Từ luận điểm này, có thể thấy người cha đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và đối với khả năng đương đầu và giải quyết các xung đột nảy sinh tr
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS VĂN THỊ KIM CÚC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến các thầy giáo , cô giáo trong và ngoài Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - như ̃ng người đã chỉ bảo giú p đỡ em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt , em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS.Văn Thị Kim Cúc – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- ngươ ̀ i đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiê ̣n luận văn thạc sĩ này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc làng trẻ SOS – Hà Nội, Ban giám hiệu trường THCS Đoàn Kết- Quận Hai Bà Trưng, THCS Quang Trung - Quận Đống Đa, THCS Thăng Long – Quận Ba Đình đã tạo điều kiện cho tôi trong việc tiếp cận lấy ý kiến các khách thể nghiên cứu
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiê ̣p , các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quý báu cho luận văn
Hà Nội, tháng 10 năm 2007
Học viên: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Trang 4BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
Trang
2.1.2 Khái niệm người cha - vai trò của người cha trong gia đình và
ảnh hưởng của việc vắng cha tới sự phát triển của trẻ em 8 2.1.3 Khái niệm uy quyền và biểu tượng về uy quyền người cha 8
2.1.5 Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường 9
3.1.1 Khái niệm uy quyền người cha trong suy nghĩ của trẻ 11 3.1.2 Các yếu tố tạo nên uy quyền của người cha nói chung trong biểu
tượng của từng nhóm trẻ Mức độ quan trọng của các yếu tố
11 3.1.3 So sánh điểm trung bình năm yếu tố quan trọng nhất để người
cha "nói chung" có uy quyền với con cái và điểm trung bình các yếu tố
Trang 6này ở người cha "có thực" trong biểu tượng của ba nhóm trẻ 15 3.1.4 Biểu tượng của trẻ về mức độ uy quyền của người cha “có thực’’ 17 3.1.5 Mức độ quan trọng của các yếu tố người cha cần có để tạo được
3.1.6 Phân tích mối liên hệ giữa uy quyền người cha thực trong biểu
3.2 Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường 25 3.2.1 Cách thức ứng xử của trẻ khi có bất hòa xảy ra 25 3.2.2 Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền người cha với kỹ
năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ sống
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nói về sự phát triển của trẻ em, người ta thường đề cập nhiều đến vai trò của người mẹ Tuy nhiên, người cha cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Tác giả D Burlingham và A
Freud, trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: “Bắt đầu từ
năm thứ hai, tình cảm mà đứa con dành cho cha sát nhập vào đời sống tình cảm của nó và trở thành một thành phần cần thiết của những lực phức tạp góp phần tạo nên tính tình và nhân cách đứa con." [29;114] Nghiên cứu
về vai trò của người cha, các nhà học giả nhấn mạnh nhiều tới vấn đề uy
quyền: "Uy quyền là chức năng hàng đầu của người cha, cũng như tình yêu
thương là chức năng hàng đầu của người mẹ ", "Nếu thiếu uy quyền thì bọn trẻ thiếu những cái phanh hãm cần thiết cho ba dạng phản ứng: sự đối lập, sự bắt chước và sự bù trù" và "Hậu quả xa xôi của việc thiếu uy quyền làm cho người ta chú ý còn đáng sợ hơn những hậu quả tức thời Trong nhân cách, người ta không tìm thấy bộ khung vững chắc, tính cách thiếu kiên quyết, thiếu đề kháng và cách ứng xử thể hiện do dự, lưỡng lự, không nhiệt tình trước thích thú hoặc những say mê thất thường, ý thức đạo đức nghèo nàn, không năng động Những quan hệ của cá nhân đó với bên ngoài bị nhiễu loạn bởi sự không vững chắc của nhân cách: mạo hiểm, liều lĩnh, thoái thác, chông chênh, thất thường, nhiều khi chứng tỏ một sự bất
an và lo âu không được ý thức rõ rệt" (Sutter và Luccioni) [29;135]
Từ luận điểm này, có thể thấy người cha đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và đối với khả năng đương đầu và giải quyết các xung đột nảy sinh trong cuộc sống đời thường của trẻ nói riêng
Trang 8Thực tế ở Việt Nam hiện nay, số lượng trẻ em sống vắng cha chiếm
tỉ lệ tương đối lớn Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, nhóm trẻ em dưới 18 tuổi có cha mẹ ly hôn đã tăng gấp gần 5 lần (năm 1992 chỉ có 4815 em nhưng đến năm 2001 con số này đã là 21.698 em) Số lượng trẻ em dưới 18 tuổi sống vắng cha hoặc mẹ do cha mẹ ly hôn, đến năm 2001 đã lên đến
99.506 (Nguồn số liệu: báo cáo ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối
cao) Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ thường phải sống thiếu vắng bố hoặc mẹ,
và thường thì trẻ em sống với mẹ chiếm tỷ lệ nhiều hơn (vì toà án ưu tiên quyền nuôi con thuộc về người mẹ) Bên cạnh đó, có đến hàng nghìn trẻ em
mồ côi cha mẹ đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi
Từ thực tế này, một loạt câu hỏi được đặt ra như: Khi vắng cha, trẻ
em sẽ lấy cơ sở nào để xây dựng biểu tượng về uy quyền của người cha trong tâm trí? Các biểu tượng về người cha không có thực đó sẽ chứa đựng những nội dung như thế nào? Liệu chúng ảnh hưởng ra sao đến khả năng giải quyết xung đột trong cuộc sống của những trẻ em độ tuổi 10-15 đang
sống vắng cha?
Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo
vệ trẻ em nói chung, đặc biệt từ góc độ tâm lý học phát triển, tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực này và nếu có thì các nghiên cứu đó mới chỉ xuất hiện một cách tản mạn, lẻ tẻ và cách thức tiến hành còn chưa sâu sắc, chưa hệ thống
Các lý do trên đây thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền của người cha và
kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường ở trẻ sống vắng cha"
Trang 9 Làm rõ mối quan hệ giữa biểu tượng về uy quyền của người cha
và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ sống vắng cha
Đề xuất giải pháp cụ thể đối nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu lý luận
3.1.1 Nghiên cứu tổng quan vấn đề nhằm nắm bắt thực trạng quan tâm của giới khoa học trên thế giới và trong nước về lĩnh vực này, những thành tựu đã đạt được, những vấn đề còn bỏ ngỏ
3.1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
KN biểu tượng
KN uy quyền
KN biểu tượng về uy quyền
KN người cha
KN về uy quyền người cha
KN biểu tượng của trẻ em về uy quyền người cha
KN trẻ em, trẻ sống vắng cha
KN kỹ năng
KN xung đột
KN kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường
KN mối tương quan
Trang 103.2 Nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu trên thực tế biểu tượng về uy quyền của người cha ở trẻ em
Các yếu tố liên quan đến sự hình thành biểu tượng về uy quyền này
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ
Mối quan hệ giữa các biểu tượng trên với kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ
Bước đầu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp giúp cho trẻ em trong các gia đình vắng cha có được những biểu tượng tích cực về
uy quyền người cha để các em có điều kiện phát triển hoàn thiện nhân cách
4 Đối tượng nghiên cứu
Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền của người cha và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ em sống vắng cha
5 Khách thể nghiên cứu:
158 trẻ em độ tuổi từ 12- 15 gồm những em đang sống vắng cha trên địa bàn Hà Nội và trẻ trong các gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ cùng độ tuổi
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện có hạn nên nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào những phần sau:
- Về nội dung: Nghiên cứu mối tương quan biểu tượng về uy quyền của
người cha và các kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường
Trang 11- Về khách thể: Lựa chọn những trẻ vắng cha thuộc 02 nhóm: trẻ sống
vắng cha do cha mẹ ly hôn và trẻ vắng cha do mồ côi đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại làng trẻ SOS - Hà Nội
- Về độ tuổi khách thể: Đề tài chỉ nghiên cứu trẻ vắng cha ở độ tuổi
THCS (12 đến 15 tuổi)
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại nội thành Hà Nội
- Về thời gian: Đề tài tiến hành trong 2 năm kể từ khi xây dựng đề cương
của đề tài
7 Giả thiết nghiên cứu:
1 Biểu tượng về uy quyền người cha ở trẻ vắng cha thấp hơn so với trẻ sống cùng cha mẹ
2 Trẻ vắng cha lựa chọn loại kỹ năng giải quyết xung đột khác
so với trẻ sống cùng cha mẹ
3 Mức độ cao hay thấp trong biểu tượng về uy quyền người cha
"có thực" mà trẻ vắng cha xây dựng nên có mối tương quan với một số loại
kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ
8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 12- Phương pháp so sánh giữa trẻ sống vắng cha và trẻ trong các gia đình sống cùng cha mẹ
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 11.5
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu về biểu tượng
Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn
Ở nước ngoài, các nước có nền TLH phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,
Đức…, các nghiên cứu về BTXH được đẩy mạnh không ngừng Chẳng hạn như trong TLH Pháp có bốn dòng lớn nghiên cứu BTXH: Một dòng chuyên khảo miêu tả nhằm ghi lại các biểu tượng của nhóm về một đối tượng nào
đó (Moscovisi và các học trò của ông) Dòng thứ hai nghiên cứu ảnh hưởng của các BTXH lên ứng xử (Codol, Arbic) Dòng thứ ba chuyên nghiên cứu các kỹ thuật đo lường các BTXH nhằm nắm bắt các cấu trúc của chúng, và dòng cuối cùng chuyên tìm hiểu những biến đổi của các BTXH (Jodelet, Di Giacomo, Flament, Arbic), cũng như tìm các cơ chế ngầm ẩn của các sự biến đổi này [3]
Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã bắt đầu xuất hiện một số
nghiên cứu về biểu tượng như: Đề tài "Tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh tiểu học" - tác giả Trần Viết Lưu (1999), đề tài "Biểu tượng của cha
mẹ về trí thông minh của trẻ em" - tác giả Văn Thị Kim Cúc (2000);
"Biểu tượng của trẻ mắc bệnh ung thư về bệnh của mình - Luận văn tốt nghiệp - Đặng Hoàng Minh (2001)… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi chưa thấy xuất hiện các nghiên cứu biểu tượng về
uy quyền người cha
Trang 141.2 Nghiên cứu về vai trò người cha và uy quyền của người cha trong gia đình
- Nghiên cứu về vai trò người cha
Từ trước đến nay, vấn đề giáo dục gia đình và vai trò của cha mẹ trong giáo dục gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Ở nước ngoài có: Khổng Tử, Mạnh Tử, sau này có J.J Rutxô,
S.Simon, A.X Macarenco, Giai hot Họ đều là những nhà giáo dục học, tâm lý học nổi tiếng Họ quan tâm và đề cập nhiều đến vấn đề giáo dục gia đình, nhưng có rất ít tác phẩm, công trình có tính hệ thống
Trong nước cũng có nhiều tác giả cho xuất bản các đầu sách về giáo
dục gia đình, vai trò của cha mẹ như: Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Đoan, Lê Tiến Hùng, Trần Trọng Thuỷ, Hà Nhật Thăng, Trần Quang Cấn , song phần đông các tác giả mới chỉ dừng ở mức độ phổ biến khoa học giáo dục gia đình hoặc chỉ dừng ở những nghiên cứu lẻ tẻ, chưa có nhiều công trình "dài hơi" nghiên cứu về lĩnh vực này
- Nghiên cứu về uy quyền người cha trong gia đình
Ở nước ngoài:
Nhiều tác giả kinh điển như: K.Mark, F.Engels, V.I Lenin có đề cập đến uy quyền từ góc độ triết học
Các nhà quản lý học như: F.Gafanaxep, P.V.Zimin, M.I.KodaKop
có trình bày một số ý kiến dưới góc độ Quản lý học
Trong nước:
Các công trình nghiên cứu và chuyên khảo về uy quyền, đặc biệt là
uy quyền người cha trong giáo dục gia đình lại càng vô cùng hiếm Các nhà giáo dục học, tâm lý học trong nước như Nguyễn Khắc Viện, Đỗ Long,
có một vài tác phẩm trong đó có nói đến vấn đề uy quyền hoặc uy quyền của cha mẹ trong giáo dục con trẻ Tác giả Lê Tiến Hùng (1993) có một
Trang 15quyền uy của cha mẹ trong giáo dục gia đình" Tuy nhiên, đề tài tiếp cận vấn đề chủ yếu từ góc độ giáo dục học
Do vậy, tính đến nay có thể thấy, những nghiên cứu về vấn đề vai trò người cha và uy quyền của người cha trong gia đình từ góc độ tâm lý học chưa nhiều
1.3 Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường
Có rất nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về vấn đề xung đột tâm lý xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên
Trên thế giới, từ đầu thế kỷ XX – thập niên 1980 là quá trình hình
thành các lý luận có tính định hướng cho nghiên cứu về xung đột tâm lý, với các lý thuyết tiêu biểu như: Phân tâm học (S.Freud) (1856-1939); Thuyết động thái tâm lý của E.Erikson (1902-1994), Tâm lý học nhận thức- J.Piaget (1896-1980), cách tiếp cận Tâm lý học hoạt động- LX Vưgotxky (1896-1934) Từ thập niên 1980 đến nay, giới nghiên cứu đã có những thay đổi trong định hướng nghiên cứu về vấn đề XĐTL, đi sâu nghiên cứu từ bản chất đến nguyên nhân, giải pháp và kết quả của XĐTL, với các đại biểu phải kể đến như: C.A.Flanagan (1990) [39], N.L.Galambos & D.M.Almeida (1992) [40], Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất nhưng những thành tựu nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học đã phần nào cho chúng ta hiểu biết những khía cạnh khác nhau của vấn đề giải quyết XĐTL ở lứa tuổi VTN
Ở Việt Nam, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này từ
góc độ Tâm lý học xã hội và Tâm lý học gia đình như: Trần Trọng Thủy, Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Huệ, Phạm Tất Dong, Ngô Công Hoàn, Đỗ Long,
Vũ Dũng, Trần Hiệp, Nguyễn Khắc Viện, Lê Thị Bừng Các nhà khoa học
đã bước đầu đưa ra những lý luận về xung đột, các giai đoạn của xung đột tâm lý Tác giả Ngô Công Hoàn (1993) đã đề cập đến vấn đề xung đột giữa các thành viên trong gia đình là "sự đối lập về quan điểm, thái độ, hành vi
Trang 16ứng xử của các thành viên trong gia đình trong quá trình tổ chức đời sống sinh hoạt của họ‟‟ [22;78]
Về mặt nghiên cứu lý luận, tác giả Lê Đức Phúc (2003) [21;118] cũng đưa ra năm cấp độ xung đột thường thấy trong cuộc sống hàng ngày Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2005) có công trình nghiên cứu về "Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về nhu cầu độc lập‟‟
Như vậy có thể nói, những nghiên cứu về vấn đề xung đột tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên đã được đề cập đến nhiều Tuy nhiên, phần nhiều những nghiên cứu này vẫn còn mang tính định hướng Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống hàng ngày của lứa tuổi vị thành niên vẫn còn nhiều mảng bỏ ngỏ Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đặt ra và tìm hiểu vấn đề „„Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống hàng ngày ở lứa tuổi vị thành niên‟‟ trong nghiên cứu của mình
2 Một số vấn đề lý luận khác
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm biểu tượng
Khái niệm chung về biểu tượng
Trên thực tế, khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm biểu tượng trên bình diện của ngành Tâm lý học
Định nghĩa
Theo từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng) [7;21] , "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát Nếu tri
Trang 17giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai‟‟
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi
đã được tri giác Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể
Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ trước
Cấu trúc của biểu tượng:
Theo luận điểm của I.M Xêtrênốp (1952): “Các biểu tượng là kết quả trung gian từ các tri giác phân chia thành từng thành phần riêng lẻ của sự trừu tượng hoá một tổng số nhất định các vật thể cùng loài và thành phần của sự trừu tượng hoá này bao gồm: ngoài các dấu hiệu bề ngoài còn có các dấu hiệu không phơi bày ra một cách trực tiếp mà phải nhờ một sự phân tích chi tiết về mặt trí tuệ và thể chất các vật thể, cũng như quan hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với con người" [9;141]
Qua luận điểm này, chúng ta thấy cấu trúc của biểu tượng có thể phân chia thành:
- Những biểu hiện bề ngoài vô cùng đa dạng của hiện thực
- Những dấu hiệu của sự vật, hiện tượng của hiện thực mà tự chúng không phơi bày ra
Khi có sự phân tích của trí tuệ về các sự vật, hiện tượng cũng như về các hành vi thì các bộ phận riêng lẻ được tách ra của các biểu tượng sẽ được liên kết với các hình ảnh hoàn chỉnh Do đó, cuối cùng sẽ dẫn đến những biểu tượng đầy đủ và hoàn chỉnh hơn
Trang 18Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật của các biểu tượng là chúng vừa được giữ lại trong trí nhớ của chủ thể, đồng thời dưới ảnh hưởng của tri giác mới (tác động của thế giới khách quan) và tưởng tượng thì nội dung của chúng lại được bổ xung và phong phú thêm
Như vậy, biểu tượng là yếu tố động, luôn thay đổi, tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của tri giác tác động cũng như tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng phong phú của mỗi cá nhân
Phân loại biểu tượng
Dựa vào tiêu chí: Hình tượng của sự vật và hiện tượng tri giác từ trước được sắp xếp lại trong ý thức con người đến mức độ nào, người ta phân chia biểu tượng thành hai loại:
- BT của trí nhớ: là hình ảnh của tri giác lúc trước được tái hiện lại trong một hoàn cảnh nhất định
- BT của tưởng tượng: là hình ảnh mới được trí tưởng tượng tạo nên trên nền của biểu tượng cũ
BT của tưởng tượng khác về chất so với biểu tượng của trí nhớ Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, được chế biến lại từ những biểu tượng của trí nhớ, là: "Biểu tượng của biểu tượng", thường được chủ thể sáng tạo dựa trên các cách thay đổi số lượng, kích thước, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá
Do đó, sự phản ánh của biểu tượng tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái quát cao hơn so với BT trí nhớ
Vai trò của biểu tượng trong hoạt động tâm lý
Biểu tượng là một trong những hình thức quan trọng của sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan Không có biểu tượng thì không thể có ý thức Do gắn với các yếu tố tổng hợp nên biểu tượng là bậc thang chuyển
Trang 19đến tư duy Ngoài ra, do biểu tượng mang tính chất biến đổi rộng rãi, rõ nét- cho phép xây dựng hình ảnh mới, nên chúng đóng vai trò quan trọng
và cần thiết trong hoạt động sáng tạo của con người
2.1.2 Khái niệm người cha - vai trò của người cha trong gia đình và ảnh hưởng của việc vắng cha tới sự phát triển của trẻ em
2.1.2.1 Khái niệm người cha và vai trò của người cha trong gia đình
Nói tới "gia đình", chúng ta thường hình dung một mái nhà ít nhất có sống cùng cha mẹ và con cái Vai trò của người mẹ đối với sự phát triển của đứa trẻ là không thể bàn cãi Tuy nhiên, người cha cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của đứa con Ông cha
Tác giả Porot trong tài liệu "Trẻ em và các mối quan hệ trong gia
đình" [29;25] cũng đề cập nhiều đến vai trò của người cha trong sự phát
triển của trẻ em Ông cho rằng: "Một gia đình đúng nghĩa phải có sự kết hợp gắn bó giữa tình yêu thương và uy quyền, sự ganh đua và sự đoàn kết Tình thương yêu gắn với vai trò người mẹ và uy quyền gắn liền với vai trò người cha Những mối quan hệ gia đình bình thường sẽ được sắp xếp xung quanh đứa trẻ, theo đứa trẻ và vì đứa trẻ Một gia đình hạnh phúc đòi hỏi sự cân bằng thường xuyên giữa tình yêu của người mẹ, uy quyền của người cha, sự đoàn kết và tính ganh đua giữa con cái Đấy cũng là những vai trò
thể hiện mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình xoay quanh đứa trẻ" [29;9]
Chính vì mối quan hệ chặt chẽ này mà trẻ sẽ phát triển nhân cách lệch lạc nếu một trong những mắt xích này bị cắt đứt
Trang 20Theo D Durlingham và A.Freud: "Bắt đầu từ năm 2 tuổi tình cảm của con dành cho cha sáp nhập vào đời sống tình cảm của nó, trở thành một phần cần thiết của những lực phức tạp góp phần tạo nên tính tình và nhân cách đứa con" [29;114]
Quan hệ cha – con được Phân tâm học nghiên cứu từ lâu Người mẹ gắn bó với con trai, xung khắc với con gái và người cha thì ngược lại Đối với con trai, người cha là biểu hiện của sức mạnh, vừa là chỗ che chở, nâng
đỡ, vừa là nơi phát sinh nỗi sợ hãi bị trừng phạt Mặt khác, cả hai cha con đều có cùng một đối tượng cảm xúc - người mẹ Vì vậy, đứa trẻ luôn muốn níu kéo cho mình phần lớn hơn, muốn mẹ yêu nhất nhà Quan hệ cha – con
vì thế có tính chất lưỡng phân, vừa sợ hãi, vừa kính phục, vừa ghen tức với cha S Freud gọi đó là mặc cảm "Ơđip"
Trong lý thuyết về sự phát triển tính dục trẻ em ở giai đoạn Ơđíp (3-5tuổi), S Freud cho rằng người cha có vai trò là bức "rào chắn" ngăn cản sự cuốn hút mạnh mẽ của con trai về phía người mẹ Những can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của người cha đều hướng cho con trai một hình tượng đồng nhất hoá đủ giá trị để nó vượt qua mối xung đột nhất thời thù địch – cảm xúc tiến tới từ bỏ tình yêu vào bà mẹ để đồng nhất với người bố của mình Khi đó, trẻ hoàn toàn chấp nhận nam tính tượng trưng của người cha và sẽ phát triển nhân cách lành mạnh, cụ thể hơn là phát triển "sức mạnh của tính cách" nam giới
Nhiều nhà nghiên cứu sau này cũng đề cập đến vai trò của người cha như một nhân vật có đủ sức mạnh đề trẻ khuất phục, bắt chước và noi theo một cách vô thức Trong gia đình, đôi khi diễn ra những cuộc tranh cãi về mặt tình cảm Thủa ban đầu, trẻ rất ích kỷ - luôn muốn mình là trung tâm của mọi sự chú ý - dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ với anh chị
em Lúc này, người cha phải đứng ra điều hoà các mối quan hệ bằng cách hạn chế những yêu cầu và đòi hỏi của trẻ Sibutani phân tích những hậu quả
Trang 21lập tức các đòi hỏi sẽ không vượt qua giai đoạn "tự kỷ trung tâm" (egocentrisme) Đứa trẻ lớn lên có xu hướng thích chỉ huy, độc đoán, chỉ tham gia vào các nhóm mà ở đó mình là trung tâm
Đối với đứa con gái, người cha là đối tượng của sự gắn bó, với đứa con trai, là đối tượng của sự tự đồng hoá Người cha phải có đủ uy tín từ những gì thực sự mà ông ta có mới có thể hướng cho con trai mình vượt qua những khủng hoảng nhất thời (thù địch, ghen tức), tiến tới chấp nhận nam tính ở người cha Nếu người cha không mang các giá trị về nhân cách,
sự thành đạt về nghề nghiệp, sức mạnh uy quyền… thì đứa trẻ buộc phải đi tìm nhân vật lý tưởng để đồng nhất với nhân vật đó (S Freud)
Trong tâm lý học hiện đại, người cha có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực phát triển của đứa con như cảm xúc, tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức
Sự tương tác sớm giữa cha và đứa con có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của trẻ đặc biệt là các bé nam Người cha tượng trưng hay người cha cụ thể đều có ảnh hưởng tới trẻ Tuy nhiên, uy tín người cha ngoài việc được công nhận bởi người mẹ, hay những người xung quanh còn phải do khả năng chiếm giữ vị trí đối với những đứa con của mình, thông qua hoạt động trực tiếp trong quan hệ hàng ngày với trẻ Như vậy người cha cụ thể (người cha trực tiếp tham gia vào quan hệ hàng ngày với trẻ) chiếm giữ một tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng đến trẻ
Vì khách thể nghiên cứu chính của chúng tôi là "trẻ vắng cha" và vấn
đề nghiên cứu là "Mối tương quan giữa BT về UQNC và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường của trẻ sống vắng cha", từ góc
độ tiếp cận của đề tài này, chúng tôi nhận thấy cần phải làm rõ thêm về khái niệm "người cha" ở đây Trong đề tài, chúng tôi có đề cập đến hai khái niệm: người cha "nói chung" và người cha "có thực" Trong đó:
Người cha "nói chung" là nói đến những đặc điểm mà trẻ mong đợi ở bất cứ người cha nào
Người cha "có thực" là muốn nói đến người cha "đẻ " hay người cha trực tiếp đã sinh ra trẻ
Trang 222.1.2.2 Ảnh hưởng của việc vắng cha tới sự phát triển của trẻ em
Việc người cha vắng mặt kéo dài có rất nhiều tác động đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về mặt tâm lý
Cũng trong tài liệu "Trẻ em và các mối quan hệ trong gia đình", tác giả Porot lại tiếp tục chỉ ra rằng: "Những trường hợp vắng mặt thật sự do mất cha, người con bị thiệt thòi vì thiếu những cắm chốt cần thiết liên tiếp nhau: người con trai phải bám vào mẹ và có nguy cơ thiếu nam tính vì hình ảnh người cha đã khuất không thể thay thế người cha bằng xương bằng thịt
Sự cắm chốt đầu tiên của con gái đối với người cha cũng không thể thực hiện được" Người ta cũng e ngại rằng người mẹ phải đảm đương vai trò người cha, khó có thể hoàn thành tốt đẹp một nhiệm vụ không phải của mình Sau này lớn lên, cô gái tự đồng nhất với mẹ, nhìn nhận người mẹ trong cả vai trò của cha
Levyshif (1982) thí nghiệm ở trẻ 2 tuổi 6 tháng và 2 tuổi 10 tháng đã đưa ra kết luận: trẻ thiếu cha bộc lộ dấu hiệu lo hãi hơn, nhiều rối nhiễu hơn trong ứng xử Bé trai thiếu cha kém thích nghi hơn, gặp nhiều khó khăn hơn trong quan hệ tương tác với trẻ khác Vắng cha sẽ ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến bé trai hơn bé gái
Pedersen và đồng nghiệp (1979) đã thí nghiệm và rút ra kết luận:
Sự vắng mặt của người cha ảnh hưởng tiêu cực lên cả bé trai và bé gái (đặc biệt ảnh hưởng mạnh hơn với bé trai), lên sự phát triển trí tuệ, khả năng khám phá môi trường vật thể xung quanh, khả năng phản ứng với các kích thích môi trường đều giảm hơn so với bé gái Và người cha có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của trẻ ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc đời đặc biệt là ở các bé trai
Như vậy không thể nào phủ nhận sự nhập cuộc của người cha ngay
từ những năm đầu trong đời sống của trẻ
Trang 232.1.3 Khái niệm uy quyền và biểu tượng về uy quyền người cha
2.1.3.1 Khái niệm uy quyền
Khi đề cập đến khái niệm này, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nêu lại một số định nghĩa của các khái niệm liên quan (trích dẫn theo từ điển Tiếng Việt - Viện khoa học xã hội) như sau:
- Ưu thế: thế mạnh do quyền lực tạo nên, làm cho người khác phải e
dè, kính nể
- Quyền lực: quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền ấy
- Quyền hành: quyền định đoạt và điều hành công việc
- Uy quyền (hay quyền uy) đều là một (Từ điển Tiếng Việt)
[27;1265]: là quyền lực khiến người ta phải tôn trọng, nể vì, nể sợ
Quyền uy là hiện tượng vốn có trong mọi hình thái kinh tế - xã hội Ngay từ thời nguyên thủy xa xưa, quyền lực của các tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh các bộ tộc, bộ lạc là công cụ để thống trị cùng với sự hình thành các giai cấp Quyền thống trị dưới hình thức chính trị hay pháp luật đều dựa vào bạo lực và các hình thức cưỡng chế kinh tế khác nhau cũng như dựa vào quyền uy đạo đức phản ánh cho lợi ích của một giai tầng nào đó - giữ
vị trí hàng đầu trong việc điều hành xã hội
Trong "Sổ tay tâm lý học" do Trần Hiệp và Đỗ Long chủ biên [10;106], quyền uy được hiểu là: "Một đặc điểm tâm lý của phong cách lãnh đạo", biểu hiện ở việc:
- Tập trung vào tay một người tất cả quyền lực
- Gạt bỏ người khác ra khỏi quá trình ra quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động chung
- Loại trừ sáng kiến của người khác
- Tác động đến họ bằng những ưu thế cần thiết khác
Trang 24Đây cũng là một cách hiểu thông thường về quyền uy trong giới quản lý Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, với cách hiểu này thì dường như quyền uy được hiểu là quyền lực của kẻ độc đoán, chuyên quyền Vì vậy, chúng tôi không lựa chọn cách hiểu như trên trong định nghĩa "uy quyền" ở nghiên cứu này
Từ điển triết học (Nhà xuất bản Tiến Bộ – Mat-xcơ-va, đã dịch ra tiếng Việt, 1986) viết: "Quyền uy- tầm quan trọng, ảnh hưởng được mọi người công nhận của một nhân vật nào đó, hoặc là của một tổ chức, nhờ họ
có những phẩm chất, những công lao nhất định" Tuỳ theo phạm vi và phương thức của ảnh hưởng, người ta phân biệt thành các loại quyền uy như: Quyền uy chính trị; Quyền uy đạo đức; Quyền uy khoa học…
Tác giả Phan Tiến Ích (1987) thì lại cho rằng: "Quyền uy biểu hiện như một hình thức riêng của mối liên quan giữa con người riêng rẽ với xã hội, là sự tác động của một cá nhân đến những người khác và là sự phục tùng tự nguyện của họ đối với tác động ấy [16;32]
Từ điển tâm lý do Nguyễn Khắc Viện chủ biên [36;203] có viết: "Uy quyền là do thể chế giao cho ít nhiêu quyền lực để thực hiện mục tiêu…Khi
uy quyền được người khác chấp nhận thì hoà nhập với uy tín; nếu áp đặt thì
uy quyền đó có thể gây ra phản ứng hung hăng, rối loạn"
Qua các định nghĩa trên về uy quyền, chúng tôi nhận thấy có một đặc
trưng của uy quyền là: những sức mạnh quyền lực gắn với sự cưỡng bức và phục tùng
Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ việc tiếp cận khái niệm
uy quyền ở góc độ Tâm lý học, chúng tôi tán thành với định nghĩa về uy quyền do tác giả Lê Tiến Hùng (1993) đưa ra [15;32]
"Uy quyền là một hiện tượng xã hội, nó được tạo thành bởi những
Trang 25bởi các quyền hành có tính chất pháp quy do thể chế trao cho cá nhân, nhóm hay tập thể người nhằm tạo ra những ảnh hưởng buộc phía đối tác phải phục tùng chủ thể"
2.1.3.2 Uy quyền của người cha
Khác với khái niệm quyền uy trong quản lý xã hội - người chỉ huy xã hội được giao cho một số quyền lực để điều hành công việc khiến cho dù muốn hay không, kẻ dưới quyền vẫn phải phục tùng - uy quyền của cha mẹ được tạo thành bởi sự hoà nhập giữa nghĩa vụ và quyền sinh đẻ nuôi dạy con cái, công lao của cha mẹ đối với con trẻ, tình cảm yêu thương, sự xả thân, sự
hy sinh được tạo nên trên cơ sở quan hệ huyết thống - đó là sức mạnh cơ bản nhất tạo nên uy quyền của người cha, người mẹ đối với con cái Tính chất thứ bậc giữa cha mẹ và con cái trong gia đình được pháp luật thừa nhận và ủng
hộ Vì thế, uy quyền của cha mẹ gần như là một hiện tượng tất nhiên và mỗi cha mẹ khi sinh con ra ít nhiều đã có thứ uy quyền này
Tính chất uy quyền của cha mẹ bị quy định bởi mối quan hệ của cha
mẹ với con cái Do đó, nó cũng có những đặc trưng riêng Trước đây, người ta cho rằng uy quyền của người cha là ý muốn của chúa trời và tôn kính cha mẹ là lời răn của chúa
A.X Macarenco cho rằng: cha mẹ phải chịu trách nhiệm về gia đình của mình trước xã hội và trước pháp luật Vì vậy, họ phải có một quyền hạn lớn và nhiều quyền uy trong gia đình… [20;9] Đồng thời ông cũng cho rằng: "Uy quyền thực sự phải dựa trên cơ sở hoạt động công dân và tình cảm công dân của bố mẹ, trên sự hiểu biết của bố mẹ về đời sống của con,
sự giúp đỡ của bố mẹ đối với con và trách nhiệm của bố mẹ trong việc giáo dục con" [20; 33]
Đồng tình với những quan điểm nêu trên, chúng tôi đưa ra định
nghĩa uy quyền người cha (UQNC) như sau: "UQNC là một loại uy quyền đặc biệt Nó được hình thành chủ yếu bởi trách nhiệm và tình yêu thương của người cha đối với con cái Uy quyền này được pháp luật thừa nhận và
Trang 26được dư luận đạo đức đồng tình Nó còn là một phương tiện cần thiết để người cha cùng với người mẹ thực hiện chức năng chăm sóc, dạy dỗ con cái"
Như vậy, nếu chức năng của uy quyền nói chung là tạo ra sự phục tùng thì UQNC với con không lấy sự phục tùng làm mục đích mà sự phục tùng của con trẻ chỉ là một trong những biện pháp để đặt tới mục đích cao quý hơn - Đó là mục đích giáo dục Bên cạnh những đặc điểm của uy quyền nói chung, UQNC còn mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Các đặc điểm của UQNC
Quan hệ giữa người cha và con là quan hệ huyết thống, quan hệ của thế hệ trước với thế hệ sau, của người lớn với trẻ em, giữa người dày dạn kinh nghiệm với trẻ nhỏ ngây thơ, non nớt, đang phát triển Vì thế, sự vâng
lời, phục tùng ở đây là sự vâng lời trên cơ sở tin cậy, thừa nhận, noi gương
một cách tự nguyện Trẻ vừa vâng theo nhưng vẫn vừa giữ được tính độc
lập của mình
UQNC được hình thành bởi chính trách nhiệm và tình yêu thương của người cha đối với con cái Vì vậy, một người cha muốn có uy quyền
với con cái cũng đồng thời phải là người bày tỏ được tình yêu thương, sự
quan tâm tới con cái, cách thức nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục con cái
phù hợp
Trong quá trình đánh giá và tự đánh giá bản thân, trẻ em với bản tính non nớt, ngây thơ thường thiếu tự tin vào hành vi, hành động của mình Với những tình huống như thế, trẻ phải tìm kiếm những người khác để học hỏi,
để tìm kiếm khuôn mẫu, tự so sánh, đối chiếu mình với người khác để hoàn thiện mình Trẻ thường so sánh mình với những người gần gũi nhất, cụ thể
là cha, mẹ Đặc biệt là với các em nam, các em thường lấy hình mẫu là
Trang 27trường sống Uy tín của người cha càng lớn thì ảnh hưởng của nó tới sự bắt chước, noi gương của con càng mạnh
Nhu cầu đồng nhất hoá của trẻ em với người cha đã tạo cho các em
những động cơ tích cực và tự giác noi theo gương người cha của mình
Như vậy, ngoài biện pháp cưỡng bức từ uy quyền còn có những con đường khác ôn hoà và dễ chịu hơn nhiều để xã hội hoá đứa trẻ Con đường đấy phải dựa trên uy tín của cha mẹ
Người làm cha có uy tín với trẻ thể hiện ở việc họ luôn được con trẻ tin yêu và kính trọng Trẻ sẵn sàng nghe và làm theo lời răn dạy của cha
Uy tín và uy quyền của người cha có mối quan hệ mật thiết nhưng không đồng nhất Uy quyền được xác lập trên những uy thế vốn có của người cha, còn uy tín của người cha lại được hình thành từ sự thừa nhận của đứa trẻ Do đó, người làm cha có thể thừa thãi uy quyền nhưng lại không có uy tín với với trẻ
Khi trẻ còn nhỏ, các em chưa đủ trình độ đánh giá nhân cách của người cha thì uy quyền và uy tín của người cha thường hoà trộn làm một Khi trẻ đã phát triển đến mức độ cho phép, các em biết đánh giá hành vi đúng, sai, biết nhận rõ phẩm chất của người cha thì uy tín của quyền lực làm tăng thêm uy quyền của người cha hoặc làm cho uy quyền của người cha giảm sút hay mất hẳn
Mối liên hệ giữa uy tín và uy quyền là hết sức mật thiết theo tỉ lệ thuận: uy tín tăng thì uy quyền cũng tăng, uy tín giảm thì hiệu lực của uy quyền cũng giảm sút Song, nhiều người có thể có uy quyền mà không có
uy tín hoặc có thể có uy tín mà họ không biết, hoặc ngộ nhận một thứ uy tín giả tạo
Tài liệu "Trẻ em và các mối quan hệ trong gia đình" của Porot [28;57] cũng tiếp tục chỉ ra rằng:
Ở thời kỳ đầu tiên, vai trò nổi bật của người cha là hỗ trợ người mẹ chăm sóc đứa con, với vai trò gián tiếp này, người cha đã tạo điều kiện
Trang 28thuận lợi để người mẹ cho con mình một tình yêu thương cân bằng, trong sáng, lành mạnh và không thái quá Thời kỳ sau chính là thời kỳ can thiệp trực tiếp của người cha Lúc này, uy quyền của người cha là điều kiện cần thiết để xây dựng "cái siêu tôi" ở trẻ, nghĩa là giúp trẻ học khả năng tự kiềm chế, tự điều chỉnh hành vi của mình một cách hợp lý, theo những chuẩn mực của đạo đức và văn hóa xã hội mà người cha đã tiếp thu được, giúp trẻ học cách đưa mình vào kỷ luật
Khái niệm "đủ sức mạnh" hay "uy quyền" thể hiện người cha có quyền hành với con, đồng thời cũng luôn nắm công lý, thứ quyền hành mà người cha được thi hành phải có một sự điều chỉnh tế nhị, cứng nhắc hoặc
dễ dãi đều không đưa lại tác dụng giáo dục mà phải có một chừng mực nhất định, luôn luôn bộc lộ tình yêu thương và sự cân bằng Đây là một nhiệm
vụ rất khó khăn của người cha: làm cho trẻ yêu, phục mình, nhưng cũng phải sợ mình Đại diện cho công lý, người cha phải làm cho con chấp nhận những bất công tương đối để trẻ biết rằng một sự công bằng tuyệt đối không bao giờ có trong đời sống xã hội
Tâm lý học cổ điển đã chỉ ra rằng người cha là tượng trưng cho luật
lệ và trật tự gia đình, trật tự gia đình này được đứa con lĩnh hội thông qua người mẹ Cùng với cách nhìn nhận này, Winnicott cho rằng người cha cần
hỗ trợ để người mẹ cảm thấy hạnh phúc về thân thể và tinh thần Người cha hỗ trợ về uy quyền và thông qua uy quyền người cha, người mẹ đưa vào đời sống trẻ những nguyên tắc, luật lệ Như vậy, người cha gián tiếp tác động vào trẻ thông qua người mẹ[4] Một người cha tốt phải biết hỗ trợ cho vợ, tạo điều kiện yêu thương vợ, đem lại hạnh phúc cho vợ thì người
vợ đó sẽ đem lại cho con tình yêu thương lành mạnh, trong sáng Còn người chồng xấu sẽ tạo nên những bà mẹ lạm dụng, sẽ không trao cho con tình yêu thương mà đứa trẻ mong đợi Điều này để thấy rằng UQNC là then chốt cho sự hoà hợp gia đình
Trang 29Như vậy, có thể nhận thấy, người mẹ mang đến tình yêu thương cho con còn người cha thể hiện uy quyền của mình trong giáo dục và nuôi dạy con cái Đây là hai nền tảng cần thiết hỗ trợ cho nhau để tạo nên sự cân bằng trong gia đình Việc thiếu vắng người cha và thiếu hụt uy quyền người cha sẽ là một tổn thương rất lớn trong tâm lý và trong sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ đặc biệt là ở những trẻ em nam
Cấu trúc của uy quyền người cha
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước về UQNC kết hợp với phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và chính trẻ em về những yếu tố tạo nên uy quyền của một người cha “nói chung” với trẻ, chúng tôi đưa ra mô hình cấu trúc uy quyền người cha gồm các thành tố sau đây:
- Địa vị xã hội, khả năng làm trụ cột về kinh tế trong gia đình
- Khả năng giải quyết các tình huống khó khăn trong gia đình
- Tình yêu thương con cái, trách nhiệm với gia đình
- Cách thức nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục con cái phù hợp
- Kiến thức phong phú, hiểu biết xã hội sâu rộng
- Ứng xử tốt với mọi người xung quanh
MÔ HÌNH CẤU TRÚC CÁC THÀNH TỐ TẠO NÊN UY QUYỀN NGƯỜI CHA
Địa vị xã hội, khả năng làm chủ kinh tế
Khả năng giải quyết tình huống khó khăn
hiểu biết xã hội
Yêu thương con cái, trách nhiệm với GĐ
UY QUYỀN NGƯỜI CHA
Trang 30Mô hình cấu trúc sáu thành tố trên sẽ được chúng tôi sử dụng tìm hiểu biểu tượng về uy quyền người cha trong nghiên cứu này
2.1.3.3 Biểu tượng về uy quyền người cha
Qua sự phân tích về khái niệm BT và khái niệm UQNC, biểu tượng
về uy quyền người cha được chúng tôi xác định như sau:
BT về uy quyền người cha là những hình ảnh về tình yêu thương, sự quan tâm tới con cái, cách thức nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục con cái của người cha mà trẻ em xây dựng trên cơ sở những cảm giác hay tri giác đã xảy ra từ trước đó Những hình ảnh này được giữ lại trong ý thức hay có thể chỉ là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh
đã có từ trước
BT về UQNC mà các trẻ em xây dựng nên không phải hoàn toàn là thực tế vì những hình ảnh này chỉ là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được trẻ em tri giác
2.1.4 Trẻ em
2.1.4.1 Khái niệm trẻ em
Từ xưa đến nay, trẻ em vẫn luôn là đối tượng được quan tâm của nhiều lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên dựa trên góc độ tiếp cận của những ngành khoa học cụ thể mà các nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về trẻ em Có quan điểm cho rằng: "Trẻ em chỉ là người lớn thu nhỏ lại" [21;30], nghĩa là sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn chỉ là sự khác biệt về lượng chứ không phải là về chất
Quan niệm triết học dựa trên phép biện chứng duy vật lịch sử cho
rằng: Hiện thực là cái toàn thể đang vận động và phát triển trải qua nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn là một cột mốc đánh dấu những chặng đường phát triển khác nhau của chính cái toàn thể ấy Điều đáng chú ý là mỗi cột mốc
Trang 31cho nó Vận dụng tư tưởng này, J Rutxo (1712-1778) đã tuyên bố rằng:
"Mỗi lứa tuổi có sức bật riêng" và "Trẻ em có những cách suy nghĩ, cách nhìn cách cảm nhận riêng của mình" Theo ông, sự khác nhau giữa trẻ em
và người lớn là khác nhau về chất chứ không phải về tầm cỡ, kích thước
Ngành xã hội học xác định trẻ em là những người có vị thế, vai trò
khác với người lớn
Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu
của sự phát triển tâm lí, nhân cách con người Đó là sự phát triển tâm lí của trẻ em trong độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ đến tuổi dậy thì Độ tuổi của trẻ em cũng được qui định tuỳ theo mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá và tuỳ vào xã hội cụ thể Tại Việt Nam, theo điều 1- luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ
em qui định: "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi"
Khuôn khổ đề tài nghiên cứu của chúng tôi là những trẻ em độ tuổi THCS sống vắng cha Do vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu
sự phát triển tâm lí của trẻ em trong lứa tuổi thanh thiếu niên làm cơ sở để tham chiếu khi phân tích sự phát triển tâm lý của trẻ sống vắng cha và những ảnh hưởng của việc sống vắng cha tới sự phát triển tâm lý của trẻ
2.1.4.2 Sự phát triển về mặt sinh lý, xã hội của trẻ và ảnh hưởng của chúng đến thanh thiếu niên
Trang 32nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch Các tuyến nội tiết cũng hoạt động mạnh hơn nhiều, gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương Vì thế, ở trẻ em dễ có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành
vi bất thường
Điều đáng lưu ý nhất trong sự phát triển sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là hiện tượng dậy thì Sự tăng trưởng mạnh và sự cải tổ về sinh lý ở lứa tuổi này còn làm cho các em bỡ ngỡ, bối rối Bên cạnh đó, những thay đổi lớn của tuổi này còn kéo theo không ít những sự thay đổi về tâm tư, tình cảm và ước mơ, nguyện vọng
Sự phát triển về mặt xã hội
Cùng với những thay đổi lớn về mặt sinh lý, ở lứa tuổi này còn có những thay đổi quan trọng về mặt xã hội Một trong những thay đổi rõ ràng nhất là việc các em chuyển từ trường tiểu học sang trường trung học cơ sở, với cách thức dạy và học khác nhiều so với giai đoạn tiểu học trước đây
Đây chính là một khó khăn lớn đầu tiên mà các thanh thiếu niên phải trải qua, từ một đứa trẻ với kỷ luật tương đối lỏng lẻo cùng với nhiều sự quan tâm của gia đình và thiết chế trường học đến một vị thành niên với nhiều vai trò đòi hỏi tính kỷ luật và nghị lực, từ một đứa trẻ trong gia đình đến một thành viên của xã hội
Về phía gia đình, các em không còn được xem là những đứa trẻ như trước đây, các em đã có một vị thế mới trong gia đình Tất cả những sự phát triển và thay đổi này dẫn đến xuất hiện ở thiếu niên nguyện vọng muốn làm người lớn và muốn được đối xử như người lớn
Tuy nhiên, thực tế, thiếu niên độ tuổi này vẫn còn là học sinh, còn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bố mẹ Sự tiếp xúc với xã hội còn rất hẹp,
sự va chạm với cuộc sống còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn quá nghèo
Trang 33đó có sự mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và các em trong giao tiếp- ứng xử: người lớn vẫn giữ cách đối xử với các em như trẻ con trong khi các
em tự coi mình là người lớn, muốn được đối xử như người lớn Để thể hiện
sự phản ứng của mình trước sự đối xử "bất công" của người lớn, ở trẻ nảy sinh những biểu hiện rất khó hiểu Đó là tính ngang bướng, muốn tỏ ra
"anh hùng, hảo hán" hay bất cần trong quan hệ với người lớn, trong sinh hoạt và trong các công việc hàng ngày, hay trước những thất bại mà trẻ phải trải nghiệm Nhiều nhà tâm lý đã dùng những thuật ngữ như: "khủng hoảng lứa tuổi", "tuổi bất trị" để ám chỉ những khó khăn đó (Henry)[40; 25-41]
Như vậy, ở lứa tuổi thiếu niên (vị thành niên), về mặt sinh lý, trẻ có những phát triển nhảy vọt về lượng cũng như về chất Nếu chỉ nhìn từ góc
độ này thì trẻ đã trở thành người lớn, nhưng về mặt tâm lý – xã hội, trẻ vẫn còn rất trẻ con, vì thế có khủng hoảng, đặc biệt là ở lứa tuổi này Nhưng đây chỉ là những khó khăn tạm thời của lứa tuổi, nếu hiểu và thông cảm với các em, có phương pháp giáo dục thích hợp sẽ giúp các em dễ dàng vượt qua giai đoạn này và tiếp tục phát triển tốt
2.1.4.3 Hoạt động học tập và giao tiếp của trẻ
Những đặc điểm của hoạt động học tập
Học tập không phải là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này (theo quan điểm của các nhà tâm lý học Liên xô -cũ), nhưng nó vẫn chiếm vị trí rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ
Hoạt động học tập ở tuổi thiếu niên mang những sắc thái mới, có sự phân hoá sâu sắc hơn Đây chính là điều kiện tạo ra những đặc điểm tâm lý, những phương thức hoạt động trí tuệ khác về chất so với lứa tuổi trước đó
Trang 34Hoạt động giao tiếp
Giao tiếp với bạn bè
Nếu xem giao tiếp là một dạng hoạt động đặc biệt- hoạt động với con người, thì ở thiếu niên, hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo
Thiếu niên có nhu cầu giao tiếp rất lớn Đối tượng nổi trội mà các em muốn hướng tới là bạn bè cùng lứa tuổi Giao tiếp với bạn bè có ý nghĩa quan trọng và có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với thanh thiếu niên
Sự hấp dẫn của giao tiếp với bạn bè có nhiều nguyên nhân Trước hết, bạn bè là những người hiểu các em nhiều nhất vì các em ở cùng một độ tuổi, cùng học tập, cùng sinh hoạt, vui chơi, giải trí nên các em thường có những tâm tư, tình cảm giống nhau, các em dễ bộc bạch, tâm sự, dễ tìm thấy sự đồng cảm sâu sắc với nhau Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ nhu cầu tự khẳng định rất lớn của trẻ ở lứa tuổi này Nhu cầu có bạn, nhất là bạn thân để cùng nhau học tập, rèn luyện, để được tin cậy, tôn trọng và được tự khẳng định mình là mong muốn mãnh liệt của các em
Giao tiếp với bố mẹ
Sau nhu cầu giao tiếp với bạn bè là nhu cầu giao tiếp với bố mẹ Mặc dầu không gắn bó với bố mẹ như khi còn tuổi thơ, nhưng ở lứa tuổi này, các em vẫn quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít với bố mẹ và gia đình Mặt khác, ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu có khuynh hướng thích được độc lập, được tự khẳng định Vì thế, giữa các em và bố mẹ bắt đầu có khoảng cách hơn so với trước đó Vì thế, đôi khi cách biệt đó giữa cha mẹ
và con cái sẽ gây ra những khó khăn, trở ngại trong giao tiếp của hai thế hệ [2; 35-2]
Trang 352.1.4.4 Sự phát triển nhân cách của thiếu niên
Những đặc điểm của tự ý thức, tự đánh giá
Tự ý thức đã được phát triển là một trong những đặc điểm nhân cách nổi bật ở lứa tuổi này Các em không những có khả năng phản ánh thế giới
tự nhiên một cách đầy đủ, khôn khéo, mà còn biết xem xét chính bản thân mình, cũng như mối quan hệ giữa bản thân và môi trường một các toàn diện Các em đã ý thức được mình là một nhân cách độc lập, có quyền được tin cậy, được tôn trọng như một người lớn Mặt khác, đa số trẻ em còn nhận thức được những thay đổi diễn ra trong cơ thể của mình vào thời
kỳ này Tuy nhiên, do có những khó khăn tạm thời về mặt tâm sinh lý, các
em vẫn còn rất dễ bị kích thích, khó làm chủ được những hành vi ứng xử của mình
Mặc dầu các em thấy được ý nghĩ của người khác, "nhưng các em không thấy được những đối tượng mà ý nghĩ của người khác hướng đến và
những đối tượng mà các em quan tâm" (Ekind 1967), [26;184] Lứa tuổi
này của các em thường được nói một các giầu hình ảnh: "Các em tự xem mình như là cái "rốn" của vũ trụ, là nhân vật có tầm quan trọng nhất"
Trang 36mình đối với những người bạn khác và đối với người xung quanh Nội dung đánh giá người khác của các em độ tuổi này toàn diện và phong phú, không như người lớn chỉ đánh giá những mặt mà họ quan tâm
Các em không chỉ biết đánh giá những bạn bè cùng lứa mà còn thường xuyên quan sát, đánh giá những người lớn xung quanh, đặc biệt là
bố mẹ và thầy cô giáo
Sự phát triển ý chí của thiếu niên
Cùng với sự phát triển về các lĩnh vực khác, ý chí của các em ở lứa tuổi này cũng có những thay đổi và mang mầu sắc mới Các em thường nỗ lực, cố gắng bắt chước người mẫu lý tưởng mà các em đã chọn cho mình Chính sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như: sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt được mục đích
Tóm lại, sự phát triển tâm lý trẻ em trong giai đoạn thanh thiếu niên
đã có bước nhảy vọt so với giai đoạn lứa tuổi trước đó Trẻ đã biết tự ý thức khá rõ ràng và tương đối đầy đủ về bản thân Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trẻ thường đánh giá về mình hơi cao hơn thực tế, thường đặt mình vào
vị trí quan trọng, vị trí trung tâm của thế giới Cùng với những tiến bộ của ý thức, sự đánh giá người khác của các em cũng mang tính chất toàn diện và phong phú hơn Song, đôi khi, sự đánh giá người khác của các em còn khắt khe, cực đoan Điều đó ảnh hưởng đến thái độ và quan hệ của các em đối với người mà các em đánh giá Nếu trong giai đoạn này, trẻ em có được môi trường phát triển thuận lợi, lành mạnh sẽ giúp trẻ có điều kiện phát triển nhân cách toàn diện
Trang 372.1.5 Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống đời thường
2.1.5.1 Khái niệm kỹ năng
Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng – Chủ biên) kỹ năng được hiểu là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [6;131]
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê – Chủ biên) kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
Kỹ năng được hình thành thông qua luyện tập
2.1.5.2 Khái niệm xung đột
Xung đột - từ tiếng Latinh (conflict) có nghĩa là "sự va chạm" Hầu hết định nghĩa "xung đột" trong các từ điển Anh-Việt, từ điển Tiếng Anh,
từ điển tiếng Việt phổ thông đều chỉ ra những khái niệm tương tự về sự xung đột là sự va chạm nhau, mâu thuẫn, đụng độ, chống đối nhau Trong
đề tài này, chúng tôi xét đến xung đột ở góc độ tâm lý học Vì vậy, chúng tôi đề cập đến khái niệm xung đột tâm lý
Các nhà tâm lý học coi xung đột là một hiện tượng tâm lý nên đã đưa
ra nhiều định nghĩa xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau
- Các tác giả tiếp cận từ nguyên nhân của hiện tượng xung đột tâm lý cho rằng xung đột là sự đấu tranh giữa những xu hướng, những lợi ích [23] A.V Petrovxki định nghĩa: "Xung đột tâm lý là sự va chạm của những quan điểm, hoài bão, lợi ích đối lập nhau" [27;164] Tác giả Mai Hữu Khuê [17] và Bùi Văn Huệ [14] thì cho rằng xung đột xã hội là mâu thuẫn giữa các chủ thể về vị trí xã hội, quyền lợi, uy tín của cá nhân
- Từ góc độ nhận diện mặt tiêu cực do hậu quả mà xung đột mang lại, có tác giả coi: "Xung đột tâm lý là sự va chạm, đấu tranh tâm lý, ít có
sự tham gia của ý thức và kết quả của mâu thuẫn này là sự loại trừ những mong muốn hay xu hướng của nhau [22;5]
Trang 38- Tác giả Vũ Dũng nhấn mạnh đến những mặt chấn động về mặt tình cảm do XĐTL gây ra: "Xung đột tâm lý là sự va chạm của các xu hướng đối lập nhau, mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá nhân, trong quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm, kèm theo những chấn động về tình cảm (thường
là những cảm xúc âm tính: bực bội, khó chịu, căm giận…)" [7;16]
Qua việc nghiên cứu các định nghĩa về xung đột tâm lý được nêu trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
Xung đột tâm lý có thể xảy ra ở bên trong một chủ thể (xung đột tâm
lý bên trong cá nhân); xung đột tâm lý có thể xảy ra giữa hai hay nhiều chủ thể (xung đột tâm lý liên nhân cách) và xung đột tâm lý giữa hai hay nhiều nhóm (xung đột tâm lý liên nhóm)
Xung đột tâm lý được các nhà nghiên cứu xác định qua nhiều khái niệm khác nhau: va chạm, mâu thuẫn, không tương hợp, đối lập…
Xung đột tâm lý có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo chủ ý của tác giả muốn nhấn mạnh đến khía cạnh nào của hiện tượng: nguyên nhân xung đột, quá trình xung đột, kết quả xung đột, mặt biểu cảm của xung đột…
Như vậy, xung đột có thể được xác định bằng các thuật ngữ khác
nhau, nhưng "sự va chạm" thường được các nhà tâm lý học sử dụng nhiều
hơn cả "Sự va chạm" có ý nghĩa rất rộng, từ những biểu hiện ở mức độ thấp như: sự tranh chấp, sự đấu tranh, … đến mức độ cao và có cường độ mạnh hơn như: "sự đối lập", "sự đối kháng" Tuy nhiên, những biểu hiện này cùng có đặc điểm giống nhau là đều thể hiện một "sự tương tác", "đối đầu công khai" trong mối quan hệ mâu thuẫn giữa hai bên bằng hành vi có thể quan sát được Vì vậy, thay vì nói XĐTL thì ta có thể nói sự va chạm,
có nghĩa là mức độ mâu thuẫn giữa hai bên xung đột không còn ở dạng
Trang 39tiềm ẩn và đã bộc lộ công khai, được nhận biết dễ dàng thông qua hành vi quan sát được của hai bên xung đột
Tiếp thu và kế thừa tư tưởng của các nhà khoa học nghiên cứu về xung đột tâm lý và qua thực tiễn, với nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng
khái niệm "Xung đột tâm lý" có thể hiểu như sau:
"Xung đột tâm lý là sự va chạm của các xu hướng đối lập nhau, là sự đấu tranh tâm lý nảy sinh trong bản thân mỗi cá nhân, trong quan hệ qua lại giữa cá nhân này với cá nhân khác hay giữa các nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc, kèm theo những trấn động tình cảm (thường là những cảm xúc âm tính: bực bội, khó chịu, tức giận…)
2.1.5.3 Khái niệm xung đột liên nhân cách
Xét trên bình diện tâm lý học xã hội, có thể thấy XĐTL liên quan đến những vấn đề rất khác nhau trong đời sống tâm lý - xã hội của các chủ thể trong một nhóm xã hội hay giữa các nhóm xã hội, thể hiện ở sự va chạm với nhau về quyền lợi, mục tiêu, nhu cầu, nhận thức, các giá trị, quan niệm…
Do đó, xung đột bao trùm lên tất cả mọi phạm vi tâm lý và hoạt động sống của con người, toàn bộ mối quan hệ xã hội và sự tương tác xã hội của các chủ thể Vì thế, có nhiều định nghĩa khác nhau về xung đột liên nhân cách, xuất phát từ mối quan hệ chủ thể - chủ thể với các kiểu loại XĐTL khác nhau
Trên cơ sở những phân tích trên đây, chúng tôi xác định: Xung đột
tâm lý liên nhân cách là một hiện tượng tâm lý - xã hội nảy sinh trong mối quan hệ người - người, nó phản ánh sự không tương hợp, mâu thuẫn giữa con người - con người khi giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội và cá nhân
Trang 402.1.5.4 Các loại hành vi khi có XĐTL
Hiện nay có nhiều chuyên gia về nghiên cứu xung đột: L.L Putnan (1986) [42], D.J Canary & B.H Spitzberg (1987) [39] cho rằng trước mỗi tình huống xung đột, chủ thể có thể dựa vào quan điểm cá nhân của mình
để xác định phương pháp xử lý nó Có thể rút gọn các thức giải quyết xung đột theo hai hướng cơ bản: chủ thể mong muốn đáp ứng nhu cầu cơ bản của cá nhân mình hoặc chủ thể mong muốn giải quyết hướng đén việc đáp ứng nhu cầu của cả hai phía Hai hướng cơ bản này cho phép chúng ta xác định năm loại hành vi khi có xung đột như sau: [24; 59-63]
1- Hành vi né tránh khi có xung đột tâm lý
Né tránh khi có xung đột là lảng tránh các bất đồng ý kiến hoặc bỏ qua những tình huống gây nên xung đột Chủ thể có hành vi xung đột thuộc loại này làm bất cứ việc gì để có thể lảng tránh xung đột và hy vọng xung đột sẽ biến mất
Hành vi né tránh khi có XĐTL xuất hiện khi chủ thể cố tình lảng tránh một cuộc XĐTL đang tồn tại bằng cách che đậy lại cảm xúc của mình
và từ chối tiếp nhận vấn đề Thực tế việc phủ nhận XĐTL có thể có lợi cho việc lảng tránh nguồn gốc của vấn đề nhưng sẽ dẫn đến một sự bất lợi lớn
và làm nảy sinh một loạt những vấn đề khác
2- Hành vi điều chỉnh khi có XĐTL
Chủ thể thường không quyết đoán và dễ thay đổi, thoả hiệp, chiều theo đòi hỏi của đối phương khi đối phương không nhân nhượng Với cách thức giải quyết này, mâu thuẫn không được giải quyết một cách cởi mở và triệt để nên chuyển sang dạng tiềm ẩn Với trẻ có những cách thức giải quyết mâu thuẫn theo dạng này, trẻ chấp nhận theo các yêu cầu của đối phương nhưng vì xung đột không giải quyết được sẽ chuyển sang dạng tiềm ẩn và sẽ bùng phát khi có điều kiện