5. Cấu trúc luận văn
2.2.3 Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn
Rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có sự di chuyển đa dạng hóa điểm nhìn. Di chuyển điểm nhìn trong trần thuật sẽ cho phép nhà văn có thể khám phá cuộc sống ở nhiều góc độ đồng thời tạo điều kiện xâm nhập vào thế giới bên trong của nhân vật.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sự di chuyển điểm nhìn xuất hiện khi có sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện chính thức sang các
nhân vật. Dạng tổ chức này thể hiện khá rõ trong truyện ngắn Vàng lửa.
Người kể chuyện xuất hiện trực tiếp ngay ở đầu câu chuyện kể câu chuyện về vua Gia Long. Nhưng liền sau đó người kể chuyện chính thức nhường vị trí kể chuyện cho nhân vật Phăng trong truyện, để cho Phăng kể theo cách cảm nhận của mình về vua Gia Long, về Nguyễn Du. Người kể chuyện thường xuyên di chuyển điểm nhìn từ góc độ của người quan sát miêu tả sang điểm nhìn của các nhân vật Tổng Cóc, Ấm Huy, chàng thanh niên trong vai Chiêu
Hổ (Chút thoáng Xuân Hương). Rõ ràng đây là cái nhìn bên ngoài của người
kể chuyện: “Tổng Cóc nhìn ra ngoài cửa. Ông ngắm cái sân lát gạch Bát Tràng lâu ngày đã rỗ rạn.” Nhưng người kể không dừng lại ở cái nhìn mang tính miêu tả lại mà di chuyển chính thức sang cái nhìn của Tổng Cóc trong cảm nhận về cuộc sống và Xuân Hương. Với tổng Cóc Xuân Hương là hiện thân của sự tinh tế, khéo léo, cái bản lĩnh, cái đẹp thanh sạch rất khó nắm bắt:
“Ông chịu Xuân Hương ở chỗ bà luôn thất bại ở trong cuộc đời mà vẫn thăng bằng, mà vẫn không có cảm giác thua cuộc. Ông ngờ ngợ bà to lớn hơn ông, bà mạnh mẽ hơn, sống có dũng hơn. Trong cõi nhân gian, tất cả mọi sự nghiêm chỉnh cũng là khôi hài, nên có cơ hội cần phải cười ngay, thế nhưng không hiểu tại sao ông không cười được.
Tổng Cóc đứng dậy ra trước bàn thờ. Ông hài lòng thấy bàn thờ sạch sẽ. Nải chuối trứng cuốc bày trên đa sơn, một đóa hoa trà cạnh bên tinh khiết. Hôm nay mồng Ba tháng Ba. Chắc là Xuân Hương đã dọn bàn thờ từ sáng sớm”. Ở truyện thứ hai điểm nhìn được di chuyển sang Ấm Huy. Chàng nhìn Xuân Hương với cái nhìn u uẩn, cô đơn của con người trước cuộc đời. Nhưng cũng như tổng Cóc chàng “trọng Xuân Hựơng vì bà sáng suốt hơn chồng. Bà gieo ở lòng chàng một nỗi kính phục và sợ hãi”. Đến truyện thứ ba người kể chuyện bóng dáng Xuân Hương xuất hiện giữa đời thường dưới cảm nhận của diễn viên nam đóng vai Chiêu Hổ một vẻ đẹp vừa giản dị vừa sắc sảo, mạnh mẽ nhưng cũng đằm thắm và dung dị. Đang kể lại biểu hiện bên ngoài của cậu bé bằng đôi mắt của người nhìn thấy, người kể chuyện bỗng chuyển điểm nhìn vào trong:“Thằng bé run bắn người. Nó co hai chân lên giường rồi lùi sát vào tường. Rõ ràng có một cái bóng. Bóng gì? Tiếng động khẽ, ướt và lén lút. Thằng bé run bắn người. Nó chưa bao giờ nghe thấy tiếng động như thế. Rõ ràng có một cái bóng. ánh sáng ở trong căn nhà đột ngột trầm xuống, mờ mờ,
lạnh hẳn đi. Bóng gì?....”(Đời thế mà vui). Vì vậy, Nguyễn Huy Thiệp có thể
miêu tả biểu hiện bên ngoài cùng sự băn khoăn có sự sợ hãi bên trong nhân vật.
Di chuyển điểm nhìn được tao ra khi có sự dịch chuyển từ cái nhìn bên ngoài sang cái nhìn bên trong, tức từ lời kể của tác giả sang lời nội tâm của
nhân vật. Trong truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Huy Thiệp triển khai
“Nguyễn cau mày. Ông đã gặp người này ở đâu? Từ bao giờ.ở đâu? Từ bao giờ? Nguyễn căng óc suy nghĩ...Có lẽ từ lâu lắm. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ ông đã bắt gặp khuôn mặt này rồi. Ký ức vụt dậy nhanh như tia chớp. Ông không nhớ gì cả. Không - có khuôn mặt ấy trong ký ức ông.” Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp miêu tả dáng vẻ của nhân vật qua cái nhìn bên ngoài với tiếng nói nội tâm của nhân vật để tái hiện những suy tư, băn khoăn trong tâm hồn. Nhờ đó mà Nguyễn Huy Thiệp khắc họa nhân vật từ hình thức đến thế giới nội tâm với những diễn biến nhạy cảm của thế giới bên trong của Nguyễn Trãi. Diễn tả chính xác những băn khoăn mông lung của tuổi mới lớn không có định hướng của Năng: “Buổi sáng, Năng dậy đi cắt cỏ trâu. Mang theo cái liềm với đôi quang gánh. Dọc theo bờ sông là bãi ngô với bãi mía. Năng cũng không biết cảnh vật ở đây đẹp hay không đẹp. Bây giờ ở Hà Nội người ta làm gì, ở New York người ta làm gì, ở Tôkyô người ta làm gì? Năng cảm thấy mình đã ở những nơi ấy, thậm chí thuộc làu từng khu phố một. Cắt cỏ chỉ hơn tiếng đồng hồ. Cỏ mật rất thơm nhưng trâu không ăn. Sao trâu lại chỉ ăn cỏ gừng cay mà khô, chỉ ăn cỏ cật ráp và ngứa, cỏ nhằng là thứ cỏ dai ngoách?”
(Chăn trâu cắt cỏ). Miêu tả được vẻ ngoài cũng như sự lo lắng của người
khách lạ:“Khách đứng dậy, vẻ lo lắng hiện trong đôi mắt. Sao đã lâu không ai xuống đò. Sao không thấy lái đò? Đến cả mái chèo cũng tháo đi rồi? Hay đây
là cạm bẫy?” (Thiên văn ). Diễn tả được tiếng nói nội tâm mang đầy tâm sự,
khao khát trong ông giáo Chi: “Nhiều lúc, ông giáo Chi bỗng thấy người mình tựa như nhẹ bỗng, nhẹ đến nỗi tưởng như có thể bay lên được kia! Chao ôi! Ước gì ông có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió! Nếu bay lên được thì ông sẽ bay đến những dãy núi xanh xa xôi tít tắp kia, nơi ấy lẩn khuất trong mây trắng và sương mù, nơi ấy không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi mà hoa cúc dại nở vàng rực rỡ như mê như man đầy trong những thung lũng
còn được duy trì trong rất nhiều các truyện khác của Nguyễn Huy Thiệp với
mức độ đậm nhạt khác nhau như: Cún, Con gái thủy thần, Những người thợ
xẻ, , Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,…Di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào
bên trong là thủ pháp cho phép tác giả đi sâu và thế giới nội tâm nhân vật đồng thời tạo ra tiếng nói đa thanh trong lời kể.
Ngoài ra còn có sự di chuyển điểm nhìn trong không gian và thời gian. Tuy nhiên đáng chú ý là kiểu chuyển hóa điểm nhìn thời gian trong một số
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Chùm truyện trong Những ngọn gió Hua
Tát tái hiện lại sự việc và câu chuyện trong thời gian của miền cổ tích gắn với
những sự kiện đặc biệt: một mùa đông khắc nghiệt chưa từng có, “cây cỏ chết
vì sương giá, nước đóng băng lại”(Trái tim hổ); bỗng dưng hạn hán “tất cả các mó nước đều đã cạn khô”(Tiệc xoè vui nhất); nạn động rừng và nạn đói khủng khiếp của “Then trừng phạt”(Con thú lớn nhất); thiên nhiên biến đổi một cách lạ lùng: “Trời mưa to giữa lúc mặt trời đang nắng chói chang” (Nạn
dịch)... Cùng với các môtíp cổ tích: thi tài, kén rể, chàng trai mồ côi nghèo
khó, dị dạng nhưng có trái tim biết yêu, người đàn bà nghèo bỗng trở nên giàu có khi gặp điều kỳ diệu…Người đọc như chìm ngập trong thế giới của quá khứ huyền thoại. Nhưng ngay liền đó người kể chuyện lại kéo người đọc trở về với hiện tại bằng sự xuất hiện đột ngột của mình với những đánh giá mang quan điểm của con người hiện đại: “Lớp trẻ bây giờ không thể suy nghĩ bằng
nước lã được” (Tiệc xoè vui nhất); “Đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần” (Nạn dịch), “Bọn trẻ chúng ta cũng hay cười khẩy với
những người già như thế. Ta không biết rằng lời nói của những người già đôi khi giống như những lời tiên tri. Người già biết sợ, có điều sợ không phải là
điều đáng thích thú gì” (Sói trả thù)...Sự hiện diện của người kể chuyện kéo
người đọc lội ngược dòng từ thế giới của quá khứ trở về với hiện tại nhắc nhở người đọc về thái độ tiếp nhận câu chuyện: đó không phải là cổ tích mà là câu
chuyện của “tôi” – người kể chuyện. Với sự dịch chuyển thời gian như vậy người kể chuyện đã lôi kéo người đọc vào lập trường đối thoại với mình để nhìn nhận về giá trị của cuộc sống. Thực ra đây là lối trần thuật dựa trên điểm nhìn hiện tại và điểm nhìn thời gian của quá khứ được đồng hiện trong thời gian hiện tại. Lối trần thuật dạng này còn có thể bắt gặp trong các tác phẩm
khác của nguyễn Huy Thiệp như: Chút thoáng Xuân Hương, Trương Chi,
Nguyễn Thị Lộ…Phải chăng đó chính là yếu tố tạo nên sự quy chiếu đánh giá
quá khứ từ điểm nhìn hiện tại để khám phá quá khứ và hé lộ những giá trị mang tính bài học kinh nghiệm cho hiện tại.
Sự đa dạng hóa điểm nhìn – xuất hiện nhiều điểm nhìn khác nhau về một
vấn đề. Chảy đi sông ơi – một câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất của nhân
vât “tôi” trong truyện vốn mang nhiều yếu tố chủ quan vẫn được Nguyễn Huy Thiệp xây dựng theo kiểu đa dạng hóa điểm nhìn khi đưa ra nhiều cách nhìn nhận khác nhau về huyền thoại con trâu đen. Đó là cái nhìn mang tính huyền thoại của những người đánh cá đêm: “Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá”. Còn chuyện con trâu đen
dưới con mắt của Trùm Thịnh chỉ là một câu chuyện bịa đặt: “Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí....Mày hãy tin tao, ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả”. Dưới con mắt nhân hậu của chị Thắm huyền thoại về con trâu đen là một sự hiện diện kỳ diệu và đầy may mắn: “Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho người ta sức mạnh....Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt.” Và sự phủ định
gián tiếp về sự tồn tại của con trâu đen qua cái nhìn của bà cụ về cái chết của
chị Thắm: “Khốn nạn! Nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc
sông này...Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu…” Nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại của con trâu đen không chỉ làm cho truyền thuyết về nó trở nên bí hiểm mà còn là cơ hội để người đọc khám phá về những nhân vật “tôi” đã gặp: một Trùm Thịnh thực tế đến tàn nhẫn, một chị Thắm nhân hậu và hướng thiện. Đồng thời các điểm nhìn khác nhau về con
trâu đen góp phần tạo lên dư vị xót xa ở cuối truyện. Ở Chút thoáng Xuân
Hương Nguyễn Huy Thiệp mang đến nhiều cảm nhận khác nhau về chân
dung của nàng Xuân Hương. Đó là cái nhìn của Tổng Cóc về một người vợ, là cái nhìn của tri huyện Thặng và ấm Huy - hai con người có quan điểm trái ngược nhau nhưng đều có cái nhìn kính trọng về người chị Xuân Hương. Chính được nhìn nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau mà chân dung của Xuân Hương tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng lại hiện lên rõ ràng và đẹp. Không dừng lại ở cái nhìn đồng đại Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra góc nhìn ở hiện đại khi kể câu chuyện về chàng diễn viên đóng vai Chiêu Hổ với những cảm nhận về vẻ đẹp của Xuân Hương trong người con gái thời hiện tại. Điều đó cho phép Nguyễn Huy Thiệp không chỉ thành công trong xây dựng chân dung con người Xuân Hương mà còn khẳng định sức sống và những giá trị vĩnh hằng không thể xóa nhòa bởi dấu vết của thời gian. Điều đó nhờ vào nghệ thuật tổ chức điểm nhìn của nhà văn. Đi trên con thuyền sang sông có nhiều người thuộc nhiều hạng người khác nhau. Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật tự bộc lộ mình qua hành động. Trước sự việc cậu bé không rút tay ra được khỏi chiếc bình cổ những nhân vật trên thuyền bằng những cách xử sự khác nhau đã thể hiện phần nào cách suy nghĩ cũng như quan điểm nhìn nhận của mình. Nhà thơ thì dửng dưng: “Chỉ còn cách chặt tay chú bé để cứu chiếc bình, sau đó lại đập vỡ bình cứu tay chú bé”. Hai tên cướp với tâm lý vụ lợi:
“Tên cao gầy và tên mặc áo carô lăm lăm hai mũi dao nhọn. Tên cao gầy nói với thiếu phụ, dứt khoát, lạnh lùng. Chiếc bình này một “cây” bà chị tính sao
thì tính!”; chàng trai hào hiệp: “Chàng trai đẩy nhà thơ ra, anh tháo chiếc
nhẫn ở tay chìa cho tên mặc áo carô. Anh nói, giọng như ra lệnh: - Các người bỏ thằng bé ra”; tên cướp nghĩa hiệp trong suy nghĩ và hành động: “Thôi đi! Trẻ con là tương lai đấy! Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu. Tên cao gầy lưỡng lự, để lỏng mũi dao. Ngay lúc ấy, chiếc côn trên tay tên cướp bổ mạnh
vào miệng chiếc bình.” Rõ ràng là không thể định giá con người qua những gì
bề ngoài và ranh giới giữa cái thiện và cái ác, cái thấp hẹn và cao cả thật khó có thể định giá dễ dàng.
Ngay cả ở bộ ba truyện ngắn mang tính lịch sử cũng được Nguyễn Huy Thiệp khai thác với nhiều điểm nhìn trần thuật. Trong Kiếm Sắc cái chết của Đặng Phú Lân cũng được kể theo những lời đồn khác nhau tạo nên màu sắc huyền thoại cho nhân vật lịch sử này. Cái chết của Lân theo lời của người kể chuyện mang cái nhìn dân gian chứ không phải là cái nhìn mang tính cứ liệu sử học: “Nghe nói Nguyễn Ánh đã sai đao phủ dùng thanh kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân. Khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”. Cái nhìn đó đối lập với thông tin của ông Quách Ngọc Minh: “Tôi hết sức ngạc nhiên khi ông Quách Ngọc Minh cho biết tổ tiên ông là người Kinh. Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông tên là Ðặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ. Lân và Hoa trốn vua lên Ðà Bắc, giả làm người Mường, về sau lập trại, sinh con đẻ
cái ở đây”. Ở truyện ngắn Vàng lửa đa dạng hóa điểm nhìn về một sự việc tạo
ra ba cái kết khác nhau cho cùng một câu chuyện. Với kiểu tổ chức điểm nhìn như vậy Nguyễn Huy Thiệp thể hiện lịch sử với quan điểm riêng của người sáng tác, đồng thời mở ra khả năng đối thoại vô tận cho người đọc. Đấy cũng
chính là kiểu người kể chuyện không mang cái nhìn áp đặt lên bạn đọc của Nguyễn Huy Thiệp.
Đa dạng hóa điểm nhìn còn được tổ chức ở cấp độ thấp hơn văn bản. Đó là những tranh luận của nhiều con người khác nhau về cái tâm trong
Tướng về hưu: “Kim Chi khóc: “Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con
gái ra em cứ nát ruột nát gan”. Vợ tôi bảo: “Tôi còn hai con gái cơ”. Tôi bảo: “Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?” Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục.. Tâm càng lớn, càng nhục”. Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết”. Chỉ là một đoạn đối thoại ngắn nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã hình dung ra con người với những ứng xử khác nhau trước cuộc đời. Đó là một Kim Chi đang với cái nhìn chua