Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 57)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1 Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện

Hiệu quả của kể chuyện có được từ việc phối hợp rất nhiều các yếu tố, trong đó phải kể đến lời phát ngôn của người kể chuyện. Phát ngôn của người kể chuyện tồn tại dưới các kiểu dạng: lời kể, lời tả, lời bình luận và đan cài trong lời gián tiếp tự do. Chúng tôi xem xét các phát ngôn của người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở các dạng lời kể, lời tả, lời bình luận để thấy được những nét đặc trưng mang tính phong cách của người sáng tạo.

Lời kể: là lời của người kể chuyện. Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp thấy chức năng kể của người kể chuyện được phát huy tối đa. Các truyện ngắn với nhiều câu kể. Tuy nhiên ông không quá dụng công cầu kỳ trong lối dẫn truyện. Cái gì xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau, rất hiếm khi có những khúc rẽ quanh co trong lối kể chuyện. Lời kể thường tự nhiên: “Sạ đi rồi, cuộc sống ở bẫn Hua Tát như buồn tẻ hơn. Các vụ đánh lộn không còn ác liệt như trước. Phụ nữ cũng ít ngoại tình. Không còn có những tiệc xòe thâu đêm suốt sáng. Nụ cườì ít hơn. Thậm chí đến cả chim chóc bay qua bầu trời Hua Tát vô cánh cũng như uể oải. Người ta trở nên cau có, công việc đè lên

vai họ nặng nề hơn trước (Sạ- Những ngọn gió Hua Tát); “Cô Sinh về làm

dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay. Khi về, cô Sinh mang theo bốn bộ quần áo mỏng, một áo dạ mặc rét, hai áo len, một vỏ chăn hoa, bốn cái xoong nhôm một cái xoong bột, một cái phích hai lít rưỡi, một cái chậu tắm, một tá khăn bông, tóm lại là một đống tiền, nói như bà mẹ cô Sinh làm nghề buôn gạo ở

chợ Xanh” (Không có vua )…Không cầu kỳ trong cách dẫn truyện, lời kể của

sống một cách tự nhiên nhưng cũng đầy cuốn hút. Có thể nói Nguyễn Huy thiệp đã khéo léo đưa người đọc sống với thế giới của câu chuyện bằng những lời kể giản dị nhưng chứa đựng không ít “ma lực” của mình.

Lời kể trong truyện ngắn của ông thường ngắn gọn và được gọt tỉa tới mức tối đa, hạn chế sử dụng các trạng từ, tính từ. Trong lời kể có sự tăng cường các động từ chỉ hành động nói năng theo kiểu: “Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi! Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: “Không để thế

được”. (Tướng về hưu); “Gia đình Lâm đón tôi chân tình. Chị Hiên dọn hai

mâm cơm. Mâm bưng lên hè dành cho hai bố con Lâm và tôi. Mâm bày ở sân dành cho bà Lâm, mẹ Lâm, chị Hiên, cái Khanh với thằng Tiến. Canh cua nấu rau dút, cà pháo, tôm rang... Mâm của chúng tôi thêm vài củ lạc và hai quả ổi xanh cho bố Lâm uống rượu. Chị Hiên mời: Các cụ xơi tự nhiên. Thằng Tiến đòi: Cho em làm các cụ với! Mẹ Lâm gạt đi: Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao? Cái Khanh bụm miệng cười. Tôi đỏ mặt. Bà Lâm thở dài: Các cụ toàn chim to... Mọi người cười lăn, chỉ có bố Lâm không cười. Khuôn mặt ông sạm đen, vất vả, nhưng không buồn tý nào, bình thản, vô sự. Thằng Tiến khóc. Chị Hiên dỗ nó:Nín đi! Chị cho Tiến cái càng cua này. Thằng Tiến lắc đầu: ứ ừ... càng cua bé tí. Chị Hiên bảo: Ngày mai chị đi chợ, chị mua cho Tiến bộ tam cúc nhé. Mẹ Lâm bảo: Cờ bạc là bác thằng bần. Đừng mua tam cúc cho nó. Lớn lên nó ham chơi thì chết! Cứ mua cho nỏ cái roi. Thằng Tiến lại khóc: Mua tam cúc cơ. Chị Hiên đưa mắt sang mẹ Lâm, giấu cái nhìn đồng lõa: ừ mua tam cúc. Bà Lâm bảo: Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời,

lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại. Mẹ Lâm bảo: Đàn bà thế là bạc. Bà Lâm bảo: Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu? Chị Hiên

cười: Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là”(Những bài học nông thôn).….Cứ như thế câu chuyện được dựng lên tự nhiên bằng việc kể những hành động nói năng của các nhân vật. Đây là lối kể chuyện rất phổ biến trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Với lối kể chuyện này lời kể vì thế tỏ ra khách quan, dửng dưng, lạnh lùng.

Hơn nữa, trong lời kể, Nguyễn Huy Thiệp hay sử dụng cấu trúc câu đơn hai thành phần khiến cho lời kể trở nên ngắn gọn, giản dị nhưng vẫn đảm bảo nội dung thông tin tới người đọc. Hầu như cấu trúc câu đơn là cấu trúc phổ biến trong lời trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nó xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau trong mỗi đoạn văn song vẫn là kiểu cấu trúc chủ đạo trong lời kể. Đoạn văn sau đây là một ví dụ: “Sư Thiều ôm bó hoa sen đặt lên bờ. Quyên trèo lên thuyền. Tôi đẩy thuyền ra. Sư Thiều bảo: Chiều người lụy ta. Tôi cười. Tôi và sư Thiều ngồi ở trên bờ. Chiều vẫn xuống chậm. Nắng hoe vàng. Trong lòng tôi rỗng hoác, rỗng lắm, một khoảng rỗng không. Quyên lên bờ. Sư Thiều mời ăn ngó sen. Sư Thiều hỏi: Ngon không? Quyên bảo: Ngon. Nấn ná một lát rồi về. Sư Thiều chào. Quyên chào lại. Quyên ôm bó hoa sen. Sư Thiều tần ngần đứng trông theo.Tôi đi trước. Quyên đi sau.

Quyên hỏi tôi về sư Thiều.”(Thương nhớ đồng quê). Đoạn văn trên Nguyễn

Huy Thiệp sử dụng phần lớn cấu trúc câu đơn trong lời kể chuyện. Các câu văn đều rõ ràng rành mạch về mặt nội dung, đơn giản và dễ hiểu. Điều đó cho thấy Nguyễn Huy Thiệp coi trọng tính chính xác của ngôn từ, chú trọng đến việc chuyển tải thông tin sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất. Văn của ông vì vậy không có lối rào đón, đưa đẩy trong khi kể chuyện. Cấu trúc câu đơn với ưu thế ngắn gọn và cô đúc nhiều khi còn được Nguyễn Huy Thiệp lược bỏ bớt

các thành phần phụ sao cho lời văn cô đọng nhất khiến thông tin càng được dồn nén. Kiểu dạng này thường được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong các lời dẫn truyện hầu hết các truyện ngắn của ông với kiểu câu dẫn trước mỗi lời thoại của nhân vật kiểu như: “Cha tôi bảo”, “vợ tôi nói”, “hắn nói”…Điều đó khiến cho lời kể chuyện vốn dĩ đã ngắn gọn, đơn giản, lại dồn nén đến mức tối đa lượng thông tin. Tất nhiên hiệu quả diễn đạt có được như vậy cũng được tạo nên từ sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nữa trong lối diễn đạt song đấy là đặc điểm nổi bật trong lối kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp.

Tăng cường lời kể chuyện nên tính chất đối thoại trực tiếp trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi bị gạt bỏ. Người kể chuyện thay vì để cho nhân vật tự đối thoại với nhau thì lại đặt lời nhân vật trong những câu kể của mình và chỉ thêm những từ chỉ dẫn hành động. Do đó truyện ngắn của ông ít gạch đầu dòng, ít xuống dòng ngay cả những đoạn đối thoại. Lối kể kiểu này thường được Nguyễn Huy Thiệp duy trì xuyên suốt tác phẩm và trở

thành lối kể chuyện trong rất nhiều các tác phẩm của ông như: Tướng về hưu,

Không có vua, Những bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Giọt máu, Những người thợ xẻ, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Thương nhớ đồng quê, Những người muôn năm cũ…Đối thoại sau đây là một ví dụ: “Lão Kiền chửi:

“Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục!” Đoài cười: “Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương”. Lão Kiền lẩm bẩm: “Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức”. Đoài bảo: “ Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy”. Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?” Khảm rên rỉ: “Thôi thôi, anh Đoài ơi anh thương em với, hôm nay em phải thi vấn đáp môn triết học đấy”. Đoài bảo: “Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có

thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không. Nó là triết học đấy”.

Khảm không trả lời” (Không có vua). Rất nhiều nhân vật tham gia đối thoại

với nhau thậm chí đối thoại mang kịch tính thế nhưng người kể chuyện không để cho lời đối thoại của các nhân vật này xuất hiện một cách trực tiếp mà đặt trong lời kể chuyện của mình. Người đọc biết được đó là lời của ai bằng những từ chỉ dẫn ai nói. Lối kể này khiến cho các sự kiện tuôn chảy ào ạt không bị ngắt quãng bởi dấu “hai chấm xuống dòng, gạch ngang đầu dòng”. Người đọc chỉ nhận thấy dòng sự kiện tuôn chảy nối tiếp nhau dưới trang viết của Nguyễn Huy Thiệp. Phải chăng đó cũng chính là dòng chảy gấp gáp vốn là hệ quả của cuộc sống hiện đại, là sự thờ ơ của con người với con người, với chính khoảng lặng hiếm hoi của cuộc sống mà Nguyễn Huy Thiệp đang muốn cảnh tỉnh với bạn đọc. Lối kể lẫn giữa lời kể của người kể chuyện và lời thoại của các nhân vật cũng là một trong những nét phong cách sử dụng ngôn ngữ tạo nên giọng văn mang phong cách lạnh lùng đặc trưng của Nguyễn Huy Thiệp.

Khi kể, người kể chuyện còn dùng lời miêu tả. Bản thân miêu tả “chỉ riêng nó không đủ để làm nên một truyện kể, nhưng truyện kể bản thân nó lại không loại bỏ miêu tả”[46, tr.153] . Lời miêu tả không chỉ làm cho lời kể và sự việc thêm, sáng rõ, sinh động mà tả còn là cách làm chậm lại mạch diễn tiến của câu chuyện. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng được hạn chế đến mức tối đa lời tả trong kể chuyện. Nếu có tả cũng không quá cầu kỳ cho việc tả. Miêu tả trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường tập trung vào những điểm nhấn cơ bản: “Nhà Lâm ở cuối xóm, sâu trong ngõ nhỏ có hàng rào trồng cây khúc tần. Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Giữa nhà kê một hòm gian dựng thóc, hai bên bốn cái gường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm dứa trẻ dâng đào.

Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi,

đầy vết cứt ruồi”.(Thương nhớ đồng quê ). Miêu tả nhiều khi được cô đọng lại

đến mức ngắn gọn theo kiểu nắm bắt cái thần thái: “Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo.”, “Vợ lão già đến, khô đét, đen ngòm,

âm thầm nhặt con công cho vào cái “lếp” sau lưng. (Con thú lớn nhất –

Những ngọn gió Hua Tát ); “Tôi rùng mình vì trông thấy khuôn mặt ông ta:

mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng

chó” (Những người thợ xẻ )…

Với tính chất hạn chế miêu tả và tăng cường lời kể, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lời tả thường lẫn với lời kể theo kiểu: “Mặt sông chuyển sóng. Màu nước xanh sậm hơn. Rồi màu nước xanh sậm chuyển sang màu nhờ đục. Những cành củi khô, rác rưởi kết thành bè trôi nhanh loang loáng giữa dòng. Sóng đánh dồn dập làm chiếc đò xoay mạnh. Sợi dây thép neo đò tuột khỏi hòn đá. Ngay lập tức, mưa trút xuống rào rào, sấm ì ầm, chớp lóe sáng, sét nổ

(Thiên văn )…Với việc hạn hạn chế lời tả và thường lẫn miêu tả trong lời kể,

người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho mình một lối kể chuyện rất riêng nhưng cũng không kém phần sinh động.

Bên cạnh lời kể, lời tả vẫn có xen vào lời bình luận của người kể chuyện. Nếu như lời kể và lời tả có thể đan xen trong lời nhân vật hay được khúc xạ qua cái nhìn của nhân vật khác, thì lời bình luận lại là lời phát biểu trực tiếp lại của chính mang người kể chuyện. Lời bình luận là phần bày tỏ quan điểm những nhận định của người kể chuyện về sự kiện và nhân vật được kể. Dạng lời người kể chuyện bình luận trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với dung lượng không lớn, hầu hết là những lời bình luận rất ngắn theo kiểu: “ Tuổi mười sáu là tuổi của mùa xuân, của tình yêụ Tình yêu có thể có nhiều nhưng mà mùa xuân thiếu nữ lại chỉ có một.’’; “Tin đồn bao giờ cũng

thế, qua miệng của những kẻ ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua

những con người từng trải”(Trái tim hổ - Những ngọn gió Hua Tát); “ Chuyện

tình ái, giống đực thường khôn ngoan và vô trách nhiệm, giống cái thì nhẹ dạ

và tận tụy quá”(Nàng Bua); “Chuyện của trẻ con thì người lớn không nên cắt

nghĩa vì lôgic của trẻ con là lôgic huyền thoại không tiền khoáng hậu. Người lớn bị thực tế khắc nghiệt làm mất đi sự mong manh của lôgic huyền thoại,

thay vào là thứ lôgic xám xịt, rạch ròi”(Tâm hồn mẹ); “Không thể nói

Nguyễn Trãi đã sống thanh thản dưới triều vua Lê Thái Tôn. Vị vua trẻ sớm nắm quyền lực, lại ít kinh nghiệm sống, chỉ thích sự chiều nịnh hơn là nói thẳng, những cột trụ nhà nước như bọn Lê Ngân, Lê Sát, Lê Văn Linh, Lê Hy...đều là những chính khách xuất thân giang hồ, trị nước bằng mưu mẹo

chứ không xuất phát từ đạo và luật”(Nguyễn Thị Lộ); “Như vậy, sự mông

muội tinh thần có cả ở những vùng đất xa xôi lẫn ở thành thị. Tội ác sẽ trở

nên hết sức man rợ bởi sự mông muội tinh thần đó” (Tội ác và trừng phạt);

“ở ta, tự cô đơn là cách rẻ rúng nhất, vô hại nhất để tạo ra ảo giác về tự do,

một điều xét cho cùng cũng chẳng ra gì nhưng thiết yếu để rèn luyện nhân

cách cho tuổi trẻ vốn lắm mê say và dễ sa ngã.”(Chuyện tình kể trong đêm

mưa); “Rừng muôn đời là thế. Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm,

thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? đi đâu? thế nào? làm

gì? tiến đến đâu? bao giờ thành tựu? bao giờ kết thúc?”( Mưa nhã Nam); “Với

phụ nữ, học vấn giữ vai trò thứ yếu tạo nên sức mạnh thần thánh ở họ, điều

này không phải chứng minh”(Không có vua);“Triều Nguyễn của vua Gia

Long lập ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không có mong muốn bày tỏ cái “ tôi” của mình quá lớn, cũng không có ý định qua sự việc để đưa ra những bình luận, triết lý mang tính dạy bảo của mình. Giữ thái độ khách quan nhất có thể trong khi kể chuyện đó chính là hình tượng mà Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng ở người kể chuyện trong truyện ngắn của mình. Chính vì vậy mà các dạng bình luận

trong truyện ngắn của ông thường theo kiểu bình luận bỏ lửng: “Quả thực, cái

kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)