Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Đọc chút thoáng Xuân Hương đã chỉ ra các kiểu dạng người kể chuyện và sự dịch chuyển điểm nhìn của người kể chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng để làm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Lí Hoài Thu – người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn PGS TS Đoàn Đức Phương đã chỉ bảo cho tôi những bước đi đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các trợ lí sau đại học: Th.s Nguyễn Năm Hoàng, TS Diêu Lan Phương Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, các thầy cô phòng sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Cuối cùng, cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và công tác
Trang 4MỤC LỤC
Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài……… 3
2 Lịch sử vấn đề……… 4
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu……… 8
4 Phương pháp nghiên cứu……… 9
5 Cấu trúc luận văn……….10
Nội dung Chương 1: Khái lược về người kể chuyện và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp………11
1.1 Người kể chuyện và một số vấn đề xung quang người kể chuyện 11
1.1.1 Người kể chuyện……… ……… 11
1.1.2 Một số vấn đề xoay quanh người kể chuyện……….….12
1.2 Hành trình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp……… 15
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp……… 23
2.1 Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp………23
2.1.1 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất……… 23
2.1.2 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba……… 32
2.2 Điểm nhìn trần thuật……… 36
2.2.1 Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật …… ………36
2.2.2 Người kể chuyện kể từ điểm nhìn bên ngoài……… 38
2.2.3 Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn……… 45
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp……… …….54
3.1 Ngôn ngữ trần thuật……… 54
Trang 53.1.1 Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện……… ….54
3.1.2 Tính khẩu ngữ thông tục……… 62
3.1.3 Tính chất đa thanh……… 67
3.2 Giọng điệu……… 70
3.2.1 Giọng điệu khách quan lạnh lùng……… ……… 70
3.2.2 Giọng điệu trữ tình……… …….75
3.2.3 Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí………79
Kết luận……… 85
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học đương đại Việt Nam nổi lên một số hiện tượng văn học thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như độc giả, trong số đó phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp Vương Trí Nhàn nhận định: “Nếu có một thứ quả bóng vàng hay là cây bút vàng” dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa qua và cả đầu năm nay nữa - Người xứng đáng
được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp”[32, tr.405]; Đỗ Đức
Hiểu đánh giá cao tài năng của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách người tái tạo truyện ngắn Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX: “tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng Đó là truyện ngắn của anh Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, nó truyền thống và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại.”[32, tr.472] Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu
cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã thấy sự xuất hiện của Nguyễn Huy
Thiệp với tư cách là một hiện tượng tiêu biểu: “Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật lạ Trên hết anh là nhà văn đúng nghĩa từ này–sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để đạt đuợc cao nhất điều mình muốn biểu đạt Tức khắc sáng tác của anh trở thành một thứ hóa chất gây phản ứng, và sau phản ứng bao giờ cũng có chất mới tạo thành Công lao của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt Nam đương đại là ở “phản ứng” đó” [32, tr.6] Với những đánh giá cao về tài năng, cái tên Nguyễn Huy Thiệp không chỉ được nhắc đến như một hiện tượng “lạ” mà còn với tư cách một nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam những năm sau đổi mới
Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngòi bút của mình ở khá nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch và truyện ngắn Tuy nhiên thành công hơn cả là sáng tác truyện ngắn “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy động tâm can chúng ta,
Trang 7về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận
con người”[32, tr.478] Vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, truyện
ngắn của ông ngay lập tức đã được đông đảo bạn đọc cũng như giới nghiên cứu quan tâm
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ra nhiều tranh luận không chỉ vấn đề nội dung mà còn trong cách kể chuyện Phùng Gia Thế khẳng định: “Nếu kể được xem là “thiên chức” của người viết văn xuôi thì Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đã hoàn thành “thiên chức” đó trong truyện ngắn một cách xuất sắc”[41]
Người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của lí thuyết tự sự học, việc ứng dụng nghiên cứu về người kể chuyện theo lí thuyết tự sự học ở Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và từng bước khẳng định hiệu quả của hướng tiếp cận này Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn có được cái nhìn cụ thể về người kể chuyện trong truyện ngắn của ông Đồng thời góp phần tìm hiểu phong cách độc đáo cũng như những đóng góp của tài năng Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác truyện
ngắn Việt Nam đương đại
2 Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi mới xuất hiện đã hấp dẫn công chúng và giới phê bình nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong lời
giới thiệu cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định “Thật hiếm
trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì người ta đã tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng như
Trang 8chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”[32, tr.6]
Trước hết chúng tôi nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy Thiệp trong khoảng mười lăm năm từ khi Nguyễn Huy Thiệp trình làng và
được tập hợp trong tuyển tập có tựa đề Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của tác giả
Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn Chúng tôi nhận thấy rằng, trong phạm vi đề tài của các bài viết được lựa chọn tuy không nghiên cứu sâu về người kể chuyện nhưng các tác giả cũng đã đề cập ít nhiều về người kể chuyện trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp
Trong bài Khi ông tướng về hưu xuất hiện, tác giả Đặng Anh Đào đã chỉ
ra cái nhìn dân chủ hóa của người kể chuyện: “Cái nhìn dân chủ hóa của người kể chuyện ở đây chính là chỗ: tin rằng mình không phải mách nước cho
ai, lên lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn
đọc”[32, tr.23] Tiếp tục nghiên cứu về truyện ngắn Con gái thủy thần trong bài viết Biển không có thủy thần, Đặng Anh Đào chỉ ra sự khác biệt về người
kể chuyện truyền thống trong truyện cổ tích với người kể chuyện trong chùm
truyện ngắn cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Đọc chút thoáng Xuân Hương đã
chỉ ra các kiểu dạng người kể chuyện và sự dịch chuyển điểm nhìn của người
kể chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng để làm nổi bật chân dung của nữ thi sĩ Xuân Hương: Ở truyện thứ nhất “Người kể chuyện tuy ở ngôi thứ ba, nhưng do từ vựng là của nhân vật nên tuy không xưng “tôi” mà người đọc như lại thấy chính Tổng Cóc đang kể ra những suy nghĩ, độc thoại, cách ứng xử… của ông ta Người kể chuyện do đó mất đi vài trò của “Ông biết tuốt” Lời người kể chuyện đã ít (chủ yếu là tả các hành động của Tổng Cóc đứng lên, ngồi xuống, quát hỏi Lý Cờ…), lại rất khó tách bạch ra giọng điệu
Trang 9riêng.”[32, tr.77] Ở truyện thứ hai, “điểm nhìn chủ yếu trong truyện này là từ
Ấm Huy Vẫn là người thuật truyện ở ngôi thứ ba, nhưng thường xuyên di
chuyển sang Ấm Huy”[32, tr.81] Ở truyện thứ ba, người kể chuyện dựa vào
điểm nhìn của nhân vật đóng vai Chiêu Hổ để trần thuật
Dưới cảm nhận của nhà nghiên cứu Greg Lockhart trong bài Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh, tác giả cũng ít nhiều chỉ ra
được kiểu chân dung người kể chuyện khách quan đứng bên ngoài câu chuyện được kể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Quan điểm này cũng được
thừa nhận trong bài viết Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp của
nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn: “Không thuần túy là người kể, tác giả theo nghĩa chặt chẽ”[32, tr.335] Đó là “một chủ thể khách quan, trung tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng thiếu những đoạn trữ tình ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xem xét các sự kiện”[32,tr.335]
Trong Đọc văn phải khác với đọc sử nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã
chỉ ra người kể chuyện với tư cách là một sản phẩm hư cấu của nhà văn, là
một sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Vàng lửa:
“Phơ-răng-xoa ( Phăng) hư cấu không phải là “ người phát ngôn” của Nguyễn
Huy Thiệp Và nếu đọc kỹ chúng ta thấy cái người xưng “tôi” trong truyện cũng không phải là Nguyễn Huy Thiệp ngoài đời- đó chỉ là một vai tôi hư
cấu” [ 32, tr.181] Đồng thời chỉ ra kiểu “người kể chuyện không đáng tin”
cậy trong tác phẩm: “Nếu lấy chức năng kể chuyện để định danh cho loại nhân vật ở đây thì cả Phăng, cả người Bồ Đào Nha (và đôi khi cả vai “tôi” nữa) đều được xây dựng như là loại “người kể chuyện không đáng tin cậy” gần như kiểu nhân vật tự thú’’[32, tr183] Kiểu người kể chuyện này cũng
được tác giả Thùy Sương thừa nhận trong bài: Về một cách hiểu truyện ngắn
“ Vàng lửa”
Trang 10Nguyễn Mai Xuân và Trương Hồng Quang trong: Vàng lửa của Nguyễn
Huy Thiệp“triết học lịch sử”hay là“văn xuôi nghệ thuật” bên cạnh thừa nhận
vai trò căn bản của kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy có đề cập kiểu người kể chuyện ở ngôi thứ nhất…
Nhìn chung, những nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ đầu ông mới xuất hiện tuy chưa có bài viết nghiên cứu hệ thống về người kể chuyện nhưng những phát hiện về người kể chuyện trong một số truyện ngắn tiêu biểu bước đầu cho ta hình dung về kiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Về sau, các nhà nghiên cứu trên cơ sở khảo sát hàng loạt các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có những nhận định mang tính chất hệ thống
hơn về người kể chuyện Trong bài Hình thức đa thanh mới trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Châu Minh Hùng đã khái quát về người kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với cái nhìn dân chủ hóa Ở
phương diện này tác giả nhận thấy: “Nguyễn Huy Thiệp với tư cách nhà văn
đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm Anh ta chỉ có quyền tổ chức tác phẩm mà không có quyền lấy phát ngôn của mình định giá cho các phát ngôn khác Thiệp không trân trọng, cũng không nhại, không mỉa mai ai Lời kể bao giờ cũng nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng Lời kể trong văn ông lược
bỏ mọi thứ trang hoàng của giọng điệu, giảm thiểu đến mức tối đa những
trạng từ, tính từ tô điểm cho đối tượng.”[20]
Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa trong bài “Những dấu hiệu của chủ nghĩa
Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài” nhận thấy giọng điệu riêng và thái độ khách quan của người
kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
Bùi Việt Thắng trong bài viết “Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn
Trang 11bản nhất của nghệ thuật kể chuyện xưng “ tôi” ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Mạnh Hà trong bài viết Một số nguyên tác tự sự của Nguyễn
Huy Thiệp trong truyện ngắn (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 10/2009) đã
chỉ ra kiểu người kể chuyện đứng trong câu chuyện được kể tức người kể trong cuộc và kiểu người kể đứng ngoài câu chuyện với vai trò thuật lại
Trong bài: Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
Phùng Gia Thế khái quát về các kiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với các dạng cơ bản: “chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoài
câu chuyện - hình thức kể ở ngôi thứ ba” và dạng thứ hai “hình thức “nhân vật
kể chuyện”- hình thức kể theo ngôi thứ nhất
Bên cạnh đó còn phải kể đến rất nhiều thành quả trong các công trình khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
mà chúng tôi chưa có dịp thống kê
Trên cơ sở kế thừa thành tựu đã có của những người nghiên cứu trước, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn có cái nhìn tổng hợp trên những phương diện biểu hiện tiêu biểu về người kể chuyện, đồng thời thấy được phong cách độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cho luận văn là "người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp"
Trang 12Thiệp do Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn, xuất bản quý III năm 2007 Tập sách
bao gồm 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được sắp xếp theo thứ tự thời gian, và đây cũng là cuốn sách tập hợp phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được xuất bản gần đây nhất
- Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn đề tài về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi mong muốn đem đến cái nhìn có tính khái quát, khoa học và khách quan về hình tượng người kể chuyện trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Đồng qua đó góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo cũng như những đóng góp của ông trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp loại hình: khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở của loại hình tự sự
Phương pháp phân tích - tổng hợp: chúng tôi áp dụng phương pháp này trong việc phân tích các phương diện tiêu biểu của tác phẩm để làm rõ những luận điểm, đồng thời khái quát những đặc trưng cơ bản các nội dung cơ bản
về người kể chuyện
Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh trong mối tương quan với các nhà văn trước hoặc cùng thời với Nguyễn Huy Thiệp để thấy được sự kế thừa, cách tân cũng như cá tính sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp ở phương diện người kể chuyện
Phương pháp thống kê: chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê trong việc phân loại các dạng thức người kể chuyện và điểm nhìn làm cơ sở cho
Trang 13việc phân tích các đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo cấu trúc luận văn bao gồm 03 chương:
- Chương 1 Khái lược về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
- Chương 2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Chương 3 Ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trang 14Chương 1: Khái lược chung về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Trong lý thuyết tự sự học vấn đề về người kể chuyện có thể xem là vấn
đề then chốt và cho đến nay nó vẫn được giới nghiên cứu tự sự học quan tâm, bởi lẽ trong tác phẩm tự sự người kể chuyện là một tồn tại tất yếu
1.1 Người kể chuyện và một số vấn đề xung quanh người kể chuyện 1.1.1 Người kể chuyện
Người kể chuyện (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự sự học, được xem là khái niệm trung tâm nhất trong phân tích trần thuật Tuy nhiên xung quanh khái niệm này còn có rất nhiều quan điểm khác nhau Khi tiếp cận về vấn đề người kể chuyện, chúng tôi cho rằng người kể chuyện chính là chủ thể của những lời kể về câu chuyện nào đó trong tác phẩm văn học Chủ thể đó là một nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi mở hay sắp đặt câu chuyện được kể Người kể chuyện có thể là đàn ông hoặc đàn bà, là con người của quá khứ, hiện tại hoặc tương lại, nhưng là người kể lại câu chuyện trong tác phẩm bằng một chỗ đứng, một điểm nhìn phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà văn Đó là “kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể”[36, tr.17] Vì vậy trong tác phẩm tự sự “không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện Người
kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện” ( Todozov )[36, tr.116]
Những quan niệm khác nhau trong giới nghiên cứu về người kể chuyện đưa đến những cách phân loại khác nhau về hình tượng này Có thể phân chia các dạng thức người kể chuyện trên tiêu chí của điểm nhìn, dựa vào mối quan
hệ của người kể chuyện với câu chuyện, hay dựa vào quyền năng của người
kể chuyện…Chúng tôi cho rằng dù được phân chia theo tiêu chí nào thì cái đích đạt tới cũng là chỉ ra vai trò của người kể chuyện trong câu chuyện Do
đó người kể chuyện cũng có thể khoác lên mình nhiều vai trò khác nhau trong
Trang 15mỗi câu chuyện Và tùy thuộc vào ý đồ sáng tạo của nhà văn mà người kể chuyện sẽ xuất hiện ở những mức độ khác nhau trong tác phẩm Người kể chuyện có thể can thiệp một cách trực tiếp vào văn bản với vai trò của người
tổ chức cấu trúc câu chuyện kể, người kể chuyện có thể chỉ đảm nhiệm những chức năng đơn thuần là kể chuyện hoặc có thể đảm nhiệm bất cứ chức năng nào mà người kể chuyện có thể đảm nhiệm, kể cả khi nó chỉ xuất hiện một cách hàm ẩn
Khi tìm hiểu về người kể chuyện, ngoài việc xem xét người kể chuyện như một hình thức nghệ thuật nhằm mang lại hiệu quả cho tác phẩm, chúng tôi cho rằng, cần xem xét nó trong mối quan hệ với tác giả văn bản Bởi suy cho cùng “Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học chính là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện, hoặc nhân vật trữ tình Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với giọng điệu nhất định”[12, tr.149]
1.1.2 Một số vấn đề xoay quanh người kể chuyện
Trong cuốn Tự Sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử, Trần Đình Sử
có nhận xét tổng quát về người trần thuật: “Người trần thuật trong văn bản văn học là một hình tượng nghệ thuật phức tạp, mà ngôi kể chỉ hình thức biểu hiện ước lệ Người trần thuật vốn không có gì là ngôi kể, mà chỉ là chủ thể kể
Sự khác biệt của “ngôi thứ nhất”, “ngôi kể thứ ba” chỉ là khác nhau về mức
độ bộc lộ và ẩn giấu của người trần thuật mà thôi Sự ẩn giấu của ngôi kể thứ
ba làm cho nó gần như vô nhân xưng Ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu Điều quan trọng nữa là kể theo điểm nhìn nào Đây là vấn đề tiêu
cự trần thuật, là vấn đề phân biệt các hình thức tự sự khác nhau”[36, tr.17] Như vậy trong sự lý giải về hình tượng người kể chuyện của Trần Đình sử đã đồng thời chỉ ra các vấn đề liên quan xoay quanh hình tượng người kể chuyện
Trang 16như: ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu Đó cũng chính là những vấn
đề mà luận văn chúng tôi có đề cập đến khi khi tìm hiểu về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
1.1.2.1 Ngôi kể - hình thức cơ bản của người kể chuyện
Có rất nhiều đề xuất khác nhau về hình thức cơ bản của người kể chuyện Giới nghiên cứu thường dựa trên ngôi phát ngôn khi phân loại người kể chuyện Trên cơ sở đó có người kể chuyện ở ngôi thứ nhất thường sử dụng các đại từ nhân xưng như “tôi”, “chúng tôi” và người kể chuyện ở ngôi thứ ba, một số trường hợp đặc biệt xuất hiện dạng người kể chuyện ở ngôi thứ hai Các nhà nghiên cứu phương Tây khác tiêu biểu là G.Genette, với xu hứng nghiên cứu lớp ngôn từ của người trần thuật lại cho rằng có hai hình thức cơ bản của người kể chuyện: người kể chuyện ngoại sự tức là người kể chuyện với tư cách là nhân vật vắng trong câu chuyện mà anh ta kể lại, anh ta
ở ngoài câu chuyện đó; hoặc anh ta người kể chuyện nội sự tức người kể chuyện hiện diện với tư cách là một nhân vật trong câu chuyện mà anh ta kể lại Cũng theo G.Genette người kể chuyện ngoại sự sử dụng hình thức kể là chủ đạo tương đương với ngôi thứ ba trong kể chuyện Còn người kể chuyện nội sự hiện diện sử dụng hình thức kể chủ đạo là hình thức diễn ngôn với ngôi
kể thứ nhất mà mang ấn tượng chủ quan rõ nét Tuy nhiên trong các tác phẩm
tự sự hai hình thức cơ bản này của người kể chuyện vẫn thường có sự trộn lẫn
kể với tư cách là hình thức cơ bản của người kể chuyện
Trang 171.1.2.2 Điểm nhìn trần thuật
Nhìn nhận sự việc hiện tượng hay một sự kiện nào đó bao giờ cũng gắn với việc lựa chọn một điểm nhìn xác định Điểm nhìn là một khái niệm đặc thù của trần thuật học trong thế kỉ XX và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Điểm nhìn cùng với người trần thuật là hai yếu tố cơ bản tạo nên cái gọi
là “trần thuật” Xung quanh vấn đề điểm nhìn đã có rất nhiều quan niệm khác nhau Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng điểm nhìn là “cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa”[39, tr.149] Còn theo Nguyễn Thái Hòa điểm nhìn là “điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế
nó là mộ cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn”[36, tr.96] Tuy nhiên điểm nhìn
dù được nhìn nhận ở phương diện nào các nhà nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của nó trong sáng tác văn học Khi xem xét về điểm nhìn trong văn bản trần thuật chúng tôi cho rằng dù xem xét ở phương diện vật lý, tâm lý hay trường nhìn… thì điểm nhìn cũng luôn luôn mang trong mình khuynh hướng nhận thức nhất định, tức luôn luôn có sự tri giác của chủ thể ở trong đó Điểm nhìn đó có thể là điểm nhìn của người trực tiếp kể chuyện cũng có thể là điểm nhìn của người kể chuyện được khúc xạ bởi điểm nhìn của một nhân vật nào đó trong truyện Đó cũng chính là quan điểm tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Việc lựa chọn điểm nhìn trong văn vản tự sự tùy thuộc vào phong cách của nhà văn cũng như yêu cầu cần đạt đến của người sáng tác văn học Nhà phê bình lý luận Phương Lựu nhấn mạnh: “nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn
Trang 18đối với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” Vì vậy có thể nói việc lựa chọn một điểm nhìn bao giờ cũng ghi nhận dấu ấn của người sáng tác và tất nhiên luôn mang tới một hiệu quả nghệ thuật nhất định
1.1.2.3 Giọng điệu
Trong trần thuật học người kể chuyện là khái niệm trung tâm, còn giọng điệu được xem là vấn đề “trung tâm của trung tâm”[35, tr.189] Theo từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi giọng điệu là “ thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”[36, tr.134] Còn theo Lê Huy Bắc:
“giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý biểu hiện các thái độ buồn, vui, giận, hờ hững ….”[9 tr.337] Như vậy giọng điệu chính là những sắc thái tình cảm được bộc lộ qua việc lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ Các yếu tố như cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, tư tưởng của tác giả… với hiện thực khách quan là những yếu tố rất quan trọng chi phối đến giọng điệu trong tác phẩm
Trong quá trình sáng tác, vấn đề tạo ra dấu ấn trong giọng điệu rất quan trọng M.Khrapchencô đã khẳng định: “cái quan trọng trong tài năng văn học ( ) là tiếng nói của mình ( ), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”[24, tr.190] Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xem xét về giọng điệu của người kể chuyện với tư cách như là một yếu tố tạo nên phong cách của nhà văn
1.2 Hành trình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp sáng tác không chỉ truyện ngắn mà còn viết tiểu thuyết và kịch Tuy nhiên giới nghiên cứu cũng như độc giả đánh giá cao các
Trang 19sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại truyện ngắn Vì vậy, có thể khẳng định sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn Các truyện ngắn của ông có thể tạm phân loại theo những đề tài sau:
Các truyện ngắn viết về đề tài lịch sử và văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa,
Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút thoáng Xuân Hương….Khai
thác đề tài này Nguyễn Huy Thiệp không lấy cái nhìn của nhà sử quan để khám phá quá khứ mà đưa ra cách nhìn nhận mới đối với những vấn đề của lịch sử “Lịch sử trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp bề bộn các dữ kiện ở nhiều chiều kích, mức độ Tuy nhiên, nhà văn không hướng người đọc đến một chủ đích mà buộc người thưởng thức phải tự chọn lựa, sắp xếp các cứ liệu có sẵn theo “tầm đón đợi” của chính mình”[26] Do đó lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là “lịch sử không thuần nhất, cố định và minh bạch trong tâm thế ngợi ca hay phê phán”[26] Việc tiếp cận lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vì vậy đã gây ra nhiều tranh cãi Sự thật hay hư cấu, tôn trọng hay bôi nhọ lịch sử - đó là những vấn đề luôn luôn được đề cập khi giải mã lịch sử trong truyện ngắn của ông Từ đó nảy sinh quan niệm về tiếp cận lịch sử trong văn học, quan niệm “đọc văn phải khác với đọc sử” khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều trong khi tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Song sức hấp dẫn từ những khám phá mới mẻ trong các truyện ngắn khai thác về đề tài lịch sử và văn học của Nguyễn Huy Thiệp
là những điều không thể phủ nhận
Các truyện ngắn mang hơi hướng huyền thoại hoặc “cổ tích”: Những
ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Giọt máu, Muối của rừng, Chảy đi sông
ơi, Trương Chi … Sử dụng các yếu tố kỳ ảo của huyền thoại, cổ tích trong
sáng tác sau đổi mới không chỉ có riêng Nguyễn Huy Thiệp mà còn nhiều cây bút có tên tuổi khác như Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Phạm Hải Vân, Hòa Vang…Tuy Nhiên “Nguyễn Huy Thiệp được xem là nhà văn sử dụng yếu tố
Trang 20kỳ ảo sớm nhất giai đoạn sau Đổi mới (1989)”[12] Các mô típ và không khí huyền thoại cổ tích ẩn hiện trong những câu chuyện kể của Nguyễn Huy Thiệp khiến những truyện ngắn của ông trở nên gần gũi với đời sống của người Việt Tuy nhiên cái huyền thoại cổ tích trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không chứa đựng cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng như thế giới của những câu chuyện cổ tích mà là thế giới mang trong mình nhiều bí ẩn, đầy bất trắc - những điều con người chưa thể lý giải được Không lấy cái yếu tố huyền thoại để phủ định quá khứ hay trốn tránh và quay lưng lại với đời sống thực tại; cái huyền thoại, cổ tích trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp luôn được nhà văn đồng hiện trong thời gian hiện tại như một sự đánh giá với quá khứ và nhận thức về hiện tại Cho nên cái làm nên sự khác biệt cho truyện ngắn mang tính huyền thoại, cổ tích ở Nguyễn Huy Thiệp và truyện cổ tích
“là trong thế giới nghệ thuật cổ tích mọi huyền thoại, niềm tin đều có thể trở thành hiện thực còn ở Nguyễn Huy Thiệp điều đó sẽ không bao giờ xảy ra Trong cổ tích mọi mâu thuẫn, xung đột được giải quyết bằng phép nhiệm màu, còn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mọi thứ vẫn được tuân theo quy luật vận hành của vũ trụ, của đời sống xã hội hiện đại”[36, tr.415] Vì vậy thế giới mà Nguyễn Huy Thiệp tạo ra trong truyện ngắn của mình có thể bao phủ bới mầu sắc cổ tích nhưng luôn tồn tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên Đó cũng là cách thức để Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm quan niệm, những trăn trở suy tư về cuộc sống Như Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét: “Dẫu là kể chuyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống hôm nay” (Hoàng Ngọc Hiến – lời giới
thiệu tập Tướng về hưu)
Các truyện ngắn lấy đề tài từ thực tế cuộc sống xã hội: Không có vua,
Tướng về hưu, Cún, Sang sông, Tội ác và trừng phạt Trong những tác
phẩm này Nguyễn Huy Thiệp tập trung vào ngõ ngách của cuộc sống bằng
Trang 21những ghi chép hết sức sinh động và chân thật Không phải là những sự kiện đình đám, không phải là những con người lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ” như văn học trước đó, mà là cuộc sống sinh hoạt thường nhật với những con người giản dị chân chất của đời sống Dường như Nguyễn Huy Thiệp viết những tác phẩm này không phải để cắt nghĩa, lý giải cuộc sống với những mệnh đề tốt, xấu, mà phản ánh cuộc sống với tinh thần không né tránh hiện thực Đó là hình ảnh của cuộc sống gấp gáp hối hả, con người chạy theo những tham vọng về tiền tài, địa vị và danh vọng Cho nên cũng dễ hiểu vì sao Nguyễn Huy Thiệp nói nhiều về tội ác, về cái xấu, về sự cô đơn Viết về cuộc sống đời thường những năm sau đổi mới không phải chỉ riêng Nguyễn Huy Thiệp mà
là xu hướng chung của giới văn nghệ sỹ với tinh thần đối diện với hiện thực Tuy nhiên hiện thực trong trang viết của Nguyễn Huy Thiệp được khai thác với giọng điệu rất riêng của nhà văn, vừa lạnh lùng đôi lúc tàn nhẫn nhưng cũng không kém dư vị xót xa và quan trọng hơn thứ hiện thực ấy luôn khiến cho người đọc phải trăn trở suy tư
Các truyện ngắn về đề tài đồng quê và những người dân lao động:
Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ…Cũng
vẫn là những người lao động vất vẻ nghèo khổ, cũng là những sinh hoạt thường nhật của đời sống Nhưng đến với những truyện ngắn về đề tài đồng quê và người lao động ở nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp không tái hiện cuộc sống với không khí căng thẳng, gấp gáp mà thường tìm về với những khoảng lặng nơi tâm hồn, tìm cho mình những bài học trong cuộc sống Dường như đến với cuộc sống nơi thị thành người đọc phải căng tai căng mắt theo dõi những sự kiện ào ạt tuôn chảy, thì đến truyện ngắn về đề tài đồng quê chúng
ta có được những phút lắng lòng đủ tỉnh táo để cảm nhận về những gì đang diễn ra.Và ở mảng truyện ngắn này chúng ta cảm nhận rõ hơn chất trữ tình bàng bạc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Trang 22Dù được khai thác trên rất nhiều đề tài khác nhau nhưng hầu hết các truyện ngắn đều hướng tới phản ánh hiện thực của con người trong xã hội với
sự nảy sinh cái xấu và cái ác, sự đảo lộn các giá trị trong cuộc sống Nguyễn Huy Thiệp nhìn thấy ở họ sự nghèo nàn về cuộc sống vật chất và tinh thần tạo nên cái ác, sự ti tiện Thế nhưng cái nhìn của ông khi đề cập đến những vấn
đề này không phải là sự thích thú với cái xấu, cái ác mà là thái độ nhìn thẳng vào sự thật, lột trần sự thật để lý giải: “Đừng trách họ thế”; “Có ai yêu thương
họ đâu Họ đói mà ngu muội lắm ”(Chảy đi sông ơi); để hiểu, thương cảm:
“chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt đạo đức,
lòng cao thượng, tình người”(Những ngọn gió Hua Tát) Chính vì thế, mỗi
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những suy tư, trăn trở về một vấn đề nào đó của cuộc sống: về ý nghĩa của cuộc sống, về cái chết, về tình yêu…
Do đó, các sáng tác của ông thường giàu tính triết lý và chiêm nghiệm, nhất là các triết lý mang tính trải nghiệm về văn chương, về quy luật của cuộc sống Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là người nông dân và tiểu thị dân thành thị với đủ mọi lứa tuổi,“toàn những con người góc cạnh gân guốc Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình”[32, tr.458] Cho dù họ là vua chúa, tướng lĩnh, những người có học thức cho đến những người dân lao động, dù sống ở thành thị hay nông thôn, trong cuộc sống đầy đủ về vật chất hay nghèo khổ, hầu hết họ là những con người cô đơn trong cuộc sống Các nhân vật cô đơn ngay trong chính đời sống xung quanh mình cũng mang nhiều diện mạo rất khác nhau Nó là cái cô đơn mang tính đa dạng và phải chăng nó nhuốm cái tâm thế cô đơn của con người trong cuộc sống hiện đại: sống giữa cuộc sống của mình “sao cứ như lạc loài” Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không xây dựng theo xu hướng phản diện hay chính diện Họ là những con người tồn tại chân thực với tất cả sự phức tạp của nó Ở họ, cái xấu xa đốn mạt đan cài với
Trang 23những điều tốt đẹp, ranh giới giữa cái thiện và cái ác rất mong manh trong mỗi con người Kiểu con người như vậy được Nguyễn Huy Thiệp khắc họa rất thành công ở những nhân vật đàn ông Phần lớn các nhân vật đàn ông trong truyện hiện lên với vẻ nhếch nhác, đốn mạt, bất đắc chí và vô tích sự, duy có phần lớn nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông mang nhiều vẻ đẹp
Đó là nàng Bua, Sinh, Chị Thắm, cô Thục, Xuân Hương, bé Thu…Những con người luôn biết giúp đỡ những người xung quanh, biết hy sinh Họ như những mạch nước ngầm làm dịu mát những thớ đất khô cằn cỗi, làm mềm đi cái cuộc sống khô cằn gân guốc trong trang viết của Nguyễn Huy Thiệp
Ở phương diện nghệ thuật, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ghi nhận nhiều sáng tạo mang cá tính trong việc xây dựng tình huống Các truyện ngắn của ông hầu hết đều khai thác những tình huống trong đời sống thường nhật
song khá đa dạng và giàu kịch tính (Không có vua, Giọt máu, Sang sông,
Huyền thoại phố phường…)
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp góp phần làm phong phú diện mạo
cho truyện ngắn hiện đại với các kiểu truyện ngắn “giả lịch sử”(Vàng lửa,
Kiếm Sắc, Phẩm tiết…); truyện ngắn mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích
(Những ngọn gió Hua Tát); truyện ngắn trong truyện ngắn (Chút thoáng Xuân
Hương, Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Thương nhớ đồng quê),
truyện ngắn mang dáng dấp phóng sự (Tội ác và trừng phạt); truyện ngắn nhật ký (Mưa); truyện ngắn dòng chảy ý thức (Không khóc ở Califocnia)…
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ghi nhận nhiều đóng góp trong nghệ thuật kể chuyện với nhiều người kể chuyện, sự dịch chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn tạo nên cái nhìn đa chiều về cuộc sống, lối kể chuyện dân chủ với nhiều thông tin, nhiều yếu tố bỏ lửng, nhiều kết thúc, sử dụng nhiều yếu văn vần trong cách dẫn truyện…Đồng thời tạo cho mình giọng văn riêng khó trộn lẫn Đó là giọng điệu sắc lạnh khi nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày cái xấu cái
Trang 24ác, những mảng hiện thực u tối của cuộc đời được xen lẫn với giọng điệu trữ tình khi diễn tả những trớ trêu của cuộc đời, của số phận con người Và mỗi câu chuyện Nguyễn Huy Thiệp mang tới cho người đọc đều ẩn chứa những chiêm nghiệm suy tư về con người và cuộc đời
Ở phương diện ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp sử dụng ngôn ngữ trần thuật giàu cá tính với việc sử dụng phổ biến dạng câu đơn, ngôn ngữ ngắn gọn, ít sử dụng các tính từ khiến ngôn ngữ nhiều khi trở nên trơ trụi nhưng vẫn hàm súc, chứa đựng nhiều thông tin và mang ý vị triết lý; đưa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ thông tục vào trong lối kể chuyện cũng như những đối thoại giàu kịch tính của nhân vật; nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trần thuật theo nguyên tác đa thanh là những đặc điểm cơ bản trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Nhìn chung, các truyện ngắn của ông có cách dựng truyện của tiểu
thuyết chương hồi Á Đông được kết hợp chặt chẽ, hài hòa lối viết ngắn gọn của nghệ thuật hiện đại Vì vậy, có thể tìm thấy trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tính chất Phương Đông được gửi gắm trong thơ ca, giọng điệu triết lý; thấy tính hiện đại trong cấu trúc truyện ngắn, trong ngôn từ nghệ thuật và trong lối hành văn Điều đó có lẽ có được từ những trăn trở suy tư của ông về chính công việc viết văn của mình: “Công việc của nhà văn bắt đầu từ đâu? Tôi nghĩ rằng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu bạn đọc, đúng hơn
là phải nghiên cứu tâm lý dân tộc trong cả một khoảng thời gian dài”[42, tr
29 – 30]
Mặc dù vẫn còn những hạn chế song những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp cho diện mạo truyện ngắn Việt Nam những năm sau đổi mới là điều
không thể phủ nhận Đỗ Đức Hiểu trong bài nghiên cứu Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp đã nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy động tâm can
chúng ta, về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệ thuật, triết lý,
Trang 25thân phận con người Từ một thế giới văn chương ổn định, mang nhiều tính chất hồn nhiên của Conte, lạc quan và lòng tin, chúng ta bước vào một thế giới bất ổn của đời sống thật, hàng ngày, đau khổ, và của những day dứt bất tận của nhân loại, đầy bi kịch:”[32, tr.478] Và ông khẳng định đã tìm thấy Nguyễn Huy Thiệp “người tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam này, ở nửa sau thế
kỷ XX Cái Tôi ấy đứng dậy, đau khổ, cô đơn, đầy khát vọng Cái Tôi ấy gieo bão táp trong văn chương Việt Nam, lúc ấy”[32, tr.486] Tất cả những điều đó
đã khẳng định cho vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong làng truyện ngắn Việt Nam đương đại
Trang 26Chương 2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
2.1 Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1.1 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất
Nguyễn Huy Thiệp khá thành công với những truyện ngắn viết ở ngôi thứ nhất Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở ngôi thứ nhất người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với tư cách là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể Dạng người kể chuyện này có trong các truyện
ngắn như: Tướng về hưu Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Những bài
học nông thôn, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Chuyện tình kể trong đêm mưa…
Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là kiểu người kể chuyện thuộc dạng cố định Người kể chuyện xuyên suốt trong tác phẩm là một nhân vật tự kể câu chuyện của chính mình hoặc những gì liên quan đến mình Đó là câu chuyện về những năm tháng tuổi thơ gắn với những mùa đánh cá mòi, với hành trình tìm kiếm sự thật về huyền thoại con trâu đen bên bến Cốc trong hoài niệm của nhân vật một công chức
trong Chảy đi sông ơi Là những ngày hè ngắn ngủi qua lời kể của cậu bé Hiếu trong những ngày ở xóm Nhài thôn Thạch Đào (Những bài học nông
thôn) Là hành trình những ngày lăn lộn vât vả kiếm kế mưu sinh cùng với
những người thợ xẻ bằng trải nghiệm của chàng trai tên Ngọc (Những người
thợ xẻ) Là những lời tự thuật về cuộc đời của chàng trai tên Chương với
những ám ảnh về mẹ Cả trên hành trình cuộc sống (Con gái thủy thần) Là
câu chuyện về mối nhân duyên kỳ lạ của người thầy giáo miền xuôi với đôi
nam nữ người Thái (Chuyện tình kể trong đêm mưa) Đó là câu chuyện về
người cha và những biến cố xảy ra trong gia đình Thuần trong thời gian cha
Trang 27anh về hưu (Tướng về hưu) Hay đơn giản chỉ là câu chuyện một ngày của Nhâm (Thương nhớ đồng quê)…
Người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là cái “tôi” mang tính chất tự truyện mà là cái “tôi” đội lốt trong
nhiều con người, với nhiều vị trí khác nhau trong xã hội Trong Chảy đi sông
ơi người kể chuyện là nhân vật “tôi” “làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn
con đông đúc Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi Có lẽ tôi cũng
chẳng có gì phàn nàn cuộc sống” Ở Tướng về hưu “tôi” là một nhân vật có
cuộc sống suôn sẻ và thành đạt: “Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt Tôi được học hành, được du ngoại Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu” và một gia đình ổn định: “Tôi ba mươi bẩy tuổi, là kỹ
sư, làm việc ở Viện Vật lý Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản
Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai” Người kể chuyện là
cậu bé sinh ra ở nông thôn và có nhiều kỷ niệm với nơi mình sinh ra: “Mẹ tôi
là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn ”; “Nhà tôi ở thành phố Tôi ít có dịp
về ở nông thôn nên lần này về nhà Lâm tôi thích lắm Cha tôi dạy học, mẹ tôi (xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến cũ) ở nhà nội trợ, trợ giáo cho
cha tôi ”(Những bài học nông thôn) Người kể chuyện là nhân vật Ngọc –
một thanh niên sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn đang theo học đại học Nhân vật trong truyện kể tự kể câu chuyện của chính mình trong những ngày rong ruổi theo bước chân của những người thợ xẻ kiếm kế mưu sinh Do đó trong câu chuyện, nhân vật trải nghiệm cuộc sống không chỉ với
tư cách của một người thợ mà còn nhìn nhận ở tầm nhận thức của một người
có trình độ (Những người thợ xẻ) Đó là một “tôi” không có tên cụ thể chỉ biết
“tôi” là một thầy giáo miền xuôi công tác ở miền núi và câu chuyện “tôi” kể không phải là câu chuyện của chính bản thân mình mà là câu chuyện về đôi nam nữ người Thái gắn với mối nhân duyên kỳ lạ: “Hồi ở Tây Bắc, tôi có
Trang 28quen một người Thái tên là Bạc Kỳ Sinh Tôi quen Bạc Kỳ Sinh trong dịp tình
cờ Sự việc như sau:”(Chuyện tình kể trong đêm mưa) Người kể chuyện là
Nhâm: “Tôi là Nhâm Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê”; Tôi mơ mộng lắm, hay nghĩ Bố tôi là thiếu tá, cán bộ trung cấp kỹ thuật hải quân, vẫn đi ra các đảo lắp ra đa với máy thông tin, mỗi năm về phép một lần Bố tôi thuộc
hết tên các đảo Mẹ tôi chẳng bao giờ đi xa khỏi làng”(Thương nhớ đồng
quê ) Xuất hiện và kể dưới con mắt nhìn của nhiều người, ở nhiều vị trí
khác nhau trong xã hội, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cho ta cảm nhận và cùng trải nghiệm cuộc sống trong cái
nhìn nhiều chiều phong phú và đa dạng
Mỗi nhân vật kể về câu chuyện của chính mình hoặc những điều trải nghiệm của riêng bản thân, đã mang đến cho người đọc một diện mạo riêng
với những câu chuyện rất khác nhau trong cuộc sống Chảy đi sông ơi, câu
chuyện mở đầu bằng lời kể của nhân vật tôi về quang cảnh của con sông chảy qua bến Cốc Con Sông là xuất phát điểm khơi gợi về kỷ niệm của những năm tháng tuổi thơ: “Con sông và bến đò ấy gắn với đời tôi những năm thơ ấu Hồi
ấy nhà tôi ở cách bến đò chừng năm trăm thước Ngoài giờ đi học, thỉnh
thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi” Bằng mạch cảm xúc hồi tưởng
người kể chuyện xưng “tôi” dẫn người đọc đến với kí ức tuổi thơ với những mùa đánh cá mòi, về hành trình tìm kiếm con trâu đen huyền thoại, về chị Thắm Tất cả đều được kể một cách tự nhiên như dòng chảy của con sông Nhân vật Thuần trong truyện kể về Cha, về gia đình mình và những sự việc
xảy ra trong quãng thời gian nghỉ hưu của cha mình (Tướng về hưu ) Người
kể chuyện kể về những ngày nghỉ hè ở quê một người bạn trong hồi ức: “Năm
17 tuổi, sau khi học xong trung học, tôi về nghỉ hè ở nhà một người bạn học cùng lớp tên là Lâm ở xóm Nhài, thôn Thạch Đào, tỉnh N Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội qua sông được, chỗ sâu
Trang 29nhất chỉ ngập đến ngực thôi” Trong Con gái thủy thần Người kể chuyện là nhân vật “tôi” kể câu chuyện của chính bản thân mình bắt nguồn từ: “Chuyện
Mẹ Cả ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu” Ám ảnh đó kéo theo hàng chuỗi sự
kiện và biến cố trong hành trình tìm kiếm mẹ Cả của nhân vật gắn với những khát khao riêng của chính bản thân… Điều đó dường như là bức thông điệp
mà truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp muốn mang tới cho người đọc: tôi mang tới cho bạn cuộc sống hiện thực như nó đang tồn tại chứ không phải là
cái nhìn cuộc sống hay là những trải nghiệm của riêng tôi
Đứng ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, người kể chuyện có khi xuất hiện với
tư cách là hình tượng tác giả với vai trò người kể chuyện Các truyện ngắn
tiêu biểu có lối kể chuyện này xuất hiện trong các tác phẩm như: Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa nhã Nam, Trương Chi, Cún, Sống dễ lắm, Tội ác và trừng phạt, Chú Hoạt tôi…Người kể chuyện với tư cách là tác giả thường
xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của mình Tuy nhiên phần nội dung của câu chuyện chủ yếu được kể bằng người
kể chuyện hàm ẩn Người kể chuyện dạng này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính dân chủ không đòi hỏi người đọc phải tin theo những gì mình kể mà mang tính chất giới thiệu đến người đọc những thông tin để bạn đọc tự lựa chọn hoặc mang thông tin ra để đối thoại với người đọc Điều này
đã tạo nên gương mặt mới cho người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khác với kiểu kể chuyện truyện thống của ngôi thứ nhất vốn chịu sự chi phối mang tính chủ quan của người kể chuyện.Vì vậy có thể nói người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
đã có sự dịch chuyển từ người kể chuyện mang tính độc thoại đến xu hướng của người kể chuyện đối thoại với bạn đọc
Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp với tư cách là tác giả của những câu chuyện được kể trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Trang 30Thiệp không phải dưới vai trò độc thoại, áp đặt khiên cưỡng cái nhìn chủ quan của mình cho câu chuyện được kể mà chỉ đóng vai trò đưa người đọc
đến với hành trình của câu chuyện một cách tự nhiên Trong Kiếm sắc, người
kể chuyện với tư cách là tác giả xuất hiện ở cuối truyện thực hiện vai trò trực tiếp giao tiếp với người đọc: “Tôi, người viết truyện này, gần đây lên Ðà Bắc, đến Tu Lý ở trong nhà một người Mường Chủ nhà tên là Quách Ngọc Minh
có cho xem bài vị thờ tổ tiên Tôi hết sức ngạc nhiên khi ông Quách Ngọc Minh cho biết tổ tiên ông là người Kinh Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông tên là Ðặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ Lân và Hoa trốn vua lên Ðà Bắc, giả làm người Mường, về sau lập trại, sinh con đẻ cái ở đây Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông sinh thời từng gặp Nguyễn Du, tác giả cuốn Ðoạn Trường Tân Thanh nổi tiếng Tôi còn được con gái ông Quách Ngọc Minh tên là Quách Thị Trinh hát cho nghe một bài hát xưa, lời lẽ rất thanh tao về những chồi cây xanh.Viết truyện ngắn này, tôi muốn để tặng gia đình ông Quách Ngọc Minh để cám ơn thịnh tình của gia đình ông đối với riêng tôi Tôi cũng xin cảm ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử
và bạn bè quen biết đã giúp tôi sưu tầm chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa của tôi ” Ở
Vàng lửa người kể chuyện xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm: “Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích Nhân vật Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra không ra gì Bài hát Tài mệnh tương đố
có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh Những tư liệu cổ
Trang 31mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh
lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.”; “Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão Không có tài liệu
gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn”
Còn ở Phẩm tiết tác giả xuất hiện ở đầu câu chuyện với vai trò dẫn dắt người
đọc vào câu chuyện được kể
Hình ảnh tác giả - người kể chuyện xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không với vai trò người tổ chức câu chuyện mà là người cung cấp những cứ liệu trên hoạt động thực tiễn của mình để chia sẻ cùng bạn đọc Đó là những cứ liệu lịch sử liên quan đến nhân vật trong câu chuyện kể:
“Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc Ông Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắc và Vàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm Truyền thuyết người Mường vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên Tu Lý, tôi đã đến xem Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một gò mối lớn Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch Người chết táng theo lối xưa, trong quan ngoài quách Quan tài làm bằng gỗ quý, ván dày tám phân, dăm gỗ nhỏ, đưa ra ngoài trời có màu mận chín Quan tài chạm trổ đơn giản nhưng đẹp mắt Khi bật nắp quan tài, thấy có một lớp vải lụa hồng Dưới lớp vải lụa hồng, là một màng trong suốt như thạch, hiện lên hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt
Trang 32tươi tỉnh như người sống, trang phục xiêm y lộng lẫy Đây là ngôi mộ kết Tất
cả chúng tôi thảy đều kinh hoàng Thoắt cái, một làn sương mờ trên quan tài
ùn lên phủ kín xung quanh Mười phút sau, làn sương tan hết, trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun, lớp vải lụa hồng cũng không thấy nữa Trong quan tài đầy vụn chè khô, lẫn ở đấy rất nhiều đồ trang sức quý giá Ông Quách Ngọc Minh tự tay rửa sạch từng đốt xương bằng rượu quý và nước thơm, đặt vào vuông vải trắng trong tiểu sành Tôi chưa bao giờ chứng kiến lần bốc mộ nào có ấn tượng mạnh như thế Con gái ông Quách Ngọc Minh là Quách Thị Trình hỏi tôi có biết gì về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ hay không? Tôi băn khoăn quá Phải là người mơ mộng và nghiêm khắc mới hiểu rằng biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế Câu chuyện này kể về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ ấy”
Với việc đưa ra các cứ liệu và bằng chứng người kể chuyện tạo ra cảm giác thực cho câu chuyện được kể Kèm theo đó là sự hiện diện trực tiếp của mình người kể chuyện đã tạo được sức hút cho câu chuyện Tuy nhiên người
kể chuyện không tận dụng lợi thế này để bày tỏ quan điểm cũng như buộc người đọc phải tin theo những xác tín của mình Người kể chuyện chỉ đưa ra
tư liệu còn tin hay hiểu như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào người đọc Vì lẽ vậy mà người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở nên gần gũi với bạn đọc Đó là kiểu hình tượng tác giả đồng hành cùng bạn đọc Tinh thần đối thoại này còn biểu hiện khá rõ nét khi người kể chuyện không đưa ra phán xét hay kết luận mang tính cá nhân cho nhân vật hay sự kiện được kể Ở khía cạnh này chúng tôi nhận thấy sự có mặt của người kể chuyện ở đầu câu chuyện thường là để giao tiếp với người đọc và xuất hiện ở phần kết thúc với kiểu đưa ra ý kiến của mình nhưng không bắt buộc người đọc phải tin theo và cũng không thể hiện rõ quan điểm của mình: “Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy Quả thực,
Trang 33cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác Đấy là bí mật của riêng tôi Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng Mỵ Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc Điều
ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lý Lẽ đời là thế.”(Trương Chi) Ở Vàng lửa tác giả đưa ra ba cái kết khác nhau để bạn đọc tùy ý lựa chọn Đến Kiếm Sắc cuối câu
chuyện kể tác giả có cho thêm một đoạn kết bằng việc đưa ra tư liệu hoàn toàn trái ngược với cái kết của câu chuyện được kể ở trên nhưng hoàn toàn không có sự xác nhận nào cho các cách kết thúc: “Khi Lân đến được Thăng Long thì Nguyễn Ánh đã vào thành rồi Quân Ánh đi như nước lụt, Lân như cánh bèo bị sóng cuốn trôi Thâm tâm Lân cũng chẳng biết nên vui hay buồn, chỉ thấy trong lòng cảm động Lân gặp Ánh xin chịu tội vì không làm được việc Ánh ngồi trên ngai vàng, tả hữu gươm giáo sáng quắc hai bên Lân tự trói mình, quì xuống sân rồng Ánh bảo: “Ngươi theo hầu ta thế là chín năm một trăm ngày Chín năm không làm hỏng việc gì, còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô tích sự Thế là trèo lên cây mà không hái được quả, đáng tội chết” Lân không nói năng gì, vươn cổ ra chịu chém Nghe nói Nguyễn Ánh
đã sai đao phủ dùng thanh kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân Khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại” Nhưng liền sau đó tác giả lại đưa ra một phát hiện với những thông tin trái chiều với kết thúc của câu chuyện vừa kể: “Tôi, người viết truyện này, gần đây lên Ðà Bắc, đến Tu Lý ở trong nhà một người Mường Chủ nhà tên là Quách Ngọc Minh có cho xem bài vị thờ tổ tiên Tôi hết sức ngạc nhiên khi ông Quách Ngọc Minh cho biết tổ tiên ông là người Kinh Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông tên là Ðặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ Lân và Hoa trốn vua lên Ðà Bắc, giả làm người Mường, về sau lập trại, sinh con đẻ cái ở đây Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông
Trang 34sinh thời từng gặp Nguyễn Du, tác giả cuốn Ðoạn Trường Tân Thanh nổi tiếng Tôi còn được con gái ông Quách Ngọc Minh tên là Quách Thị Trinh hát cho nghe một bài hát xưa, lời lẽ rất thanh tao về những chồi cây xanh.Viết truyện ngắn này, tôi muốn để tặng gia đình ông Quách Ngọc Minh để cám ơn thịnh tình của gia đình ông đối với riêng tôi Tôi cũng xin cảm ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử và bạn bè quen biết đã giúp tôi sưu tầm chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ
nữa của tôi ” Ở truyện ngắn Cún lại là một cái kết bỏ ngỏ hết sức bắt ngờ
khi tác giả đưa ra hình ảnh bố nhà phê bình văn học Z mà không buộc người đọc phải tin vào câu chuyện của mình: “- Cha tôi là Cún nhưng không phải thế! Hiểu không? ảnh của ông cụ đây này.Trong ảnh, một khuôn mặt đàn ông
to béo mặc áo the den, cổ hồ cứng, có hàng ria đen xén gọn nhìn tôi mỉm cười.’’
Ngoài kiểu người kể chuyện xuất hiện trực tiếp với tư cách người đi tìm
tòi sự thật còn xuất hiện trong vai người bạn của nhân vât – Cún; trong tư
cách nhà văn người được nghe tâm sự, từng biết một số sự việc và kể lại: “Đã
có nhiều bạn đọc đến với tôi, họ kể lể về cuộc đời, than phiền những điều bất hạnh trong số phận, mong muốn tôi viết một cái gì đấy về tội ác và trừng
phạt.”(Tội ác và trừng phạt); người kể chuyện là nhân vật tôi là một nhà văn (Quan âm chỉ lộ) Không thể khẳng định đó là hiện thân của Nguyễn Huy
Thiệp nhưng có thể khẳng định người kể chuyện xuất hiện dưới bóng dáng của tác giả
Tóm lại ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có khi ẩn mình với tư cách là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể thuộc nhiều vị trí khác nhau trong xã hội, lúc lại xuất hiện một cách trực tiếp trong vai trò chủ thể kể chuyện ở kiểu hình tượng tác giả, đã tạo nên những gương mặt khác nhau của người kể chuyện xưng “tôi” Mỗi gương mặt
Trang 35người kể chuyện gắn với một số phận riêng mang đến cho người đọc những câu chuyện khác nhau về cuộc sống Chính sự đa dạng ngay trong kiểu người
kể chuyện “đội lốt” này cho phép Nguyễn Huy Thiệp tái hiện cuộc sống vốn
đa dạng và phong phú trở nên sinh động Nhưng điều đáng nói là dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp ẩn mình dưới một nhân vật thì người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng không áp đặt người đọc tin theo sự
sắp xếp của mình mà luôn đứng ở vị thế người chia sẻ, đối thoại
2.1.2 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba
Kể chuyện ở ngôi thứ ba tức người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể, hay là người kể chuyện không có mặt trong câu chuyện Kiểu người
kể chuyện này xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như:
Không có vua, Những ngọn gió Hua tát, Giọt máu, Thương cả cho đời bạc, Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ, Mưa, Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Sang sông…
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba hiện diện với tư cách người đứng ngoài cuộc và trình bày lại sự việc không có bình luận khiến cho câu chuyện có cảm giác như tự kể ra Người kể chuyện giữ vai trò như chiếc máy quay ghi lại mọi góc độ của sự việc cùng với lời nói hành động của nhân vật Không có mặt trong câu chuyện
được kể lại nhưng toàn bộ cảnh sinh hoạt trong gia đình lão Kiền (Không có
vua) hiện lên sinh động như một thước phim với đầy đủ các tình tiết và sự
kiện sống động Người kể chuyện không nhập thân vào thế giới bên trong của nhân vật mà chỉ tập trung miêu tả những biểu hiện bên ngoài, kể chuyện một cách khách quan tất cả mọi sự việc, từng lời nói, từng hành động của mỗi thành viên trong gia đình Không miêu tả tâm lý nhân vật, người kể chuyện chỉ miêu tả những biểu hiện bề ngoài để nhân vật tự bộc lộ tính cách và người đọc tự khám phá nội tâm nhân vật Đằng sau những hành động, lời nói người
Trang 36đọc nhận ra khao khát của người đàn ông cô độc lâu ngày được phát lộ ở lão Kiền khi nhìn trộm con dâu tắm; đó là một Khiêm giấu mình trong bề ngoài lầm lì ít nói là một người sống tình cảm và chăm lo cho gia đình bộc lộ qua việc: mang thịt, lòng lợn về nhà mỗi ngày, đưa Tốn ra khỏi nhà chứa than, mừng tuổi cho Sinh, đọc kinh cầu siêu cho cha…; một Đoài vụ lợi, toan tính
và thực dụng…Cũng như trong Không có vua, không hề có sự can thiệp hay bóng dáng của người kể chuyện trên con thuyền nhưng ở truyện ngắn Sang
sông từng diễn biến của sự việc, từng hành động, lời nói của nhân vật được
ghi lại một cách tự nhiên lôi cuốn người đọc theo hành trình sang sông: “Sang
đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ
cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò” Người kể chuyện chỉ miêu tả diễn biến của sự kiện, ghi lại hình ảnh chứ không tập trung cái nhìn của mình vào một nhân vật nào và cũng hoàn toàn không có ý định miêu tả tâm lí nhân vật Chỉ bằng hành động và lời nói để người đọc tự đoán định về nhân vật Đó
là sự hào hiệp của tên cướp khi đập vỡ chiếc bình để cứu đứa trẻ, là sự vô tâm trong lời nói của nhà thơ, là tâm lý vụ lợi bất chấp tất cả của hai tên buôn đổ
cổ khi hăm dọa người mẹ…Ở Những ngọn gió Hua tát người kể chuyện xuất
hiện với tư cách người đã được nghe và kể lại những câu chuyện đầy không
khí huyền thoại về vùng đất Tây Bắc Người kể chuyện trong Những ngọn gió
Hua tát mang bóng của người kể chuyện trong truyện cổ tích tuy nhiên hoàn
toàn không phải là cái nhìn thấu suốt như trong truyện cổ tích; và người kể chuyện cũng luôn giữ cho mình khoảng cách khá xa với nhân vật và câu chuyện được kể
Với kiểu kể chuyện như vậy, người kể chuyện không lấy vai trò của người kể chuyện ở ngôi thứ ba để kiểm soát, tổ chức lại câu chuyện được kể Diễn tiến của câu chuyện cứ thế trôi chảy cùng với sự tịnh tiến của thời gian
tự nhiên Chính vì vậy người đọc không thể hình dung được về nhân vật và
Trang 37chân tướng của sự việc qua những đoạn đối thoại lệch kênh và rời rạc như thế này:
“Năm nay Tết nhất có vẻ "xôm", phải không bà?
Bà Hai Thoan giật mình Ông khách đã ngồi ở trước mặt bà từ lúc nào, miệng hỏi, mắt lơ đãng trông ra ngoài đường
- Vâng, Tết nhất năm nay đông vui hơn mọi năm Bà Hai Thoan trả lời
- Ông làm cốc rượu "cuốc lủi", cho nó thơm râu, ông nhá!
- Được, bà cứ rót đi quang cảnh ở đây vẫn cứ như xưa Cây thì vẫn đứng thế thôi Hàng thì bán đứng bán ngồi chen nhau
- Thì nhà quê mà! - Bà Hai Thoan chép miệng - Sống già cả đời mà chẳng thấy có văn minh gì cả Ông nên xơi thêm quả trứng luộc, ông ạ
- Vì người ta đã dìm thuyền
- Ai dìm thuyền? ông xơi thêm quả trứng luộc nữa, ông nhá
- Được! Chốc nữa thế nào cũng giông/ Sang đò tôi đến giữa đồng là mưa
- Chẳng mưa được, ông ạ mưa suốt từ đầu tháng Chạp đến nay còn gì Thế ông chờ hàng về hay ông đợi ai?
- Gọi em một tiếng tưởng xong/ Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe
- Chết! Có trộm à? - Bà Hai Thoan hỏi Hai con bé con giúp việc cho bà Hai
Thoan ôm nhau cười ngặt nghẽo.”(Đưa sáo sang sông)
Không giải thích, không bình luận chỉ kể sự kiện vì vậy chân tướng của câu chuyện chỉ hé lộ cho đến khi người đọc đi hết cuộc hành trình cùng câu chuyện Đó cũng là cách thức kể chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bạn đọc
Với lối kể theo kiểu trần thuật lại nguyên xi sự việc, người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp giữ được khoảng cách khá
xa với nhân vật và sự kiện Không có bóng dáng của sự can thiệp từ phía
Trang 38người kể chuyện những câu chuyện nhỏ của bản Hua Tát được kể một cách tự nhiên như những huyền thoại Người kể chuyện chỉ nghe và hoàn toàn kể theo những gì đã nghe được Cũng giữ khoảng cách này mà người kể chuyện trong
Giọt máu mặc dù biết và kể về rất nhiều sự kiện và các thành viên trong dòng
họ Phạm thế nhưng đó chỉ là câu chuyện được biết đến, được kể lại chứ hoàn toàn không có sự phân tích sự việc hay phán xét nhân vật
Người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
gần hơn với thế giới nhân vật trong: Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương,
Nguyễn Thị Lộ, Huyền thoại phố phường, Trương Chi, Đời thế mà vui, Bài học Tiếng Việt… Ở những truyện ngắn này có sự ngắt mạch trong kể chuyện
khi chủ thể của hành động kể vẫn là người kể chuyện ở ngôi thứ ba song đã
có sự chuyển hóa điểm nhìn vào nhân vật Vì vậy câu chuyện được kể gần hơn như là sự cảm thấy của nhân vật Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba này không biết nhiều hơn nhân vật của mình
Người kể chuyện không biết nhiều hơn Hạnh (Huyền thoại phố phường), không biết nhiều hơn Tổng Cóc, Ấm Huy (Chút thoáng Xuân Hương), và cũng không biết nhiều hơn những cảm nhận của Nguyễn Trãi (Nguyễn Thị
Lộ )…
Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có lúc giữ khoảng cách khách quan khá xa với câu chuyện được kể,
có khi tiến gần hơn với nhân vật Tuy nhiên vẫn là kiểu người kể chuyện thứ
ba mang tính hạn chế Khác với văn học truyền thống, người kể chuyện thứ ba thường là người kể chuyện thuộc dạng thấu suốt, biết tất cả mọi việc, có thể đi sâu vào từng góc khuất của thế giới nhân vật, sự kiện và nắm giữ mạch phát triển của truyện cũng như số phận của nhân vật; thì người kể chuyện ở ngôi thứ ba trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn mất đi thực quyền của người kể chuyện toàn tri này Điểm khác và cũng là điểm riêng biệt của
Trang 39Nguyễn Huy Thiệp trong những truyện kể dạng này là người kể không can thiệp hay tổ chức lại câu chuyện, không lấy quyền năng của mình để phán xét nhân vật, hay mổ xẻ vấn đề mà người kể chuyện chỉ kể với vai trò là cầu nối cung cấp những thông tin tới người đọc trình còn cảm nhận như thế nào tin hay không tin, muốn phán xét hay không là ở người đọc
Tóm lại, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với diện mạo khá đa dạng với nhiều kiểu người kể chuyện, nhiều giọng
kể Và dù xuất hiện dưới hình thức của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay người kể chuyện ở ngôi thứ ba thì người kể chuyện trong truyện ngắn của ông cũng luôn luôn tạo cho người thấy được hình ảnh của người kể chuyện dân chủ, gần gũi với bạn đọc Có lẽ với Nguyễn Huy Thiệp người kể chuyện giỏi không nhất thiết phải là người làm cho người đọc tin theo những gì mình kể
mà là kể chuyện như thế nào Như Nguyễn Huy Thiệp đã có lần tâm đắc
“…nhà văn sinh ra là để kể chuyện Kể chuyện hay! Có thế thôi”[43, tr 267]
2.2 Điểm nhìn trần thuật
2.2.1 Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật
Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể là kiểu người kể chuyện nhìn và kể những thông tin tương đương với một nhân nhân vật nào
đó trong câu chuyện Điều đó có nghĩa là người kể chuyện dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát và kể lại sự việc Người kể chuyện có thể dựa vào điểm nhìn của một nhân vật nhưng cũng có khi người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhiều nhân vật khác nhau để kể về sự việc Tuy nhiên dù dựa vào một nhân vật duy nhất hay nhiều nhân vật khác nhau để kể thì kiểu tổ chức điểm nhìn này vẫn mang tính chất hạn chế trong phạm vi nhận thức của nhân vật
Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể lại câu chuyện xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà
Trang 40người kể chuyện là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể Câu chuyện được kể lại theo tri giác của nhân vật Vì vậy điểm nhìn này mang dấu ấn chủ quan rõ nét: “Thường thường, tôi vẫn thích nhất mùa đánh cá mòi Tiếng gõ đuổi cá lanh canh và tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạng thuyền nan làm tôi mê mải ở trên mặt sông, ánh sao mờ mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng Hàng chục chiếc thuyền thúng bé nhỏ lặng lờ trôi trên mặt nước Tiếng ho húng hắng, tiếng rít thuốc lào và tiếng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện nghe thú vô cùng Về sáng, một rải sương mù buồn toả trên sông, không thể phân biệt ranh giới giữa bến với bờ, giữa đường mặt sông với nền trời nữa Những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền Mùi khói thơm nồng và mùi cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt
vời.”(Chảy đi sông ơi) Đó là câu chuyện được kể dưới cái nhìn trải nghiệm
của chủ thể: “Thời tôi đang kể là thời tôi còn mụ mị, đầy những thành kiến ngộ nhận Tôi là một thanh niên nông dân ngu độn, trong lòng đầy những tình cảm thương người vụn vặt, vừa duy tâm, vừa siêu hình, lại tầm thường nữa Tôi chưa biết khinh rẻ bản thân, cũng chưa biết khinh rẻ học vấn Tôi chưa biết cách thương mình Những vấn vương của tôi về mái nhà, về tình cảm xóm làng bao bọc dưới những sắc màu lãng mạn huyền thoại cũng là một thứ văn hóa thấp kém, có sức trì kéo Tôi chưa giác ngộ về lẽ tồn tại cá nhân,
cũng như của cả bầy người.”(Con gái thủy thần). Tổ chức điểm nhìn trần
thuật dạng này còn xuất hiện trong: Con gái thủy thần, Những bài học nông
thôn, Những người thợ xẻ, …
Kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật không có nghĩa là người kể chuyện phải là nhân vật trong câu chuyện trần thuật lại các sự kiện Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay ở cả những truyện ngắn được kể bằng người kể chuyện ngôi thứ ba cũng dựa vào điểm nhìn của nhân vật