5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo
theo lý thuyết của Genette
Genette dùng thuật ngữ “tiêu điểm” thay cho “điểm nhìn” bởi nó “không chỉ là tri giác mang tính chất nhìn thấy được mà còn là những suy nghĩ, tóm lại là cái biết (le savoir)” [16, 101]. Căn cứ vào lý thuyết của Genette ta thấy có những sự kiện Nick Carraway đã nhìn từ tiêu điểm đặt bên trong (internal focalization):
- Người kể chuyện đồng thời đóng vai trò một nhân vật (NKC = NV); - +NKC = NV
+NKC tham gia tích cực (active participator) NKC “nhìn cùng với” NV vào nhiều sự kiện cùng các nhân vật khác
- Nick mang ý thức của một chủ thể làm chứng (khi anh ta quan sát và thuật lại khá tỉ mỉ những sự kiện, biến cố).
Dựa trên 3 tiêu chí này thì ở hai sự kiện thuộc phần thắt nút và phát triển của cốt truyện, người kể chuyện mang tiêu điểm bên trong, anh ta tham gia vào và lý giải được “nội tình” của chúng. Tiêu điểm bên trong là cơ sở cho sự trần thuật có chiều sâu, “mang tính chất cá nhân, có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ” [23, tr290], nó dễ thuyết phục, lôi cuốn độc giả. Do tiêu điểm bên trong này, người kể chuyện xưng “tôi” không thể che giấu bản thân anh ta, hay nói cách khác sự trần thuật ở ngôi thứ nhất với tiêu điểm bên trong “không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể”, “nó mang dấu ấn về cách nói, cách cảm thụ thế giới và cuối
cùng là mang tư chất trí tuệ và tình cảm của người trần thuật, mang tính cách của anh ta” [23, 288]. Lấy thí dụ, ở chương III, Nick không thể giấu nổi tự hào về đức tính trung thực của chính mình:
“Every one suspects himself of at least one of the cardinal virtues, and this is mine: I am one of the few honest people that I have ever known.” [1,65]
“Ai cũng nghĩ hẳn mình phải có ít nhất một đức hạnh cơ bản, và của tôi là thế này: tôi là một trong vài người trung thực đã từng có mặt ở đời này.” [2,88]
Hay lối ghi chép cẩn thận về những vị khách tại nhà Gatsby chứng tỏ “bệnh nghề nghiệp” của Nick: “I was rather literary in college” [1,6] (“Hồi ở đại học tôi đã là một tay văn chương kha khá” [2,12]).
Luận văn không xét ngôi phát ngôn để xác định tiêu điểm vì nó không phải một căn cứ chuẩn xác, chẳng hạn trong truyện Cuộc ra đi (The departure – F.Kafka), người kể chuyện xưng “tôi” song tiêu điểm như thể đặt bên ngoài do cái nhìn khách quan, dường như đã tách khỏi “tôi”: “Tôi ra lệnh đem ngựa từ chuồng đến cho tôi. Người hầu không hiểu lệnh. Vì thế chính tôi đến tận chuồng thắng yên cương và thượng mã. Tôi nghe tiếng kèn đồng từ xa vọng lại, tôi hỏi người hầu tiếng kèn có nghĩa là gì. Y không biết gì cả và không nghe gì cả. Tại cổng, y níu ngựa tôi lại và hỏi: “Chủ nhân đang đi đâu thế?”. Tôi đáp: “Ta không biết. Chỉ rời khỏi nơi này, chỉ rời khỏi nơi này. Rời khỏi nơi này, chẳng còn gì khác, đó là cách duy nhất ta đạt được mục đích của ta. Y hỏi: “Vậy ngài biết mục đích của ngài”. Tôi đáp: “Đúng, ta đã bảo ngươi. Rời khỏi nơi này là mục đích của ta”. Sự thuần túy thuật lại cuộc ra đi không đan xen bất cứ cảm xúc, bình luận nào tạo cảm giác người kể chuyện đang nhìn từ ngoài. Người kể chuyện này không đáng tin khi “tảng lờ” điều mình biết, chẳng hạn anh ta
có thể mô tả song đã lược bỏ những biểu hiện tâm trạng dù nhỏ nhất (thí dụ “nhíu mày”, “thở dài” vv.) khiến cho nhân vật càng trở nên khó nắm bắt. Ngược lại, trong Gatsby vĩ đại, người kể chuyện xưng “tôi” tỏ ra đáng tin cậy, Nick đã kể trung thực và khá đầy đủ các sự kiện anh ta được nghe, được chứng kiến hoặc tham gia.
Trong bài Phối cảnh và điểm nhìn trong văn bản nghệ thuật, Đào Duy Hiệp đã sơ đồ hóa ba kiểu tiêu điểm mà Genette nêu ra, tiêu điểm bên trong tiếp tục được tách thành ba trường hợp nhỏ: (1) Cố định (fixe): một nhân vật kể mọi chuyện; (2) Biến đổi (variable): các nhân vật kể những câu chuyện khác nhau; (3) Đa bội (multiple): các nhân vật kể cùng một sự việc.
Bảng 1.3. Sơ đồ hóa 3 kiểu focalisation của Genette
zéro fixe Focalisation interne variable Externe multiple
Theo bảng trên thì tiêu điểm trong Gatsby vĩ đại thuộc loại đa bội (multiple): ngoài NKC xưng “tôi” kể về Gatsby, Gatsby đã tự kể về bản thân, cô Jordan Baker và các khách dự tiệc cũng kể về ông.
Tiêu điểm của người kể chuyện xưng “tôi” không phải luôn luôn cố định, “dạng thức tụ tiêu không hề ổn định trong toàn tác phẩm mà rất mềm dẻo, chỉ ở những đoạn trần thuật được xác định, có thể là rất ngắn” [16, 109]. Ở hai sự kiện lớn tạo thành cao trào và kết thúc cho cốt truyện, người kể chuyện xưng “tôi” lại mang tiêu điểm bên ngoài, anh ta không tham gia vào sự kiện, không “nhìn cùng với” nhân vật. Ngoài ra, tiêu điểm cũng trượt ra ngoài khi Nick nghe Daisy, Jordan và Gatsby kể chuyện vv. Đầu tiên, cô em họ kể cho Nick về kí ức sinh nở: “Listen, Nick, let me tell
you… Would you like to hear?” (“Để em kể anh nghe… Anh có muốn nghe không?”); sau đó anh được tình nhân tiết lộ mối quan hệ tình cảm giữa Gatsby và Daisy: “When Jordan Barker had finished telling all this…” (“Khi Jordan Barker kể xong”); rồi tới lượt vị láng giềng tâm sự với Nick (luận văn sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau) ► Nick không biết điều mà nhân vật biết. Do mỗi cái “tôi” kể sở hữu một điểm nhìn nên việc kể diễn ra trên diện rộng (không chỉ một người). Sự luân chuyển điểm nhìn khá linh hoạt trong Gatsby vĩ đại là yếu tố cho phép trần thuật trên cả diện rộng lẫn chiều sâu.
1.2.3. Tiếp cận điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” – Nick theo một số quan điểm khác theo một số quan điểm khác
Trong cuốn Độ không của lối viết, Roland Barthes nhận xét trần thuật từ ngôi thứ nhất là “một phương thức độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả người kể chuyện và nhân vật”. Ông cho rằng so với vai “nó”, vai “tôi” ít tính nước đôi hơn, vì tính ít nước đôi nên phương thức kể từ ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nhất định, người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của họ. Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là hình thức kể chuyện đáp ứng được “khát vọng giãi bày” của người kể chuyện (thậm chí có cái tôi của nhà văn), do vậy không khó để ta nhận thấy những cảm xúc của Nick Carraway như “angry, and half in love, and tremendously sorry” (“giận dữ, vẫn nửa thấy yêu, và lòng mênh mang buồn”) hay “provincial squeamishness” (“tâm trạng buồn nôn tỉnh lẻ”). Nick ít bộc lộ tâm tư nhưng khi anh ta giãi bày, người đọc hầu như tin tưởng ngay và mau chóng cảm thông bởi một cảm giác gần gũi.
M. Lotman thì coi điểm nhìn (cái nhìn) “như sự định hướng của không gian nghệ thuật” [21, 471], là không gian bên trong đóng kín (có giới hạn)
và không gian bên ngoài, mở (vô hạn). Ông dẫn một câu của Pushkin: “Những kẻ được tuyển lựa, vui như tết như chúng ta, ít lắm” để chỉ ra điểm nhìn trần thuật định hướng không gian bên trong là thế giới nội tâm. Tương tự, ở phần cuối tiểu thuyết Gatsby vĩ đại ta thấy điểm nhìn định hướng không gian tâm tưởng của người kể chuyện xưng “tôi”. Điểm nhìn của Nick cũng định hướng khá nhiều không gian bên ngoài: không gian biệt thự (hoặc căn hộ), không gian bên trong ô tô, thung lũng bụi (valley of ashes)…, chúng phản ánh hình ảnh nước Mỹ những năm 20 với tốc độ phát triển chóng mặt. Dù là những không gian mở biểu hiện tính kết nối giữa NKC và thế giới anh ta quan sát nhưng chúng lại gây ra cảm giác ngộp thở, bức bối, như thung lũng bụi:
“This is a valley of ashes – where ashes take the form of houses and chimneys and rising smoke and finally, with a transcendent effort, of men who move dimply and already crumbling through the powdery air. Occassionally a line of grey cars crawls along an invisible track, gives out a ghastly creak and comes to rest, and immidiately the ash-grey men swarm up with leaden spades and stir up an impenetrable cloud which screens their obscure operations from your sight” [1, 26].
“Đây là một thung lũng bụi – nơi bụi đất có hình nhà cửa và ống khói và những cuộn khói bốc lên và cuối cùng, với nỗ lực phi phàm, thành cả hình người mờ mờ dịch chuyển và như đang tan rã trong bầu không khí sàn sạn như bột rắc. Thỉnh thoảng một đoàn toa tàu xám xịt bò trên đường ray chẳng ai nhìn thấy, dừng lại với một tiếng ken két sởn gai ốc, và lập tức một đám người xám ngoét những bụi xúm xít chạy ra. Với những nhát xẻng đầy họ khua lên một đám mây dày đặc và ta không thể nhìn thấy những công việc mù mịt của họ ở đó nữa” [2, 39].
nhìn của NKC trong Gatsby vĩ đại là “nhãn quan kép”:
“Casual observer and reluctant participant, Nick brings a double vision to the story he tells, at once diffuse and exact. It is a simultaneous vision which, much like a stereopticon, lifts its figures from the page precisely because the images don't quite jibe, but are, instead, flat and lifeless without this discrepancy.” [32, p45]
“Quan sát tự nhiên và tham gia bất đắc dĩ vào các sự kiện, Nick mang một nhãn quan “kép” trong truyện, vừa dàn trải vừa cô đọng. Như một thấu kính, nó cho phép quan sát rõ từng góc độ của nhân vật tưởng chừng không liên hệ gì với nhau, song nếu mất đi tính chất thiếu liên hệ đó, câu chuyện sẽ trở nên vô vị”.
Nhờ “nhãn quan kép”, người kể chuyện xưng “tôi” đã nhận thấy cả sự dối trá và ngây thơ ở Gatsby dù chúng “thiếu liên hệ”: ông nói dối một cách thuyết phục về thân thế nhưng lại khờ khạo trong tình yêu. Nick “tham gia bất đắc dĩ vào các sự kiện” bởi những nhân vật khác (Tom, Gatsby) thường kéo anh ta nhập cuộc, còn lối “quan sát tự nhiên” của Nick là do anh ta hầu như không can thiệp, không làm gián đoạn các sự kiện, ngay cả lúc tình thế rất căng thẳng:
“Some time toward midnight Tom Buchanan and Mrs. Wilson stood face to face discussing in impassioned voices whether Mrs. Wilson had any right to mention Daisy‟s name (…)
Making a short deft movement Tom Buchanan broke her nose with his open hand.
Then there were bloody towels upon the bathroom floor, and women‟s voices scolding, and high over the confusion a long broken wail of pain” [1, p41].
giáp mặt nhau, tranh cãi kịch liệt xem bà Wilson có được quyền nhắc tới tên Daisy không (…)
Bằng một động tác ngắn thành thạo, Tom Buchanan tát vỡ mũi bà.
Sau đó là những tấm khăn đầy máu tươi dưới sàn nhà tắm, những giọng đàn bà la lối om sòm, và trên tất cả những hỗn độn ấy là một tiếng kêu đau đớn đứt quãng kéo dài” [2, 58].
Người kể chuyện tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng trước cảnh Tom đánh Myrtle và anh ta duy trì thái độ này trong nhiều sự kiện. Tuy nhiên, có lúc Nick lại vi phạm cam kết “tôi không phê phán ai cái gì bao giờ”, giọng mỉa mai, giễu cợt bật ra trước một hiện thực quá nực cười: “Gã điếm đàng đang hoàn toàn biến thành kẻ lên mặt dạy đời”. Và khi người kể chuyện dùng “thấu kính” soi vào chính thế giới bên trong anh ta thì xuất hiện giọng chiêm nghiệm: “Tôi đã ba mươi. Trước mắt tôi là cả một thập kỷ mới trải dài như con đường bất trắc đầy đe dọa”. Như vậy sự dịch chuyển điểm nhìn của người kể chuyện có thể khiến độc giả thay đổi cảm nhận về thái độ ẩn trong giọng của anh ta: “giọng điệu chỉ thâm nhập vào tác phẩm thông qua tri giác tưởng tượng của người đọc”.