Giọng điệu khách quan lạnh lùng

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 73)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1 Giọng điệu khách quan lạnh lùng

“Sự độc đáo kỳ lạ là một yêu cầu thất thiết với văn học, thế nhưng một phong cách như Nguyễn Huy Thiệp lại hai lần kỳ lạ, vì nó mang tới cái chất mà lâu nay văn học Việt Nam hơi thiếu – chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”[32, tr.406]. Nhận xét đó của Vương Trí Nhàn đã được nhiều nhà nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp đồng tình và xem đó là chủ âm trong lối

viết của Nguyễn Huy Thiệp. Chất “ kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng” đó có được từ giọng điệu kể chuyện khách quan và lạnh lùng. Người kể chuyện kể bằng giọng đều đều dửng dửng mang tính khách quan của người đứng ngoài câu chuyện kể lại, ngay cả những truyện ngắn được kể bằng chính nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể cũng mang thái độ khách quan lạnh lùng này.

Tiêu biểu là các truyện ngắn: Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ

xẻ, giọt máu,…

Để tạo nên giọng điệu khách quan lạnh lùng người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dùng lối dẫn truyện nghiêm túc, ngắn gọn thường sử dụng những dạng câu có cấu trúc đơn khi kể chuyện: “Không ai ngờ vực chàng. Không ai sợ hãi chàng. Chàng sống giữa bầy. Chàng cười nói.

Chàng chịu đựng. Chàng mua bán. Chàng chấp nhận” (Trương Chi ). Lời kể

ngắn gọn được Nguyễn Huy Thiệp kết hợp cái nhìn bên ngoài hạn chế tối đa sự can thiệp vào thế giới bên trong của nhân vật kiến cảm xúc dường như bị triệt tiêu. Với lối kể như vậy trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thiên về liệt kê, mạch truyện nhanh dồn dập, không có chỗ trống, không có khoảng lặng, không có chỗ cho sự miêu tả, giãi bày, bình luận. Tất cả nhường chỗ cho một sự thật đến trần trụi: “Cô gái tên là X., 16 tuổi, ở với bố, một bà mẹ mù và ba đứa em. Ngôi nhà của họ biệt lập trên một quả đồi vùng cao huyện M. Tây Bắc. Một lần đi đường, ông bố không kìm được thú tính đã hiếp X. Cô gái phẫn uất, dùng rìu giết chết ông bố, sau đó quay về khóa cửa lại đốt nhà. Ba đứa em cô bị thiêu sống…Bà mẹ mù đi hái lá thuốc thoát chết.

Cô gái ra đầu thú, ít lâu sau treo cổ tự tử trong nhà giam.”(Tội ác và trừng

phạt)

Khi kể, người kể chuyện có đưa đối thoại của nhân vật vào nhưng các đối thoại này được đặt trong chuỗi ngôn từ của người trần thuật. Các câu hỏi và lời đáp ngắn gọn hoặc không có lời đáp khiến cảm xúc của ngôn từ bị

khước từ:“Cha tôi bảo: "Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình. Tôi bảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm". Cha tôi bảo: "Anh cho là trò đùa à?" Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải

nghiêm trọng". Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài?” (Tướng về hưu )

Giọng điệu khách quan lạnh lùng còn được thể hiện trong thái độ với vấn đề miêu tả. Người kể chuyện luôn giữ khoảng cách với thế giới nhân vật và sự kiện được kể bằng cái nhìn của người ngoài cuộc. Không đi vào phân tích tâm lý, tái hiện dòng ý thức nhân vật, người kể chỉ thuật lại những sự việc bên ngoài theo kiểu ghi lại, sao chép lại không có kèm theo bình luận hoặc đánh giá mang tính chủ quan của mình. Cuộc sống cứ thế trôi chảy tự nhiên như chuyến đò hàng ngày đưa khách sang sống, như thế giới “không có vua”, cuộc sống không có cha. Ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp vì vậy đạt đến độ tỉnh táo sắc lạnh không kém phần tàn nhẫn khi lột trần những hiện tượng của đời sống: “Đoài đang lim dim ngủ, thấy Tốn giật áo ngồi dậy hỏi: Cái gì? “Tốn xua tay, dắt Đoài xuống bếp, chỉ lão Kiền đang đứng kiễng chân ở trên ghế đẩu. Đoài cau mặt tát Tốn rất đau. Tốn ngã vập mặt xuống cái xô đựng nước, trên có tấm giẻ lau. Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép ở cánh cửa, lát sau chạy ra hỏi: “Sao đánh nó?” Đoài bảo: “Nó vô giáo dục thì đánh”. Lão Kiền chửi: “Thế mày có giáo dục à?” Đoài nghiến răng nói khẽ: “Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng”. Lão Kiền im. Đoài lên nhà, rót rượu uống. Lão Kiền đỡ Tốn dậy. Tốn xách xô nước, ngồi thụp xuống lau nhà. Lão Kiền đi lên bảo Đoài: “Rót tao một cốc”. Uống cạn cốc rượu lão Kiền bảo: “Mày có học mà tệ. Bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày”. Đoài bảo: “Tôi không tha thứ đâu”. Lão Kiền bảo:”Tao chẳng cần”. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b...” Cho nên, sự thật trong những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dưới giọng kể chuyện khách quan lạnh lùng khiến cuộc sống hiện lên chân thực, trần trụi đôi lúc tàn nhẫn.

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lạnh lùng khi đề cập đến nhiều phương diện khác nhau của đời sống. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy xuất hiện rải rác trong hầu khắp các truyện ngắn của ông một số vấn đề miêu tả có tính chất nhạy cảm như: cái chết, đời sống tình dục, nói tục... Thế nhưng ngay cả khi kể những vấn đề nhạy cảm này Nguyễn Huy Thiệp cũng luôn duy trì cách kể hết sức bình thường và khách quan: “Gần sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như con sóc. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong bụi cây gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi. Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão. Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết

đạn xuyên qua trán lão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình.”(Con thú

lớn nhất – Những ngọn gió Hua Tát). Trong Tướng về hưu, người kể chuyện

không chỉ kể lại những chuyện của cha mình một cách khách quan mà ngay cả những sự thật rùng rợn cũng được kể bằng giọng thản nhiên: “Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc.” Chuyện tang ma cũng hết sức thản nhiên như sự thường tình: “Tôi cho bắc rạp, bảo thợ mộc đóng quan tài. Ông Cơ cứ loay hoay bên đống ván vợ tôi cho xẻ hôm trước. Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?” ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân?” Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”; “Ngoài sân, ông Bổng với mấy bác đô tùy ngồi đánh tam cúc àn tiền. Khi nào kết tốt đen, ông Bổng lại chạy vào vái quan tài mẹ tôi: Lạy chị, chị phù hộ cho em để em vét thật nhẵn túi chúng nó.”; Tội ác rùng

rợn cũng được kể thản nhiên không có cảm xúc: “Cô gái tên là X., 16 tuổi, ở với bố, một bà mẹ mù và ba đứa em. Ngôi nhà của họ biệt lập trên một quả đồi vùng cao huyện M. Tây Bắc. Một lần đi đường, ông bố không kìm được thú tính đã hiếp X. Cô gái phẫn uất, dùng rìu giết chết ông bố, sau đó quay về khóa cửa lại đốt nhà. Ba đứa em cô bị thiêu sống..Bà mẹ mù đi hái lá thuốc thoát chết. Cô gái ra đầu thú, ít lâu sau treo cổ tự tử trongnhà giam.” (Tội ác

và trừng phạt).

Nói về vấn đề tình dục: những câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp không hề né tránh khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm này thậm chí miêu tả về nó với những thái độ hành xử hết sức thản nhiên.

“ - Tâu lạy quận chúa, quận chúa có thứ bán được tôi mua. Quận chúa đỏ mặt, bà im một lát rồi ỡm ờ:

- Thế ông mua gì mà trả thế nào?

- Tâu lạy quận chúa, nụ cười quận chúa đáng trăm quan tiền. Tôi xin trả gấp hai lần số đó.

Đêm đó, Tổng Cóc lần đầu được ngủ với một bà lớn quyền thế nghiêng trời. Cành vàng lá ngọc cũng chẳng khác gì con đỏ. Hôm sau hai người gặp nhau. Quận chúa nửa đùa nửa thật:

- Ta ngủ với ông mà cứ kinh hoàng tưởng như ông hiếp dâm ta! Tổng Cóc đáp lại quận chúa:

- Tâu lạy quận chúa, việc mua bán đã xong rồi!” ( Giọt máu )

“ - Cô Diệu ngồi xuống bên Cún vuốt ve. - Mày cũng là thằng khốn kiếp lắm kia! đàn ông chúng mày thế hết... Được đấy... Được đấy... Thế là phải

giá... Được rồi... Tao chỉ sợ mày sẽ không làm được.” (Cún )

Giọng điệu khách quan lạnh lùng của người kể chuyện trở thành giọng nói chủ đạo, là phong cách trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.Theo chúng tôi thái độ khách quan lạnh lùng đó bắt nguồn từ quan niệm sáng tác không né

tránh hiện thực và một tinh thần đối thoại với người tiếp nhận. Tuy nhiên giọng khách quan lạnh lùng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là cái khách quan lạnh lùng theo kiểu của nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan mà là giọng điệu đạt đến độ cá tính của người sáng tác: khách quan lạnh lùng đạt đến độ “kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 73)