Còn Tom Quirk, trong cuốn Fitzgerald and Cather: The Great Gatsby đã nhận xét điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” - Nick như sau: “Quan sát tự nhiên và tham gia bất đắc dĩ vào các
Trang 1MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu: 12
5 Kết cấu luận văn 12
Chương1 Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện 13
1.1 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và sự tham gia vào cốt truyện 13
1.1.1 Khái niệm “người kể chuyện” 13
1.1.2 Khái niệm “cốt truyện” 14
1.1.3 Sự tham gia của người kể chuyện xưng “tôi” vào cốt truyện 18
1.2 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và điểm nhìn 24
1.2.1 Khái niệm “điểm nhìn” 24
1.2.2 Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo lý thuyết của Genette 27
1.2.3 Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo một số quan điểm khác 30
1.3 Hào quang Gatsby - cái “tôi” kể 33
► Tiểu kết: 37
Chương 2 Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm 39
2.1 Khái niệm “nhân vật trung tâm” 39
2.2 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby 39
2.3 Bóng tối Gatsby - cái “tôi” được kể 43
2.4 Độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi” 50
►Tiểu kết: 58
Chương 3 Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện 61
3.1 Tình yêu 63
Trang 23.2 Cái chết 68
3.3 Giấc mơ Mỹ 72
► Tiểu kết: 77
► Kết luận: 79
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục 87
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đào Duy Hiệp, người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Người kể chuyện xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại Nhờ sự quan tâm, động
viên của thầy, em đã hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 4/ 2011 Nhờ sự nhiệt tình chỉ dẫn của các thầy cô, em đã khắc phục được những thiếu sót trong luận văn
Xin cảm ơn sự hỗ trợ quý báu về mặt tinh thần của gia đình, bè bạn, đặc biệt là ThS Nguyễn Nhật Tuấn - chuyên ngành dịch thuật tại Đại học tổng hợp quốc gia Lviv, Ukraine đã giúp đỡ em tiếp cận và dịch một số tài liệu
có nguồn gốc nước ngoài
Hà Nội, tháng 11/ 2011 Người viết luận văn
Lê Thị Thu Ngọc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Người kể chuyện xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một
công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài
nước
Trong khuôn khổ luận văn, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về:
- Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung nghiên cứu, với chuyên ngành cũng như mã số đào tạo
- Tính trung thực và đầy đủ của các trích dẫn tài liệu tham khảo
- Độ tin cậy của các phương pháp nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 11/ 2011 Người viết luận văn
Lê Thị Thu Ngọc
Trang 51 Lý do chọn đề tài
F Scott Fitzgerald (1896- 1940) là một trong những nhà văn Mỹ lớn nhất thế kỷ XX Sinh thời ông viết nhiều truyện ngắn và bốn cuốn tiểu
thuyết: This Side of Paradise, The Beauty and Damned, The Great Gatsby
và Tender is the Night The Great Gatsby sau này đã trở thành “kinh điển” (dù không đem lại tiền bạc, danh tiếng cho nhà văn như cuốn This Side of Paradise), nó được chuyển thể thành phim, được đưa vào giảng dạy tại các
trường phổ thông, đại học nhiều quốc gia trên thế giới
Chân dung F Scott Fitzgerald
Khi viết The Great Gatsby, Fitzgerald rất phân vân giữa hàng loạt tựa đề: Gatsby; Among Ash-Heaps and Millionaires; Trimalchio; Trimalchio in West Egg; On the Road to West Egg; Under the Red, White and Blue; Gold- Hatted Gatsby và The High-Bouncing Lover Ban đầu, ông nghiêng về tựa
đề Trimalchio, vốn là tên một nô lệ trong cuốn Satyricon của tác giả La Mã
cổ đại Petronius Song khác với nhân vật chính của Fitzgerald, sau khi phất lên, Trimalchio tỏ ra mê say những tiệc tùng bê tha do y khởi xướng Nhà văn chuyển sang cái tên Gatsby nhưng không hiểu vì lẽ gì, ngày 7/11/1924,
Trang 6ông gửi thư cho một người bạn là Perkins để tuyên bố: “Tôi vừa quyết định
đặt tên cuốn sách là Trimalchio ở West Egg” Perkins nhận xét rằng nó quá trừu tượng Vợ Fitzgerald và Perkins đều ủng hộ tựa đề The Great Gatsby Một tháng trước ngày xuất bản, tác giả đề nghị đổi nó thành Trimalchio or Gold-Hatted Gatsby nhưng bạn ông phản đối Vào ngày 19/3, Fitzgerald tiếp tục yêu cầu đặt tên sách là Under the Red, White and Blue song không kịp The Great Gatsby ra mắt công chúng ngày 10/4/1925 mà theo lời nhà
văn thì “cái tựa này chỉ thường thường bậc trung thôi” Có lẽ ông cũng không ngờ cuốn sách với “cái tựa thường thường bậc trung” đó sẽ được tôn vinh là kiệt tác
Mặc dù nhà xuất bản Modern Library xếp The Great Gatsby trong danh sách 100 Tiểu Thuyết Hay Nhất Thế Kỷ XX, còn tạp chí Time đã bình chọn
nó vào 100 Tiểu Thuyết Hay Nhất bằng Tiếng Anh từ 1923 đến 2005 nhưng cuốn tiểu thuyết vẫn xuất hiện khá lặng lẽ ở nước ta Mãi tới khi một
tác phẩm best seller của Nhật là Rừng Nauy ra mắt công chúng Việt Nam, trong đó trân trọng nhắc tới The Great Gatsby thì nó mới được quan tâm
Nhân vật Nagasawa quan niệm không đọc một tác phẩm nếu tác giả chưa chết ba mươi năm, song khi Toru phản bác “Fitzgerald mới chết được hai mươi tám năm” anh ta đáp: “Thì đã sao? Hai năm ư? Với Fitzgerald tính thêm lên thế được rồi” Đối với Gatsby, anh ta khẳng định “bất kỳ người bạn nào của Gatsby cũng là bạn của tôi”
Dù tại Việt Nam, cuốn tiểu thuyết đã được đón đọc nhiều hơn song số
lượng bài giới thiệu, nghiên cứu The Great Gatsby, đặc biệt là về người kể
chuyện vẫn ít ỏi Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: Người kể chuyện
xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại với hi vọng tìm hiểu “niềm tự hào” của nền
văn học Mỹ nói chung và vấn đề người kể chuyện nói riêng
Về mặt lí luận, từ việc vận dụng lí thuyết trần thuật học cùng một số
Trang 7quan điểm thi pháp học và cấu trúc văn bản trong quá trình tìm hiểu The Great Gatsby, người làm luận văn hi vọng chứng tỏ được hiệu quả của
những lí thuyết đó đối với một tác phẩm cụ thể Về mặt thực tiễn, người
làm luận văn mong muốn góp phần nhỏ giới thiệu The Great Gatsby tới
độc giả Việt Nam cũng như đóng góp một cách đọc cuốn sách
2 Lịch sử vấn đề
Thế giới có rất nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu The Great Gatsby đăng
trên các tạp chí, báo, website, sách hoặc từ điển Tuy nhiên, đa phần chúng chưa được tập hợp, dịch thuật và công bố ở Việt Nam Thêm nữa, khi tiếp cận với những tài liệu từ internet, chúng tôi đã gặp khó khăn trong việc xác
định nguồn gốc Dưới đây là một số tài liệu liên quan tới The Great Gatsby
mà chúng tôi tin tưởng vào bản quyền, nguồn gốc
- Tom Quirk, Fitzgerald and Cather: The Great Gatsby, Duke University
Press, 1982
- Matthew Joseph Bruccoli (editor), New Essays on The Great Gatsby,
Cambridge University Press, 1985
- Kathleen Parkinson, The Great Gastby, Penguin Books, 1987
- Peter Conn, Literature in America – An Illustrated History, Cambridge
- Ruth Prigozy (editor), The Cambridge Companion to F Scott Fitzgerald,
Cambridge University Press, 2002
Trang 8- Kirk Curnutt, A Historical Guide to F Scott Fitzgerald, Oxford
University Press, 2004
- Harold Bloom, F Scott Fitzgerald (Bloom’s Modern Critical Views),
Chelsea House Publications, 2006
Frederick Millett, tác giả bài viết Analysis: The Great Gatsby đánh giá cao tiểu thuyết The Great Gatsby trên phương diện xã hội - lịch sử:
“Dường như tác phẩm lớn nhất của F Scott Fitzgerald, The Great Gatsby
không chỉ là một câu chuyện tuyệt vời mà còn là một cái nhìn thấu đáo về những góc khuất của xã hội trong “Kỉ nguyên phát triển” Nhiều ý kiến cho rằng cuốn tiểu thuyết là một biểu tượng của “Thời đại Jazz”, thời đại kỳ lạ
của vật chất và ảo vọng, song The Great Gatsby còn hơn thế, nó đại diện
cho sự thật của thập niên, nó chiếm một vị trí bền vững trong nền văn học
Mỹ Cuốn tiểu thuyết diễn ra ở nhiều cấp độ, gây ấn tượng bởi những nhân vật, những sự kiện cũng như những vấn đề về vật chất và tinh thần của nước Mỹ” [33, p5] (xin xem phụ lục)
Giống như Frederick C Millet, Jonathan Yardly, tác giả cuốn Gatsby: The Greatest of Them All nhận định tổng quan: “Đối với cá nhân tôi, không
một cuốn tiểu thuyết Mỹ nào vượt trội và giúp chúng ta nhìn nhận lại mình
thấu đáo hơn Gatsby Với độ nén lạ thường, khoảng 50.000 từ, Fitzgerald
đã khiến ta phải suy ngẫm những vấn đề trọng tâm nhất của nước Mỹ - hoài bão, khát vọng và ám ảnh: khát khao cuộc sống mới, ám ảnh giai cấp, thèm muốn giàu sang và “giấc mơ cuối cùng và lớn lao nhất của loài người” [37, 24] (xin xem phụ lục)
Còn Tom Quirk, trong cuốn Fitzgerald and Cather: The Great Gatsby
đã nhận xét điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” - Nick như sau:
“Quan sát tự nhiên và tham gia bất đắc dĩ vào các sự kiện, Nick mang một điểm nhìn “kép” trong truyện, vừa dàn trải vừa cô đọng Điểm nhìn kép này
Trang 9giống như chiếc thấu kính giúp ta quan sát rõ từng góc độ của nhân vật tưởng chừng không liên hệ gì với nhau, song nếu mất đi tính chất thiếu liên
hệ đó, câu chuyện sẽ trở nên vô vị” [34, 111] (xin xem phụ lục)
Joseph Bruccoli, giáo sư trường đại học Nam Carolina lại lưu tâm đến thời gian, đây cũng là vấn đề mà luận văn phân tích ở chương 3: “Bất kể sự
hư cấu, The Great Gatsby vẫn trở thành nguồn tư liệu cho các sử gia nhờ
cảm quan thời gian của Fitzgerald… Có những nhà văn trở nên khác biệt bởi họ hướng về quá khứ; còn Fitzgerald lại sở hữu một cảm quan phức tạp
và tinh tế về cái hiện tại đang trôi qua” [30, 78] vv (xin xem phụ lục) Còn ở nước ta, những tài liệu liên quan đến Fitzgerald chưa thực sự phong phú như với trường hợp E Hemingway, người bạn thân của ông Chúng tôi đã tiếp cận được một số tư liệu sau:
- Lê Đình Cúc, Sự xuất hiện của các nhà văn “thế hệ bỏ đi” trong văn học
Mỹ, Tạp chí Văn học số 4, 2000
- Lê Đình Cúc, Văn học Mỹ - Mấy vấn đề và tác giả, NXB Khoa học xã
hội, 2001
- Lê Đình Cúc (biên soạn), Lịch sử văn học Mỹ, NXB Giáo dục, 2007
- Lê Huy Bắc, Từ điển văn học nước ngoài, Tác gia – Tác phẩm, NXB
Giáo dục 2009
- Lê Huy Bắc, Lịch sử văn học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
Tác giả Lê Đình Cúc đưa ra cái nhìn tổng quan về cuộc đời - sự nghiệp của F Scott Fitzgerald và chủ yếu xem xét thế giới nhân vật, ông đánh giá nhân vật Gatsby không mấy thiện cảm: “Cả Tom và Gatsby đều là những
kẻ giàu có, thô lỗ và đều vô học Hợm hĩnh vì tiền, chơi ngông, làm sang chỉ vì ý muốn ngông cuồng” [11, 365], “…anh ta đã bất chấp thủ đoạn ngoi lên giàu có và để chinh phục tình yêu đã chết, anh ta ngông cuồng khoe mẽ giàu sang” [11, 366]
Trang 10Ở cuốn Từ điển văn học nước ngoài, Tác gia - Tác phẩm, tác giả Lê
Huy Bắc cũng giới thiệu khái quát về F Scott Fitzgerald và tóm lược nội
dung The Great Gatsby Ông chỉ nhận xét về nhân vật trung tâm Gatsby “là
một trong những nhân vật mở đầu cho kiểu nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” trong văn học Hoa Kỳ và châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất Những nhân vật này dù nỗ lực đến mấy cũng không thể hòa nhập lại với đời sống bình thường Họ tìm niềm vui trong hoan lạc, rượu và du ngoạn Rốt cuộc, càng cố vượt thoát nỗi cô đơn bao nhiêu họ càng rơi vào cảnh cô đơn bấy nhiêu Họ luôn là những kẻ bên lề cuộc đời, xa lạ với mọi toan tính
ích kỷ của người đời, để cuối cùng họ là nạn nhân của những toan tính ấy”
[8, 365] Như vậy, Lê Huy Bắc nhìn nhận Gatsby bằng con mắt cảm thông,
đi sâu vào tổn thương tinh thần của anh ta
Đến cuốn Lịch sử văn học Hoa Kỳ, Lê Huy Bắc quan tâm tới vấn đề mà
luận văn cũng đang từng bước tìm hiểu, đó là nghệ thuật trần thuật và
người kể chuyện trong tiểu thuyết The Great Gatsby Ông đưa ra thuật ngữ trần thuật đa năng nhằm chỉ “lối trần thuật mở, trần thuật hướng trọng tâm
đến người đọc” [7, 605, 606], ông nhận định về người kể chuyện là “một nhân vật tham gia vào cốt truyện”, “đóng vai một thám tử”
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
■ Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết The Great Gatsby:
- Nguyên bản tiếng Anh đăng tải trên website http://planetebook.com
- Bản dịch của Trịnh Lữ với tiêu đề tiếng Việt là Đại gia Gatsby (Nhà
xuất bản Hội nhà văn, 2009) Luận văn sẽ sử dụng bản dịch này làm tài liệu tham khảo, các trích dẫn đều được chú thích theo đúng quy cách, song song với việc trích dẫn nguyên bản tiếng Anh
Tuy sử dụng bản dịch mới nhất của Trịnh Lữ nhưng người viết xin phép
dùng tựa đề Gatsby vĩ đại (tác phẩm còn một số tựa tiếng Việt khác) Trong
Trang 11bản dịch Rừng Nauy, Trịnh Lữ dùng tựa Gatsby vĩ đại, tuy nhiên khi trực tiếp dịch tiểu thuyết này ông lại đổi nó thành Đại gia Gatsby Ai đã đọc
cuốn sách cũng có thể công nhận với đời sống xa xỉ, thời thượng nhường
ấy, Gatsby đích thực là đại gia, nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì mất đi ý nghĩa hàm ẩn của từ “great”
Trường hợp thứ nhất, nếu nhìn nhận Gatsby là nhân vật mang một ý chí quyết liệt thay đổi số phận, một tình yêu cháy bỏng đến lúc trút hơi thở cuối cùng, có thể dịch “great” thành “vĩ đại” với sắc thái nể trọng Trường hợp thứ hai, căn cứ vào tư duy của người Mỹ, họ không dùng từ “great” cho những danh nhân như Washington, Jefferson, Kennedy… mà lại dùng cho những người diễn trò như ảo thuật gia hay đô vật Vậy “great” cũng có thể được dịch là “vĩ đại” với sắc thái mỉa mai, mỉa mai giấc mơ hào nhoáng nhưng tan vỡ như bong bóng
Lê Đình Cúc trong một bài phân tích thì lựa chọn tên sách là Gatsby cừ khôi, từ “cừ khôi” xác nhận năng lực của nhân vật, mặc dù vậy nó không
bao quát được những thương tổn tinh thần mà Gatsby gánh chịu Dường như Gatsby trở nên “vĩ đại” nhờ vào chính những vết thương ẩn kín trong tâm hồn
Cá nhân người viết ủng hộ tựa đề Gatsby vĩ đại (như bản dịch của
Hoàng Cường, Nxb Tác phẩm mới, 1982)
■ Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin tập trung vào vấn đề người kể chuyện xưng “tôi”: sự tham gia của người kể chuyện xưng “tôi” vào cốt truyện, mối quan hệ giữa anh ta với nhân vật trung tâm và sự biến hóa của thời gian qua việc anh ta “kể” Do giới hạn đề tài, chúng tôi chỉ đề cập khái quát mà không đi sâu nghiên cứu cốt truyện, nhân vật trung tâm hay thời gian để đảm bảo tính cô đọng cho luận văn
Những phần trong luận văn như Hào quang Gatsby - cái “tôi” kể hoặc
Trang 12Bóng tối Gatsby - cái “tôi” được kể đều nhằm trả lời câu hỏi liên quan đến
người kể chuyện xưng “tôi”: anh ta đã chia sẻ “đặc quyền” kể với một số cái “tôi” kể khác như thế nào, sự tiếp nhận thông tin từ những cái “tôi” kể khác có tác dụng gì trong quá trình trần thuật của anh ta…
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Lý thuyết trần thuật học
- Một số quan điểm thi pháp học và cấu trúc văn bản nghệ thuật
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, so sánh
5 Kết cấu luận văn
Người kể chuyện là một phương diện không thể thiếu trong lý thuyết tự
sự, khi người kể chuyện xuất hiện thì hành vi kể mới bắt đầu W.Kayser cho rằng: “Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận”, thông qua người kể chuyện mà tác giả đưa được câu chuyện của mình đến độc giả Song người kể chuyện không chỉ đơn thuần làm cầu nối như vậy mà còn tham gia vào kết cấu của tác phẩm, dễ nhận thấy nhất là ở cốt truyện, nên Todorov coi “người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu” Trong thế giới hư cấu ấy, người kể chuyện mang mối liên hệ với nhân vật, sự kiện và thời gian sự kiện, thậm chí anh ta giữ vai trò “cắt nghĩa những sự việc xảy ra”
Nhằm làm rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện, luận văn được kết cấu theo 3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận):
Chương 1 Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện
Chương 2 Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm
Chương 3 Người kể chuyện xưng “tôi” và thời gian sự kiện
Trang 13Chương1 Người kể chuyện xưng “tôi” và cốt truyện
1.1 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và sự tham gia vào cốt truyện 1.1.1 Khái niệm “người kể chuyện”
Từ điển thuật ngữ văn học gọi “người kể chuyện” là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện
được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó” [15, 221] Cũng từ điển này định nghĩa “người trần thuật”
là một nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành” [15, 221]
Cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học
ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20 coi “người trần thuật” (Pháp: Narrateur; Anh:
Narrator) là “người tường thuật, người kể chuyện (…) mang tính chất cực kỳ hình thức và đối lập dứt khoát với khái niệm “tác giả thực”, “tác giả cụ thể” [19, 244], và dẫn ý kiến của W Kayser: “đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc
về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học” [19, 245], ý kiến của R Barthes:
“Người trần thuật và các nhân vật về thực chất là những sinh thể trên giấy, không ai có thể lầm lẫn tác giả của câu chuyện với người tường thuật lại câu chuyện ấy” [19, 245]
Từ điển Oxford định nghĩa “narrator” là “a person who narrates something,
especially a character who recounts the events of a novel or a narrative poem”:
“một người kể lại một điều gì đó, đặc biệt là một nhân vật kể lại các sự kiện trong một tiểu thuyết hoặc một bài thơ có tính tự sự”
Người viết luận văn cho rằng việc tách “người kể chuyện” và “người trần
thuật” như Từ điển thuật ngữ văn học đã làm là không cần thiết bởi chúng trùng nhau Còn Từ điển Oxford chỉ định nghĩa “người kể chuyện” một cách khái
Trang 14quát Luận văn tán thành cách trình bày khái niệm trong cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ
20 và sẽ coi đây là một cơ sở để tìm hiểu người kể chuyện trong Gatsby vĩ đại
Tóm lại, người kể chuyện là một hình tượng hư cấu với mục đích “kể”, giữ vị trí trung tâm trong truyện kể, ảnh hưởng tới kết cấu tác phẩm (tiêu biểu là cốt truyện), tới các nhân vật được kể, tới dòng thời gian vv Có người kể chuyện
ngôi thứ nhất hoặc người kể chuyện ngôi thứ ba, Gatsby vĩ đại là một tác phẩm
tiêu biểu cho kiểu NKC ngôi thứ nhất (first-person narrator) Ở các phần và chương sau, luận văn sẽ tìm hiểu sự tham gia của người kể chuyện xưng “tôi” vào cốt truyện, mối quan hệ giữa anh ta với nhân vật trung tâm và yếu tố thời gian biểu hiện qua lời kể của anh ta
1.1.2 Khái niệm “cốt truyện”
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “cốt truyện” là “Hệ thống sự kiện
cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm
văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [15, 99]
Cuốn 150 thuật ngữ văn học trình bày thuật ngữ “cốt truyện” là “Sự
phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự
sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [5, 112]
Nhà văn Anh Andrew Taylor coi “cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm” Còn tiểu thuyết gia E.M Forster hiểu
“cốt truyện là sự trần thuật về chuỗi sự kiện mà điểm nhấn rơi vào quan hệ nhân quả”
Để kể câu chuyện tiêu biểu cho Thời đại Jazz (Jazz Age), Fitzgerald đã xây dựng một cốt truyện không nên chỉ được hiểu đơn giản là cái khung của truyện, nó là “sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, biến cố”
Trang 15[5, 112], nó mang tính động chứ không tĩnh Tính động được biểu hiện sơ
bộ qua chuỗi hành động của nhân vật, dễ nhận biết nó nếu cốt truyện chứa
“đột biến” như trường hợp Gatsby vĩ đại: hành động của nhân vật gây ra
những đổi thay bên ngoài đáng kể Tất nhiên không phải tác phẩm nào cũng như vậy, các sáng tác của A Chekhov thường không dựa trên những
sự kiện đột biến K.S Stanislavskij bình luận kịch Chekhov như sau: “Kịch của ông có nhiều hành động, chỉ có điều là không ở sự phát triển bên ngoài
mà là ở sự phát triển bên trong Trong bản thân sự vô hành động của các nhân vật do ông tạo ra chứa đựng một hành động bên trong phức tạp” Ta hiểu “hành động bên trong” là những biến thiên trong cảm xúc, tâm lý, nhận thức
Tính động của cốt truyện, sâu xa hơn, biểu hiện qua sự chuyển tiếp nội
tại của sự kiện; cốt truyện Gatsby vĩ đại gồm bốn phần: thắt nút - phát triển
- cao trào - kết thúc, mỗi sự kiện diễn ra đẩy sự kiện sau nó lên cấp độ cao hơn, tới đỉnh điểm rồi thoái trào, dường như “cảm giác nhân quả đã ngả bóng lên đó” (E.M Forster) Ta hình dung cốt truyện này như một đường gấp khúc, bốn phần đi theo trật tự biên niên, “nếu đổi thay hay tước bỏ một
bộ phận nào đó thì chỉnh thể sẽ đổi thay và bắt đầu biến động”
Bảng 1.1 Biểu đồ cốt truyện Gatsby vĩ đại:
Trang 16nút đến kết thúc, giữa chúng tồn tại mối quan hệ nhân quả khá chặt chẽ Song không phải cốt truyện nào cũng hình thành từ bốn (năm) phần đầy đủ, tác giả hoàn toàn có thể “chỉ giữ lại một (hay một vài xung đột) để triển khai cốt truyện hoặc là phá tung tính liên kết nhân quả của các tình tiết, sự
kiện…”[25, 184] Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pospelov
nhận định các sự kiện tạo thành cốt truyện liên quan tới nhau theo nhiều hơn một kiểu: có thể theo mối liên hệ thời gian (B xảy ra sau A) hoặc liên
hệ nhân-quả (B xảy ra vì A), thí dụ:
Nhà vua băng hà rồi hoàng hậu qua đời
A B
A xảy ra trước B nhưng A chưa chắc là nguyên nhân của B, khác với: “Nhà vua băng hà, hoàng hậu đau buồn và qua đời”, từ đó ông phân ra cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm Người viết luận văn cho rằng trên thực tế khó phân biệt rạch ròi như vậy bởi nếu sự kiện A là nguyên nhân của sự kiện B thì dĩ nhiên A xảy ra trước, trừ phi do cách kể của người kể chuyện, các sự kiện bị đảo lộn: vụ tai nạn mà Daisy gây ra đã dẫn đến việc Wilson bắn Gatsby và nó xảy ra trước cái chết của ông
Khái niệm “cốt truyện” có khi vẫn bị nhầm với “truyện”, ta cần phân biệt chúng Lê Huy Bắc quan niệm “Truyện (story) là chuỗi những sự kiện
về một vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) nào đó diễn ra theo trật tự tự nhiên, tuân thủ thời gian tuyến tính, nương theo sự chảy trôi của cuộc sống theo quan
hệ nhân quả mà không có sự đảo lộn sắp đặt của người kể; cốt truyện (plot)
là sự sắp xếp thẩm mỹ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể” [25, 180] Song Lê Lưu Oanh và Phan Hồng Hạnh thì cho rằng: “Cốt truyện (fabula) là cốt lõi cơ bản của diễn biến câu chuyện, với một hệ thống
sự kiện tiếp nối theo quan hệ nhân quả, còn truyện kể (story, siugiet) là cốt
Trang 17truyện đã được gia công lại một cách nghệ thuật” [25, 257], họ xuất phát từ trường phái hình thức mà B Tomashevsky tổng kết: “Tổng thể các sự kiện trong mối liên hệ qua lại nội tại của chúng, ta sẽ gọi là cốt truyện (fabula),
sự sắp xếp các sự kiện được xây dựng một cách nghệ thuật trong tác phẩm thì gọi là truyện (siugiet)” Lê Huy Bắc và Lê Lưu Oanh trình bày khái niệm ngược nhau nhưng cùng căn cứ vào thời gian biên niên và quan hệ nhân quả để phân biệt truyện/ cốt truyện
Quan điểm của Lê Lưu Oanh giống quan điểm của một số tác giả như:
○ M.Bal – bà cho rằng cốt truyện (fabula) là logic của sự kiện còn câu chuyện (story) là cốt truyện được trình bày theo một cách nào đó, nên
“cùng một cốt truyện, dưới ngòi bút của nhà văn này thì hấp dẫn, dưới ngòi bút của nhà văn khác lại vô vị” [25, 82]
○ E.M Forster – ông viết: “Truyện là sự trần thuật về một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trình tự thời gian nào đó Một cốt truyện cũng là sự trần thuật về chuỗi sự kiện, nhưng điểm nhấn rơi vào quan hệ nhân quả” [27, 2] Forster nhấn mạnh quan hệ nhân quả trong cốt truyện vì tính biên niên trong cốt truyện là hiển nhiên, không làm cốt truyện này khác cốt truyện kia
Ngoài ra Lê Lưu Oanh còn chú ý tới “thành phần xen” nằm ngoài cốt truyện, là “miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật, giới thiệu lai lịch nhân vật, miêu tả chân dung, tái hiện tâm trạng, độc thoại nội tâm, hồi tưởng, đối thoại, lời trữ tình ngoại đề, những nhận xét mang tính triết lý, những bình phẩm đi sát nhân vật, những biểu tượng hoặc những câu chuyện nhỏ bổ sung, giải thích cho một chi tiết, một nhân vật” [24, 258] Người kể chuyện
cũng ảnh hưởng đến thành phần xen, trong Gatsby vĩ đại, nhờ người kể
chuyện xưng “tôi” quan sát kĩ lưỡng mà các thành phần xen (khung cảnh thiên nhiên, lai lịch, chân dung nhân vật…) trở nên “đầy đặn” Thêm nữa,
Trang 18những bất thường về mặt thời gian (ngoái lại, đón trước vv.) có thể lại xảy
ra ở thành phần xen, chẳng hạn đan giữa bốn sự kiện chính không bị xáo
trộn trong Gatsby vĩ đại là những sự kiện bất tuân trật tự biên niên: ở
chương IV, cuộc tình của Gatsby năm 1917 hiện lên vào thời điểm năm 1922; chương IX, sinh hoạt của cậu thiếu niên James Gatz được tái hiện sau khi Gatsby qua đời vv
1.1.3 Sự tham gia của người kể chuyện xưng “tôi” vào cốt truyện
Người kể chuyện luôn đồng hành với truyện bởi đó là một “vai” nhà văn
hư cấu nhằm mục đích kể chuyện, song không phải lúc nào anh ta cũng tham gia vào cốt truyện Người kể chuyện ngôi thứ ba không xuất hiện
trong các sự kiện, biến cố của cốt truyện (Chí Phèo, Bà Bovary…), thậm
chí người kể chuyện ngôi thứ nhất cũng chưa chắc đã tham gia vào cốt
truyện Thí dụ, truyện Dì Hảo (Nam Cao) có cốt truyện xoay quanh cuộc
đời ba người phụ nữ:
Ông tôi thua bạc bỏ nhà đi Bà ngoại tôi đã trải qua những tháng ngày khốn khổ “chịu trăm đồng bạc nợ”
▼ Chồng bà xã Vận qua đời, để lại cho bà hai đứa con Bà dẫn Hảo đến cho bà ngoại tôi Dì Hảo làm con nuôi của bà
▼
Dì Hảo đi lấy chồng, bị chồng phụ bạc
ta thấy sự tham gia vào cốt truyện của người kể chuyện xưng “tôi” không
đáng kể Nhưng người kể chuyện xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại thì khác,
anh ta tham gia khá tích cực vào cốt truyện, tất nhiên không phải do anh ta
là tác giả Không thể đồng nhất người kể chuyện và tác giả dù Nick Carraway thừa nhận: “Gatsby, người tôi đã lấy tên để đặt cho cuốn sách
này…” Dostoyevsky từng khẳng định qua trường hợp tiểu thuyết Những
Trang 19người nghèo (Poor Folk): “Bạn đọc đều có thói quen nhìn thấy bộ mặt của
nhà sáng tác trong tất cả, nhưng tôi không bộc lộ bộ mặt của mình Họ không hề ngờ rằng đó là Devushkin nói chứ không phải tôi Và Devushkin thì không thể nói khác như thế được” [21, tr86] Một số chi tiết ở người kể chuyện xưng “tôi” như: chiến đấu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chuyển tới New York sinh sống, sở thích viết lách… dễ gợi liên tưởng về Fitzgerald song hai hình tượng này thực chất vẫn tách biệt, việc NKC tham gia vào cốt truyện khác với việc nhà văn xây dựng cốt truyện Tóm lại, cần nhìn nhận Nick Carraway ở cả vai trò nhân vật khi xét sự tham gia vào cốt truyện
Sự tham gia vào cốt truyện không liên quan tới khả năng biết trước, biết
tường tận mọi tình tiết, biến cố Ở Những người khốn khổ (Les Misérables),
người kể chuyện đứng ngoài các sự kiện của cốt truyện song anh ta vẫn kể lại trọn vẹn và nắm bắt được những bí mật như thân thế Jean Valjean, lai lịch Gavroche, tình cảm thầm kín của Eponine vv Trong lúc đó, dù tham
gia vào cốt truyện, người kể chuyện của Gatsby vĩ đại không toàn tri, anh ta
khó lòng mách nước cho độc giả, thậm chí còn bị Gatsby đánh lừa Thomas
E Boyle gọi là “khoảng cách giữa độc giả và người kể chuyện”:
“There is a good deal that is fishy about Gatsby which Nick does not see He seriously reports, for example, that Gatsby as a young man had spent over a year "beating his way along the south shore of Lake Superior
as a clam-digger and salmon-fisher”, yet we know, as Fitzgerald must have known, that Lake Superior contains neither edible clams nor salmon Once again there is distance between reader and narrator” [29, p22]
“Có khá nhiều điểm đáng nghi ở Gatsby mà người kể chuyện Nick không rõ Anh ta thuật lại rằng Gatsby là một quý ông trẻ tuổi đã từng trải qua một năm “xuôi ngược dọc bờ nam hồ Superior đánh dặm bắt sò, bắt cá
Trang 20hồi” song chúng ta, cũng như Fitzgerald, biết rằng hồ Superior không có cả
sò lẫn cá hồi Vậy là đã tồn tại một khoảng cách giữa độc giả và người kể chuyện”
Độc giả nhận ra sự vô lý trong điều Gatsby tiết lộ còn người kể chuyện lại tin, tính “khờ khạo” đó khiến độc giả hoài nghi lời kể của Nick dẫu cho anh
ta trung thực khi trần thuật đi chăng nữa Bị coi là một NKC “khờ khạo” nhưng Nick giới thiệu bản thân rất tỉ mỉ với hàm ý mình không phải kẻ vẩn
vơ, hão huyền:
“My family have been prominent, well-to-do people in this western city for three generations The Carraways are something of a clan and we have a tradition that we‟re descended from the Dukes of Buccleuch… I graduated from New Haven in 1915, just a quarter of a century after my father, and a little later I participated in that delayed Teutonic migration known as the Great War” [1,5]
middle-“Gia đình tôi toàn những người danh giá khá giả đã ba đời ở cái thành phố miền Trung Tây này Nhà họ Carraway gần như là một gia tộc, chúng tôi có truyền thống coi mình là hậu duệ của các Công tước Buccleuch… Tôi tốt nghiệp đại học ở New Haven năm 1915, đúng một phần tư thế kỉ sau cha tôi và ít lâu sau tham gia cuộc di cư Teutonic muộn mằn” [2, 9,10] Đâu đó trong những dòng tự thuật là niềm tự hào, với vị trí xã hội này lời
kể của Nick mang sức nặng, khác hẳn một kẻ đưa chuyện tầm thường Anh
ta nhấn mạnh việc dự vào các sự kiện ngay từ điểm khởi đầu: “the history
of the summer really begins on the evening I drove over there…” (“câu chuyện của mùa hè năm ấy thực sự bắt đầu từ cái buổi chiều tôi lái xe sang đó”), phân biệt mình với một nhân vật “ngoài lề” Nó là một căn cứ để xác định sự tham gia vào cốt truyện
Ở phần thắt nút, người kể chuyện là nhân tố đẩy nhanh hành động của
Trang 21nhân vật: nhờ Nick, Gatsby đã gặp lại Daisy một cách thuận lợi Ở phần này Nick tham gia sâu nhất vào cốt truyện, tạo nên “hiệu ứng domino” dẫn tới những diễn biến tiếp theo: chuyện ngoại tình làm nảy sinh hiềm khích giữa Gatsby với chồng Daisy và chính Tom xúi giục ông Wilson bắn chết Gatsby
Trong phần phát triển cốt truyện, người kể chuyện xưng “tôi” đóng vai trò chứng nhân (eye-witness), trước cuộc đối đầu giữa Tom - Gatsby, anh
ta không hề tham gia đối thoại, không can ngăn mà chỉ lặng lẽ quan sát biểu hiện xúc cảm của các nhân vật khác:
“A pause Then Tom‟s voice, incredulous and insulting:
„You must have gone there about the time Biloxi went to New Haven‟
(…)
„Wait a minute‟, snapped Tom, „I want to ask Mr Gatsby one more question.‟
„Go on‟, Gatsby said politely
„What kind of a row are you trying to cause in my house anyhow? ‟ They were out in the open at last and Gatsby was content
„He isn‟t causing a row.‟ Daisy looked desperately from one to the other „You‟re causing a row Please have a little self control.‟ ” [1,136, 137]
“Một lúc im lặng Rồi đến cái giọng đầy nghi ngờ và xúc phạm của Tom:
„Chắc là ông đến đó cùng lúc với Biloxi đến New Haven‟
Trang 22„Vậy thì ông đang định gây gổ gì ở nhà tôi thế?‟
Cuối cùng thì họ đã công khai với nhau, và Gatsby chỉ mong có thế
„Ông ấy không gây gổ gì cả,‟ Daisy tuyệt vọng nhìn hết người này tới người kia „Mình đang gây gổ thì có Xin mình bình tĩnh một tí đi nào‟” [2,
181, 182]
Người kể chuyện mô tả họ tỉ mỉ và không giữ thái độ khách quan hoàn toàn, đặc biệt khi dõi theo Tom, giọng điệu anh ta pha chút giễu cợt: “I was tempted to laugh whenever he opened his mouth The transition from libertine to prig was so complete” [1,139] (“Tôi chực phì cười mỗi khi anh
mở miệng, gã điếm đàng đang hoàn toàn biến thành một kẻ lên mặt dạy đời” [2, 183]).Vậy đôi lúc Nick Carraway đã để lộ bình luận về nhân vật khác, điều này có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc của người đọc dành cho nhân vật
Ở cao trào, Nick Carraway trở thành “người nghe” câu chuyện mà Gatsby kể trước khi anh ta thuật lại nó cho một người nào khác Nick là người đầu tiên và duy nhất biết Daisy đã gây ra tai nạn, việc anh ta giữ kín
bí mật vô tình tạo điều kiện cho Tom trả thù, dẫn đến cái chết của Gatsby ở chương sau
Tâm điểm của đoạn kết là hành động Wilson bắn Gatsby nhưng không
hề có nhân chứng, vì vậy Nick Carraway chỉ có thể kể lại hậu quả của hành động ấy: “It was after we started with Gatsby toward the house that the gardener saw Wilson‟s body” [1,173] (“Sau khi chúng tôi bắt đầu khiêng Gatsby vào nhà thì người làm vườn mới nhìn thấy thi thể của Wilson” [2, 226])
Như vậy, người kể chuyện tham gia vào các phần cốt truyện với mức độ không đều, vai trò của anh ta giảm dần song Nick vẫn cố gắng thuật lại những diễn biến bằng việc tìm hiểu chúng, đặc biệt ở phần kết (resolution),
Trang 23người kể chuyện xưng “tôi” giống vị thám tử tường thuật quá trình điều tra:
“there were boys who had seen” (“những thằng bé đã thấy”), “and motorists at whom he stared oddly from the side of the road” (“những người lái xe nói rằng ông đã nhìn họ với vẻ rất lạ từ vệ đường”), “the police supposed that” (“cảnh sát thì cho rằng”), “no garage man who had seen” (“chẳng có chủ xưởng xe nào từng thấy”), “the chauffeur heard” (“anh tài
xế nghe thấy”) Mặc dù các manh mối sơ lược, mơ hồ buộc Nick phải dùng
từ ngữ giả định: “perhaps” (“có thể”), “if that was true” (“nếu đúng thế”) nhưng không thể phủ nhận người kể chuyện rất nỗ lực tiếp cận nguyên nhân Gatsby bị bắn nhằm bổ sung câu chuyện Khi tuyên bố: “Now I want
to go back a little and tell what happened” (“Bây giờ tôi sẽ trở lại một tí để
kể xem”) anh ta đã chứng tỏ trách nhiệm đối với người nghe chuyện mình hướng đến Người chỉ quan tâm tới việc kể sẽ không tránh khỏi sự ngẫu hứng trần thuật, còn người kể chuyện lưu tâm tới “người nghe” sẽ đảm bảo tính trọn vẹn cho câu chuyện và cốt truyện hơn Do đó, mặc dù Nick Carraway từng thuật lại một câu chuyện dối trá của Gatsby nhưng không có nghĩa là anh ta cũng muốn đánh lừa người nghe hoặc quyết định “dùng trò chơi không muốn truyền đạt điều mà anh ta đối mặt” [26,171]
Nick không “tảng lờ”, bỏ sót một sự kiện, biến cố quan trọng nào, nhờ
đó cốt truyện không bị khuyết: “biến cố là đơn vị cực tiểu, bền vững của cấu trúc cốt truyện” [21,396] Cũng cần lưu ý, một biến cố trong mắt người
kể chuyện này chưa chắc đã là biến cố theo cách nhìn của chủ thể khác, thí dụ: với Nick, việc Gatsby qua đời là biến cố nhưng giả sử Tom đóng vai trò người kể chuyện thì anh ta sẽ không quan tâm Lotman lý giải điều này dựa
trên quan điểm: “cùng một biến cố nhưng nhìn từ quan điểm này thì tồn tại,
từ quan điểm khác thì không có ý nghĩa, còn từ quan điểm thứ ba thì nói chung lại là không tồn tại” [21,400] Ông xem biến cố như “sự di chuyển
Trang 24của nhân vật qua ranh giới của trường ngữ nghĩa” [21, 399], vì thế nó phụ
thuộc vào quan điểm của NKC Từ lời kể của những người kể chuyện khác
nhau sẽ xác định được những biến cố và do đó những cốt truyện khác nhau
Bảng 1.2 Cốt truyện Gatsby vĩ đại
ChV Thắt nút (Exposition) Gatsby gặp lại Daisy
ChVII Phát triển (Rising Action) Tom đối đầu Gatsby
ChVIII Kết thúc/ Mở nút (Resolution) Ông Wilson bắn chết Gatsby
Kết cấu của Gatsby vĩ đại gồm 9 chương trong đó sự kiện thắt nút nằm ở
chương V, phần phát triển và cao trào đều nằm trong chương VII, kết thúc: chương VIII Các sự kiện của cốt truyện dồn tụ ở 3/ 9 chương; từ chương I đến IV và chương VI Nick hầu như kể những câu chuyện bên lề còn chương IX có thể gọi là “vĩ thanh” Cách kể ban đầu tưởng chừng thư thả sau đó bỗng trở nên gấp gáp khiến người đọc bất ngờ, nhưng chính việc thuật lại các biến cố một cách tập trung đã giúp ta dễ dàng xâu chuỗi chúng
để định hình cốt truyện
1.2 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và điểm nhìn
Ở phần này, luận văn tìm hiểu điểm nhìn của NKC xưng “tôi” trong truyện, đồng thời xác định anh ta mang điểm nhìn nào (bên trong hay bên ngoài) trong các sự kiện chính làm nên cốt truyện
1.2.1 Khái niệm “điểm nhìn”
Điểm nhìn là yếu tố cốt lõi trong nghệ thuật trần thuật, như Pospelov nói: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật với những gì mà anh ta miêu tả” [23, 90] Hiểu một cách đơn giản thì khi người kể chuyện miêu tả và kể lại, anh ta phải có một điểm nhìn (point
of view), nó xác nhận việc người kể chuyện nhìn và nhìn như thế nào
Trang 25Từ điển Oxford định nghĩa “điểm nhìn” là “the narrator‟s position in
relation to a story being told” (là vị trí của người kể chuyện trong quan hệ với truyện đang được kể)
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) định nghĩa “điểm nhìn nghệ thuật” là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm”, “điểm nhìn nghệ thuật
có thể hiểu là điểm rơi của cái nhìn vào khách thể” [15, 113] Từ điển không phân chia trực tiếp điểm nhìn “biết tuốt”, bên ngoài, bên trong mà dựa trên không gian, thời gian, tâm lí, quang học, mô hình văn hóa hoặc hệ
tư tưởng; trong đó điểm nhìn quang học hoàn toàn khách quan, điểm nhìn tâm lý: “khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân vật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi, quan hệ thân, sơ, bên trong hay bên ngoài” [15, tr113]
Ở bài viết Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Đặng
Anh Đào cho rằng: “Về thuật ngữ, nhãn quan (vision), điểm nhìn (point de vue) và tiêu điểm (focalisation) đã được sách lí luận coi là một (…) Nhìn chung, nó (tức “điểm nhìn” - chú thích của người viết) quy tụ giới hạn trường nhìn của người kể chuyện trước đối tượng được miêu tả và kể lại” [25, 170] Người viết luận văn hiểu “trường nhìn” là yếu tố cho thấy khả năng biết sự việc của người kể chuyện: NKC có trường nhìn vô hạn thì toàn tri, còn NKC có trường nhìn hạn chế thì chỉ kể được một số điều
Ở bài Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện, Nguyễn Thái Hòa đã trình bày lý thuyết của Genette và đề xuất xác
định “điểm nhìn nghệ thuật” ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn văn, hồi, cảnh vv.) từ 3 tham số: tiêu điểm, khoảng cách, phương vị, nghĩa là tác giả coi “điểm nhìn” ≠ “tiêu điểm” Nó không đúng với lý thuyết của Genette vì Genette dùng thuật ngữ “tiêu điểm” (focalization) nhằm tránh thiên về thị giác như “điểm nhìn”, nhưng “tiêu điểm” vẫn trùng với “điểm nhìn”
Trang 26Nguyễn Thái Hòa còn đồng nhất “điểm nhìn” vào phong cách nhà văn khi nêu thí dụ “điểm nhìn nghệ thuật của Tô Hoài khác của Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố” [25, 94] Trong khi Nguyễn Thái Hòa quan niệm: phương vị ≠ điểm nhìn thì Trần Đình Sử coi “phương vị” đồng nghĩa với
“góc nhìn”, “phối cảnh” (xuất phát từ thuật ngữ narrative perspective), Đào Duy Hiệp cũng nhận định giữa perspective với point de vue có sự giao
thoa, thậm chí trùng nhau
Trên thế giới, những lý thuyết về điểm nhìn trần thuật vô cùng phong phú như của Brooks và Warren, Greimas, Pouillon, Friedman, Uspenski, T Todorov, Susan Lanser, Genette vv Một số nhà nghiên cứu đã phân chia nhiều hơn ba loại điểm nhìn, thí dụ Friedman đề xuất 8 loại, trong đó điểm nhìn toàn tri bao gồm 5 trường hợp: (1)Góc nhìn biết hết kiểu biên tập: NKC đứng bên ngoài và luôn can thiệp vào câu chuyện (2)Góc nhìn biết hết kiểu trung lập: NKC đứng bên ngoài, không can thiệp vào câu chuyện (3)Góc nhìn biết hết có chọn lựa: NKC dựa vào một nhân vật để tạo ra một góc nhìn bên trong (4)Góc nhìn biết hết có nhiều chọn lựa: NKC dựa vào nhiều nhân vật để tạo ra góc nhìn bên trong (5)Góc nhìn trong kịch: NKC biết hết nhưng tiềm ẩn, không can thiệp vào câu chuyện Góc nhìn biết hết kiểu biên tập gần như trùng với góc nhìn trong kịch, ngoài ra Friedman còn nêu lên góc nhìn kiểu máy ảnh hoàn toàn ngẫu hứng (random)
Có tác giả không phân loại cụ thể mà căn cứ vào những tiêu chí nhất định để nghiên cứu điểm nhìn, thí dụ Susan Lanser dựa trên sự tiếp xúc (contact) và quan điểm/ thái độ (stance) Theo đó, một người kể chuyện
xưng như trong Gatsby vĩ đại sở hữu điểm nhìn khá thuận lợi bởi sự tiếp
xúc gần gũi của anh ta với ba nhân vật chính; đồng thời nhờ quan điểm
“không phê phán ai cái gì bao giờ” mà rất nhiều người tìm tới anh “thổ lộ nỗi lòng”, Nick có cơ hội lắng nghe, chứng kiến những sự kiện không được
Trang 27Genette dùng thuật ngữ “tiêu điểm” thay cho “điểm nhìn” bởi nó
“không chỉ là tri giác mang tính chất nhìn thấy được mà còn là những suy nghĩ, tóm lại là cái biết (le savoir)” [16, 101] Căn cứ vào lý thuyết của Genette ta thấy có những sự kiện Nick Carraway đã nhìn từ tiêu điểm đặt bên trong (internal focalization):
- Người kể chuyện đồng thời đóng vai trò một nhân vật (NKC = NV);
sự trần thuật có chiều sâu, “mang tính chất cá nhân, có tính bộc lộ chủ quan
và mang sắc thái cảm xúc cao độ” [23, tr290], nó dễ thuyết phục, lôi cuốn độc giả Do tiêu điểm bên trong này, người kể chuyện xưng “tôi” không thể che giấu bản thân anh ta, hay nói cách khác sự trần thuật ở ngôi thứ nhất với tiêu điểm bên trong “không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể”, “nó mang dấu ấn về cách nói, cách cảm thụ thế giới và cuối
Trang 28cùng là mang tư chất trí tuệ và tình cảm của người trần thuật, mang tính cách của anh ta” [23, 288] Lấy thí dụ, ở chương III, Nick không thể giấu nổi tự hào về đức tính trung thực của chính mình:
“Every one suspects himself of at least one of the cardinal virtues, and this is mine: I am one of the few honest people that I have ever known.” [1,65]
“Ai cũng nghĩ hẳn mình phải có ít nhất một đức hạnh cơ bản, và của tôi
là thế này: tôi là một trong vài người trung thực đã từng có mặt ở đời này.” [2,88]
Hay lối ghi chép cẩn thận về những vị khách tại nhà Gatsby chứng tỏ “bệnh nghề nghiệp” của Nick: “I was rather literary in college” [1,6] (“Hồi ở đại học tôi đã là một tay văn chương kha khá” [2,12])
Luận văn không xét ngôi phát ngôn để xác định tiêu điểm vì nó không
phải một căn cứ chuẩn xác, chẳng hạn trong truyện Cuộc ra đi (The departure – F.Kafka), người kể chuyện xưng “tôi” song tiêu điểm như thể
đặt bên ngoài do cái nhìn khách quan, dường như đã tách khỏi “tôi”: “Tôi
ra lệnh đem ngựa từ chuồng đến cho tôi Người hầu không hiểu lệnh Vì thế chính tôi đến tận chuồng thắng yên cương và thượng mã Tôi nghe tiếng kèn đồng từ xa vọng lại, tôi hỏi người hầu tiếng kèn có nghĩa là gì Y không biết gì cả và không nghe gì cả Tại cổng, y níu ngựa tôi lại và hỏi:
“Chủ nhân đang đi đâu thế?” Tôi đáp: “Ta không biết Chỉ rời khỏi nơi này, chỉ rời khỏi nơi này Rời khỏi nơi này, chẳng còn gì khác, đó là cách duy nhất ta đạt được mục đích của ta Y hỏi: “Vậy ngài biết mục đích của ngài” Tôi đáp: “Đúng, ta đã bảo ngươi Rời khỏi nơi này là mục đích của ta” Sự thuần túy thuật lại cuộc ra đi không đan xen bất cứ cảm xúc, bình luận nào tạo cảm giác người kể chuyện đang nhìn từ ngoài Người kể chuyện này không đáng tin khi “tảng lờ” điều mình biết, chẳng hạn anh ta
Trang 29có thể mô tả song đã lược bỏ những biểu hiện tâm trạng dù nhỏ nhất (thí dụ
“nhíu mày”, “thở dài” vv.) khiến cho nhân vật càng trở nên khó nắm bắt
Ngược lại, trong Gatsby vĩ đại, người kể chuyện xưng “tôi” tỏ ra đáng tin
cậy, Nick đã kể trung thực và khá đầy đủ các sự kiện anh ta được nghe, được chứng kiến hoặc tham gia
Trong bài Phối cảnh và điểm nhìn trong văn bản nghệ thuật, Đào Duy
Hiệp đã sơ đồ hóa ba kiểu tiêu điểm mà Genette nêu ra, tiêu điểm bên trong tiếp tục được tách thành ba trường hợp nhỏ: (1) Cố định (fixe): một nhân vật kể mọi chuyện; (2) Biến đổi (variable): các nhân vật kể những câu chuyện khác nhau; (3) Đa bội (multiple): các nhân vật kể cùng một sự việc
Bảng 1.3 Sơ đồ hóa 3 kiểu focalisation của Genette
zéro fixe
Focalisation interne variable
Externe multiple
Theo bảng trên thì tiêu điểm trong Gatsby vĩ đại thuộc loại đa bội
(multiple): ngoài NKC xưng “tôi” kể về Gatsby, Gatsby đã tự kể về bản thân, cô Jordan Baker và các khách dự tiệc cũng kể về ông
Tiêu điểm của người kể chuyện xưng “tôi” không phải luôn luôn cố
định, “dạng thức tụ tiêu không hề ổn định trong toàn tác phẩm mà rất mềm
dẻo, chỉ ở những đoạn trần thuật được xác định, có thể là rất ngắn” [16, 109] Ở hai sự kiện lớn tạo thành cao trào và kết thúc cho cốt truyện, người
kể chuyện xưng “tôi” lại mang tiêu điểm bên ngoài, anh ta không tham gia vào sự kiện, không “nhìn cùng với” nhân vật Ngoài ra, tiêu điểm cũng trượt ra ngoài khi Nick nghe Daisy, Jordan và Gatsby kể chuyện vv Đầu tiên, cô em họ kể cho Nick về kí ức sinh nở: “Listen, Nick, let me tell
Trang 30you… Would you like to hear?” (“Để em kể anh nghe… Anh có muốn nghe không?”); sau đó anh được tình nhân tiết lộ mối quan hệ tình cảm giữa Gatsby và Daisy: “When Jordan Barker had finished telling all this…” (“Khi Jordan Barker kể xong”); rồi tới lượt vị láng giềng tâm sự với Nick (luận văn sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau) ► Nick không biết điều mà nhân vật biết Do mỗi cái “tôi” kể sở hữu một điểm nhìn nên việc kể diễn ra trên diện rộng (không chỉ một người) Sự luân chuyển điểm nhìn khá linh hoạt
trong Gatsby vĩ đại là yếu tố cho phép trần thuật trên cả diện rộng lẫn chiều
sâu
1.2.3 Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo một số quan điểm khác
Trong cuốn Độ không của lối viết, Roland Barthes nhận xét trần thuật từ
ngôi thứ nhất là “một phương thức độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả người kể chuyện và nhân vật” Ông cho rằng so với vai “nó”, vai “tôi” ít tính nước đôi hơn, vì tính ít nước đôi nên phương thức kể từ ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nhất định, người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của họ Trần thuật
từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là hình thức kể chuyện đáp ứng được “khát vọng giãi bày” của người kể chuyện (thậm chí có cái tôi của nhà văn), do vậy không khó để ta nhận thấy những cảm xúc của Nick Carraway như “angry, and half in love, and tremendously sorry” (“giận dữ, vẫn nửa thấy yêu, và lòng mênh mang buồn”) hay “provincial squeamishness” (“tâm trạng buồn nôn tỉnh lẻ”) Nick ít bộc lộ tâm tư nhưng khi anh ta giãi bày, người đọc hầu như tin tưởng ngay và mau chóng cảm thông bởi một cảm giác gần gũi
M Lotman thì coi điểm nhìn (cái nhìn) “như sự định hướng của không gian nghệ thuật” [21, 471], là không gian bên trong đóng kín (có giới hạn)
Trang 31và không gian bên ngoài, mở (vô hạn) Ông dẫn một câu của Pushkin:
“Những kẻ được tuyển lựa, vui như tết như chúng ta, ít lắm” để chỉ ra điểm nhìn trần thuật định hướng không gian bên trong là thế giới nội tâm Tương
tự, ở phần cuối tiểu thuyết Gatsby vĩ đại ta thấy điểm nhìn định hướng
không gian tâm tưởng của người kể chuyện xưng “tôi” Điểm nhìn của Nick cũng định hướng khá nhiều không gian bên ngoài: không gian biệt thự (hoặc căn hộ), không gian bên trong ô tô, thung lũng bụi (valley of ashes)…, chúng phản ánh hình ảnh nước Mỹ những năm 20 với tốc độ phát triển chóng mặt Dù là những không gian mở biểu hiện tính kết nối giữa NKC và thế giới anh ta quan sát nhưng chúng lại gây ra cảm giác ngộp thở, bức bối, như thung lũng bụi:
“This is a valley of ashes – where ashes take the form of houses and chimneys and rising smoke and finally, with a transcendent effort, of men who move dimply and already crumbling through the powdery air Occassionally a line of grey cars crawls along an invisible track, gives out a ghastly creak and comes to rest, and immidiately the ash-grey men swarm
up with leaden spades and stir up an impenetrable cloud which screens their obscure operations from your sight” [1, 26]
“Đây là một thung lũng bụi – nơi bụi đất có hình nhà cửa và ống khói và những cuộn khói bốc lên và cuối cùng, với nỗ lực phi phàm, thành cả hình người mờ mờ dịch chuyển và như đang tan rã trong bầu không khí sàn sạn như bột rắc Thỉnh thoảng một đoàn toa tàu xám xịt bò trên đường ray chẳng ai nhìn thấy, dừng lại với một tiếng ken két sởn gai ốc, và lập tức một đám người xám ngoét những bụi xúm xít chạy ra Với những nhát xẻng đầy họ khua lên một đám mây dày đặc và ta không thể nhìn thấy những công việc mù mịt của họ ở đó nữa” [2, 39]
Tom Quirk (giáo sư trường đại học Missouri-Columbia, Mỹ) gọi điểm
Trang 32nhìn của NKC trong Gatsby vĩ đại là “nhãn quan kép”:
“Casual observer and reluctant participant, Nick brings a double vision
to the story he tells, at once diffuse and exact It is a simultaneous vision which, much like a stereopticon, lifts its figures from the page precisely because the images don't quite jibe, but are, instead, flat and lifeless without this discrepancy.” [32, p45]
“Quan sát tự nhiên và tham gia bất đắc dĩ vào các sự kiện, Nick mang một nhãn quan “kép” trong truyện, vừa dàn trải vừa cô đọng Như một thấu kính, nó cho phép quan sát rõ từng góc độ của nhân vật tưởng chừng không liên hệ gì với nhau, song nếu mất đi tính chất thiếu liên hệ đó, câu chuyện
sẽ trở nên vô vị”
Nhờ “nhãn quan kép”, người kể chuyện xưng “tôi” đã nhận thấy cả sự dối trá và ngây thơ ở Gatsby dù chúng “thiếu liên hệ”: ông nói dối một cách thuyết phục về thân thế nhưng lại khờ khạo trong tình yêu Nick “tham gia bất đắc dĩ vào các sự kiện” bởi những nhân vật khác (Tom, Gatsby) thường kéo anh ta nhập cuộc, còn lối “quan sát tự nhiên” của Nick là do anh ta hầu như không can thiệp, không làm gián đoạn các sự kiện, ngay cả lúc tình thế rất căng thẳng:
“Some time toward midnight Tom Buchanan and Mrs Wilson stood face to face discussing in impassioned voices whether Mrs Wilson had any right to mention Daisy‟s name (…)
Making a short deft movement Tom Buchanan broke her nose with his open hand
Then there were bloody towels upon the bathroom floor, and women‟s voices scolding, and high over the confusion a long broken wail of pain” [1, p41]
“Có một lúc vào quãng nửa đêm Tom Buchanan và bà Wilson đứng
Trang 33giáp mặt nhau, tranh cãi kịch liệt xem bà Wilson có được quyền nhắc tới tên Daisy không (…)
Bằng một động tác ngắn thành thạo, Tom Buchanan tát vỡ mũi bà
Sau đó là những tấm khăn đầy máu tươi dưới sàn nhà tắm, những giọng đàn bà la lối om sòm, và trên tất cả những hỗn độn ấy là một tiếng kêu đau đớn đứt quãng kéo dài” [2, 58]
Người kể chuyện tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng trước cảnh Tom đánh Myrtle
và anh ta duy trì thái độ này trong nhiều sự kiện Tuy nhiên, có lúc Nick lại
vi phạm cam kết “tôi không phê phán ai cái gì bao giờ”, giọng mỉa mai, giễu cợt bật ra trước một hiện thực quá nực cười: “Gã điếm đàng đang hoàn toàn biến thành kẻ lên mặt dạy đời” Và khi người kể chuyện dùng “thấu kính” soi vào chính thế giới bên trong anh ta thì xuất hiện giọng chiêm nghiệm: “Tôi đã ba mươi Trước mắt tôi là cả một thập kỷ mới trải dài như con đường bất trắc đầy đe dọa” Như vậy sự dịch chuyển điểm nhìn của người kể chuyện có thể khiến độc giả thay đổi cảm nhận về thái độ ẩn trong giọng của anh ta: “giọng điệu chỉ thâm nhập vào tác phẩm thông qua tri giác tưởng tượng của người đọc”
1.3 Hào quang Gatsby - cái “tôi” kể
Ở phần này, luận văn đề cập tới cái “tôi” kể - Gatsby nhằm gián tiếp tìm hiểu người kể chuyện xưng “tôi” - Nick đã chia sẻ đặc quyền kể của mình như thế nào Trước khi thuật lại câu chuyện về Gatsby, người kể chuyện đã nghe ông tâm sự nhiều lần, việc tiếp nhận thông tin từ một cái “tôi” kể khác như vậy hỗ trợ cho quá trình anh ta trần thuật
Hào quang ở con người Gatsby toát lên trước hết từ cuộc sống giàu sang
mà ai cũng nhận thấy: một dinh thự “vĩ đại trên mọi phương diện”, tại khu nhà này “xe hơi đỗ thành năm hàng”, khách khứa “khăn áo lụa là còn quá
cả truyện cổ tích” [2, 62] Gatsby rất tự hào kể với Nick về gia thế và lối
Trang 34sống xa hoa trong chương IV Có thể coi hình tượng Gatsby là bước tiếp nối kiểu nhân vật triệu phú trong văn học Hoa Kỳ giai đoạn đầu (1861 - 1914) Nếu thần thoại Hy Lạp gắn liền với những anh hùng, văn học Phục Hưng – hiệp sĩ, văn học Nga quan tâm tới “con người nhỏ bé”… thì các nhà văn Mỹ lại xây dựng nhân vật người giàu, dường như xuất phát từ thực
tế đất nước Khi nội chiến diễn ra, quốc gia này có chưa đầy 100 triệu phú, vậy mà vào lễ kỉ niệm 100 năm ngày tuyên bố độc lập đã xuất hiện hơn
1000 Nước Mỹ đổi thay đến chóng mặt, năm 1900 tổng thu nhập của họ vượt xa vương quốc Anh, “số tiền đủ mua cả người Nga, người Áo và người Tây Ban Nha” [11, 69]
William Dean Howwel, cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực Mỹ tạo nên một
nhân vật tên là Silas Lapham (The Rise of Silas Lapham): ông làm giàu
bằng nghề kinh doanh sơn và muốn đạt được đẳng cấp xã hội qua việc kết
thông gia cùng gia đình quý tộc Corey Trong một tiểu thuyết khác - A Traveler from Altruria, nhân vật của Howwel tuyên bố: “…những người
hùng kiểu mới đã bắt đầu được manh nha trong trí tưởng tượng của chúng
ta Không còn nghi ngờ gì nữa, triệu phú là người hùng lý tưởng kiểu Mỹ”
[11, 63, 64] Mark Twain, nhà văn Mỹ lừng danh cũng viết cuốn Thời đại hoàng kim chung với Charles Warner về người giàu và những cách thức
làm giàu
Lớp nhà văn sau này như Theodore Dreiser viết cuốn The Financier thể
hiện hình ảnh triệu phú Frank Cowperwood khôi phục vị thế nhờ đầu tư
chứng khoán, Scott Fitzgerald sáng tác Gatsby vĩ đại, như chúng ta biết, là
hình ảnh vị đại gia sở hữu khu nhà “kiểu vua chúa” vv Trong số những cây bút ấy, Mark Twain và Scott Fitzgerald đều đam mê kiếm tiền: Mark
Twain từng tạm gác tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn để đầu cơ; còn Fitzgerald kí hợp đồng với Hollywood nhằm duy trì
Trang 35nếp sống nhung lụa Có lẽ đó cũng là kinh nghiệm giúp họ khắc họa nhân vật người giàu, ta thấy Fitzgerald miêu tả sự hào nhoáng của Gatsby rất sinh động, tất nhiên thông qua lời kể của Nick:
○ “We went upstairs, through period bedrooms swathed in rose and lavender silk and vivid with new flowers, through dressing rooms and poolrooms, and bathrooms with sunken baths.” [1, 98]
“Chúng tôi lên gác, những phòng ngủ rập theo kiểu ngày xưa óng ả trong nhung lụa màu hồng màu tía và tươi mát với những bông hoa mới hái, những phòng áo, phòng chơi bi a, phòng tắm với những bồn tắm xây chìm” [2, 130],
○ “He took out a pile of shirts and began to throwing them, one by one before us, shirts of sheer linen and thick silk and fine flannel… shirts with stripes and scrolls and plaids in coral and apple-green and lavender and faint orange with monograms of Indian blue.” [1, 99]
“Ông lấy một chồng sơ mi và bắt đầu ném từng cái xuống trước mặt chúng tôi, những chiếc sơ mi bằng đũi nguyên chất, bằng lụa dày, bằng vải len mịn, sơ mi kẻ sọc, in hoa và ca rô đủ màu san hô, xanh táo, tím hồng,
da cam nhạt, cái nào cũng thêu chữ lồng màu lam Ấn Độ” [2, 132]
Nhưng không chỉ có Nick thuật lại đời sống xa hoa của Gatsby, Gatsby
cũng tự kể về bản thân Cái “tôi” này kể 5 lần, ở chương IV, lần đầu tiên
Gatsby tâm sự với Nick, lời kể là lời thoại trực tiếp: “Well, I‟m going to tell you something about my life” (“Thôi được rồi, tôi sẽ kể chút ít về đời mình cho ông nghe đây”); chương VII: Gatsby thuật lại vụ tai nạn, cũng là đối thoại trực tiếp cùng Nick (“He said”) Ba lần khác ở chương VI và VIII, việc Gatsby kể chuyện không diễn ra trực tiếp mà được xác nhận bởi Nick:
“He told me all this very much later… He told it to me at a time of confusion” (“Mãi về sau này ông mới kể cho tôi tất cả những chuyện ấy”);
Trang 36“He talked a lot about the past” (“Ông nói rất nhiều về quá khứ”); “It was this night that he told me the strange story of his youth” (“Chính trong đêm
ấy ông đã kể cho tôi câu chuyện lạ lùng về tuổi trẻ của mình”)
Bảng 1.3 Những chuyện Gatsby “kể”
Ta thấy Gatsby kể về cuộc đời đầy hào quang một lần ở chương IV: “Gia đình tôi rất giàu, ở miền Trung Tây - nay thì chẳng còn ai Tôi lớn lên ở Mỹ nhưng học ở Oxford, vì tất cả các cụ nhà tôi đều học ở đó từ lâu năm rồi”,
“tôi sống như ông hoàng Ấn Độ ở mọi kinh thành châu Âu - Paris, Venice, Rome - sưu tầm châu báu, chủ yếu là hồng ngọc, đi săn thú lớn, vẽ vời tí chút” [2,tr95,96] Trong khi đó, quá khứ cơ hàn được lặp lại hai lần, một lần là hình ảnh cậu thiếu niên James Gatz “bố mẹ chỉ là nông dân nghèo cả đời chẳng đi đâu”, lần kia là chàng sĩ quan “kiết xác tứ cố vô thân” Ban đầu Gatsby lừa dối Nick nhưng sau đó ông thú nhận sự thật, chứng tỏ nỗi
ám ảnh về quãng đời nghèo khổ còn sâu đậm Dù ông đã dày công sáng tạo một Jay Gatsby tỏa sáng thì nó vẫn tắt ngấm trước lời đả kích của gã thượng lưu Tom: “cái hạng ông làm sao mon men được đến Daisy dù chỉ một dặm xung quanh nhà cô ấy, trừ phi ông đến giao thực phẩm từ lối cửa sau” [2, 184] Gatsby phải chịu tổn thương nặng nề vì với ông, ánh hào quang đang thu hút Daisy thiêng liêng tới mức giọng ông bỗng nghiêm trang khi kể về nó (His voice was solemn)
Việc Gatsby trở nên giàu sang nhờ những vụ làm ăn phi pháp không hoàn toàn là bịa đặt, song nếu nhìn nhận một cách khách quan, hào quang của nhân vật không đến nỗi quá tầm thường Ông đã “vượt qua chặng đường dài mới tới được bãi cỏ xanh lam” “giá thuê mười hai hoặc mười
Trang 37lăm ngàn một mùa” để tỏ ra xứng đáng với Daisy Hành trình ấy biểu hiện một tình yêu cuồng nhiệt thơ ngây khiến người ta cảm động hơn là trách
cứ
Tuy nhiên, phải dựa vào hai lần cái “tôi” Gatsby kể về quá khứ mới thấy được ánh sáng của ý chí thay đổi vận mệnh (vốn không hiển lộ như ánh sáng của đời sống vương giả): cậu thanh niên Gatz đã xuôi ngược dọc bờ Nam hồ Superior “làm đủ mọi việc để có miếng ăn chỗ ở”, lần lượt làm bếp trưởng, thuyền phó, thuyền trưởng, thư ký cho Dan Cody nhằm tích lũy vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống; sĩ quan Jay Gatsby đã chiến đấu xuất sắc trong chiến tranh để được thăng thiếu tá…
Vậy qua ba lần Gatsby kể chuyện, ta thấy hai thứ ánh sáng ở con người này: một hào quang mà nhân vật luôn trưng ra nhằm gây ấn tượng với Daisy, một ánh sáng khác ngầm ẩn, không ai biết ngoài Nick
kể chuyện có thể dồn hoặc giãn cách các sự kiện, chẳng hạn dồn phát triển
và cao trào vào cùng một chương hay từ phần thắt nút tới cao trào phải qua
3, 4 chương Lời kể của anh ta cũng dẫn đến cốt truyện hoàn chỉnh hay
lỏng lẻo: cốt truyện Gatsby vĩ đại phát triển trọn vẹn nhờ người kể chuyện
đã thuật lại đầy đủ, trung thực những sự kiện thay vì phớt lờ chúng như một NKC hão huyền (unreliable narrator); trong khi đó, chẳng hạn cốt truyện
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) thì trở nên lỏng lẻo bởi người kể chuyện quan
tâm đến những biến thiên tâm hồn hơn là những cao trào, biến cố Ở một cốt truyện điển hình (đủ thắt nút - phát triển - cao trào - kết thúc), mức độ tham gia của người kể chuyện xưng “tôi” có thể tăng hoặc giảm qua từng
Trang 38phần; sự tham gia này cũng không đồng nhất với ý thức thuật lại câu chuyện Về mặt thời gian, tác phẩm đi theo trật tự tuyến tính hay phi tuyến
tính cũng phụ thuộc vào người kể chuyện; trong Gatsby vĩ đại, người kể
chuyện xưng “tôi” đã kể bốn sự kiện lớn theo thời gian biên niên mà không đảo trật tự Về quan hệ với độc giả, nếu người kể chuyện khách quan thì thái độ của độc giả là độc lập, ngược lại, có nhiều cách để anh ta dẫn dắt
cảm xúc của họ Trong truyện ngắn Hạnh phúc ngắn ngủi của Macomber,
người kể chuyện chỉ miêu tả nhân vật Margaret khóc (The woman cried) nên độc giả sẽ liên tưởng tự do; còn người kể chuyện Nick đã phần nào khiến ta cảm thấy Daisy giả tạo khi anh miêu tả nàng “khóc như mưa gió” (Daisy began to cry stormily)
Mặc dù vai trò của người kể chuyện rất quan trọng song không có nghĩa
là luôn luôn tồn tại khả năng biết tất cả mọi việc ở anh ta; thí dụ người kể chuyện xưng “tôi” vẫn bị đánh lừa bởi một nhân vật nào đó Người kể chuyện ở vị trí trần thuật cao nhất, xuyên suốt tác phẩm song không phải là
duy nhất Trong Gatsby vĩ đại còn những cái “tôi” kể khác (VD: cái “tôi”
kể Gatsby) giúp làm rõ hơn các sự kiện của cốt truyện
Trang 39Chương 2 Người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm
2.1 Khái niệm “nhân vật trung tâm”
Từ điển thuật ngữ văn học coi “nhân vật trung tâm” trùng với “nhân vật
chính” (central character/ protagonist), đó là “nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [15, 226]
Với tựa đề Gatsby vĩ đại, có thể phần nào chỉ ra Gatsby giữ vị trí nhân
vật trung tâm Tần suất xuất hiện của Gatsby cũng là một điều kiện cần nhưng chưa đủ, vì Daisy, Tom cũng xuất hiện liên tục Cũng cần tính đến việc Gatsby được rất nhiều người kể về (ngoài Nick) Quan trọng hơn cả là vai trò trong cốt truyện, vì thiếu Gatsby thì cốt truyện sẽ mất đi, cũng như không có Nick thì không có truyện kể Đề tài về con người giàu có và cô đơn, tư tưởng mỉa mai giấc mơ Mỹ… đều quy tụ vào hình tượng Gatsby
Trong Gatsby vĩ đại, người kể chuyện xưng “tôi” và nhân vật trung tâm
đều đóng vai trò quan trọng, vậy hai yếu tố này tương tác với nhau như thế nào, luận văn sẽ trả lời câu hỏi đó ở các phần sau
2.2 Nick - người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby
Như phần trước đã nói, người kể chuyện là nhân tố do nhà văn sáng tạo nhằm mục đích kể chuyện, bởi vậy đương nhiên nó mang những đặc điểm khác tuyến nhân vật thông thường, nhưng điều đó không có nghĩa là người
kể chuyện tách biệt với các nhân vật khác Giữa người kể chuyện và những nhân vật khác vẫn có mối liên hệ
Nhà văn phải thông qua người kể chuyện để thể hiện nhân vật Người kể chuyện quan sát nhân vật càng tỉ mỉ bao nhiêu thì chân dung, lai lịch nhân vật ấy càng rõ nét bấy nhiêu Thậm chí, khi người kể chuyện miêu tả các nhân vật thì việc đó sẽ tác động đến cảm xúc, thái độ của độc giả, thí dụ
Trang 40trong Gatsby vĩ đại, người kể chuyện xưng “tôi” miêu tả Tom:
“Now he was a sturdy, straw haired man with a rather hard mouth and a supercillious manner Two shining, arrogant eyes established dominance over his face and gave him the appearance of always leaning aggressively forward Not even the effeminate swank of his riding clothes could hide the enormous power of that body – he seemed to fill those glistening boots until he strained the top lacing and you could see a great pack of muscle shifting when his shoulder moved under his thin coat.” [1, 9]
“Giờ anh đã thành một gã đàn ông ba mươi tuổi vạm vỡ, tóc màu rơm với cái miệng có phần khắc nghiệt và một dáng vẻ khinh bạc Hai con mắt ngạo mạn sáng rực choán hết cả khuôn mặt, khiến anh lúc nào cũng có vẻ hung hăng sấn về phía trước Ngay cả bộ quần áo kỵ sĩ kiểu cách điệu đà cũng không thể che giấu cái sức lực cường tráng của tấm thân ấy, đôi chân
có vẻ như sẽ phá bung đôi ủng bóng loáng nếu không có nút buộc thật chắc
ở nấc trên cùng, và mỗi khi đôi vai kia cử động, ta có thể thấy từng tảng cơ bắp lớn cuồn cuộn dưới lần vải của chiếc áo khoác mỏng.” [2, 16, 17]
Các tính từ mang sắc thái “mạnh” được đặt liên tiếp cạnh nhau: sturdy, hard, supercillious, arrogant, aggressive, enormous làm nổi bật vẻ bề ngoài rất khó gần, gây đe dọa (dịch giả Trịnh Lữ đã lựa chọn những tính từ thể hiện đúng tinh thần nguyên bản) Trong số các nhân vật, ấn tượng về Tom
là lớn nhất, hơn cả Gatsby Ngoài sự miêu tả như trên, có trường hợp người
kể chuyện còn đánh giá nhân vật khác: mặc dù NKC trong Gatsby vĩ đại
hầu như không nhận định về các nhân vật xung quanh anh ta nhưng đôi lúc vẫn xuất hiện những bình luận “ngầm”:
○ “…I felt the basic insincerity of what she had said” (Tôi cảm thấy ngay
bản chất giả tạo của những gì Daisy vừa nói)
○ “She was incurably dishonest” (Cô vốn gian dối hết thuốc chữa);