Độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi”

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 50)

5. Kết cấu luận văn

2.4. Độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi”

2.4.1. Khái niệm “độc thoại nội tâm”

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa độc thoại nội tâm (interior monologue) là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [14, 122].

Cuốn 150 Thuật ngữ văn học nêu độc thoại nội tâm (le monologue intérieur) là “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm) mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [5, 126]. Hai định nghĩa trên giống nhau về cơ bản.

Để hiểu rõ khái niệm độc thoại nội tâm ta cũng cần phân biệt nó với độc thoại. Độc thoại là:

- “phát ngôn dài dòng, không dự tính có một lời đáp nào xuất hiện tức khắc, hoặc hoàn toàn không nhằm nói với ai cả” [5, 126];

- “một dòng lời nói liên tục, dày đặc, không hề bị ngắt quãng bởi những lời nói của người khác, tuôn chảy độc lập với phản xạ của người tiếp nhận” [5, 129]

Trong đời sống đó là những lời được nói ra miệng khi người ta muốn trò chuyện với bản thân, với các sự vật trước mắt, những sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc thần thánh. Nhưng ở mức độ cao hơn, độc thoại có khả năng tác động vào ý thức những ai đang được chủ thể phát ngôn hướng tới, tất nhiên giữa họ vẫn không có “sự xúc tiếp hai phía”, “hoặc xúc tiếp này bộc lộ yếu ớt, vai trò của họ bị giới hạn quá ngặt nghèo nên không thể luân phiên, đổi vai được”; trường hợp này ta gặp ở một nhà diễn thuyết hay

người dẫn chương trình.

Độc thoại có thể xuất hiện trong tác phẩm văn học hoặc kịch, lời đối đáp giữa các nhân vật không liên quan gì đến sự việc vừa thông báo. Thí dụ tác giả hài kịch để cho các nhân vật “trò chuyện” không ăn nhập gì nhau, mỗi người một phách tạo nên sự rườm rà, tối nghĩa gây cười.

Trong khi đó, độc thoại nội tâm là lời nhân vật nói “thầm” trong đầu, ta không thể hiểu tâm trạng nhân vật nếu nó không được viết ra. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt, nhân vật chìm vào những cảm xúc, suy nghĩ riêng lúc đang tham gia đối thoại thì một vài lời cất lên lại như nói với bản thân mình, chúng phản ánh nội tâm. Chẳng hạn cuộc trò chuyện giữa ông già Santiago với cậu bé đánh cá ở phần đầu tác phẩm Ông già và biển cả

(E. Hemingway):

“Ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy ấm áp của mình.

“Nếu cháu là con ta thì ta sẽ đưa cháu đi thử vận may một phen”, lão nói. “Nhưng cháu là con của cha mẹ cháu và cháu đang đi trên một con thuyền may mắn”.

(…)

“Với con nước này mai sẽ là một ngày tốt lành”, lão nói. “Ông sẽ đi đâu?”, thằng bé hỏi.

“Đi thật xa, khi gió trở thì mới quay về. Ta muốn tới đó trước khi trời sáng”.

“Cháu sẽ cố gắng tìm cách để ông ấy ra câu xa”, thằng bé nói. “Rồi khi ông câu được một con thực sự lớn, chúng cháu có thể đến giúp”.

“Ông ấy không thích ra khơi xa đâu”.

“Vâng”, thằng bé nói. “Nhưng cháu sẽ thấy cái gì đó mà ông ấy không thể thấy, một con chim săn mồi chẳng hạn, và giục ông ấy bám theo bầy cá

heo”.

“Mắt ông ấy kém thế ư?” “Ông ấy gần như mù”.

“Lạ thật”, ông lão nói, “ông ấy chưa bao giờ đi săn rùa. Đấy là lý do làm mắt kém thị lực”.

“Nhưng ông đã săn rùa nhiều năm tận Mosquito Coast và mắt ông rất tốt”.

“Ta là một lão già kỳ lạ” ”.

Những câu “Đi thật xa… trời sáng”, “Ta là một lão già kỳ lạ” không chỉ là lời đáp của Santiago với Manolin mà dường như còn là lời nhân vật tự nói với chính mình, nó bật lên do ông bị cuốn theo dòng chảy của nội tâm.

Độc thoại nội tâm xuất hiện dưới một số hình thức nhất định. Ở tác phẩm tự sự, ngoài lời của người kể chuyện còn có lời của nhân vật, lời trực tiếp của nhân vật gồm 4 dạng sau:

- Có lời dẫn trực tiếp. VD: Hắn thở dài và tự nhủ: “Mình lầm lẫn mất rồi”. - Có lời dẫn gián tiếp. VD: Hắn thở dài và tự nhủ rằng mình lầm lẫn mất rồi.

- Dạng gián tiếp tự do. VD: Hắn thở dài, hắn thấy lầm lẫn mất rồi. - Dạng trực tiếp tự do. VD: Hắn thở dài. Hắn lầm lẫn mất rồi.

Dạng cuối cùng là một hình thức của độc thoại nội tâm, nhân vật được tự do nói lời của mình trực tiếp và nguyên vẹn, thoát khỏi lời dẫn của người kể.

Lời nửa trực tiếp là một hình thức khác của độc thoại nội tâm, đó vừa là lời của người kể vừa có thể hiểu là lời của nhân vật (chủ thể lời nói là người kể còn chủ thể ý thức của lời nói là nhân vật). Trong tác phẩm văn học, lời nửa trực tiếp sẽ mang ý và kiểu giọng của nhân vật và được người kể phát ngôn; thường không đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép,

không kèm theo dẫn ngữ. Ta lấy thí dụ ở Truyện Kiều (Nguyễn Du), đoạn Kiều tỏ lòng thương xót Đạm Tiên:

Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe nàng đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Phũ phàng chi bấy hóa công,

Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha...

Hai câu đầu là lời dẫn của người kể, những câu sau là độc thoại nội tâm của Kiều, song có cảm giác đó cũng như lời tác giả bày tỏ nỗi xót thương trước những người tài sắc mà bất hạnh.

Bên cạnh lời của nhân vật ở dạng trực tiếp tự do và lời nửa trực tiếp, dòng ý thức (stream of consciousness) chính là dạng “cực đoan” của độc thoại nội tâm. Nhà tâm lý học W.James, người đặt ra thuật ngữ này quan niệm ý thức là một dòng chảy nơi các tư tưởng, liên tưởng, cảm xúc bất chợt, vừa lấn át vừa hòa quyện vào nhau một cách kỳ lạ, phi logic. Tiểu thuyết của M. Proust hay J.Joyce điển hình cho sự khơi sâu “dòng ý thức”, J. Joyce có sức ảnh hưởng lớn đến văn học châu Âu và Mỹ.

Cần chú ý có những tiểu thuyết đã “dẫn thẳng từ lời người kể chuyện sang độc thoại nội tâm của nhân vật, bỏ hẳn những quy ước chuyển tiếp (mở ngoặc kép, gạch ngang đầu dòng, lời dẫn chuyện “nó nghĩ”, “anh nghĩ” vv.) khiến cho dòng chảy của suy nghĩ trào ra, tự nhiên, giống như thật” [13, 77, 78]

2.4.2. Độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi”

Trong Gatsby vĩ đại, độc thoại nội tâm của người kể chuyện xưng “tôi” diễn ra ở chương cuối, sau khi nhân vật trung tâm qua đời. Nick hồi tưởng lễ Giáng sinh, tâm hồn anh ta chìm dưới làn tuyết trắng:

“When we pulled out into the winter night and the real snow, our snow, began to stretch out beside us and twinkle against the windows, and the dim lights of small Wisconsin stations moved by, a sharp wild brace came suddenly into the air. We drew in deep breaths of it as we walked back from dinner through the cold vestibules, unutterably aware of our identity with this country for one strange hour before we melted indistinguishably into it again.” [1,187]

“Khi đoàn tàu của chúng tôi đã chạy vào đêm đông và tuyết thật, tuyết của quê nhà chúng tôi, bắt đầu trải dài ngay bên cạnh và lấp lánh qua cửa sổ, rồi những ánh đèn leo lét của các ga xép vùng Wisconsin lần lượt chạy qua, không khí bỗng trở nên sắc lẹm và căng thẳng một cách hoang dại. Chúng tôi hít thở thật sâu bầu không khí ấy trong lúc từ toa ăn trở về qua những chỗ nối toa lạnh cóng, nhận ra bản sắc của mình chính là ở vùng quê này mà không thể nói ra lời trong suốt một tiếng đồng hồ kỳ lạ, rồi thấy mình lại hòa làm một với vùng quê ấy như thời thơ ấu.” [2,244]

Nó được công nhận là một trong những đoạn văn đẹp nhất của Gatsby vĩ đại có lẽ bởi tính hoài niệm, đúng như Marcel Proust từng nói: “Hiện tại không bao giờ làm tôi thích thú, tương lai khiến tôi dửng dưng, đối với tôi chỉ có quá khứ là đẹp”. Việc Gatsby chết khiến Nick chán nản hiện tại và rơi vào trạng thái cô đơn, anh ta nhớ những kỳ nghỉ Giáng sinh gắn liền với sự bình yên, sum họp xuất phát từ nhu cầu “xoa dịu” chính bản thân hơn là để kể cho một ai khác. Dòng độc thoại nội tâm tách khỏi mạch truyện, không hề liên quan tới sự kiện nào, chỉ có thể lý giải nó bằng một suy đoán về mặt vô thức: câu chuyện diễn ra trong mùa hè “the relentless beating heat” (“nóng xối xả”), “intermittent beads of sweat” (“mồ hôi róc rách từng giọt tướng”), “a gust of hot shrubbery” (“gió thốc khí nóng từ các bụi cây”), “hot waves of air” (“làn khí nóng hừng hực”)…; cuộc tranh cãi nảy

lửa giữa hai tình địch và vụ tai nạn ô tô đều xảy ra trong ngày nóng nhất mùa hè năm 1922 – được miêu tả:

“… the warmest of the summer. As my train emerged from the tunnel into sunlight, only the hot whistles of the National Biscuit Company broke the simmering hush at noon. The straw seats of the car hovered on the edge of combustion; the woman next to me perspired delicately for a while into her white shirtwaist, and then, as her newspaper dampened under her fingers, lapsed despairingly into deep heat with a desolate cry.” [1,121]

“… ngày nóng nhất của mùa hè năm ấy. Khi tàu điện chạy từ hầm ngầm ra nắng, chỉ tiếng còi nóng rực của nhà máy làm bánh gần đó mới đủ sức phá tan bầu không khí buổi trưa hầm hập im lìm. Ghế nhồi rơm trên tàu tưởng như sắp bắt lửa đến nơi. Người đàn bà ngồi cạnh tôi mồ hôi đầm đìa, lúc đầu còn giữ kẽ khi mới thấm ướt vạt áo cánh trắng, rồi sau đến lúc tờ báo của bà cũng hoen ướt chỗ tay cầm thì không nhịn được nữa, đành đầu hàng cái nóng với một tiếng kêu não nuột.” [2,161]

► cái oi bức tác động lên thể chất và cái ngột ngạt bóp nghẹt tâm hồn đột ngột đẩy Nick vào hồi ức về mùa đông.

Sự liên tưởng trong đầu Nick thật rời rạc vì ngay sau đó, anh ta bất chợt mường tượng: “West Egg (…) như một cảnh đêm trong tranh El Greco: một trăm ngôi nhà, vừa ngay ngắn vừa kệch cỡm, chúi dưới bầu trời u ám nặng trĩu và một vầng trăng mờ đục. Cận cảnh có bốn người đàn ông đóng bộ chỉnh tề đang đi men trên đường với cái cáng khiêng một người đàn bà say khướt vận bộ váy dạ hội màu trắng. Bàn tay bà ta, buông thõng sang một bên, lấp lánh lạnh lẽo toàn những vòng những nhẫn. Bọn đàn ông nghiêm trang rẽ vào một ngôi nhà - nhưng lại không đúng địa chỉ. Không ai biết tên người đàn bà ấy, và cũng chẳng ai quan tâm” [2,245,246]. Bức tranh của El Greco là ngẫu nhiên trong dòng suy tư của người kể chuyện, tuy nhiên tác

phẩm hội họa này cũng kết nối kì lạ với Gatsby vĩ đại: dòng sông nhỏ chia đôi hai vùng East Egg và West Egg, West Egg nằm bên phải bức tranh có vẻ tươi xanh còn East Egg phía bên trái lại bị phủ màu nhợt nhạt, như thể những người “mới nổi” (new riches) ở West Egg đã giành lấy ánh sáng của giới cự phú tại East Egg (old riches). Ta biết rằng người kể chuyện xưng “tôi” lớn lên ở Trung Tây, anh đến miền Đông (tức New York) nhưng thuê nhà bên West Egg “cứ cho là kém thời thượng hơn” - cạnh dinh thự của Gatsby; trong khi đó Tom và Daisy sinh sống ở East Egg “thời thượng”. Càng về cuối truyện, Nick càng nhận ra miền Đông “luôn có một phẩm chất méo mó”, đặc biệt, những nhân vật đại diện cho tầng lớp thượng lưu East Egg như Tom, như Daisy đã “đập nát mọi thứ, cả vô tri lẫn hữu tri, rồi rút lui vào tiền bạc hoặc niềm vô tâm mênh mông của họ, để mặc người khác phải dọn dẹp đống đổ nát bừa bãi mà họ gây ra”. Điều ấy thúc đẩy Nick quay về quê nhà tìm lại sự cân bằng cho tâm hồn.

Bức tranh của El Greco giống như Fitzgerald mô tả trong Gatsby vĩ đại

Khi người kể chuyện xưng “tôi” bị cuốn theo những diễn biến căng thẳng bên ngoài, rất khó tìm được một dấu hiệu nội tâm nào ở anh ta nhưng sau

khi Gatsby qua đời thì độc thoại nội tâm của Nick xuất hiện, chứng tỏ anh ta đã chịu tác động tinh thần không nhỏ. Nick mất một người bạn mà anh ta đánh giá rất cao: “You‟re worth the whole damn bunch put together” [1,164] (“Cả lũ khốn ấy gộp lại cũng không bằng ông đâu” [2, 215), nỗi hẫng hụt đưa anh ta vào thế giới tĩnh lặng bên trong.

Các hành động, biến cố giữ vị trí chủ đạo so với những đoạn khơi sâu cảm xúc, tâm tư sẽ đảm bảo cho cốt truyện bền vững, tuy nhiên Gatsby vĩ đại khó lòng trở thành kinh điển nếu thiếu đi khoảng lặng của suy tưởng. Độc thoại nội tâm là yếu tố làm nên “chất thơ” trong truyện, bởi vậy nhiều nhà phê bình đã đánh giá quãng hồi ức cuối tác phẩm “đầy trữ tình” và coi Fitzgerald như một nhà thơ:

“I would have called him a poet. One of my most vivid memories is of coming back west from prep school and later from college at Christmas time. When we pulled out into the winter night and the real snow… before we melted indistinguishably into it again – those words to me now the most beautiful in all of American literature” [35, p64]

“Có lẽ phải gọi ông là thi nhân. Một trong những kí ức sống động nhất của tôi là những lần từ trường dự bị và trường đại học trở về nhà nghỉ lễ Giáng sinh. Khi đoàn tàu của chúng tôi chạy vào đêm đông tuyết… rồi lại hòa làm một vào vùng đất này như thời thơ ấu – đối với tôi đó là những dòng tuyệt mỹ bậc nhất trong nền văn học Mỹ”.

(Cũng cần cảm ơn dịch giả Trịnh Lữ đã truyền tải được cái “hồn” của những dòng độc thoại nội tâm đó).

Nhìn chung, độc thoại nội tâm không phá vỡ cốt truyện của Gatsby vĩ đại vì hai lý do: thứ nhất, nó không chiếm nhiều “thời lượng” trong văn bản; thứ hai, nó diễn ra sau phần mở nút (sự kiện Gatsby chết), tức là khi cốt truyện đã kịp hoàn thiện. Nhưng giả sử độc thoại nội tâm của người kể

chuyện kéo dài hơn và diễn ra ở những chương tập trung các sự kiện quan trọng thì có cơ sở để tin rằng nó sẽ tác động tới cốt truyện, vì khi người kể chuyện suy tư, anh ta trở nên tách biệt với hiện thực xung quanh, thậm chí biến thành một “nhân vật không hành động” – như cách Lotman gọi, rất dễ bỏ qua những biến cố mà ta biết rằng biến cố là cơ sở của cốt truyện. Còn truyện kể thì dĩ nhiên bị ảnh hưởng bởi độc thoại nội tâm, cụ thể là bị “chậm lại” do người kể chuyện xưng “tôi” chìm trong trạng thái mơ màng, uể oải, khiến nhịp kể không còn trôi nhanh như các chương trước.

►Tiểu kết:

Fitzgerald đã khắc họa chân dung con người của thời đại Jazz (1918 - 1929) trong tiểu thuyết Gatsby vĩ đại. Những con người ấy sống vào thời kỳ thường trực nỗi ám ảnh về tiền bạc và sự hào nhoáng, nhưng song hành với nó lại là mối lo trước “thói sùng bái vật chất vô độ và thiếu vắng đạo đức đang ngày một lên ngôi”. Trong thập niên 1920 nền kinh tế Mỹ phát triển chóng mặt, lợi tức thu được từ cổ phiếu tăng 108%, lãi của các công ty tăng 76% còn lương tăng 33%. Tính riêng năm 1920 đã có hơn 9 triệu chiếc ô tô được đăng ký, nó lý giải vì sao hình ảnh xe hơi xuất hiện rất nhiều ở chín chương của tác phẩm, đặc biệt chiếc xe long bánh trong chương III và vụ tai nạn ở chương VII như phản ánh một thái độ giễu cợt. Kinh tế tăng trưởng khiến người Mỹ có điều kiện vui chơi giải trí, thể thao

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)