5. Kết cấu luận văn
2.3. Bóng tối Gatsby cái “tôi” được kể
Người kể chuyện xưng “tôi” rất quý mến Gatsby song anh ta không “tảng lờ” những điều mờ ám về nhân vật trung tâm. Dường như Nick muốn giữ thái độ khách quan cao nhất có thể trong quá trình trần thuật, vì vậy anh ta đã nghe những người khác kể về Gatsby. Ở phần này, luận văn chỉ ra cái “tôi” Gatsby được kể bởi những ai ngoài Nick, việc người kể chuyện xưng “tôi” chia sẻ “quyền” kể ảnh hưởng thế nào tới hình tượng Gatsby.
Fitzgerald đã thể hiện một nhân vật trung tâm khác với thông lệ khi Gatsby không tạo ra ấn tượng ngay từ vẻ bên ngoài. Truyện Người trong bao của Chekhov có nhân vật Byelikov gây sự chú ý: “cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu, và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta nữa (…) cũng giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên”. Nam Cao tạo hình Chí Phèo với những vết sẹo chằng chịt trên mặt và nhắc tới nhân vật là độc giả liên tưởng đến đặc điểm đó. Còn Gatsby chẳng mang một nét quá đặc biệt nào. Điều làm ông khác biệt nằm bên trong con người, không dễ dàng biểu hiện ra ngoài như lộn trái tấm áo, nó cần một quá trình cảm nhận, khám phá. Tất nhiên đám đông dự tiệc tại nhà ông suốt mùa hè năm 1922 không có nhu cầu đó, và Daisy cũng vậy. Nàng chỉ yêu thích cái hào nhoáng nên cuộc sống xa hoa chính là “bộ mặt” Gatsby quyết định trưng ra. Ta hiểu tại sao gương mặt thật của Gatsby bị chìm khuất, nhưng vẫn còn một “nghịch lý”: nếu ông chủ động phô bày đời sống giàu sang thì vì lẽ gì trong lần đầu gặp mặt, Gatsby không khiến Nick cảm thấy những dấu hiệu gợi đến từ “đại gia”:
- Tôi là Gatsby đây.
- Cái gì cơ! Tôi kêu lên. Ôi, xin ông thứ lỗi.
Chỉ có thể giải thích rằng thực chất, Gatsby đứng ngoài những thứ phù hoa đó dù đã nắm chúng trong tay, giống như ông đã lay động được Daisy song phải cay đắng thừa nhận: “Giọng cô ấy đầy những tiền”. Đây là bi kịch sâu kín của ông, rất khác Trimalchio, nhân vật đã khơi gợi cho Fitzgerald sáng tạo nên Gatsby. Trong cuốn Satyricon của tác giả La Mã Petronius (27 –
66), Trimalchio là nô lệ được phóng thích, về sau y nổi tiếng với những bữa tiệc nhằm khoe khoang tài sản. Ngày nay, Trimalchio ám chỉ “trưởng giả học làm sang”, kẻ mới phất. Môtip này vẫn thấp thoáng trong Miếng da lừa, Đỏ và đen.
The Feast of Trimalchio (Bữa tiệc của Trimalchio)
Bức họa trên mô tả gương mặt tự mãn của Trimalchio trong yến tiệc, quanh y là khách khứa đang say sưa và người hầu kẻ hạ tiếp rượu. Không gian đó thường bị xem như một “thiên đường tạm bợ” (temporary paradise) hàm ý mỉa mai. Cảm giác tự mãn đó còn âm ỉ ở những nhân vật sau này như Raphael, Julien… Họ đều mong muốn vươn lên tầng lớp xã hội cao hơn và họ thích ứng khá nhanh với nó, trong khi Gatsby dường như lạc lõng: “… nhưng không có ai ngả vào Gatsby, không mái tóc ngắn kiểu Pháp đang mốt nào chạm đến vai Gatsby, và chẳng có tốp tam tứ ca nào chụm đầu hát với nhau lại có đầu Gatsby” [2, tr76]. Đây là căn nguyên đầu tiên tạo thành “bóng tối” phủ lên Gatsby.
“Gatsby” ba lần bị bỏ lửng trong các đối thoại:
○ “Chưa kịp trả lời ông ta là hàng xóm thì đã có lời mời ra ăn tối” [2,23];
○ “ – Ông Gatsby mà cô nói đến ấy là hàng xóm của tôi, tôi lên tiếng. – Đừng nói. Tôi muốn nghe xem có chuyện gì” [2,28];
○ “Mẩu tin đáng suy nghĩ về người hàng xóm của tôi bị ngắt quãng vì bà McKee”[2,52]
Nick càng tò mò thì hình bóng vị láng giềng càng lẩn khuất, thậm chí dù người kể chuyện tiếp cận Gatsby ở cự ly gần, bóng tối vẫn che phủ gương mặt ông: “Khi tôi quay lại nhìn Gatsby lần nữa thì ông đã biến mất, chỉ còn mình tôi trong đêm tối xôn xao” [2,37]. Và khi Nick đã biết Gatsby, anh ta nhận ra sự vắng mặt của cái “tôi” được kể này trong những sự kiện mà chính ông tổ chức, nó tạo điều kiện thuận lợi để người ta lan truyền những chuyện phù phiếm, tiêu cực về ông.
Bảng 2.2. Nội dung tin đồn về Gatsby
Chương II “ – Họ bảo ông ấy là cháu hoặc anh
em thúc bá gì đấy với Hoàng đế Wihelm”.[2,tr51]
Chương III “Có người bảo em họ nghĩ rằng ông
ấy đã từng giết người”.
“Em cho là không đến nỗi, có thể ông ấy là gián điệp Đức hồi chiến tranh thì đúng hơn”.
“Tôi nghe chuyện ấy từ một người biết tường tận về ông ta”
“Ô không, không thể thế được, vì hồi chiến tranh ông ấy ở trong quân đội Mỹ mà. Em cuộc là ông ấy đã giết
người”.[2,67]
Chương IV “ – Ông ta là một tay buôn lậu. Trước
đây ông ấy đã giết một người phát hiện ra mình là cháu của Von Hindenburg và là anh em thúc bá với quỷ sứ.” [2,89]
Chương VI Những huyền thoại lúc bấy giờ như
vụ có một “đường ống ngầm sang Canada” cũng dính đến tên ông, còn có một chuyện dai dẳng nữa là ông hoàn toàn không sống trong nhà mà ở trên một chiếc tàu thủy trông giống một cái nhà, bí mật lên xuống dọc bờ biển Long Island [2,139]
Căn cứ vào bảng trên: những lời đồn ở các chương II, III, IV và VI chứ không tập trung trong một chương, chứng tỏ Gatsby luôn hiện diện trong trí nhớ họ. Giữa những lời kể chồng chéo, nếu tạm thời loại trừ người kể chuyện xưng “tôi” thì chỉ có câu chuyện mà cha Gatsby tiết lộ là thể hiện thái độ trân trọng nhân vật này: “Tất nhiên khi bỏ nhà đi thì nó có đồng nào đâu, nhưng giờ tôi mới thấy nó có lý. Nó biết mình có tương lai lớn trước mặt. Và từ khi thành đạt nó đã rất hào phóng với tôi” [2, 240]. Xét về tính chất thông tin, lời của cha Gatsby hoặc lời Nick kể đáng tin hơn cả vì họ quan hệ gần gũi với nhân vật trung tâm, dù họ không tìm cách thuyết phục người nghe. Trái lại, những người loan tin khác luôn cố gắng chứng minh mình biết rõ Gatsby: “I heard that from a man who knew all about him” (“Tôi nghe chuyện ấy từ một người biết tường tận ông ta”); “I will bet” (“Em cuộc là…”).
ông đã kể câu chuyện về đứa con trai mình nuôi nấng; còn người kể chuyện xưng “tôi” là một nguồn phát “thứ cấp” khi thuật lại những điều nghe từ người khác, tuy nhiên không khó xác định nguồn tin gốc: Gatsby, Jordan Baker vv. Trong lúc đó, nhóm người kể gồm cô Catherine, cô Lucille, ngài Mumble, đám kiều nữ… không ở vị trí nguồn phát gốc, lời kể của họ xuất phát từ nguồn vô danh tính: “they say”, “somebody told”, “heard from a man” (“họ bảo”, “có người bảo”, “nghe từ một người”).
2.3. Tập hợp những người kể về Gatsby
Hiện tượng tồn tại nhiều người kể mang chức năng gây nhiễu thông tin, Lê Huy Bắc gọi đây là trần thuật đa năng: “tuân thủ nguyên tắc gợi mở, tin đồn nhiều hơn đưa ra thông tin chính xác” [7, 608]; luận văn cho rằng nó gần với thuật ngữ multi-narrative, tức trần thuật phức, Đại gia Gatsby gồm một người kể chính và những người kể khác làm thông tin đan chéo như mạng nhện. Ở đây không riêng người kể chuyện mà những cái “tôi” kể cũng sở hữu điểm nhìn, “mỗi cái nhìn trong văn bản đều cố đạt đến tính chân lý và mong muốn khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với những cái nhìn đối lập” [21, tr471]. Chính tình trạng đấu tranh giữa các điểm nhìn
Cha Gatsby Wolf- sheim Đám kiều nữ Ông Mumble Cô Lucille Cô gái đến dự tiệc Cô Cathrine Jordan Tom NKC Nick Cái “tôi” được kể Gatsby
đã duy trì truyện kể, bởi khi chúng triệt tiêu điểm nhìn đối lập thì có khả năng sẽ tự triệt tiêu mình.
Đặc biệt, cái “tôi” được kể lại đóng cả vai trò cái “tôi” kể (tự kể về bản thân) nên các dữ kiện xếp lớp thêm phức tạp. Đáng lẽ có thể lấy lời kể của Gatsby làm chuẩn nhằm đánh giá những mẩu chuyện còn lại song lời kể ấy đầy mâu thuẫn: ban đầu ông là con một nhà giàu nhưng sau này ông thú nhận cha mẹ chỉ là nông dân nghèo. Nếu không xét trường hợp Gatsby kể về mình, có 10 người kể về nhân vật trung tâm, số người kể sự thật là 3/10 (Nick, Jordan, cha Gatsby), số người loan tin đồn hoặc không muốn kể sự thật chiếm 7/10. Tỉ lệ áp đảo này giải thích vì sao bóng tối bao trùm lên cái “tôi” được kể, nó đối lập với hào quang mà Gatsby trưng ra.
Hình tượng Gatsby giống như bức chân dung ghép bởi nhiều mảnh, mỗi mảnh đại diện cho một người kể. Người kể chuyện xưng “tôi” ở vị trí trần thuật cao nhất (xuyên suốt tác phẩm) song bên cạnh anh ta còn những cái “tôi” kể khác. J. Lintvelt có lý khi cho rằng: “Sự kể là cái văn bản trần thuật bao gồm không chỉ hành ngôn trần thuật do người trần thuật phát ngôn mà gồm cả những ngôn từ do các vai nói ra và những ngôn từ do người trần thuật trích dẫn”. Nó thể hiện trạng thái tích cực tiếp nhận thông tin của người kể chuyện nhằm hoàn thiện truyện, anh ta không giữ vị trí độc tôn mà chia sẻ đặc quyền kể với một số vai khác. Sự chia sẻ đó được xác nhận qua những “chú thích” như: “Khi Jordan Baker kể xong”, “Mãi sau này ông mới kể cho tôi”, thậm chí Nick còn miêu tả rõ người đang kể cho mình nghe: “Jordan Baker nói, chiều hôm đó, ngồi rất ngay ngắn trên một cái ghế lưng thẳng trong khu vườn uống trà của khách sạn Plaza” [2,108]. Nick muốn đạt tới cái “thật” nhất về Gatsby, có lúc anh ta sốt sắng đến mức “viết hết ra đây để đánh tan luôn những đồn đại quá quắt…” [2, 144], nhưng anh ta không gạt bỏ những lời đồn khỏi truyện. Anh ta hiểu
rằng chúng là một phần hiện thực, cũng như bóng tối là một phần hiển nhiên trong bức chân dung Gatsby.