1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện viết về loài vật dành cho thiếu nhi của tô hoài

5 1,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 158,19 KB

Nội dung

NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT DÀNH CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI Đinh Anh Dũng 1 Nghiên cứu các truyện viết về loài vật của Tô Hoài dành cho thiếu nhi, chúng tôi nhận

Trang 1

NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VIẾT VỀ LOÀI VẬT DÀNH CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Đinh Anh Dũng 1

Nghiên cứu các truyện viết về loài vật của Tô Hoài dành cho thiếu nhi, chúng tôi nhận thấy, điểm nổi bật tạo nên sự thành công ở mỗi tác phẩm của ông là sự sáng tạo đổi mới không ngừng của ngôn ngữ Trong đó, mỗi loài vật, tình huống, câu chuyện…, đều được Tô Hoài sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng: ngôn ngữ dân dã, tự nhiên, bình dị; ngôn ngữ phù hợp với tâm lý và nhận thức của trẻ em; ngôn ngữ dí dỏm, hài hước… Tất cả đã tạo

ra một thế giới tự nhiên, phong phú, tươi đẹp, nhí nhảnh, có sức hấp dẫn lạ

kỳ và lôi cuốn trẻ thơ

1 Mở đầu

Trong những chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi, Tô Hoài là cây bút xuất

hiện sớm và có đóng góp quan trọng Với hơn 70 năm tuổi nghề, ông đã có một lượng tác

phẩm đồ sộ với nhiều thể tài khác nhau Tuy nhiên trong đó mảng đề tài chiếm được nhiều

tình cảm nhất của đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi là mảng truyện đồng thoại - các sáng tác viết về

loài vật của ông Sự thành công ấy xuất phát từ một thực tế, khi viết cho thiếu nhi, Tô Hoài

luôn chú ý cách tạo ra một thế giới kỳ lạ, sinh động nhưng lại rất bình dị, gần gũi với các em

Cũng vì thế ông được gọi là “nhà văn của các em”, là một người bạn thân thiết và thật gần

gũi với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam và thế giới

2 Nội dung

Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết về loài vật của Tô Hoài dành

cho thiếu nhi, chúng tôi cho rằng, sự đứng vững ở truyện đồng thoại của ông có được là bởi

sự độc đáo, hấp dẫn được thể hiện rõ nét qua các phương diện của thế giới nghệ thuật Nằm

trong sự sáng tạo chung của tác phẩm, bên cạnh các yếu tố khác, ngôn ngữ của Tô Hoài cũng

luôn có sự sáng tạo và đổi mới không ngừng Theo ông: “Nội dung là cả cuộc đời rộng lớn

như dòng nước chảy theo thời gian không hề lặp lại Vì thế, người viết cũng không thể lặp lại

cách viết một cách tùy tiện, đơn giản Nội dung ý nghĩa một việc, miêu tả một nhân vật, một

phẩm chất, một trường hợp của cuộc sống hiện thực nếu đúng là cuộc đời và cuộc đời thì

không bao giờ lặp lại Cũng vì thế, từng câu, từng chữ cũng sẽ không bao giờ lặp lại, không

bao giờ theo một cách, một điệu giống nhau Nó cũng phải như nội dung, đượm những phong

phú và muôn vẻ biến hóa trong cuộc sống” [2, tr.152]

Tô Hoài cho rằng, một nhà văn dù có thay đổi, cách tân, đổi mới cũng không thể nói

ngược, viết trái qui tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ dân tộc Trong sáng tác, vốn ngôn ngữ

dân tộc là cơ sở, là căn cứ để mỗi nhà văn sử dụng và sáng tạo Cũng bởi quan niệm ấy, khi

1

ThS, trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang 2

tiếp cận các tác phẩm của ông, độc giả không có cảm giác lạ lẫm hay khó hiểu, trái lại, bằng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, Tô Hoài đã dẫn dắt các em từng bước đi sâu vào khám phá, tìm hiểu nội dung của từng câu chuyện

Ở Dế Mèn phiêu lưu ký, người đọc tìm thấy nhiều câu nói hàm chứa những bài học mà

tác giả muốn gửi tới bạn đọc Chính câu nói của Dế Choắt trước lúc tắt thở sau một trò đùa tinh

nghịch của Dế Mèn được coi như một lời trăn trối, nhắn gửi với Dế Mèn về lẽ sống ở đời: “Tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy” [4, tr.17] Nguyện vọng muốn lên đường cứ thúc giục chàng thanh niên

Dế Mèn khiến cho tâm trí ấy càng mạnh mẽ và đầy khát vọng: “Sống ở đời có biết đi đây đi đó, biết làm việc mới đáng sống Tôi bồi hồi, khao khát Những tiếng giang hồ, hoạt động, đi kết anh em trong thiên hạ Lại đi, lại đi thôi Tiếng gọi lên đường mà đàn ong vừa thổi kèn vừa bay tung trời kia đương vang vang trước mắt tôi” [4, tr.124] Hay ở một tình huống khác, khi

va chạm với Bọ Ngựa lúc trên đường qua xứ Cỏ May, Mèn đã có những nhận xét thấu đáo về

bản chất của anh ta: “Bởi vì tôi đã biết, thường những anh tính hay khoe thì cái gì cũng ra miệng hết và chỉ có ở miệng chứ trong bụng nhiều khi chẳng có cóc khô gì” [4, tr.93]

Trong Đôi Ri đá, qua lời kể của tác giả, vợ chồng Ri đá mong muốn cuộc sống bình thường, yên tĩnh với những vất vả và hạnh phúc cũng không có được Đôi Ri đá “tựa như một cặp vợ chồng quê mùa mới rủ nhau lên tỉnh Họ lờ khờ, ngẩn ngơ - nghĩa là đặc nhà quê Họ thuộc loại Ri đá chính tông ”, đó là “bóng hình của người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn chân lấm tay bùn - người cần lao của đồng ruộng” [1, tr.306] Trong O Chuột, Tô Hoài

lại mượn hình ảnh loài vật để khắc hoạ hình ảnh về cuộc sống, tâm hồn của người dân nghèo thôn quê, những người thợ dệt làng Nghĩa Đô đang trên đà sa sút Chú Mèo mướp không

kiếm nổi miếng ăn, chỉ luẩn quẩn mà có khi “dành tất cả cái hoa niên của mình để đi rình chuột” [1, tr.335]

Tìm hiểu các tác phẩm đồng thoại, người đọc nhận thấy ngôn từ được Tô Hoài sử dụng vốn là những từ bình dị, không hoa mỹ, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày trong cuộc sống sinh hoạt đời thường Miêu tả nhân vật thầy đồ Cóc, nhà văn đã dùng những từ ngữ như

lời nói của các nhân vật trong sân khấu tuồng: “hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ lại du nhàn qua bản thôn”, và chính điều đó đã làm nên sự hứng thú cho độc giả Miêu tả anh hai của Mèn trong dáng điệu sợ hãi quá đáng, nhà văn lại viết: “hoảng hốt, luống cuống, bối rối cả càng lẫn râu”, còn ông anh cả lại hiện ra với sự cổ hủ: “…đi lang thang thất thểu thì ai ở nhà trông nom phần mộ tổ tiên…” [4, tr.52] Rõ ràng, khi miêu tả nhân vật, nhà văn đã triệt để sử

dụng những cách nói dân dã, tự nhiên Điều đó, giúp cho lời văn trong các sáng tác của ông thêm dí dỏm, tự nhiên nhưng lại gần gũi với thiếu nhi

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ dân dã, tự nhiên, bình dị, trong các sáng tác viết cho thiếu nhi, Tô Hoài đã đặc biệt chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ sao cho gần gũi, phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em Ngôn ngữ trong các tác phẩm đồng thoại đặc biệt thể hiện điều

đó Từ việc sử dụng ngôn từ miêu tả nhân vật, khắc hoạ không gian, thời gian, cách tạo ra hình ảnh, lời nói người kể chuyện… tất cả đều thể hiện sự kỳ công cẩn thận của nhà văn Trong các trang viết ấy, ông đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ sinh động, cụ thể nhưng lại rất mới lạ, phù hợp với tâm sinh lý, lời ăn tiếng nói hàng ngày của các em

Trang 3

Trong các tác phẩm đồng thoại, một trong những khía cạnh thành công là miêu tả nhân vật, miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật Để khắc hoạ một cách chân thực, cụ thể chân dung nhân vật, nhà văn đã phải sử dụng ngôn ngữ miêu tả Bức chân dung nhân vật hay bức tranh phong cảnh thời gian đều được Tô Hoài khắc hoạ thông qua một loạt các tính từ, các động từ và chúng tạo nên sự cụ thể, sinh động cho các nhân vật, cho bức tranh cảnh vật trong

các truyện đồng thoại Ta bắt gặp trong các truyện về loài vật các từ như: mẫm bóng, nhọn hoắt, gầy gò, lêu nghêu, cường tráng, lực lưỡng, uy nghi, hung tợn, dữ dội… Rõ ràng đó là

những từ ngữ vừa gắn liền với đặc điểm ngoại hình, vừa giúp ta hình dung rõ nét bức chân dung của nhân vật

Miêu tả thế giới nhân vật, nhà văn đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật là loài vật bằng nghệ thuật miêu tả Mỗi loài vật được ông tạo ra với những đường nét, chi tiết, thể hiện

những đặc trưng riêng của từng loài Loài chuột thì có “bộ lông xám tro”, loài mèo mướp với đôi mắt “tròn và quắc như đôi hòn bi ve”, “thân hình nhỏ nhắn, cái mõm xinh xinh”; loài gà

ri thì lúc bé trông “gầy gò, ốm yếu”, đến khi trưởng thành lại “cường tráng to khoẻ” Miêu tả

loài vật, ngôn ngữ của nhà văn thật tinh tế, linh hoạt Đàn ngan con dưới ống kính của ông trở

nên ngộ nghĩnh, đáng yêu Hình ảnh vợ chồng đôi Ri đá thật kỳ lạ:“vừa bằng hạt mít, mập mạp… đôi mắt nâu lờ đờ và cặp mỏ ngắn, cục mịch thây lẩy trước đôi mắt như một viên cuội xám xịt”… [1, tr.306] Rõ ràng, thế giới loài vật được Tô Hoài miêu tả thật sinh động, hấp

dẫn Các nhân vật mỗi loài một vẻ đã thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sĩ Đó cũng là kết quả của quá trình quan sát tỉ mỉ, công phu và khả năng nắm bắt, tưởng tượng để tạo ra những hình tượng sinh động, chân thực, hấp dẫn Đi sâu vào thế giới nhân vật là loài vật của ông, người đọc nhận thấy ngòi bút của Tô Hoài cũng biến đổi, linh hoạt khi miêu tả nhân vật Điều

đó chứng tỏ rằng, nhà văn đã rất chịu khó sưu tầm, ghi chép, lựa chọn và sử dụng từ ngữ thật điển hình, độc đáo Để khắc hoạ sự nhút nhát của mấy anh vịt, nhà văn miêu tả dáng đứng

“ngẩn tò te” để nghe ngóng, để rình chạy

Quả thật, có lẽ trong dòng văn học dân tộc, chỉ có Tô Hoài mới dám đưa “dáng đứng đặc trưng của loài vịt” vào tác phẩm một cách tự nhiên, dí dỏm đến vậy Sự thành công của

Tô Hoài khi miêu tả nhân vật là kết quả của việc nhà văn sử dụng triệt để biện pháp tu từ, so sánh và nhân hoá Mỗi trang viết về loài vật đều được nhà văn sử dụng các biện pháp này, vừa để khắc hoạ bức chân dung nhân vật, vừa để nhân vật hiện lên sinh động trước mắt bạn

đọc Miêu tả chú Mèo mướp, độc giả sẽ có cảm nhận về một bộ lông mềm mại và “muốt như

sờ tay trên tấm nhung” Độc giả hẳn rất thú vị khi hình dung một anh chàng chuột Bạch bé nhỏ, mũm mĩm “như một quả nhót”, hay một anh Dế Choắt, người “gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” Những lối so sánh, ví von như vậy khiến cho ngôn ngữ

trong các tác phẩm trở nên giàu hình ảnh, sống động và rất độc đáo Nhờ có biện pháp nhân hoá, các loài vật lại trở thành những nhân vật có hành động, có suy nghĩ giống như con người Một anh chuột Nhắt biết tự ti, mặc cảm vì sự ốm yếu của mình, biết quyết tâm học hành để thi cử đỗ đạt, một anh gà ri cũng có tật mê gái, biết buồn khi thấy mình bị cô đơn, một anh gà chọi mạnh mẽ, có tác phong của một chàng cuồng võ, một chú chim chích quên

cả đường về, cá biết rủ nhau đi ăn thề… Các nhân vật trong sáng tác của ông được khéo léo gắn với những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, tình cảm, hành động của con người và điều đó đã tạo

ra một sức hấp dẫn lớn không riêng gì đối tượng là các em nhỏ mà ngay cả người lớn chúng

ta cũng không khỏi ngỡ ngàng và tìm thấy nhiều say mê, hứng thú

Trang 4

Tiếp cận với các tác phẩm đồng thoại của Tô Hoài, có một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ngôn ngữ miêu tả dí dỏm, hài hước, suồng sã Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng:

“Ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn này đã bộc lộ chất giọng riêng rất độc đáo Tập O Chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn

đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê” [5, tr.59] Lối so sánh, ví von ấn tượng và giọng điệu dí dỏm, suồng sã ấy đã tạo ra một giọng văn riêng Tô Hoài: vừa gần gũi, giản dị, vừa tinh quái sâu xa Chính hai yếu tố ấy khiến cho các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài hiện ra thật sinh động trước mắt độc giả

Ta bắt gặp lão chim Trả “già mà hay làm đỏm trái mùa”, “đã hóp má rồi còn tỏ vẻ hơ hớ trai lơ”, hay “ai mà cái đầu, cái mặt bèn bẹt cứ lầm lầm, lì lì (Cái kiện của lão Trê); rồi lũ vịt thì

“đứng ngẩn tò te” Ta cũng thấy hình ảnh kì ngộ của bác Xiến Tóc khi ở ẩn lại “ngây ngô, nhí nhảnh, nỡm đời, đi rong chơi với lũ ve sầu và bướm” hay một chị Nhà Trò đã bé nhỏ, gầy

gò, ốm yếu và “người bự những phấn, như mới lột” Cái chất dí dỏm trong văn Tô Hoài

thường được bộc lộ qua việc nhà văn đặt nhân vật trong những tình huống đối lập nhau và qua đó đặt những lời nhận xét thật tự nhiên, ngộ nghĩnh nhưng cũng rất hài hước Chính sự dí dỏm, hài hước ấy khiến cho nhân vật của ông hiện lên như một bức tranh sinh động và thật đáng yêu Có lẽ thế, mỗi tác phẩm viết về loài vật dành cho thiếu nhi đều được các em đón nhận, say mê, các em tự khẳng định được chính mình khi ngôi nhà văn học thiếu nhi của các

em có những tác phẩm hay, bổ ích và có tính giáo dục sâu sắc

Thông qua việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, kết hợp với giọng điệu

dí dỏm, hài hước, ngôn ngữ trong các tác phẩm đồng thoại của nhà văn Tô Hoài có tính chất vui tươi, sinh động Viết văn cho các em tuy phản ánh những vấn đề của cuộc sống, của thời đại song ngôn ngữ được nhà văn sử dụng không gắt gao, khó hiểu mà ông đã kì công gọt rũa,

sử dụng các từ ngữ dung dị, dễ hiểu, có hình ảnh, rất gần với lứa tuổi của các em và đặc biệt phù hợp với tâm sinh lý của thiếu nhi Ngôn ngữ không giàu hình ảnh, không phù hợp với tâm lý của các em làm sao các em lại đón nhận nồng nhiệt đến vậy? Tô Hoài đã kỳ công chắt lọc, du ngoạn nhiều nơi để hiểu, học, để chắp bút viết nên những câu văn bay bổng, có hồn dễ

làm rung động mọi thế hệ độc giả Ông khiêm tốn cho mình là người tự đi tìm “lượm lặt chữ của nhân gian”

Cuộc đời của Chuột Nhắt (Đám cưới Chuột), dù trải bao chìm nổi, song cuối cùng anh chàng ấy cũng tìm ra một chân lý, một lẽ sống, một niềm vui cho bản thân Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký, độc giả nhí không khỏi lo lắng, thương cảm cho anh Dế Choắt, song các em lại

rất hứng khởi, thích thú khi được thấy hành động nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu của anh chàng

Mèn Ở Con Mèo lười để miêu tả thói lười biếng, ích kỷ của My, nhà văn đã dựng lên cảnh

nhộn nhịp của các con vật đang náo nức chuẩn bị đi làm Rõ ràng, cho dù phản ánh những thói xấu của các con vật, ngôn ngữ của Tô Hoài cũng không cay nghiệt, nghiêm khắc mà đó

là thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng, dung dị song rất tình cảm, thậm chí còn bàng bạc sự vui vẻ, nhẹ nhàng lại hóm hỉnh Sự vui tươi, sinh động trong ngôn ngữ Tô Hoài còn được thể hiện qua

cách ông xây dựng không gian, bối cảnh xuất hiện của nhân vật Trong Cá đi ăn thề ta cảm nhận không khí vui tươi, khẩn trương của đàn cá “những bác Rô già, Rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen xì lẫn màu bùn Những cậu Rô đực cường tráng mình dài mốc thếch… khoan thai

Trang 5

đớp bóng nước mưa ấm áp… dựng vây lưng như ta trương cờ, tăng tả đánh ngạnh rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy” [3, tr.26]

3 Kết luận

Nghiên cứu các tác phẩm viết về loài vật của Tô Hoài dành cho thiếu nhi, chúng tôi cho rằng, thành công của nhà văn được thể hiện rõ ở cách sử dụng ngôn ngữ khi miêu tả Ở mỗi tác phẩm, mỗi loài vật, tình huống, câu chuyện ông đều tạo ra một cách sử dụng ngôn ngữ riêng, vừa truyền thống song cũng rất hiện đại Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn được thể hiện qua việc ông khéo léo sử dụng phối hợp các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá, qua những từ ngữ sinh động, cụ thể, dung dị, lối ví von ấn tượng…, tất cả đã tạo ra một thế giới tự nhiên, phong phú, tươi đẹp, nhí nhảnh, có sức hấp dẫn lạ kỳ và lôi cuốn trẻ thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hà Minh Đức, Tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, Nxb Văn học, H., 1987

2 Hà Minh Đức, Tô Hoài, Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, H., 2007

3 Tô Hoài, Tuyển tập văn học thiếu nhi, Tập 1,2, Nxb Văn học, H., 1997

4 Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu ký, Nxb Hội Nhà văn, H., 2005

NARRATIVE LANGUAGE IN TO HOAI’S STORIES OF CREATURES

WRITTEN FOR CHILDREN

Dinh Anh Dung Abstract

Having studied To Hoai’s works on creatures written for children, we see that a striking feature contributing to the success in each of his works is the constant creation and

innovation of language In his works, To Hoai makes special use of language for every

creature, every situation and every story: plain, natural and ordinary language; language suitable for children’s psychology and perception; witty and humorous language; and so on All create a funny, natural, plentiful and beautiful world, which particularly attracts and fascinates children

Ngày đăng: 11/09/2015, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w