Truyện ngắn là một thể loại của văn xuôi nghệ thuật, với những đặc trưng “nghề nghiệp” riêng thì mối liên hệ giữa ngôn ngữ kể chuyện với việc xử lý điểm nhìn trần thuật và việc lựa chọn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS - TS Hoàng Trọng Phiến
HÀ NỘI - 2007
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…… ……… ………
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN… ……
1.1 Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học và mối quan hệ của chúng trong ngôn ngữ ……… …………
1.1.1 Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học ……
1.1.2 Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học (Pragmatics) .… ……
1.2 Ngôn ngữ kể chuyện ……… ………
1.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện …… ………
1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật ………
1.3 Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện ……… ………
1.3.1 Khái niệm về điểm nhìn (Point of view) ……….………
1.3.2 Các loại điểm nhìn (Types of point of view) ……….…….………
1.3.3 Các nhân tố của điểm nhìn ……… ………
1.3.4 Các tính chất của điểm nhìn ……
1.4 Giọng và giọng điệu ……… …
1.5 Quan điểm của M.Bakhtin và của Kate Hamburger về ngôn ngữ trong thể loại tiểu thuyết ……… ………
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN KHẢI…… ……… ………
2.1 Điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải trước 1975 ……… ……
2.2 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 ……… …… ………
1
10
10 10
11
23
24
29
35
35
37
40
46
49
51
54
54
Trang 42.2.1 Ngôn ngữ mang phong cách sinh hoạt đời thường…… ………
2.2.2 Ngôn ngữ đa thanh có tính đối thoại nội tại ………
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU ……
3.1 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn trước 1975 … …………
3.2 Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau 1975 …
3.2.1 Ngôn ngữ mang phong cách sinh hoạt đời thường … …………
3.2.2.Ngôn ngữ có tính đối thoại đa thanh - một chất liệu mới trong
ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975 …
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương Từ một hệ thống tín hiệu giao tiếp cộng đồng cơ bản, qua sự sáng tạo của người nghệ sỹ, nó trở nên sinh sắc, giàu cảm xúc và chứa đựng giá trị thẩm mĩ Có nhiều ngành khoa học nghiên cứu hiện tượng này: Phong cách học, Thi pháp học, Ngữ dụng
học Từ góc độ thi pháp, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối
quan hệ với điểm nhìn trần thuật và các phương thức tự sự
1.2 Truyện ngắn là một thể loại của văn xuôi nghệ thuật, với những đặc trưng “nghề nghiệp” riêng thì mối liên hệ giữa ngôn ngữ kể chuyện với việc xử lý điểm nhìn trần thuật và việc lựa chọn phương thức tự sự là rất rõ rệt Mặt khác, với thế mạnh của một hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng lại có sức khái quát lớn, truyện ngắn luôn là một thể loại chủ công trong việc khám phá
và cải tạo hiện thực cuộc sống Giai đoạn 1955 -1975, trước những biến cố trọng đại của lịch sử, truyện ngắn đã góp phần đắc lực vào việc cổ vũ động viên cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi đến thắng lợi Nhưng cũng chính
vì cái hoàn cảnh đặc biệt đất nước có chiến tranh, nên ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn giai đoạn này cũng mang những đặc trưng riêng
1.3 Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử đất nước mở sang trang mới: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội Một hiện thực mới đa dạng, biến động và đầy phức tạp đã được mở ra ở khắp đất nước Hiện thực đó đòi hỏi các nhà văn phải hình thành cho được một thứ chất liệu ngôn ngữ mới để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống của con người và xã hội
1.4 Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai nhà văn lớn của Văn học cách mạng Việt Nam Sự nghiệp văn chương của hai ông gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc Giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Khải
Trang 6chiến sỹ Sau 1975, văn học Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới, bằng
sự “dũng cảm điềm đạm” của mình, hai ông đã đặt những viên gạch đầu tiên
cho sự đổi mới bằng hàng loạt những truyện ngắn đặc sắc Tìm hiểu truyện ngắn của hai nhà văn này, chúng ta sẽ thấy rõ những đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện trong mối quan hệ với các vấn đề về giọng điệu, về việc sử dụng các điểm nhìn trần thuật và sự lựa chọn các hình thức tự sự
1.5 Do đạt được những thành tựu lớn trong sáng tác ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật, một số truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông Lựa chọn đề tài
“Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu”, trước hết chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét xác đáng về đặc trưng ngôn
ngữ kể chuyện của hai ông Ngoài ra, đề tài còn bổ sung vào việc phân tích các tác phẩm văn xuôi của hai ông trong chương trình phổ thông một hướng tiếp cận mới từ góc độ ngôn ngữ, giúp cho việc đọc hiểu văn bản (một khâu quan trọng trong việc phân tích tác phẩm trong nhà trường) đạt hiệu quả cao
2 Tổng quan tài liệu
2.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ kể chuyện
Trên thế giới, vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học đã
được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu Trong công trình nghiên cứu Ngôn
ngữ học và Thi pháp học, Jakobson Roman đã nêu sáu chức năng cơ bản của
giao tiếp ngôn ngữ Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến chức năng thơ của ngôn ngữ Theo ông, chức năng thơ của ngôn ngữ là sự định hướng của thông báo vào bản thân nó, sự tập trung chú ý vào thông báo vì chính bản thân nó
[35,Tr.144] Theo Iu M Lotman trong: Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ
(1970)[80], thì ngôn ngữ nghệ thuật đã được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều vấn đề: điểm nhìn, không gian nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ với tư cách
là kí hiệu ngôn ngữ… Đặc biệt, bằng việc phân tích một số đoạn thơ trong tiểu
thuyết Evgenhi Onhegin của Puskin, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những cấu trúc
Trang 7Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại [123], T.Todorov cho rằng, khi nghiên
cứu nguyên lý đối thoại của Mikhail Bakhtin phải đặt trong sự kết hợp của hai sự
thật: Tư tưởng của Mikhail Bakhtin hấp dẫn phong phú nhưng cũng rất phức tạp
và khó khăn trong việc tiếp cận nó Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong tác
phẩm văn học phải được gián tiếp đặt trong mối quan hệ với thể loại Bản chất của ngôn từ trong văn xuôi nghệ thuật với đặc trưng riêng của thể loại đã được
M.Bakhtin và Kọte Hamburger dày công nghiên cứu [7, 8, 47] Còn trong Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, M.Khrapchenco cũng
đưa ra những quan điểm quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật [59]
Ở Việt Nam, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 [19], khi
nghiên cứu về Ngữ dụng học, vấn đề điểm nhìn cũng đã được Đỗ Hữu Châu
đề cập đến Đặc biệt, trong đó tác giả đưa ra những kiến giải quan trọng về ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp Đó là những kiến thức rất quan trọng
để chúng tôi soi chiếu vào việc tìm hiểu các tác phẩm cụ thể trong luận án
Còn Nguyễn Đức Dân với Logic và Tiếng việt [24], thì ngôn ngữ kể chuyện
và điểm nhìn được nghiên cứu như là những yếu tố trong giao tiếp nói năng Vấn đề đó tiếp tục được nghiên cứu gắn liền với sáng tác văn chương hơn
trong các công trình của Đặng Anh Đào với Đổi mới tiểu thuyết phương Tây
hiện đại [29], Trần Đình Sử với Giáo trình dẫn luận thi pháp học [98] và
Nguyễn Thái Hòa với Những vấn đề thi pháp của truyện [61] Trong những
công trình đó, thì cả điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện được nghiên cứu như
những yếu tố của thi pháp Nguyễn Lai trong Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp
nhận văn học, bằng việc tìm hiểu bản chất hệ thống và bản chất tín hiệu của
ngôn ngữ, đã chỉ ra mối quan hệ rất linh hoạt giữa nội dung và hình thức của
ngôn ngữ và ông cho rằng:”mã hình tượng là một loại tín hiệu lấy mã ngôn
ngữ làm tiền đề, nhưng nó không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ”
[76,Tr.107]
Một trong những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn là ngắn gọn và
Trang 8đổi thay của đất nước Thực tế phát triển và những thành tựu to lớn mà truyện ngắn đạt được, đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu và điểm nhìn trong truyện ngắn [4,12, 99,107]…
Trong “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học”
[34], bằng việc coi tác phẩm văn học như những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, Hữu Đạt đã chiếu một cái nhìn mới vào những tác phẩm văn học của một thời
đã qua và làm phát ra ở chúng những ánh sáng khác lạ Hướng khai thác của tác giả đã là một gợi ý rất bổ ích cho chúng tôi
Đặc biệt, Hội nghị Tự sự học tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2003 đã tập
hợp được rất nhiều bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu thể hiện những biện giải xác đáng, có liên quan đến lĩnh vực điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện trong
văn xuôi nghệ thuật Đáng chú ý là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến với “Kể
lại nội dung và viết nội dung” [54], Nguyễn Thái Hòa với “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện” [62], Đỗ Hải Phong với
“Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại”[90], Trần Đình Sử với
“Về mô hình tự sự Truyện Kiều”[102], Nguyễn Hoài Thanh với “Sự độc đáo
trong lối thuật kể của “Ông vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng”[105], Đặng Anh Đào
với “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam- một vài hiện tượng đáng lưu ý
Trang 9Thời kì này giới phê bình nghiên cứu chủ yếu đi vào nhận xét đánh giá các truyện ngắn của hai nhà văn ở phương diện nội dung xã hội Những thành
công của Nguyễn Khải ở “Mùa lạc”, “Hãy đi xa hơn nữa”,” Tầm nhìn xa”,
“Người trở về” và của Nguyễn Minh Châu với “Mảnh trăng cuối rừng”,
“Những vùng trời khác nhau”,”Nguồn suối” đã thu hút rất nhiều bài viết,
nhưng tựu trung lại thì các tác phẩm đó đều được đánh giá ở khía cạnh phản ánh được cuộc sống mới, con người mới, phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác gia, các công trình của các nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức là tương đối sâu sắc và triệt để Các nhà phê bình đã đánh giá cao những đóng góp to lớn của hai nhà văn trong sự nghiệp chung của dân tộc và cũng mạnh dạn chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, những dấu vết của thời đại còn để lại trong tác phẩm của họ giai đoạn trước 1975 [61,83, 87]
• Thời kì sau năm 1975
Trong buổi giao thời, trên văn đàn văn học nước nhà, Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu là hai trong số ít nhà văn đã sớm có những tác phẩm thể hiện sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của mình Sự đổi mới ấy lúc đầu còn là dò dẫm thử nghiệm, kịp đến khi có nghị quyết của Đảng về vấn đề đổi mới trong văn chương thì điều đó đã được khẳng định vững chắc Những sáng tác mang gương mặt mới ấy lập tức đã châm ngòi cho hàng loạt những hội thảo, những công trình nghiên cứu Những vấn đề được các tác giả tập trung, chú ý phân tích, mổ xẻ đánh giá cũng
đa diện, đa chiều hơn Bên cạnh những “bậc tiền bối” như Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, những người đã chứng kiến và dõi theo từng bước chân của hai nhà văn từ lúc mới vào nghề, thì lớp trẻ cũng tỏ ra rất sắc sảo với những phát hiện
mới mẻ Bích Thu với “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những
năm 80 đến nay” Nguyễn Thị Bình với “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”,Trần
Thanh Phương trong “Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi”, Lê Thị Hồ Quang với “Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Khải”, Nguyễn Thu Tuyết với một chùm bài viết nhỏ về Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Minh Châu - tài năng và tấm
Trang 10lòng”, “Một vài kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” và
“Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng truyện ngắn”, Trần Đình Sử lại quan tâm đến phong cách trần thuật với “Bến quê, một phong cách trần thuật giầu chất
triết lí” Nguyễn Tri Nguyên thì lại nhận ra “Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975”, còn Đỗ Đức Hiểu lại nhìn thấy Nét nhoè
rất ấn tượng trong “Phiên chợ Giát” - văn bản đa thanh cuối đời
2.3 Một số bài viết của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu về những đổi mới trong sáng tác của mình
Một điều thú vị là bản thân hai nhà văn cũng có những bài viết về chính
những sáng tác của mình Tiêu biểu là Nguyễn Khải với Chuyện nghề và các bài đăng trên các báo Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị , Nguyễn Minh Châu với những trăn trở trên Trang giấy trước đèn Đó thực sự là những dòng tâm bút,
ở đó, các nhà văn đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại những cái được và cái chưa được, cũng như phần nào cắt nghĩa những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những cái còn non yếu trong sáng tác của mình Chính từ
những lời “Tâm bút” ấy mà chúng tôi đã có những con đường ngắn thâm
nhập vào tác phẩm của hai ông
Những năm gần đây, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu nghiêm túc, dài hơi về tác phẩm của hai nhà văn, đó là những luận án tiến sĩ Về Nguyễn Khải thì có Nguyễn Thị Tuyết Nga, Đào Thuỷ Nguyên, về Nguyễn Minh Châu thì có luận án của Tôn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết Với cái nhìn lịch đại, cùng với các hiểu biết từ công cuộc đổi mới trên mọi mặt của cuộc sống không loại trừ sự đổi mới của hai nhà văn Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu, các tác giả đã chỉ ra sự vận động trong những sáng tác của hai ông trong văn xuôi đương đại
Tóm lại, những công trình nghiên cứu có liên quan đến điểm nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ kể chuyện đều được đề cập đến ở những mức độ đậm nhạt khác nhau Tuy nhiên, việc đặt thành mục tiêu khảo sát ngôn ngữ kể chuyện trong mối quan hệ với điểm nhìn, giọng điệu trong mỗi tác phẩm thì
Trang 11còn mờ nhạt Đặc biệt, đối với các sáng tác của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu đặt trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam từ 1955 đến nay thì mối quan hệ đó là rất rõ rệt Điều đó đã kích thích chúng tôi đi vào đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra những kết quả đáng tin cậy về đặc trưng ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trong mối liên hệ với điểm nhìn trần thuật, phương pháp tự sự và giọng điệu của tác phẩm ở cả hai giai đoạn sáng tác trước 1975 và sau 1975 Từ đó, luận án đóng góp cứ liệu để làm nổi bật phong cách ngôn ngữ của hai nhà văn này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về điểm nhìn, hội thoại, tự sự, thoại dẫn để tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu
Cụ thể là:
3.2.1 Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn toàn tri và cách
tự sự kể lại nội dung
3.2.2 Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong những truyện ngắn của
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được kể lại từ điểm nhìn của người kể
chuyện không biết hết và cách tự sự viết nội dung
3.2.3 Trên cơ sở đó, khẳng định được sự đổi mới tư duy nghệ thuật của hai tác giả trong thể loại truyện ngắn, đặc biệt ở lĩnh vực ngôn ngữ
3.3 Phạm vi khảo sát
- Các tuyển tập truyện ngắn của hai tác giả ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1975 Trong đó, 54 truyện ngắn đã được chúng tôi sử dụng ngữ liệu để nghiên cứu
- Tham khảo thêm một số tác phẩm thuộc thể loại khác của hai tác giả (tạp văn, tiểu thuyết, phóng sự, tiểu luận, phê bình)
- Một số truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu khác trong cả hai giai
Trang 12đoạn để so sánh
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích ngữ dụng
Tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải
và Nguyễn Minh Châu, trước hết phải xác định nó là một phương tiện nghệ
thuật của một hệ thống giao tiếp nghệ thuật Trong đó, đặc trưng ngôn ngữ kể
chuyện của từng tác giả sẽ được thể hiện rõ nhất ở những tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định lời nói, hàm ngôn ngôn ngữ, hàm ngôn lời nói Vì vậy, chúng tôi sử dụng các thao tác của ngữ dụng:
+ Liên hội các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
+ Suy ý từ tiền giả định đến biểu đạt
+ Lựa chọn những yếu tố quan yếu
Vận dụng các thao tác trên vào việc nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện của từng tác giả trong chương 2 và chương 3, nhằm rút ra những nhận xét về tính năng động hội thoại, về hiệu quả thông tin trong ngôn ngữ kể chuyện của mỗi tác giả
4.2 Phương pháp phân tích tu từ
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật, các phương thức
tự sự, rút ra đặc trưng của ngôn ngữ kể chuyện của từng tác giả Cụ thể là:
+ So sánh đối chiếu ngôn ngữ kể chuyện của cùng một tác giả trong hai giai đoạn sáng tác, hoặc giữa hai tác giả
+ Xây dựng giả định: Xây dựng cấu trúc giả định của câu văn, đoạn văn bằng việc giữ nguyên ngữ cảnh, chỉ ra giá trị thẩm mỹ của văn bản gốc
+ Thay thế, cải biến: Áp dụng các biện pháp lược bỏ, thay thế hoặc
bổ sung, nhằm khẳng định hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố ngôn ngữ
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng các thao tác của
phương pháp thống kê và phương pháp hệ thống
Trang 13+ Nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện về mặt từ vựng ngữ pháp, sự phân bố của kiểu câu, loại từ xét về mặt số lượng trong một diễn ngôn của người kể chuyện, hay của nhân vật
+ Thống kê, phân loại tính chất lời dẫn trong các truyện ngắn của hai tác giả ở hai giai đoạn sáng tác
- Sử dụng thao tác của phương pháp hệ thống: Coi đối tượng nghiên cứu
là một hệ thống, các thành phần của nó, đến lượt mình lại làm thành một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống lớn hơn Quan điểm đó sẽ chi phối việc xử lý ngữ liệu và những nhận định khái quát của luận án Cụ thể, vận dụng quan hệ đồng nhất giữa các đối tượng nghiên cứu, phân loại đối tượng về: thời gian sáng tác, giọng điệu, phương thức tự sự, điểm nhìn trần thuật và các hình thức thoại dẫn Từ kết quả phân loại, chúng tôi đối chiếu các yếu tố trong các hệ thống để tìm ra sự đồng nhất và khác biệt giữa chúng
5 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Lần đầu tiên truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu được khảo sát đúng với tư cách nó là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ, và muốn hiểu được giá trị thẩm mĩ của nó, chủ âm của nó, thì cần phải thành thạo ngôn ngữ của nó: “thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên
ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai” (IU.Lotman)
[80,Tr.49]
5.2 Từ cách đặt vấn đề trên, luận án đã vận dụng chủ yếu các kiến thức của Ngữ dụng học, lý thuyết đối thoại của M Bakhtin, Siêu ngôn ngữ học, Tự sự học để khảo sát ngôn ngữ kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu
5.3 Coi ngôn ngữ kể chuyện của tác phẩm là một nhân tố của thi pháp, luận án đã tìm hiểu mối quan hệ của nó với các nhân tố khác của thi pháp: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và các hình thức tự sự trong truyện ngắn của hai tác giả Từ đó chỉ ra sự phong phú, sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu
Trang 14những câu chuyện được kể bằng điểm nhìn mới, bằng cách kể chuyện “viết
nội dung” của hai tác giả
5.5 Đề xuất một số cách tiếp cận mới đối với việc phân tích tác phẩm văn xuôi tự sự, đặc biệt là thể loại truyện ngắn trong nhà trường phổ thông
6 Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1: Những khái niệm cơ bản có liên quan
Chương 2: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải
Chương 3: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ kể chuyện, có nội hàm rất
rộng, liên quan đến rất nhiều khái niệm của Ngôn ngữ học, Trần thuật học, Thi
pháp học, Tự sự học Tuy vậy, với mục đích là tìm hiểu những nét đặc sắc độc
đáo cũng như sự đổi mới ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu, chúng tôi chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản
1.1 Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học, ngữ dụng học và mối quan hệ của chúng trong ngôn ngữ
1.1.1 Ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và ngữ dụng học
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Sở dĩ ngôn ngữ thực hiện được chức năng đó, là vì ngôn ngữ có bản chất tín hiệu và có tính hệ thống Trên cơ sở lý thuyết tín hiệu học của Ch W Morris, các nhà ngôn
ngữ học hiện đại đã chỉ ra ba bình diện của ngôn ngữ Đó là bình diện kết học,
nghĩa học và ngữ dụng học Trong đó, bình diện kết học nghiên cứu về hệ thống
các quy tắc chi phối sự cấu tạo nên các cấp độ ngôn ngữ, bình diện nghĩa học
Trang 15nghiên cứu các quy tắc phản ánh hiện thực vào ngôn ngữ, còn bình diện ngữ dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng
Trước đây người ta cho rằng, ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và ngữ
dụng học có quan hệ tuyến tính Ngôn ngữ học sẽ được nghiên cứu theo thứ
tự: kết học - nghĩa học - ngữ dụng học Hiện nay, cùng với sự vận động của
ngữ dụng học vi mô sang ngữ dụng học vĩ mô, nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò thống hợp (intergrating) của ngữ dụng học Điều đó có nghĩa là, kết học, nghĩa học vẫn giữ được tính độc lập tương đối, nhưng nó đã bị thống hợp vào ngữ dụng học Bản chất sự thống hợp này cũng được thể hiện rõ trong định
nghĩa ngữ dụng học của R.E.Asher: “Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ
theo quan điểm của người dùng, trong đó các thành phần cá nhân liên kết với các thành phần chung, các thành phần có tính xã hội Những vấn đề của ngữ dụng học không phân định một cách rành mạch với các lĩnh vực của ngữ nghĩa học, cú pháp học hay âm vị học Hiểu như vậy, ngữ dụng học sẽ là một
hệ những vấn đề có quan hệ với nhau chặt chẽ, không phải là một lĩnh vực nghiên cứu được phân giới một cách dứt khoát” (Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.59]
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm của người dùng Ngôn ngữ ở đó là thứ ngôn ngữ đã được xây dựng nên từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên qua thao tác lựa chọn của người nghệ sỹ Nó là cái ngôn ngữ được sáng tạo ra trong những hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt: giữa nhà văn với độc giả, giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật
và người kể chuyện
Vì vậy, để sáng tạo nên một tác phẩm văn học, bên cạnh việc phải nắm
chắc các quy tắc về kết học, nghĩa học, thì điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà văn, là họ phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ngữ dụng học
Bởi đó là phương tiện hữu hiệu để tạo ra giá trị thẩm mỹ và hiệu lực giao tiếp cao nhất cho tác phẩm Đó cũng là yêu cầu đối với người nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong các tác phẩm văn học
Trang 16làm nổi rõ một số vấn đề cơ bản của ngữ dụng học làm cơ sở cho luận án
1.1.2 Các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học (Pragmatics)
1.1.2.1 Chiếu vật và chỉ xuất
a) Chiếu vật là phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn
ngữ, với biểu thức này, người nghe sẽ suy ra được đúng đắn đối tượng nào được nói đến Người nói dùng hành vi chiếu vật, đưa ra sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ, ngữ, câu Quan hệ chiếu vật là kết quả của hành vi chiếu vật Trong lời nói, nghĩa biểu vật chuyển thành nghĩa chiếu vật Kết cấu ngôn ngữ chiếu vật gọi là biểu thức chiếu vật Điều
đó chứng tỏ rằng, nghĩa của biểu thức chiếu vật là cơ sở để hiểu được nghĩa
của diễn ngôn (Theo Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.72]
Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương có tính chất hàm súc, đa nghĩa Tính chất đó trước hết được tạo bởi sự nhiều nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật Ví dụ, trong câu ca dao:
(1.) Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
thì biểu thức thuyền và bến ở đó có thể được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là
những sự vật khách quan Thứ hai, nó lại có thể được hiểu là tình yêu của người con gái và người con trai, sự nhớ nhung chờ đợi
b) Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ
trỏ (Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.72] Trong chỉ xuất có các phạm trù: ngôi nhân xưng,
không gian và thời gian
chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.72] Như vậy, phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp với điểm gốc là người nói Trong giao tiếp, có các vai: ngôi thứ nhất - ngôi thứ hai Trong tiếng Việt, ứng với mỗi vai giao tiếp có rất nhiều đại từ xưng hô
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ Trong văn chương, các cuộc giao
Trang 17phép lịch sự Theo đó, thì các cuộc giao tiếp giữa các vai thường có sự thay đổi các từ xưng hô Vì vậy, qua các từ xưng hô, có thể nhận biết được tính chất mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật
Ví dụ, trong cuộc thoại giữa lang Rận và mụ Lợi (Lang Rận) [140,Tr.235]:
Ở phần đầu cuộc thoại, khi mới thân nhau, lang Rận gọi mụ Lợi bằng chị, xưng
“tôi”, còn mụ Lợi gọi lang Rận bằng “ông”, xưng “tôi” Đó là những từ xưng hô
thể hiện sự tôn trọng Nhưng khi tức giận nhau, thì lang Rận gọi mụ Lợi bằng
mày, xưng tao, còn mụ Lợi gọi lang Rận bằng “đồ bạc miệng” và xưng
“người ta”
chỉ ra sự vật theo vị trí của nó trong không gian và thời gian Muốn quy chiếu sự vật theo phương thức chỉ xuất thì phải định vị nó theo một điểm mốc và theo một phương nhất định tính từ điểm mốc đó (Theo Đỗ Hữu Châu) [19.Tr.81] Trong các cuộc giao tiếp, người nói thường lấy vị trí mà mình đang đứng nói
làm điểm mốc để chiếu vật Đó là chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan Chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan lấy ba điểm gốc: tôi, ở đây và bây giờ để định vị khi sử dụng biểu thức chiếu vật Còn đối với chỉ xuất không gian, thời
gian khách quan, gốc lại là một điểm trong diễn tiến của sự kiện khách quan
Điểm gốc đó được cả người nghe và người nói biết
Ngoài chỉ xuất không gian thời gian và phạm trù ngôi, trong thực tế còn có chỉ xuất trong diễn ngôn (chỉ xuất trong văn bản) Chỉ xuất này có tính
nội chỉ Nó dùng để chỉ xuất sự vật đang được nói tới trong một lời nói, theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay sẽ được nói tới trong hậu văn Chiếu vật trong diễn ngôn là chiếu vật theo lối thay thế
Ví dụ: (2.) Thế là xong (1)
[140,Tr 167]
Trong ví dụ trên, biểu thức thế ở (1) thay thế cho biểu thức chiếu vật
anh chết rồi - điều được nói đến ở (2) Biểu thức tin như thế thay thế cho anh
Trang 18chỉ (cataphoric) còn biểu thức tin như thế lại có tính chất hồi chỉ (anaphoric)
1.1.2.2 Hành vi ngôn ngữ
Theo Đỗ Hữu Châu [19,Tr.88], hành vi ngôn ngữ là một loại hành động
đặc biệt có phương tiện sử dụng là ngôn ngữ Xét trong quan hệ hội thoại, thì các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai nhóm: những hành vi có hiệu lực
ở lời và những hành vi liên hành vi (Interactionnels) Hành vi có hiệu lực ở
lời có nghĩa là nó có hiệu lực làm thay đổi quyền lực và trách nhiệm của
người hội thoại Ví dụ, khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời là hỏi, thì
hiệu quả của nó là sẽ gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương đương với chúng ở
người nhận: là hành vi trả lời
a) Hành vi ở lời: là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng
Nó có sản phẩm là phát ngôn ngữ vi
Biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi
Một phát ngôn được gọi là phát ngôn ngữ vi khi nó là sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó, mà hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp
và chân thực [19,Tr.91] Phát ngôn ngữ vi có một lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi
Ví dụ: (3.)“Thôi, em không nói cho anh biết trước nữa” [163,Tr.108]
Ví dụ trên có biểu thức ngữ vi nguyên cấp là: “em không nói cho anh
biết trước nữa” và thành phần mở rộng là hành vi từ chối “thôi” Theo cách
hiểu đó, thì một phát ngôn ngữ vi tương đương với một tham thoại Biểu thức ngữ vi trong thực tế ứng với một hành vi chủ hướng, còn các hành vi phụ thuộc là thành phần mở rộng của phát ngôn ngữ vi Austin phân biệt hai loại
phát ngôn ngữ vi: Phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (primary) và phát ngôn ngữ
vi tường minh (explicit) (Theo Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.101]
Mỗi biểu thức ngữ vi được nhận ra bằng các dấu hiệu chỉ dẫn Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (Illocutionary force
Trang 19indicating devices – IFIDs) (Theo Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.92] Trong các phát ngôn ngữ vi, IFIDs được biểu hiện bằng: các kiểu kết cấu; các từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi; ngữ điệu; quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh
Khi xem xét nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi nguyên cấp, cần phải căn cứ vào:
- Ngữ cảnh
- Khả năng tái lập hoặc bổ sung các IFIDs cho phát ngôn đó
- Phát ngôn hồi đáp của người nghe
(4.)“Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã loà cả hai mắt
kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên khắp các tạp chí hội họa của khắp các nước Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ “Chân dung chiến sĩ Giải phóng” Thật là danh tiếng quá!”
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu một anh thợ vẽ truyền thần, công
việc người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục
vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân với một cái chuyện của riêng anh, anh hãy chịu để tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn Anh đã thấy đấy, bức “Chân dung chiến sĩ Giải phóng” đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm? [147,Tr.117]
Căn cứ vào ngữ cảnh phát ngôn, ta thấy đây là lời của người họa sĩ nhân danh người chiến sĩ, hay đúng hơn người họa sĩ đã phân thân ra làm hai
để tự phán xét lương tâm mình Người họa sĩ ấy năm xưa ở trong chiến trường đã được người chiến sĩ gan dạ giúp vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo Vậy mà vì chút danh dự của mình, người họa sĩ đã không giữ lời hứa với người chiến sĩ ấy, hành vi đó đã gián tiếp gây ra hậu quả là bà mẹ người chiến
sĩ đã loà cả hai mắt do khóc thương con trai Căn cứ vào phát ngôn hồi đáp
của cái “tôi” người họa sĩ, một phát ngôn trần thuyết giải thích, giống một sự
Trang 20IFIDs cho phát ngôn của SP1 - phát ngôn của cái “tôi” người họa sỹ nhân
danh người chiến sỹ, ví dụ trên có thể là kết cấu buộc tội: mày là một thằng
khốn nạn! Cuối cùng, căn cứ vào chính các IFIDs của phát ngôn: đồ, mày…
những từ ngữ dùng trong những lời chửi rủa, ta có thể kết luận phát ngôn của người họa sĩ nhân danh người chiến sĩ là do phát ngôn kết tội tạo ra Từ đó
biểu thức: “Thật là danh tiếng quá!” phải được hiểu là lời mỉa mai chế giễu, mặc dù nó có từ ngữ: “thật là” mở đầu cho biểu thức đánh giá, kết hợp với từ
“danh tiếng”, là một kết hợp thể hiện sự đánh giá theo hướng tích cực
Động từ nói năng và động từ ngữ vi
Động từ nói năng: Là những động từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ [19, Tr.95]
(5.)“Ông Vị hỏi nó:
- Vậy còn tương lai của cháu?” [161,Tr.306]
Trong ví dụ trên có động từ “hỏi” là động từ nói năng, nó cũng là động
từ chỉ hành vi ở lời, hành vi có hiệu lực tại lời
Động từ ngữ vi: Là những động từ nói năng có thể được thực
hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời (còn được gọi là động từ ngôn hành - performativeverbs) Nó là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi, là người nói thực hiện luôn cái
hành vi ở lời do chúng biểu thị [19, Tr.97]
Động từ ngữ vi là những động từ có thể thực hiện chức năng ngữ vi ngay trong phát ngôn Tuy vậy, theo Austin thì động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói SP1) thời hiện tại, thể chủ động và thực thi [19, Tr.101] Ví dụ:
(6.)“Chốc nữa mời cô xuống chỗ tôi ăn cá rán nhé! (1) [163,Tr.116]
Ở câu (1), “mời” được dùng trong hiệu lực ngữ vi, còn ở câu (2) “mời”
lại được dùng với ngôi thứ ba và thời quá khứ nên nó đã được dùng trong
Trang 21chức năng miêu tả thông thường
b) Hành vi ở lời gián tiếp: Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn không phải chỉ có một đích ở lời, mà đại bộ phận là chúng thực hiện đồng thời một
số hành vi [19, Tr.145] Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành
vi ở lời này, nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác, được gọi là
hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp
Ví dụ: Trong truyện ngắn “Nước mắt” của Nam Cao, khi nhân vật
Điền ném tờ giấy bạc đã bị rách làm ba cho viên thư ký và nói:
(7.) “- Thế này thì ông bảo tôi tiêu làm sao được?
Lập tức người thư ký đứng phắt lên sừng sộ với Điền:
- Anh muốn tù phải không?” [140,Tr.304]
Trong ví dụ trên, người thư ký đã dùng hành vi trực tiếp là hỏi để cho nhân vật Điền hiểu được hiệu lực ở lời gián tiếp là phải từ bỏ việc đòi đổi
Muốn nhận biết hành vi ở lời gián tiếp, phải nhận biết phát ngôn qua biểu thức ngữ vi cốt lõi cho nó là do hành vi ở lời trực tiếp nào tạo ra Bởi vì các hành
vi ở lời: xác tín, miêu tả, khảo nghiệm có biểu thức ngữ vi nguyên cấp trùng với
nội dung mệnh đề, cho nên có khả năng thực hiện nhiều hành vi ở lời gián tiếp
Ví dụ: (8.) Tôi về sớm [140,Tr.261] có thể là một lời trần thuyết, một
lời hứa hẹn, một lời cam kết, một sự biểu lộ quyết tâm
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp không chỉ do hành vi ngôn ngữ trực tiếp tạo
ra, nó còn bị quy định bởi các lĩnh vực khác của ngữ dụng như: lý thuyết lập
Trang 221.1.2.3 Lý thuyết lập luận
Lập luận là đưa ra những lý lẽ, nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận, hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới
a) Các chỉ dẫn lập luận
những tiểu từ tình thái, mà khi được đưa vào nội dung miêu tả nào đó, nó sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nội dung miêu tả ấy [19, Tr.180] Những
tác tử thường gặp là: đã, mới, thôi, chỉ, cứ, những là ít, là nhiều…
Ví dụ: (9.) - Mẹ mày ngày xưa cũng chỉ theo không tao đấy [140,Tr.96]
Giả sử bớt đi các tác tử cũng, chỉ, đấy ở phát ngôn trên, nó sẽ trở thành:
Mẹ mày ngày xưa theo không tao Thông tin miêu tả của phát ngôn không đổi,
nhưng phát ngôn trong văn bản với các tác tử cũng, chỉ, đấy sẽ hướng về kết
luận: không nên thách cưới, bày vẽ lôi thôi
Các yếu tố của hiện thực được lựa chọn tạo thành nội dung miêu
tả cũng là một dấu hiệu có giá trị lập luận Trong phát ngôn, các yếu tố này trở
thành cái biểu đạt làm thay đổi giá trị lập luận của các nội dung miêu tả
Ví dụ: (10.) Mãi đến mười giờ Điền mới tới trạm Quỳnh Nha, nắng rất
Cách sắp xếp, tổ chức nội dung miêu tả cũng có giá trị lập luận
Ví dụ: (11.) Nam học không hơn gì Minh (1)
Cả hai câu đều có nội dung là so sánh về học lực của Nam và Minh
Nhưng ở câu (1), Nam được đặt ở vị trí đầu câu, thì có ý đánh giá thấp học lực của Nam so với Minh, còn ở câu (2), Minh được đặt lên vị trí đầu câu, thì lại
Trang 23 Các thực từ được dùng để miêu tả cũng có giá trị lập luận
Ví dụ: (12.) Giăng là cái liềm vàng giữa đồng sao (1)
cỗi
đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ và các trạng ngữ phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất [19, Tr.184]
Ví dụ: (13.) Hôm nay trời đẹp nên chúng tôi đi chơi
b) Lập luận và hiện tượng đa thanh (polyphony)
Đa thanh là hiện tượng mả ở đó các nhân vật tự thể hiện chính mình mà không được đánh giá theo quan điểm của tác giả Do đó, trong tác phẩm xuất hiện sự xung đột của các giọng, các quan điểm của nhân vật Ý nghĩa thực sự của tác phẩm chính là ở sự xung đột của các giọng, các quan điểm của nhân vật Còn giọng của tác giả, khi thì đồng hướng, khi thì nghịch hướng với những giọng đó, quan điểm đó Theo lý thuyết đa thanh của O Ducrot, thì trong cùng một phát ngôn, có mặt những người nói khác nhau với những c-ương vị nói năng khác nhau: thuyết ngôn, chủ ngôn Thuyết ngôn là người phát ra phát ngôn, diễn ngôn nghe được, đọc được Còn chủ ngôn là người nói
ra nội dung được nhắc lại trong phát ngôn của thuyết ngôn [19,Tr.187]
c) Lẽ thường cơ sở của lập luận
Lẽ thường là những chân lý thông thường có tính kinh nghiệm, không
có tính tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic [19, Tr.191] Nó có tính khái quát, tính có thang độ và tính chất chung
Với đặc trưng riêng của thể loại, ngôn ngữ trong truyện ngắn đòi hỏi sự
cô đọng, hàm súc Các vấn đề của lập luận, đặc biệt là hiện tượng đa thanh đã
Trang 24được các nhà văn sử dụng thường xuyên nhằm tạo ra những lời văn chứa đựng hàm ngôn và có giá trị thẩm mỹ
1.1.2.4 Lý thuyết hội thoại
a) Ngữ cảnh
Những lời được nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp gọi là diễn ngôn (discourse)
Trong một hoạt động giao tiếp, loại trừ diễn ngôn ra, các nhân tố tham gia vào hoạt
động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh, nó gồm các nhân tố: Nhân vật giao
tiếp;Hiện thực được nói tới; Hoàn cảnh giao tiếp; Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ liên cá nhân giữa người nói SP1 và
người nghe SP2 Quan hệ liên cá nhân được xét theo hai trục: Quan hệ ngang và
quan hệ dọc
Quan hệ ngang (Relation horizontale) còn gọi là quan hệ thân - sơ Nó có
nhiều dấu hiệu để nhận biết Cụ thể là, dấu hiệu bằng lời gồm hệ thống các từ xưng hô Dấu hiệu phi lời gồm những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt; dấu hiệu phi lời thì có các dấu hiệu cường độ, âm lực phát âm, tốc độ nói năng, tốc độ nối tiếp
và sự chồng chéo lượt lời
Quan hệ dọc hay còn gọi là quan hệ vị thế xã hội (trục quyền uy - power) Quan hệ này tạo thành các vị thế trên, dưới Nó cũng được nhận biết
qua những dấu hiệu bằng lời gồm những cặp từ xưng hô, những nghi thức xưng hô, hệ thống các đại từ… Cách điều hành các lượt lời về phương diện số lượng và chất lượng cũng giúp ta nhận biết các vai giao tiếp có quan hệ trên, dưới ra sao Ngoài ra, người ta còn dựa vào cách tổ chức cuộc thoại: ai mở đầu cuộc thoại, ai hồi đáp, ai kết thúc… cũng phản ánh vị thế của SP1, SP2 Bên cạnh đó, các hành vi ngôn ngữ, hành vi hội thoại, sự thể hiện phép lịch sự cũng phản ánh quan hệ vị thế Người có quyền lực cao thường hay thản nhiên hay vô tình đe dọa thể diện người đối thoại Những dấu hiệu phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và những dấu hiệu kèm lời như cường độ âm lực, âm lượng, cũng góp phần phản ánh vị thế của các vai trong hội thoại
Trang 25Trong tác phẩm văn học, các nhà văn lại tạo ra những cuộc hội thoại
lệch chuẩn, làm xuất hiện hàm ẩn: Ví dụ, trong truyện ngắn Phiên chợ Giát
(Nguyễn Minh Châu) có cuộc hội thoại giữa lão Khúng và chủ tịch huyện Bời Quan hệ giữa hai nhân vật này là quan hệ tôn ti xã hội giữa một người
có vị thế cao (chủ tịch huyện Bời) với một người có vị thế thấp - một người nông dân (lão Khúng) Trong cuộc thoại, lão Khúng liên tục làm mất thể diện của chủ tịch Bời và đe dọa thể diện của chủ tịch huyện:
(14.)“- Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp!
Ông chủ tịch huyện đã cảm thấy bị xúc phạm, da mặt đỏ gay, tuy vẫn
cố kìm giữ:
- Sao thế? Có việc gì thế hả ông lão?
- Toàn một lũ ăn cắp Ông coi, chúng nó tháo mất của tôi cả một bộ díp - Lão Khúng càng cau mặt lại - Quân ăn cướp chứ không phải lũ ăn cắp nữa, cái quân công trường ấy! [147,Tr.600]
b) Cấu trúc hội thoại
Trong cuộc hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp, có các đơn vị từ lớn
đến nhỏ như sau: cuộc hội thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại, hành vi
ngôn ngữ Trong đó, ba đơn vị đầu có tính chất lưỡng thoại (do vận động trao
đáp của các nhân vật hội thoại), hai đơn vị sau có tính chất đơn thoại (do một người nói ra) (Theo Đỗ Hữu Châu) [19, Tr.311]
c) Đích hội thoại
Đề tài của lời là hiện thực được một người nào đó nêu ra trong tham thoại của mình Đề tài của lời được nâng cấp thành đề tài diễn ngôn nếu được nhân vật hội thoại hưởng ứng, nếu không chúng chỉ dừng lại ở cấp độ
là đề của lời (Theo Đỗ Hữu Châu) [19, Tr 285] Vì vậy, đề tài diễn ngôn không phải do một nhân vật hội thoại quyết định mà là “cái gì đó” được các nhân vật hội thoại cùng cộng tác
Trang 26Đề tài là một hiện thực, một hành động hay một hành vi ngôn ngữ nào
đó được nêu ra trong hội thoại Còn hướng phát triển, sự quan tâm và hứng thú, các kết luận mà các nhân vật hội thoại nhằm đi tới đối với đề tài là chủ đề của đề tài (Theo Đỗ Hữu Châu) [19, Tr 285] Một đề tài trong hội thoại nếu không có chủ đề, tức không có đích cũng không trở thành đề tài diễn ngôn Đích của hội thoại là một căn cứ giúp xác định các hành vi ngôn ngữ được dẫn trong lời thoại của nhân vật
d) Lịch sự trong giao tiếp
Phép lịch sự hay chính là quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân Theo
G.M.Green, thì phép lịch sự là “những người tham gia hội thoại có thể chọn
cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn thô lỗ Họ còn có thể lựa chọn cách xử sự tuỳ thích không đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác Họ còn
có thể dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn thô lỗ một cách cố ý” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu) [19,Tr.256]
1.1.2.5 Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh
a) Ý nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem
lại Còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa phải nhờ suy ý mới nắm bắt được
Ví dụ: (16.) Hắn mà làm được thì chó có váy lĩnh
Câu trên có ý nghĩa hàm ẩn là hắn không thể làm được, vì chó không
bao giờ được mặc váy lĩnh
b) Phân loại ý nghĩa hàm ẩn
Dựa vào hai tiêu chí: bản chất của ý nghĩa hàm ẩn và chức năng của chúng, người ta phân loại ý nghĩa hàm ẩn trong diễn ngôn thành bốn loại:
hàm ngôn nghĩa học, hàm ngôn dụng học, tiền giả định nghĩa học và tiền giả
Trang 27định dụng học [19, Tr.364]
c) Cơ chế tạo ra các yếu tố hàm ẩn không tự nhiên
Theo Grice, ý nghĩa không tự nhiên (non nature maening) là ý nghĩa hàm ẩn mà người nói có ý định thông báo cho người đối thoại biết, mặc dầu
vì những lý do nào đó, không nói nó ra một cách tường minh Để tạo ra ý nghĩa không tự nhiên, phải dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng Khi sử dụng ngôn ngữ, người nói cố ý vi phạm những quy tắc ấy và giả định người nghe ý
thức được sự vi phạm đó (Đỗ Hữu Châu) [19, Tr.377]
Sự vi phạm quy tắc chiếu vật: Các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, phức tạp Mỗi cặp từ xưng hô của SP1 và SP2 đều tiền giả định vị thế hội thoại nhất định Sẽ xuất hiện ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên khi xuất hiện các cặp từ xưng hô không đúng vị thế giữa các nhân vật giao tiếp
Ví dụ: Trong truyện ngắn Nửa đêm của Nam Cao, lúc tức giận, thì vợ Trương Đức gọi anh ta bằng mày, xưng tao, nhưng khi hết giận, thì chị ta lại gọi cậu, xưng em [140, Tr 450]
tự nhiên
Ví dụ: (17.) - Đi chết đâu mà đi mãi thế? (1)
Sao không chết dấm chết giúi ở
Trong tham thoại trên, có bốn câu hỏi, cả bốn câu đều được dùng theo các hành vi ngôn ngữ gián tiếp Với câu (1) và câu (2), thì người vợ đã vi
phạm vào thể diện âm tính của người chồng: Đi chết đâu ; chết dấm chết giúi
Còn ở câu (3) và (4), thì lại vi phạm vào điều kiện chuẩn bị và điều kiện chân thành của hành vi hỏi
Sự vi phạm các quy tắc lập luận: Thường, những nhân vật tham gia hội thoại không hoàn thành tất cả các bước lập luận nhằm để tạo ra
hàm ngôn
Ví dụ: (18.) Bây giờ thì đôi mi tím bầm của nó đã phủ kín đôi mắt nhắm.[140,Tr.49] Các thực từ được lựa chọn miêu tả: đôi mi tím bầm, phủ
Trang 28kín đôi mắt nhắm đã đưa đến kết luận là: Thi, em gái của Lưu đã chết
Sự vi phạm các quy tắc hội thoại:
Ví dụ: (19.) Bà đồ: - cậu muốn mua thứ gì?
Cậu phán: - Cụ có bán na thì cháu mua! [140,Tr.341]
Trong cặp trao đáp trên, câu trả lời của cậu phán đã vi phạm phương châm về chất, vì vào lúc cậu hỏi thì không phải là mùa na, nhưng bà đồ vẫn hiểu, bởi vì bà có cô con gái tên là Na
Trên đây là những vấn đề cốt yếu của ngữ dụng học Tuy vậy, khi phân tích các hiện tượng ngôn ngữ của tác phẩm văn học theo phương pháp ngữ dụng học, ta cần hiểu vai trò thống hợp của ngữ dụng học một cách linh hoạt, biện
chứng Nghĩa là: “ngay trong kết học trong nghĩa học đã có sự chi phối của các
quy tắc của ngữ dụng học và các quy tắc ngữ dụng học phải nương tựa vào các sự kiện, các quy tắc kết học mà biểu hiện, mà phát huy tác dụng” [19, Tr.58]
1.2 Ngôn ngữ kể chuyện
Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp mà nhà văn gửi tới người đọc
Nhà văn là “tiểu hóa công”, là chủ thể sáng tạo của tác phẩm nghệ thuật Tuy
vậy, theo khung sơ đồ trần thuật J Linvent dựng lên dựa theo tư tưởng của Schmid, thì tác giả chỉ là người chịu trách nhiệm sáng tạo ra các thành phần ngôn ngữ: ngôn ngữ người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, còn ngôn ngữ tác
giả lại không được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm Do đó, người kể chuyện
và ngôn ngữ của người kể chuyện là các nhân tố đầu tiên cần khảo sát khi tìm hiểu ngôn ngữ kể chuyện trong một tác phẩm (Hình 1.1)
Hình 1.1: Sơ đồ miêu tả các cấp độ trần thuật
Tác phẩm văn học Tác giả trừu tượng Thế giới tiểu thuyết Người trần thuật
Người nghe kể
Kể = Diễn ngôn của người trần thuật
+ Diễn ngôn của các vai Tác giả cụ thể
Độc giả cụ thể
Trang 29J Linvent đã minh thị sơ đồ của mình như sau: “Kể - là một hành vi
trần thuật, và theo nghĩa rộng, là cả một tình thế hư cấu, bao gồm cả người trần thuật (narrateur) và người nghe kể (narrataire) Tôi hiểu sự kể là cái văn bản trần thuật bao gồm không chỉ hành ngôn trần thuật do người trần thuật phát ngôn mà còn gồm cả những ngôn từ do các vai nói ra và những ngôn từ
do người trần thuật trích dẫn.” (theo Lại Nguyên Ân) [5,Tr.146]
1.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện
1.2.1.1 Người kể chuyện (Narrator)
Đỗ Hải Phong trong ”Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện
đại”, đã dẫn lời của Todorov về vấn đề người kể chuyện như sau: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” [90,Tr.116]
Trong tác phẩm, người kể chuyện có thể xuất hiện trực tiếp mà cũng có thể
không xuất hiện trực tiếp Trường hợp xuất hiện trực tiếp, ta có người kể chuyện
hiển ngôn xưng “tôi” kể chuyện về mình hay về người khác Nếu là người kể
chuyện xưng “tôi” kể chuyện mình, thì anh ta thuộc vào cái thế giới được miêu tả
của chuyện, anh ta tham gia vào hành động trong truyện Ví dụ, các truyện ngắn:
Sống ở đời, Một giọt nắng nhạt (Nguyễn Khải), Bức tranh, Cỏ lau (Nguyễn Minh
Châu) Khi không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, ta có người kể chuyện hàm
ẩn Người kể chuyện hàm ẩn không thuộc vào thế giới được miêu tả trong truyện,
mà có khoảng cách xa, ở ngoài quan sát và kể lại câu chuyện của các nhân vật
+ Người kể chuyện hàm ẩn có thể là tác giả hàm ẩn trong trường hợp người
kể chuyện toàn tri (omniscient) Người kể chuyện đứng ngoài, đứng trên thế giới được trình bày để quan sát, kể và bình luận, lý giải sự kiện, am tường mọi chuyện
+ Người kể chuyện hàm ẩn có thể tựa vào điểm nhìn một nhân vật trong
truyện để kể Ví dụ: truyện ngắn Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu)
Về mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, Đỗ Hải Phong đưa ra
nhận định: “Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm
Trang 30của tác giả trong tác phẩm Song quan điểm tác giả chỉ có thể được thể hiện qua “điểm nhìn”, “tầm nhận thức” của người kể chuyện như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập” Theo ông, tính cách của người kể chuyện được bộc lộ
qua “thái độ đối với thế giới câu chuyện được kể lại” Thái độ ấy “không bao
giờ trùng khít hoàn toàn với quan điểm của tác giả.” [90,Tr.119]
Tóm lại: Người kể chuyện là một nhân tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự, là chủ thể của hành vi kể chuyện Người kể chuyện có thể là tác
giả hàm ẩn trong trường hợp trần thuật toàn tri, nhưng anh ta không bao giờ
trùng làm một với tác giả thực Giữa người kể chuyện và tác giả bao giờ cũng
có khoảng cách Anh ta là “cái tôi” được sáng tạo nên của tác giả
1.2.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện
Ngôn ngữ của người kể chuyện tập trung ở lời người kể chuyện Nó bao gồm phần lời giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người; bao gồm cả lời dẫn thoại; lời trữ tình Lời người kể chuyện thường mang tính khách quan hơn
so với lời nhân vật, nó có nhiệm vụ làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện
và của lời nhân vật, là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm Lời người
kể chuyện là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ kể chuyện, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong lời văn nghệ thuật toàn tác phẩm
Giữa người kể chuyện và tác giả thực trong tác phẩm là có khoảng cách
Người kể chuyện là “cái tôi” được sáng tạo nên của tác giả Cái khoảng cách
giữa tác giả và người kể chuyện lại được biểu hiện khác nhau ở những cấu trúc trần thuật khác nhau Theo Đỗ Hải Phong, ở những cấu trúc trần thuật mang
tính trữ tình, thì “người kể chuyện hầu như hòa với tác giả và nhân vật trữ tình,
khó có thể nói đến một khoảng cách nào” [90,Tr.122] Các truyện ngắn của
Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 thường có một
người kể chuyện toàn tri với giọng điệu cổ vũ, động viên, ngợi ca sự nghiệp
cách mạng vĩ đại của dân tộc nên thường có cấu trúc trần thuật mang tính trữ tình Người kể chuyện thường có chung điểm nhìn với tác giả, cùng hướng về
Trang 31hiện thực khách quan như hướng về một quá khứ sử thi đã hoàn tất để khẳng
định ngợi ca Ví dụ: truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Người mẹ xóm nhà
thờ, Nguồn suối (Nguyễn Minh Châu), Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Người trở về (Nguyễn Khải) Ở những truyện ngắn đó, ý thức ngôn ngữ của người kể
chuyện đã hòa tan vào ý thức ngôn ngữ của tác giả làm thành kiểu lời văn đơn giọng độc thoại Còn người kể chuyện trong những truyện ngắn của Nguyễn
Khải và Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 lại là người kể chuyện trung
gian động Giữa người kể chuyện và tác giả là có khoảng cách Có nghĩa là, với
tác giả, họ là “một con người xác định về mặt xã hội, với trình độ văn hoá phù
hợp, với một cách ứng xử đối với thế giới, còn sau nữa là một hình tượng có tính cách cá tính” [7,Tr.204] Vì vậy mà ý thức ngôn ngữ của họ và ý thức
ngôn ngữ của tác giả bình đẳng với nhau nhưng lại “lệch pha” nhau, làm xuất
hiện trong tác phẩm những lời văn có tính đối thoại nội tại Những lời văn ấy đối thoại với ý thức ngôn ngữ của tác giả, đối thoại với những ý thức ngôn ngữ
xã hội khác vây quanh nó Những lời văn mang tính chất đối thoại như thế đã từng xuất hiện trong các truyện ngắn hiện thực của Nam Cao giai đoạn 1930 -
thiếu, thiếu lấy gì đổ vào mồm”.[140]
Trong đoạn văn trên, xuất hiện dày đặc những từ ngữ có “khẩu khí”
của một người kể chuyện đầy định kiến, thành kiến xã hội Đúng hơn là giọng
kể của một kẻ ngồi lê đôi mách, gièm pha Những ngôn từ đó xuất phát từ một
ý thức ngôn ngữ khác hẳn với ý thức ngôn ngữ của tác giả Bằng cách tạo ra một người kể chuyện dao động như vậy, Nam Cao đã đưa nghệ thuật “tả
Trang 32chân” đạt đến một sự phân tích xã hội thật cụ thể mà khách quan Hình thức trần thuật này đã giúp cho Nam Cao, vừa “hiện hình” trong tác phẩm và vẫn đảm bảo khoảng cách với thế giới được miêu tả, đồng thời nó cũng rút ngắn lại cái khoảng cách giữa tác giả - tác phẩm - người đọc, bởi vì người đọc như
được lôi kéo vào giữa những lời lẽ như đang “cuộn sóng” ấy để cùng đối
thoại với người kể chuyện, với nhân vật và với chính tác giả
Không chỉ tạo ra một người kể chuyện là “người khác”, trong các truyện
ngắn của mình, Nam Cao còn đem lại sự phong phú cho ngôn từ của người kể chuyện bằng cách đưa vào đó ý thức ngôn ngữ của nhân vật, giọng điệu của nhân vật Những lời như thế còn được gọi là lời nửa trực tiếp Ví dụ:
(21.)“Cái bụng cứ lâu lâu không được ăn là nó đói (1) Nó đói thì chân tay
không cần phải kiếm ăn thì những khi rét thế này, thì hắn cứ việc vùi đầu vào cái
Truyện ngắn Hai người ăn tết lạ kể về một lần đi ăn trộm của một thằng
trộm bất đắc dĩ do đói Tuy vậy, nó lại không chỉ ra kết quả của việc đi ăn trộm,
mà lại chỉ kể về tâm trạng của tên ăn trộm Cái tâm trạng của tên ăn trộm đó hiện
Trang 33hình thật rõ rệt trong lời kể của người kể chuyện Để tạo ra lời văn đặc sắc như thế, nhà văn Nam Cao đã di chuyển, luân phiên điểm nhìn cho nhân vật Vì vậy, trong lời kể của người kể chuyện có đan xen lời của nhân vật
Đoạn văn có 27 câu thì những câu từ câu (1) đến câu (12) là tâm trạng của tên ăn trộm được nhìn từ chính tâm trạng của hắn Trong đó, các câu (1), (2), (3), (4), (5), (6) được xuất phát từ trạng thái đói ghê gớm của tên trộm Chỉ xuất phát từ điểm nhìn của một kẻ đang bị cái đói hành hạ dữ dội, thì mới có
những cảm giác thật cụ thể, chân thực và sinh động: bủn rủn, bộ rộ, rét tợn,…
Từ câu (7) đến câu (12) là những triết lý về lẽ sướng khổ ở đời của một kẻ nghèo khó luôn bị cái đói dày vò dẫn đến việc phải đi ăn trộm Những tính từ
thể hiện sự so sánh tuyệt đối “sướng vô cùng”, “khổ nhất” đúng là chỉ có được
từ điểm nhìn của hắn, trong “cái ở đây và bây giờ” của hắn Trong những câu
(14), (15), (16), điểm nhìn lại được chuyển về cho người kể chuyện, với giọng triết lý về cái nghề đi ăn trộm Nếu ở phần văn bản từ câu (1) đến câu (5) được lập luận theo lối diễn dịch, thì diễn ngôn của người kể chuyện từ câu (13) đến câu (17) lại lập luận theo lối quy nạp Câu (18) là câu chốt, cũng là một câu có
quan hệ đồng nhất vì có hệ từ “là”: “Hắn là một thằng kẻ trộm”
Những câu còn lại, lại được phát biểu từ điểm nhìn của tên ăn trộm Trợ
từ “thì” được dùng lặp đi lặp lại trong các câu có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa
quan hệ hồi qui với câu (19) và làm nổi rõ ý của câu chủ đề “đi ăn trộm thì
cực lắm” Cái “cực” ấy một mặt là do “Giời” Nhưng trong sự nhìn nhận của
tên kẻ trộm thì cái “cực” từ phía “ông Giời” có vẻ như không đáng sợ bằng
Trang 34cái cực từ phía “nhà giàu” Đi ăn trộm, giời rét thì chỉ sợ “sương buốt”, còn
ăn trộm ở những nhà giàu thì khó mà thoát khỏi cái chết vì:
Kẻ ăn trộm kia có lọt vào đấy, chẳng gặp chó nhà giàu thì cũng gặp
người giàu Gặp chó thì bị chó cắn, mà gặp người thì sẽ bị “đánh chết cũng
không thương hại”
Bằng việc di chuyển điểm nhìn cho nhân vật, nhà văn Nam Cao đã nâng cao ý thức ngôn ngữ của nhân vật lên ngang tầm với ý thức ngôn ngữ của mình
và với các ý thức ngôn ngữ khác trong xã hội, để nhân vật tự bộc bạch tâm sự đối thoại tranh luận với tất cả Người đọc như được trực tiếp sống trong cái trạng thái bị cái đói hành hạ dữ dội cũng như cảm giác sợ hãi đến thót tim của
tên trộm khi đã lọt vào vườn của nhà giàu
Kể bằng ý thức của nhân vật, Nam Cao đã tạo ra một người kể chuyện
trung gian động và thực sự đã tạo nên những lời văn lấp lánh giá trị thẩm mỹ
1.2.2 Ngôn ngữ nhân vật
1.2.2.1 Nhân vật (character)
Nhân vật là chủ thể của các hành động, lời nói và ý nghĩ được kể lại trong tác phẩm, là người phát ngôn đích thực trong tác phẩm (SP1) Trong
trường hợp người kể chuyện xưng “tôi” kể chuyện mình, thì nhân vật chính
là người kể chuyện và là người tiêu điểm hoá, còn lại phần lớn nhân vật là cái được kể là nhân tố được tiêu điểm hoá trong tác phẩm Người nghe của SP1 là
SP2 Nhưng SP1 thì thường xuất hiện trong lời nói của người kể chuyện còn
SP2 thì xuất hiện trong lời nói của SP1
+ giậu thì kín + tường thì chắc
Trang 35a) Thoại dẫn trực tiếp (Direct speech)
Trong “Những vấn đề thi pháp của truyện” [61], Nguyễn Thái Hòa đã
chỉ ra các chức năng lời thoại của nhân vật:
• Chức năng cá thể hoá tính cách nhân vật
Ví dụ: Chỉ qua mấy lời đối đáp của cô Đào trong truyện ngắn Mùa lạc, khi thì: (22.)“Trâu quá xá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là duyên nữa
hở các anh?”, khi thì: “Huê thơm bán một đồng mười, huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng Giá đôi lạng vàng chứ vị tất chưa bán đâu các anh ạ!”
[161,Tr.21], Nguyễn Khải đã hé lộ cho ta rất nhiều điều về tính cách nhân vật
• Chức năng cá thể hoá tình huống
Ví dụ: Nhân vật Lực trong truyện ngắn Cỏ lau, chỉ nói: “Du kích với lại
du quéo”, vậy mà câu nói ấy đã chở nặng cái tình huống đang có vấn đề giữa
anh và người vợ mới cưới
• Chức năng đồng quy chiếu (Co - référencille)
Các văn bản tự sự độc thoại, có thể chuyển thành đối thoại, hoặc ngược lại Tuy vậy, nhân vật và lời thoại của các nhân vật, trong nhiều trường hợp có thể phát biểu bằng lời những ý nghĩ của mình mà người kể
không thể phát biểu ra được:
(23.)“- Quên! Chỉ quên suốt đời… Có mà tiếc tiền ấy! … Quên… quên thế
nào! Người đâu mà có người tệ thế!
- Im ngay! Câm cái mồm!” [140,Tr.312]
Mẩu đối thoại trên có thể được kể lại bằng ngôn ngữ độc thoại Tuy vậy, nó sẽ không thể thể hiện được nỗi bực tức của cả hai vợ chồng Người vợ tức giận vì người chồng đã quên mua thuốc cho con Còn người chồng lại tức giận vì vợ đã không hiểu mình
• Chức năng liên cá nhân
Khi nghiên cứu về Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu đã xác nhận: “Trong
Trang 36hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thông tin (miêu tả, trần thuật, những thông tin được đánh giá theo tiêu chí đúng sai logic) còn có quan hệ liên cá nhân”
[19,Tr.255] Còn Nguyễn Thái Hòa thì cho rằng: “Ở bình diện sáng tạo trong
truyện kể, chức năng liên cá nhân làm nổi rõ hơn quan hệ cá nhân chỉ bằng một vài lời thoại ngắn mà không phải miêu tả tự sự dài dòng” [61,Tr.69] Ví dụ:
(24.)“Họ ở với nhau một tuần, cùng dự vài trận đánh và một hôm Lê
thốt lên: “Thằng này đánh nhau được” [147,Tr.42] Chỉ qua lời thoại ngắn
ngủi của Lê: “Thằng này đánh nhau được” đã thể hiện sự thay đổi lớn trong
mối quan hệ giữa Lê và Sơn
• Chức năng thẩm mỹ
Ví dụ: Đoạn văn miêu tả bức chân dung tự họa của người họa sỹ trong
truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu dưới đây là một lời độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi” - người họa sỹ, đã bộc lộ chức năng thẩm mỹ rõ rệt:
(25.)“Một cái mặt người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh Những luồng
ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một phần bộ óc màu xám vừa bị mổ phanh ra Khuôn mặt của người khách: Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc Phần bên dưới của khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: Cái cằm, hai bên mép bị phủ kín bởi bọt xà phòng Không thấy rõ cái miệng, chỉ trông thấy một vệt lờ mờ màu đen nổi bồng bềnh trên đám bọt xà phòng phồng to” [147,Tr.118]
Trước hết, (25.) là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện những trăn trở, dằn vặt trong tâm hồn nhân vật người họa sỹ Nó còn tạo nên bố cục chặt chẽ cân đối cho câu chuyện, gợi sự liên tưởng sâu sắc ở người đọc khi
nó được xuất hiện một lần nữa ở phần cuối tác phẩm Ngoài ra, nó cũng là một chi tiết quan trọng biểu hiện sự mạch lạc cho truyện Biểu hiện rõ nhất là trong
đoạn văn có chứa các từ: “khuôn mặt”, “đôi mắt” Các từ này trong tác phẩm
Trang 37được lặp lại với một tần số lớn (“đôi mắt”: 13 lần, “khuôn mặt”, “cái mặt”: 27
lần) Những từ ngữ đó mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện cho khát vọng thức tỉnh lương tâm của người họa sỹ
Chức năng thẩm mỹ khiến cho lời thoại trở thành phương tiện hữu hiệu tham gia vào nhiều phương diện khác nhau của truyện Rõ nhất là phương tiện để xây dựng nhân vật, ngoài ra nó còn tham gia vào bố cục, vào sự liên kết của truyện
Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó, người đối thoại cũng chính là mình, đó là một sự phân thân: một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe
Ví dụ: Lời của người họa sỹ trong truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu): (26.)“- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã loà cả hai mắt
kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội hoạ của khắp các nước Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ
“Chân dung chiến sĩ Giải phóng” Thật là danh tiếng quá!
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu một anh thợ vẽ truyền thần, công việc người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân với một cái chuyện của riêng anh, anh hãy chịu
để tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn Anh đã thấy đấy, bức “Chân dung chiến sĩ giải phóng” đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm?
- A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi Anh cút đi!”
[147,Tr.127]
Đoạn thoại trên có ba tham thoại, nhưng tất cả đều chỉ là lời thoại của
người họa sỹ Anh đã phân ra làm hai để tự đối thoại Một là, cái “tôi” của người họa sỹ, cái “tôi” ích kỷ đã thất hứa với người từng cưu mang mình trong lúc hoạn nạn và một cái “tôi” kia, nhân danh người chiến sỹ kết tội người họa sỹ
Trang 38Về hình thức, dòng tâm tư và độc thoại nội tâm là có chung một nguồn gốc Chúng đều là những ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật được kể lại, nhưng khác nhau về mức độ Trong một số truyện ngắn, kỹ thuật kể truyện dòng tâm tư cũng đã được Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu sử dụng để tái hiện nhân vật Tuy vậy, nó không phải thuần tuý chỉ là truyện kể tâm tư mà còn kể các sự kiện,
hành động Ví dụ: truyện ngắn Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Một bàn
tay và chín bàn tay (Nguyễn Khải)
b) Lời kể gián tiếp và lời kể gián tiếp tự do (Thoại dẫn gián tiếp -
Thoại dẫn gián tiếp có thể được đánh dấu bằng “là”/ “rằng” sau động
từ nói năng và nó phải có kết cấu đề - thuyết ở dạng đầy đủ hoặc tỉnh lược, nghĩa là có vị ngữ tính Ví dụ:
(27.) Cô ấy nói rằng, ngày mai cô ấy sẽ trở lại
Ngược lại, khi kết cấu sau vị từ là một tiểu cú đầy đủ hay tỉnh lược thì
luôn tiềm tàng sự có mặt của “là”/ “rằng” Ví dụ:
(28.)“Rồi anh cũng phải nói với tôi, quân đội đã đánh giá lại về anh, anh
đã có đủ sự tin cậy để nhận nhiệm vụ mới trong tình hình mới”.[162,Tr.368]
Khi một thoại dẫn trực tiếp được chuyển sang thoại dẫn gián tiếp, thì ngay lập tức nó đã chuyển quy chiếu từ người nói sang người phát ngôn trong khi sở chỉ vẫn không thay đổi:
Trang 39(29.)“Trong năm 1974 tôi (1) đã viết một loạt bài báo bàn về cách sống xã hội
là cây bút hiện thực bỗng nhiên biến thành cây bút “lãng mạn” [162,Tr.385]
Trong (29.), người kể chuyện đã tái hiện lại tinh thần của độc giả nhận xét
về một số tác phẩm của mình vào năm 1974 Phần thoại dẫn đã chuyển từ độc
giả, là người nói sang người phát ngôn - người kể chuyện Vì vậy, “tôi” (1) là đại
từ nhân xưng ngôi thứ nhất, còn “tôi” (2) chính là “cái” đã được quy chiếu từ
cụm từ “cái ông nhà văn” - theo cách gọi của độc giả
Lời dẫn gián tiếp sẽ trở thành gián tiếp tự do khi có sự “nhập vai” giữa lời thoại của nhân vật và lời kể, giữa giọng đối thoại và giọng kể Nó có thể phát triển thành đoạn trữ tình Dấu hiệu hình thức để nhận biết một thoại dẫn gián tiếp tự do là ở chỗ, thoại dẫn đó không có lời dẫn Cũng giống như ở thoại dẫn gián tiếp, thoại dẫn gián tiếp tự do có tác dụng hiện tại hoá quá khứ Người dẫn ở thoại dẫn gián tiếp và thoại dẫn gián tiếp tự do có thể là người kể chuyện, có thể là nhân vật:
(30.)“Bất giác Quang nói thành tiếng trong bóng tối của xà lim, các
anh vốn rất coi trọng sức mạnh tinh thần, nhưng lại không thể tin một thế hệ trí thức Việt Nam sau cách mạng đã kiên quyết từ bỏ những giá trị tinh thần của một thế giới cũ để phục vụ hết lòng hết sức cho những giá trị tinh thần
địa thì cũng chỉ là kẻ ăn xin trong con mắt các ông chủ Còn ăn thiếu một chút, chỗ ngồi thấp một chút nhưng được sống trong lòng một dân tộc bất
Trong (30.) có hai câu Câu (1) là thoại dẫn gián tiếp vì có lời dẫn “Bất
giác Quang nói to thành tiếng trong bóng tối của xà lim”, còn câu (2) là thoại
dẫn gián tiếp tự do vì không có lời dẫn Bằng cách dẫn gián tiếp tự do, người kể chuyện đã hiện thực hóa quá khứ, đưa chúng ta tới tiếp xúc với cái hiện thực có
Trang 40Giai đoạn sau 1975, nhờ việc đổi mới cách tự sự, từ “kể lại nội dung” chuyển sang cách tự sự “viết nội dung” và đổi mới kỹ thuật sử dụng điểm
nhìn trần thuật, Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho các truyện ngắn của mình sự phong phú các dạng lời văn hai giọng, lời văn mang
tính đối thoại.Ví dụ: (31.)“Tôi bắt đầu ngạc nhiên quá Anh là một con người
khác kia chứ đâu thế này? Anh đã từng nói với tôi, trong những cái đánh mất,
có thể đánh mất vàng bạc châu báu, nhưng không được đánh mất mình Chưa hết Anh đi may quần áo mới, mấy cái áo sơ mi toàn là các màu còn trẻ cả Vẫn chưa hết Một hôm anh đi ra phố suốt cả buổi sáng Trưa anh trở về, thì, mái tóc đã được nhuộm Mái tóc của anh trở nên đen như mun chứ không lốm đốm bạc nữa, lại còn lượn sóng trước trán.” [147,Tr.261]
Đó là lời một lời văn hai giọng khác hướng: lời kể chuyện nhại
1.3 Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện
1.3.1 Khái niệm về điểm nhìn (Point of view)
1.3.1.1 Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp
Bất cứ một hành động nói năng giao tiếp nào cũng xuất phát từ một hay một số điểm nhìn của chủ thể Đơn giản như lời chào khi gặp mặt:
(32.) - Anh!
- Chào anh!
- Em chào anh ạ!
Mỗi một phát ngôn trên đều thể hiện một điểm nhìn của người nói, trong
đó ta xác định được vị thế của người nói cũng như thái độ của anh ta với người nghe Tất nhiên, bên cạnh đó, còn phải tính đến yếu tố ngữ điệu
Theo Nguyễn Thái Hòa, thì điểm nhìn giao tiếp là “tọa độ của hai trục
lời nói hiển ngôn với hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý người nhận có thể tiếp nhận được.” [62,Tr.86]
1.3.1.2 Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện