1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ưu thế riêng của hình thức “nhân vật kế chuyện ” trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

117 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 828,34 KB

Nội dung

Theo P.Lubbock nhà nghiên cứu người Anh trong tác phâm Nghệ thuật văn xuôi 1957 đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: Thứ nhất là “Toát yếu toàn cảnh Đặc trưng của hình thức trần th

Trang 1

BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

LUẬN VĂN THẠC sĩ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa họcPGS.TS Phung Minh Hiến

HÀ NỘI, 2010

Trang 2

Theo Tz.Todorov trong công trình Thi pháp học cấu trúc (1971) cũng

đã đưa ra những ý kiến khá sâu sắc về người ke chuyện Theo quan niệm củaông: “Người kế chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởngtượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện Người kể chuyệnkhông nói như các nhân vật tham thoại khác mà kế chuyện Như vậy, kết hợpđồng thời trong mình cả nhân vật và người kế, nhân vật mà nhân danh nócuấn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” [69, tr.75] “Xuất phát từtưong quan về dung lượng hiếu biết của người kế chuyện và nhân vật,Todorov đã chia thành ba hình thức người kê chuyện: “Thứ người kê chuyệnlớn hơn nhân vật; người kể chuyện bằng nhân vật; người kể chuyện bé hơnnhân vật” [69, tr.126]

Theo P.Lubbock nhà nghiên cứu người Anh trong tác phâm Nghệ thuật văn xuôi (1957) đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: Thứ nhất là “Toát yếu toàn cảnh Đặc trưng của hình thức trần thuật này là sự hiện diện cảm

thấy được của người trần thuật biết tất cả, có toàn quyền, toàn năng trước các

nhân vật của mình Hình thức thứ hai là “Người trần thuật kịch hoả” Trong

hình thức này, người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất, kế lại câu chuyện từ góc

độ sự cảm thụ riêng tư Hình thức thứ ba là “7 thức kịch hoả Hình thức trần

thuật này cho phép miêu tả trực tiếp đời sống tâm lỷ, những trải nghiệm bên

trong của nhân vật Hình thức trần thuật thứ tư là “Kịch thực thụ Hình thức

này gần gũi hơn cả với trình diễn sân khấu Bởi vì ở đây trần thuật được đưa

ra dưới dạng một cảnh diễn trên sân khấu, độc giả chỉ thấy được hình dáng bềngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không biết gì về đời sống nội tâmcủa chúng” [28, tr.223]

Các nhà nghiên cúu trong nước cũng có sự quan tâm đáng kể về vấn đềngười kể chuyện và nhân vật kể chuyện:

Trang 3

Trần Đình Sử trong giáo trình Lí luận vãn học (1987) và Từ điên thuật ngữ vẫn học (1992) đã đưa ra ỷ kiến tương đối sâu sắc về vấn đề này:

Theo ông “Người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong tác phấmvăn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điếm tác giả trong tácphấm văn xuôi” [52, tr 191 ] Chức năng của người trần thuật là: “Phân tích,nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, làm sáng tỏ mọi quan hệ phức tạp giữa nhânvật và hoàn cảnh” [58, tr.211] Người đọc có thể nhận ra hình tượng ngườitrần thuật qua “Cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ

và chất tình cảm của anh ta” [58, tr.212] Ngoài ra, người đọc cũng có thếnhận ra người trần thuật qua giọng điệu, ngôn ngữ Và điểm cuối cùng ôngchỉ ra đó là sự phân biệt giừa người trần thuật với bản thân tác giả: “Khôngphải bao giờ cũng có thế đồng nhất người trần thuật với bản thân tác giả Cónhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cuộc đời tác giả Nguyễn Du chín chắn, ítnói, trầm mặc còn con người trần thuật trong Truyện Kiều thì lại quát tháo,lắm tiếng, tinh nghịch, dí dỏm [58, tr.213]

Theo Nắng Mai( PGS TS Phùng Minh Hiến) trong Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (SỐ3/2001): Từ khi hình thức “Nhân vật kê chuyện'” xuất hiện,

người ta nhanh chóng nhận ra rằng việc theo dõi các thành tựu của hình thức

kể chuyện mới và sự phân biệt nó với hình thức kể chuyện truyềnthống(Người ke chuyện) đã trở nên cần thiết và có the mang giá trị lí luậncao Càng cần thiết hơn nữa nếu theo dõi và khái quát được những nét độcđáo nghệ thuật của hình thức mới này trong mỗi trào lưu nghệ thuật, nhất làtrong phong cách nghệ thuật của cá nhân này hay cá nhân khác Theo ông “Nhân vật kê chuyện được sáng tạo không ngừng với tư cách là con người xãhội cụ thể và cá biệt Cho nên, hình thức nhân vật kể chuyện khá đa dạng vàkhông lặp lại Chúng có thể tạo ra những cái nhìn nghệ thuật khác nhau ởcùng một tác giả” [39, tr.43] “Nhân vật kể chuyện thường quan hệ với các

Trang 4

nhân vật khác trước hết với tư cách con người xã hội cụ thế và cá biệt Dovậy, sự kế của hình thức này có vẻ thực hơn, thấy được nhiều nỗi niềm hơncủa các nhân vật khác, đồng thời có thế bộc lộ thái độ của mình một cách cụthể, trực tiếp và phong phú đa dạng hơn” [39, tr.43- 44] Mặt cụ thể cá biệtcủa con người xã hội ở nhân vật kế chuyện còn đóng vai trò làm nền móngtoàn diện cho người nghệ sĩ ở trong đó Sự độc đáo của người nghệ sĩ ở đâytìm thấy trong các biểu hiện đặc trưng thuộc phong cách kể chuyện của nhânvật và bắt nguồn sâu xa từ cái nhìn nghệ thuật của chính nó “Mỗi nhân vật kếchuyện cụ thế- cá biệt, trong trường hợp tốt nhất, có thế tạo nên một cái nhìnnghệ thuật độc đáo Đen lượt mình, cái nhìn nghệ thuật lại được cụ thể hoá và

cá biệt hoá thành một chuỗi nối tiếp những điểm nhìn nghệ thuật Trong chuỗibao giờ cũng có điếm mở đầu, điếm tiếp diễn và điếm kết thúc” [39, tr.45].Chính vì thế, hình thức nhân vật kể chuyện tạo nên được cái nhìn nghệ thuậtuyển chuyển khá nhiều mặt, nhiều chiều đối với đời sống Chúng đã đem lại

sự sâu sắc, sinh động, xúc động và rất tiêu biểu cho sự khai thác nghệ thuậtloại này là của các nhà văn hiện đại Việt Nam và thế giới Như vậy, Nắng Mai

dã khu biệt rât rõ hai hình thức “Người kê chuyên” và ‘‘''Nhân vật kê chuyên” đồng thời chỉ ra ưu thế riêng của hình thức “Nhân vật kê chuyên

Có thể nói rằng, phần lớn các ý kiến đều thống nhất ở chỗ khẳng địnhngười kế chuyện hay nhân vật kế chuyện đều là người đứng ra kế lại câuchuyện, người môi giới giữa tác phấm với bạn đọc, đồng thời là người thaymặt tác giả phát biếu những tư tưởng, quan điếm của mình về cuộc sống.Người kê chuyện hay nhân vật kể chuyện chính là một trong những yếu tốquan trọng đê phân biệt tác phâm tự sự với tác phâm thơ, trữ tình và kịch

Tuy nhiên, vấn đề lí thuyết về người kể chuyện, nhân vật kể chuyện làkhá phức tạp nên giũa các ý kiến này vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất

Trang 5

Trong luận văn này chúng tôi nhất chí với quan điếm của Nắng Mai, ông khu

biệt rất rõ thành hai hình thức “Người kê chuyên” và “Nhân vật kê chuyện”.

Nhu vậy, các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong vàngoài nước chứng tỏ lý thuyết tự sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trongviệc nghiên cứu văn học Người kế chuyện và nhân vật kế chuyện là nhữngphưong diện không thể thiếu của lý thuyết này Tìm hiểu người kể chuyện haynhân vật kể chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu được phương diện chủ thể của tácphấm tự sự, hiếu tác phấm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn Trước đây, khi tìmhiếu tác phẩm tự sự ta thường chỉ quan tâm nghiên cứu thế giới được kế, thìbây giờ ta lại phải nghiên cứu cách kể của nhà văn Trước đây ta chỉ quan tâmđến nhân vật, đến điển hình nhân vật thì giờ đây ta còn phải xem xét nhà văn

đã hư cấu con đường tiếp cận nhân vật đó, đã kế nhân vật đó như thế nào

Người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong văn bản tự sự là mộthiện tượng lý thuyết phức tạp Trước đây, nếu có đề cập đến vấn đề này, thìngười ta thường đồng nhất nó với ngôi kể, thường chỉ quan tâm xem truyện

đó được kể theo “ngôi thứ nhất” hay “ngôi thứ ha” Sự thực thì ngôi kể chẳng

qua chỉ là một biêu hiện ngữ pháp mang tính ước lệ, sự khác biệt giữa hai loại

ngôi kế này về thực chất chỉ là ở mức độ bộc lộ và hàm ấn của người kế

chuyện hay nhân vật kể chuyện mà thôi Neu chỉ dừng lại ở đó, thì ta chưa thểnào khám phá hết nét riêng biệt, độc đáo làm nên sức hấp dẫn của hình thứcngười ke chuyện hay nhân vật kế chuyện Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứunày, luận văn sẽ xem xét người kê chuyện và nhân vật kê chuyện từ góc độđiểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu để từ đó khẳng định rằng người kể chuyện,nhân vật kế chuyện không chỉ đơn thuần là người kế, người dẫn dắt câuchuyện mà còn là người định giá tư tưởng thẩm mỹ Cũng qua đề tài này, luậnvăn sẽ khu biệt rõ hai hình thức người kể chuyện , nhân vật kể chuyện và chỉ

Trang 6

ra ưu thế riêng về những khả năng nghệ thuật của hình thức nhân vật kếchuyện.

1.2 Với việc nghiên cứu hình thức người kế chuyện, nhân vật kếchuyện ta có được một công cụ đế đi vào phân tích, khám phá tác phấm củanhững nhà văn cụ thế, lý giải được một trong những yếu tố làm nên nét đặcsắc trong phong cách nghệ thuật của họ Tác giả mà chúng tôi chọn đế nghiêncứu ở đây là Nguyễn Minh Châu, bởi trong những gương mặt tiêu biểu củavăn học Việt Nam thế kỷ XX ông nối lên như một hiện tượng đáng chú ỷ

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn, “người mở đường tỉnh anh”

cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 Ba mươi năm cầm bút,ông đã chiếm một vị trí không thê thay thế trong nền văn học Việt Nam hiệnđại Vì vậy việc nghiên cứu những khả năng nghệ thuật của hình thức nhânvật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chắc chắn có thêm

những căn cứ vừa khẳng định vừa bố sung cho khái niệm “Nhân vật kể chuyên”.

Theo dõi hành trình truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ta nhận thấy,truyện ngắn của ông lôi cuấn ta không phải bởi cốt truyện tình tiết li kỳ màbởi cách kể chuyện hấp dẫn, có duyên Chính vì thế tìm hiểu người kể chuyệnhay nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sẽ giúp ta lỷgiải thêm được phần nào tài năng nghệ thuật, lý giải được một trong nhữngyếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của NguyễnMinh Châu, đánh giá được khả năng tự sự mà ông mở ra cho văn xuôi ViệtNam hiện đại

1.3 Việc nghiên cứu hình thức “Nhân vật kê chuyên”, nắm vững những

khả năng nghệ thuật của nó, sẽ rất có ích cho việc vận dụng phân tích cáctruyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được chọn trong sách giáo khoa ngữ văn

Trang 7

trung học phố thông {Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuvền ngoài xa, Bức tranh )

Như vậy, đề tài “ ưu thế riêng của hình thức “nhân vật kế chuyện ” trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” mà chúng tôi nghiên cứu là một

đề tài vừa có cơ sở lí luận vừa có cơ sở thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua cơ sở lí luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan,cần làm nối bật ưu thế riêng của hình thức nhân vật kế chuyện so với hìnhthức người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Trước hết, luận văn tìm hiêu những công trình lí luận về các hình thức

kế chuyện, đặc biệt là hình thức “Nhân vật kê chuyện” xuất hiện sau hình thức

“Người kể chuyên” truyền thống.

- Các công trình nghiên cứu phê bình có liên hệ ít nhiều đến các hìnhthức kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

-Những truyện ngắn nối tiếng của Nguyễn minh Châu mang một tronghai hình thức kế chuyện trên

-Những truyện ngắn của ông được chọn học ở phố thông và đại học.-Trên cơ sở lí thuyết chung, đặc biệt là qua những truyện ngắn tiêu biểu

luận văn làm sáng tỏ ưu thế riêng của hình thức “Nhân vật kể chuyện''’ so với

hình thức “Người kê chuyện”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộsáng tác của Nguyễn Minh Châu mà chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn đểlàm sáng rõ ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện

Trang 8

- Chúng tôi tiến hành khảo sát truyện ngắn nối tiếng của ông ở các tập

truyện: Những vùng trời khác nhau( 1970); Người đàn hà trên chuyến tàu tốc hành( 1983); Bên ợwé(1985); Chiêc thuyên ngoài xa(1987); cỏ lau( 1989).

5 Phương pháp nghiên cửu

-Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu

-Phương pháp loại hình

-Phương pháp khái quát, tổng hợp

-Phương pháp tiếp cận đối tượng theo quan điếm hệ thống và so sánh hệ

thốngCác phương pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà kết họp hàihoà với nhau, bố sung cho nhau Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đếnphương pháp phân tích, so sánh,đối chiếu đế thấy được ưu thế riêng của hìnhthức nhân vật kể chuyện Vì vậy, đây chính là phương pháp quán xuyến toàn

bộ quá trình tiến hành luận văn

6 Dự kiến đóng góp mói

- Luận văn sẽ xác định nội hàm của khái niệm “Người kê chuyện’" và

“Nhân vật kể chuyên” một cách tương đối hệ thống để có thể sử dụng khái

niên này như một yếu tố cơ bản trong việc xem xét cấu trúc của tác phẩm tựsự

- Trong luận văn luận văn của chúng tôi, vấn đề nhân vật ke chuyệntrong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mới được khảo sát một cách hệthống và thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập so với hình thứcngười kể chuyện

Trang 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ HÌNH THỨC NHÂN VẬT KÉ CHUYỆN TRONG sự ĐỐI SÁNH VỚI HÌNH THỨC NGƯỜI KÉ

CHUYỆN 1.1 Khái niệm

Cũng như nhiều khái niệm lí luận khác, khái niệm “Nhân vật kê chuyện” và “Người kê chuyên” cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn

học thống nhất hoàn toàn Ngay trong tên gọi của nó cũng có những cáchkhác nhau: Có người gọi là “Nhân vật người kể chuyện” còn người khác gọi

là “Nhân vật kê chuyện” Trong luận văn này, chúng tôi khu biệt rõ thành hai

hình thức: “Nhân vật kể chuyên” và “Người kể chuyên”.

về mặt nội hàm khái niệm cũng có nhiều cách hiếu Nhà nghiên cứuTz.Todorov cho rằng người kế chuyện không chỉ là người kế mà còn là người

Trang 10

định giá: “Người kế chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thếgiói hư cấu Chính người kế chuyện là hiện thân của những khuynh hướngmang tính xét đoán và đánh giá” [23, tr.490] Theo Pospêlov thì : “Người trầnthuật là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và ngườinghe(người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [55,tr.88] W.Kayser lại cho rằng người trần thuật là một khái niệm mang tínhchất cực kỳ hình thức: “Người trần thuật- đó là một hình hài được sáng tạo ra,thuộc về toàn bộ chỉnh thế tác phấm văn học Ớ nghệ thuật kế chuyện, khôngbao giờ người trần thuật là vị tác giả đã hay chưa nối danh, nhưng là cái vai

mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [28, tr.245] Còn GS Phùng Văn Tửu lại chorằng: “Nói đến người kê chuyện là nói tới điểm nhìn được xác định trong hệ

đa phương không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn Người kêchuyện là ai, kế chuyện người khác hay ke chuyện chính bản thân mình,khoảng cách về không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đúng của người kểchuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được

kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu” [72, tr.205]

So sánh các quan niệm trên về người trần thuật, người kê chuyện tathấy họ vừa khác nhau, lại vừa thống nhất Neu Tz.Todorov chỉ thấy “Người

kể chuyện” là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu,W.Kayser lại cho “Người trần thuật” là một khái niệm mang tính chất cực kỳhình thức thì Pospêlov đã khái quát thấy và thừa nhận ở phía sau “Người trầnthuật” chính là tác giả Cùng thừa nhận tầm quan trọng của tác giả, trong khiPospêlov nhấn mạnh vai trò “Người môi giới”, người chứng kiến và cắtnghĩa các sự việc xảy ra thì Phùng Văn Tửu lại xoáy vào chồ đứng và điếmnhìn của người kể chuyện

Từ việc kế thừa , tống họp những định nghĩa trên có thể đi tới xác lập

khái niệm “Người kể chuyện” và “Nhân vật kể chuyên” thông qua sự phân

Trang 11

biệt nó với người kế chuyện, nhân vật kế chuyện trong thực tế đời sống vớicác nhân vật khác và với tác giả.

1.1.1 Nhân vật kế chuyện, người kế chuyện là những hình thức do nhà văn sáng tạo ra đế kế chuyện

Thứ nhất, người kể chuyện và nhân vật kể chuyện là sản phẩm của sự

sáng tạo nghệ thuật, do vậy nó khác với người kế chuyện, nhân vật kế chuyệntrong thực tế đời sống Neu người kể chuyện trong thực tế là những con người

cụ thể, hữu hình, có điệu bộ, cử chỉ, giọng nói xác định thì “người kểchuyện”, “nhân vật kế chuyện” trong văn bản nghệ thuật tự sự là tất cả cácyếu tố xác định đó, nhưng đã được nhà văn chuyển tải vào văn bản thông qua

hệ thống thi pháp của nghệ thuật Chính vì vậy, khác với người nghe-đốitượng của người kể chuyện thực tế, người đọc-đối tượng của người kể chuyệntrong văn bản nghệ thuật sẽ có điều kiện phát huy tối đa khả năng liên tưởng,tưởng tượng của mình, có khả năng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tácgiả thông qua người kể chuyện và nhân vật kể chuyện Khi tiếp xúc với vănbản, mỗi người đọc bằng vốn sống, vốn ngôn ngừ, hiếu biết riêng của mình cóthế hình dung ra câu chuyện theo cách riêng của mình Đối tượng của người

kê chuyện, nhân vật kê chuyện trong văn bản nghệ thuật vì thê không thụđộng mà chủ động tiếp nhận một cách sáng tạo

Thứ hai, diêm khác biệt giữa người kê chuyện, nhân vật kê chuyện

trong thực tế vói người kế chuyện, nhân vật kế chuyện trong văn bản nghệthuật là ở khả năng điêu chỉnh câu chuyện được kê Người kê chuyện, nhânvật kể chuyện thực tế hoàn toàn có khả năng điều chỉnh câu chuyện theo ýriêng của mình thì ngược lại người kế, nhân vật kế chuyện trong các văn bảnnghệ thuật không có được quyền đó cho dù phản ứng của người đọc với câuchuyện họ kể là như thế nào Những gì được kể ra trong văn bản nghệ thuật là

cố định, không thêm bớt hay sữa chữa được nữa

Trang 12

Thứ ha, điêm khác biệt giữa người kê chuyện thực tê với người kê

chuyện, nhân vật kê chuyện trong văn bản nghệ thuật là ở trình tự thời gian kêchuyện, cách sắp xếp câu chuyện được kể Nếu người kể chuyện thực tếthường kế theo tuần tự thời gian, theo trận tự tuyến tính đế người nghe tiệntheo dõi thì người kế chuyện, nhân vật kế chuyện trong văn bản nghệ thuật tự

sự lại có thế sử dụng lối kế đảo tuyến, đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tưonglai để làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể

Như vậy, “người kê chuyện” và “nhân vật kê chuyện” là sản phâm sángtạo của nhà văn nhằm thực hiện tư tưởng, dụng ỷ nghệ thuật đồng thời chuyếntải thông điệp mà nhà văn muốn hướng tới độc giả

1.1.2 Nhân vật kê chuyện, người kê chuyện là những chủ thế kê chuyện nhưng có quan hệ khác nhau vói các nhân vật khác trong tác phâm

Trước hết, người kể chuyện, nhân vật kể chuyện là người định giá tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm, là một “hình tượng thải í?ợ”(Chữ dùng của

Uspensky) Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, một cách nhìn, cách đánh giácủa người kế chuyện, nhân vật kế chuyện về cuộc sống Khi chúng ta tiếp xúcvới tác phấm văn học thì bên cạnh những sự kiện được thông báo chúng tacũng tìm thấy sự đánh giá, thái độ của người kế chuyện hay nhân vật kếchuyện Bất cứ truyện kể nào cũng khắc in cái nhìn, cách cảm thụ, phươngthức tư duy, năng lực trí tuệ và tư cách, tình cảm của người kê chuyện vànhân vật kê chuyện Như vậy, người kê chuyện và nhân vật kê chuyện đêu cóchức năng tố chức kết cấu tác phấm, tố chức ngôn ngữ của các nhân vật khác:

“Người kể chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của các nhân vật mà họnhắc tới phải lệ thuộc vào mình ngay cả khi người kế chuyện cho nhân vậtmột sự độc lập đầy đủ về mặt ngôn ngữ [34, tr.32] Người kể chuyện, nhânvật kể chuyện phải tìm được một cách tiếp cận nhân vật, kể về nhân vật sao

cho hấp dẫn nhất Trong Tập truyện Pêtecbua của Gôgôn, người kể chuyện

Trang 13

khi khắc hoạ nhân vật trung uý Piaragop đã đặt nhân vật vào những buối dạhội, những bữa ăn chiều tại nhà các vị cố vấn tam tứ phấm, những buối khiêu

vũ nhỏ đế làm nối bật căn bệnh giai cấp của nhân vật này

Thứ hai, việc sử dụng hình thức người kê chuyện hay nhân vật kê

chuyện trong tác phấm tuỳ thuộc vào động cơ, thái độ của tác giả:

Khi sử dụng hình thức nhân vật kể chuyện thì chủ thể kể có thể xuấthiện một cách tường minh trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật Nhânvật kế chuyện cũng như các nhân vật khác tham gia vào những sự kiện, biến

cố của cốt truyện và đứng cùng bình diện với các nhân vật khác Trong trườnghợp này người đọc dễ dàng nhận ra nhân vật kể chuyện thông qua những dấuhiệu như: tên tuổi, nghề nghiệp, dáng hình, cử chỉ, điệu bộ, tính cách Chẳng

hạn, bé Wòx\g(Nhừng ngàv thơ ấu của Nguyên Hồng); Thuần(7VỚ77g về hưu của Nguyễn Huy Thiệp); Quỳ(Người đàn hà trên chuyến tàu tốc hành của

Nguyễn Minh Châu)

Khi sử dụng hình thức người kể chuyện, chủ thể kể thường hàm ẩn,không có mặt trực tiếp trong tác phấm, không đứng cùng bình diện với các

nhân vật khác trong tác phẩm Chẳng hạn, người kể chuyện trong Chỉ phèo (Nam Cao); Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Giọt máu (Nguyễn Huy Thiệp) Nói

cách khác, ở hình thức người kể chuyện, chủ thể kể không có tên tuôi, hìnhdáng, nội tâm, tính cách

Chính vì nhân vật kê chuyện, người kê chuyện khác nhau như vậy, nênnhà văn trong quá trình sáng tác phải lựa chọn cho được một hình thức kêchuyện phù họp, đe bộc lộ rõ nét và sâu sắc nhất tư tưởng nghệ thuật và ý đồsáng tạo nghệ thuật của mình

1.1.3 Nhân vật kế thống nhất nhung không đồng nhất với tác giả

Trước hết, nhân vật kể chuyện chuyện thống nhất với tấc giả.Theo quan

điểm của một số nhà tự sự học thì nhân vật kể chuyện chỉ là một yếu tố hình

Trang 14

thức thuần tuý, hoàn toàn tách biệt vói tác giả thực tế R.Barthes cho rằng:

“Người kế chuyện và nhân vật của anh ta bản chất là những thực thế trên mặtgiấy, tác giả thực tế của văn bản không có điếm gì chung với người kếchuyện” [57, tr.487].Trên thực tế đây là những quan điếm cực đoan Không ai

có thế phủ nhận được giữa nhân vật kế chuyện và tác giả có mối quan hệ mậtthiết với nhau Bởi lẽ, hình thức nhân vật kế chuyện là sản phấm mà nhà vănsáng tạo ra Do vậy, ta vẫn có thế đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng câuchuyện kê cũng như qua chính câu chuyện mà nhân vật kê chuyện bộc lộ

trong quá trình kê Đọc “Lão Hạc ” của Nam Cao qua lời kê của nhân vật kê

chuyện ta cảm nhận được niềm đau đớn, cay đắng của tác giả trước thân phậncủa con người

Đặc biệt, qua các tác phẩm tự truyện, người đọc thấy rõ sự thống nhấtgiữa nhân vật kể chuyện và tác giả Bởi lẽ, tự truyện là một thể loại văn họcđặc biệt trong loại tự sự với đặc điểm là tác giả tự' viết về mình, lấy chínhcuộc đòi mình làm co sở cho sáng tạo nghệ thuật Do vậy, nhân vật kể chuyệntrong tác phấm tự sự ta thấy được khá rõ cái tôi của tác giả ngoài cuộc đời.Chang hạn, qua lời kế mộc mạc, chân tình của nhân vật Tôi trong bộ ba tự

truyện(77?ò'/ thơ âu, Kiêm sông, Những trường đại học của tôi) ta có thê hình

dung rất rõ cuộc đời cơ cực, gian khố và lỗ lực vươn tới đỉnh cao văn hoá củatác giả Gorki Như vậy, giữa người kê chuyện, nhân vật kê chuyện và tác giả

có những nét thống nhất với nhau nhưng ta cũng tuyệt đối không được đồngnhất là một Có thế lý giải điều này bằng những lý do sau:

Thứ nhất, tư tưởng của tác giả bao giờ cũng rộng hơn tư tưởng của

nhân vật kê chuyện Tư tưởng của tác giả được thê hiện trong toàn bộ tácphẩm, qua hệ thống các nhân vật chứ không chỉ thể hiện duy nhất ở nhân vật

kể chuyện Chẳng hạn, trong “Nhật kỷ người điên ” của Lỗ Tấn, nhận thức của

nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người điên mới chỉ là nhận thức cụ thể, trực

Trang 15

tiếp, cảm tính còn nhận thức của tác giả là nhận thức mang tính khái quát,tông họp Cái mà nhân vật kê chuyện xung Tôi gọi là “ăn thịt người” thì chỉ là

ăn thịt về xác thịt còn hàm ý của tác giả là cả ăn thịt về mặt tinh thần Những

kẻ trực tiếp ăn thịt người là: Ồng Triệu, ông cố Cửu, lão thầy thuốc nhưngsâu xa hơn đó là biếu tượng của chế độ phong kiến cố hủ, lạc hậu đương thời

Thứ hai, nhân vật kế chuyện không thế đồng nhất với tác giả bởi hình

kể chuyện này vừa có mặt chủ quan vừa có mặt khách quan Nhân vật kểchuyện không chỉ mang thái độ chủ quan của tác giả mà còn mang trong mìnhnội dung khách quan của thê giới được phản ánh Chăng hạn, qua nhân vật kê

chuyện trong các tác phâm: Điếu văn, Cái mặt không chơi được, Mua nhà, Những chuyên không muốn viết ta vừa thấy được bản thân nhà văn Nam

Cao vừa thấy được hình ảnh những người trí thức nghèo trong xã hội cũ

Thậm chí, trong những tác phẩm có tính chất tự' truyện thì giữa tác giảvới nhân vật kể chuyện vẫn có những nét khác nhau Mặc dù tác phẩm tựtruyện thường lấy chính cuộc đời tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng rõ ràngthế giới tồn tại của nhân vật kế chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật được

kế lại là hoàn toàn khác nhau về thời gian, không gian, khác nhau về cảm xúc,

tư tưởng Nhân vật kế chuyện chỉ có thế ý thức lại được thế giới kia chứkhông thể thâm nhập, can thiệp vào thế giới kia được, không thể làm lại được.Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà nhân vật kê chuyện kê lại trong tácphâm tự truyện có thê là của nhà văn nhưng đó là những hành động, tâm trạng

đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại mànhà văn đang viết Khoảng cách giừa cái xảy ra và những điều đang viết lại sẽ

không còn nguyên vẹn như nó có nữa Chăng hạn, trong tác phâm Người tình

của M.Duras đã kể lại câu truyện xảy ra trên một địa điểm đúng như nhũng gìtác giả đã trãi qua với những sự kiện khiến độc giả dễ đi đến kết luận nhân vật

kể chuyện là tác giả Nhưng thực tế không thể đồng nhất như vậy, bởi vì tù' lai

Trang 16

lịch cuộc đời đến hình tượng nhân vật kế chuyện đã là một quá trình sản xuấtlại, hư cấu, sáng tạo của nhà văn Do vậy, chúng ta chỉ xem đó là bóng dángchứ không phải là bản thân nhà văn Chính nữ văn sĩ M.Duras cũng khắngđịnh: “Câu chuyện về cuộc đời các bạn, cuộc đời tôi, không có hoặc đó là mộtvấn đề từ vựng Cuốn tiểu thuyết về cuộc đời tôi, cuộc đời chúng ta thì cóđấy, nhưng câu chuyện thì không có đâu Đó là sự trình bày thời gian qua đầu

óc tưởng tượng mà hơi thở đã có sự sống” [59, tr.457] Để chứng minh mộtcách rõ ràng hơn cho luận điếm này chúng ta có thế dừng lại ý kiến của nhà

nghiên cứu M.Butor trong cuốn “Luận đề về tiêu thuyết”: “Người kế chuyện

trong tiểu thuyết không phải là một ngôi thứ nhất thuần tuỷ Người đó chẳngbao giờ hoàn toàn là chính bản thân tác giả Không bao giờ nhập làm mộtRobinxon với Defoe, Marul với Proust Bản thân người kê chuyện là một hưcấu, nhưng giữa đám nhân vật tưởng tượng, tất cả dĩ nhiên đều ở ngôi thứ ba,

y là đại diện của tác giả Ta đừng quên rằng y cũng là đại diện của độc giả,nói chính xác ra là điểm nhìn mà tác giả mời bạn đọc đặt mình vào để đánhgiá, thưởng thức, rút ra bài học cho mình về một chuỗi sự kiện nào đấy” [59,tr.457]

Như vậy, ta có thế thấy rõ đằng sau câu chuyện của nhân vật kế chuyệnchúng ta đọc được một câu chuyện thứ hai nữa-câu chuyện của tác giả cùng

vê cái mà nhân vật kê chuyện đã kê.Từ sự phân tích trên ta có thê đưa ra kháiniệm nhân vật kế chuyện như sau:

Nhân vật kê chuyện: Đây là hình thức kế chuyện mới xuất hiện trong

văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX Đây là hình thức kể mà chủ thể kể thamgia trực tiếp vào tác phấm với một hình hài, vóc dáng, số phận cụ thế trongcâu chuyện được kể Nhân vật kể chuyện do vậy không chỉ là người dẫnchuyện mà còn là nhân vật chính hoặc phụ trong tác phẩm kể lại câu chuyện

về một người nào khác hoặc của chính bản thân mình Đây là hình thức kế

Trang 17

chuyện được phát huy nhiều trong nghệ thuật kế chuyện hiện đại bởi những

ưu thế của nó so với nghệ thuật kế chuyện truyền thống Nó tạo được sự chânthực, tin tưởng nơi người đọc vì những điều “mắt thấy tai nghe” Hình thứcnhân vật kế chuyện thường kế ở ngôi thứ nhất xưng Tôi hoặc Chúng Tôi vàđóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ quan điếm, tư tưởng của nhà văn,đồng thời tạo nên tính khách quan của truyện kế

1 2 Chức năng của nhân vật kể chuyện, ngưòi kể chuyện trong tác phẩm

tự sự

Như trên ta đã thấy, người kế chuyện và nhân vật kế chuyện là nhữnghình thức được nhà văn sáng tạo ra để kể chuyện, đế phục vụ cho việc gắn kếtgiừa nhà văn-tác phẩm-độc giả Do vậy, việc tác giả lựa chọn hình thức kểchuyện nào đế kế hoàn toàn không phải một sự ngẫu nhiên mà nó mang tínhquan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quảnhất Đây là lý do chính mà các nhà văn khi cầm bút đều cân nhắc rất kĩ khilựa chọn hình thức người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện.Ta hiểu vì sao

tác giả của những khúc ngâm như “Chinh phụ ngâm", “Cung oản ngâm” là

đàn ông nhưng chủ thể kể chuyện trong tác phẩm này lại là nữ Có lẽ chỉ cóthế người kế chuyện là nữ thì mới có thế nói được một cách sâu sắc, chânthực nhất tâm trạng của mình khi hạnh phúc bị chia ly, không trọn vẹn Giả sửnêu hai tác phâm này được kê dưới hình thức người kê chuyện theo diêm nhìncủa một người kê chuyện đứng từ bên ngoài thì tâm lý nhân vật có được mô tảchân thực, tinh tế như thế hay không? Hay đọc truyện ngắn của Trần ThuỳMai, một nhà văn nữ lại hay xuất hiện ở hình thức nhân vật kể chuyện xưngTôi là nam Phải chăng tác giả muốn đi vào miêu tả, khám phá bản chất phụ

nữ qua con mắt đàn ông? Hay phải chăng nhà văn nữ này muốn khám phá thếgiới bí ấn của đàn ông, muốn thử nghiệm những cảm xúc của đàn ông?

Trang 18

Như vậy, người kế chuyện hay nhân vật kế chuyện là cầu nối trunggian kết nối nhà văn-tác phấm-bạn đọc Do vậy, nghiên cứu chức năng người

kê chuyện và nhân vật kê chuyện ta cũng phải xem xét đến mối quan hệ này

1.2.1 Nhân vật kế chuyện, người kế chuyện với chức năng tố chức kết cấu tác phẩm

Mỗi tác phấm là một chỉnh thế nghệ thuật toàn vẹn, hoàn chỉnh vớinhiều khả năng kết cấu khác nhau và mỗi khả năng kết cấu chỉ thích hợp vớimột quá trình khái quát nghệ thuật của người nghệ sĩ Do đó, công việc củangười nghệ sĩ là phải làm sao tìm được một kết cấu hợp lỷ, tối ưu nhất đế thếhiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật của mình Ớ phương diện này, vai trò của người

kể chuyện, nhân vật kể chuyện là hết sức quan trọng Hai hình thức kể này cókhả năng tô chức kết cấu câu chuyện làm cho nó hấp dẫn và lôi cuấn ngườiđọc Vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm của người kể chuyện và nhân vật kểchuyện được thể hiện trên nhưng phương diện sau:

Thứ nhất, người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện là người tổ chức hệ

thống hình tượng nhân vật Do vậy hai hình thức này có thế tố chức các quan

hệ của nhân vật trong văn bản nghệ thuật theo nhiều hình thức: đối lập, đốichiếu, tương phản hoặc bố sung Chang hạn, trong quan hệ giữa Đôn Kihôtê

và Panxa (Xecvantex); giữa anh béo và anh gầy (Sêkhôp); giữa Thuỷ Kiều vàThuý Vân (Nguyễn Du) đều được chủ thể kể chuyện tổ chức theo lối này

Thứ hai, nhân vật kê chuyện, người kê chuyện có chức năng tô chức hệ

thống các sự kiện, liên kết chúng lại đế tạo thành truyện Người đọc sẽ tiếpxúc lần lượt với những tình huống, chi tiết trong tác phẩm thông qua cái nhìn,cách kế của người ke chuyện hay nhân vật kế chuyện Các tình huống, sự kiệntrong truyện được đưa ra trước hay sau, bằng cách nào đều tuỳ thuộc vào sựlựa chọn và tố chức của người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện nhằm phục

vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả Chẳng hạn, trong truyện ngắn Anh hùng bĩ

Trang 19

vận của Nguyễn Khải nhà văn đã chứng tỏ sự kết nối tài hoa và khéo léo của

hình thức người kế chuyện Tác phấm bao gồm nhiều câu chuyện khác nhau,

có vẻ như chang liên quan gì đến nhau: Đó là câu chuyện đáng buồn của một

xã đã từng lừng lẫy tiếng tăm về thành tích lao động nay khủng hoảng đi vàongõ cụt; đó là câu chuyện về cuộc đời một nhà văn có số phận lao đao, bấpbênh trong nền kinh tế thị trường; đó là câu chuyện về cuộc đời ông Cậy- chủmột gia đình đã từng làm ăn giàu có, phát đạt bây giờ thua lỗ, sa sút con cáiphải tha hưcmg khắp nơi Rõ ràng người kế chuyện tài tình, khéo léo đã kết lốicác sự kiện, câu chuyện riêng lẻ ấy thành một mạch truyện thống nhất đế làm

cấu truyện khác nhau: có truyện chỉ có một nhân vật kể chuyện và cũng chỉ kể

một câu chuyện ( Đồng hào có ma- Nguyễn Công Hoan); có truyện chỉ có một người kế chuyện nhưng kê nhiều câu chuyện khác nhau( Đất kinh kì-

Nguyễn Khải); có truyện nhiều người kể chuyện cùng kể về một câu chuyện (

Khách ở quê ra- Nguyễn Minh Châu) ; có truyện trong đó nhiều người kể chuyện và kế nhiều câu chuyện khác nhau ( Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành- Nguyễn Minh Châu).

Thứ ba, người kê chuyện hay nhân vật kê chuyện còn là người tô chức

kết cấu tác phẩm nghệ thuật Đó là việc sắp xếp bố cục trần thuật sao cho họp

lí và thế hiện đúng ỷ đồ tác giả Chúng ta hiếu vì sao Nam Cao lựa chọn miêu

tả tiếng chửi của Chí Phèo ngay khi bắt đầu câu chuyện chứ không phải làmiêu tả quãng thời thơ ấu của Chí Phèo Sở dĩ có sự đảo ngược trình tự thờigian ấy là vì người kể chuyện muốn cho chúng ta thấy hành trình trở lại làm

Trang 20

người của một con quỷ dữ chứ không muốn diễn tả quá trình trở thành quỷ dữcủa một người nông dân lương thiện Khả năng tố chức kết cấu của người kếchuyện và nhân vật kế chuyện còn thế hiện ở việc lựa chọn, kết hợp các thành

phần trần thuật Chẳng hạn trong tiểu thuyết Lão Gỏriô của Banzac, người kể

chuyện không chỉ sử dụng những lời kế thuần tuý mà còn xen lẫn rất nhiều lờimiêu tả Đoạn miêu tả quang cảnh quán trọ của bà Vônke độc giả thấy được

sự ảm đạm, buồn tẻ, ghê tởm của một nơi tối tăm, ẩm thấp, nghèo nàn và ôhợp mà một ông già đã từng nắm trong tay rất nhiều của cải, tiền bạc phảisống, phải thuê trọ Miêu tả một quán trọ như thế tác giả muốn đối lập vớicảnh sống xa hoa, sang trọng trong gia đình của hai cô con gái lão Gôriô.Người kể chuyện ở đây muốn phơi bày bản chất ích kỉ, vụ lợi, vô ơn và bấthiếu của con người trong xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX

Thứ tư, nhân vật kể chuyện và người kể chuyện còn tổ chức các điểm nhìn trong tác phấm Chẳng hạn trong tác phấm Chí Phèo của Nam Cao,

điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi rất linh hoạt: Lúc thì là điểm nhìn của ChíPhèo, lúc lại là điếm nhìn của người dân làng Vũ Đại, có lúc lại là điếm nhìncủa người kế chuyện Việc thay đối linh hoạt với nhiều điếm nhìn khác nhaunhư thế giúp câu chuyện được kế có được tính khách quan nhiều chiều Nhàvăn có thể đi sâu khai thác được cả nhân vật, cả người kể chuyện, cả nhân vật

kế chuyện và người tiếp nhận câu chuyện

Tóm lại, nhân vật kế chuyện và người kế chuyện có vai trò rất lớn trong

việc tố chức kết cấu tác phấm Viện sĩ TimoLiev khắng định : “Hình tượngnày có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm, các biến

cố xảy ra, cách đánh giá các nhân vật và biến cố đều xuất phát từ cá nhânngười kể chuyện [34, tr 44]

1.2.2 Nhân vật kế chuyện, người kế chuyện với chức năng dẫn dắt, định hướng người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật

Trang 21

M Gorki đã từng khăng định: “Trong tiêu thuyêt, những con ngườiđược tác giả thế hiện đều hành động vói sự giúp đõ của tác giả; tác giả luônbên cạnh họ, tác giả mách cho người đọc hiếu rõ cần phải hiếu như thế nào,giải thích cho người đọc hiếu những ý nghĩa thầm kín, những động C0' bí ấn ởphía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả” [58, tr.l 17] “Tácgiả” mà Gorki nói đến ở đây chính là người kế chuyện Bởi tác giả là ngườisáng tạo ra tác phẩm nhưng tác giả không bao giờ xuất hiện trực tiếp trong tácphâm đó mà lại hư câu ra người kê chuyện, nhân vật kê chuyện đê thay mặtmình dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giói nghệ thuật của tác phấm.

Trước hết nhân vật kể chuyện, người kể chuyện là người môi giới, gợi

mở, dẫn dắt giúp người đọc tiếp cận với thế giới nhân vật, hiểu được bản chấtcủa nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với người đọc Chang hạn,

trong Anna Karênina ( Lép Tônxtôi), người kể chuyện đã vừa kể, vừa tả, vừa

giải thích, bình luận giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Anna Mặc dùtrong quan niệm của xã hội thượng lưu phong kiến Anna là người phụ nữ sađoạ, đáng lên án nhưng trong cái nhìn của người kê chuyện nàng là một phụ

nữ “đáng thương chứ không đáng tội”, một phụ nữ đáng tôn trọng Đe ngườiđọc hiếu thêm về Anna, người kế chuyện đã miêu tả nàng qua cái nhìn củanhiều nhân vật khác: Đối với Lêvin thì “Anna là người đàn bà tế nhị, cởi mở Ngoài cái thông minh, duyên dáng, sắc đẹp nàng còn là người thắng thắnnữa” Đối với nữ công tước Miaccaia thì “Anna đã làm cái điều mà tất cảnhững người đàn bà, trừ tôi ra, đều làm vụng trộm Chị ấy không muốn lừadối và đã xử sự tốt” Chủ thể kể chuyện cứ dẫn dắt, gợi mở và truyền đến chongười đọc một sự cảm thông đối với số phận của Anna

Thứ hai, không chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn, sâu hơn về nhân vật mà

người kể chuyện, nhân vật kể chuyện còn hướng người đọc cùng suy ngẫm,chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm, những suy nghĩ của mình về

Trang 22

cuộc đời Chăng hạn, đọc Chiêc ảo khoác của Gôgôn, qua lời kê của chủ thê

kế chuyện vừa mai mỉa vừa thương cảm người đọc cảm thấy xót xa cho thânphận nhỏ bé của người viên chức trong bộ máy quan liêu của nước Nga Hìnhảnh chiếc áo khoác đã trở thành món ăn tinh thần, nó đã làm thay đồi cuộcsống của bác Akaki Akakievits nó làm cho “ Cuộc sống của bác có phần đầy

đủ hơn Bác trở lên lanh lợi hơn, cương quyết hơn” Chỉ một ước mơ rất nhỏ

bé cũng đủ soi sáng phần đời còn lại của con người tội nghiệp này

Thứ ha, trong nhiều trường hợp khác nhân vật kế chuyện, người kế

chuyện còn tiến hành đối thoại, tranh luận với người đọc đế cùng nhau tìmkiếm, khám phá chân lí cuộc sống Trong các tác phẩm được sáng tác trongthời kì đương đại như tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, BảoNinh ; các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ DuyAnh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Minh Châu là những ví dụ rất tiêu biếu Trongtruyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhân vật kể chuyện, người kể chuyệnthường kể những chuyện phi lí, phản logíc, trái ngược với lịch sử, hoặc đưavào trong câu chuyện của mình kế những chi tiết mâu thuẫn với nhau, vênhnhau một cách lộ liễu đế kích thích sự phản ứng của người đọc, trọc tức ngườiđọc, buộc người đọc phải lên tiếng, đối thoại đế rồi tự chiêm nghiệm, nhìn

nhận lại và tìm ra chân lí thực sự Chẳng hạn, trong Kiếm sắc, Đặng Phú Lân

đã bị Gia Long chém chết bằng chính thanh bảo kiếm của mình Nhưng sau

đó chủ thê kế chuyện lại điềm nhiên kế: “ Lân và Hoa trốn lên Đà Bắc, giảlàm người Mường, về sau lập trại sinh con ở đấy trở thành tố phụ của ôngỌuách Ngọc Minh” Ở đây chủ thể kể chuyện đã đẩy người đọc vào nhữngtình huống hồn độn, buộc người đọc không thế tin cậy hoàn toàn vào nhữnglời anh ta kể mà phải tìm tòi để đưa ra cách kiến giải của riêng mình

1.2.3 Nhân vật kế chuyện thay mặt tác giả phát biếu những quan niệm về cuộc sổng, nghệ thuật

Trang 23

Mỗi nhà văn đến với văn học nghệ thuật với những động cơ và mụcđích khác nhau nhưng tất cả họ đều gặp nhau ở một điếm là đều mong muốnthế hiện một quan niệm , một thái độ, một tư tưởng về cuộc sống và conngười Tuy nhiên khác các nhà tư tưởng, các nhà văn không trực tiếp bày tỏchính kiến của mình bằng những lời phát biêu trực tiếp mà trình bày một cáchnghệ thuật thông qua các hình thức nghệ thuật do mình hư cấu nên, trong đó

có hình thức nhân vật kể chuyện

Thứ nhất, qua nhân vật kế chuyện ta phần nào thấy được tư tưởng, quan niệm sống của nhà văn Chang hạn, trong tập Giamalia- Truyện núi đồi và thảo nguyên, qua thái độ, quan niệm của nhân vật kể chuyện ta thấy được tư

tưởng của nhà văn Aimatốp Trước hết đó là thái độ phê phán quyết liệt đốivới những hủ tục lạc hậu của lối sống gia trưởng, coi thường phụ nữ, coi

“hạnh phúc của người phụ nữ chỉ là sinh con đẻ cái, trong nhà dư dật” Gắnthái độ lên án những hủ tục đó, nhân vật kể chuyện còn bày tỏ một sự nângniu, trân trọng, thông cảm đối với người phụ nữ Nhân vật kể chuyện trong

truyện ngắn Giamalia đã bày tỏ một cách trực tiếp tình cảm của mình đối với

chị dâu, đã ca ngơi vẻ đẹp của chị, đồng cảm với việc chị dám vượt lên cuộcsống, dám bước qua những tập tục quái gở đế tìm hạnh phúc chân chính, đíchthực của mình Dù cho dân bản coi Giamalia là kẻ phản bội thì nhân vật kểchuyện vẫn khắng định: “Có một mình tôi không chê trách Giamalia Tôikhông phản bội chân lí, chân lí của cuộc sống, chân lí của hai người đó” Sựđồng tình của nhân vật kế chuyện xưngTôi với tình yêu của Giamalia cũngchính là tấm lòng nhân đạo của tác giả, tư tưởng tiến bộ của Aimatốp Trong

Co hương, nhân vật kế chuyện thế hiện thái độ đau buồn vì xã hội thối nát đã

làm vẩn đục tình cảm con người, tạo nên một bức tường ngăn cách giữa ngườivới người: “Tôi đã lớn tiếng yêu cầu xoá bỏ sự ngăn cách người lao động với

trí thức, đạp đố bức tường do chế độ phong kiến dựng lên” Trong Nhật kỉ

Trang 24

người điên, nhân vật kê chuyện đã phê phán những kê ăn thịt người, đã kêu

gọi xã hội hãy cứu lấy trẻ em Tư tưởng đó trước hết là của nhân vật kếchuyện nhưng đó cũng chính là tư tưởng, thái độ của Lỗ Tấn trước thực tại xãhhội đương thời

Thứ hai, không chỉ quan niệm về cuộc sống qua nhân vật kế chuyện ta

còn thấy quan niệm về văn chương nghệ thuật của nhà văn Đọc truyện ngắncủa Nam Cao, nếu ta tập hợp những suy nghĩ của nhân vật kể chuyện lại thì

có thế thấy được quan niên văn chương tương đối hoàn chỉnh, hệ thống vànhất quán của nhà văn Chang hạn, đó là quan niệm coi trong vai trò của nhàvăn trong sáng tạo nghệ thuật: “Nhà văn phải biết dùng những câu chuyện

chẳng có gì để nói những cái sâu sầc”(Nhỏ nhen) Cũng có khi, Nam Cao

thông qua nhân vật kế chuyện chế giễu những nhà văn a dua, chạy theo mốt

thời thưọng, “Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi âầo”(Những chuyyện không muốn viết) Hay qua nhân vật Thuần-nhân vật kể chuyện trong Tướng

về hưu, Nguyễn Huy Thiệp đã nói lên được cảm nhận của mình về bản chất

của sự sáng tạo nghệ thuật: “Thuần cứ mơ hồ cảm thấy những nghệ sĩ tráctuyệt là những con người cô đơn khủng khiếp”

Từ những minh chứng trên có thế thấy, nhân vật kế chuyện là nhân tốtích cực trong việc tổ chức tác phẩm; dẫn dắt, định hướng và khơi gợi khảnăng đối thoại, tranh luận của người đọc Ngoài ra, hình thức này còn là mộtđiếm tựa đê tác giả bộc lộ những quan điếm của mình về cuộc sống, nghệthuật

1.3 Các tiêu chí để nhận diện nhân vật kể chuyện, người kể chuyện

1.3.1 Điếm nhìn kế chuyện

Nói đến người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện trước hết ta phải nói

tới điểm nhìn của anh ta Chính vì vậy, xung quanh khái niệm “ điểm nhìn” có

rất nhiều các nhà nghiên cứu bàn tới Từ đầu thế kỉ XTX, nhà văn Anna

Trang 25

Barbauld là người đầu tiên đề xuất vấn đề điếm nhìn và đến cuối thế kỉ XIXvấn đề này được Henry James và F Schlegel trình bày cụ thế hơn Sang đầuthế kỉ XX hàng loạt các nhà nghiên cứu : K Friedeman (1910), FercyLubbock (1921) và E.M Poste (1927) lại tiếp tục đề cập đến điếm nhìn trongtiếu thuyết hiện đại Từ những năm 20 trở đi, điếm nhìn trở thành một trongnhững tiêu điếm của nghiên cứu văn học Các tác giả như: Tz Todorốp, BTômasepxki, M.Bakhtin, V.Vinôgrađốp trong các công trình nghiên cứuđều bàn đến điếm nhìn trong văn bản nghệ thuật Vì vậy điếm nhìn là vấn đềthen chốt của kết cấu văn bản trần thuật, là vấn đề quan hệ giữa nhân vật kếchuyện, người kể chuyện với cái được kể Nhà nghiên cứu Pospelov trong

Dan luận nghiên cứu văn học nhấn mạnh: “ Trong tác phẩm tự sự, điều quan

trọng là điếm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”[55, tr.90] M.Bakhtin đã xem điểm nhìn như là “Cái lập trường mà xuất phát

từ đó câu chuyện được kể, hình tượng được miêu tả hay sự việc được thông

báo” [4, tr.86] Trong Lí luận văn học các nhà lí luận cho rằng: “Nghệ sĩ

không thế miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống được nếu không xácđịnh cho mình một điếm nhìn đối với các sự vật, hiện tượng: Nhìn từ góc độnào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào Điếmnhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật”

[48, tr.310] Nguyễn Thái Hoà trong Những vẩn đề thỉ pháp của truyện cũng

rất chú trọng đến vấn đề điếm nhìn và tác giả khắng định điếm nhìn: “ Khôngphải là lập trường xã hội mà là toạ độ thời gian được lựa chọn cho hành động

kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện” [25,

tr 122]

Những ý kiến trên tuy có những điểm khác nhau nhưng hầu như đềuthống nhất ở chỗ, xem điểm nhìn của người kể chuyện, nhân vật kể chuyệnchính là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù họp với cách nhìn,

Trang 26

cách cảm thụ thế giới của anh ta Nói tới điếm nhìn của nhân vật kế chuyện,người kế chuyện ta thường nói tới mấy loại điếm nhìn sau:

Thứ nhất là điếm nhìn biết hết, đây là loại trần thuật đặc biệt phô biến

trong văn học, xuất hiện từ những sử thi cố đại cho tới những sáng tác vănhọc hiện đại ngày nay Hình thức trần thuật này người kế chuyện là ngườithông tuệ, có khả năng am hiếu hoàn toàn về thế giới mình kế, am hiếu cảhành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong của nhân vật Người kể chuyệnluôn biết nhiều hơn và nói nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong tác phẩm.Người kế chuyện giống như một vị thần có khả năng thấy được nhân vật làm,nghe được nhân vật nói, hiểu được mọi điều nhân vật nghĩ, theo dõi đầy đủnhững bước đường, những đoạn ngoặt rẽ của nhân vật Với cái nhìn thôngsuốt đó, người kế chuyện kế lại mọi việc với một thái độ khách quan, trungtính: “ Năm Đinh Hợi, niên hiệu Vĩnh Lạc, khi đại quân bình định Giao Chỉ,viên đầu mục là Ngô Miễn gieo mình xuống sông tụ' vẫn; vào thời Lí , An

Nam có Lê Phụng Hiểu, người Thanh Hoá, sinh ra đã to lớn lạ thường” ( Nam Ông mộc lục - Hồ Nguyên Trừng).

Các nhà văn hiện đại cũng sử dụng hình thức người kế chuyện theođiếm nhìn biết hết nhưng đã có những ưu thế hơn so với các nhà văn trungcận đại Người kể chuyện ngoài nhiệm vụ chính là kể còn xen vào đó một đôi

lời nhận xét, đánh giá Chăng hạn, Lep Tônxtôi trong tác phâm Cái chêt của Ivan Ilich cũng đã sử dụng hình thức kế chuyện này Trong thư gửi con gái

ông đã nhấn mạnh “Cần phải viết từ điếm nhìn biết hết của ngôi thứ ba, nếukhông sẽ bị lúng túng” [31, tr 168] Thực tế đọc tác phẩm này, độc giả khôngthấy người kế chuyện xuất đầu lộ diện, anh ta dường như đứng lên trên tất cảnhững mối quan hệ của nhân vật để ghi lại một cách tỉ mỉ, chi tiết về nhữngbuồn vui, sướng khổ, suy tư của Tvan Tlich Ket thúc tác phấm người kể

Trang 27

chuyện bày tỏ sự đánh giá của mình: “Câu chuyện về cuộc đời của Ivan Ilich

là một câu chuyện đơn giản, bình thường nhất và khủng khiếp nhất”

Thứ hai là đỉêm nhìn hên ngoài, trong hình thức này, người kê chuyện

hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kế lại, anh ta chỉ là người ngoài cuộc vàchỉ có thế kế về những hành động, lời nói thế hiện ra bên ngoài của nhân vậtchứ không có khả năng am hiếu đời sống nội tâm bên trong của nhân vật Sựtham gia của người kể chuyện vào câu chuyện là rất nhỏ Anh ta chỉ thuần tuỷ

là người quan sát và ghi lại cuộc đối thoại của các nhân vật chứ ít có lời giảithích, bình luận nào Nhân vật hoạt động trước mặt mà người kế chuyệnkhông bao giờ biết được tư tưởng và tình cảm của họ Đọc truyện ngắn của

Nam Cao: Nghèo; Cái chết của con mực; Mua danh; Đôi móng giò tác giả

đã tạo cho mình một điếm nhìn bên ngoài độc đáo Người kê chuyện của NamCao đôi khi tỏ ra khách quan, lạnh lùng đối với sự thật được kể- một sự thậttrần trụi, xót xa và chỉ bày tỏ thái độ của mình khi nào thực sự cần thiết

Trong truyện ngắn Nghèo người kể chuyện hoàn toàn khách quan miêu tả cụ

thế từng hành động của anh Đĩ Chuột, từ việc buộc dây thừng cho đến việccho dây vào cổ để chết Thế nhưng, trong những lời kể khách quan, lạnh lùng

ấy ta vẫn thấy thấp thoáng một tiếng nói thương cảm dành cho nhân vật: “Anh Đĩ Chuột rít hai hàm răng lại Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văngxuống đất Cái tròng rút mạnh lại Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con

gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lunglay” [8, tr.10] Nhân vật hoạt động trước mắt mà người kế chuyện không baogiờ biết được tư tưởng và tình cảm của chúng: “Nó tối tăm như một câu đố”

[25, tr.208] Trong truyện Mười một người con trai của Kafka, người kê

chuyện quan sát và kể lại những điều mắt mình thấy chứ không bày tỏ thái độchủ quan gì, nếu có thì cũng chỉ là những chi tiết rất nhỏ: “Thực ra tôi hạnhphúc vì có được đứa con như thế”, “Mặc dù tự' hào về mười một người con

Trang 28

như vậy, nhưng tôi vẫn muốn giữ kín nó” Những lời bình luận, đánh giá hiếmhoi này không đủ đế ta hiếu gì về thái độ người kế chuyện Có lẽ chính vềđiếm nhìn bên ngoài này mà đọc truyện Kafka ta thường có cảm giác người

kế chuyện rất mờ nhạt và dường như vắng bóng

Thứ ha là hình thức điềm nhìn bên trong, chủ thê kê chuyện hạn chê

điểm nhìn tự sự của mình vào điểm nhìn nhân vật Tức là chủ thể kể chuyệnthâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt củanhân vật Với diêm nhìn này, chủ thê kê chuyện có khả năng thâm nhập sâuvào đời sống nội tâm của nhân vật, có thế biết được nhân vật nghĩ gì, sự hiếubiết của chủ thể kể chuyện bằng với sự hiểu biết của nhân vật Chủ thể kểchuyện theo điểm nhìn bên trong thường có hai dạng biểu hiện cơ bản:

Dạng biếu hiện thứ nhất là nhân vật kế chuyện xưng Tôi tự thú nhận,quan sát, bộc bạch chuyện của mình, kể về những cảm xúc, tâm trạng mà

mình đã nếm trải Đọc những truyện ngắn: Cải mặt không chơi được; Những chuyên không muốn viết; Mua nhà của Nam Cao ta thấy đây là những truyện

với hình thức nhân vật kể chuyện nhưng không phải để kể việc mà là để giãibày tâm sự ngốn ngang, phức tạp của người trí thức

Chẳng hạn, trong Mua nhà, thái độ của nhân vật kế chuyện được bộc

bạch một cách mạnh dạn và thẳng thắn Đầu tiên là thái độ ăn năn, hối tiếc vềviệc làm của mình: “Tôi ác quá! Tôi ác quá!” Nhưng xem xét kĩ lường hơn,anh ta lại thấy: nếu mình không mua ngôi nhà ấy thì sẽ có người khác mua.Nên suy cho cùng “hạnh phúc chỉ là một cái chăn hẹp Người này co thì ngườikia bị hở, giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt hại đến ai” [8,

tr.289].Tương tự như vậy, truyện Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ ta bắt gặp

nhân vật kể chuyện xưng Tôi đang giãi bày về tâm trạng đợi chờ người yêumột cách tuyệt vọng của mình Điểm nhìn bên trong được tác giả khai tháctriệt để nhằm phô bày, bộc bạch những gì sâu thẳm nhất, kín đáo nhất bên

Trang 29

trong tâm hồn: những đam mê và rụt rè; những hạnh phúc và đau khố; những

hy vọng và thất vọng; những hành động có ỷ thức và cả những ám ảnh vôthức của nhân vật Tôi Người đọc cũng như bị lôi cuấn vào trong những đợtsóng tình cảm của nhân vật Chính bằng việc sử dụng điếm nhìn bên trong củanhân vật Tôi, chủ thế kế chuyện đã tạo nên ở người đọc niềm tin về tính chânthật của câu chuyện vì họ cứ nghĩ đây là lời thú nhận của chính người trongcuộc

Dạng biêu hiện nữa của người kê chuyện, nhân vật kê chuyện theodiêm nhìn bên trong là chủ thê kê đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại

tựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể Chẳng hạn, truyện ngắn Chí Phèo

được quán xuyến bởi người kể chuyện ở ngôi thứ ba Ớ điểm nhìn này, đầutiên người kế chuyện kế một cách khách quan về hành động say rượu của ChíPhèo: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giò' cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi” [8,tr.12] Nhưng ngay sau đó, điểm nhìn đã có sự thay đổi Từ điểm nhìn người

kể chuyện ngôi thứ ba, điển nhìn được chuyển cho nhân vật kể chuyện, nhânvật tự bộc lộ: “Bắt đầu chửi trời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồihắn chửi đời Thế cũng chang sao: Đời là tất cả nhưng cũng chắng là ai Tứcmình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại(Điếm nhìn Chí Phèo-Nhân vật kếchuyện) Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra !” Không

ai lên tiếng cả(Điếm nhìn người kế chuyện) Tức thật! Ô thế này thì tứcthật!(Điêm nhìn Chí Phèo-Nhân vật kê chuyện) [8, tr.12]

Sự phân biệt trên đây chỉ hoàn toàn có ý nghĩa tương đối Hầu nhưkhông có tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn bên trong hoặc bên ngoài

từ đầu đến cuối mà thông thường các tác giả thường phối hợp các điếm nhìnvới nhau,đặc biệt là các nhà văn hiện đại sau này vấn đề là ở tác phẩm nàythì điểm nhìn bên trong đóng vai trò chủ đạo còn ở tác phẩm kia lại là điểmnhìn bên ngoài hay điếm nhìn biết hết

Trang 30

1.3.2 Giọng điệu kế chuyện

Trong nghệ thuật tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng,giọng điệu là một yếu tố quan trọng bên cạnh điếm nhìn Mỗi tác phẩm, tácgiả đều có những giọng điệu đặc trung, nếu thiếu giọng điệu ấy thì tác giảcũng nhu tác phấm sẽ trở nên mò’ nhạt và thiếu bản sắc

Trong đời sống hàng ngày, giọng điệu đuợc hiếu là giọng nói, lời nói biểu thị một thái độ của người nói: Khi vui giọng điệu thường vang, rõ; khibuồn giọng điệu thường lắng xuống, thấp xuống

Giọng điệu trong văn học là hiện tượng “ Siêu ngôn ngữ vãn học’’’ được

thể hiện ở ngôn ngữ và điểm nhìn của chủ thể kể chuyện đối với cái được kể.Giọng điệu văn học bắt nguồn và có liên quan mật thiết với giọng điệu đờisống Giọng điệu văn học biếu hiện cảm xúc, tư thế của người nghệ sĩ Đenhận diện người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự, takhông thể không căn cứ vào giọng điệu kể chuyện

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giọng điệu Từ điển thuật ngữ vãn học quan niệm giọng điệu nghệ thuật là: “ Thái độ, tình cảm, lập trường

tư tưởng, đạo đức của người kế chuyện thế hiện trong lời văn quy định cáchxưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân xơ,thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm Giọng điệu phản ánh lậptrường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thấm mĩ của tác giả, có vai trò rấtlớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngườiđọc Giọng điệu là một phạm trù thâm 1Ĩ1Ĩ của tác phâm văn học [52, tr.l 12]

Nguyễn Thái Hoà trong Những vẩn đề thi pháp của truyện đà khắng

định: “ Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thế và hiện thực khách quanthể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánhgiá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn tù’ trong những tình huống cụ thể” [25,tr.l 54]

Trang 31

Trong Dan luận nghiên cứu vãn học N Pospelov còn gọi giọng điệu là

“ Các kiêu cách dùng đê kê câu chuyện” [55, tr.89] của nhà văn

Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật Nó thống nhất với toàn bộchỉnh thế trong tư cách là một yếu tố của các sinh thế nghệ thuật toàn vẹn.Giọng điệu vừa mang nội dung vừa khái quát nghệ thuật và phối hợp với đốitượng mà nó thế hiện Bới vậy đế xác định giọng điệu của một nhà văn, chúng

ta căn cứ vào đối tượng thế hiện, vào sự lặp lại của yếu tố hình thức Khi bàn

về vấn đề giọng điệu trong văn chương Khrapchenko nhận định: “ Đe tài, tưtưởng, hình tượng chỉ được thế hiện trong môi trường và giọng điệu nhấtđịnh Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữtình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là dặc trưng của tác phẩmvăn học với tư cách là một thế thống nhất hoàn chỉnh” [31, tr 167-168]

Nhìn chung, giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sángtạo của nhà văn Cũng giống như điểm nhìn, giọng điệu là một trong nhữngnhân tố khiến nhà văn phải cân nhắc nhiều nhất trứớc khi viết ra tác phấm.Giọng điệu tạo ra bản sắc riêng, độc đáo cho nhà văn Neu nhà văn không cógiọng điệu riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả

Có rất nhiều giọng điệu khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau:Neu chia theo sắc thái tình cảm ta có giọng trang trọng hay thân mật; mạnh

mẽ hay yếu ớt; tha thiết hay gay gắt Neu chia theo loại tình cảm ta có giọng

bi hay hài; trữ tình hay châm biếm Neu chia theo khuynh hướng tình cảm talại có giọng thương cảm hay lên án; phê phán hay ca ngợi

Các bình diện trên đây không tách rời nhau, không đứng độc lập với nhau màxen lẫn nhau, hoà quyện với nhau Vì thế giọng điệu kế chuyện của tác phẩm

có thể hết sức đa dạng, phức tạp Ớ đây tôi chỉ điểm qua một số giọng điệuquen thuộc mà ta thường gặp:

Trang 32

Trước hết là giọng điệu kê chuvện trải nghiêm da diết Giọng điệu này

thường được các nhà văn sử dụng đế góp phần làm cho câu chuyện thêm phầnsâu sắc, chân thực hơn Người kế chuyện và nhân vật kế chuyện trong truyệnngắn sau 1975 của Nguyễn Khải thường kế chuyện bằng giọng điệu trải

nghiệm da diết Chang hạn, trong truyện Hai Ông già ở Đồng Tháp Mười, từ

cuộc đời thăng trầm chìm nối của hai ông già, chủ thế kế chuyện đã khái quát

về cái được mất của đời người: “ Tới lúc bị đẩy xuống vực mới biết thế nàocái mặn chát của một kiếp người khắc nghiệt đến cùng nhưng không phảikhông có cái bao dung Mỗi lần bưng bát cơm, nước mắt lại muốn ứa ra vì cáikhắc nghiệt của đời người cũng có mà cái bao dung đời người cũng có” Hay

xuyên suốt truyện ngắn Cải thời lãng mạn là những suy tư của chủ the kể

chuyện về những sai lầm ấu trĩ mà bản thân mình đã từng nếm trải: “ Mới biếtthời thế đã đối thay một đời người ngắn ngủi Đã ngắn lại còn những giấcmộng hão huyền, những tham vọng vớ vẩn, những việc làm vô ích và buồncười”

Chính bằng giọng điệu trải nghiệm cá nhân chứa đầy những nồi niềmsuy tư, người kể chuyện và nhân vật kể chuyện như kéo người đọc lại gần đểtâm sự, giãi bày Mỗi người đọc dường như cũng tìm được sự đồng điệu bởinhững cảnh ngộ, tâm trạng mà chủ thể kể chuyện đã nếm trải Chính vì vậymối quan hệ giữa người kế chuyện, nhân vật kế chuyện và độc giả trở nênbình đăng hơn, dân chủ hơn

Thứ hai là giọng triết lí, suy ngẫm Chang hạn đọc truyện ngắn của

Sêkhốp, ta thấy giọng điệu này đóng vai trò chủ đạo Chủ thể kể chuyệnthường hướng cái nhìn của mình tới những con người bình thường trong cuộcsống bình thường Thông qua những câu chuyện tưởng chừng vụn vặt ấy, chủthể kể chuyện đã suy ngẫm và khám phá ra tính bi kịch vĩnh cửu của đờisống, đã triết lí về những vấn đề to lớn của nhân sinh Cụ thể đó là triết lí về

Trang 33

nỗi khố ở đời: “ Không kiếm đủ cơm ăn, cái khô cũng do đấy mà ra Mộtngười mà cả người cả ngựa đều no bụng thì chang có điều gì làm cho người

đó lo nghĩ” ( Nỗi nhớ) Đó có thế là triết lí về lẽ công bằng: “ Nói đến chuyện

công lí, há chắng buồn cười lắm sao khi mà mọi sự cưỡng bức đều được xãhội coi như sự tất yếu, phải chăng là hợp lí Sự công bằng thời nay là ở chỗngười ta dùng chức vụ, huân chương không phải đế thưởng cho đức hạnh mà

để cho người làm việc nhà nước nói chung, bất kì làm việc như thế

nào”(Phòng số 6) Bên cạnh triết lí về cuộc đời, giọng điệu triết lí của người

kế chuyện, nhân vật kế chuyện còn được thế hiện qua những lời triết lí về conngười: “Có những người bao giờ cũng chỉ nói những lời nói thông minh và tốt

lành nhưng người ta vẫn cảm thấy đó là kẻ đần độn”{Phòng so 6) Chính

giọng điệu triết lí, suy ngẫm trong các truyện ngắn của Sêkhốp đã khiến ngườiđọc phải suy nghĩ để rồi lí giải những vấn đề mà người kể chuyện hay nhânvật kể chuyện đặt ra trong tác phẩm

Thứ ha là giọng giễu nhại Loại giọng này xuất hiện khá nhiều trong

văn xuôi Việt Nam sau 1975 mà tiêu biếu là trong sáng tác của Nguyễn HuyThiệp Với giọng giễu nhại tác giả muốn nhại lại cái đáng cười, đáng chêtrách từ đó làm cho tâm hồn, tính cách con người thêm trong sáng và hoàn

hoàn hảo hơn Chẳng hạn trong Huyền thoại pho phường, bằng giọng điệu

giễu nhại chủ thể kể chuyện đã bóc trần những cái lố bịch, những thói đạo đứcgiả của con người: “ Hàng tháng, Hạnh trả cho ông chú họ một khoản tiềnnhà Khoản tiền này cứ tăng lên bất chấp sự cố gắng cải thiện tình cảm ruột rà

mà y cố công vun đắp Ông chú họ xử thế với y khá là giản dị theo tinh thần

câu ngạn ngữ “ Đã quen phải lèn cho đau” ” Hay trong truyện ngắn Mưa

vấn đề thế giới quan được người kể chuyện kể lại: “ Hắn bắt một con thạchsùng rồi để lên bàn Hắn trình bày thế giới bằng cách miêu tả con thạch sùng

ấy Thượng tầng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là đạo đức

Trang 34

Hắn cho rằng đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thế ngoe nguấy một mình,còn toàn bộ sự sống chuồn mất”.

Tóm lại: giọng điệu là một trong những yếu tố đặc trưng của người kế

chuyện hay nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự Giọng điệu tự sự là chỗdựa quan trọng để các yếu tố trong tác phẩm quy tụ, định hình và thống nhấtvới nhau trong một âm hưởng chung, khuynh hướng chung

1.3.3 Ngôn ngữ kê chuyện

Tự sự hay trần thuật trong ỷ nghĩa trực tiếp nhất là việc “ chỉ ra hằng lời những gì xảy ra một lần” từ phía một “ người khác” Nhờ ngôn ngữ và

thông qua ngôn ngữ, chúng ta mới có thể nhận diện được người kể chuyệnhay nhân vật kể chuyện Vì vậy khi tìm hiểu nghệ thuật tự sự, chúng ta khôngthê không tìm hiêu ngôn ngữ tự sự được thê hiện trong tác phâm đó

Trần Đình Sử đã phân biệt rõ giữa ngôn ngữ người kể chuyện- lời giántiếp với ngôn ngữ các nhân vật khác- lời trực tiếp: “ Lời gián tiếp là lời vănđảm đưoưg chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận của con người

và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc saungạch đầu dòng” [ 58, tr.178]

Theo Nguyễn Xuân Nam thì “ Ngôn ngữ người kế chuyện là ngôn ngữcủa tác giả hoặc của nhân vật được tác giả dùng đế kể lại câu chuyện trong tácphẩm tự sự” [51, tr 124]

Từ các ý kiến trên có thế hiếu: ngôn ngữ kế chuyện là phương tiện cơbản dùng đế kế chuyện, miêu tả và bình giá các nhân vật, sự kiện, biến cốtrong tác phẩm tự sự Khả năng phản ánh của ngôn ngữ kể chuyện là rất lớn,

nó “ không chỉ tái hiện cái được kế mà còn tái hiện người kế”, nó “ mang dấu

ấn về cách cảm thụ thế giới và cuối cùng là mang tư chất, trí tuệ, tình cảm củangười kể chuyện, mang tính cách của anh ta” [55, tr.281 ] Nói đến ngôn ngữ

Trang 35

kế chuyện ta thường nói đến ba thành phần cơ bản sau: lời kế, lời tả và lờibình luận.

Thành phân thứ nhât của ngôn ngữ kê chuyện là lời kê: đây là cách trân

thuật, sắp xếp các sự kiện, chi tiết, biến cố trong toàn bộ tác phấm, làm cho nótrở thành một dòng chảy liền mạch Khi kể, nhà văn đã hình thành một sợidây xuyên suốt và sâu chuồi mọi sự kiện xảy ra với nhân vật trong tác phâm,giúp người đọc có một cái nhìn trọn vẹn về chỉnh thể thống nhất

Thành phần kế trong ngôn ngữ kế chuyện được nhà văn sử dụng linhhoạt trong tác phấm, có thế theo thời gian tuyến tính hoặc đảo ngược hoặc xenlồng giừa quá khứ, hiện tại, tương lai, có thể giản căng hoặc co trùng thời giantheo ỷ muốn chủ quan của người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện Chẳnghạn khi kế về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã không tuân theo cách

kể thông thường Nhà văn đã đi theo hướng tù' hiện tại ( Chí vừa ra tù, vừa đi vừa chửi), trở về quá khứ ( Chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi, đi ở hết nhà này đến nhà nọ, năm 20 tuồi làm canh điền cho nhà Bả Kiến, bị Bả Kiến ghen đây vào tù) Tiếp theo người ke chuyện lại quay trở về hiện tại( Chí đã ra tù, bị tước

đi nhân hình và nhân tỉnh, trở thành quỉ dữ của làng Vũ Đại) Kêt thúc tác

phẩm là cái chết của Chí nhưng chủ thể kể chuyện lại mở ra mạch vận động

cho tương lai( Thị Nở nhìn xuống bụng và trong đầu Thị xuất hiện hình ảnh cái lò gạch bỏ không).

Lời kê trong các tác phâm khác nhau sẽ có giọng điệu khác nhau.Chang hạn lời kế trong tác phẩm của Kafka mang tính trung hoà, vô sắc Đó

có thể là lời kể về một sự biến hoá dị thường “Một sáng tỉnh giấc boăn khoăn,Gregor Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành một con côn trùng

khống 1 ồ”(Hoá thân) Đó có thể là lời kể về một vết thương khủng khiếp:

“Máu đỏ tươi luôn luôn thay đổi hình dạng đen ngòm ở dưới đáy, sáng hơnkhi ở quanh miệng những hạt máu đỏ mịn, xen lẫn những cục máu đen dị

Trang 36

thường bày ra trông như thế miệng của một hầm mỏ trong ánh sáng ban

ngày”(Mợ/ thầy thuốc nông thôn) Dường như người kế chuyện, nhân vật kế

chuyện không hề đế lộ một xúc cảm nào qua lời kế Tác giả đã triệt tiêu cáctính từ biêu hiện cảm xúc trong các truyện ngắn của mình Tần số xuất hiệncác tính từ trong tác phẩm của ông rất ít, nếu có thì cũng chỉ là các từ ở mức

độ trung tính như “boăn khoăn”, “khắc khoải” hay “buồn bực”, “daydứt” Chính lời kể mang tính trung hoà, vô sắc này là một phương tiện rấthữu hiệu đế thế hiện tư tưởng của người kế chuyện hay nhân vật kế chuyện vềmột thế giới hỗn loạn, quái dị xen lẫn với cái bình thường

Thành phần thứ hai của ngôn ngữ kê chuyên là lời miêu tả: thành phần

này là cách làm cho đối tượng hiện lên cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp vàotrí tưởng tượng của bạn đọc bằng càng nhiều giác quan càng tốt Đe từ đó bạnđọc có thể hình dung ra cụ thể về đối tượng một cách toàn vẹn Thành phần tảtrong ngôn ngữ kể chuyện được áp dụng cho nhiều đối tượng Con người (ngoại hình, hành động, tâm lí), thiên nhiên ( màu sắc, kích cờ), loài vật và ởphạm vi nào đó đòi hỏi nhà văn phải có óc quan sát tinh tế, có sự nhạy bén và

am hiếu Việc sử dụng đậm nhạt thành phần này tuỳ thuộc vào mục đích, sởtrường của từng tác giả

Chẳng hạn trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nhân vật Chí Phèo

được miêu tả từ nhiều khía cạnh khác nhau: hình dáng, ăn mặc, đi đứng, nóinăng Nhờ thành phần tả, nhân vật hiện lên trước mắt độc giả cụ thế sốngđộng và tác động vào rất nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác Chẳng hạn về thị giác Chí Phèo được nguời kể chuyện đặc tả để làm rõ hìnhdáng, diện mạo: “ Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen

mà rất cong cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết” và “ Hắn mặc quầnnái đen với cái áo tây vàng Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồngphượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai tay cũng thế Trông gớm chết!”

Trang 37

Chí Phèo còn tác động vào cả thính giác thông qua tiếng chửi và kêu làng ăn

vạ Đó là cách đê hắn giao tiếp với cuộc đời đế tạo sự chú ỷ từ phía cộng đồnglàng Vũ Đại Nó nói lên sự cô đơn đáng sợ và thế hiện bi kịch bị cự tuyệtquyền làm người của Chí Nam Cao đã thế hiện khá sâu sắc tiếng chửi củaChí Phèo bằng thành phần tả của ngôn ngữ kế chuyện Chí Phèo còn tác độngđến xúc giác của độc giả thông qua hành động “lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừalấy mảnh chai cào vào mặt Máu me loe loét trông gớm quá!” Như vậy quaviệc miêu tả thì hình hài, diện mạo, hành động của Chí Phèo hiện lên mộtcách sống động, chân thực, cụ thể, tác động trực tiếp vào giác quan của độcgiả

Bên cạnh lời miêu tả nhân vật, ta còn phải kể tới những lời miêu tả

thiên nhiên Đọc Chiến tranh và hoà hình ( Lep Tônxtôi), qua những lời miêu

tả của người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện ta thấy thiên nhiên hiện lênnhư một nhân vật sống Bầu trời Auxteclit mênh mông, thăm thẳm củaAnđrây; bầu trời Otơratnôie ngập tràn ánh trăng của Natasa; bầu trời có ngôisao chối rực rỡ của Pie; bầu trời trong trẻo huyền ảo và đầy tiếng nhạc củaPêchia Bầu trời thực sự đã trở thành biếu tượng cho một cái gì đó cao cả,vĩnh hằng mà các nhân vật này khao khát vươn tới Nó phù hợp với trạng thái

tâm hồn của các nhân vật Tương tự như vậy, đọc Epghênhi Ônhighin của

Puskin ta thấy người kế chuyện hay nhân vật kế chuyện đã miêu tả một cáchlên thơ sống động thiên nhiên Nga, đã khám phá thấy cái đẹp trong nhữngcảnh bình thường nhất, đơn sơ nhất, chân thật của nó Đó là cảnh một buốisớm mùa đông với con đường tuyết phủ; đó là cảnh mùa xuân với những lộcnon vừa mới nhú, những con ong đầu tiên đi tìm mật

Thành phần thứ ha là thành phần phân tích, hình luận: với bộ phận

ngôn ngữ này, chủ thể kể chuyện có thể trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, quan

niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật Chẳng hạn, đọc Những linh

Trang 38

hồn chết của Gôgôn ta thấy chủ thế kế dù đang kế hay tả thì cũng thường

dừng lại đế bình luận, đế trực tiếp bày tỏ sự đánh giá của mình về nhiều vấn

đề khác nhau: từ thói quỵ lụy cấp bậc đến cách đặt biệt hiệu, từ những kỷ niênthời niên thiếu đến những suy nghĩ về hai loại nhà văn, từ số phận của nông

nô Nga đến hình ảnh tươi mát của chiếc vườn hoang, từ tiếng hát dân gian đầysức quyến rũ cho đến hình ảnh chiếc xe tam mã tượng trưng cho nước Nga.Ọua những lời trữ tình ngoại đề ta cảm nhận được khá sâu sắc sự cảm thôngđối với nhân dân Nga, sự mỉa mai, lên án đối với những cái xấu xa đáng kinhtởm của chế độ nông nô và niềm tin tưởng, hy vọng vào một tương lai tươisáng, tốt đẹp của chủ thể kể chuyện

Ba thành phần lời kể, lời tả và lời phân tích, bình luận trong ngôn ngữ

kê chuyện không tách rời nhau mà hài hoà với nhau, bô sung cho nhau, cùnggóp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho câu chuyện

Tiểu kết chương 1

Nội dung chủ đạo của chương 1 là xem xét một cách hệ thống nhữngvấn đề chung nhất của lí thuyết người kế chuyện và nhân vật kế chuyện Nhânvật kế chuyện hay người kế chuyện là những hình thức do nhà văn hư cấu nên

để kể chuyện Việc nhà văn lựa chọn hình thức người kể chuyện hay nhân vật

kể chuyện để kể là hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mangtính quan niệm, nhằm mục đích chuyến tải tư tưởng, nội dung tác phấm mộtcách hiệu quả nhất

CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC NHÂN VẬT KÈ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Hình thức kể chuyện mới xuất hiện trong văn học Việt Nam tò đầu thế

kỷ XX Đây là hình thức kể mà chủ thể kể tham gia trục tiếp vào tác phấm vớimột hình hài, vóc dáng, số phận cụ thể trong câu chuyện được kể Nhân vật kể

Trang 39

chuyện do vậy không chỉ là người dẫn chuyện mà còn là nhân vật chính hoặcphụ trong tác phấm, kế lại câu chuyện về một người nào khác hoặc của chínhbản thân mình Đây là hình thức kế chuyện được phát huy nhiều trong nghệthuật kế chuyện hiện đại bởi những ưu thế của nó so với nghệ thuật kế chuyệntruyền thống Hình thức nhân vật kế chuyện thường kế ở ngôi thứ nhất xưngTôi hoặc Chúng tôi và đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ quan điếm, tưtưởng của nhà văn, đồng thời tạo nên tính khách quan của truyện kể.

2.1 MỖÌ nhân vật kế chuyện là một con người lịch sử cụ thế, cá biệt

Khi tìm hiếu, nghiên cứu hình thức nhân vật kế chuyện, Nắng Mai(PGS.TS Phùng Minh Hiến) cho rằng: “Nhân vật kể chuyện được sáng tạokhông ngừng với tư cách là con người cụ thể và cá biệt Cho nên chúng khá

đa dạng và không lặp lại” [39, tr.43] Với hình thức kê chuyện này, trongcùng một tác giả nhung sẽ tạo được những “cái nhìn nghệ thuật” khác nhau.Đây là điều mà hình thức kể chuyện truyền thống(người kể chuyện) rất khóthực hiện

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, ta thấy rất rõ nhân vật

kế chuyện hiện lên với tư cách con người lịch sử cụ thế, cá biệt Nói cáchkhác, nhân vật kế chuyện quan hệ với các nhân vật khác, trước hết,với tư cáchcon người xà hội cụ thể và cá biệt Nó thể hiện rõ không những về nghềnghiệp, về quan hệ xóm giềng, mà còn cả về mức sống và mức độ cảm thông

với những người xung quanh Đọc các truyện ngắn trước 1975 như: Mảnh trăng cuôi rừng, Người mẹ xóm nhà thờ, Nguôn suôi, Nhành mai ta thây các

nhân vật kể chuyện là những con người xã hội cụ thể với nghề nghiệp cụthế(cán bộ, chiến sĩ, lái xe ) Tưcmg tự như vậy, đọc các truyện ngắn sau

1975 như Bức tranh, cỏ lau, Song mãi với cây xanh, người đàn hà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở Miền Nam, Chiếc thuyền ngoài xa ta dễ

dàng nhận ra con người lịch sử cụ thể, cá biệt của nhân vật kể chuyện xưng

Trang 40

Tôi với tư cách là nhà háo, nhà văn, họa sĩ hay một bệnh nhân ơ hình thức

nhân vật kê chuyện với tư cách là con người lịch sử cụ thê, cá biệt, chủ thê kê

có thể kể chuyện của chính mình, chuyện của người khác Chủ thể kể chuyện

có thế tự chiêm nghiệm, lí giải một cách sâu sắc mọi uấn khúc trong tâm hồncủa mình, mọi khao khát tầm thường lẫn sự thánh thiện thiêng liêng Hìnhthức nhân vật kế chuyện vì vậy cho phép đạt tới sự thật một cách đầy đặnnhất Bởi vì, nếu có ai nói với bạn một điều gì xảy ra với chính họ, bạn sẽ dễtin hơn là nghe họ kế về một chuyện xảy ra với người khác Hơn nữa, với tưcách con người xã hội cụ thế và cá biệt như thế, nhân vật kế chuyện có thếbộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, trực tiếp và phong phú đa dạng hơn.Sáng tạo ra những nhân vật kể chuyện khác nhau như thế, Nguyễn Minh Châu

đã đồng thời tạo được những cái nhìn nghệ thuật khác nhau ở cùng một tácgiả Trái lại, cũng ở ông, các truyện viết theo hình thức người kể chuyện

truyền thống như Chuyện đai đội, Những vùng trời khác nhau hay các tiêu thuyết Dấu chân người lính, Cửa sông rất khó thực hiện những ưu thế trên.

Truyện ngắn sử dụng hình thức này cũng vì thế thường ở dạng độcthoại, trong đó nhân vật xưng Tôi bộc bạch tâm tư, tình cảm, suy nghĩ vànhững trải nghiệm của mình Đe rồi, thông qua những bộc bạch này, ngườiđọc có thể thâm nhập vào đời sống riêng tư của anh ta và khám phá thân tínhcủa anh ta Một trong những nét đặc trưng và cũng là yếu tố hấp dẫn ngườiđọc là ở hình thức này nhân vật kế chuyện tự khắc hoạ chân dung, tính cáchdần dần qua chính các suy nghĩ, hành vi, ngôn ngữ của họ Chang hạn, truyện

ngắn Bức tranh là một minh chứng điên hình cho hình thức nhân vật kể

chuyện, ơ đây, nhân vật xưng Tôi- ông hoạ sĩ đang đưa mình vào những cuộc

“tra tẩn tinh thần” thực sự, đang tự mổ xẻ, đào bới tâm hồn mình, đang lật

tung mọi ngóc ngách trong tâm hồn mình để phán xét, truy bức đến cùng conngười bên trong của bản thân Người hoạ sĩ đã phân thân thành hai con

Ngày đăng: 30/12/2015, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] . Nguyên An(2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật,Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật
Tác giả: Nguyên An
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
[2] . Lại Nguyên Ân(1986), “Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám,một nền sử thi hiện đại”, Tạp chỉ vãn học, (5), tr 24- 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám,một nền sử thi hiện đại”, "Tạp chỉ vãn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1986
[3] . Lại Nguyên Ân(1987), “Sáng tác trong những năm gần đây của NguyễnMinh Châu”, Tạp chỉ vãn học, (3), tr 42-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác trong những năm gần đây của NguyễnMinh Châu”, "Tạp chỉ vãn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1987
[4] . M. Bakhtin(1992), Lí luận về thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ văn hóa thôngtin và thê thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận về thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Bộ văn hóa thôngtin và thê thao
Năm: 1992
[5] . Nguyễn Thị Bình(1996), Những đôi mới của văn xuôi nghệ thuật ViệtNam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đôi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt"Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
[9] . Nguyễn Minh Châu toàn tập{ 1989), tậpl, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập{
Nhà XB: Nxb văn học
[10] . Nguyễn Minh Châu toàn tập( 198), tập2, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập(
Nhà XB: Nxb văn học
[11] . Nguyễn Minh Châu toàn tập( 1989), tập3, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập(
Nhà XB: Nxb văn học
[12] . Nguyễn Minh Châu toàn tập(200\), tập4, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập(200\)
Nhà XB: Nxb văn học
[13] . Nguyễn Minh Châu toàn tập(200\), tập5, Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn tập(200\)
Nhà XB: Nxb văn học
[14] . Nguyễn Minh Châu toàn /ạ/?(2001), Nxb văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu toàn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu toàn /ạ/
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 2001
[15] . Nguyễn Minh Châu(2006), Tuyển tập truyện ngan, Nxb Văn học, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngan
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[16] . Nguyễn Minh Châu(1983), Người đàn hà trên chuyến tàu tốc hành,Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đàn hà trên chuyến tàu "tốc hành
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1983
[17] . Nguyễn Minh Châu(1985), Ben quê{Tập truyện ngắn), Nxb Tác phẩmmới, Hội Nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ben quê{
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Tác phẩmmới
Năm: 1985
[18] . Nguyễn Minh Châu(1989), cỏ lau{Tập truyện ngắn), Nxb văn học, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: cỏ lau{
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1989
[19] . Nguyễn Minh Châu(2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
[25] . Nguyễn Thái Hoà(1999), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáodục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của "truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1999
[26] . Phùng Minh Hiến(2002), Nghệ thuật một loại hình vãn hỏa đặc biệt,Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật một loại hình vãn "hỏa đặc biệt
Tác giả: Phùng Minh Hiến
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
[27] . Phùng Minh Hiên(2002), Tác phâm vãn chương, một sinh thê nghệthuật, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phâm vãn chương, một sinh "thê nghệ"thuật
Tác giả: Phùng Minh Hiên
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2002
[28] . I.P.ILin(2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiêncứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: I.P.ILin(2003), "Các khái niệm và thuật ngữ của các trường "phái nghiên"cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX
Tác giả: I.P.ILin
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w