1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

78 937 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Lời cảm ơn

Trong quá trình triển khai khố luận này, chúng tơi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, các thầy cô

trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn và các bạn sinh viên

Nhân khố luận hồn thành, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết hơn đối với các thầy cô giáo và các bạn sinh viên

Do hạn chế về thời gian, khả năng bước đầu tập nghiên cứu khoa học, nên không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự

đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học: “Nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là kết quả của riêng tôi, không trùng với kết quả của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Trang 3

Mục lục

Phần mở đầu 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Giới hạn hẹp của đề tài 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp và cấu trúc của khoá luận 7

Phần nội dung 8

Chương 1 Cơ sở lí luận 8

1.1 Quan niệm về nghệ thuật kể chuyện §

1.2 Các yếu tô tạo thành nghệ thuật kể chuyện 9

1.2.1 Hình thức kế chuyện 9

1.2.2 Các biện pháp nghệ thuật thé hiện 10

1.2.3 Lời văn nghệ thuật 13

Chương 2 Nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn của 15 Nguyén Huy Thiép

2.1 Hình thức kế chuyện 15

2.2 Các biện pháp nghệ thuật thể hiện 21

2.3 Loi van nghé thuat 49

Chương 3 Đặc sắc nghệ thuật kế chuyện của Nguyễn Huy Thiệp 53

3.1 Hình thức kế chuyện 54

3.2 Các biện pháp nghệ thuật thê hiện 56

3.3 Lời văn nghệ thuật 69

Phần kết luận 71

Trang 4

Phần mở đầu 1 Lí do chọn đề tài

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam Các sáng tác của ông như một “ngọn gió lạ” từng làm dậy sóng

trên văn đàn một thời và đến nay vẫn còn là đối tượng của nhiều cuộc tranh

luận, bàn cãi Cái lạ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã tác động đến nhiều nhà văn đương thời những suy nghĩ mới về nhìn nhận và sáng tạo văn chương Và hơn thế nữa, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang tới cho độc giả một thứ văn chương mới, tuy lạ nhưng rất độc đáo và hiện đại

Từ trước tới nay, đã có rất nhiều bải viết, luận van, tiếp cận truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở những phương diện khác nhau Dù tiếp cận ở

phương diện nào thì cũng đi tới hai cực đối lập nhau, đó là khẳng định và phủ

định, khen và chê Nhưng nhìn chung, dù khen hay chê, khẳng định hay phủ định, mợi người hầu hết đều thừa nhận khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều bị cuốn hút bởi chính cái khó hiểu, mơ hồ và lấp lửng Chính vì vậy, để góp phần khẳng định sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ có liên quan đến phong cách sáng tác của ông qua đề tài Nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Trang 5

nghiên cứu văn chương của một sinh viên Ngữ văn trước ngưỡng cửa của nghề nghiệp tương lai

Với việc sử đụng tổng hợp các kiến thức lí luận văn học đã được tích

luỹ để tiến hành tìm tòi khám phá, phân tích tác phẩm cụ thể Từ đó tiền đề

cho việc tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này

2 Lịch sử vấn đề

Xuất hiện giữa lúc văn chương đang có nhu cầu đổi mới, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã gây sóng gió trên văn đàn đương đại Với vai trò đi đầu của công cuộc đổi mới, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp khác với văn chương truyền thống Gần với văn chương của ông nhất là văn chương có định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn ca ngợi con người, ca ngợi chế độ, kẻ xấu người tốt phân minh Nhưng ngược lại, Nguyễn Huy Thiệp lại thể hiện những con người lưỡng phân, xấu tốt đan xen, và cũng không đặt họ vào những hoàn cảnh đề bộc lộ phẩm chất mà họ cứ sống tự nhiên của con người đời thường

Từ khi các tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được xuất hiện trên các báo chí đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận văn tốt nghiệp, luận án thạc sĩ đề cập đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp những bài viết tiêu biểu về

Nguyễn Huy Thiệp mà ông ước tính chỉ là 1⁄3 số bài viết đã đăng trên các

báo, tạp chí khắp nơi thành cuốn: Đi fùm Nguyễn Huy Thiệp Trong đó có nhiều bài khen, chê khác nhau nhưng dường như những bài khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vẫn nỗi trội Trong số đó có nhiều bài đã đề

cập đến các khía cạnh có liên quan đến nghệ thuật kế chuyện trong truyện

ngắn của ông

Trang 6

trong truyện Nguyễn Huy Thiệp Trong đó phải kể đến bài: Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã đề cập đến một vài khía cạnh trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp

Còn Nguyễn Văn Đông với bài Lòi tac gid trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại khăng định lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau

Trong khi đó Nguyễn Thị Bình lại chứng minh Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tích cực trong sự đối mới ngôn ngữ và giọng điệu Qua bài: Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975, nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Đó là lối nói “cộc lốc” sắc bén và hàm súc, câu

văn ngắn gọn dồn dập, hạn chế tối đa sự miêu tả và bình luận chứa một năng

lượng bùng nỗ dữ đội và trước hết, làm rung chuyền lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón đưa đây” (15,tr353)

Tuy nhiên trong giới hạn những bài viết riêng lẻ, nó mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trong nghệ thuật kê chuyện của Nguyễn Huy Thiệp Các tác giả chưa lí giải một cách có hệ thống về nghệ thuật kể chuyện của ông

Do vậy, trên cơ sở lí luận công trình của chúng tôi đã đi vào tìm hiểu cụ thê nghệ thuật kể chuyện qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp Do thời gian và giới hạn của bài viết nên khoá luận của chúng tôi chỉ

đề cập đến các vấn đề thuộc nghệ thuật kế chuyện: Hình thức kế chuyện, các

biện pháp nghệ thuật thê hiện và lời văn nghệ thuật 3 Giới hạn hẹp của đề tài

Trang 7

hưu, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn, Những ngọn gió Huatát, Vàng lửa

Sở dĩ chúng tôi chọn như vậy là vì những truyện đó đã bao quát, cũng như thể hiện được những nét cơ bản của nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Và thêm nữa những truyện này nằm ở các mảng khác nhau: Thành thị, nông thôn, huyền thoại và lịch sử mà mỗi mảng nghệ thuật kế chuyện có những điểm đáng chú ý riêng Và trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng sử dụng một số truyện ngắn khác ngoài hệ thống kế trên để minh hoạ

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích hệ thống

Là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ khi đã tiến hành chia tách đối tượng lớn Điều này thể hiện ở việc tách các biện pháp nghệ thuật thể hiện thành bảy yếu tố và nó cũng là việc xem xét mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau

4.2 Phương pháp so sánh hệ thống

Phương pháp này nhằm giúp người nghiên cứu tìm ra đặc trưng cũng như sự độc đáo giữa hai hệ thống được đối chiếu Qua đó, làm rõ sự tương quan cũng như nét đối lập của từng yếu tố cùng loại giữa hai hệ thống Phương pháp này được áp dụng cho từng cấp độ của tác phẩm, cho toàn tác phẩm cũng như nhóm tác phâm

5 Đóng góp và cấu trúc của khố luận

Khố luận hồn thành nhằm khẳng định những đóng góp của Nguyễn

Huy Thiệp trong nghệ thuật kê chuyện của truyện ngắn Việt Nam

Trang 9

Phần Nội dung Chương I

Cơ sơ lí luận

1.1 Quan niệm về nghệ thuật kế chuyện

“Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” (14,tr370) Và trong

truyện ngắn thì nghệ thuật kế chuyện giữ vai trò chủ đạo, nó quyết định tới sự

thành công của tác phâm

Các nhà nghiên cứu trong cuốn Tự sự học đã khai thác các yếu tố của nghệ thuật kế chuyện của các nhà trần thuật học trong lịch sử Đó là ý kiến của JLintvelt, về cấu trúc trần thuật, trong đó có nhấn mạnh yếu tố kể mà công thức là: “Kê = hành ngôn của người trần thuật + hành ngôn của các vai” (15,tr153) Còn Tadié lại nhắn mạnh kỹ thuật kế chuyện Ông cho rằng: “Kỹ

thuật của truyện kế là nghệ thuật sắp xếp sự cố vào trong thời gian”

(15,tr502)

ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng rất coi trọng yếu tô kế chuyện Tiêu biểu là Phạm Quỳnh (1890 - 1960) đã đồng nhất tự sự với kế chuyện Ông cho rằng: “Trong các lối hành văn thời lối văn tiểu thuyết chính là văn tự

sự, tự sự nghĩa là kế chuyện” (15,tr309) Trong khi đó Vũ Đình Long lại nói:

Trang 10

mô tả hành động bao gồm cả tả cảnh, tả tình, tả ngoại hình, nội tâm ”

(15,tr315)

Như vậy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn dé kế chuyện Và chúng ta thấy rằng: Dé tạo nên phong cách riêng cho các tác phâm của mình, các nhà văn phải tạo dựng được nghệ thuật kế chuyện riêng của mình Và nghệ thuật kể chuyện chính là phương thức kể, mà được xây dựng lên bởi lời kế, lời nhân vật được thể hiện bằng các biện pháp nghệ thuật phục vụ cho việc kể

1.2 Các yếu tố tạo thành nghệ thuật kế chuyện 1.2.1 Hình thức kể chuyện

Để phục vụ cho việc tạo ra nhân vật kể chuyện trong sáng tác các tác giả đã sử dụng các hình thức khác nhau Có khi đó là người đứng hoàn toàn bên ngoài tác phẩm nhưng cũng có khi đó là nhân vật xưng tôi Nhà nghiên cứu Tz Todozov tuyên bố: “Người kế chuyện là yếu tố tích cực trong việc tạo thế giới tưởng tượng không thể có trần thuật mà thiếu người kể chuyện “(15,tr116) Những quan niệm này góp phần khẳng định vai trò của hình thức kế chuyện trong nghệ thuật kế chuyện

1.2.1.1 Tác giả kế chuyện

Là hình thức kế chuyện mà người kế ở đây đứng hoàn toàn ngồi tác phẩm, khơng để lại bất cứ một dấu ấn nào về hình dáng, tính cách, lứa tuổi, giới tính Ưu điểm của hình thức này là tạo ra sự tự do tối đa cho người nghệ

Sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, từ đó tạo được nhiều tình tiết ly kỳ hấp

dẫn, có thể bao quát rộng hơn Nhưng hình thức này cũng có hạn chế đó là không tạo ra nhiều điểm nhìn cho câu chuyện mình kể

1.2.1.2 Nhân vật kế chuyện

Trang 11

thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện rất muộn mãi đến đầu thế kỷ XIX mới có ở Châu Âu và thịnh hành dần cho đến ngày nay

Ưu điểm của hình thức kế chuyện này là nhân vật kế chuyện trực tiếp tham gia vào câu chuyện nên tạo nên sự hấp dẫn bởi sự thật mà nhân vật đó

kể Hơn nữa nhân vật kế chuyện có thể di động các điểm nhìn nên tạo được

màu sắc hiện đại cũng như sức thuyết phục và hấp dẫn

Mỗi hình thức kể chuyện đều có sức hấp dẫn riêng, do vậy mà khơng nên tuyệt đối hố vai trò bất cứ hình thức nào Mà để chuyện hay thì phụ thuộc vào tài năng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo

1.2.2 Các biện pháp nghệ thuật thể hiện 1.2.2.1 Biện pháp độc thoại nội tâm

Biện pháp độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩa sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình ở bên trong Đó là lúc nhân vật thật nhất Trong tác phẩm biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng Cùng với những biện pháp cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc

thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức cao hơn: Đó là chiều sâu tâm hồn

Trang 13

1.2.2.2 Biện pháp đối thoại

Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để các nhân vật trò

truyện, trao đổi thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nảo đó

Các mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật càng đối thoại nhiều thì càng bộc lộ được những đặc điểm thuộc về tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuôi, giới tính của mình Sự bộc lộ đó qua cả nội dung lời đối thoại, qua cả cách nhân vật đối thoại Biện pháp này giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật, nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng

nói, cách nói

Với mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt là rất rõ rệt Thơ trữ tình hầu như không có đối thoại, còn truyện lại xuất hiện khá nhiều Tuy nhiên mức độ xuất hiện còn phụ thuộc vào sở thích của từng nhà văn và từng nội dung của truyện và ý muốn xây đựng tính cách của nhân

vật Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, biện pháp nghệ thuật này có tác dụng cá biệt hoá các nhân vật, làm cho mỗi nhân vật có một đặc điểm riêng,

không nhân vật nào giống nhân vật nào

1.2.2.3 Biện pháp để nhân vật tâm tình

Tâm tình là hình thức nhân vật bày tỏ ra thành lời suy nghĩ, tâm tư của mình (hoặc của tác giả) với nhân vật khác Thường thì lời tâm tình cũng chính là đối thoại, nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu khác, điềm đạm, thâm trầm và giàu cảm xúc, suy tư hơn Qua biện pháp nghệ thuật này ta cũng có cái nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được niềm say mê, nỗi vui sướng hay

tuyệt vọng, những tâm sự bức xúc của nhân vật

Trang 14

Biện pháp bàn luận như là đoạn trữ tình ngoại đề nảy sinh với mục đích

giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của hành động nào đấy Biện pháp này thường thể hiện qua lời nhân vật, cũng có khi trực tiếp lời tác giả để tác giả nhắn mạnh, lưu ý với người đọc một vấn đề nào đó Những ý kiến bàn luận phong phú, đa dạng sẽ cho thấy phần nào thế giới quan của các nhân vật

Triết lí được xem như một hình thức diễn đạt ngắn gọn và độc đáo một

kinh nghiệm, chân lí sống nào đó dưới dạng những lời phát biểu tự nhiên, mang tính tất yếu và quy luật

Cũng như lời bàn luận, triết lí có tác dụng xoáy sâu vào nội dung nào

đó và nó có thể nói lên tính cách nhân vật nếu như những lời đó đo chính

nhân vật phát biếu

1.2.2.5 Biện pháp để các nhân vật vào các xung đột - kịch tính Biện pháp này đòi hỏi nhà văn khéo đặt nhân vật vào những hoàn cảnh tình huống mang kịch tính, tức nó có vấn đề Hoàn cảnh đó có thể được tạo

dựng một cách đa dạng, đó là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch

cảnh trái ngang, một tình huống éo le, trớ trêu hay sự hiểu lầm mà dẫn đến mâu thuẫn Mâu thuẫn xung đột có thể từ trong chính bản thân nhân vật, có thê giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh Qua cách nhân vật đối diện với tình huống ấy và giải quyết tình huống để thoát khỏi xung đột, chúng ta sẽ nhìn nhận được bình diện nào đó tính cách của nó

Biện pháp thể hiện nghệ thuật này triệt để sử dụng mâu thuẫn, để làm

nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật trong tác phẩm truyện thì việc xây đựng những mâu thuẫn có thể xuất hiện đậm hoặc

nhạt khác nhau, tập trung hoặc dàn trải, nhiều hoặc ít

1.2.2.6 Biện pháp tả

Trang 15

sao cho hiệu quả biểu đạt cuối cùng là làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên trước sự hình dung của bạn đọc càng nhiều giác quan càng tốt Biện pháp thể hiện này rất hữu dụng trong việc cụ thể hố đối tượng Nó khơng chỉ cho người đọc hình dung về hình thức vẻ bề ngoài của đối tượng mà cùng với dụng ý của nhà văn còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa, cái bản chất bên trong của đối tượng

Tuy nhiên với từng loại văn, từng kiểu nhân vật, đặc biệt với từng dụng ý

nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện pháp thể hiện nghệ thuật này ở mức độ và hình thức khác nhau Song mục đích cuối cùng của biện pháp tả là để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động, cử chỉ của nó, môi trường thiên nhiên - xã hội bao quanh hiện lên cụ thể trước sự hình đung, tưởng tượng bằng ca năm giác quan của bạn đọc

1.2.2.7 Biện pháp kế

Giống như tả, kế cũng là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó

là hình thức trần thuật lại các sự kiện, biến cố xảy ra trong quá trình phát triển của đối tượng làm cho tác phẩm trở thành một đòng chảy các sự kiện, biến có, chỉ tiết hoạt động Và làm cho mỗi đối tượng miêu tả có một quá trình phát triển riêng sinh động, không lặp lại Qua biện pháp kể, quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa nhân vật với môi trường hay các hành động, cử chỉ ý nghĩa của nhân vật được xâu chuỗi, nối kết một cách lô glc với nhau Nếu biện pháp

tả tạo ra không gian nghệ thuật thì biện pháp kế lại tạo ra thời gian nghệ thuật

Trang 16

1.2.3 Loi van nghệ thuật

Lời nói nghệ thuật ở đây ta cần hiểu đó là lời văn trong tác phẩm văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn ngữ của tác phẩm văn học ( ) Lời văn nghệ có tính chất cố định tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó có tính vĩnh viễn” (14,tr187) Lời văn nghệ thuật còn mang tính hình tượng, tính biểu cảm, tính tổ chức cao và phục vụ cho cấu trúc hình tượng của tác phẩm Các tác giả cũng cho rằng lời văn nghệ thuật gồm hai tác phẩm cơ bản là “lời nói gián tiếp” của người kế chuyện và “lời nói trực tiếp” của nhân vật Mỗi yếu tố nay trong tacpham lai có đặc điểm riêng và vai trò nghệ thuật khác nhau

Lời người kế chuyện khá phô biến ở các tác phẩm tự sự (ở đây là lời tác giả hay nhân vật kể) là phương diện hết sức cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật Nó tạo nên ở bạn đọc một thái độ nhất định đối với vấn đề được nói tới Ngôn ngữ người kế chuyện đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn đắt câu chuyện từ những manh nha của mâu thuẫn xung đột đến từng bước đi giải quyết chúng trong tác phẩm Còn “lời nói trực tiếp” của nhân vật (là lời nhân vật đối thoại hay độc thoại) thường mang đầy đủ những đặc điểm riêng về bán chất, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, cá tính, đặc điểm địa phương

ở tác phẩm văn chương, mỗi yếu tố của lời nói nghệ thuật này có ý nghĩa khác nhau, vai trò khác nhau để cùng đạt tới đụng ý nghệ thuật của tác giá Lời nói trực tiếp của nhân vật có vai trò khắc hoạ những đặc điểm, thuộc tính của nhân vật Nó lại được thê hiện qua ngôn ngữ của tác giả Và chính ngôn ngữ người kế chuyện có tác dụng kết hợp đưa lại tính hoàn chỉnh và

Trang 17

Chương 2 Nghệ thuật kế chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp 2.1 Hình thức kế chuyện 2.1.1 Tác giả kế chuyện

Trong số 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (nhà xuất bản Hội nhà văn 2005) thì có tới 24 truyện (chiếm 63%) sử dụng hình thức tác giả kế chuyện Nó xuất hiện rải rác trong các tác phẩm viết về nông thôn và thành thị, tập trung hơn ở mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử Với hình thức kế chuyện này, tác giả đã tạo ra được lối kế chuyện khách quan mà người đọc có cảm giác như chính các sự kiện đó tự nó nói lên tất cả Nhà văn trong cách kể chuyện này đã đưa sự việc lên hàng đầu và cố gắng xoá đi đến mức tối đa sự hiện diện của người kể chuyện

Trong truyện Huyền thoại phố phường, hấp dẫn bạn đọc bởi lời kế chuyện hết sức tự nhiên Câu chuyện là bi kịch của nhân vật Hạnh, một người xuất thân từ nông thôn ra thành phố làm việc Hạnh có ước mơ và khao khát làm giàu Nhưng cuộc sống của Hạnh cũng hết sức vất vả, hắn phải dè xẻn từng đồng Do đó nên khi chứng kiến cảnh mẹ con bà Thiều đi lễ chùa tốn đến hàng bạc nghìn thì Hạnh đã nảy sinh lòng ghen tức và ham muốn cũng

được giàu như vậy Bằng mọi thủ đoạn Hạnh ép mình phải đổi được vé số 37

Trang 18

vừa ảo Khiến bạn đọc cứ tự hỏi liệu rằng cuộc sống này có ai như Hạnh - người đã đặt trọn niềm tin hão huyền vào cái vé số kỳ ảo kia Nhưng chúng ta cũng không thể khăng định rằng cuộc sống này không có con người như thế Vừa nực cười nhưng cũng rất đáng thương cho nhân vật Hạnh bởi hành động vừa trơ tráo nhưng cũng rất dại khờ của hắn Câu chuyện được mở đầu bằng buổi lễ sinh nhật Thoa và được tác giả kế cho đến khi Hạnh cướp đoạt được

cái vé số của mẹ con bà Thiéu Nhưng kết thúc của câu chuyện lại hết sức bất ngờ, tác giả không kế liền mạch mà lại tách ra thành đoạn kết riêng và đoạn

kết này phát huy tối đa vai trò của người kế chuyện Chính vì vậy mà câu chuyện càng thêm hấp dẫn hơn và phù hợp hơn với các chỉ tiết li kỳ trong câu chuyện

Còn Vàng lứa một truyện ngắn thuộc máng huyền thoại và lịch sử cũng được xác định thuộc đạng tác giả kế chuyện Sở dĩ như vậy là do những

căn cứ vào nội dung của câu chuyện Câu chuyện có thể xác định bắt đầu từ

đoạn nói về Nguyễn Phúc ánh, còn đoạn trước đó được coi như lời giới thiệu cho xuất xứ của câu chuyện này Trong đoạn giới thiệu đó cũng xuất hiện một

nhân vật xưng tơi: “Ơng Qch Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lí, huyện lị Đà Bắc

viết thư cho tôi Về Hà Nôi, tôi viết truyện ngắn này Khi viết, tôi có tự ý thay đôi một vài chỉ tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lí lại các tư liệu để hợp với việc kế chuyện” (16,tr149) Nhưng theo chúng tôi đây không phải là một nhân vật ngôi thứ nhất đóng vai trò người kế chuyện, mà là lời xuất hiện trực tiếp của tác giả Theo Nguyễn Văn Đông lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có thể khái quát thành 3 dạng cơ bản: Dạng lời tác giả lộ điện trực tiếp, dang lời tác giả trong hình thức trần thuật trung tính, dạng lời tác giả mượn hình thức lời kế dân gian Nhà nghiên cứu cũng cho rằng: “Dạng lời tác giả lộ diện trực tiếp thường là dạng lời nằm ngoài cốt truyện Dạng lời này thường

Trang 19

thực hoặc minh định cho một vấn đề tư tưởng, hoặc tâm sự trữ tình, hoặc thú

nhận tư cách nhà văn của tác giả” (3,tr19) Với lối kế chuyện đó, truyện ngắn

Vàng lửa đã tạo ra được một lối kế chuyện độc đáo, kế chuyện như là lối viết

sử ký Nội dung của câu chuyện là sự hư cấu về Nguyễn ánh và Nguyễn Du qua mối quan hệ với nhân vật Phăng Chính bởi vậy mà truyện ngắn này đã gây ra rất nhiều cuộc tranh luận: đâu là văn, đâu là sử, văn hay sử Nhưng ở đây chúng ta không đi lí giải các cuộc tranh luận này mà chúng ta có thê khẳng định rằng đây là một lối viết truyện rất mới Người viết cũng muốn thanh minh rằng nội dung của câu chuyện là do nhà văn sáng tạo nên Đặc biệt trong phần kết thúc câu chuyện càng lộ rõ đây là câu chuyện hoàn toàn hư cấu Tác giả đã xây dựng lên ba đoạn kết khác nhau để cho bạn đọc có quyền lựa chọn Đây cũng là cách để Nguyễn Huy Thiệp đưa bạn đọc từ thực tại trở về với không khí lịch sử xa xưa, rồi lại từ lịch sử trở về với thực tại Một lối viết truyện độc đáo rất thu hút được người đọc cho đù người đó không đồng tình với nội dung của nó thì vẫn phải chú ý tới

Dạng lời tác giả trực tiếp này đã góp phần đáng kế tạo nên khoảng cách thời gian của truyện với thời gian lời kể với thời gian người đọc Dạng lời kể này cũng xuất hiện trong một vài truyện khác của ông: Kiếm sắc, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ

Trang 20

truyện ngắn đa dạng về hình thức Ông coi mười truyện trong Những ngọn gió Hua Tát là truyện ngắn “giả cô tích” (1,tr351) Xét ở góc độ nào đó, quá đúng như nhiều người nhận xét, Nguyễn Huy Thiệp học rất nhiều cách viết của người xưa: “Học xưa để làm mới nay cũng là một lối sáng tạo phổ biến” (Nguyễn Văn Đông) (3,tr20) Lời tác giả trong Những ngọn gió Hua Tát mang lại một văn phong vừa cũ vừa mới Cũ ở cách thức kế chuyện nhưng lại

mới ở ý tưởng, lối kế chuyện làm cho người đọc không thể nhằm lẫn giữa

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với truyện cổ tích của các nhà sưu tầm dân gian được Và tac gia đã sử đụng tối đa ưu điểm của hình thức tác giả kế

chuyện mà tạo ra được một hệ thống truyện khác nhau nhưng cùng nằm trong

một đề tài chung qua lời giới thiệu rất trữ tình về bản Hua Tát

Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau, lời văn mang đậm chất sử ký, chất giả sử, giả cổ tích, lối folklore hiện đại đã tạo nên một văn phong độc đáo Nó khiến ông trở thành một trong những gương mặt đầy ấn tượng của nền văn xuôi Việt Nam đương đại Có lúc lối kế chuyện tương đối khách quan, có lúc lại mượn giọng điệu kể chuyện cũ nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn sáng tạo nên những truyện ngắn hết sức hiện đại Như vậy có thể nói Nguyễn Huy Thiệp có vai trò rất quan trọng góp phần xây

dựng nền văn học Việt Nam sau 1975 rất sôi động

2.1.2 Nhân vật kế chuyện

Trang 21

có nhân vật xưng “tôi” làm người kế chuyện, thì chúng ta càng thấy rõ điều

đó

Trong truyện Tướng về hưu, người kế chuyện là Thuần - nhân vật

A¿?

xưng “tôi” Thuần kế về vị tướng về hưu đó chính là người cha của mình Câu

chuyện hiện lên như một câu chuyện có thật ngoài đời được nhân vật “tôi” ké

lại “Tôi” kể về người cha của mình về một phần cuộc đời của mình trong mối tương quan trên cương vị cha con Và “tôi” còn kế lại câu chuyện về gia đình

mình, về mẹ, về vợ, ông chú, ông cậu, kẻ ăn người ở Giọng văn “khách

quan lạnh lùng” được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng độc tôn trong truyện: “Vợ

tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai Hàng ngày các rau

thai nhi bỏ đi, Thuỷ cho vào phích đá đem về Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chăng quan trọng gì Cha tôi dắt tôi xuống bếp chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẫu thai nhi bé xíu, thấy có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng Tôi lặng đi”(16,tr20)

Điều độc đáo mà Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua Tướng về hưu đó là người kế chuyện không hè bộc lộ sự yêu ghét, đồng tình hay phản đối với các nhân vật khác Đây cũng là đặc điểm chung cho toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho đù đó là hình thức kế chuyện nào đi nữa Nhân vật kê chuyện

liên tục đưa ra các sự kiện liên tiếp nhau: Vợ tôi bảo, cha tôi bảo mà không

hề có lời nhận xét hay đánh giá nào về những sự kiện đó Với lối kể chuyện này các nhân vật hiện lên hết sức tự nhiên như con người ở ngoài đời vậy

Trang 22

giọng lạnh lùng khách quan, và người kê chuyện để cho các nhân vật hiện lên tự nhiên mà không hề có sự đánh giá đẹp xấu, đúng sai, yêu ghét

Trong truyện: Những bài học nông thôn người kê chuyện lại là một

cậu bé mới lớn tên là Hiếu Hiếu ở thành phó về quê chơi với gia đình Lâm,

cậu đã nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống nơi đây và có phần còn yêu mến nơi đây hơn thành phố mình đang sống Nguyễn Huy Thiệp đi sâu khai thác

đời sống nội tâm của nhân vật “tôi” đặc biệt sau khi gặp nhân vật Triệu

Trong truyện ngắn này người kế chuyện xưng “tôi” khác với người kể chuyện trong hai câu chuyện trước Nếu như “tôi” trong Tướng về hưu và Những người thợ xé không có mây lời nhận xét về các nhân vật khác thì “tôi” ở truyện ngắn này luôn có mối giao hoà với các nhân vật khác: “Tôi nhìn anh thương xót, tự đưng nước mắt tôi ứa cả ra Tôi úp mặt xuống bờ cỏ để anh khỏi thấy rằng tôi đang khóc Và cái chết của anh Triệu mang lại nhiều suy tư cảm phục cho tôi” (16,tr134)

Qua đó, chúng ta thấy nhân vật “tôi” là người rất giàu tình cảm và luôn có những trăn trở về cuộc đời Và với truyện ngắn này chứng tỏ rằng Nguyễn Huy Thiệp không bỏ rơi nhân vật của mình mà luôn sát cánh cùng nhân vật Ông cũng trăn trở, suy tư khi nhân vật của mình có những khúc mắc trong tâm hồn Cùng với hai truyện trước, cho thấy Nguyễn Huy Thiệp vừa có cái nhìn lạnh lùng khách quan qua ngòi bút nhưng trong lòng lại chất chứa bao tình cảm

Trang 23

Ngoài ra, trong hệ thống các truyện ngắn có nhân vật xưng “tôi” là người kế chuyện của Nguyễn Huy Thiệp còn có loại truyện mà tác giả cũng xuất hiện trực tiếp ở một phần nào đó trong truyện Chẳng hạn như truyện ngắn: Chú Hoạt tôi, nhân vật kế chuyện là Vương, nhưng đến cuối truyện tác giá vẫn xuất hiện qua lời trực tiếp: “Tôi đã nghe câu chuyện trên trong một lần đi qua Bắc Giang Hôm ấy trời mưa tôi rẽ vào một quán ăn ven đường, chủ quán là một người niềm nở và khá hay chuyện Trên vách quán ăn có treo

một vài bức ảnh gia đình Tôi chỉ hú hoạ vào một bức ảnh chụp hình một

người mắt sáng, có cái nhìn khá chăm chú, có phần căng thắng và đau đớn Cái nhìn cứ ám ảnh tôi không dứt Tôi hỏi chủ quán là ai Anh ta nói:

- à Đấy là chú Hoạt tôi

Tôi đã ghi lại nguyên văn lời kể của người chủ quán Trong bản ghi

chép, tôi có sửa tên vài ba nhân vật có thêm bớt ít dau cham phay dé cho dé

đọc ” (16,tr483) Đoạn lời trực tiếp của tác giả trên đây trong quan hệ với

lời nhân vật kế chuyện đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật lớn, đó là tạo ra

hình thức kế chuyện đặc trưng: truyện ở trong truyện

Qua việc khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có thể khái quát lại hình thức kế chuyện như sau:

- Mặc dù sử dụng hình thức ké chuyện nào đi nữa thì truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc Những truyện ngắn của ông có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng nó vẫn có sức lôi cuốn lạ kỳ và phải thừa nhận rằng văn chương Nguyễn Huy Thiệp táo bạo và khá lạ so với văn chương truyền thống

Trang 24

phong cách cho riêng mình Mà ai đọc cũng bị cuốn hút và đọng lại nhiều

Suy tư

2.2 Các biện pháp nghệ thuật thể hiện

Để phục vụ cho nghệ thuật kể chuyện, các biện pháp nghệ thuật đóng vai trò rat quan trọng trong việc xây đựng nên cốt truyện, nhân vật và giá trị của tác phẩm Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt các biện pháp nghệ thuật để thấy được những nét độc đáo trong văn phong của Nguyễn Huy Thiệp

2.2.1 Biện pháp độc thoại nội tâm

Độc thoại là một biện pháp nghệ thuật thể hiện khá quan trọng Lời độc

thoại xuất hiện vừa phải gắn với các hoàn cánh khác nhau và nó đã thực sự cho người đọc thấy được những niềm sâu kín bên trong của nhân vật làm nhân vật hiện lên đúng với bản chất của nó Biện pháp này được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều trong mảng truyện ngắn viết về nông thôn Những độc thoại ở đây thường sâu sắc chứa chất tình cảm đồn nén của nhân vật Bên cạnh đó, những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp viết về thành thị thường là những độc thoại ngắn và gắn với cuộc sống phồn hoa của con người nơi thành

phố Độc thoại nội tâm một mặt làm nhân vật bộc lộ được tâm sự của mình, mặt khác cũng làm cho nhân vật bộc lộ được những nhận xét của mình về các

nhân vật khác, về cuộc đời và về xã hội

Trong Tướng về hưu độc thoại tập trung ở nhân vật Thuần Trước hết

Trang 25

gid tết cũng phải đi lại nhưng mà ngày thường cũng nhạt” (16,tr18) Không chỉ có tình cảm yêu ghét qua lời độc thoại nhân vật Thuần cũng thế hiện những tình cảm thật nhất của mình Đó là lúc Thuần bất đắc đĩ phải cho Tuân

mượn cái ca-ra-vát đẹp nhất: “Nói là mượn, chắc gì đòi được” (16,tr19) Qua

độc thoại chúng ta thấy Thuần là người trí thức nhưng anh cũng mang những

tình cảm đời thường đó là cái bản chất của con người Độc thoại nội tâm đưa nhân vật gần với người đọc hơn, từ đó có phần cảm thông với nhân vật

Đó là những khi nhân vật có sự hối cải hay những lời than thân, nhưng cũng có khi đó chỉ là một cảm xúc thường nhật khi gặp đau thương, mất mát: “Tôi khóc, tôi chưa bao giờ khóc như thế Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc như thế nào Hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người” (16,tr29)

Như vậy, khi kể về cuộc sống của gia đình mình về các nhân vật xung quanh Mặc dù đó chỉ là những nhận xét rất đời thường về những sự việc của cuộc sống hàng ngày nhưng nó cũng góp phần bộc lộ các khía cạnh của con người của cuộc sống hiện đại Nhân vật Thuần sống thực tế nhưng cũng có tắm lòng phụng thờ đối với cha mẹ

Trong Những người thợ xé nhân vật có độc thoại nội tâm đồng thời cũng chính là người kể chuyện Đó là Ngọc - một trí thức nhưng lại không giỏi giang về mặt chuyên môn Ngọc học đại học nhưng vì thi trượt tốt nghiệp

nên phải nghỉ ở nhà để năm sau thi lại Thời gian đó Ngọc theo một toán thợ

Trang 26

tôi? Là hy vọng của tôi? Cũng là địa ngục của tôi?” (16,tr103) Lời độc thoại của Ngọc vừa là những băn khoăn vừa là bất mãn của anh với thời cuộc Đó

là một loạt câu hỏi về lẽ sống ở đời, nó vừa là sự bế tắc, vừa có hy vọng, vừa

là nhận xét, đôi khi cũng là triết lí về cuộc sống Chính bởi là con người đa sầu đa cảm như vậy nên khi nghe tiếng tác của con hoằng trong đêm thanh tĩnh cũng làm anh thao thức nghĩ mông lung tới kiếp người Trái với Bường, Ngọc luôn thông cảm được với mọi thứ và thông cảm với Bường con người có quan điểm sống hoàn toàn khác mình: “Tôi biết anh Bường không có khả năng lí giải gì về sự sống Mà nói chung không ai lí giải được gì về nó, cái sự sống vô tận ấy Hễ tối tăm và đói kém là nó sẽ tác ầm lên” (16,tr104)

Thông cảm được với người khác, Ngọc lại không thể thông cảm cho mình, bởi anh luôn nuối tiếc và nghĩ về mối tình đã qua: “Tôi bỗng thấy

thương xót khủng khiếp bóp nghẹt trái tim tôi Tôi nhắm mắt lại có hình

dung khuôn mặt cô gái tôi đã từng yêu” Và ngay cả khi chuẩn bị đánh nhau với Bường, anh cũng bộc bạch: “Một thoáng tự nhiên tôi nghĩ đến tình yêu đầu tiên trong đời tôi Dù cô gái ấy trăm lần phù phiếm, dối tra và vô luân dù sao tôi đã yêu nàng Tôi biết chắc chắn sau này trong tôi không còn tình yêu nào khác, người phụ nữ mà tôi sẽ gặp sẽ chăng bao giờ khiến tôi vui sướng hoặc đau đớn nữa ” (16,trl14) Khi cứu Quy ra khỏi tay Bường, Ngọc nghĩ về quá khứ, nghĩ về người yêu đầu đời của mình, người mà không hiểu vì sao

anh đã chia tay Qua độc thọai nội tâm đó mà chúng ta có thể nhận ra rằng

Trang 27

nữa: “Tôi đây nàng ra, tôi hốt hoảng thực sự vì sự lãnh cảm dửng dưng của

Ai?

trái tim tôi” (16,tr119) Như vậy nhân vật đã trưởng thành qua trường học của

đời sống nơi mà con người ta sống có tâm, có ác, có nhục dục, có lừa lọc Bao

điều Ngọc học được ở đại học qua Ngọc ở đầu truyện là một chàng trai non nớt nhưng đến cuốỗi truyện Ngọc đã khôn lớn hơn rất nhiều Chỉ với độc thoại nội tâm mà nhân vật đã hiện lên khá rõ nét

ở truyện Những bài học nông thôn độc thoại nội tâm thể hiện nhiều ở

nhân vật Hiếu Vốn sống ở thành phố được mẹ cho về quê chơi, Hiếu bị choáng ngợp bởi thiên nhiên và con người nơi đây Đầu tiên là lúc Hiếu được chứng kiến cảnh bố Lâm thả diều Sự say sưa của ông với con diều làm Hiếu cảm động: “Tôi ngắm thân hình ướt đẫm, bê bết bùn đất của ông khâm phục, tôi ước tính khoảng cách ông vừa vượt qua dễ đến chín mươi cây số” (16,tr123) Và cũng từ đó không gian thôn quê đã bao trùm toàn bộ tâm lí của Hiếu: “Tôi đi một mình trên con đường lạ vào thôn Bóng tối chập choạng Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu đàng mà bí ẩn Tôi không xác định được thời gian sống hiện tại của mình Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống thậm chí tôi quên mắt cả khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi Cả đến chuyến tàu trở tôi và Lâm từ thành phố về buổi sáng nay nữa, tôi cũng quên biến” (16,tr124) Nguyễn Huy Thiệp khá tinh tế nhưng cũng rất táo bạo để cho nhân vật của mình say sưa với thiên nhiên đến mức có thể quên hết những gì đã gắn bó Nhà văn hơi cường điệu nhưng có những lúc mải mê với thiên nhiên, cảnh đẹp mát dịu thì con người ta cũng muốn có cảm giác như vậy Đó là cảm giác muốn quên đi tất cả cuộc sống bon chen để kiếm chút thanh thản trong tâm hồn Khi nói về cha mẹ, nhân vật Hiếu cũng

nói rất xa lạ có chút buồn: “Tôi nhớ đến bố tôi, bố tôi để râu con kiến, cũng

Trang 28

125) Không phải là Hiếu coi trọng cái vùng quê này hơn cả tình cảm đối với bố mẹ, bởi minh chứng là ở cuối truyện khi nhận được lá thư của bố, Hiếu đã trở về thành phố Nhưng tình cảm với nông thôn và người nông dân khá sâu nặng trong trái tim Hiếu Đặc biệt trước hành động của anh Triệu hy sinh thân mình để cứu bé Tiến “Tôi bỗng hoảng hốt y hệt buổi chiều khi ráng mỡ gà đột nhiên phản chiếu Tôi nhận ra thế giới bao la vô cùng vô tận, bản thân tôi, sự sống và cái chết đều là bé nhỏ và không có ý nghĩa gì” (16,tr135) Nguyễn Huy Thiệp dành rất nhiều tình cảm cho nông thôn Nên trong một loạt truyện viết về nông thôn ông đều để cho nhân vật đắm chìm trong những dòng suy nghĩ: Những bài học nông thôn, Con gái thuỷ thần, Cháy đi sông oi

Trong Huyền thoại phố phường tác giả tập trung thể hiện qua độc thoại của nhân vật Hạnh Hạnh vốn xuất thân từ nông thôn ra thành phố làm việc với ước mơ làm giàu, nên tư tưởng của Hạnh luôn bị đồng tiền chi phối: “Hạnh hiểu giàu có mới là điều kiện để thành đạt Không có đồng tiền sự nghiệp lập thân chỉ là chuyện hão” (16,tr234) và Hạnh luôn nhắc mình phải “Dè xẻn, tiết kiệm từng đồng một” (16,tr234) Chính vì vậy mà khi chứng kiến cảnh mẹ con bà Thiều đi lễ chùa hết rất nhiều tiền thì Hạnh đã nảy sinh ham muốn làm giàu mà không cần lao động và hắn nuôi ước mơ chiếm đoạt

chiếc vé số của mẹ con bà Thiều: “Chiều nay mở số, Hạnh không thể nào

Trang 29

Biện pháp độc thoại nội tâm có vai trò rất lớn trong việc giúp người đọc đánh giá nhân vật Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng biện pháp này khá nhiều trong truyện ngăn của mình trừ truyện huyền thoại và lịch sử Ngoài những truyện kế trên còn rất nhiều truyện khác cũng có độc thoại tương tự: Cháy đi sông ơi, Con gái Thuỷ thần, Muỗi của rừng, Thương nhớ đồng quê Tác giả chú ý sử dụng biện pháp nghệ thuật này với nhiều dụng ý nghệ thuật khác nhau nhưng mục đích lớn nhất vẫn là làm nổi rõ nhân vật Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn cho thấy Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thích tìm hiểu và khám phá nội tâm của con người

2.2.2 Biện pháp đối thoại

Theo dõi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc luôn luôn bị thu hút bởi sức hấp dẫn của lời thoại nhân vật Qua đối thoại các nhân vật hiện lên rõ nét và sinh động về giai cấp, lứa tuổi, giới tính, tính cách Nhìn vào cấu trúc đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông ít khi kéo dài các trường đoạn tâm lí theo lối phân tích kể lễ Nhịp điệu của lối thoại gọn, nhanh, không cần bất cứ sự che chắn, trợ giúp ngoài ngôn ngữ nào Lối dẫn truyện cũng bị gọt tỉa đến mức tối đa Và hiệu quả của nó là đưa người đọc hoà nhập với cuộc thoại như chính mình cũng tham gia vào cuộc thoại vậy

Trang 30

Xuyên suốt tác phẩm lối dẫn truyện đề nối kết các lời nhân vật được lặp đi lặp lại bởi những cụm từ: “Cha tôi bảo”, “vợ tôi bảo”, “tôi bảo”, “cha tôi nói”, “vợ tôi nói” tạo nên một nét riêng của nhà văn này

Là một ông tướng về hưu, ông Thuấn cũng không đối thoại nhiều nhưng qua lời thoại chúng ta có thể năm bắt về con người của ơng khá rõ Ơng Thuần là thiếu tướng về hưu nên về nhà ông vẫn rất khuôn phép và có phần cổ hủ so với thời cuộc, những lối sống đạo đức chân lí gắn với con người ông Khi thấy con dâu nấu cám cho chó bằng nhau thai nhỉ ông rất bất bình: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này” (16,tr20) Khi Không suốt ngày mang thơ đến cho con dâu thì ông cũng không thể chấp nhận được: “Thằng Không sang chơi từ chập tối Nó với vợ mày cứ rúc rích với nhau bây giờ chưa về” (16,tr26) Và thấy con trai không phản đối gì ông cũng bực cả con: “Anh nhu nhược nguyên do là anh đếch sống được một mình” Tôi bảo: “Không phải cuộc đời nhiều trò đùa lắm” Cha tôi bảo “Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không nghiêm trọng” Cha tôi bảo: “Sao tôi cứ lạc loài” (16.tr21) Lời thoại của ông Thuấn rất chân thực

mang tính mực thước của thiếu tướng và ông cũng bộc bạch sự lạc lõng của

ông trong chính ngôi nhà của mình

Trang 31

mình: “Em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư Hai

nghìn tư, phụ phí sáu nghìn Việc mua bán em lo Cô giao cho cô Lài Đừng nghe ông Bồng, lão ấy đều lắm” Tôi bảo: “Ông Bồng cầm bốn nghìn rồi” Vợ tôi bảo: “Thôi coi như trả công lão ấy tốt nhưng nghèo” (16,tr23) Thuỷ tỏ ra rất tháo vát và có đầu óc kinh tế nhưng không bị đồng tiền chi phối đến mức không còn tình nghĩa Thuỷ vẫn kính trọng bố mẹ chồng, với kẻ ăn người ở Thuỷ cũng rất tốt Khi cha con ông Cơ về thăm quê, vợ tôi hỏi: “Thế hai cha con có bao nhiêu tiền?” Ông Cơ bảo: “Cháu có ba nghìn, ông cho hai nghìn là năm” Vợ tôi bảo: “Được, đừng lấy hai nghìn của ông, tôi bù cho hai nghìn ấy, lại cho thêm năm nghìn” (16,tr21) Thủy là con người hoàn toàn của cuộc sống hiện đại

Trong khi đó người trụ cột gia đình là Thuần thì anh lại không có được tính quyết đoán như vợ và cũng không có đầu óc làm kinh tế như vợ Do đó, mọi việc trong nhà anh đều không tự quyết định được mà luôn luôn: “Để con hỏi Thuỷ” Ngay cả khi lo đám tang cho mẹ Thuần cũng chỉ là người đứng ở ngồi: Ơng Bồng hỏi tôi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế?”.Tôi báo: “Vợ cháu” (16,tr23) Mặc dù là một kĩ sư có tắm lòng phụng thờ cha mẹ nhưng anh lại là người chồng nhu nhược Do vậy khi vợ có tư tưởng ngoại tỉnh anh cũng không dám lên tiếng mà chỉ bảo với cha: “Cha đi ngủ đi, để ý làm gì” (16,tr26) Đối thoại đã làm cho nhân vật “tôi” nối rõ con người cũng như tính

cách của mình Thuần luôn sống dựa vào sự lo toan của vợ nên anh cũng

không có cái nhìn thực tế với cuộc sống

Trong truyện còn nhân vật ông Bồng cũng rất đáng chú ý: “Ông Bồng hỏi: “Ván mấy phân?” Tôi bảo: “Bốn phân” Ông Bồng bảo: “Mắt mẹ bộ xa lông Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dối bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” (16,tr230) Khi đưa đám ma ông Bồng cũng thản nhiên như không:

Trang 32

bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó” Cha tôi bảo: “Chú ơi, lúc này mà chú đùa à?” Ông Béng lại khóc: “Chị ơi chị đánh lừa em chi di ” (16,tr24) Qua đối thoại cho thấy ông Béng là người rất tính toán, tham của cải vật chất, rất độc

mồm nhưng cũng thấy ông rất quan tâm và sống nhiệt tình với con cháu mặc

dù nếu có lợi nhuận thì lão còn nhiệt tình hơn nữa Cuối truyện lại cho thấy

ông là người hết sức lãng mạn: “Nước mình thật đẹp như tranh Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước Chứ ở quê ta, đù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả” Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy, ở nơi khác cũng thế họ lại thấy yêu Hà Nội” Ông Bồng bảo: “Thế là nơi này yêu nơi kia, người này yêu người kia Tất cả đều đất nước mình, nhân dân mình cả Vậy

thì đất nước muôn năm, nhân dân muôn năm! Hoan hô đèn cù” (16,tr29)

Ngoài ra bằng đối thoại ông Cơ và cô Lài cũng hiện lên mình là người giúp việc: Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chẳng phải, Mợ mới xinh nhất” Vợ tôi bảo: “Em đi chú ý đỡ ông khi tàu xe” Cha tôi bảo: “Hay thôi khơng đi” Ơng Cơ giẫy nảy: “Chết, cháu điện rồi, mang tiếng chết” (16,tr21)

Đối thoại cũng giúp phân biệt người lớn và trẻ nhỏ Cái Mi và cái Vi trong truyện cũng có những câu hỏi rất hồn nhiên: Cái Mi hỏi: “Ông đi ra trận hả ông?” Cha tôi bảo: “ừ” Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?” (16.tr28)

Như vậy qua đối thoại ta nắm bắt được những giai cấp, nghề nghiệp khác nhau: Kỹ sư, bác sĩ, hưu trí, nông dân, người làm công, rồi già, trẻ, nam nữ cùng với những tính cách khác nhau được thể hiện rất rõ nét

Trong Những người thợ xẻ đỗi thoại cũng làm cho các nhân vật hiện lên rõ nét tiêu biểu là nhân vật Bường, Bường luôn tỏ ra là người quyết đoán, tương xứng với vai trò của người đội trưởng: Anh Bường đi theo chị Thục lát

sau về bảo: “Mai quân ta kéo vào Tạ Khoang” Chị Thục bảo: “Em chịu bác

Trang 33

ông thợ mộc mướp này không? Thợ nông trường còn có gạo cấp, còn các bác là dân tự do lấy gì mà ăn” Anh Bường báo: “Bí kế phải nhận thôi, tôi cũng chăng nhữn gì đâu Kéo cưa lừa xẻ mà ” (16,tr100) Qua đối thoại Bường hiện lên là người dám làm dám chịu, anh có thể làm mọi thứ kế cả việc không

chính đáng để kiếm tiền: “Theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra đợt xẻ này phải đạt

từng này từng này tiền ký với tay Thuyết, hoá ra bọn mình lỗ 70% Được

cái tao đã linh động bán đi 12 cái cột với bảy hộp gỗ, được từng này từng

này tiền Hoá ra so với chỉ tiêu, bọn mình vượt 220% Đời son thật! Thế mới gọi là hạch toán kinh tế chứ” (16,tr112) ở con người Bường hội tụ những đặc điểm của một con người đời thường nhất Bởi vậy nên ngay lúc bình thường anh cũng có giọng điệu của riêng mình, Anh Bường thức dậy bảo: “Này công tử bột, nhớ nhà hả?” Tôi bảo: “Khơng, con hỗng nó kêu thương quá Nó lạc mẹ hay sao hả anh?” Anh Bường bảo: “Mày không nên đa cảm như thế

Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng

ăn, đa cám làm yếu người đi Ngày mai khối lượng công việc rất nặng ” Bường không mơ mộng, anh sống rất thực tế, nhưng Bường cũng là người xông pha, chăm chỉ có trách nhiệm với những anh em trong đội của mình Mặc dù lúc giận Bường đã để cưa cắt vào chân Ngọc để sau đó anh đã khóc vì thương bạn Khi được vợ chồng anh Chỉnh giúp đỡ, Bường trả công họ bằng những gì mình có tức là gỗ xẻ ra và ép họ nhận bằng được “Thế là chị thông cảm cho chúng em rồi Bà chị không coi chúng em là súc vật! Chúng em mắc nợ nghĩa tình thì khốn nạn lắm” (16,tr111)

Trang 34

đi Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu” (16,tr103) ở nhân vật

Ngọc đối thoại cũng mang theo dòng tâm trạng của mình

Trong truyện Những bài học nông thôn đỗi thoại lại mang đậm bản chất của người nông dân chất phác, cần cù: Chị Hiên hỏi tôi: “Hiếu ăn có no

không?” Tôi gật đầu: “Em ăn được bốn bát ở Hà Nội em chỉ ăn ba bát” Mẹ

Lâm bảo: “Trai tráng ăn bốn bát thì hèn Ơng nhà tơi phải ăn chín bát mới đủ

no” Chị Hiên bảo: “Con chịu u, con chỉ ba bát là hết nước” (16,tr121) Đối

thoại cũng làm cho các nhân vật hiện lên suy nghĩ và tính cách của mình Tiêu biểu là tình yêu nông thôn và những người nông dân của Hiếu và anh Triệu: Anh Triệu bảo: “ Chú ở thành phó thế chú có khinh người nhà quê không?” Tôi bảo: “Không” Anh Triệu báo: “ừ, đừng khinh họ Với nông thôn tất cá bọn dân thành phố và bọn có học vẫn chúng ta đều mang tội trọng Chúng ta pha tan nat ho ra bang những lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa

học giả cầy, hành hạ bằng luật lệ, lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương

tuy .” Bao giờ tôi cũng nói rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” (16,tr133)

Trong truyện Huyền thoại phố phường, lời thoại khá tự nhiên, mang đặc trưng của người dân thành phố:

“Thoa giơ bàn tay ra trước mặt rồi bỗng giật mình:

- Thôi chết! Cái nhẫn của con vẫn đeo ở đây mà rơi dau mat! Budi sang ngủ dậy còn thấy cơ mà?

- Cha bố cô! Bà Thiều chồm dậy — Chỉ toàn ăn tàn phá hại! Có đi tìm ngay không bà lại cho một trận bây giờ!

Mọi người rối rít Ông Phúc tỉnh ngủ.Thoa lục loi tung cả tủ quần áo Ba Thiéu rén ram:

Trang 35

Khác với những câu chuyện trước, lời thoại ở đây và lời dẫn thoại lại được tách riêng như trong truyền thống Điều này cho thấy Nguyễn Huy Thiệp ngoài việc cách tân trong xây dựng đối thoại thì ông cũng sử dụng lối

đối thoại của truyền thống dé sáng tạo những đoạn thoại đặc trưng Qua đoạn đối thoại đã vạch trần cái bản chất coi trọng đồng tiền của người dân thành

phố mặc dù họ không phải là người xấu

Như vậy chúng ta thấy ở mảng truyện viết về nông thôn và thành thị tác gia rat chú ý đến đối thoại Qua đối thoại các nhân vật hiện lên hết sức sinh động và hiện thực Còn trong mảng truyện “giá lịch sử”, “giả cổ tích” như Vàng lửa và Những ngọn gió Hua Tát thì đối thoại rất ít xuất hiện Đây là nét độc đáo riêng của Nguyễn Huy Thiệp Ơng ln ln để cho nhân vật của mình đối thoại với những gì là hiện thực của đời sống Còn những câu chuyện “giả lịch sử”, “giá cô tích” thì tác giả lại sử dụng rất ít biện pháp này để cho những câu chuyện của mình có tính huyền thoại và trở nên huyền bí

2.2.3 Biện pháp để nhân vật tâm tình

Như chúng ta biết, các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những nhân vật đa chiều cho nên biện pháp tâm tình cũng không phải là biện pháp mà tác giả sử dụng nhiều Mặc dù vậy tác giả sử dụng nó để làm rõ cách nhìn của các nhân vật với cuộc sống Đó là những cách nhìn hết sức hiện đại

Trang 36

nhận xét bộc lộ thái độ của Bường với những cái tên quán, còn đối với chính

trị thì Bường cũng bộc lộ thắng thắn: “Lao động chân tay, em ạ, không thể lay chính trị động viên được, chỉ lấy tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bố chứ Chủ nghĩa tư ban nó có cái đều, là lấy tiền và gái đề bóc lột giá trị thặng dư, nó làm cho các bác vô sản nhà ta mất hết của cải và tỉnh lực Đả đảo chủ

Ị?

nghĩa tư bản thối nát!” (16,tr105) Khi nói chuyện với Ngọc sau khi hai người đánh nhau, Bường nói nhưng mang bầu tâm sự về chiến thuật đánh nhau

“Bậc cao thủ đánh nhau kiểu khác Khi kẻ địch ra đòn, bậc cao thủ tìm cách

hoà kết năng lượng của chính kẻ địch với mình Tắt nhiên, điều ấy phải được thực hiện bằng các động tác kỹ thuật Bậc cao thủ dẫn dắt kẻ địch theo những vòng tròn Vòng tròn bao giờ cũng là mô hình tuyệt hảo nhất trong tồn bộ khơng gian sống Thay cho việc dùng sức giải toả mâu thuẫn, bậc cao thủ buộc kẻ địch hiểu rằng chỉ có nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch thiệp, tình thương, hoà hợp yên Ổn mới khép kín được quan hệ giữa những con người và quan hệ giữa từng con người với toàn thế giới Về kỹ thuật có thê tàn bạo nhưng về chiến lược phải dung hoà, đúng hơn là phải ôn định, cân bằng Đấy là toàn bộ lí luận của bậc cao thủ” (16,tr115) Tam tình trong truyện làm cho nhân vật Bường hiện lên rõ nét hơn Đó là con người khơng chỉ biết tính tốn lợi ích kinh tế mà cũng có những tâm sự về cuộc sống về cách nhìn của mình với cuộc sống

Nếu như tâm tình trong Những người thợ xé là lời của Bường - một tay chợ búa thì trong Những bài học nông thôn lại là những lời tâm tình của những người nông dân nên mang giọng điệu của người nông dân: “Chị Hiên thở đài: “Tôi hơn Hiếu ba tuổi Thế là già rồi đấy Đàn bà chỉ có một thì Tôi sợ lắm ” rồi: “Chị Hiên thủ thi: “ở nhà quê buồn lắm Tôi mới được ra Hà

Nội mỗi một lần Hồi ay chua lay chồng, vui vui là, nhưng cứ sợ Người Hà

Trang 37

bằng tuổi bố tôi bảo: “Cô em ơi, cô em đi với anh đi” Tôi sợ quá, tơi bảo: “Ơng này hay nhỉ!” Ông ấy cười: “Xin lỗi nhé, tôi tưởng em là bò lạc”.Tôi chăng hiểu bò lạc là gì Sau đó anh Tân đi lại, ông này chuồn mất Tôi kế với anh Tan Anh Tan sam mit lại, bảo: “Bọn thành phó toàn quân mat dạy” Tôi

không biết thế nào, nhưng người thành phố ai nói cũng hay, hơi tí thì xin lỗi”

(16,tr125) Chị Hiên liên tiếp tâm sự với nhân vật Hiếu về những suy tư của

mình lâu không được thổ lộ: “ở nhà quê sợ nhất là buồn chán Công việc thì

chăng sợ Nhiều khi buồn chán quá, người cứ bã ra Hồi ấy anh Tân đi bộ đội, tôi đã định tự tử vì buồn chán quán Tôi nằm một mình ở ruộng ngô, giữa tổ kiến vàng Tôi tưởng kiến vàng đốt thì nhất định chết Thế mà không chết Nó thương mình hay sao chứ? Chắc nó thấy tôi trẻ quá mà chết thì phí” (16,tr125)

Trong truyện còn lời tâm tình của bà Lâm, nhưng ở đây chúng tôi chỉ dẫn ra lời tâm tình của Hiên đã bao trùm những nét tâm tư của người nông dân chân thực chất phác hiểu đến đâu nói đến đó Họ không lên án chính trị cũng không ca tụng nó bởi vì những hiểu biết của họ về nó không nhiều Họ chỉ nói về những điều gắn bó mật thiết với họ Chúng ta thấy trong truyện còn có lời tâm tình của thầy giáo Triệu một người từ bỏ cuộc sống của người thành phó về với nông thôn sống gắn bó với người dân nơi đây cũng có những tâm sự rất đỗi đáng yêu: “Với nông thôn, tất cả bọn dân thành phố và bọn học vấn chúng ta đều mang tội trọng Chúng ta phá tan, phá nát họ ra bằng những lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa học giả cầy, hành hạ bằng luật

lệ, lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương tuỷ, chúng ta đè dí nông thôn bởi

Trang 38

Một điều đặc biệt là tất cả các nhân vật ấy đều tìm đến nhân vật tôi để tâm sự để giãi bày Do vậy chúng ta ngoài việc hiểu được những con người như chị Hiên, anh Triệu là người tốt mà còn hiểu được nhân vật tôi cũng rất giàu tình cảm là nơi đáng tin để các nhân vật khác gửi bầu tâm sự

Tâm tình trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy có nét đặc sắc là nó giản dị chân quê (qua lời chị Hiên) có lúc lại khúc triết qua

lời của Bường và anh Triệu Và đặc biệt là nó chỉ tập trung ở mảng truyện

viết về nông thôn, còn mảng truyện viết về thành thị và huyền thoại lịch sử thì gần như vắng bóng Ngoài ra biện pháp tâm tình còn xuất hiện trong một loạt các tác phẩm như: Giọf máu, Chuyện tình kế trong đêm mưa, Con gái thuỷ thân

Điều này lí giải tại sao mà tác giả dành nhiều tình cảm cho những

người ở thôn quê đến vậy, họ tồn tại như vốn sẵn của họ, thật thả chân thực nhưng cũng có lúc mạnh mẽ để mưu sinh cuộc sống

2.2.4 Biện pháp bàn luận triết lí

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông là người khá ưa triết lí Các triết lí trong văn ông bộc lộ rất tự nhiên Và sức hấp dẫn của các

triết lí này là nhà văn không khẳng định, không coi đó là những kết luận cuối

cùng Cách viết này hối thúc người đọc bước vào cuộc đối thoại với nhà văn qua trang viết Có những triết lí của nhà văn về những vấn đề tưởng như rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn

Trang 39

lại rất đặc biệt: “Đàn bà ấy, chúng mày ạ, không bao giờ đặt lòng tin vào chúng Chúng tàn bạo trong chính sự ngây thơ trong trắng của chúng Chúng gây cho người ta hy vọng, ham muốn chờ đợi, rốt cuộc ta cứ mòn mỏi đi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay” (Những người thợ xé) Từ con người cụ thể đến con người chung cộng đồng mà ông chú ý dừng ở những người nông dân: “Đấy Tất cả dân chúng đông như thế Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở, loanh quanh, kiến ăn chang được là bao” (Những bài học nông thôn) Nguyễn Huy Thiệp không kết luận mà ông cứ đưa ra những nhận xét hết sức tự nhiên qua lời kế của các nhân vật

Ngoài triết lí về con người, Nguyễn Huy Thiệp cũng có những triết lí rất khác về cuộc sống Ông cho rằng: “Đời người ta, ai đã chăng từng săn đuôi bao điều phù du” (Những ngọn gió Hua Túi), hay ông có những triết lí về nghĩa tình cũng rất giản đơn nhưng lại khúc triết: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình Vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, đù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” (Những người thợ xé) Có lúc ông lại đề cập đến lòng tốt của nhà chính trị: “Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm

việc thiện với một bộ phận đơn lẻ mà còn là sức đây của ông ta với khối cộng

đồng” (Vàng lửa)

Trang 40

máu) Có lúc ông lại tuyệt vọng: “Tôi thấy buồn vì văn học của ta ít giá trị thật Nó thiếu tín ngưỡng và thấm mĩ thực” (Vàng lứa) Với những suy nghĩ về văn chương như vậy, nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp là người cực đoan Nhưng chúng ta hãy nhìn kỹ lại sẽ thấy không phải ông cực đoan, nông nỗi hay nhẫn tâm: “Ông thừa sức viết nên những tuyên ngôn nghệ thuật chừng mực và “chuẩn mực” về cả ngữ pháp lẫn ý tưởng Chỉ có điều, những tuyên bố như vậy rất đễ rơi vào nhàm nhạt “biết rồi, khổ lắm, nói mãi ” (2,tr162) Nói như vậy để chúng ta thấy rằng những triết lí mà Nguyễn Huy Thiệp sáng tạo ra hoàn toàn độc đáo mặc dù nó hơi “thô” nhưng nó là sự cách tân trong văn chương khác với văn chương trong truyền thống

2.2.5 Biện pháp để nhân vật vào các xung đột — kịch tính

Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được xây dựng dựa trên mảng hiện thực của đời sống Các xung đột không trở thành một mâu thuẫn trung tâm mà nó dàn trải suốt tác phẩm Các xung đột trong truyện không gay gắt, nó chỉ là những chỉ tiết nhỏ của cuộc sống, những mâu thuẫn của cuộc sống hàng ngày Chính điều này là điểm khác so với các tác phẩm tự sự trong truyền thống

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w