Tình yêu

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 63)

5. Kết cấu luận văn

3.1. Tình yêu

Con người có thể thoát khỏi nỗi cô đơn nhờ tình yêu. E. Fromm cho rằng: “Tình yêu là một quyền năng chủ động trong con người, quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với người, hợp nhất mình với kẻ khác, tình yêu khiến mình vượt qua được ý vị cô lập và li cách nhưng nó cho phép mình là mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình”. Triết gia hiện sinh Kierkegaard cũng viết: “Nơi nào có tình yêu, nơi ấy hết cô đơn”.

Người kể chuyện mô tả vị láng giềng tôn thờ tình yêu như một thứ tôn giáo: “Ông biết rằng khi ông hôn cô gái này, tâm trí ông sẽ không bao giờ vui vẻ vô tư như tâm trí Đức Chúa Cha được nữa (…) Khi môi ông chạm tới

(…) cuộc đầu thai thần thánh đã hoàn tất” [2, 158]. Mất đi tình yêu, Gatsby hoàn toàn trống rỗng: “giờ đây mọi thứ đang trôi đi quá nhanh trước cặp mắt mờ lệ của ông và ông biết mình đã mất cái phần ấy rồi, cái phần tươi mát nhất và tốt đẹp nhất, mãi mãi”. Quả thật tình yêu hiếm khi vắng bóng trong những tác phẩm kinh điển. Gatsby vĩ đại có ba mối tình đáng chú ý:

Tom Buchanan – Myrtle (bà Wilson) Ngoại tình

Daisy – Gatsby Ngoại tình

Nick Carraway – Jordan Barker O

2/3 mối quan hệ là ngoại tình, môtip này không còn xa lạ. Ta biết Flaubert từng mô tả cuộc tình vụng trộm giữa Emma và Rodolph, Lev Tolstoy: tình cảm “tội lỗi” giữa Anna - Vronsky. Nhưng dường như nhân vật của Fitzgerald đã mất đi cái mơ mộng, say mê ta thấy ở Emma, ở Anna Karenina. Myrtle chạy theo Tom nhằm thỏa mãn lòng tự kiêu rằng bà ta xứng đáng với một đấng nam nhi quân tử; còn Daisy chấp nhận Gatsby bởi nàng thích thú cuộc sống xa hoa của ông: “Đột nhiên, thốt lên một tiếng nghẹn ngào, Daisy gục đầu vào đống áo và bắt đầu khóc như mưa gió. “Áo đẹp như thế chứ”, nó thổn thức, giọng ngàn ngạt giữa những nếp vải dày. “Em thấy buồn vì chưa từng thấy những cái sơ mi đẹp như thế… đẹp như thế bao giờ” ”[2, 132].

Người kể chuyện xưng “tôi” không chủ động theo dõi nhưng lại chứng kiến tường tận cả hai cuộc ngoại tình. Ở chương II: anh ta được Tom đưa đến căn hộ của tình nhân tại New York, sau đó anh ta không kể thêm lần nào về mối quan hệ ấy, tới chương VII thì Myrtle chết; trong chương V: Nick thuật lại cuộc hội ngộ giữa Gatsby và Daisy, chương VII: Nick mô tả

ánh mắt tình tứ họ dành cho nhau, tới chương VIII: Gatsby chết. Người kể chuyện cũng kể về mối tình của mình, ở chương IV: Nick ôm hôn Jordan, chương VIII: cuộc điện thoại tẻ ngắt giữa Nick và Jordan, tới chương IX: anh ta chia tay cô.

Bảng 3.1. Bảng thống kê các sự kiện về tình yêu theo niên biểu thời lưu và thời gian văn bản

Thời gian văn bản Thời gian của sự kiện

Sự kiện Trật

tự

Khoảng 4 dòng Đối thoại

Chóng vánh

Tom hẹn gặp Myrtle 1

Khoảng 8 dòng Quãng nửa đêm Tom đấm vỡ mũi Myrtle 2

Khoảng 11 dòng Nick ôm hôn Jordan 3

Khoảng 16 dòng Cả tiếng đồng hồ Gatsby ở bên Daisy 4

4 dòng Ánh mắt tình tứ giữa

Gatsby và Daisy

5 14 dòng Cú điện thoại ngắn

ngủi

Nick & Jordan cùng nói rằng muốn gặp nhau

6

Khoảng 35 dòng Nick & Jordan chia tay 7

Thời lưu là đại lượng được suy ra từ việc mỗi sự kiện, biến cố có thể được kể dài hay ngắn so với thời gian mà đáng lẽ nó phải có, chẳng hạn từ bảng trên ta thấy cả tiếng đồng hồ Gatsby ở bên Daisy lại được kể trong thời lượng tương đương với cú điện thoại ít phút giữa Nick và Jordan (16 và 14 dòng), nói cách khác thời gian văn bản tương đương, song thời gian sự kiện lệch nhau. Cũng do cách kể mà cuộc ngoại tình của Tom dài nhất (diễn ra từ trước mùa hè) nhưng chỉ thể hiện trong 12 dòng, còn mối tình của Nick

(từ giữa mùa hè tới đầu mùa thu 1922) chiếm khoảng 60 dòng ► người kể chuyện kể về tình yêu của anh ta nhiều hơn. Tuy nhiên nhìn chung, ba mối tình đều được kể theo một “nhịp” nhanh, ta gần như chưa kịp cảm nhận thì chúng đã kết thúc, bản thân “nhịp” kể phản ánh sự chóng vánh của những quan hệ.

Cảm giác dồn dập, gấp gáp trong truyện khiến Gatsby vĩ đại đậm chất ciné của Hollywood, các nhịp nhanh là chủ đạo song không vì vậy mà thiếu

quãng ngưng – “làm chậm lại truyện kể”. Khi người kể chuyện mô tả Gatsby lặng lẽ và say mê hướng về phía nhà Daisy, thời gian như miên man, không có những hành động liên tục, không có biến cố, chỉ còn khung cảnh thiên nhiên thanh vắng hòa làm một với tâm hồn con người:

“Already it was deep summer on roadhouse roofs and in front of wayside garages, where new red gas-pumps sat out in pools of light (…) The wind had blown off, leaving a loud bright night with wings beating in the trees and a persistent organ sound as the full bellows of the earth blew the frogs full of life. The silhouette of a moving cat wavered across the moonlight (…) he gave a sudden intimation that he was content to be alone – he stretched out his arms toward the dark water in a curious way (…)

distinguished nothing except a single green light, minute and far away, that might have been the end of a dock.” [1, 24]

“Tiết hè đã thấy đậm trên những mái hàng quán và sân trước những xưởng chữa xe ven đường, nơi những cột bơm xăng màu đỏ mới tinh đứng giữa những vũng sáng đèn ngoài trời (…) Gió đã bay đi hết, chỉ còn đêm vằng vặc với tiếng chim đập cánh trên cây và tiếng ếch nhái miên man vang dội như một dàn đại phong cầm căng tràn sinh khí thổi lên từ lòng đất. Bóng đen của một con mèo đang đi uốn lượn qua ánh trăng (…) bỗng nhiên ông có một cử chỉ rất riêng tư cho thấy ông đang muốn được một

mình, ông đưa thẳng hai cánh tay ra trước về phía mặt biển tối sẫm với một dáng điệu lạ lùng (…) không thể phân biệt được gì ngoài một điểm sáng duy nhất màu xanh lá cây, nhỏ xíu và rất xa, có thể là tận cuối bến thuyền” [2,36,37]

Ở quãng ngưng, ta không thấy suy luận, cắt nghĩa chủ quan của người kể chuyện, anh ta hoàn toàn lặng yên quan sát:

○ “I decided to call to him but I didn‟t call to him” [1, 24] (“Tôi định gọi ông nhưng tôi không gọi” [2, 36])

○ “I walked away and left him standing there in the moonlight” [1, 157] (“Tôi đi, mặc ông đứng đó” [2, 204]).

Qua những sự kiện liên quan tới tình yêu, người kể chuyện xưng “tôi” dần dần “nhận diện” các nhân vật khác, chuyển biến thái độ trước họ: từ yêu thích, Nick đã mất hết xúc cảm với một Daisy “vô tâm mênh mông”; từ hoài nghi, người kể chuyện lại trở nên xót xa, trân trọng một Gatsby si tình và thơ ngây vv. Bên cạnh đó, người kể chuyện cũng tự nhận diện mình, anh ta bộc lộ nó qua những đoạn đối thoại với tình nhân. Ở chương III, sau khi họ “có một trao đổi lạ lùng về chuyện lái xe”, Nick bỗng thấy anh ta “là một trong vài người trung thực từng có mặt trên đời này”. Tuy nhiên đến chương cuối, khi Jordan nói rằng cô tưởng Nick tương đối trung thực thì anh hoàn toàn phủ nhận: “Anh ba mươi rồi. Anh đã quá năm năm cái tuổi có thể tự dối mình rồi gọi thế là danh dự”.

Trong Gatsby vĩ đại, “những kẻ vô tâm” chẳng bao giờ yêu thực sự còn những người yêu thực sự thì quá đỗi mù quáng. Riêng Nick đã không bị tình yêu làm u mê, anh ta tỉnh táo nhận ra tình nhân của mình “vốn gian dối hết thuốc chữa”. Nick không “hoàn mỹ hóa” hình ảnh người tình giống như Gatsby, anh ta chấp nhận Jordan một cách thực tế nhất: “Tính gian dối ở một người đàn bà là cái mà ta đừng bao giờ trách cứ sâu xa…”. Bởi vậy

C.T. Samuel nhận định ngoại trừ đôi mắt khổng lồ của bác sỹ T.J.Eckleburg trên tấm biển quảng cáo thì chỉ có Nick đang “nhìn” rõ mọi sự.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện xưng Tôi trong Gatsby vĩ đại.PDF (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)