

ánh hiện tượng con người “ra đi - trở về” Thương nhớ đồng quê của Nguyễn

Huy Thiệp là một ví dụ tiêu biểu

Trước Nguyễn Ngọc Tư, trong văn học Nam Bộ đã có Đoàn Giỏi, TrangThế Hy, Sơn Nam… viết về cảm thức tha hương - lưu lạc, làm thành một mảngvăn học khá độc đáo Hình như mảnh đất Nam Bộ với không gian đặc thù củavùng sông nước, với những con nước ròng con nước lớn, với những cánh lụcbình trôi dạt, những chiếc ghe với những cuộc đời cũng như lục bình trôi…đã invào trong tâm thức của các nhà văn những ám ảnh về cuộc sống bất định, lưulạc, du mục, không bến đỗ Và rồi chính nó sẽ chi phối đến đề tài cũng như cảmhứng sáng tạo của các nhà văn xứ này

Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng mô típ tha hương - lưu lạc thành những

tình huống trữ tình rất xúc động Giữa ra đi và trở về đó chính là lưu lạc Nhữngcon người rơi vào tình huống phải tha hương, lưu lạc vừa là bị động - bị thahương, vừa là khát vọng ly hương - tự tha hương Kiệt Tấn đã phát hiện ra trongtruyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có mô típ con người ra đi, bỏ đi, chưa hẳn

ra đi vì một mục đích cụ thể, hoặc chưa biết có trở về hay không [53] Nói cáchkhác, trong truyện ngắn của nhà văn này, lưu lạc không chỉ làm nên màu sắcNam Bộ đặc thù mà còn thể hiện tài năng Nguyễn Ngọc Tư trong việc xây dựng

những tình huống ra đi - tình huống lưu lạc như những sự kiện bất thường của

Trang 27

cuộc sống và ở sự kiện ấy, nhà văn nói được rất nhiều điều về tính cách, tìnhcảm của nhân vật, cũng như bộc lộ được ý tưởng của mình.

Trong số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có thể kể đến những truyện

xây dựng tình huống lưu lạc đó là: Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông,

Một dòng xuôi mải miết, Dòng nhớ, Đời như ý, Sầu trên đỉnh Puvan, Ấu thơ tươi đẹp, Gió lẻ

Cánh đồng bất tận được coi là đỉnh cao của Nguyễn Ngọc Tư Truyện có

nhiều sự kiện đứt gãy, tiếp nối nhau, nhưng bao trùm lên thiên truyện vẫn là tìnhhuống lưu lạc Câu chuyện là cuộc hành trình lưu lạc của một gia đình nông dân

có 3 người, một người cha - Út Vũ và hai người con là Nương và Điền Ngườicha mang trong mình nỗi đau, uất hận của một người chồng bị phụ bạc Ông đốt

đồ đạc của vợ, đốt nhà, mua ghe, dẫn hai đứa con phiêu dạt, trở thành ngườinuôi vịt chạy đồng Nương và Điền, hai đứa trẻ ngây thơ, non nớt đã sớm chứngkiến cảnh mẹ phản bội cha, bỏ nhà đi theo người lái buôn bán vải, chứng kiếnnỗi uất hận, cay đắng đang làm tha hoá người cha tội nghiệp, khiến ông trở nênmột kẻ lạnh lùng tàn nhẫn Người cha, tự ném mình vào lưu lạc, ra đi để quên đingười vợ tội lỗi, chạy trốn nỗi đau, nhưng lại gặp nỗi hận lớn trong lòng Haiđứa trẻ bị vất vào cuộc sống gió sương, theo cha, nhưng càng ngày càng xa lạvới cha, với thế giới người

Cũng kể về chuyến đi của những mảnh đời nghiệt ngã, trớ trêu khác, Gió

lẻ của Nguyễn Ngọc Tư ám ảnh người đọc bởi một cách viết mới lạ hơn Không

nhiều nhân vật, không nhiều sự kiện, Gió lẻ được viết ra từ hai giọng kể của hai

nhân vật: em và gã Tình huống truyện thật đơn giản: đó là cuộc gặp gỡ của bacon người trên chuyến xe tải đường dài Landu thường chở hàng từ nông thôn rathành phố Trên hành trình ấy, số phận từng con người được hiện lên qua nhữngdòng hồi tưởng Em, cô gái không có tên, vì không chịu nổi gia đình với ngườicha vốn là một quan chức sống bàng quan, vô cảm, lừa dối nên đã bỏ nhà đi mãi,rồi gặp hai người đàn ông trên chuyến xe vô định Cô gái đã quên mất tiếngngười từ khi 6 tuổi, khi nhận ra, con người có thể gây ra những tổn thương đauđớn cho người khác bằng chính lời nói của mình, và sau khi chứng kiến cái chết

oan ức của người mẹ: “Ba giờ sau, cha tìm thấy mẹ em treo mình đung đưa trên

xà nhà Lưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người không chấp nhận sự vô dụng của

nó, nói mà chẳng có người nghe” [78, 139] Gã “Buồn”, chủ chiếc xe tải chối bỏ

Trang 28

tất cả những gắn bó con người, ném mình vào gió sương lưu lạc trong suốt hơnhai mươi năm, sau cái chết bất hạnh của vợ và đứa con duy nhất, cũng là khi

nhận ra “lựa chọn yêu thương con người đồng nghĩa với việc mất mát những

niềm vui, đồng nghĩa với cái chết, sự lìa bỏ, sự phản trắc, tan vỡ” [78, 135] Dự,

một lơ xe trẻ tuổi, lang thang đi suốt theo xe để đi tìm bà nội đã bỏ nhà ra đi bảynăm rồi, sau khi nghe đứa cháu của mình nói một câu có thể làm tổn thương mọi

trái tim chai sạn nhất: Bà nội báo hại con quá Phải bà chết sớm con khoẻ [78,

145] Họ gặp nhau trên chuyến xe tải, làm bạn với những con đường với nhữngchuyến đi mãi mà không đến Dù mọi chuyến đi đều không đến đích, dù kết thúctruyện vẫn là cái chết và sự cô độc, nhưng đến cuối chuyến hành trình như cuộc

“hành xác” ấy, cuốn theo cơn gió lẻ lạnh tái tê của cuộc đời, họ lại tìm thấy ởnhau một niềm tin, một sức sống cháy rực yêu thương

Không phải là cuộc du hành vô định của những đứa trẻ, những mảnh đời

chạy trốn cuộc đời với những đớn đau, mất mát và lại tiếp tục đổ vỡ, Sầu trên

đỉnh Puvan lại là một cách khám phá mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong tình

huống lưu lạc Câu chuyện là chuyến đi lên đỉnh Puvan của Vĩnh, một doanh

nhân thành đạt gần như đã “chạm tay vào tất cả những gì mình muốn, tận mắt

nhìn thấy những gì mà người đời ca tụng là tuyệt vời nhất, chỉ những bông sầu trên đỉnh Puvan là không tuỳ thuộc vào tham vọng hay sự giàu có của anh, chỉ những bông sầu trên đỉnh Puvan trong lòng anh cứ mỗi năm một tan tác trước những cơn mưa sớm” [78, 54] Với ước vọng chiêm ngưỡng bằng được cảnh

bông sầu nở trên đỉnh Puvan, Vĩnh đã lên đường bất chấp lời nguyền rất thiêng,rằng ai một lần nhìn thấy sầu nở, sẽ vĩnh viễn nằm lại bên vẻ đẹp bất tử ấy

Trong chuyến đi ấy, Vĩnh không đi một mình, anh đi cùng với Dịu, một

cô gái giang hồ, cũng là người tình của anh, lại là người có số phận gần như tráingược với anh, cô không có gì cả ngoài tình yêu thương đứa con tha thiết và mối

tình ngắc ngoải, bị xé lìa Trong mắt Vĩnh, cô chỉ là một cuộc đời hèn mọn với

những ước mơ hèn mọn luôn làm Vĩnh khó chịu lẫn một chút ngạc nhiên [78,

59] Hành trình của họ có thêm thằng Củi, một thằng bé chăn dê dẫn đường,cũng là “một cuộc đời hèn mọn với những suy nghĩ hèn mọn” khác Và cuốicùng khi lên đến đỉnh, họ cũng được chiêm ngưỡng những bông sầu đang toảsáng dưới cơn mưa đầu tiên sau mười ba tháng khô hạn Trong giây phút như

phát điên, như đang mộng du khi thấy những vòm lá chết của những cây sầu

Trang 29

bỗng phát sáng, cuộn tròn lại như một búp hoa và từ từ rẽ thành từng cánh lấp lánh, bất ngờ, Vĩnh không nghĩ ra cái gì có thể đẹp hơn nữa, không còn cái gì

xứng đáng với những bông sầu để thay thế trong ý nghĩ về ngày mai của anh Vàanh không biết làm sao với ngày mai Còn gì để mà chờ đợi, mà chinh phục nữa.Không phải lời nguyền đã thành sự thật, mà chính trong giây phút ở trên đỉnhcao của Puvan, khi đã sở hữu trong tay cái đẹp tuyệt đích, khi đối diện với haimảnh đời “hèn mọn” trái ngược với mình kia, Vĩnh hoang mang, ngơ ngác, rãrời, vụn nát Anh đã treo mình lên cành cây sầu, vĩnh viễn ở lại đỉnh núi cùngnhững bông sầu kia, vì trên đỉnh núi không có thêm đỉnh núi và Vĩnh khôngmuốn xuống núi khi chẳng có gì chờ đợi anh ở đó

Ấu thơ tươi đẹp lại là chuyến đi lạc cố ý của hai đứa trẻ trên một chuyến

tàu đêm ở một ga xép tỉnh lẻ: em và thằng Sói Đó không phải là những chuyến

đi dài, miên viễn, từ miền đất này sang miền đất khác, mà chỉ là sự di chuyển từchỗ ở của người cha đến chỗ ở của người mẹ và ngược lại trong một gia đình đã

ly tan Cả em và thằng Sói trước khi “đi lạc thật” thì đã lạc loài quá chừng trongcăn nhà của cha, mẹ chúng Những người lớn vô tâm và vô tình, đã để lạc mấtcon mình từ lâu, khi họ chọn cách không còn yêu thương nhau để làm nên một

gia đình “Em lạc giữa nhà mình và mất một nửa thời gian bên mẹ để làm quen

lại Mùa hè ở nhà cha thì ngắn hơn, và hầu như em chưa kịp quen gì thì cha đã gọi điện đặt vé tàu tiễn em đi [78, 66 - 67] Còn thằng Sói, nó sẽ “tan biến như chưa từng có trong đời Nó xuống một ga không có bầy chó sủa khi nó về nhà của chính mình, một ga không có những người phụ nữ biết chính xác cái quần cộc của cha nó ở đâu trong lúc nó tìm loay hoay” [78, 72 - 73] Những đứa trẻ

đã kịp bứt lìa khỏi những căn nhà xa lạ đó, vì chúng thấy ngạc nhiên và kì lạ,thấy không chấp nhận được khi người lớn bắt đầu tìm kiếm mình khi mình đãrời khỏi họ quá chừng xa Kết thúc truyện, chuyến tàu vẫn chưa dừng lại, nhưng

em và thằng Sói đã tìm được cho mình một chỗ dừng chân, thằng Sói sẽ đi tìm

căn nhà ấm áp của riêng nó, còn em thì “mãi mãi ở lại con tàu này bằng một vốc

thuốc ngủ vun vén ở mỗi tiệm thuốc tây một chút” [78, 73]

Dòng nhớ, Một dòng xuôi mải miết, Đời như ý… đều là những truyện viết

về những chuyến đi, chuyến lưu lạc mà không đợi ngày về Có thể nói khôngquá rằng, những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ngọc Tư đều là những truyệnxây dựng được tình huống lưu lạc hoặc liên quan đến lưu lạc Như đã nói, trong

Trang 30

tình huống lưu lạc, nhân vật lưu lạc gắn với không gian và thời gian lưu lạc.Trong không gian và thời gian đó, con người chỉ có thể đối diện với những cảmgiác trống trải, cô đơn, lạc loài, với những hồi ức đổ vỡ mà thôi

Xét ở bình diện không gian, ở tình huống lưu lạc, không gian luôn gắnliền với những môi trường, bối cảnh, vật dụng liên quan đến những chuyến đi

Trong Ấu thơ tươi đẹp, không gian là chuyến tàu đêm với những khoang buồng chật hẹp: Chuyến tàu cuối hè bỗng trùng trình giảm tốc độ, tưởng như cái buồng

phổi đang xám lại kia quá nặng nề [78, 67]/ Chiếc tàu đi vào vùng gió cát, rùng mình suốt vì những cơn lạnh buốt [78, 68] Trong Gió lẻ, là một chuyến xe

Landu-xe tải đường dài và những con đường chạy mênh mông: Họ không nhớ

màu của nắng, hay phía của mặt trời rơi, vào buổi chiều chiếc xe tải rời một cái quán ăn bên ngã ba đường đi chợ Cỏ / Những chòm sao tím thắp trên cây đã bị gió lùa rụng đầy đất Từ lưu lạc, bầy sao bắt đầu nhuốm màu lam lũ, tả tơi [78,

134]… Những con đường như kẽ chỉ bên bờ vực, chạy ngoằn ngoèo trên những

triền núi đá vôi [78, 166]… Đó là không gian gợi ra sự cô độc, lạnh lẽo, một

không gian xa lạ, bí ẩn, một không gian như trò đùa cợt của cuộc đời Mộtkhông gian đầy gió, những cơn gió lẻ Không ai biết gió lẻ là gió gì, gió năm ấy,năm kia, hay năm nào cũng không ai biết Gió đùa cợt với tất cả thân phậnngười, thổi vào nó cái lạnh không thể lấp đầy của sự cô độc trên thế gian

Ở Cánh đồng bất tận, không gian ở đây cũng mang tính chất tha hương rõ

nét Không gian đó bao gồm cánh đồng, dòng sông, chiếc ghe và chúng là

“phông nền ” cho nhân vật hoạt động Đó một không gian mênh mông, mở ra vô

tận, bất tận với Con kênh nhỏ Cánh đồng rộng [77, 155] / Và chiếc ghe, cánh

đồng, dòng sông thênh thang mãi [77, 176] / Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao Đường chân trời mờ mờ xa ngái [77, 194]… Đó cũng là một

không gian buồn thảm, thê thiết nơi sự sống đang có chiều hướng lụi tàn, đang

bị huỷ diệt: Cây lúa chết, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào

bàn tay làm nát vụn [77, 155] / Lúa chết khô khi mới trổ bông [77, 163]/ Nước sắc lại thẫm một màu vàng u ám [77, 163] / Nước tắm táp cũng chua loét vì phèn [77, 164] / Cái mả lạng nằm sát đất, rời rợi cỏ xanh/ Gió chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn [77, 196] Không gian đó, vừa là nơi sinh

sống, tồn tại, vừa gián tiếp huỷ hoại cuộc sống, vừa thân thuộc, gần gũi, vừa xa

Trang 31

lạ, đầy bất trắc và nguy hiểm, vừa mênh mông khiến con người thấy cô đơn, vừa

tù đọng trói buộc khiến con người quẫy đạp thoát ra Với những đặc tính đối lậpnhau như thế, dẫn đến thái độ con người trong không gian ấy vừa chạy trốn yêuthương vừa khao khát yêu thương, vừa hi vọng lại vừa sợ hãi Sợ hãi bởi nơi nàykhiến con người xa cách với thế giới con người, bởi kiếp sống vô định tha hương

Hy vọng vì nó giúp nhân vật chạy trốn quá khứ và tìm đến một chân trời mới

Ở Sầu trên đỉnh Puvan, không gian là những dốc núi cheo leo, mờ sương:

Chân dãy núi Puvan hoang vu, phế tích, mù mù mây [77, 52]/ Vùng núi Puvan nằm sát biên giới, ngày xưa vài lần thổ phỉ tràn sang cướp bóc Chỉ còn một làng nhỏ đìu hiu hơn hai chục nóc nhà, và lời nguyền chết chóc của những bông hoa sầu trên đỉnh núi đã làm vùng đất này càng hoang vắng hơn [77, 52]… Ở Biển người mênh mông, không gian cũng nhuốm màu sắc lênh đênh, xa lạ: Chỗ sân ấy hồi hè tụi con nít còn cò cò, u hơi vậy mà mới vài ba trận mưa mùa đã mênh mông nước Rồi bèo lấm tấm xanh, rau ngổ, rau muống mọc đầy, vươn những cái ngọn non nhuốt, trắng phau phau Từ ngoài đường vào khu nhà thuê chỉ còn một lối nhỏ lát gạch Tàu rêu trơn tuột [77, 99]… Như vậy, đó còn

những không gian xa lạ, đầy những bất ổn, bất trắc, ở đó con người không biếttrước được điều gì đang chờ đợi mình

Đáng chú ý là không gian lưu lạc ấy luôn có sự đối lập với không gian đờitư- không gian trước lưu lạc Con người rơi vào không gian lưu lạc khi khônggian đời tư đã bị đổ vỡ, rạn nứt Vì thế, trên hành trình lưu lạc, không gian đời

tư thường hiện lên như những kí ức vừa đẹp đẽ, vừa đau buồn, vừa như một khátkhao êm đềm, dịu ngọt, vừa như vết cứa đau buốt tận tim Con người ném mìnhvào cuộc sống lưu lạc vừa để quên đi những rạn nứt, đổ vỡ ấy, vừa nhớ về nónhư một bến đỗ bình yên Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác rất thành công nhữnggiằng xé giữa hai mảng không gian ấy trong chính đời sống tâm lí của nhân vật

Vì thế, tình huống lưu lạc, nhìn bề ngoài có vẻ thiên về kiểu tình huống hànhđộng (lưu lạc - ra đi) thế nhưng, chính nó lại là một tình huống trữ tình đậm nét,

ở đó, tâm trạng nhân vật, đời sống tâm lý của nhân vật được hiện lên một cáchsắc nét hơn

Ở Cánh đồng bất tận, không gian lưu lạc “cánh đồng - dòng sông” ấy đối

lập với không gian đời tư là “ngôi nhà - làng xóm” Đó là căn nhà bị đốt của chị

em Sương, đó là chòm xóm đông đúc của những người dân trên những chặng

Trang 32

đường chúng qua Những hình ảnh đó, hiện về trong hồi tưởng, như những ước

mơ, hi vọng cùng với cảm giác tủi thân không tránh khỏi Cái cảm giác đang ở

xóm cũ (với ngôi nhà cũ) vây riết chúng tôi…Hai đứa tôi muốn khóc [77, 178]/

Có lẽ vì cuộc sống của họ ngày càng xa lạ với chúng tôi Họ có nhà để về, chúng tôi thì không Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không Họ ngủ với những giấc mơ đẹp, chúng tôi thì không” [77, 178,] Nhưng ngôi nhà - làng

xóm không chỉ là hiện thân của những gì bình yên, hạnh phúc mà còn là hìnhảnh của hạnh - phúc - bị - đổ - vỡ.Vì thế mà mỗi khi nhớ đến ngôi nhà cũ ở xóm

cũ thì ngay lập tức hình ảnh về người mẹ ngoại tình lại hiện ra: Suốt nhiều năm

sau đó, tôi không dám nhớ đến má, bởi ngay khi vừa nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra [77, 169]

Ở Gió lẻ không gian lưu lạc - con đường cũng đối lập với không gian đời

tư - hiện lên qua những hồi ức của nhân vật Không gian lưu lạc rộng lớn, mênh

mông, vô định bao nhiêu thì không gian đời tư lại o ép, chật hẹp bấy nhiêu Đó

là sự đối lập của hai không gian đóng - mở Không gian đời tư là căn phòng bị

khoá cửa trong của nhà em, nơi mẹ em treo cổ tự tử, là gác xép nơi gã ngủ quên

để rồi bị bỏ lại bơ vơ giữa cõi đời, là ngôi biệt thự sau cánh cổng cao và nhiềuhoa giấy, kín bưng với những con cá sấu nhai xương của những con cá nhỏ đếnrạn nhừ trong những cái hàm đầy răng nhọn, với những giọt nước mắt chảy ra

dù không hề khóc cho những con mồi; trường quay của chương trình “Giã từ lưulạc”, là không gian trong cái bệnh viện bì bõm nước rong, nơi gã gọi tên người

vợ bất hạnh đã ngừng thở cùng cái bụng đã gồ lên tròn tròn sau áo không cònchút xao động nào… Không gian đó gắn liền với hồi ức về sự đổ vỡ, về nhữngnỗi đau, mất mát Đó là không gian có sự sống mà thiếu tình người, hoặc đãtừng có tình người nhưng đã mất, nhân vật đã từng sống với không gian đó và

đã có ít nhiều những phút giây bình yên nhưng rồi khi nó rạn vỡ, chính nó đã trởmột nỗi ám ảnh khiến con người vừa nhớ thương, vừa sợ hãi

Trong Ấu thơ tươi đẹp, không gian đời tư cũng hiện lên như một nỗi ám

ảnh khiến thằng Sói căm ghét: đó là căn nhà của má mà mỗi lần về, những conchó cũng sủa nhoi cứ như nó là khách, đó là căn nhà của ba “em”, dù không cóchó, nhưng mỗi lần về nhà lại thêm một nguời phụ nữ lại vuốt tóc “em” bằngthứ tình cảm giả dối, hay căn nhà của mẹ với ổ khoá mới, với đôi giày đàn ông

xa lạ, với ánh đèn ngủ thường xuyên chuyển từ màu này sang màu khác…

Trang 33

Trong Biển người mênh mông, không gian đời tư là triền dừa nước xanh miết ở

trước nhà bà ngoại Phi, khiến anh chiều chiều nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xavời vợi trong ánh nắng chiều mà nhớ thương đứt ruột, cũng là ngôi nhà của bàngoại mà mỗi lần về thăm Phi, má lúc nào cũng tất bật và vội vã, chỉ kịp kéo Phivào lòng và hỏi chuyện còn tiền xài không Với ông già Sáu Đèo, không gian đó

lại là chiếc ghe, ngày vợ chồng ông lang thang xứ này, xứ nọ “Gặp mùa lúa thì

gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi ông cho ghe ra bến Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm” [77,

108] Khi không gian đó rạn nứt, đổ vỡ, con người bắt đầu cuộc sống tha hương,

và trên hành trình lưu lạc đó, không gian đó luôn hiện hữu trong nỗi nhớ thương,đau đáu trong lòng người xa xứ

Trên bình diện thời gian, thời gian trong tình huống lưu lạc thường chủyếu là buổi chiều hôm, ban đêm Đây là những khoảng thời gian giao thời, điểmmút, dễ chạm vào nỗi mặc cảm sâu lắng trong những con người lưu lạc Đó là

buổi xế tàn ngày héo hắt “Chợ chiều gì cũng héo, nắng sau mưa héo chiếu xiên

trên rau củ héo, và những mảnh thịt cũng héo tái tê dưới tiếng vo ve no say của

lũ ruồi” [78, 123] trong Gió lẻ Đó là một đêm cuối hè, khi bóng tối đã “nhấn chìm mọi thứ, đã nuốt chửng tất cả vào lòng mình” [78, 62] ở Ấu thơ tươi đẹp Đó

là một ngày mà “trời tối rất nhanh, như thể sau cái chớp mắt màu trời lại thẫm

hơn” [78, 55] trong Sầu trên đỉnh Puvan Đó là những “mùa du mục kéo dài liên tục từ mùa mưa sang nắng, rồi lại mưa” [77, 177] trong Cánh đồng bất tận Đó là những đêm trăng sáng, trăng đầy, “khi con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủi buồn thiu thỉu” [77, 108 ] vì nhớ sông trong Biển người mênh mông Đó

là những đêm không dài bởi “tiếng gà gáy xa xa, con nước đêm nay mau lớn quá,

mới đây thôi đã ngập nửa cây sào neo ghe rồi” [77, 131] trong Dòng nhớ Đó là

những đêm giữa đồng khơi “gió thì hiu hút, gió thổi rơm rạ tả tơi, trời sao vằng

vặc, đất mênh mông” [72, 107] trong Một dòng xuôi mải miết …

Thời gian ở tình huống lưu lạc cũng không theo trình tự trước sau, hếtđêm lại ngày, hết mùa mưa sang mùa khô, mà có sự đan xen, đứt đoạn, xáo trộn,ngẫu hứng Bởi vì nó hiện lên qua dòng hồi tưởng, kí ức của nhân vật trên conđường lưu lạc Cuộc đời lưu lạc không có điểm khởi đầu, không có điểm kếtthúc, chỉ có ra đi mà không có trở về, vì thế, thứ tự thời gian cũng không còn là

Trang 34

vấn đề quan trọng, thời gian trong tác phẩm lúc này đã trở thành “mùa du mục”.

Thời gian lưu lạc ở trong Cánh đồng bất tận cũng không xác định ở thời

điểm cụ thể, nó được nhận thức theo hai mùa “khô - mưa” Đây là cách nhậnthức đặc trưng vùng Nam bộ rất rõ nét, và chủ yếu Nguyễn Ngọc Tư nói về mùa

khô.“Mùa đến sớm, vì vậy nắng rất dài… Mà mùa mưa vẫn còn xa lắm” [77,

162 - 164] Mùa khô là thời điểm hạn hán, khắc nghiệt, thử thách con người.Chọn thời gian là mùa khô, Nguyễn Ngọc Tư càng có cơ hội đi sâu vào những bikịch, éo le nhiều chiều của cuộc sống con người Mặt khác, thời gian không xácđịnh càng khiến thời gian diễn ra thành một dòng chảy bất tận, không có khởi

đầu, không có kết thúc: ‘Thành ra mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ

mùa mưa sang nắng, rồi lại mưa” [77, 177]

Thời gian trong tình huống lưu lạc cũng là thời gian đan xen giữa quá khứ

và hiện tại, những mốc thời gian này tương ứng với sự xuất hiện của hai khônggian: không gian lưu lạc và không gian đời tư như vừa nói ở trên Quá khứ hiệnlên cùng với không gian trước lưu lạc, và đan xen với hiện tại là không gian lưulạc đang chảy trôi miên viễn không đầu không cuối Nói cách khác, các mốcthời gian này đan xen với nhau, thời gian hiện tại trộn lẫn với thời gian quá khứ,thời gian của những mảnh kí ức đã vỡ ra thành từng sự kiện nhỏ, được móc nốilại với nhau bởi dòng ý thức của nhân vật Cốt truyện vì thế đầy những bất ngờ,mới mẻ, người đọc không thể biết được điều gì sẽ xẩy ra tiếp đó, nó cũng đầytươi mới, đầy ngẫu hứng như những chuyến đi kia Con người sống trên chiếc xetải, trên cánh đồng, giữa biển người mênh mông kia cũng phụ thuộc vào nhữngcon đường, dòng sông, cánh đồng Con đường, cánh đồng, dòng sông trôi đếnđâu, dòng đời nhân vật chảy trôi đến đó Hiện tượng đan xen thời gian quá khứ -hiện tại này không phải chỉ có ở tình huống lưu lạc mà còn ở những tình huốngkhác Sở dĩ như vậy là vì các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường thiên về đờisống nội tâm Cũng vì thế mà trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, vai trò của các sựkiện cũng bị đẩy xuống hàng thứ hai nhường chỗ cho dòng hồi ức, tâm trạng,suy nghĩ của nhân vật Bởi vì, tình huống của Nguyễn Ngọc Tư là loại tìnhhuống trữ tình, ở đó nhân vật có thể bộc lộ đời sống nội tâm một cách trọn vẹnnhất, sắc nét nhất Vai trò của kiểu tình huống này đối với việc tổ chức, kết cấutruyện sẽ được nói rõ hơn ở phần sau luận văn

Trang 35

Con người trong tình huống lưu lạc mang đậm cảm thức tha hương Ởmỗi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật tham gia vào tình huốngthường không nhiều, thông thường từ 2 đến 4 nhân vật Họ có thể là những

người cha, người chồng (Út Vũ - Cánh đồng bất tận, chú Đời - Đời như ý, Sáu Đèo - Biển người mênh mông…), là người mẹ, người vợ (Dịu - Sầu trên đỉnh

Puvan, vợ ông Sáu Đèo - Biển người mênh mông…), là người anh (Sáng - Một dòng xuôi mải miết), là người con (Nương, Điền - Cánh đồng bất tận, em, thằng

Sói - Ấu thơ tươi đẹp, cô gái câm - Gió lẻ, Ý - Đời như ý),… Họ có thể là nông dân (Nương, Điền - Cánh đồng bất tận, Sáng - Một dòng xuôi mải miết…), là nghệ sĩ (chú Đời - Đời như ý, Phi - Biển người mênh mông…), là lái xe (ông Buồn, Dự - Gió lẻ), là doanh nhân (Vĩnh - Sầu trên đỉnh Puvan), là những cô gái giang hồ (chị - Cánh đồng bất tận, Dịu - Sầu trên đỉnh Puvan)… Họ có thể rất nghèo, lưu lạc để vì hoàn cảnh mưu sinh (Chú Đời - Đời như ý, Dịu - Sầu trên

đỉnh Puvan), hoặc rất giàu có, lưu lạc vì theo đuổi những khát vọng vượt lên cái

tầm thường, hằng ngày (Vĩnh - Sầu trên đỉnh Puvan), hoặc không giàu, không

nghèo, nhưng gặp một sự đổ vỡ không hàn gắn được, đành lựa chọn cách “tự đi

lạc” để chạy trốn số phận (cô gái câm, gã lái xe - Gió lẻ, Út Vũ - Cánh đồng bất

tận, thằng Sói - Ấu thơ tươi đẹp), cũng có khi lưu lạc chỉ vì một nỗi mặc cảm tội

lỗi giằng xé ở trong lòng (ông già Sáu Đèo - Biển người mênh mông) …

Như vậy, cần thấy, “tha hương” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưkhông phải chỉ là một cảm thức đơn thuần: là ra đi cùng với khát vọng trở về nơi

đã từ đó mà ra đi Bởi vì có rất nhiều lí do khiến con người tha hương, nhiềuđộng cơ đẩy con người vào lưu lạc Bất cứ ai cũng có thể tha hương, lưu lạc,không phải bị đẩy vào không gian xa lạ là trở thành tha hương, cũng không phảitrở thành kẻ cô đơn lữ thứ lạc loài nơi đất khách mới thành lưu lạc Có khi nhânvật lưu lạc trong chính ngôi nhà của mình, cô đơn giữa biển người mênh mông.Nhưng rõ ràng ở họ có một điểm chung là trong không gian lưu lạc, tâm hồn

nhân vật luôn hướng về một quá khứ - không gian trước tha hương - quê cũ với những kỉ niệm nào đó, hoặc theo đuổi một tương lai - khát vọng mơ hồ, bất

định Ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, quá khứ thường hiện lên như nhữngmảnh kí ức chắp vá bởi những tan vỡ, đổ vỡ, thất vọng, tủi buồn Con ngườihoặc là bị ném mình vào một không gian mới đầy bất trắc, hoặc cố tình “tự lưuđày”, “tự lưu lạc” để chạy trốn số phận, quên đi những kí ức đau xót kia Trên

Trang 36

hành trình ấy, con người lại tiếp tục vấp ngã, tiếp tục đổ vỡ Hậu quả là conngười sống trong trạng thái bất ổn, phấp phỏng, đầy những mặc cảm, đơn độc,thậm chí “sợ sống”, “sợ yêu thương”, “sợ gắn bó” Mặt khác, con người trongtình huống lưu lạc thường là những nhân vật “đi tìm”, tìm lại kí ức, hoặc tìmkiếm một giá trị tuyệt đối nào đó, hoặc tìm lại bản nguyên của mình đã bị đánhmất, hoặc tìm một “quê hương- ngôi nhà” bình yên hạnh phúc như trong khátkhao Tuy vậy, không có một chuyến đi nào đến đích, tất cả đều kết thúc dởdang, lưng chừng, hoặc kết thúc bi kịch bằng những cái chết.

2.2.2 Tình huống bi kịch tình yêu

Bên cạnh tình huống lưu lạc, thì tình huống bi kịch tình yêu là một tìnhhuống được Nguyễn Ngọc Tư chú tâm xây dựng hơn cả Như đã nói, nhà văn nữnày rất thích viết về những câu chuyện buồn Nhà văn từng tâm sự: “đã có lần

Tư cố viết một câu chuyện vui nhưng vô duyên đến không cười nổi” [84] Trongkhi đó, viết về những đổ vỡ, ngang trái, xót xa trong tình yêu, trong tình cảm giađình, Nguyễn Ngọc Tư có những trang viết thật đặc sắc

Cần phải thấy rằng, bi kịch hôn nhân và tình yêu không phải là cảm hứngmới mẻ trong văn học xưa nay Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp nối mạch cảm hứng ấy

để viết nên những câu chuyện đầy xúc động Điều đáng nói là khi đặt nhân vậtvào trong những tình huống đổ vỡ, Nguyễn Ngọc Tư đã rất cố gắng để làm nổibật những khía cạnh éo le, bất thường của sự sống từ đó làm toát lên vẻ đẹp tâmhồn, tính cách của nhân vật cũng như bộc lộ rõ ý tưởng của mình

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy nhân vật nào cũng cóthể rơi vào bi kịch đổ vỡ hôn nhân và tình yêu Trong tình yêu, đó là bi kịch củanhững chàng trai, những cô gái trẻ, trong gia đình, bi kịch đó có thể đến vớinhững đứa con, những người mẹ, người cha Trong giới hạn tương đối, chúngtôi cố gắng phân loại thành những tiểu loại tình huống bi kịch

2.2.2.1 Những mối tình dang dở

Viết về những câu chuyện tình buồn, ngang trái, dở dang hình như là sởtrường của Nguyễn Ngọc Tư Bởi vì chị viết một cách rất tự nhiên, bình dị mà lạirất xúc động về những chàng trai cô gái khi rơi vào tình huống bi kịch tình yêu.Tình huống bi kịch tình yêu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhiềudáng vẻ, cùng là éo le, nghịch cảnh nhưng không phải nghịch cảnh, éo le nào cũng

giống nhau Có thể kể đến những truyện ngắn tiêu biểu cho tình huống này là: Hiu

Trang 37

hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Lý con sáo sang sông, Của ngày đã mất, Ngổn ngang, Nửa mùa, Ngày đùa, Ngày đã qua, Duyên phận so le, Người năm cũ…

Trong tình huống đổ vỡ tình yêu, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổi bật lên bi

kịch của mâu thuẫn giữa khát vọng được yêu nhau, gắn bó suốt đời của những chàng trai, cô gái và thực tại ngang trái, nghịch cảnh chia cắt lứa đôi Cũng có

khi tình yêu đổ vỡ không phải do một thế lực - hoàn cảnh bên ngoài nào tácđộng mà từ những mâu thuẫn trong chính con người họ, đó là mâu thuẫn giữa

một bên là niềm khát khao có một tình yêu đẹp, vĩnh cửu và một bên là sự mặc

cảm, nỗi tự ti không dám giành lấy tình yêu về mình Tình yêu không thành, nỗi

đau cũng chia hai Điều đặc biệt là trong hầu hết những tình huống đổ vỡ tìnhyêu của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật - những người yêu không baogiờ vật vã để hàn gắn, níu kéo tình yêu mà chấp nhận, chịu đựng nỗi đau mộtmình để cho người mình yêu được thanh thản Vì thế, trong tình huống đổ vỡ

tình yêu, người đọc lại thấy một sự mâu thuẫn khác: đó là mâu thuẫn giữa lí trí

và tình cảm, giữa bề ngoài và bên trong: bên trong đau đớn, xót xa vô cùng và

bề ngoài dửng dưng, thờ ơ lạnh nhạt Về thực chất, sự lạnh lùng bên ngoài ấy làmột nỗ lực để kiềm chế tình cảm đang dậy sóng bên trong Khai thác khía cạnhnày của tình huống, Nguyễn Ngọc Tư lại càng làm nổi bật được tính chất éo lecủa tình yêu, khắc hoạ rõ nét hơn vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng vị tha, biết hi sinhcủa nhân vật khiến người đọc vừa xót thương vừa cảm phục

Hiu hiu gió bấc là sự tan vỡ của một tình yêu đẹp, trong sáng, hồn nhiên.

Tình yêu của tuổi hai hai, hai bốn tuổi, cái tuổi khi “người ta thương không nhìn

gia cảnh, địa vị… người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng

tự nhiên như dòng chảy của sông” [72, 77] Nhưng tình yêu không thành, anh

Hết phải trả món nợ sữa cho mẹ chị Hoài bằng cách phải rời xa chị vì bản thân

anh “nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim” [72, 77] Nhưng

làm sao để nói lời chia tay khi trong lòng vẫn còn thương nhau đến đứt ruột Cóthể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã rất tài tình khi tạo dựng nên tình huống vừa oáioăm éo le, vừa xót xa thương cảm Tính chất éo le của tình huống được đẩy lêncao hơn trong ngày cưới chị Hoài, Anh Hết vẫn còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dướigốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ Nhưng lúc chị Hoài vừaquay đi, giọt nước mắt anh đã rơi trên quân cờ ướt nhẹp, anh phân bua với mấy

đứa trẻ “Tại tao thương con chốt Qua sông là không mong về” [72, 79] mà như

Trang 38

gửi lời từ biệt tới người yêu Tan vỡ, đau đớn nhưng nỗi đau không dừng ở đó.

Vì hai người yêu nhau “dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, và “người ta chứ đâu

phải con cờ mà hễ qua sông là đứt lìa phần đời trước” [72, 79], nên họ vẫn nhớ

nhau, quan tâm đến nhau không che giấu được Nỗi đau không chấm dứt khi chịHoài sống với chồng mà không hạnh phúc Anh Hết biết vậy, muốn bỏ xứ mà đi.Nếu anh Hết phải cố sống khác đi, tỏ ra bạc tình, hờ hững, cười lớn, nói lớn ào

ào như không để chị Hoài xa anh, thì chị Hoài cũng tập thương chồng, thuơng

không giấu diếm, ồn ào như người ta bán thuốc sơn đông “Giữa đường, nói

chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh, cũng như nhắn với anh Hết, thôi đừng đi đâu hết, tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên luôn” [72, 80] Như

vậy, cả hai người yêu nhau đều hiểu thấu lòng nhau, đều đau đớn khi tình yêutan vỡ, nhưng đều phải che giấu tình cảm của mình để người mình yêu đượcthanh thản Cho nên ở đây có một quy luật trái chiều: bề ngoài càng hờ hững,lạnh lùng bao nhiêu thì bên trong nghĩa càng nặng, tình càng thâm bấy nhiêu

Như cái tên của nó, truyện ngắn Lý con sáo sang sông là khúc hát buồn

tiễn đưa người yêu đi lấy chồng của Phi, một nghệ sĩ lang thang đờn ca nay đâymai đó Cũng vì cái nghiệp cầm ca không ổn định, cùng với gánh nặng gia đình

mà anh không đủ tự tin để cưới Út Thà Tình huống truyện chính là cuộc gặp gỡcuối cùng giữa Phi, Út Thà, và “tôi”, một người bạn thân thiết, trước khi Út Thàlàm đám cưới Cuộc gặp gỡ tràn đầy tiếng cười nhưng là những tiếng cườigượng gạo để che giấu cõi lòng héo hắt, buồn thương Họ thương nhau, thươngthật lòng nhưng rồi khi tình yêu không thành, dù tiếc nuối vô vàn cũng khôngoán trách nhau Lúc gặp nhau thì cười cười nói nói, Phi cười, Út Thà cười, cườigiòn, nhưng đó là cái cười níu chật vật làn nước mắt chực rơi, cười trên nỗi đắngcay, đau đớn, tan nát Trong buổi nói chuyện lần sau cuối ấy , có một câu nói

của Út Thà trong đau nhói lòng người đọc: “Nói cho kĩ, chuyến này là anh Phi

gả em [71, 81]/ Nghĩ lại, cuối cùng em không xứng với cái tình của anh Phi… Khổ cái, đám em ảnh trốn không qua coi như không tha thứ cho em rồi…” [71,

82] Câu nói nhẹ bẫng mà sao dồn nén biết bao cảm xúc, vừa có chút hờn tủi, cóchút xót xa, có chút day dứt, nhưng trên tất cả vẫn là tấm lòng vị tha biết nhậnlỗi về phía mình Út Thà đã vậy, Phi càng cố vui càng đau đớn hơn Út Thà về

rồi, Phi gửi cả tình yêu và niềm đau của mình vào câu hát “Lý con sáo sang

sông điệu Bạc Liêu đứt ruột Nó mênh mang, sâu riết những nỗi nhớ thương từ

Trang 39

tim, từ máu” [71, 84] Con người không phải là cây cỏ, trước một cuộc chia ly

tình yêu, ai mà không đau đớn, xót xa Xây dựng tình huống đổ vỡ tình yêu,nhưng Nguyễn Ngọc Tư hình như không cố ý phân tích sâu những nguyên nhânkhiến tình yêu đổ vỡ, mà chỉ miêu tả lại thế giới nội tâm của những người yêunhau khi trải qua sự đổ vỡ đó mà thôi Vì thế, trong truyện, sự kiện không nhiều,

mà chỉ là những trạng thái cảm xúc nối tiếp nhau, đan xen nhau Tính chất trữ tìnhcủa truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư vì thế mà đậm đà hơn rất nhiều

Cũng viết về một tình yêu không thành, nhưng Huệ lấy chồng là cõi lòng

của một cô gái trước khi về nhà chồng vẫn mang nặng trong tim hình bóng củamối tình đầu đã cũ Tình huống truyện chính là khoảnh khắc đêm khuya, khiHuệ sắp xếp đồ đạc, áo quần để ngày mai theo chồng về bên đó Đó là một đêmtrời gió mát, gió chạy nghe thông thống trong lòng, nghe rõ ràng mùi xoài cáttrái mùa chín son ngoài song cửa Đó là một đêm Huệ không ngủ trong khi đứabạn thân đã ngủ say Và theo dòng hồi ức của Huệ, câu chuyện tình yêu đẹp màbuồn hiện về khắc khoải, xót xa Kỉ niệm về Thi, người thương của cô, người

mà chỉ cần nghĩ tới lòng Huệ đã nghe ấm ran, “mơ tới một mái nhà sớm chiều

khói toả, buổi sáng rang cơm cho Thi lót lòng đi dạy, trưa đón Thi về chăm chút ngồi canh chua bông súng ăn với cá sặc kho khô” [75, 79] Nhưng ước mơ

không thực hiện được, Thi nhanh chóng lấy vợ, lấy con ông trưởng phòng giáo

dục huyện, “lấy vợ xong rồi mà vẫn thường tha thểu về ở lì trong này, gặp Huệ

giữa đường muốn cười nhưng Thi lầm lũi cúi mặt” [75, 81] Rồi Huệ tính

chuyện lấy chồng, trên khuôn mặt Thi nỗi buồn càng lộ rõ Câu chuyện tìnhbuồn được nhớ lại chỉ trong một đêm làm quặn lên bao nỗi niềm tiếc nuối.Nguyễn Ngọc Tư không miêu tả cụ thể tâm trạng của cô gái bị phụ tình ra sao,

chỉ biết là cô vẫn roi rói, vẫn tỉnh bơ nói với đứa bạn: “Tao quên ông Thi mất

tiêu rồi, tệ quá, nhớ làm chi?” Nhưng đến cuối truyện, ngay ở quãng sông chèo

xuồng về nhà chồng qua ngõ nhà Thi, “nơi cái đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt, nơi

đám trâm bầu đứng im lặng xơ rơ Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt”… [75, 83] Cũng chính trong cái

giây phút ấy, dường như bao nhiêu lạnh lùng, tỉnh bơ kia bỗng nhiên oà vỡ trong

cô Nói là quên nhưng thực ra trong lòng Huệ chưa bao giờ quên Thi cả Vì

Trang 40

không quên nên nhắm mắt cô vẫn giở đúng trang có dòng thơ của Thi nắn nótviết vào.Vì không quên nên ngày cưới Thi, Huệ nằm nhà, gió đưa tiếng hátngang qua đồng lúc gần, lúc xa thăm thẳm Vì không quên nên trước ngày cưới,Huệ ngồi chỗ cửa sổ trằn trọc cho tới lúc gà gáy rộ…

Có thể thấy ở ba truyện ngắn trên, Nguyễn Ngọc Tư đã lựa chọn đúngthời điểm khi con người không thể trốn tránh chính mình, đối diện với lòngmình: ngày người yêu đi lấy chồng để xây dựng tình huống truyện Đó chính làkhoảnh khắc ranh giới giữa còn và mất, giữa nhớ và quên, giữa quá khứ và hiệntại, giữa ước mơ gắn bó và hiện thực tan vỡ Bước qua ranh giới ấy, nhữngngười yêu nhau vĩnh viễn mất nhau trên đời Vì thế, nhà văn đã cô đặc, đã dồnnén trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy biết bao tâm sự, biết bao kỉ niệm, biếtbao cảm xúc Trong cả thiên truyện, gần như sự kiện không còn đóng vai trò cốtyếu, mà sự kiện được kể lại trong hồi tưởng, sự kiện đã nhuốm đậm những cảmxúc, suy tư, sự kiện bên ngoài được chuyển thành sự kiện bên trong

Cũng là câu chuyện về một tình yêu dở dang, nhưng Ngày đùa lại chạm

đến bi kịch thẳm sâu của những người nghệ sĩ Tình huống truyện là giây phútbừng ngộ, hồi sinh của một tình yêu tưởng đã ngắc ngoải mà tắt lịm từ hơn mườinăm trước, hồi sinh trong đúng một ngày đặc biệt: ngày Cá tháng 4, ngày đùa,ngày nói dối Hơn mười năm qua, hai người yêu nhau chưa một lần sống thựcvới lòng mình, yêu mà không dám yêu, khao khát sống mà không dám sống,thèm hạnh phúc nhưng không cho phép mình hạnh phúc Phương đã hi sinh San

cho nghệ thuật vì anh cho rằng: “Một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn được

một tâm tư giằng xé Vì nghệ thuật tôi hi sinh cả cuộc đời mình” Phương sống

cạn mình cho những vai diễn, chạy trốn tình yêu với San, vai diễn nào anh cũngdiễn như điên, như ma ám, diễn bằng sự giằng xé, bằng nỗi niềm khát khao bịkìm nén, để rồi được mệnh danh là “quái kiệt” trên sân khấu Còn San, cô cũngbắt đầu tập quên có Phương trong cuộc đời, dần dần không tâm huyết, kì vọngvào cái gì, không mơ mộng xa vời, không rút ruột tin ai, yêu ai San sắm sửađược cái vẻ lạnh lùng khinh ngạo, không còn chờ đợi một tình yêu với ai nữa

Cứ thế mười năm, tình yêu tưởng đã chết trong hai trái tim cô đơn, khô héo.Nhưng trong một ngày Cá tháng Tư, San nhận được lời tỏ tình từ Phương, vàkèm theo đó là một lời vĩnh biệt Lời nói đó mới đầu không đủ sức làm mềm đitrái tim băng giá của San San không tin Phương yêu cô, càng không tin Phương

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Hải Anh (1997), Giọng điệu ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao trước cách mạng, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao trước cách mạng
Tác giả: Lê Hải Anh
Năm: 1997
[10]. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu trong thơ trữ tình, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Thư viện Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu trong thơ trữ tình
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
[11]. Trần Hữu Dũng (2005), “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, http://nguoivienxu.vietnamnet.vn, ngày 06/05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, "http://nguoivienxu.vietnamnet.vn
Tác giả: Trần Hữu Dũng
Năm: 2005
[15]. Đặng Anh Đào (2006), “Sự sống bất tận (Đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư)”, Văn nghệ (17, 18), ngày 29/04 và ngày 06/05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự sống bất tận (Đọc "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư)”, "Văn nghệ
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2006
[16]. Phong Điệp (2005), “Nguyễn Ngọc Tư - tôi viết trong im lặng”, Văn nghệ Trẻ, tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư - tôi viết trong im lặng”, "Văn nghệ Trẻ
Tác giả: Phong Điệp
Năm: 2005
[17]. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[18]. Lê Bá Hán (2004), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[19]. Đào Duy Hiệp (2006), “Chất thơ trong Cánh đồng bất tận”, Văn nghệ, (32), tháng 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất thơ trong "Cánh đồng bất tận"”, "Văn nghệ
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Năm: 2006
[20]. Thanh Hoa (2005), “Dòng chảy yêu thương trong Cánh đồng bất tận”, www.evan.com.vn, ngày 24/12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng chảy yêu thương trong "Cánh đồng bất tận"”," www.evan.com.vn
Tác giả: Thanh Hoa
Năm: 2005
[21]. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[22]. Văn Công Hùng (2007), “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 16/07 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”", Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Văn Công Hùng
Năm: 2007
[23]. Nguyễn Thanh Hùng (2005), “Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại”, www.evan.com.vn , ngày 06/07 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại”, "www.evan.com.vn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2005
[24]. Thanh Huyền (2007), “Báo Korea Times (Hàn Quốc) khen Cánh đồng bất tận”, www.evan.com.vn, ngày 8/12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Korea Times (Hàn Quốc) khen "Cánh đồng bất tận"”, "www.evan.com.vn
Tác giả: Thanh Huyền
Năm: 2007
[25]. Phạm Thị Thu Hương (1995), Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Luận án tiến sĩ, Viện văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Năm: 1995
[26]. Phạm Thị Thu Hương (1999), Truyện ngắn trữ tình 1932 - 1945, một dòng chảy sâu lắng giữa hai bờ văn xuôi nghệ thuật Việt Nam, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn trữ tình 1932 - 1945, một dòng chảy sâu lắng giữa hai bờ văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1999
[27]. Chu Lai (2001), “Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ”, Văn nghệ quân đội, tháng 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ”," Văn nghệ quân đội
Tác giả: Chu Lai
Năm: 2001
[28]. Poxpelop (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Poxpelop
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[29]. Vũ Thị Tố Nga (2006), “Khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người”, Nghiên cứu văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người”", Nghiên cứu văn học
Tác giả: Vũ Thị Tố Nga
Năm: 2006
[30]. Lê Thanh Nga (2006), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả: Lê Thanh Nga
Năm: 2006
[31]. Hoàng Thiên Nga (2005), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”, Văn nghệ (39) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua "Cánh đồng bất tận"”, "Văn nghệ
Tác giả: Hoàng Thiên Nga
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w