Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật

Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể là kiểu người kể chuyện nhìn và kể những thông tin tương đương với một nhân nhân vật nào đó trong câu chuyện. Điều đó có nghĩa là người kể chuyện dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát và kể lại sự việc. Người kể chuyện có thể dựa vào điểm nhìn của một nhân vật nhưng cũng có khi người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhiều nhân vật khác nhau để kể về sự việc. Tuy nhiên dù dựa vào một nhân vật duy nhất hay nhiều nhân vật khác nhau để kể thì kiểu tổ chức điểm nhìn này vẫn mang tính chất hạn chế trong phạm vi nhận thức của nhân vật.

Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể lại câu chuyện xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà

người kể chuyện là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể. Câu chuyện được kể lại theo tri giác của nhân vật. Vì vậy điểm nhìn này mang dấu ấn chủ quan rõ nét: “Thường thường, tôi vẫn thích nhất mùa đánh cá mòi. Tiếng gõ đuổi cá lanh canh và tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạng thuyền nan làm tôi mê mải. ở trên mặt sông, ánh sao mờ mờ hắt xuống những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng. Hàng chục chiếc thuyền thúng bé nhỏ lặng lờ trôi trên mặt nước. Tiếng ho húng hắng, tiếng rít thuốc lào và tiếng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện nghe thú vô cùng. Về sáng, một rải sương mù buồn toả trên sông, không thể phân biệt ranh giới giữa bến với bờ, giữa đường mặt sông với nền trời nữa. Những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền. Mùi khói thơm nồng và mùi cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch. Tất cả những quang cảnh ấy và cảm giác ấy đều thật tuyệt

vời.”(Chảy đi sông ơi). Đó là câu chuyện được kể dưới cái nhìn trải nghiệm

của chủ thể: “Thời tôi đang kể là thời tôi còn mụ mị, đầy những thành kiến ngộ nhận. Tôi là một thanh niên nông dân ngu độn, trong lòng đầy những tình cảm thương người vụn vặt, vừa duy tâm, vừa siêu hình, lại tầm thường nữa. Tôi chưa biết khinh rẻ bản thân, cũng chưa biết khinh rẻ học vấn. Tôi chưa biết cách thương mình. Những vấn vương của tôi về mái nhà, về tình cảm xóm làng bao bọc dưới những sắc màu lãng mạn huyền thoại cũng là một thứ văn hóa thấp kém, có sức trì kéo. Tôi chưa giác ngộ về lẽ tồn tại cá nhân,

cũng như của cả bầy người.”(Con gái thủy thần). Tổ chức điểm nhìn trần

thuật dạng này còn xuất hiện trong: Con gái thủy thần, Những bài học nông

thôn, Những người thợ xẻ, …

Kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật không có nghĩa là người kể chuyện phải là nhân vật trong câu chuyện trần thuật lại các sự kiện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay ở cả những truyện ngắn được kể bằng người kể chuyện ngôi thứ ba cũng dựa vào điểm nhìn của nhân vật.

Không xuất hiện tại thời điểm xảy ra những câu chuyện ở bản Hua Tát, người kể chuyện chỉ kể lại những câu chuyện với tư cách người đã được nghe và biết về những “huyền thoại” ở bản nhỏ này nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật để tái hiện câu chuyện. Đó là khao khát lấy được trái tim hổ và mang lại điều kỳ diệu cho Pùa và cho tình yêu của mình

của chàng thanh niên tên Khó (Trái tim hổ ); là mong muốn săn được con thú lớn nhất đời mình (Con thú lớn nhất ); là quan niệm về đức tính quý giá nhất trong con người của E (Tiệc xòe vui nhất); là niềm khát khao hạnh phúc của ông Pành (Đất quên); là cái nhìn đầy khát khao về tình mẫu tử của cậu bé mồ côi tên Đăng (Tâm hồn mẹ); những đồng cảm của người kể chuyện với ông Diểu về buổi đi săn (Muối của rừng )…Và lúc này điểm nhìn của người kể

chuyện trở thành “điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật”[36, tr.94]. Dựa vào điểm nhìn của nhân vật còn xuất hiện khi người kể chuyện di chuyển điểm nhìn sang nhân vật trong truyện với mức độ đậm nhạt khác nhau trong tác phẩm. Ở quan điểm này chúng tôi chú trọng xem xét điểm nhìn ở cấp độ thấp hơn văn bản. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa đã chỉ ra: “ Ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn văn, hồi, cảnh v.v.), điểm nhìn nghệ thuật thể hiện ở từng câu hay phát ngôn hay từng diễn ngôn: lời kể, lời thoại của nhân vật”. Dạng thức kể chuyện này tạo ra sự di chuyển điểm nhìn trong cách kể chuyện mà chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

2.2.2 Người kể chuyện kể với điểm nhìn bên ngoài

Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài tương ứng với kiểu người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể. Với điểm nhìn này người kể chuyện chỉ tái hiện câu chuyện một cách khách quan các diễn biến bên ngoài của sự việc mà không đi sâu vào khắc họa tâm lý nhân vật. Không có nhận xét hay bình luận, người kể chuyện có chức năng như chiếc máy quay chỉ ghi lại lời nói, hành động của thế giới nhân vật. Theo

quan điểm của Abrams (the limited point of view) trường hợp này được xem như điểm nhìn kể chuyện ở ngôi thứ ba, điểm nhìn bị giới hạn. Người kể chuyện tuy kể ở ngôi thứ ba nhưng không phải là người kể chuyện “biết tuốt”. Điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phần lớn là điểm nhìn từ bên ngoài. Điểm nhìn này phổ biến trong các

truyện như: Không có vua, Huyền thoại phố phường, Những ngọn gió hua tát,

Giọt máu, Chút thoáng Xuân Hương, Sang sông…Người kể chuyện trong

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như máy quay ghi lại tất cả những diễn biến trôi chảy của cuộc sống một cách khách quan, ít đi vào khắc họa tâm lý nhân vật mà chủ yếu để cho nhân vật tự bộc lộ qua lời nói và hành động mà chúng tôi đã có dịp đề cập trong người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài người kể chuyện chỉ ghi lại bề nổi của câu chuyện mà không phân tích, mổ xẻ, đánh giá và phán xét vấn đề. Dường như sự xuất hiện của người kể chuyện chỉ là người cung cấp các thông tin chứ không phải là người lựa chọn thông tin để công bố. Với cái nhìn của người ngoài cuộc kể lại câu chuyện, người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đưa ra nhiều nguồn thông tin về một vấn đề, thậm chí đó là những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng. Vì thế những thông tin người kể chuyện đưa ra dưới dạng lời đồn xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của ông. Đó là lời đồn với những thông tin khác nhau về huyền thoại con trâu đen trong truyện ngắn

Chảy đi sông ơi. Và đâu là thực đâu là hư trong những câu chuyện về mẹ Cả:

“Chắc nhiều người còn nhớ bận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả, tôi không biết, nghe phong phanh trong từ đền Tía đón về nuôi. Lại đồn

thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại đồn các xơ trong nhà tu kín đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn Thị Phượng.Chuyện Mẹ Cả ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu. Một bận, mẹ tôi đi chợ Xuôi về, kể chuyện Mẹ Cả cứu hai cha con ông Hội bên Đoài Hạ. Ông Hội làm nhà, mang đứa con gái tám tuổi đi đào cát. Hố cát khoét hàm ếch, sụt xuống, vùi lấp cả hai cha con. Mẹ Cả đang bơi trên sông, trông thấy, hoá phép thành con rái cá ra sức đào bới cứu được hai người.Một lần, ông Tư Chung đào giếng bảo đào được cái trống đồng. Phòng văn hoá huyện về xin mang trống đi. Khi qua sông, tự dưng sấm chớp đùng đùng, sóng gió lớn cộn lên. Mẹ Cả bơi trên sông bảo: Vứt trống xuống đây. Thuyền chòng chành sắp ụp, mọi người đành vứt trống xuống cho Mẹ Cả. Mẹ Cả ngồi trên mặt trống đánh thùng thùng. Thế là sấm tan mưa tạnh. Mẹ Cả ôm trống lặn xuống đáy sông. Chuyện Mẹ Cả lung tung lắm, nửa hư nửa thực”. Còn đến với mảnh đất Hua Tát người kể chuyện đưa người đọc sống với không khí huyền thoại của vùng đất Tây Bắc với vô vàn những tin đồn. Lời đồn về sự kỳ diệu của trái tim hổ: “Người ta đồn con hổ có trái tim khác thường, trái tim nó chỉ bằng hòn sỏi và trong suốt. Trái tim ấy là bùa hộ mệnh, cũng là vị thuốc thần. Ai có trái tim ấy sẽ được may mắn, giàu sang

suốt cả cuộc đời”(Trái tim hổ) ; “Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa”(Con thú lớn nhất); “Nghe nói chàng đang

tham gia giúp việc Cần Vương ở mãi dưới xuôi. Một dạo, nghe nói chàng đang đi sứ ở một nước nào xa xôi ghê lắm. Lại có một dạo, nghe nói chàng bị

đi đày vì đã tham gia âm mưu phản lại triều đình.”(Sạ); “Người ta đồn rằng

hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập được nhát rìu đầu tiên vào gốc cây

lim thì ông kiệt sức.” (Đất quên); “Nghe nói ngày xưa mẹ nàng bị ma chài, để

nàng trong rừng. Nàng gầy gò, bé nhỏ, trông rất đáng thương”, . “Người ta

đồn rằng về sau Sinh rất sung sướng.” (Nàng sinh). Chính nhờ những thông

Nguyễn Huy Thiệp trở nên huyền diệu mà có sức hấp dẫn với người đọc. Nó huyền ảo và bí hiểm như những huyền thoại. Tuy nhiên điều không thể phủ nhận là những thông tin đấy không có được sự chính xác đã kiểm chứng bởi người kể chuyện.

Không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện về những câu chuyện mang màu sắc cổ tích mà ngay cả những câu chuyện đời thường chúng tôi cũng

nhận thấy điểm nhìn này ở người kể chuyện. Trong Giọt máu người kể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyện hoàn toàn không có sự đánh giá trước những thông tin về Chiểu: “Cố đạo Tây bị Chiểu đánh tên là Jean Puginier rất có thế lực. Ðường công danh của Chiểu thế là đứt gánh giữa đường, Chiểu về nhà, bất đắc chí, suốt ngày nằm phục trong ngôi từ đường ở Kẻ Noi. Dân làng kháo Chiểu có chân trong nhóm văn thân chống Pháp, tri huyện Tiên Du là tướng của ông Ðề Nắm, Ðề Thám trên Yên Thế. Lại đồn Chiểu làm quan thanh liêm, không ăn cánh với triều đình bấy giờ đang vọng ngoại tộc, do đó mới bị bãi chức”; “Nghe nói

Hạnh đã phát điên (Huyền thoại phố phường); “Đề Thám đi suốt đêm mưa

trong rừng. Người ta kể rằng sáng sớm hôm sau ông cầm đầu một toán quân đánh dồn binh Pháp ở Kép, tất cả binh sĩ trong đồn đều bị gíết sạch. Từ đấy

chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ông và người Pháp” (Mưa Nhã Nam ); “Ngày

ấy, năm ấy, đồn rằng có khách qua sông trên đò một mình, chẳng có chèo, chẳng có sào gì cả, mưa bão rất lớn mà đò vẫn cập bến. Người ta bảo rằng đấy là một thiên thần qua sông. Dấu chân để lại trên sạp đò rất lớn, cô lái đò ướm chân mình vào đấy về nhà mang thai. Cũng có thể qua sông hôm ấy là một thi sĩ. Thi sĩ bao giờ cũng làm những việc lạ thường, đuổi theo những vẻ đẹp kỳ ảo, những vẻ đẹp huyền bí. Chỉ có điều vết chân thi sĩ để lại thường rất nhỏ.”

(Thiên văn )….

Cung cấp thông tin dưới dạng những lời đồn, người kể chuyện nhìn nhận sự việc với thái độ của người đứng ngoài cuộc. Không đi vào phân tích mổ xẻ

để tìm ra sự thật, người kể chuyện chỉ kể lại những gì nghe thấy. Thông tin đó có thực hay không không phải là vấn đề của người kể chuyện. Nó được kể ra bởi nó là những thông tin liên quan đến câu chuyện. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài của Nguyễn Huy Thiệp không phải là không có dụng ý. Những thông tin chưa được kiểm chứng ấy lại mang lại cho truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiệu quả trong biểu đạt. Lời đồn về trái tim hổ là thuốc thử cho lòng dũng cảm, tình yêu và đức hy sinh vì người khác. Những lời đồn về Sạ là những chặng đường gian nan vất vả đi tìm kỳ tích cho bản thân mình, giúp con người nhận những phút quý giá của cuộc sống. Những lời đồn đại về sự tồn tại của con trâu đen có thể khác nhau điều đó có thể gây cho “tôi” sự hoài nghi nhưng muốn hướng tới sự thật, cái tốt, cái đẹp bao giờ cũng phải có sự nỗ lực của bản thân và quan trọng là phải có niềm tin...

Với lối viết tung tin nhiều chiều và mơ hồ như vậy nên truyện ngắn của

Nguyễn Huy Thiệp thường có kiểu kết thúc mở (Sang sông; Trương Chi;

Không khóc ở Califocnia), thậm chí có nhiều kết thúc khác nhau: “Tôi, người

viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn

đoc tùy ý lựa chọn” (Vàng lửa). Hay có khi câu chuyện như không có kết thúc (Lòng mẹ )…

Không phải là cái nhìn của người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là dạng điểm nhìn hạn chế. Người kể chuyện chỉ nhìn thấy những biểu hiện bên ngoài vì vậy không thể có cái nhìn thấu suốt và rạch ròi của người trong cuộc. Trong các thông tin của người kể chuyện đưa ra có rất nhiều thông tin không được

cung cấp đầy đủ, không chính xác hoặc bị bỏ trống. Người đọc sẽ thật sự thất

vọng nếu muốn tìm hiểu về sự thật cái chết của vị tướng trong Tướng về hưu:

“Đến nơi thì lễ an táng cha tôi cử hành đã được hai tiếng đồng hồ. Ông Chưởng bảo: “Chúng tôi có lỗi đối với gia đình”. Tôi bảo: “Không phải thế. Đời người có mệnh”. Ông Chưởng bảo: “Cha anh là người đáng trọng”. Tôi hỏi: “Theo nghi lễ quân đội hả chú”. Ông Chưởng bảo: “Cụ ra trận địa, đòi lên chốt”. Tôi bảo: “Cháu hiểu rồi, chú đừng kể nữa”. Sẽ phải tò mò nhưng không bao giờ được giải đáp bởi sự hứa hẹn của người kể chuyện: “Mãi đến sau này tôi mới biết rằng trong tôi cũng có đôi điều giá trị và cũng không ít rác rưởi thối tha. Tôi phải trả giá cho bài học ấy của mình. Nhưng đấy là về

sau, về sau này…”(Con gái thủy thần); “Tôi hỏi Doanh xem anh bị kỷ luật gì.

Doanh nói: “Chẳng qua là chuyện sướng con cu, mù con mắt. Tôi không nghĩ là tôi sai lầm. “Tôi không hỏi gì thêm chuyện đó nhưng về sau chính Doanh đã bô bô kể lại. Đấy là một chuyện cũng khá nực cười (nhìn chung, tất cả

những chuyện trai gái đều nực cười)” (Những người muôn năm cũ)…

Khác với kiểu người kể chuyện truyền thống luôn thuyết phục người đọc bằng những thông tin có tính thẩm định thì người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp lại để người đọc choáng ngợp trước nhiều nguồn thông tin hoặc bỏ người đọc với mớ sự kiện. Người kể chuyện không bắt người đọc phải tin theo những gì được kể, hiểu thế nào là tùy ở nhận thức của người đọc. Người kể chuyện ở đây hoàn toàn không có nhiệm vụ lý giải, người đọc phải tự sàng lọc thông tin và lý giải văn bản trên những cứ liệu người kể chuyện đã cung cấp. Vì vậy có thể nói kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài trong truyện ngắn của nguyễn Huy Thiệp biểu hiện cho tinh thần đối

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 39)