Nick người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

2.2.Nick người kể chuyện xưng “tôi” và Gatsby

Như phần trước đã nói, người kể chuyện là nhân tố do nhà văn sáng tạo nhằm mục đích kể chuyện, bởi vậy đương nhiên nó mang những đặc điểm khác tuyến nhân vật thông thường, nhưng điều đó không có nghĩa là người kể chuyện tách biệt với các nhân vật khác. Giữa người kể chuyện và những nhân vật khác vẫn có mối liên hệ.

Nhà văn phải thông qua người kể chuyện để thể hiện nhân vật. Người kể chuyện quan sát nhân vật càng tỉ mỉ bao nhiêu thì chân dung, lai lịch nhân vật ấy càng rõ nét bấy nhiêu. Thậm chí, khi người kể chuyện miêu tả các nhân vật thì việc đó sẽ tác động đến cảm xúc, thái độ của độc giả, thí dụ

trong Gatsby vĩ đại, người kể chuyện xưng “tôi” miêu tả Tom:

“Now he was a sturdy, straw haired man with a rather hard mouth and a supercillious manner. Two shining, arrogant eyes established dominance over his face and gave him the appearance of always leaning aggressively forward. Not even the effeminate swank of his riding clothes could hide the enormous power of that body – he seemed to fill those glistening boots until he strained the top lacing and you could see a great pack of muscle shifting when his shoulder moved under his thin coat.” [1, 9]

“Giờ anh đã thành một gã đàn ông ba mươi tuổi vạm vỡ, tóc màu rơm với cái miệng có phần khắc nghiệt và một dáng vẻ khinh bạc. Hai con mắt ngạo mạn sáng rực choán hết cả khuôn mặt, khiến anh lúc nào cũng có vẻ hung hăng sấn về phía trước. Ngay cả bộ quần áo kỵ sĩ kiểu cách điệu đà cũng không thể che giấu cái sức lực cường tráng của tấm thân ấy, đôi chân có vẻ như sẽ phá bung đôi ủng bóng loáng nếu không có nút buộc thật chắc ở nấc trên cùng, và mỗi khi đôi vai kia cử động, ta có thể thấy từng tảng cơ bắp lớn cuồn cuộn dưới lần vải của chiếc áo khoác mỏng.” [2, 16, 17]

Các tính từ mang sắc thái “mạnh” được đặt liên tiếp cạnh nhau: sturdy, hard, supercillious, arrogant, aggressive, enormous làm nổi bật vẻ bề ngoài rất khó gần, gây đe dọa (dịch giả Trịnh Lữ đã lựa chọn những tính từ thể hiện đúng tinh thần nguyên bản). Trong số các nhân vật, ấn tượng về Tom là lớn nhất, hơn cả Gatsby. Ngoài sự miêu tả như trên, có trường hợp người kể chuyện còn đánh giá nhân vật khác: mặc dù NKC trong Gatsby vĩ đại

hầu như không nhận định về các nhân vật xung quanh anh ta nhưng đôi lúc vẫn xuất hiện những bình luận “ngầm”:

○ “…I felt the basic insincerity of what she had said” (Tôi cảm thấy ngay bản chất giả tạo của những gì Daisy vừa nói)

○ “The transition from libertine to prig was so complete” (Gã điếm đàng đang hoàn toàn biến thành một kẻ lên mặt dạy đời vờ vịt khó chịu).

Trong nguyên bản, động từ “feel” (cảm thấy) hay phó từ “so” (đến nhường ấy) đã chứng tỏ cảm xúc chủ quan của Nick.

Người kể chuyện xưng “tôi” trong Gatsby vĩ đại, cũng là một nhân vật của truyện, có tương tác đáng kể với các nhân vật khác mà tiêu biểu là với nhân vật trung tâm. Trước hết phải thừa nhận sợi dây liên kết vô hình giữa NKC xưng “tôi” và nhân vật trung tâm: (1) Nick chuyển tới West Egg, ngẫu nhiên sống cạnh Gatsby; (2) Nick là anh họ Daisy, người Gatsby yêu; (3) Jordan, tình nhân của Nick là vị khách thường xuyên tại nhà Gatsby; (4) chủ xưởng ô tô mà Nick biết chính là kẻ bắn chết Gatsby sau này. Lời Nick kể - từ hình ảnh khu dinh thự bên cạnh, cuộc gặp mặt Daisy & cô Baker cho đến cuộc gặp ông Wilson - tất cả đều nằm trong “mạch” tiến dần về nhân vật trung tâm.

Nhưng người kể chuyện và nhân vật trung tâm không chỉ nằm trong một quan hệ “bắc cầu” như vậy mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới nhau. Người kể chuyện ảnh hưởng đến nhân vật trung tâm bởi nếu anh ta thay đổi trình tự kể thì Gatsby có thể hiện diện từ chương I. Cách kể không tập trung ngay vào nhân vật trung tâm nhằm “tái hiện… một con người bên lề, lạc lõng” [7, 601], thêm nữa là một người cực kỳ bí ẩn. Khi Nick gặp Gatsby anh không miêu tả ông ấn tượng như Tom, Gatsby hiện lên rất sơ lược là “an elegant young rough-neck, a year or two over thirty” (một gã bặm trợn trẻ tuổi lịch lãm, đã quá tuổi băm một hai năm), như thể một lớp sương bao quanh khiến mọi người khó lòng hình dung rõ ràng con người này. Người kể chuyện có thể mô tả Gatsby tỉ mỉ hơn song anh ta đã không làm vậy. Việc người kể chuyện lựa chọn giới hạn miêu tả và trình tự trần thuật đã tác động tới sự xuất hiện của Gatsby.

Ngược lại, Gatsby cũng tác động tới Nick trên phương diện tinh thần, sau cái chết của ông, anh ta đã thay đổi cách nhìn nhận cuộc đời: “Sau cái chết của Gatsby miền Đông ám ảnh tôi như thế đấy, méo mó đến độ mắt tôi không đủ sức điều chỉnh lại được. Cho nên tôi quyết định phải trở về quê nhà” [2, 246] và cách nhìn nhận bản thân: anh ta không còn tự hào vì đức tính trung thực “hiếm hoi” của mình nữa. Như vậy là họ tương tác:

NKC xưng “tôi” Nick ◄►NV trung tâm Gatsby

Sự tương tác còn biểu hiện khi người kể chuyện và nhân vật trung tâm chuyển đổi vai trò: Gatsby trở thành cái “tôi” kể, Nick đóng vai trò một người nghe – tức đối tượng cái “tôi” kể hướng đến, nó ở cấp độ thấp hơn so với người nghe chuyện là đối tượng mà NKC hướng đến vì nó chỉ mang tính tạm thời (temporary). Trở thành người nghe, Nick đã tiến sâu hơn vào mối quan hệ với Gatsby (môtip “bạn tâm giao”) nhưng anh ta không “cặp đôi” với ông như Don Quixote - Sancho Panza (Don Quixote) hay Watson - Sherlock Holmes (Sherlock Holmes). Nếu các bộ đôi kể trên “dính liền” nhau trong mối tương phản ngoại hình: cao thấp, béo gầy… hoặc tính cách: mộng mơ - thực tế, khôn ngoan - ngờ nghệch… thì Gatsby và Nick kết nối với nhau chủ yếu về mặt tinh thần.

Bảng 2.1. Những khoảnh khắc đặc biệt giữa Nick và Gatsby

Chương I Nick tình cờ bắt gặp Gatsby có “một

cử chỉ rất riêng tư”, “đưa thẳng cả hai cánh tay ra trước về phía mặt biển tối sẫm với một dáng điệu lạ lùng”.[2,37]

Chương III Trong câu chuyện làm quen, Nick

nhận thấy ở Gatsby “nụ cười hiếm hoi có cái phẩm chất khiến ta yên lòng mãi mãi, có lẽ cả đời chỉ gặp được

bốn, năm lần”.[2,73]

Chương VI Gatsby thú nhận (quá khứ cơ hàn) với

Nick.

Chương VII ○ Gastby tiết lộ cho Nick sự thật vụ

tai nạn.

○ Nick chứng kiến đêm “canh chừng thiêng liêng” của Gatsby.

Chương VIII Gatsby tâm sự về tình yêu và tuổi trẻ

nghèo khó với Nick.

Chương IX Nick đưa Gatsby về nơi an nghỉ trong

một chiều mưa trút nước.

Gatsby thường tìm Nick để giãi bày còn Nick lặng lẽ “cảm nhận” vị láng giềng trong những khoảnh khắc riêng tư, lạ lùng nhất, vì thế hình ảnh nhân vật trung tâm thiên về cảm tính hơn là mang đặc điểm cụ thể: “I could see (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nothing sinister about him” [1,55] (“Tôi không thể thấy có vẻ gì thâm hiểm ở ông” [2,75]), “… I wondered if the fact that he was not drinking helped to set him off from his guests” [1,55] (“Không biết có phải vì không uống nên ông có phong thái khác hẳn khách khứa của mình” [2,75]) ► các động từ như “see”, “wonder” ở đây hàm ý chủ quan. Tóm lại, người kể chuyện và nhân vật trung tâm là hai hình tượng dựa vào nhau như một sự chống chọi với thế giới đầy bất trắc, vô tình.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 39)