5. Cấu trúc luận văn
2.1.1 Người kể chuyện đứn gở ngôi thứ nhất
Nguyễn Huy Thiệp khá thành công với những truyện ngắn viết ở ngôi thứ nhất. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở ngôi thứ nhất người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với tư cách là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể. Dạng người kể chuyện này có trong các truyện
ngắn như: Tướng về hưu. Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Những bài
học nông thôn, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Chuyện tình kể trong đêm mưa….
Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là kiểu người kể chuyện thuộc dạng cố định. Người kể chuyện xuyên suốt trong tác phẩm là một nhân vật tự kể câu chuyện của chính mình hoặc những gì liên quan đến mình. Đó là câu chuyện về những năm tháng tuổi thơ gắn với những mùa đánh cá mòi, với hành trình tìm kiếm sự thật về huyền thoại con trâu đen bên bến Cốc trong hoài niệm của nhân vật một công chức
trong Chảy đi sông ơi. Là những ngày hè ngắn ngủi qua lời kể của cậu bé Hiếu trong những ngày ở xóm Nhài thôn Thạch Đào (Những bài học nông
thôn). Là hành trình những ngày lăn lộn vât vả kiếm kế mưu sinh cùng với
những người thợ xẻ bằng trải nghiệm của chàng trai tên Ngọc (Những người
thợ xẻ). Là những lời tự thuật về cuộc đời của chàng trai tên Chương với
những ám ảnh về mẹ Cả trên hành trình cuộc sống (Con gái thủy thần). Là
câu chuyện về mối nhân duyên kỳ lạ của người thầy giáo miền xuôi với đôi
nam nữ người Thái (Chuyện tình kể trong đêm mưa). Đó là câu chuyện về
anh về hưu (Tướng về hưu). Hay đơn giản chỉ là câu chuyện một ngày của Nhâm (Thương nhớ đồng quê)….
Người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là cái “tôi” mang tính chất tự truyện mà là cái “tôi” đội lốt trong
nhiều con người, với nhiều vị trí khác nhau trong xã hội. Trong Chảy đi sông
ơi người kể chuyện là nhân vật “tôi” “làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn
con đông đúc. Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi. Có lẽ tôi cũng
chẳng có gì phàn nàn cuộc sống”. Ở Tướng về hưu “tôi” là một nhân vật có
cuộc sống suôn sẻ và thành đạt: “Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu” và một gia đình ổn định: “Tôi ba mươi bẩy tuổi, là kỹ sư, làm việc ở Viện Vật lý. Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản.
Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai”. Người kể chuyện là
cậu bé sinh ra ở nông thôn và có nhiều kỷ niệm với nơi mình sinh ra: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn...”; “Nhà tôi ở thành phố. Tôi ít có dịp về ở nông thôn nên lần này về nhà Lâm tôi thích lắm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi (xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến cũ) ở nhà nội trợ, trợ giáo cho
cha tôi...”(Những bài học nông thôn). Người kể chuyện là nhân vật Ngọc –
một thanh niên sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn đang theo học đại học. Nhân vật trong truyện kể tự kể câu chuyện của chính mình trong những ngày rong ruổi theo bước chân của những người thợ xẻ kiếm kế mưu sinh. Do đó trong câu chuyện, nhân vật trải nghiệm cuộc sống không chỉ với tư cách của một người thợ mà còn nhìn nhận ở tầm nhận thức của một người
có trình độ (Những người thợ xẻ). Đó là một “tôi” không có tên cụ thể chỉ biết
“tôi” là một thầy giáo miền xuôi công tác ở miền núi và câu chuyện “tôi” kể không phải là câu chuyện của chính bản thân mình mà là câu chuyện về đôi nam nữ người Thái gắn với mối nhân duyên kỳ lạ: “Hồi ở Tây Bắc, tôi có
quen một người Thái tên là Bạc Kỳ Sinh. Tôi quen Bạc Kỳ Sinh trong dịp tình
cờ. Sự việc như sau:”(Chuyện tình kể trong đêm mưa). Người kể chuyện là
Nhâm: “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê”; Tôi mơ mộng lắm, hay nghĩ. Bố tôi là thiếu tá, cán bộ trung cấp kỹ thuật hải quân, vẫn đi ra các đảo lắp ra đa với máy thông tin, mỗi năm về phép một lần. Bố tôi thuộc
hết tên các đảo. Mẹ tôi chẳng bao giờ đi xa khỏi làng”(Thương nhớ đồng
quê )... Xuất hiện và kể dưới con mắt nhìn của nhiều người, ở nhiều vị trí
khác nhau trong xã hội, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cho ta cảm nhận và cùng trải nghiệm cuộc sống trong cái
nhìn nhiều chiều phong phú và đa dạng.
Mỗi nhân vật kể về câu chuyện của chính mình hoặc những điều trải nghiệm của riêng bản thân, đã mang đến cho người đọc một diện mạo riêng
với những câu chuyện rất khác nhau trong cuộc sống. Chảy đi sông ơi, câu
chuyện mở đầu bằng lời kể của nhân vật tôi về quang cảnh của con sông chảy qua bến Cốc. Con Sông là xuất phát điểm khơi gợi về kỷ niệm của những năm tháng tuổi thơ: “Con sông và bến đò ấy gắn với đời tôi những năm thơ ấu. Hồi ấy nhà tôi ở cách bến đò chừng năm trăm thước. Ngoài giờ đi học, thỉnh
thoảng tôi vẫn lang thang xuống bến đò chơi”. Bằng mạch cảm xúc hồi tưởng
người kể chuyện xưng “tôi” dẫn người đọc đến với kí ức tuổi thơ với những mùa đánh cá mòi, về hành trình tìm kiếm con trâu đen huyền thoại, về chị Thắm... Tất cả đều được kể một cách tự nhiên như dòng chảy của con sông.. Nhân vật Thuần trong truyện kể về Cha, về gia đình mình và những sự việc
xảy ra trong quãng thời gian nghỉ hưu của cha mình (Tướng về hưu ). Người
kể chuyện kể về những ngày nghỉ hè ở quê một người bạn trong hồi ức: “Năm 17 tuổi, sau khi học xong trung học, tôi về nghỉ hè ở nhà một người bạn học cùng lớp tên là Lâm ở xóm Nhài, thôn Thạch Đào, tỉnh N. Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội qua sông được, chỗ sâu
nhất chỉ ngập đến ngực thôi”. Trong Con gái thủy thần Người kể chuyện là nhân vật “tôi” kể câu chuyện của chính bản thân mình bắt nguồn từ: “Chuyện Mẹ Cả ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu”. Ám ảnh đó kéo theo hàng chuỗi sự
kiện và biến cố trong hành trình tìm kiếm mẹ Cả của nhân vật gắn với những khát khao riêng của chính bản thân… Điều đó dường như là bức thông điệp mà truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp muốn mang tới cho người đọc: tôi mang tới cho bạn cuộc sống hiện thực như nó đang tồn tại chứ không phải là
cái nhìn cuộc sống hay là những trải nghiệm của riêng tôi.
Đứng ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, người kể chuyện có khi xuất hiện với tư cách là hình tượng tác giả với vai trò người kể chuyện. Các truyện ngắn
tiêu biểu có lối kể chuyện này xuất hiện trong các tác phẩm như: Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa nhã Nam, Trương Chi, Cún, Sống dễ lắm, Tội ác và trừng phạt, Chú Hoạt tôi…Người kể chuyện với tư cách là tác giả thường
xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của mình. Tuy nhiên phần nội dung của câu chuyện chủ yếu được kể bằng người kể chuyện hàm ẩn. Người kể chuyện dạng này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính dân chủ không đòi hỏi người đọc phải tin theo những gì mình kể mà mang tính chất giới thiệu đến người đọc những thông tin để bạn đọc tự lựa chọn hoặc mang thông tin ra để đối thoại với người đọc. Điều này đã tạo nên gương mặt mới cho người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khác với kiểu kể chuyện truyện thống của ngôi thứ nhất vốn chịu sự chi phối mang tính chủ quan của người kể chuyện.Vì vậy có thể nói người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã có sự dịch chuyển từ người kể chuyện mang tính độc thoại đến xu hướng của người kể chuyện đối thoại với bạn đọc.
Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp với tư cách là tác giả của những câu chuyện được kể trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp không phải dưới vai trò độc thoại, áp đặt khiên cưỡng cái nhìn chủ quan của mình cho câu chuyện được kể mà chỉ đóng vai trò đưa người đọc
đến với hành trình của câu chuyện một cách tự nhiên. Trong Kiếm sắc, người
kể chuyện với tư cách là tác giả xuất hiện ở cuối truyện thực hiện vai trò trực tiếp giao tiếp với người đọc: “Tôi, người viết truyện này, gần đây lên Ðà Bắc, đến Tu Lý ở trong nhà một người Mường. Chủ nhà tên là Quách Ngọc Minh có cho xem bài vị thờ tổ tiên. Tôi hết sức ngạc nhiên khi ông Quách Ngọc Minh cho biết tổ tiên ông là người Kinh. Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông tên là Ðặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ. Lân và Hoa trốn vua lên Ðà Bắc, giả làm người Mường, về sau lập trại, sinh con đẻ cái ở đây. Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông sinh thời từng gặp Nguyễn Du, tác giả cuốn Ðoạn Trường Tân Thanh nổi tiếng. Tôi còn được con gái ông Quách Ngọc Minh tên là Quách Thị Trinh hát cho nghe một bài hát xưa, lời lẽ rất thanh tao về những chồi cây xanh.Viết truyện ngắn này, tôi muốn để tặng gia đình ông Quách Ngọc Minh để cám ơn thịnh tình của gia đình ông đối với riêng tôi. Tôi cũng xin cảm ơn một số nhà nghiên cứu lịch sử và bạn bè quen biết đã giúp tôi sưu tầm chỉnh lý những tư liệu cần thiết cho công việc viết văn, vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa của tôi...” Ở
Vàng lửa người kể chuyện xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm: “Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lý, huyện Đà Bắc viết thư cho tôi: Tôi đã đọc truyện ngắn Kiếm sắc của ông kể về tổ phụ tôi là Đặng Phú Lân. Riêng chi tiết gặp Nguyễn Du không thích. Nhân vật Người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước ở núi ra không ra gì. Bài hát Tài mệnh tương đố có ý gán cho Nguyễn Du là khéo mà không khéo vậy. Ông gắng thu xếp lên chơi, tôi sẽ cho ông xem vài tư liệu, biết đâu giúp ông có cách nhìn khác. Con gái tôi là Quách Thị Trình sẽ mời ông món canh cá nấu khế ông thích...Nhận được thư tôi đã lên thăm gia đình ông Quách Ngọc Minh. Những tư liệu cổ
mà ông Quách Ngọc Minh gìn giữ thật độc đáo. Về Hà Nội, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện.”; “Tôi, người viết chuyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏí han nhiều bậc bô lão. Không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn”.
Còn ở Phẩm tiết tác giả xuất hiện ở đầu câu chuyện với vai trò dẫn dắt người
đọc vào câu chuyện được kể.
Hình ảnh tác giả - người kể chuyện xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không với vai trò người tổ chức câu chuyện mà là người cung cấp những cứ liệu trên hoạt động thực tiễn của mình để chia sẻ cùng bạn đọc. Đó là những cứ liệu lịch sử liên quan đến nhân vật trong câu chuyện kể: “Việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ trong khu vực thủy điện sông Đà khiến tôi lại lên Tu Lý, huyện lỵ Đà Bắc. Ông Quách Ngọc Minh (bạn đọc đã làm quen với ông qua hai truyện ngắn Kiếm sắc và Vàng lửa của tôi) ngờ rằng ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa sống cách cây gần hai trăm năm. Truyền thuyết người Mường vùng này kể rằng bà đã lập ra dòng họ Quách. Hôm dời mộ từ khu vực lòng hồ lên Tu Lý, tôi đã đến xem. Mộ ở vuông đất hẹp, bằng phẳng, cách bờ sông Đà hai trăm năm mươi mét, ở độ cao mười sáu mét kể từ mặt sông. Bao nhiêu năm nay chưa bao giờ lũ sông Đà ngập đến chỗ này. Nhìn bề ngoài, ngôi mộ cổ trông không khác một gò mối lớn. Đào sâu ba mét thấy vỉa gạch. Người chết táng theo lối xưa, trong quan ngoài quách. Quan tài làm bằng gỗ quý, ván dày tám phân, dăm gỗ nhỏ, đưa ra ngoài trời có màu mận chín. Quan tài chạm trổ đơn giản nhưng đẹp mắt. Khi bật nắp quan tài, thấy có một lớp vải lụa hồng. Dưới lớp vải lụa hồng, là một màng trong suốt như thạch, hiện lên hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt
tươi tỉnh như người sống, trang phục xiêm y lộng lẫy. Đây là ngôi mộ kết. Tất cả chúng tôi thảy đều kinh hoàng. Thoắt cái, một làn sương mờ trên quan tài ùn lên phủ kín xung quanh. Mười phút sau, làn sương tan hết, trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun, lớp vải lụa hồng cũng không thấy nữa. Trong quan tài đầy vụn chè khô, lẫn ở đấy rất nhiều đồ trang sức quý giá. Ông Quách Ngọc Minh tự tay rửa sạch từng đốt xương bằng rượu quý và nước thơm, đặt vào vuông vải trắng trong tiểu sành. Tôi chưa bao giờ chứng kiến lần bốc mộ nào có ấn tượng mạnh như thế. Con gái ông Quách Ngọc Minh là Quách Thị Trình hỏi tôi có biết gì về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ hay không? Tôi băn khoăn quá. Phải là người mơ mộng và nghiêm khắc mới hiểu rằng biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế. Câu chuyện này kể về người phụ nữ nằm trong ngôi mộ ấy”.
Với việc đưa ra các cứ liệu và bằng chứng người kể chuyện tạo ra cảm giác thực cho câu chuyện được kể. Kèm theo đó là sự hiện diện trực tiếp của mình người kể chuyện đã tạo được sức hút cho câu chuyện. Tuy nhiên người kể chuyện không tận dụng lợi thế này để bày tỏ quan điểm cũng như buộc người đọc phải tin theo những xác tín của mình. Người kể chuyện chỉ đưa ra tư liệu còn tin hay hiểu như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào người đọc. Vì lẽ vậy mà người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở nên gần gũi với bạn đọc. Đó là kiểu hình tượng tác giả đồng hành cùng bạn đọc.
Tinh thần đối thoại này còn biểu hiện khá rõ nét khi người kể chuyện không đưa ra phán xét hay kết luận mang tính cá nhân cho nhân vật hay sự kiện được kể. Ở khía cạnh này chúng tôi nhận thấy sự có mặt của người kể chuyện ở đầu câu chuyện thường là để giao tiếp với người đọc và xuất hiện ở phần kết thúc với kiểu đưa ra ý kiến của mình nhưng không bắt buộc người đọc phải tin theo và cũng không thể hiện rõ quan điểm của mình: “Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả thực,
cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng. Mỵ Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc. Điều
ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lý. Lẽ đời là thế.”(Trương Chi). Ở Vàng lửa tác giả đưa ra ba cái kết khác nhau để bạn đọc tùy ý lựa chọn. Đến Kiếm Sắc cuối câu