1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của lý bạch và thơ haiku của matsuo basho

127 996 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 882 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN TUẤN ANH NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2015... TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH

VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH

VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi tư liệu khảo sát 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Cấu trúc luận văn 14

Chương 1 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO 15

1.1 Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho 15

1.1.1 Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch 15

1.1.2 Thơ haiku của Matsuo Basho 24

1.2 Sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 32

1.2.1 Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch 32

1.2.2 Thiên nhiên trong thơ haiku của Matsuo Basho 34

1.3 Thiên nhiên - một ngôn ngữ đặc biệt trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho 36

1.3.1 Một số vấn đề lí thuyết hữu quan 36

1.3.2 Sự xuất hiện có tính quy luật của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 42

Chương 2 CÁC LỚP Ý NGHĨA CỦA NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU MATSUO BASHO 45

2.1 Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới thể hiện cái đẹp 46

2.1.1 Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch 46

2.1.2 Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong thơ haiku Matsuo Basho 50

2.1.3 Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 54

2.2 Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới bộc lộ cảm xúc 63

2.2.1 Ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch 63

2.2.2 Ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong thơ haiku Matsuo Basho 70

2.2.3 Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 72

2.3 Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới thể hiện những suy tư khái quát 75

2.3.1.Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện những suy tư khái quát trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch 76

Trang 4

2.3.2 Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện những suy tư khái quát trong thơ haiku Matsuo

Basho 80

2.3.3 Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên - triết lí trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 84

Chương 3 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU MATSUO BASHO 87

3.1 Tính biểu tượng của ngôn ngữ thiên nhiên 87

3.1.1 Giới thuyết khái niệm tính biểu tượng 87

3.1.2 Biểu tượng thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch 89

3.1.3 Sử dụng quý ngữ như một biểu tượng thiên nhiên trong thơ haiku của Matsuo Basho 95

3.1.4 Những tương đồng, khác biệt về tính biểu tượng của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 98

3.2 Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ 105

3.2.1 Giới thuyết khái niệm cấu tứ 105

3.2.2 Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch 106

3.2.3 Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ trong thơ haiku của Matsuo Basho 111

3.2.4 Những tương đồng, khác biệt về mối quan hệ giữa ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho 115

KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 5

có nhiều mối liên hệ gần gũi - Trung Quốc, Nhật Bản

1.2 Thơ tứ tuyệt và thơ haiku điển hình cho sự ngắn gọn của hình thứcthơ Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai thể thơ này từnhững hướng tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, sự bí ẩn, hấp dẫn của hai hìnhthức thơ này vẫn còn vẹn nguyên Một hướng nghiên cứu mới, tiếp cận từ gócnhìn của kí hiệu học, sẽ giúp chúng ta lí giải, phát hiện được thêm bao điềuthú vị

1.3 Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của Matsuo Basho đã có mặttrong chương trình dạy, học ở các cấp học tại Việt Nam Tuy nhiên cả ngườidạy, người học đang gặp không ít khó khăn, trước hết là tư liệu và hướng tiếpcận Nghiên cứu thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của Matsuo Basho, vìvậy sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà người dạy, ngườihọc đang gặp phải

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho làm luận văn thạc sĩ,

với hi vọng góp thêm tiếng nói vào quá trình khám phá những đặc sắc nghệthuật ở hai thể thơ độc đáo này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của

đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề như sau:

Trang 6

2.1 Tình hình nghiên cứu thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của Matsuo Basho trên thế giới và ở Việt Nam

Lý Bạch và M Basho là hai nhà thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trongvăn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản Sáng tác của hai ông đã đượcnghiên cứu sâu rộng trên thế giới Nghiên cứu về thơ Lý Bạch là nghiên cứutoàn bộ sáng tác của nhà thơ với nhiều thể loại, trong đó có tứ tuyệt Cònnghiên cứu về thơ Basho thì chủ yếu là nghiên cứu về thơ haiku của ông

Thơ Lý Bạch đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả phương Tây, tiêubiểu như: Stephen Owen, Sam Hill, David Young, Arthur Cooper Theo sựkhái quát của nhiều nhà nghiên cứu ở ta hiện nay, thì các học giả phương Tâykhi tìm hiểu về thơ Lý Bạch chủ yếu tập trung nhấn mạnh cái tôi cá tính củanhà thơ Và, vì tập trung khẳng định cái tôi đầy cá tính, nên các nhà nghiêncứu phương Tây cũng chỉ tập trung vào các thể loại phóng khoáng như cổphong và nhạc phủ của Lý Bạch, thơ tứ tuyệt rất ít được chú ý

Ở Trung Quốc, thơ Lý Bạch đã có một lịch sử nghiên cứu lâu dài từthời Đường cho đến ngày nay, trong đó, người ta cũng đã dành sự quan tâmđặc biệt cho mảng thơ tứ tuyệt của ông Bên cạnh những ý kiến đánh giá vềthơ tứ tuyệt Lý Bạch xuất hiện rải rác trong các tài liệu về thơ Đường, về lịch

sử văn học Trung Quốc nói chung, cũng có những công trình nghiên cứu côngphu, khẳng định vị trí, lí giải cái hay, phân tích những đặc trưng thi pháp thơ

tứ tuyệt Lý Bạch Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến tứtuyệt Lý Bạch như Vương Dao, Lâm Canh, Trương Trọng Thuần, Chu KhiếuThiên, Thẩm Tổ Phân Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rõ

vị trí bậc nhất của thơ tứ tuyệt Lý Bạch trên thi đàn tứ tuyệt đời Đường; chỉ rađặc trưng của thơ tứ tuyệt Lý Bạch là tính tự nhiên, giản dị tiếp thu từ văn họcdân gian; bút pháp “tả cảnh nhập thần”; cái tôi trữ tình lãng mạn đầy cá tính;ngôn ngữ thơ trong sáng, đẹp đẽ Một số nhà nghiên cứu còn đi sâu vào tìmhiểu phong cách của ngũ tuyệt và thất tuyệt Lý Bạch, đưa ra những nhận xét

Trang 7

hết sức mới mẻ và thú vị Chúng tôi không bao quát được hết mảng tư liệunghiên cứu về thơ tứ tuyệt Lý Bạch ở Trung Quốc, song qua những phần đánhgiá về thơ Lý Bạch của các nhà nghiên cứu Trung Quốc được đề cập, tóm tắt,trích dẫn trong một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi nhậnthấy: các nhà nghiên cứu Trung Quốc chủ yếu vẫn đánh giá thơ tứ tuyệt LýBạch dưới góc nhìn của thi pháp học cẩm nang, quan tâm nhiều đến kĩ thuậtngôn ngữ, mà chưa đi sâu vào thế giới hình tượng của tứ tuyệt Lý Bạch.

Ở Việt Nam, thơ Lý Bạch nói chung, thơ tứ tuyệt Lý Bạch nói riêng đãđược tiếp nhận từ lâu, và có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nhà thơ từ thời trungđại đến nay Song thơ tứ tuyệt Lý Bạch được dịch sang tiếng Việt và giớithiệu rộng rãi bắt đầu từ những năm 30, 40 của thế kỉ 20, trên các tờ báo như

Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Tao đàn, Bắc Hà tuần báo và trong các tuyển tập như Đường thi hợp tuyển (Dương Mạnh Huy, 1931), Lý Bạch

và Đỗ Phủ (Trúc Khê, 1946) Về sau, vào khoảng thập kỉ 60 và 70, thơ tứ

tuyệt Lý Bạch xuất hiện trong các tuyển tập thơ Đường công phu hơn như

Đường thi (1961) của Ngô Tất Tố, Thơ Đường (2 tập, 1962) của Nam Trân chủ biên, Thơ Đường (1972 - 1973) của Trần Trọng San, Đường thi của Trần

Trọng Kim Trong các tài liệu nói trên, tứ tuyệt Lý Bạch chỉ là một bộ phậnnhỏ, chủ yếu được dịch và chú thích chứ chưa có những đánh giá khái quát

Trong các sách như Lịch sử văn học Trung Quốc (Trương Chính chủ biên, 1963), Văn học Trung Quốc (Nguyễn Khắc Phi, 1987), Diện mạo thơ Đường (Lê Đức Niệm, 1995) , thơ Lý Bạch được bàn đến nhưng chỉ bàn

luận khái quát, nhấn mạnh đặc điểm phong cách nhà thơ, không đi sâu vàothơ tứ tuyệt

Luận án phó tiến sĩ của tác giả Trần Trung Hỷ Thi pháp thơ Lý Bạch một số phương diện chủ yếu (2002) có dành một phần của chương 3 viết về

-thi pháp thể loại thơ Lý Bạch, trong đó có mục viết về tứ tuyệt Tác giả khẳngđịnh đặc trưng phong cách thơ tứ tuyệt Lý Bạch là tính tự nhiên, chân thực

Trang 8

Tác giả cho rằng, do tính tự nhiên, chân thực nên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch,chúng ta ít gặp nội dung triết lí Chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với nhậnxét này Trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch, nội dung triết lí chỉ không hiện rõ quangôn từ nghị luận trực tiếp, còn vẫn thể hiện qua hình tượng và không kémphần sâu sắc, thâm trầm Tác giả luận án cũng phân tích rõ tính chân thực, tựnhiên của tứ tuyệt Lý Bạch thể hiện trong một số khía cạnh thi pháp như luật,đối, bố cục Tuy nhiên, đọc phần viết về bố cục có thể thấy tác giả không có

ý phân biệt bố cục và kết cấu (dùng hai khái niệm này với nghĩa không phânbiệt) Điều này cho thấy, người nghiên cứu mới chỉ quan tâm tới tổ chức ở bềmặt văn bản, chưa chú ý những phương diện tổ chức ở chiều sâu theo cấp độhình tượng

Công trình nghiên cứu sâu nhất về tứ tuyệt Lý Bạch ở Việt Nam hiện

nay là luận án phó tiến sĩ của Phạm Hải Anh: Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại (1996) Luận án đã nghiên cứu thơ tứ tuyệt Lý Bạch trong sự

tác động qua lại giữa phong cách và thể loại Tác giả đã chỉ ra những đặcđiểm phong cách của tứ tuyệt Lý Bạch mang đậm sự chi phối của thể loại tứtuyệt; và ngược lại, với một phong cách độc đáo, Lý Bạch cũng đã đem lạicho tứ tuyệt những cống hiến mới mẻ trên nhiều phương diện Từ góc nhìn thipháp học, luận án đã cho thấy rõ vị trí và đặc điểm phong cách tứ tuyệt LýBạch Hạt nhân của phong cách tứ tuyệt Lý Bạch là cái tôi cá nhân, cá tính.Đặc điểm chính này đã chi phối các đặc trưng phong cách khác như bút pháp

“tả cảnh nhập thần”, nghệ thuật lập tứ và kết cấu “ý tận, khí hùng”, nghệ thuậtdiễn đạt “thanh thủy xuất phù dung” Công trình nghiên cứu cũng đi sâu tìmhiểu đặc điểm tứ tuyệt Lý Bạch trong từng thể loại của tứ tuyệt như cổ tuyệt,luật tuyệt, tứ tuyệt bán cổ bán luật; ngũ tuyệt và thất tuyệt Đây là công trìnhnghiên cứu toàn diện về tứ tuyệt Lý Bạch, song như tác giả luận án đã nói,luận án này cũng giống một bài tứ tuyệt, “ngôn tuyệt, ý bất tuyệt” Công trìnhvẫn khơi mở những ý tưởng nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là đi sâu hơn vào

Trang 9

lĩnh vực mà luận án tuy có đề cập nhiều nhưng chưa phải đã có tính hệ thống

và sâu sắc, đó là thế giới hình tượng của tứ tuyệt Lý Bạch

Cũng như thơ Lý Bạch, thơ haiku của M Basho đã được nghiên cứusâu rộng Ở phương Tây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về thơ haiku củaBasho, tiêu biểu như: Basil Hall Chamberlain, H.G Henderson, R.H Blyth,Makoto Ueda, Jane Reichhold Thơ haiku Basho dưới góc nhìn của các nhànghiên cứu phương Tây thường được tìm hiểu trong mối quan hệ gắn bó sâusắc với văn hóa Nhật Bản

Tại Nhật Bản, không thể liệt kê hết được các công trình nghiên cứu vềthơ haiku nói chung và thơ haiku của Basho nói riêng Chỉ có thể kể tên một

số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Yamamoto Kenichi, Ozawa Katsumi,Yamashita Kazumi, Matsuda Hiromu, Fuji Kunihito Thơ haiku của Basho

đã được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng dưới góc nhìn thi pháp học, vừa tìmhiểu trong mối liên hệ với văn hóa dân tộc, vừa khảo sát kĩ đến các yếu tố kĩthuật như cách diễn đạt, cách dùng từ

Ở Việt Nam, trước 1975, thơ haiku đã được biết đến nhưng chưa đượcgiới thiệu rộng rãi Sau 1975, thơ haiku nói chung và thơ haiku Basho nóiriêng bắt đầu được chú ý nghiên cứu nhiều hơn Người có đóng góp nổi bật

nhất là nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu với các tác phẩm tiêu biểu: Tìm hiểu thơ haiku Nhật Bản (1984), Bashô và thơ haiku (1994), Nhật Bản trong chiếc gương soi (1995), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản - từ khởi thủy đến 1868 (2003), 3000 thế giới thơm (2007) Các tác phẩm của Nhật Chiêu

đã góp phần to lớn trong việc phổ biến rộng rãi thơ haiku ở Việt Nam (trong

đó có thơ haiku của Basho) Cuốn Bashô và thơ haiku (1994) đã phác họa

được vai trò của Basho đối với thơ haiku, con đường sáng tác và đặc điểmphong cách Basho, khái quát về cảm thức thẩm mĩ và các đặc điểm nghệ thuậtthơ haiku Basho Cuốn sách cũng đã tuyển dịch được những bài thơ haiku hếtsức đặc sắc của nhà thơ để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam

Trang 10

Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cũng có nhắc đến phong cách Basho trong

cuốn Dạo chơi vườn văn Nhật Bản (1992) Nguyễn Nam Trân có cuốn Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản (2011), trong đó có phần nói về lịch sử hình

thành và phát triển thơ haiku Tác giả cũng đã giới thiệu về phong cách thơhaiku của Basho bên cạnh nhiều nhà thơ haiku khác đều có phong cách riêng

Vĩnh Sính - giáo sư lịch sử và văn hóa Nhật Bản tại Đại học Alberta,Canada, đã dịch, giới thiệu và chú thích tác phẩm nổi tiếng nhất của Basho

sang tiếng Việt - tác phẩm Lối lên miền Oku Đây là một bản dịch rất quý

hiếm, song chúng tôi thấy trong cách dịch đang còn nhiều chỗ chưa đượckhoa học Chẳng hạn như dịch thơ haiku của Basho sang lục bát Do sự khácbiệt về đặc trưng phong cách nên khi dịch sang lục bát, thơ haiku bị biến dạng

và mất mát rất nhiều giá trị, và ở một số trường hợp đã khiến cho người đọccảm thấy hết sức “khó chịu”

Hai tác giả Đoàn Lê Giang và Lưu Đức Trung cũng có những đóng gópnhất định trong việc dịch và nghiên cứu, giới thiệu thơ haiku, đặc biệt các nhànghiên cứu đã tiến hành biên soạn và đưa thơ haiku Basho vào chương trìnhgiảng dạy môn Ngữ văn ở trung học phổ thông

Tác giả Lưu Đức Trung, Lê Từ Hiển đã tuyển chọn và biên soạn cuốn

Haiku - hoa thời gian (Nxb Giáo dục, 2007) tập trung nhiều bài viết đặc sắc

trong đó đề cập nhiều tới thơ haiku của Basho Trong tập này đáng chú ý nhất

là các bài viết như: “Basho và Huyền Quang - sự gặp gỡ với mùa thu hay sựtương hợp về cảm thức thẩm mĩ” (Lê Từ Hiển), “Vài bài thơ haiku điển hìnhcủa Basho” (Vĩnh Sính)

Thơ haiku của Basho đã trở thành đề tài nghiên cứu của một số luận

văn thạc sĩ Tiêu biểu như: Chất sabi trong tác phẩm Lối lên miền Oku của Matsuo Basho (2002) của Bùi Thị Mai Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của Matsuo Basho (2008) của

Nguyễn Thị Minh Ngọc - Trường Đại học Vinh

Trang 11

Có thể kể thêm một số bài viết tiêu biểu đi sâu tìm hiểu thơ haikuBasho như: “Matsuo Basho, nhà thơ lớn của thể thơ haiku Nhật Bản”

(Nguyễn Tuấn Khanh, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3 năm 1995), “Basho

- Nguyễn Trãi - Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu” (Đoàn Lê Giang, Tạp

chí Văn học, số 6 năm 2003), “Sự biểu hiện của “tĩnh” và “động” trong thơ

Trần Nhân Tông và thơ haiku của Matsuo Basho” (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí

Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 năm 2006), “Matsuo Basho và nguyên lí làn hương” (Nhật Chiêu, Tạp chí Văn hóa - Du lịch, số 8, tháng 1

năm 2013) Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Basho và thơ haiku của ôngtrên các báo và các trang mạng internet

Chúng tôi nhận thấy có giá trị nhất là những công trình, bài viết nghiêncứu theo hướng so sánh thơ haiku Basho với thơ Thiền và thơ trung đại ViệtNam Còn lại, nhìn chung, nghiên cứu về thơ haiku của Basho ở Việt Namchủ yếu vẫn đang dừng lại ở mức phiên dịch và giới thiệu các đặc điểm Nhất

là các bài viết trên các tờ báo không chuyên và trên các trang mạng, nội dungphần lớn trùng lặp, không có những khám phá mới Việc nghiên cứu sâu cácphương diện cụ thể của thơ haiku Basho là một hướng đi cần thiết trong hiệntại và tương lai

2.2 Nghiên cứu, đánh giá về ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho

Khi tìm hiểu về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Basho, cácnhà nghiên cứu ít nhiều đã chú ý tới tính kí hiệu của hình tượng thiên nhiên

Trong luận án Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại (1996), Phạm

Hải Anh có đề cập tới một phương diện quan trọng trong nghệ thuật thơ tứtuyệt Lý Bạch là bút pháp “tả cảnh nhập thần”, trong đó tình cảnh giao dung

hết sức điêu luyện Luận án Thi pháp thơ Lý Bạch - một số phương diện chủ yếu (2002) của Trần Trung Hỷ cũng dành một phần phân tích không gian

nghệ thuật, đặc biệt là không gian biểu tượng trong thơ Lý Bạch Trong nhiều

Trang 12

công trình nghiên cứu về thi pháp thơ Đường, chúng ta cũng thấy thơ tứ tuyệt

Lý Bạch được trích dẫn để phục vụ cho việc phân tích một số luận điểm khoahọc liên quan đến không gian trong Đường thi Chẳng hạn như khi phân tích

đặc điểm không gian vũ trụ thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đường (1995) đã dẫn những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu của Lý Bạch Trong tác phẩm Về thi pháp thơ Đường (1997) của Nguyễn Khắc Phi và Trần

Đình Sử, thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch được nhắc tới trong một sốtrường hợp và được nhìn dưới góc độ kí hiệu Chẳng hạn, Trần Đình Sử đãphân tích một số hình ảnh thiên nhiên thơ tứ tuyệt Lý Bạch và khẳng định

“Không gian vũ trụ trong thơ Đường lấn át không gian gia tộc, nhà cửa, quêhương, thân xác” [71, tr.22] F Cheng thì dành đến hơn 5 trang để phân tích

bài Ngọc giai oán của Lý Bạch, đặc biệt là phân tích hình tượng thiên nhiên

trong bài thơ

Khi nghiên cứu về thơ haiku của Basho, các nhà nghiên cứu thườngquan tâm nhiều tới hình tượng thiên nhiên, bởi thiên nhiên là điểm trọng tâm

trong bài haiku nói chung Trong cuốn 3000 thế giới thơm (2007), Nhật Chiêu

có một loạt bài viết về các hình tượng thiên nhiên cụ thể trong thơ haiku, trong

đó có thơ haiku của Basho Ngoài ra, quan tâm tới thiên nhiên trong thơ haikuBasho dưới góc nhìn kí hiệu cần phải kể đến các tác giả tiêu biểu như HữuNgọc, Nguyễn Nam Trân Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Nhật Chiêukhi cho rằng “Basho đi trước chủ nghĩa tượng trưng ở Pháp” [7, tr.205]

Điểm lại lịch sử nghiên cứu về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haikucủa M Basho, chúng tôi bước đầu rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào

dùng khái niệm ngôn ngữ thiên nhiên khi tìm hiểu về thơ tứ tuyệt của LýBạch và thơ haiku của Basho Nghĩa là việc nghiên cứu thiên nhiên như mộtphạm trù mĩ học, một ngôn ngữ đặc biệt, dưới góc nhìn kí hiệu học, vẫn chưađược tiến hành một cách có hệ thống

Trang 13

Thứ hai, chưa có công trình hay bài viết nào so sánh ngôn ngữ thiên

nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch với ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ haikucủa Basho để nhận ra những đặc điểm phong cách của hai thể loại và của hainhà thơ lớn

Từ nhận thức đó, đề tài của chúng tôi hướng trọng tâm nghiên cứu vàohai khía cạnh còn rất mới mẻ nói trên, với hi vọng khám phá sâu hơn vào thếgiới sâu rộng của tứ tuyệt và haiku

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của chúng tôi làkhảo sát ngôn ngữ thiên nhiên và phân tích những tương đồng, khác biệt trongviệc sử dụng thiên nhiên với tư cách là một ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ tứtuyệt của Lý Bạch và thơ Haiku của Matsuo Basho

3.2 Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:

Thứ nhất, khảo sát, thống kê, phân loại ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ

tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho

Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, thống kê, phân loại chỉ ra các lớp ý

nghĩa và hình thức biểu hiện của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt LýBạch và thơ haiku Matsuo Basho

Thứ ba, bước đầu lí giải sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ

thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và ngôn ngữ thiên nhiên trong thơhaiku của Matsuo Basho

4 Đối tượng và phạm vi tư liệu khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ

tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho

4.2 Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát những tư liệu sau:

- Về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch: khảo sát toàn bộ thơ tứ tuyệt trong cuốn

Thơ Lý Bạch (Ngô Văn Phú sưu tầm, biên soạn, dịch thơ, Nxb Văn học, 2011)

Trang 14

- Về thơ haiku của Matsuo Basho: khảo sát toàn bộ thơ haiku trong tác

phẩm Lối lên miền Oku (Vĩnh Sính dịch, giới thiệu và chú thích, Nxb Thế

giới, 1999)

Ngoài ra, để phân tích rõ các luận điểm trong luận văn, chúng tôi cótham khảo, trích dẫn thêm các bản dịch thơ tứ tuyệt Lý Bạch của Tương Như,Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Phạm Lê Duyên , các bản dịch thơ haikuBasho của Nhật Chiêu, Đoàn Lê Giang, Lê Thiện Dũng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi sửdụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, miêu tả

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp cấu trúc, hệ thống

- Phương pháp phân tích so sánh

- Phương pháp kí hiệu học

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được

triển khai trong ba chương:

Chương 1 Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku củaMatsuo Basho

Chương 2 Các lớp ý nghĩa của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt

Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho

Chương 3 Hình thức biểu hiện của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứtuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho

Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo

Trang 15

Chương 1 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH

VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO

1.1 Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho

1.1.1 Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch

1.1.1.1 Lý Bạch - đời và thơ

Lý Bạch (701 - 762) tự Thái Bạch, nguyên quán ở Thành Kỉ, Lũng Tây(nay là Thiên Thủy, Cam Túc) Tổ tiên cuối đời Tùy lưu lạc sang Tây Vựcnên Lý Bạch được sinh ở nước Đột Quyết (nay là Afghanistan), Trung Á, đến

5 tuổi mới theo cha về Miên Châu (nay là Giang Du, Tứ Xuyên) Lý Bạch lớnlên ở làng Thanh Liên, huyện Xương Minh, thuộc Miên Châu, nên ông lấyhiệu là Thanh Liên cư sĩ, và thường xem Tứ Xuyên là quê hương của mình

Đó là vùng đất Thục địa linh nhân kiệt, núi non hùng vĩ, hiểm trở

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Lý Bạch xuất thân trong một gia đìnhthương nhân, và điều đó đã ảnh hưởng tới tính cách phóng túng của ông Ít raông cũng không bị những tư tưởng phong kiến chính thống chi phối một cáchquá nặng nề Lý Bạch lớn lên và trải qua gần trọn vẹn cuộc đời của mình dướithời Khai Nguyên, thời đại thịnh vượng nhất của nhà Đường, đồng thời ôngcũng chứng kiến, vào cuối đời, sự chuyển biến của triều đại từ chỗ cực thịnhđến chỗ bắt đầu suy vong với những biểu hiện rối ren của nó Đặc điểm thờiđại đã tạo nên những mặt mâu thuẫn trong tư tưởng của ông

Thời trẻ Lý Bạch học ở Tứ Xuyên, năm 25 tuổi thì xuống núi Nga Mi,

“từ giã cha mẹ, quê hương chống kiếm viễn du”, 27 tuổi ông lấy vợ ở An Lục(Hồ Bắc), và sau đó lại tiếp tục hành trình du lãm của mình Nhà thơ du lịch

để thưởng ngoạn phong cảnh, tầm tiên học đạo, song chủ yếu là mở rộng giao

du, tìm con đường để tham dự vào chính trường, lập công danh sự nghiệp

Trang 16

Năm 742, được đạo sĩ Ngô Quân và Hạ Tri Chương tiến cử lên HuyềnTông, Lý Bạch ứng chiếu về kinh Tại Trường An, ông được phong chức

“Cung phụng hàn lâm” Thực chất chỉ là vào cung làm thơ tán tụng công đức

và mua vui cho nhà vua trong các cuộc yến tiệc, không hơn gì đám ca nhi, vũnữ Chứng kiến thêm cuộc sống xa hoa dung tục chốn cung đình, Lý Bạch

có phần vỡ mộng Tâm tình bi phẫn, ông chỉ còn thú vui uống rượu khuâykhỏa với bạn tri âm

Lý Bạch chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo và Lão giáo, trong

đó ảnh hưởng của Lão giáo sâu sắc hơn Ông sớm ôm ấp hoài bão giúp nướcphò đời, thực hiện chí tang bồng hồ thỉ Những lúc hăm hở xuất thế như vậy,

tư tưởng Nho gia đã chiếm ưu thế Còn khi bất đắc chí, phiêu lãng giang hồ,

ông nói: “Sở cuồng chính là ta, Hát rong cười ông Khổng”; hoặc nói: “Sự nghiệp Thuấn, Nghiêu chi đáng sợ, Lòng ta phơi phới vẫn coi thường” Khi

đó, thái đội coi thường danh lợi, khát vọng trở về với tự nhiên của Đạo gia đãtrở thành yếu tố chủ đạo trong tư tưởng của ông Và như một quy luật, tưtưởng du hiệp cũng là một nét nổi bật ở Lý Bạch Bởi “tư tưởng du hiệp hầunhư đã tạo nên một thế quân bình giữa Nho và Đạo: vừa thỏa mãn yêu cầunhập thế của đạo Nho, vừa thỏa mãn yêu cầu phóng khoáng của Đạo giáo”[70, tr.46] Sống trong một thời đại từ chỗ cực thịnh đến bắt đầu suy vong,cuộc đời Lý Bạch nhiều thăng trầm, tư tưởng Lý Bạch đầy mâu thuẫn Nhữngđiều ấy đã in dấu vào thơ tạo nên một phong cách độc đáo

Lý Bạch để lại cho đời hơn 1000 bài thơ, chủ yếu được ông sáng táctrên đường viễn du Thơ ông phong phú về nội dung, đa dạng về nghệ thuậtthể hiện Trong thơ ông ta có thể bắt gặp niềm khát khao vươn tới lí tưởng cao

cả, sự bất bình sâu sắc trước hiện thực tầm thường, khát vọng giải phóng cátính Lý Bạch viết về lịch sử, về cuộc sống của nhân dân, về thiên nhiên, vềtình bạn ở đề tài nào nội dung tình cảm trong thơ ông cũng luôn được thể

Trang 17

hiện một cách mãnh liệt Thơ Lý Bạch phóng túng, ông hay nói về rượu vàđặc biệt là cõi tiên nên người đời thường gọi ông là “Thi tiên” Phong cáchthơ Lý Bạch vừa phiêu dật, hào phóng lại vừa tự nhiên, giản dị và hết sức tinh

tế Thơ ông có sự thống nhất giữa cái đẹp và cái cao cả Đó là sự phản ánhcủa một cuộc đời luôn khao khát vươn tới lí tưởng trong cuộc sống Cùng với

Đỗ Phủ, Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường Tuy nhiên, nếu Đỗ Phủ lànhà thơ có xu hướng hiện thực thì Lý Bạch được xem là tiêu biểu nhất cho xuhướng lãng mạn

1.1.1.2 Thơ tứ tuyệt trong đời thơ Lý Bạch

Trước hết cần xác định rõ khái niệm thơ tứ tuyệt Bởi đây là một vấn đềcòn tồn tại những cách hiểu khác nhau Một số nhà nghiên cứu đã dựa trêntính chất tinh túy, tuyệt diệu của thơ tứ tuyệt để giải thích tên gọi Dương Táiđời Nguyên cho rằng: tuyệt cú là “cú tuyệt mà ý bất tuyệt” (Chuyển dẫn [1,tr.18]) Dương Thận đời Minh thì nói: “Tuyệt cú giả, nhất cú nhất tuyệt dã”(Chuyển dẫn [70, tr.544]) Nhà nghiên cứu Lạc Nam Phan Văn Nhiễm cũng

có quan niệm tương tự: “Tuyệt cú tức là bài thơ hay tuyệt vời, vì chỉ có 4 câu

20 từ hoặc 28 từ mà nói lên được đầy đủ ý tứ của một đề tài theo đúng luật lệcủa thơ Đường” (Chuyển dẫn [1, tr.18]) Tác giả Bùi Kỷ thì phát biểu trong

cuốn Quốc văn cụ thể như sau: Tuyệt “là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí

đặc biệt, chỉ trong bốn câu mà thiển thâm, ẩn hiện, chính kỳ, khởi phục đủ cảcho nên gọi là tuyệt” (Chuyển dẫn [70, tr.265])

Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng tứ tuyệt ra đời sau luật thi,được cắt ra từ bài luật thi Tứ tuyệt còn được gọi là tuyệt thi, đoạn cú, tiệt cú Các chữ tuyệt, đoạn, tiệt đều có nghĩa gần giống nhau Như vậy, tứ tuyệt là

“ngắt” lấy bốn câu từ bài luật thi mà thành Quan niệm này đã từng thịnhhành ở Trung Quốc Ở Việt Nam, nhiều người cũng hiểu tứ tuyệt theo quanniệm như vậy Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt

Trang 18

Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà

thành” [29, tr.127] Trần Trọng Kim trong cuốn Đường thi; các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại

cũng có ý kiến tương tự Theo Nguyễn Khắc Phi, ở Trung Quốc hiện nay hầunhư không ai còn quan niệm như trên Đổng Văn Hoán cho rằng: nói tuyệt cú

là “cắt lấy một nửa của bài luật thi” thì chẳng bằng nói “luật thi là do tuyệt cúnhân đôi mà thành” (“luật thi thực do tuyệt cú bội nhiên nhi thành”) Tức làđiều này không có cơ sở khoa học rõ ràng, chỉ là sự đoán định thiếu căn cứ

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tên gọi “tuyệt cú”xuất hiện vào thời Lục triều, còn các bài thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặcbảy chữ thì xuất hiện sớm hơn nữa Cội nguồn của tứ tuyệt là ca dao dân gian

cổ đại và tứ tuyệt đã ra đời trước khi có luật thi Nguyễn Khắc Phi cho rằng:

“Khái niệm “tuyệt cú” thoạt đầu được đưa ra không phải để khu biệt với “bátcú” (tức luật thi) mà là để khu biệt với “liên cú” - một hình thức sáng tác thơ

ca có tính tập thể (từ hai người trở lên) tương truyền xuất hiện từ thời Hán Vũ

Đế song rõ ràng đã phát triển mạnh thời Lục triều Ban đầu, mỗi người làmmột câu; đến đời Tấn mỗi người hai câu và cuối Tấn đầu Tống, đã xuất hiệnhình thức liên cú trong đó mỗi người làm bốn câu” [70, tr.545], “trường hợpngười xướng bài đầu tiên mà không có ai làm liền theo được thì bài độcxướng đó được gọi là “đoạn cú” hoặc “tuyệt cú”” [70, tr.546] Quan điểm nàycủa Nguyễn Khắc Phi dựa trên bài viết của nhà nghiên cứu Nhiếp Thế Mỹ,một bài viết phân tích cặn kẽ con đường hình thành tuyệt cú: “Vì sao gọi làtuyệt cú? Nó phát sinh và phát triển như thế nào?” Hồ Sĩ Hiệp trong luận án

Sự phát triển thi pháp của Đỗ Phủ; Nguyễn Sĩ Đại trong luận án Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường; Phạm Hải Anh trong luận án Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại; Nguyễn Thị Bích Hải trong bài

“Những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ tuyệt cú, haicư và lục bát” đều hiểu thơ tứ tuyệt theo quan điểm trên

Trang 19

Theo một cái nhìn có tính lịch sử về thơ tứ tuyệt như vậy, chúng tôithống nhất với các tác giả trên về nội hàm khái niệm thơ tứ tuyệt: “Tứ tuyệtkhông nhất thiết phải bó gọn dưới hình thức luật tuyệt với bốn kiểu cắt từ bàibát cú, mà có thể gồm nhiều loại, theo luật hoặc không, ngũ ngôn, thất ngônhoặc tạp ngôn; và dù dưới dạng nào, một bài tứ tuyệt cũng cần được nhìnnhận như là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn, riêng biệt” [1, tr.20] Với cáchhiểu đó, tất cả những bài thơ bốn câu của Lý Bạch chúng tôi đều quan niệm

đó là thơ tứ tuyệt

Thơ tứ tuyệt là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp thơ ca

của Lý Bạch Phạm Hải Anh trong luận án phó tiến sĩ Thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong cách và thể loại đã tiến hành khảo sát toàn bộ thơ Lý Bạch gồm 1041 bài in trong cuốn Lý Bạch thi toàn tập (Chung Thúc Hà chủ biên, Hải Nam

-xuất bản xã, 1992) và có thống kê về tỉ lệ thơ Lý Bạch như sau: cổ thi 596 bài,tạp ngôn 98 bài, bài luật 27 bài, bát cú 127 bài, tứ tuyệt 193 bài Như vậy, sốbài tứ tuyệt chiếm gần 1/5 thơ Lý Bạch, số lượng chỉ xếp sau cổ thi

Điều đáng nói ở đây là đã có một sự khác biệt rất rõ về mặt phong cáchcủa thơ tứ tuyệt Lý Bạch so với các thể loại thơ còn lại trong sáng tác củaông Đề tài trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong phú hơn Thơ bát cú, bài luật, cổthi của Lý Bạch cũng viết về nhiều đề tài nhưng trong đó hơn 1/3 là viết tặngbạn và tống biệt Sự thiên lệch này không có ở tứ tuyệt Nếu ở các thể thơkhác, người ta thấy một Lý Bạch tràn đầy tâm trạng với cảm xúc được thểhiện hết sức mãnh liệt trên từng câu chữ, kể cả khi ông nhập thân vào nhânvật hay thể hiện trực tiếp đều như vậy, thì ở tứ tuyệt phần nào giọng điệu thơdồn nén và bộc lộ khách quan hơn Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạchkhông được miêu tả với sự chất chồng hình ảnh một cách choán ngợp nhưtrong các thể loại khác, mà chỉ là những nét phác thảo nhưng rất sắc nét, chânthực, gợi nhiều hơn tả Đặc biệt trong thơ tứ tuyệt, Lý Bạch đã rất quan tâm

Trang 20

tới việc vận dụng các hình thức kết cấu đa dạng Nếu thơ Đường thường nóibằng các quan hệ, thì điều này đặc biệt được vận dụng nhiều trong tứ tuyệt, và

tứ tuyệt của Lý Bạch cũng không phải là ngoại lệ Cũng do đặc điểm thể loạichi phối, ngôn ngữ trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch cô đọng hơn nhiều so với cácthể thơ khác của ông Thơ tứ tuyệt Lý Bạch còn có hiện tượng sáng tác thành

chùm như Thu phố ca 17 bài, Thượng hoàng tây tuần nam kinh ca 10 bài, Hoành Giang từ 6 bài, Thanh bình điệu 3 bài

Số lượng các bài luật thi của Lý Bạch khá khiêm tốn Điều này dễ hiểu,bởi ông là người có tâm hồn lãng mạn, phóng túng, không thích gò ép vàoniêm luật quá chặt chẽ Hơn nghìn bài thơ để lại của Lý Bạch, phần lớn là thơ

cổ phong và nhạc phủ, trong đó nhạc phủ của ông được đánh giá là tuyệt hay.Điều đó cũng không khó hiểu, bởi cổ thi phóng khoáng, tự do, trong đó nhạcphủ lại mang hơi hướng dân gian Điều đặc biệt là tại sao một người lãngmạn, phiêu dật như Lý Bạch lại tìm đến tuyệt cú và mảng thơ này đã chiếmphần quan trọng trong đời thơ ông? Lí giải điều này, Trương Trọng Thuầnviết: “Ông (Lý Bạch) thích tuyệt cú không có nghĩa là ông thích luật bằng trắc

và âm vận của nó, mà có lẽ vì tuyệt cú ngắn, gần giống dân ca và có thể dùng

khẩu ngữ chăng?” (Chuyển dẫn [1, tr.49]) Phạm Hải Anh trong luận án Thơ

tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại thì cho rằng: “Có vẻ như với khuôn

khổ gọn nhẹ, tứ tuyệt đã len lỏi trong mọi tình huống đời sống và tâm tư LýBạch rồi để lại dấu ấn của mình ở đó” [1, tr.50]

Chúng tôi không nghĩ rằng sự ngắn gọn linh hoạt hay khả năng đưakhẩu ngữ vào thơ là nguyên nhân chính khiến cho tứ tuyệt chiếm phần quantrọng trong đời thơ Lý Bạch như lí giải của các tác giả nói trên So với luật thithì tứ tuyệt khá tự do Tứ tuyệt có thể làm theo lối cổ thể, còn những bài luậttuyệt thì cũng ít gò bó Nếu luật thi bát cú phải tuân thủ niêm, luật, đối thìluật tuyệt không bắt buộc phải có đối Song tính chất tương đối cởi mở đó

Trang 21

cũng không phải là nguyên nhân chính khiến Lý Bạch yêu thích thể loại tứtuyệt Khi sáng tác tứ tuyệt, dù làm theo lối cổ thể, số chữ trong câu thơ tứtuyệt Lý Bạch luôn là 5 hoặc 7 Nếu số chữ trong câu thơ Lý Bạch ở các thểloại cổ phong và nhạc phủ co duỗi hết sức linh hoạt, xen kẽ câu dài câu ngắn

rất phóng túng, thậm chí như trong bài Tương tiến tửu có câu dài đến mười chữ (“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai”), thì trong tứ tuyệt,

hình thức câu thơ Lý Bạch lại luôn có xu hướng đi vào quy củ Điều đó cónghĩa là Lý Bạch không tìm đến tứ tuyệt vì tính tự do tương đối của nó Vậy lí

do vì sao ông thích tứ tuyệt? Theo chúng tôi, tứ tuyệt khi tồn tại ở dạng thứcquy củ nhất, vốn dĩ đã có một khả năng rất lớn trong việc thể hiện thế giớitâm hồn con người Dù ngắn gọn, nhưng khả năng thấu nhập và phản ánhchiều sâu nội tâm của tứ tuyệt là điều mà các thể loại khác khó lòng sánh kịp

Lý Bạch lãng mạn, phóng túng nên ông tìm đến các thể loại cổ thi để thể hiệnnhững cảm xúc mãnh liệt của mình, nhưng đồng thời ông cũng tìm đến tứtuyệt như một tất yếu để thể hiện sự phóng túng ở chiều sâu nhất của nó

Lí giải như vậy mới có thể khẳng định tứ tuyệt là một bộ phận hết sứcquan trọng trong đời thơ Lý Bạch, góp phần lớn trong việc khẳng định tàinăng và phong cách của ông

1.1.1.3 Đặc điểm thơ tứ tuyệt của Lý Bạch

Lý Bạch và Đỗ Phủ được xem là hai nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhấtđời Đường Nhưng về cơ bản, nếu Đỗ Phủ được xem là nhà thơ tiêu biểu nhấtcủa xu hướng hiện thực thì Lý Bạch lại được xem là đại diện nổi bật của xuhướng thơ ca lãng mạn Vì thế, ở mảng thơ tứ tuyệt, sự khác biệt là rất rõràng Sự xuất hiện của thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đánh dấu một bước đột phá trongquá trình phát triển thơ tứ tuyệt đời Đường Tứ tuyệt Đỗ Phủ đã gia tăng khảnăng phản ánh, thể hiện đời sống bằng cách tăng cường các yếu tố tự sự vànghị luận Đặc biệt yếu tố nghị luận trong tứ tuyệt của Đỗ Phủ về sau đã tạo

Trang 22

ảnh hưởng không nhỏ tới thơ ca đời Tống Tứ tuyệt Lý Bạch ngược lại, đậmchất trữ tình Các nhà nghiên cứu cho rằng đến thời Thịnh Đường, tứ tuyệt đãđạt tới đỉnh cao của nó về nhiều mặt: tình cảm giao dung, âm điệu hài hòa, trữtình sâu lắng Có thể nói thơ tứ tuyệt Lý Bạch tiêu biểu nhất cho sự phát triểnđỉnh cao ấy.

Theo thống kê của Phạm Hải Anh, thơ tứ tuyệt của Lý Bạch có sốlượng nhiều nhất so với số lượng thơ tứ tuyệt của các tác giả cùng thời “LýBạch sáng tác hơn nghìn bài thơ mà riêng thơ tứ tuyệt của ông đã là 193 bài,hơn số bài tứ tuyệt của 12 đại gia Sơ Đường cộng lại Con số ấy so với sốlượng bài tứ tuyệt của những nhà thơ Thịnh Đường được đánh giá là rất thànhcông ở thể loại này thì vẫn là nhiều nhất (Vương Duy: 106 bài, Vương XươngLinh: 89 bài, Đỗ Phủ: 139 bài)” [1, tr.30]

Thơ Lý Bạch là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn đời Đường Bút pháplãng mạn đã chi phối mạnh mẽ tới đặc trưng thơ tứ tuyệt của ông Tứ tuyệt LýBạch dù viết ở đề tài nào cũng thể hiện chất lãng mạn bay bổng, phóng dật,khoáng đạt Một số bài tứ tuyệt của ông viết về hiện thực đời sống nhân dân,song do sự chi phối của bút pháp lãng mạn nên thường tập trung thể hiện cáiđẹp của cuộc sống hơn là đi sâu phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân nhưtrong thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ

Tứ tuyệt Lý Bạch viết về đề tài biên tái, chiến tranh cũng không lặp lạiphong cách của Cao Thích, Sầm Tham Thơ ông không hề có ý vị ngậm ngùi

kiểu như ở hai câu thơ nổi tiếng trong bài Lương Châu từ của Vương Hàn: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” Tứ tuyệt viết về

chiến tranh của Lý Bạch chủ yếu mô tả khí thế chiến trường, làm toát lên được

vẻ đẹp hào hùng của trận mạc và ý chí, phong thái của người chiến binh Đónggóp của tứ tuyệt Lý Bạch ở đây “không hẳn ở chỗ phản ánh hiện thực chiếntranh mà là đã ghi nhận được âm vang thời đại Thịnh Đường” [1, tr.38]

Trang 23

Khi so sánh tứ tuyệt Lý Bạch ở mảng đề tài điền viên, sơn thủy với tứtuyệt Vương Duy, nhiều người cũng đã ghi nhận một sự khác biệt khá rõ Tuycùng đạt đến độ đơn sơ, bình đạm, song tứ tuyệt Lý Bạch không có nét thâmtrầm như tứ tuyệt Vương Duy mà chủ yếu toát lên vẻ đẹp hết sức tự nhiên

Tuy không có nhiều bài viết về đề tài khuê oán như tứ tuyệt VươngXương Linh, song ở mảng này tứ tuyệt Lý Bạch cũng có nét riêng Tính chấtlãng mạn đã chi phối những bài tứ tuyệt khuê oán tuyệt hay của ông như

Ngọc giai oán, Oán tình, Vương Chiêu Quân Trong đó, nhà thơ đã thể hiện

nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật với sự cảm thông sâu sắc Ông không nhậpthân vào nhân vật để than trách, hờn oán như trong thơ tứ tuyệt Vương XươngLinh mà mô tả từ bên ngoài với một nỗi sầu dường như vô tận

Có khoảng hơn 30 bài tứ tuyệt của Lý Bạch viết về rượu, tạo thành nétđặc sắc không thấy ở các nhà thơ cùng thời

Lý Bạch dành phần lớn cuộc đời ngao du sơn thủy nên tứ tuyệt LýBạch có một mảng đặc biệt về đề tài thiên nhiên Cảnh trong thơ tứ tuyệt củaông vận động đầy sức sống, toát lên vẻ trong sáng, vừa tự nhiên chân thựcvừa đẹp đẽ phi phàm

Những đặc điểm riêng nói trên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch được hìnhthành từ sự tương tác của phong cách tác giả với phong cách thể loại Một LýBạch lãng mạn, cuồng phóng, phiêu nhiên đã tìm thấy trong tứ tuyệt nhữngkhả năng biểu đạt kì diệu Chính trong tứ tuyệt của Lý Bạch, chúng ta thấy cáitôi đầy cá tính của ông được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét hơn hết Trong

tứ tuyệt, bút pháp tả cảnh của ông đã đạt tới độ “nhập thần” Tình cảnh hòaquyện, giao dung, không phân biệt Phong cách giản dị, tự nhiên của thơ LýBạch được hình thành từ sự ảnh hưởng của văn học dân gian, qua tứ tuyệtcàng thể hiện đậm nét Phong cách tự nhiên thể hiện trong toàn bộ thơ tứ tuyệtcủa ông nhưng rõ nhất là ở các bài làm theo thể ngũ ngôn Điều này góp phần

Trang 24

xác lập một quy luật trong thơ Lý Bạch, càng đi vào các thể loại ngắn, thơông càng đạt tới độ tự nhiên chân thực

Có thể khẳng định, nếu cần tìm hiểu những gì thuộc về phong cáchnghệ thuật của Lý Bạch, có lẽ không ở đâu chúng ta có thể thấy rõ ràng nhưtrong tứ tuyệt của ông

1.1.2 Thơ haiku của Matsuo Basho

1.1.2.1 Về cuộc đời Matsuo Basho

Matsuo Basho (1644 - 1694) là một trong những ngôi sao rực rỡ nhấttrên bầu trời thi ca Nhật Bản Lúc nhỏ ông có tên là Kinsaku, về sau tênsamurai của ông là Munefusa Basho sinh trưởng trong một gia đình thuộctầng lớp võ sĩ cấp thấp ở thành Ueno thuộc Iga (nay thuộc tỉnh Mie) Thời trẻông phục vụ cho lãnh chúa xứ Iga Ở đây ông vừa là gia nhân, vừa là bạn thâncủa Yoshitada, con trai của lãnh chúa Họ cùng nhau lớn lên, cùng học làmthơ haikai với sự dìu dắt của thầy Kitamura Kigin, nhà thơ, nhà phê bình nổitiếng bấy giờ Trong một tuyển tập thơ xuất bản ở Kyoto năm 1664, có mộtbài của Yoshitada và hai bài của Basho Giai đoạn này, Basho lấy bút hiệu làSôbô, còn bút hiệu của Yoshitada là Sengin Cuộc đời trớ trêu, Yoshitada bịbệnh và mất sớm, Basho mang một nắm tóc của bạn đặt vào chùa trên núiKoya rồi quyết định rời bỏ lâu đài xứ Iga, mặc dù không được lãnh chúa chophép Sự mất mát này đã ảnh hưởng rất lớn tới Basho, khiến ông cảm nhận rõcuộc sống đầy hư ảo, ngắn ngủi vô thường

Trong khoảng sáu năm, sau khi Yoshitada mất, không ai biết rõ tungtích của Basho Nhiều người cho rằng trong khoảng thời gian này Basho lênKyoto tiêu dao ngày tháng để khuây khỏa nỗi niềm và sáng tác thơ, tiếp tụchọc cổ văn Nhật, nghiên cứu thêm về cổ văn Trung Quốc và học thư pháp.Cũng có người đoán rằng thời gian này Basho sống ở Kyoto với một thiếu nữ,

cô này về sau đi tu lấy pháp danh là Jutei “Mối tình giữa Basho và Jutei tuy

Trang 25

có nhiều uẩn khúc nhưng hình như là chuyện có thật Những giai thoại khácnhau về hành tung của Basho trong khoảng thời gian này đều như muốn gợi ý

là Basho hồi còn trẻ cũng đã chia sẻ những nỗi vui buồn của con người nhưbiết bao muôn vạn người khác trong tuổi thanh xuân.” [5, tr.5] Chi tiết nàycũng gợi cho chúng ta một lí do để thấy rõ hơn, thơ Basho sau này là thơ của

sự viên dung giữa đạo lí mầu nhiệm và cuộc đời đẹp đẽ đầy màu sắc

Năm 1672, Basho đến Edo Ban đầu ông đã thử làm nhiều việc khácnhau nhưng sau đó như một định mệnh, ông trở thành người giảng dạy thơhaikai Basho đã sáng tạo theo hướng dung hợp sự trào lộng đời thường củahaikai hiện đại (haikai no renga) với yếu tố cổ nhã tâm linh, trang trọng củarenga cổ điển Sự dung hợp này kết đọng trong một khổ thơ ngắn 17 âm tiếtgọi là hokku, là khổ đầu của bài liên ca Về sau hokku trở thành thể độc lập

Đó là thơ haiku Giai đoạn này, Basho thu nhận được nhiều môn đệ, đượcnhiều người ái mộ và khẳng định được chỗ đứng trên thi đàn haikai

Năm 1680, nhà thơ chuyển về sống trong một túp lều tranh ở Fukagawabên bờ sông Sumida - một vùng hẻo lánh ở Edo Căn lều do học trò làm choông, và tương truyền Basho trồng trong vườn một bụi chuối do môn đệ biếu.Ông cũng bắt đầu tự gọi mình là Basho (Ba Tiêu - cây chuối) Khách đếnthăm đều gọi nhà ông là Ba tiêu am Basho rất say mê hình ảnh cây chuối,ông ví đời nghệ sĩ như tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm bãobùng Cũng thời gian này, Basho bắt đầu tham Thiền dưới sự chỉ dẫn củaThiền sư Butchô Ông ý thức rằng haikai không chỉ là thơ tiêu khiển mà cònphải thể hiện được chiều sâu của cảm xúc, vẻ đẹp u hoài của thiên nhiên côquạnh, thanh tú và con người chân chất, phong nhã

Mùa thu năm 1684, Basho rời Ba tiêu am, bắt đầu làm một lữ nhân(tabibito) trong cõi phù thế Với chiếc nón lá hay chiếc mũ vải, cái đãy đầu

đà và cây trượng, Basho đã phiêu bạt nhiều nơi trên khắp xứ sở Phù Tang.Ông quan niệm cuộc đời là những chuyến hành trình nối liền không dứt Mở

Trang 26

đầu lời tựa tác phẩm Lối lên miền Oku, ông viết: “Tháng ngày là khách qua

đường muôn thuở, năm qua năm lại âu cũng là lữ khách Anh lái đò suốt đờitrôi nổi trên sông nước hay người kéo ngựa thồ cho đến lúc bạc đầu ngàynào cũng ở trên bước lữ hành - lữ hành với họ hầu như là chỗ cư ngụ thườngxuyên Tao nhân mặc khách ngày xưa lắm người đã bỏ mình nơi nghịch lữ.Suốt bao năm nay, như một áng mây ngàn bị cơn gió lôi cuốn, ý tưởng phiêubạt trong tôi chẳng lúc nào nguôi, thúc giục tôi dấn bước lang thang qua cácbến bờ” [5, tr.32] Du hành đối với ông là để “trở về với thiên nhiên”, khaiphóng không gian tồn tại của bản thể và cái đẹp Do đó ngao du sơn thủy vàthi ca không thể tách rời Trên từng bước đường, ông đã để lại những tácphẩm nổi tiếng với sự kết hợp tuyệt vời giữa haibun (văn xuôi) và haiku:

Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691) và nổi tiếng nhất là Lối lên miền Oku (1689) Lối lên miền Oku (Oku no hosomichi) là tập nhật kí hành trình viết về

chuyến đi của Basho lên miền Bắc đảo Honshu Cuộc du hành lên miền Bắcnày kéo dài 151 ngày với tổng cộng khoảng 2.500 cây số Đó là hành trìnhlên miền hoang dã và bí ẩn, cũng là cuộc đi trên con đường được gọi là “áochi tế đạo”, con đường sâu thẳm hướng vào cõi miền thâm áo của thiênnhiên và tâm hồn con người

Năm 1694, giống như nhiều tao nhân mặc khách của ngày xưa mà ôngmến mộ (Saigyô, Sôgi, Lý Bạch, Đỗ Phủ ), Basho đã “bỏ mình nơi nghịchlữ” Ông trút hơi thở cuối cùng ở Osaka vào một ngày mùa đông đúng như dựđoán: “Tôi sẽ chết trên đường, đó là định mệnh của tôi” Bài thơ cuối cùngcủa Basho vẫn còn giấc mộng phiêu du:

Nằm bệnh giữa cuộc lãng du mộng hồn còn phiêu bạt những cánh đồng hoang vu

(Đoàn Lê Giang dịch)

Trang 27

Thời đại Basho sống là thời đại Edo, thời đại phát triển mạnh mẽ củađất nước Nhật Bản Tầng lớp võ sĩ vẫn thuộc về giai cấp thống trị nhưng giữvai trò chính trong văn hóa Edo lại là tầng lớp thị dân Đây là thời của những

“thành phố không đêm” (Fuyajo: bất dạ thành), của các nhà hát, lữ quán, củanhững ngôi nhà hò hẹn, của các du nữ, vũ nữ, diễn viên hề xiếc , nhữngsamurai lang thang Linh hồn của thời đại được gọi lên trong một chữ hàmsúc: ukiyo - phù thế Cõi nhân gian chỉ là phù thế, nổi trôi, vô thường, một thếgiới u buồn, phù phiếm Đó cũng là nơi con người cuồng nhiệt hưởng thụmọi niềm vui sống trong từng khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời bể dâu.Tinh thần của thời đại đã được chuyển hóa vào hai mảng đề tài, cũng là haikhuynh hướng của văn chương phù thế: hoặc viết về đời sống thị dân với sắcdục và tiền tài, hoặc quay lưng với thế giới phù phiếm, tìm về với cội nguồncủa cái đẹp, thoát khỏi sự mê lầm trong nỗi cô đơn vời vợi Basho là đại diệntiêu biểu của khuynh hướng thứ hai Thơ ông vì thế là cả một “con đường sâuthẳm”

M Basho chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Đạo gia và đặc biệt là

Phật giáo Thiền tông Ông từng rất say mê Lão Trang qua cuốn Trang Tử.

Tuy không phải là Thiền sư nhưng ông thường ăn vận như nhà sư Ông cũng

đã tham Thiền và diệu ngộ Điều này tạo cho thơ ông chiều kích sâu thẳm củathế giới tâm linh huyền diệu Và sự biểu đạt cho thế giới ấy chắc hẳn phải làmột thứ ngôn ngữ phi thường

1.1.2.2 Nguồn gốc thơ haiku

Cũng như tứ tuyệt của Trung Quốc, thể thơ haiku của dân tộc Nhật Bảnthuộc vào những thể thơ ngắn nhất thế giới và có nguồn gốc dân gian

Thơ haiku phái sinh từ thể thơ tanka Ở Nhật có ba thể thơ truyềnthống, gồm: choka, sedoka và tanka Ba thể này gọi chung là waka - thơ quốc

âm của người Nhật, phân biệt với Hán thi (kanshi) Trong ba thể thơ đó, tanka

Trang 28

trở thành thể thơ chiếm ưu thế từ thế kỉ VIII trở đi Vì thế có khi người tađồng nhất tanka với waka Mỗi bài thơ tanka thường gồm 31 âm tiết chiathành năm dòng theo nhịp 5/ 7/ 5/ 7/ 7 Ba dòng đầu (5/ 7/ 5) là phần thượng

cú, hai dòng sau (7/ 7) gọi là phần hạ cú Tanka không thích hợp với việc thểhiện những cảm xúc dạt dào, dữ dội Tao nhã và dịu dàng là đặc trưng, đồngthời cũng là giới hạn của nó Vào khoảng thế kỉ XIV, thơ tanka có dấu hiệu đixuống Lúc này bắt đầu thịnh hành thể renga (liên ca) Thực chất đây là mộtdạng đối thoại bằng thơ, hoặc có thể xem là trò chơi nối thơ của các nhà thơtanka Một người sáng tác ba dòng đầu (5/ 7/ 5) và một người khác sáng táchai dòng còn lại (7/ 7), cứ thế có thể kéo dài một cách không hạn chế Trongbài renga liên hoàn, ba dòng đầu được gọi là hokku (phát cú), nghĩa là câukhởi xướng, có vai trò quan trọng và thường quy chiếu theo mùa trong năm.Thời Muromachi, nhà thơ nổi tiếng Iio Sogi (1421 - 1502) đã đưa thơ rengalên tới đỉnh cao nghệ thuật Sogi cùng một số thi sĩ khác đã tìm cách đưa sựhóm hỉnh vào thơ, làm cho tanka không còn khoa trương và sáo rỗng nhưtrước Loại thơ bình dị này gọi là renku, hay haikai renga (bài hài liên ca) Bacâu đầu trong thơ haikai renga vẫn được gọi là hokku, và dần dần, haikaiđược hiểu cùng nghĩa với hokku Đến giai đoạn tiền cận đại, renga chia thànhhai nhánh: hữu tâm (ushin) và vô tâm (mushin) Nhánh hữu tâm viết theophong cách của trí thức, những người có địa vị cao trong xã hội, thơ mangmàu sắc tao nhã, diễm lệ Còn nhánh vô tâm là sản phẩm của đại chúng, có ý

vị hài hước, bình dị, phóng khoáng Nhánh vô tâm phát triển với sự cách tâncủa Matsunaga Teitoku (1571 - 1653) và Nishiyama Sôin (1605 - 1682).Teitoku đã đặt nền móng cho haikai, làm cho haikai trở nên phổ cập trong dânchúng, hình thành trường phái Teimon với lực lượng sáng tác đông đảo Tuyvậy, phái này vẫn chưa đưa giá trị của haikai vượt lên renga truyền thống,phong cách sáng tác vì thế rơi vào bảo thủ và bế tắc Trong khi đó, Sôin và

Trang 29

các thành viên còn lại của phái Danrin, đã triệt để đi tìm sự cởi trói khỏinhững ràng buộc của truyền thống, tạo nên phong cách đặc biệt cho thơhaikai, đưa haikai thoát khỏi vẻ dung tục của sự giải trí đơn thuần, đạt đếnphong cách phóng khoáng và tinh tế

Tuy nhiên, người đưa haikai đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất, trởthành “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc Nhật Bản chính là Matsuo Basho.Thời trẻ, khi còn phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, Basho đã biết đếntrường phái Teitoku Sau này, khi đến Edo giảng dạy thơ haikai, ông lại chịuchịu ảnh hưởng khá sâu sắc của phái Danrin Theo bước chân người đi trước,Basho tiếp tục cách tân thơ haikai Ông đã dung hợp sự trào lộng đời thườngcủa haikai hiện đại với yếu tố tâm linh cao nhã của renga cổ điển trong khổthơ 17 âm tiết - phần hokku của bài liên ca Thời kì ở Edo, Basho say mê triết

lí Lão Trang, ông cũng đã tu tập Thiền đạo dưới sự hướng dẫn của Thiền sưButchô Có lẽ từ cơ sở này, Basho đã tạo nên một sự thay đổi quan trọng chothơ haikai Ông đã cách tân haikai theo hướng sâu thẳm của Thiền đạo

Ở các giai đoạn sau, thơ haiku tiếp tục được cách tân nhưng (theochúng tôi) nhìn chung vẫn là sự triển khai, nhấn mạnh yếu tố này hay yếu tốkhác trong phong cách haiku của Basho mà thôi Có lẽ đây cũng là điều màBasho hình dung trước được trong nguyên lí “bất dịch lưu truyền” mà sinhthời ông đã đề xướng

1.1.2.3 Đặc điểm thơ haiku của Matsuo Basho

Như phần trên đã nói, Basho là người đã tạo nên sự thay đổi hết sứcquan trọng cho thơ haiku, đưa haiku đạt đến trình độ nghệ thuật cao, thoátkhỏi tính trào lộng giải trí có khi dung tục của haikai Đồng thời ông đã tạonên một dấu ấn đậm đến mức mọi sự thay đổi về sau cũng chỉ là “bất dịch lưutruyền” Basho không chỉ là người mở đầu cho haiku mà còn là linh hồn củathể loại này Sự tương tác giữa phong cách tác giả và phong cách thể loại gầnnhư đạt đến một sự đồng nhất

Trang 30

Phong cách thơ Basho được thể hiện lần đầu tiên trong bài thơ nổi tiếng

về con quạ được ông sáng tác năm 35 tuổi:

Kare eda ni

karasu no tomari keri

aki no kure

Trên cành khô chim quạ đậu chiều thu

sự hủy diệt, mà chỉ thấy cái đẹp hiện hình trong trạng thái rất sâu của nó

Năm 1687, Basho tạo nên một chấn động trên thi đàn Nhật Bản với bàithơ về bước nhảy của con ếch:

Furu ike ya kawazu tobikomu mizu no oto

Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao

(Phan Nhật Chiêu dịch)

Có rất nhiều lời bình về bài thơ huyền bí này Nhưng hành trình đi tìm

ý nghĩa của nó là một hành trình mênh mông và không ít sai lầm Bởi ý muốntìm kiếm này cũng tựa như khát vọng đi tìm điểm khởi nguyên của vũ trụ vậy.Theo Daisetz T Suzuki, bài thơ không hướng tới ca ngợi nỗi tịch lặng chìm

Trang 31

sâu bên dưới sự náo động hời hợt của đời sống trần thế, cách nói của Bashochỉ ra một cái gì đó sâu thẳm hơn, cái luôn là như thế mọi lúc, cái mà chúng tabất ngờ bắt gặp trong thế giới xô bồ này Cũng theo D Suzuki, bài thơ đã nói

về cái huyền bí hết sức sâu xa: “vô thức vũ trụ” Điều này chỉ có thể nắm bắtbằng trực cảm mà thôi Con ếch trong bài thơ đã trở thành một con ếch nổitiếng trong thơ ca Bước nhảy của nó đã khua động tâm thức, như một ánhsáng lóe lên giúp ta thấy được trong phút chốc chân tánh vĩnh cửu của vũ trụ.Bước nhảy của con ếch, thú vị thay, cũng đã tạo nên một bước nhảy của thơhaiku, hướng vào cõi mầu nhiệm

Những bài thơ nói trên đã định hình phong cách thơ haiku của Basho:phong cách Shôfu (Tiêu phong) Tên gọi của phong cách này có thể bắt nguồn

từ bút danh của Basho Shôfu có nghĩa là tàu lá chuối bị xé tan trong giónhững đêm giông bão Hình ảnh này nói lên sự nhạy cảm, tinh tế của tâm hồnthi sĩ Thơ haiku của Basho đạt đến sự u tịch cao nhã, với những cảm thứcthẩm mĩ về sau cũng trở thành cảm thức thẩm mĩ của thơ haiku nói chung:sabi, wabi, yugen, aware, karumi Không phải ngẫu nhiên, Basho là nhà thơcủa lí tưởng Fuga (phong nhã) với lời kêu gọi say đắm “quay về với thiênnhiên” Điều đáng nói nữa là phong cách Basho còn thể hiện ở chỗ đưa thơđến bờ siêu thoát nhưng không rời khỏi đời thường “Trước Basho, trongrenga, đã có những khuôn sáo như nói về mùa xuân, phải nhắc đến “liễu gợnnhư sóng” Ông đã từ bỏ hình ảnh đó để tìm về những hình ảnh độc đáo hơnnhư “con quạ bắt sên dưới nước”, có những câu thơ còn có phân hay chấyrận Một chi tiết không đáng để tâm như cánh hoa tím bên đường bị conngựa của ông gặm mất, ông cũng có thể làm thành thơ để nói về cái mongmanh của vẻ đẹp, có đó, mất đó” [83] Thơ Basho ôm trùm cuộc sống, khôngphân biệt cao thấp Thơ ông có “hoa và nước đái ngựa, có bươm bướm vàchấy bọ, ngân hà và vực thẳm, thiền sư và gái điếm Nghĩa là có toàn thể, có

Trang 32

cuộc sống ở thực tại của nó” [9, tr.34] Thiên nhiên trong thơ haiku củaBasho, vì thế, là toàn bộ thế giới tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng.

1.2 Sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho

Trong thơ ca phương Đông, thiên nhiên luôn có một vị trí đặc biệt Đây

là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa thơ ca phương Đông và thơ caphương Tây Với các nhà thơ phương Đông, thiên nhiên là không gian sống,đồng thời cũng là không gian tâm tưởng của con người Thiên nhiên lắng sâuvào vô thức của con người, và tồn tại như một không gian văn hóa, một ngườibạn tương giao, tương thông, tương cảm Thiên nhiên là cội nguồn của cuộcsống, là chốn tìm về, là nơi di dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm lại sự cânbằng trong cuộc sống Thơ phương Đông viết nhiều về thiên nhiên, dành cho

thiên nhiên một sự ưu ái đặc biệt: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ” (Hồ Chí

Minh) Nói theo cách của R Tagore: “Nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên”.Đọc thơ cổ phương Đông, dù là thơ tả cảnh vịnh vật hay thơ viết về các đề tàikhác, bao giờ ta cũng có cảm giác là trong thơ đầy ắp hình ảnh thiên nhiên.Điều này có nguồn gốc từ văn hóa nông nghiệp, con người và thiên nhiên cómối quan hệ phụ thuộc sâu sắc

1.2.1 Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch

Khảo sát 40 bài thơ tứ tuyệt của Lý Bạch in trong cuốn Thơ Lý Bạch do

Ngô Văn Phú tuyển chọn, dịch và giới thiệu, chúng tôi nhận thấy có 35/40 bàithơ có sự xuất hiện của hình ảnh thiên nhiên (87,5%) Điều này cho thấy vaitrò, vị trí đặc biệt của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch

Là một nhà thơ - nhà nho chuộng lối sống phóng túng, tự do, lấyngao du sơn thủy làm niềm vui, Lý Bạch đã đến với thiên nhiên, gắn vớithiên nhiên như một lẽ tự nhiên Với ông, thiên nhiên là bầu bạn, khôngphải là ngoại giới mà là nội giới Bầu rượu, túi thơ, thanh kiếm bạn cùng

Trang 33

gió trăng, sông, núi, mây trời đó là niềm vui, nỗi buồn của Lý Bạch Chịuảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang, Lý Bạch chọn lối sống thuận theo lẽ tựnhiên, xem trở về với tự nhiên là trở về với suối nguồn của đạo Khái niệm

tự nhiên ở đây mang một ý nghĩa rộng lớn, trong đó thiên nhiên là một yếu

tố quan trọng Ông đề cao lí tưởng nghệ thuật giản phác, thanh chân theo

lối “Thanh thủy xuất phù dung/ Thiên nhiên khử điêu sức” Sự xuất hiện

nhiều của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, một phần gắn vớiquan niệm này

Trong 40 bài thơ tứ tuyệt của Lý Bạch được khảo sát, chúng tôi nhậnthấy có sự xuất hiện không đồng đều của các hình ảnh thiên nhiên: hoa (12lần), liễu (2 lần), gió (8 lần), trăng (12 lần), mây (6 lần), núi (10 lần), khe (3lần), chim (6 lần), sóng (1 lần), mặt trời (4 lần), khói (2 lần), thác (1 lần), sôngNgân Hà (1 lần), sông (7 lần), hồ đầm (4 lần), sương (7 lần), cây (2 lần), vượn(1 lần), bầu trời (2 lần), rau tần (1 lần) Nhìn vào kết quả có thể thấy các hìnhảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều nhất là núi, hoa, trăng Điều này không có gìđặc biệt, bởi những hình ảnh này đã xuất hiện nhiều, trở nên quen thuộc trong

thơ ca phương Đông, đặc biệt là trong thơ Đường (sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong) Các hình ảnh thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch cũng thường chỉ là một loại thiên nhiên như sông, núi, trăng, hoa, gió, mây, sương, chim Trong từng bài thơ, nếu thiên nhiên được miêu tả cụ thể thì cũng chỉ ở

mức độ vừa phải, tính khái quát và biểu trưng vẫn chiếm ưu thế Chẳng hạn,

hình ảnh hoa có khi được nói cụ thể thì chủ yếu là hoa sen; hình ảnh chim được nói cụ thể hơn thì đó là chim hồng, chim đa đa, chim tử quy; hình ảnh sông thì thường là những dòng sông lớn: sông Trường Giang, sông Tiêu Tương Tuy cụ thể, nhưng ý niệm khái quát, tượng trưng vẫn cao Điều này

còn có nguyên nhân ở đặc trưng thể loại thơ tứ tuyệt Như đã nói ở trên, thơ

tứ tuyệt của Lý Bạch được xem là đạt đến độ mẫu mực của thể loại Trong đó,

Trang 34

tính hăm súc, cô đọng được xem lă một đặc điểm nổi bật Việc miíu tả thiínnhiín không nằm ngoăi quy luật sâng tạo đó

Có thể khẳng định thiín nhiín trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch đa dạng, song

đó lă sự đa dạng của câc loại thiín nhiín có tính khâi quât biểu trưng vă có sự

xuất hiện không đồng đều

1.2.2 Thiín nhiín trong thơ haiku của Matsuo Basho

Cũng như thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, trong thơ haiku của M Basho

thiín nhiín luôn có một vị trí quan trọng Khảo sât tâc phẩm Lối lín miền Oku do Vĩnh Sính dịch, giới thiệu vă chú thích, cho thấy có 44/51 băi thơ

có sự xuất hiện của thiín nhiín (86,3%) Trong số 7 băi thơ còn lại, mặc dùthiín nhiín không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn được gợi ra qua câc quýngữ (kigo)

Lă người chịu ảnh hưởng sđu đậm của Phật giâo Thiền tông vă Thầnđạo, M Basho luôn đề cao thiín nhiín, sống gắn bó với thiín nhiín Trongcuộc đời ngắn ngủi 50 năm ở cõi trần thế, ông đê có nhiều năm sống như mộtthiền sư Gắn bó với thiín nhiín, hòa nhập với thiín nhiín lă con đường mẵng lựa chọn Ở đó, ông tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, khả năng giải thoât rakhỏi những khổ đau, phiền lụy Basho đê phât biểu một câch rõ răng tư tưởngcủa ông trong lời kíu gọi say đắm hêy trở về với thiín nhiín Đđy lă lí tưởng

mă Basho gọi lă Fuga (phong nhê) thể hiện qua Saigyo của thơ tanka, Sesshucủa tranh thủy mặc, Rikyu của tră đạo vă Sogi của thơ renga Với Basho,

“Một linh hồn đê hoạt hóa tất cả tâc phẩm của những người năy Đó lă linhhồn của phong nhê, kẻ năo ấp ủ nó đều đón nhận thiín nhiín vă trở nín ngườibạn của bốn mùa Nhìn thấy gì, người ấy đều nhớ đến hoa; nghĩ điều chi,người ấy cũng liín tưởng tới trăng Nếu nhìn vật mă không nhớ hoa lă kẻ man

rợ, nếu tư tưởng mă không quay về trăng thì có khâc chi cầm thú Thế nín, tôi

Trang 35

kêu gọi: Hãy vượt qua man rợ mà đón nhận thiên nhiên, quay về với thiênnhiên” (Chuyển dẫn [14, tr.265 - 266])

Khảo sát 51 bài thơ haiku trong tập Lối lên miền Oku của Basho, chúng

tôi nhận thấy có sự xuất hiện một cách đa dạng và khá đồng đều của các hìnhảnh thiên nhiên: chim (4 lần), cá (1 lần), lá (2 lần), mặt trời (2 lần), thác (1lần), núi (4 lần), cây (1 lần), cánh đồng (2 lần), cây mạ (3 lần), liễu (1 lần),hoa (5 lần), mưa (4 lần), cây tùng (1 lần), cỏ (1 lần), rận rệp (1 lần), cóc (1lần), ve (1 lần), sông (2 lần), tuyết (1 lần), trăng (3 lần), mây (1 lần), biển (3lần), sông Ngân Hà (1 lần) Trong đó, đa số các hình ảnh chỉ xuất hiện mộtđến hai lần Hình ảnh xuất hiện nhiều nhất cũng chỉ 5 lần Đặc biệt, trong sốnhững hình ảnh thiên nhiên xuất hiện, có rất nhiều hình ảnh giản dị, gần gũi

với con người trong cuộc sống đời thường, như: rận rệp, cóc, ve, cây mạ

Nhiều hình ảnh trong đó, vốn rất xa lạ với thơ ca trung đại phương Đông.Trong khi đó, những hình ảnh vốn là thi liệu quen thuộc trong thơ ca phương

Đông, như: mây, trăng, núi chỉ xuất hiện với tần số thấp (từ 1 đến 4 lần).

Điều này có nguồn gốc trong truyền thống mĩ học, thơ ca Nhật Bản Mĩ học,thơ ca Nhật Bản luôn đề cao vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, thanh, tịnh Mặt khác,trong tư tưởng Phật giáo, mọi sinh linh trong đất trời đều có chỗ của mình, và

có vẻ đẹp, giá trị riêng M Basho đã thấm nhuần tư tưởng ấy So với thiênnhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thiên nhiên trong thơ haiku của Basho

có tính cụ thể rõ nét Chẳng hạn, hình ảnh hoa ở mỗi bài thơ mỗi khác, đó

không phải là hình ảnh hoa khái quát mà rất cụ thể, như: hoa anh đào, hoa

dạ hợp, hoa nghệ, hoa roi ngựa, hoa của cây lật bên hiên nhà Tất nhiên,

đây không hoàn toàn là những hình ảnh mang tính tả thực, mà trong từng bàithơ cụ thể, đó có thể là những quý ngữ, những biểu tượng Song vẫn có thểkhẳng định sự đa dạng của thiên nhiên trong thơ haiku Basho rất gần với sự

đa dạng của thiên nhiên thực tế ngoài đời

Trang 36

1.3 Thiên nhiên - một ngôn ngữ đặc biệt trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho

1.3.1 Một số vấn đề lí thuyết hữu quan

Trong công trình nghiên cứu Nghệ thuật là gì?, L Tolstoi có phát biểu

như sau: “Nghệ thuật là một hoạt động của con người hình thành khi mộtngười có ý thức dùng một số kí hiệu ngoại tại nhất định để truyền đạt chongười khác những tình cảm mà mình đã thể nghiệm cho người khác, ngườikhác lây lan tình cảm đó và thể nghiệm được chúng” (Chuyển dẫn [77,tr.144]) Giáo sư Trần Đình Sử giải thích cụ thể và khẳng định như sau: “Kíhiệu ngoại tại có thể là ngôn ngữ mà cũng có thể chỉ là màu sắc, hình khối,đường nét, có thể là thân thể người được hiểu như là kí hiệu, tức là một vật cógiá trị thay thế một cái khác” [77, tr.144] Theo L Tolstoi, “nghệ thuật khôngphải là sự thể hiện tư tưởng, vẻ đẹp thần bí; không phải là trò chơi phát tiết sinhlực thừa; không phải là thể hiện tình cảm ra ngoài; không phải sự tự hưởng thụ,

mà chủ yếu là phương tiện giao tiếp của con người cần thiết đối với cuộc sống

và đối với sự vận động đi đến cái tốt đẹp của mỗi người và của nhân loại nhằmthống nhất tất cả mọi người vào trong những tình cảm nhất định G Plekhanovphê bình quan niệm này chỉ nói đến tình cảm mà không nói đến tư tưởng, thẩm

mĩ (Như vậy G Plekhanov đã bổ sung thêm cho quan niệm của L Tolstoi:nghệ thuật không chỉ là giao tiếp tình cảm mà còn là giao tiếp tư tưởng - NTAchú thích thêm) Quan niệm nghệ thuật là phương tiện giao tiếp tư tưởng vàtình cảm thẩm mĩ của con người là hoàn toàn đúng” [77, tr.144]

Khi nói nghệ thuật là phương tiện giao tiếp, L Tolstoi cũng quan niệmrằng đó là một dạng giao tiếp đặc biệt Giao tiếp trong nghệ thuật là tự giaotiếp và đặc trưng của nó là giao tiếp phi ngôn ngữ Iu Lotman đã phân biệt rất

rõ hai hệ thống giao tiếp: giao tiếp “Tôi Người khác” và giao tiếp “Tôi Tôi” Hệ thống thứ nhất là giao tiếp trao nhận bằng ngôn ngữ thông thường

Trang 37

-Hệ thống thứ hai là tự giao tiếp, qua đó con người tự hiểu chính bản thânmình Quá trình giao tiếp nghệ thuật không diễn ra theo quan hệ “Tôi -Người khác” mà theo quan hệ “Tôi - Tôi” “Giao tiếp tôi - tôi thực chất làquá trình tự thể nghiệm, tự phát hiện, tự thay đổi Tôi qua giao tiếp trởthành một cái Tôi khác sâu sắc hơn cái Tôi ban đầu” [77, tr.150] Khi đọcmột tác phẩm văn học hay khi xem một vở kịch, ngắm một bức tranh, nghemột bản nhạc , chúng ta đều tự giao tiếp Giao tiếp này không diễn ra mộtcách trực tiếp như những cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ hàng ngày Và nhưmột hệ quả tất yếu, giao tiếp nghệ thuật sẽ không tiến hành bằng ngôn ngữ

tự nhiên Nghệ thuật giao tiếp bằng hình tượng Ngôn ngữ hình tượngkhông nói bằng các khái niệm trừu tượng mà nói bằng các hình ảnh cụ thểcảm tính, do đó, ý nghĩa sẽ mơ hồ và phong phú đến vô cùng Nghệ sĩ sẽgiữ im lặng trong suốt tác phẩm của mình “Mặt trời có nói gì đâu, nó chỉ

là một vầng rực rỡ Núi cao có nói gì đâu, chỉ phô bày một dãy nguy nga.Bầu trời có nói gì đâu, chỉ một chốn cao thâm vòi vọi Đất rộng có nói gìđâu, chỉ một miền bát ngát mênh mông Nghệ thuật học cách nói của bảnthân thế giới” [77, tr.155]

Văn học là một loại hình nghệ thuật nên sẽ là sai lầm nếu chúng ta đitìm bản chất của văn học mà không đặt nó trong cùng hệ thống với các nghệthuật khác Lâu nay chúng ta vẫn quen so sánh: âm nhạc nói bằng giai điệu;hội họa nói bằng màu sắc và đường nét; điêu khắc nói bằng hình khối; cònvăn học nói bằng ngôn từ Đây là một nhận thức sai lầm, khiến cho văn họcrời xa hệ thống của nó Nhận thức như vậy sẽ dẫn đến những hạn chế nhưxem văn học chỉ như là những thủ pháp, đồng nhất văn học với chất liệu củanó; đánh giá cao thi pháp học cẩm nang hoặc xem thi pháp học là một bộphận của ngôn ngữ học Điều này, M M Bakhtin đã chỉ rõ khi phê bìnhtrường phái Hình thức Nga Với tư cách là một nghệ thuật, văn học cũng như

Trang 38

những nghệ thuật khác, phương tiện giao tiếp của nó là phi ngôn ngữ Goethenói rằng “nghệ thuật là phương tiện truyền đạt cái mà ngôn ngữ không thể nói

ra được”

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, vậy tại sao lại nói nó giao tiếp phi ngônngữ? Văn học cũng giống với hội họa, điêu khắc, âm nhạc không nói bằngngôn ngữ mà nói bằng hình tượng Chỉ có điều, khác với các nghệ thuật khác,hình tượng văn học là do ngôn ngữ tạo nên Vì vậy, khi tìm hiểu bản chất vănhọc, chúng ta không thể bỏ qua ngôn ngữ Song tiếng nói của văn học khôngdừng lại ở đó Tiếng nói đích thực của mỗi tác phẩm văn chương, chúng taphải tìm trong ngôn ngữ hình tượng Iu Lotman cho rằng “văn học nghệ thuậtnói bằng một ngôn ngữ đặc biệt, loại ngôn ngữ được kiến tạo chồng lên bêntrên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống thứ sinh Nói văn học có ngôn ngữriêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ

ấy, tức là nói văn học có một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và nhữngquy tắc tổ chức kí hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, nhữngthông tin không thể chuyển tải bằng các phương tiện khác” [55]

Rõ ràng khái niệm ngôn ngữ trong nghệ thuật ngôn từ cần phải hiểu làngôn ngữ hình tượng Ngôn ngữ tự nhiên tạo nên hình tượng, và đến lượtmình, hình tượng lại là một thứ ngôn ngữ Và cái ngôn ngữ thứ cấp này mới

là ngôn ngữ đặc trưng của văn học Từ đây chúng ta sẽ có các dạng cụ thể củangôn ngữ hình tượng trong tác phẩm văn học Chẳng hạn như ngôn ngữ đồvật, ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ thiên nhiên

Trong một số bài viết và công trình nghiên cứu văn học, khái niệmngôn ngữ thiên nhiên đã được nói đến với tư cách là một phương tiện biểu đạt

tư tưởng, tình cảm của con người Trong bài viết “Ngôn ngữ thân thể trongthơ Bích Khê”, Trần Đình Sử chỉ rõ thân thể con người cũng là một thứ ngônngữ, và theo ông “Tất cả các phần thân thể trong thơ Bích Khê đều trở thành

Trang 39

ngôn ngữ của đam mê, khoái lạc, của mơ mộng, ước ao, của vẻ đẹp trongtrắng và vĩnh viễn Đó không phải là ngôn ngữ duy nhất vì còn có ngôn ngữ

vũ trụ, ngôn ngữ thiên nhiên, song đó là phần ngôn ngữ đặc biệt nhất” [76].Giáo sư Trần Đình Sử có nhắc đến khái niệm ngôn ngữ thiên nhiên và hiểuvới nghĩa là một dạng ngôn ngữ thứ sinh - ngôn ngữ hình tượng, xuất hiệnmột cách tương đương, cùng loại với ngôn ngữ thân thể Trần Đình Sử khôngdùng khái niệm này một cách ngẫu nhiên mà xuất phát từ quan niệm về tính

kí hiệu của hình tượng văn học Trước đây, do dựa vào lí thuyết phản ánh,tính kí hiệu của hình tượng bị che giấu, phẩm chất của hình tượng là phảigiống như thật, chủ nghĩa hiện thực là phương pháp sáng tác tốt nhất, theo đónhiều vấn đề của văn học bị giản đơn hóa Theo Trần Đình Sử, đổi mới líthuyết văn học phải đổi mới lí thuyết hình tượng, mà trước hết cần nhận thức

rõ tính chất kí hiệu của nó Vì thế, theo chúng tôi, các khái niệm ngôn ngữ vũtrụ, ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ thiên nhiên được ông dùng trong bài viếtcủa mình, đã thể hiện rõ một hướng nghiên cứu mới, hứa hẹn phát hiện ra baođiều lí thú của văn chương trên cơ sở bám sát đặc trưng của nó Cũng theocách nói trên thì chúng ta hiểu nhà nghiên cứu muốn khẳng định rằng trongmỗi tác phẩm văn học, tùy theo đặc trưng thời đại, tùy đặc trưng thể loại hoặcphong cách tác giả, sẽ có một dạng ngôn ngữ hình tượng nổi bật nhất, chiếm

vị trí quan trọng hơn so với các dạng ngôn ngữ hình tượng còn lại

Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan

Ngọc cũng dành đến 20 trang để phân tích ngôn ngữ thiên nhiên Ông đã xemxét thiên nhiên như một phạm trù mĩ học Theo Phan Ngọc, ngôn ngữ thiênnhiên là phạm trù nghệ thuật có tính lịch sử, bị quy định bởi sự phân tích nộitâm Với quan niệm phong cách là sự lựa chọn, nhà nghiên cứu đã chứng

minh sự có mặt của ngôn ngữ thiên nhiên trong Truyện Kiều là sự lựa chọn

Trang 40

phù hợp vì Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết phân tích tâm lí Phan Ngọc

cho rằng thiên nhiên xuất hiện trong tác phẩm theo các quy luật sau:

Thứ nhất: “Khi nào tâm trạng nhân vật có nhiều điều khó bộc lộ, thìthiên nhiên xuất hiện Sở dĩ thế, là vì ngôn ngữ con người có những hạn chếcủa nó Nó chỉ có thể là ngôn ngữ của những khái niệm, của sự phân chia rõràng, tách bạch Khi tâm hồn con người như muốn tràn ra khỏi mình, hòa lẫnvào một cái khác, khi ranh giới giữa cái tôi và cái bạn mất đi, hay bị nhòe đi,khi trong bạn có tôi và trong tôi có bạn, khi yếu tố vụ lợi bước lùi để nhườngchỗ cho sự cảm thông, dung hợp, lúc đó ngôn ngữ của con người bất lực.Ngôn ngữ nào cũng gồm những đứt đoạn (discontinuité), những chữ, nhữngcâu, những kiến trúc tách rời nhau, chắp lại với nhau Trong lúc đó, nghệthuật lại cần nói lên cái liên tục (continuité), tức là sự dung hợp giữa hai conngười, giữa quá khứ và hiện tại, giữa khoảnh khắc và muôn đời, thì lúc đóphải dùng một loại kí hiệu khác để bổ sung cho cái ngôn ngữ con người vốnchỉ gồm những sự đứt đoạn Đó là âm nhạc, hoặc ngôn ngữ thiên nhiên” [67,tr.181-182]

Thứ hai: “Khi con người cô độc, bị tách ra khỏi sự giao tiếp xã hội đểgiao tiếp với nội tâm của mình, lúc đó ngôn ngữ của con người bị lép vế hẳn.Thế giới nội tâm không phải là thế giới của sự chia tách rạch ròi, trái lại là thếgiới của vô số cảm nghĩ dung hợp với nhau Lúc đó thiên nhiên phải xuất hiện

để nói hộ con người” [67, tr.182-183]

Rõ ràng Phan Ngọc đã rất chú ý tới bản chất kí hiệu của hình tượngthiên nhiên trong tác phẩm văn học Thiên nhiên là một ngôn ngữ dùng để nóinhững điều sâu kín của thế giới nội tâm con người mà ngôn ngữ tự nhiên khólòng thực hiện Tuy nhiên, thay thế cho sự đứt đoạn của ngôn ngữ tự nhiên làngôn ngữ hình tượng nói chung chứ không riêng gì ngôn ngữ thiên nhiên Bởingôn ngữ hình tượng luôn biểu đạt bằng cái cụ thể cảm tính nên không thể đứt

Ngày đăng: 22/01/2016, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hải Anh (1996), Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Hải Anh (1996), "Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thểloại
Tác giả: Phạm Hải Anh
Năm: 1996
2. Bùi Thị Mai Anh (2002), Chất sabi trong tác phẩm Lối lên miền Oku của Matsuo Basho, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thị Mai Anh (2002), "Chất sabi trong tác phẩm Lối lên miềnOku của Matsuo Basho
Tác giả: Bùi Thị Mai Anh
Năm: 2002
3. Bùi Thanh Ba (1964), “Lý Bạch nhà thơ lãng mạn thiên tài”, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thanh Ba (1964), “Lý Bạch nhà thơ lãng mạn thiên tài”, "Tạpchí Văn học
Tác giả: Bùi Thanh Ba
Năm: 1964
4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, "Matsuo Basho", https://vi.wikipedia.org/wiki/Matsuo_Bash%C5%8D Sách, tạp chí
Tiêu đề: Matsuo Basho
5. Matsuo Basho (1999), Lối lên miền Oku, Vĩnh Sính dịch, giới thiệu và chú thích, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Matsuo Basho (1999), "Lối lên miền Oku
Tác giả: Matsuo Basho
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
6. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Phạm Vĩnh Cư dịch (chủ biên), Nxb Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), "Từ điển biểu tượng vănhoá thế giới
Tác giả: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng - TrườngViết văn Nguyễn Du
Năm: 1997
7. Nhật Chiêu (2007), 3000 thế giới thơm, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Chiêu (2007), "3000 thế giới thơm
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2007
8. Nhật Chiêu (1999), "Basho và hài cú đạo", Tạp chí Kiến thức ngày nay, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basho và hài cú đạo
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 1999
9. Nhật Chiêu (1994), Bashô và thơ haiku, Nxb Văn học - Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Chiêu (1994), "Bashô và thơ haiku
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Văn học - Trường Đạihọc Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1994
10. Nhật Chiêu (2003), Câu chuyện văn chương Phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Chiêu (2003), "Câu chuyện văn chương Phương Đông
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2003
11. Nhật Chiêu (2005), "Huyền bí tranh Haiga", Tạp chí Văn hóa Phật giáo, (25) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyền bí tranh Haiga
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 2005
12. Nhật Chiêu (1997), "Manyoshu (Vạn diệp tập) hay là thơ ca từ mọi nẻo đường đời", Tạp chí Văn học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manyoshu (Vạn diệp tập) hay là thơ ca từ mọinẻo đường đời
Tác giả: Nhật Chiêu
Năm: 1997
13. Nhật Chiêu (1995), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Chiêu (1995), "Nhật Bản trong chiếc gương soi
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
14. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Chiêu (2003), "Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2003
15. Trương Chính (chủ biên) (1963), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Chính (chủ biên) (1963), "Lịch sử văn học Trung Quốc
Tác giả: Trương Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1963
16. Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Trần Đình Sử, Lê Tẩm (dịch), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (2000), "Nghệ thuật ngôn ngữ thơĐường
Tác giả: Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
17. Nguyễn Văn Dân (2000), Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dân (2000), "Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2000
18. Nguyễn Văn Dân (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dân (2012), "Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2012
19. Nguyễn Sĩ Đại (1995), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Sĩ Đại (1995), "Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệtđời Đường
Tác giả: Nguyễn Sĩ Đại
Năm: 1995
20. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quang Đạm (1994), "Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Quang Đạm
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w