1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ( Trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ)

163 2,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

- Ở cấp độ Người trần thuật, luận án nghiên cứu về Người trần thuật với cấp bậc trần thuật và trong quan hệ với truyện kể, Người trần thuật với trình độ được nhận biết trong truyện và Ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

HOÀNG DĨ ĐÌNH

(HUANG YITING)

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (TRÊN TƯ LIỆU TRUYỆN NGẮN BA NHÀ VĂN NỮ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

HOÀNG DĨ ĐÌNH (HUANG YITING)

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (TRÊN TƯ LIỆU TRUYỆN NGẮN BA NHÀ VĂN NỮ)

Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ

Mã số : 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Đinh Văn Đức

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Phần Mở đầu

2 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 3

Phần nội dung

1.1 Tổng quan những thành quả nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thuật 6 1.2 Quan niệm về "trần thuật" và "ngôn ngữ trần thuật" 14

1.2.1 Quan niệm theo hướng ngôn ngữ học-lý thuyết hành động ngôn

từ

14

1.2.2 Các quan niệm theo hướng văn học 15 1.2.3 Định nghĩa của "ngôn ngữ trần thuật" 21 1.3 Quan niệm về "người trần thuật" và phân loại "người trần thuật" 22

1.3.1 Quan niệm về "người trần thuật" 22 1.3.2 Phân loại "người trần thuật" 28 1.4 Quan niệm về "điểm nhìn" và phân loại "điểm nhìn" 32

1.4.1 Quan niệm về "điểm nhìn" 32 1.4.2 Phân loại "điểm nhìn" và các yếu tố của "điểm nhìn" 39 1.5 Quan niệm về "thời gian" và các yếu tố liên quan 41

Trang 4

2.3 Người trần thuật với mức độ được nhận biết trong truyện 76 2.4 Người trần thuật trong quan hệ với tác giả tiềm ẩn 86

3.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn 98

3.2.1 Các yếu tố của điểm nhìn 99 3.2.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn 103 3.3 Mối quan hệ giữa điểm nhìn và nhân xưng 105

3.3.1 Vai trò của nhân xưng và ngôi trong điểm nhìn 105 3.3.2 Mối quan hệ giữa điểm nhìn với nhân xưng 109 3.3.3 Sự đan xen của cái tôi trần thuật và cái tôi từng trải 135 3.4 Các phương thức làm thay đổi điểm nhìn 142

3.4.1 Ký hiệu ngôn ngữ dùng để thể hiện ngôi – nhân xưng 142 3.4.2 Lời thoại dẫn trực tiếp, gián tiếp hoặc trực tiếp tự do, gián tiếp tự

4.4.1 Các từ ngữ chỉ xuất niên đại và mùa màng 187 4.4.2 Những danh từ chỉ thời gian 187 4.4.3 Các ký hiệu khác dùng biểu thị tuần tự 188 4.4.4 Những từ ngữ mang tính chất lịch sử - thời đại 188 4.4.5 Những ngữ đoạn miêu tả về thời gian 188

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thể loại truyện ngắn trong suốt thế kỷ 20 là một dòng chảy liên tục, thời nào cũng

có nhiều thành tựu Đặc biệt từ sau 1975, trong sự đổi mới văn học, truyện ngắn đã đóng vai trò quan trọng với sự đóng góp của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ

Nếu như văn học Việt Nam trước năm 1975 mang tính chất sử thi, là tiếng nói của dân tộc của quốc gia, thì văn học Việt Nam sau 1975 lại mang tính chất thế sự, là tiếng nói của người dân của đời tư Năm 1975 là cái mốc phân chia giai đoạn phát triển lịch

sử cũng như văn học ở Việt Nam Sau 1975, nhất là sau 1986, với làn gió đổi mới mở cửa, văn học Việt Nam thật sự đã mới hơn giai đoạn trước rất nhiều: không những mới

ở ý thức sáng tác, tư duy nghệ thuật, mà còn mới ở hiện thực được phản ánh trong các thiên truyện cũng như các phương thức nghệ thuật, trong đó, có ngôn ngữ trần thuật là những yếu tố cấu trúc lên một văn bản văn học

Khi mở đầu bài viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đổi mới, Giáo sư Phan Cự

Đệ đã khẳng định một biến đổi lớn lao là "trong tiểu thuyết những năm đầu thời kỳ đổi mới, nhà văn cũng như nhân vật, cả hai đều hướng về người đọc" [12, tr 277] Một điều

dễ nhận thấy và không thể chối cãi được là trong tiểu thuyết giai đoạn sau 1975, "cái dấu

ấn của chủ thể nhà văn, cái 'tôi' của người cầm bút hiện lên rõ nét qua từng trang sách" [12, tr 277] bằng những hình thức ngôn ngữ vừa đa dạng - góc cạnh, lại vừa khẩu ngữ -

đời thường, kể (nhiều khi là tâm sự) về những mảnh vụn trong đời sống hiện thực sau

một thời chinh chiến miên man với giọng kể gần gũi hơn, thẳng thắn hơn và tràn đầy kinh nghiệm cá nhân

Khám phá đời sống muôn vẻ muôn mặt đã trở thành một trong những khuynh hướng sáng tác của nhiều cây bút tiêu biểu Tác phẩm của họ không còn rập khuôn bởi một người kể duy nhất hoặc chỉ có một quan điểm đúng đắn nhất mà trở nên đa thanh, phức điệu vì phương thức kể chuyện đã được cách tân, điểm nhìn đã được chuyển dịch vào nhiều người (người kể chuyện hoặc nhân vật trong truyện) khác nhau Hàng loạt sự kiện mới, nhân vật mới, phong cách mới trong tác phẩm văn học đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu

Văn đàn Việt Nam những năm đổi mới tràn đầy không khí cởi mở, sôi nổi, trong sáng, tươi tỉnh và phóng khoáng Đội ngũ sáng tác cũng có bước đột phá lớn, lần lượt xuất hiện những gương mặt tươi mới, đặc biệt là các nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Trần Thanh Hà, Nguyễn Thị Phước, Trần Thị Trường Và làng văn trở thành một văn đàn "văn học đang mang

Trang 6

gương mặt nữ." [85, tr 5] Đó là các nhà văn nữ trẻ trung có sức viết dồi dào, mạnh mẽ với nội dung tác phẩm văn học, khía cạnh sáng tác và góc nhìn sự thực hoàn toàn mới

mẻ, nhẹ nhàng, độc đáo so với những năm trước Nhiều tác phẩm truyện ngắn của ba nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo và Phan Thị Vàng Anh đã từng đoạt giải các loại trên văn đàn Việt Nam những năm 80-90, minh chứng "họ thực sự làm khởi sắc văn chương, khởi sắc truyện ngắn với ý nghĩa là một thể loại văn học mang hồn cốt dân tộc " [85, tr 5] Vậy nên, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn ba nhà văn

nữ trên có thể cho thấy được phần nào đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Số lượng truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam rất phong phú Những nghiên cứu, phê bình về tác phẩm cũng như về vấn đề phụ nữ được phản ánh qua tác phẩm từ khía cạnh tác giả - ý nghĩa tác phẩm dễ tìm thấy từ các trang báo, các tạp chí Nhưng, các bình luận, ý kiến bàn sâu về ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ trên bình diện ngôn ngữ học với các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học thì vẫn còn

khiêm tốn Đi sâu nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn

nữ Việt Nam, sẽ góp phần tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trần thuật (từ người trần thuật,

điểm nhìn, thời gian ) trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, qua đó, rút ra những khám phá lí luận về ngôn ngữ trần thuật của các nhà văn nữ và phương pháp nghiên cứu mới

về truyện ngắn của các nhà văn nữ

Đây là một đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên các lí thuyêt cơ sở của Ngôn ngữ học để triển khai khảo sát và nghiên cứu Đồng thời, cũng là một đề tài nghiên cứu xuyên ngành Những lí thuyết về Hành động ngôn từ, Ngữ pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Văn bản học, Tự sự/Trần thuật học đã cung cấp khung lí luận hữu quan cho chúng tôi tiếp cận kết quả nghiên cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu: Giới thuyết khái niệm Ngôn ngữ trần thuật, những yếu

tố, những vấn đề liên quan, và xem đó là công cụ then chốt, chiếu ứng với đối tượng nghiên cứu, nhận diện nó trong loại hình ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm truyện ngắn

nữ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Vận dụng khái niệm Ngôn ngữ trần thuật vào nghiên

cứu các tác phẩm truyện ngắn nữ Khảo sát, phân tích và miêu tả đặc điểm các phương diện/cấp độ ngôn ngữ trong lời trần thuật Trên cơ sở đó, chỉ ra những nét nổi bật trong phong cách ngôn ngữ của từng tác giả được biểu hiện qua tác phẩm truyện ngắn

2.3 Đi sâu tìm hiểu

- Đặc điểm, phong cách ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ;

- Phân tích chiến lược trần thuật của các nhà văn nữ

3 Đóng góp mới của luận án

Trang 7

3.1 Về giá trị lý luận

Đây là công trình đầu tiên của nhà nghiên cứu Trung Quốc nghiên cứu ngôn ngữ

trần thuật trong truyện ngắn của các tác giả nữ Việt Nam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học,

Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Trần thuật/tự sự học Qua đó, làm sáng tỏ ra một số vấn

đề về phong cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn các nhà văn nữ tiêu biểu

3.1.1 Cố gắng đưa ra một hệ thống lí luận về Ngôn ngữ trần thuật của tác giả nữ 3.1.2 Lấy hệ thống đó như là một công cụ để tìm hiểu ngôn ngữ tự sự, cụ thể là các nhà văn nữ, trong thi pháp tự sự

3.1.3 Tìm ra các tiêu chí ngôn ngữ của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ

3.2 Về giá trị thực tiễn

3.2.1 Nghiên cứu này sẽ có những đóng góp mới cho việc nghiên cứu văn học nữ

(qua truyện ngắn) dưới góc độ ngôn ngữ với những phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ

học, theo hướng văn học kết hợp hướng nghiên cứu hệ thống và cấu trúc văn bản văn học trên cơ sở kết hợp các bình diện Kết học, Nghĩa học và Dụng học

3.2.2 Đề tài sẽ đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới phương pháp và xu hướng

nghiên cứu văn học nữ nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng qua các tiêu chí ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện ngắn

3.2.3 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng vào việc nghiên cứu

phong cách học các truyện ngắn nữ cũng như khảo sát, cảm thụ và đánh giá tác phẩm

văn học một cách khách quan và có tính thuyết phục

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chọn một số tác phẩm truyện ngắn của các nhà văn nữ sáng tác từ sau năm 1975 để làm đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ chỉ khảo sát từ nhiều khía cạnh khác nhau (liên quan đến vấn đề ngôn ngữ trần thuật) các tác phẩm truyện ngắn được giải, cũng như được dư luận quan tâm theo dõi của các cây bút nữ, trong đó, có:

- Phan Thị Vàng Anh với tập truyện Khi người ta trẻ, Hội chợ;

- Nguyễn Thị Thu Huệ với tập truyện Hậu thiên đường, tập truyện Nào, ta cùng

lãng quên;

- Võ Thị Hảo với tập truyện Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Biển cứu rỗi

- Các tập truyện có liên quan đến các tác giả trên như Bốn cây bút nữ của Bùi Việt

Thắng,

5 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà

văn nữ Việt Nam từ những khía cạnh như Người trần thuật, Điểm nhìn, Thời gian, Hình thức ngôn ngữ đặc biệt

Trang 8

- Ở cấp độ Người trần thuật, luận án nghiên cứu về Người trần thuật với cấp bậc

trần thuật và trong quan hệ với truyện kể, Người trần thuật với trình độ được nhận biết trong truyện và Người trần thuật trong quan hệ với tác giả tiềm ẩn;

- Ở cấp độ Điểm nhìn, luận án nghiên cứu về Mối quan hệ giữa các yếu tố của

điểm nhìn, Mối quan hệ giữa điểm nhìn và nhân xưng và Các phương thức làm thay đổi điểm nhìn;

- Ở cấp độ Thời gian, luận án nghiên cứu về Tính chất thời gian “một chiều”,

Tính chất thời gian “đa chiều” và Các phương thức biểu hiện thời gian trong văn bản

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận án này được thực hiện theo hướng nghiên cứu của Ngôn ngữ học, đặc biệt là theo hướng nghiên cứu của lý thuyết về tính hệ thống và cấu trúc Trước một đối tượng

như vậy, luận án sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp miêu tả

ngôn ngữ, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng, phương pháp phân tích diễn ngôn trên cơ sở thu tập, phân

tích ngữ liệu nắm được để tìm ra đặc điểm Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các

nhà văn nữ Việt Nam nói chung cũng như đặc điểm ngôn ngữ trần thuật của từng nhà

văn nữ đã nêu ỏ trên nói riêng Hướng xử lí tư liệu và những khái quát của luận án sẽ cố gắng tuân thủ tối đa những phương pháp khoa học này

7 Cấu trúc của luận án

Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và phần Kết

luận, nội dung luận án sẽ đươc triển khai trong 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ trần thuật

Chương 2 Người trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ

Chương 3 Điểm nhìn của ngôn ngữ trần thuật trong các truyện ngắn các nhà văn nữ

Chương 4 Thời gian của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn

nữ

Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT

1.1 Tổng quan những thành quả nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thuật

Tất cả mọi người chúng ta không nhiều thì ít đều đã từng đến với tác phẩm văn học, trong đó, có tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và chắc chắn cũng đã từng được cuốn hút bởi sự rực rỡ và phong phú của các màu sắc tỏa ra từ những tác phẩm văn học đó Sức hấp dẫn của văn học ở chỗ, ngoài những truyện kể có tình tiết phong phú phức tạp, hình tượng nhân vật sinh động chân thực, nó còn cuốn hút độc giả bằng một thứ ngôn ngữ văn học đặc biệt, mang sắc thái rất riêng của từng người (theo cách hiểu truyền thống là

“tác giả”, theo cách hiểu văn chương học thuật là “người trần thuật/người kể chuyện)

Đã nói đến tự sự, thì không thể không nói đến ngôn ngữ Ngôn ngữ là một chủ đề không thể tránh khỏi bởi vì ngôn ngữ với phương thức trần thuật có quan hệ mật thiết trong tự sự Nó đóng vai trò quan trọng đối với tác phẩm văn học, là vỏ vật chất của văn bản tự sự và đã cấu trúc lên phương thức trần thuật Tất cả mọi văn bản hư cấu đều gồm

hai loại hình ngôn ngữ: ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật Trong

luận án, chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu ngôn ngữ của người trần thuật Ngôn ngữ đã cấu

trúc lên phương thức trần thuật Đối với một tiểu thuyết, cái quan trọng là nó được viết như thế nào, bằng một hệ thống ngôn từ gì và hình thức câu như thế nào để làm cho câu chuyện/sự kiện xảy ra trước mắt người đọc Tất cả những thứ trên có liên quan đến cấu tạo nội bộ trên bình diện ngôn ngữ của tác phẩm văn học/văn bản tự sự được tổng hợp lại trong một khái niệm Ngôn ngữ trần thuật Như vậy, muốn hiểu thấu đáo một văn bản

tự sự nào đó, cần tìm hiểu về Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật (Narrative discourse trong tiếng Anh, Discours naratif trong tiếng Pháp) là một khái niệm hết sức trừu tượng, phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu tố trong việc trần thuật Nếu tiếp cận khái niệm Ngôn ngữ trần thuật từ khía cạnh khác nhau, tức là, nếu xuất phát từ Ngôn ngữ học, Văn học, Tự sự học hay là Văn bản học thì sẽ có những nhận xét và đánh giá khác nhau về yếu tố cấu thành, nội hàm, ngoại diên, tác dụng hay vai trò của nó Tuy nhiên, cũng có phần trùng hợp hoặc đan xen nhau Trong các tài liệu chúng tôi nắm được, hầu như không một ai tập trung nêu ra, hoặc định nghĩa cụ thể về Ngôn ngữ trần thuật Vậy, có thể nói, Ngôn ngữ trần thuật là một tập hợp thể của những yếu tố liên quan

Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20, khái niệm Ngôn ngữ trần thuật được nhiều ngành, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và luận bàn một cách đa dạng từ nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung ngày một phong phú hơn Những công trình nổi tiếng

liên quan đến vấn đề Ngôn ngữ trần thuật thời kỳ này của các nhà nghiên cứu Trần thuật

Trang 10

học/Tự sự học, Ngôn ngữ học, Văn học cũng lần lượt ra mắt công chúng với một số

lượng đáng kể

Ở phương Tây có: Lý luận tự sự đương đại (Recent Theories of Narrative) của Wallace Martin (1986), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Introduction to the Structural Analysis of Narratives) của Roland Barthes (1977), Ngôn ngữ trần thuật –

ngôn ngữ trần thuật mới (Narrative Discourse – New Narrative Discourse) của G

Genette (1986), Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal (1985, 1997) Kết cấu của thời gian trong tự sự hư

cấu (La Configuration Du Temps Dans Le Récit De Fiction) của Paul Ricoeur

(1983-1985), Quyền uy của sự hư cấu (Fictions ò Authority) của Susan S Lanser

(1992),Tự sự như là một phương pháp tu từ (Narrative as Rhetoric) của James Phelan (1996), Lý luận tự sự của hậu hiện đại (Postmodern Narrative Theory) của Mark Currie (1998), Tân tự sự học (Narratologies) do David Herman chủ biên (1999), Hướng dẫn lí

luận tự sự đương đại (A Companion to Narative Theory) do James Phelan và Peter J

Rabinowitz chủ biên (2005)…

Ở Trung Quốc có Tự sự học nghiên cứu do Zhang YinDe tuyển chọn (1989), Dẫn

luận tự sự học của Luo Gang (1994), Trung Quốc tự sự học của Yang Yi (1997), Nghiên cứu về trần thuật học và phong cách học tiểu thuyết của Shen Dan (2004), Trần thuật học của Dong Xiaoying (2001), Lý luận tự sự và văn hóa thẩm mỹ của Tan

Junqiang(2002), Mỹ học tự sự của Geng Zhanchun (2002), Sự chuyển biến của mô thức

tự sự của tiểu thuyết Trung Quốc của Chen Pingyuan (2003), Sơ khảo về mẫu/

paradigm của ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết đương đại của Wu Peixian (2003),Con

đường Trung Quốc của Tự sự học do Zu Guosung chủ biên (2007)

Ở Việt Nam có: Nguyễn Đức Dân với Lôgic và Tiếng Việt (1996), Đặng Anh Đào với Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại (1995), Nguyễn Thái Hòa với Những vấn

đề thi pháp của truyện (2000), Nguyễn Lai với Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học (1998), Lê Thị Tuyết Hạnh với cuốn Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự

sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995)(2003), Nguyễn Thị Thu Thủy

với Luận án Tiến sĩ Ngữ văn về đề tài Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam

sau 1975 (điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) (2003), Lê Thời Tân với bài Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết, Thái Phan Vàng Anh với Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Cao Kim Lan với Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả, vân vân, là những công trình đã nghiên cứu

ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn cũng như thời gian từ khía cạnh ngôn ngữ học và văn

học Trong cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên

(2004), đã tập hợp được rất nhiều bài viết của các nhà phê bình có liên quan đến lĩnh vực điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện trong văn xuôi nghệ thuật

Trang 11

Dưới đây, xin điểm qua nội dung chính của một số công trình được nêu ở trên, để

sẽ góp phần làm rõ khái niệm Ngôn ngữ trần thuật

1.1.1 Ngôn ngữ trần thuật – ngôn ngữ trần thuật mới (Narrative Discourse – New

Narrative Discourse) của G Genette

Genette đã vận dụng lý thuyết Trần thuật học để khảo sát và bàn luận về bộ tiểu

thuyết nổi tiếng Đi tìm thời gian đã mất của nhà văn trứ danh Pháp Marcel Proust Trong dẫn luận của Ngôn ngữ trần thuật, Genette đã khu biệt ba hàm nghĩa của tự sự (la

recit), định nghĩa ba khái niệm truyện, tự sự và trần thuật Đồng thời, Genette cũng vận dụng cả lý thuyết ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure để giải thích truyện kể,

tự sự và trần thuật Trong đó, “cái được biểu đạt” hoặc nội dung trần thuật tức truyện

kể - thường chỉ những sự kiện/sự tình hoặc chân thực hoặc hư cấu; “cái biểu đạt”, trình bày, lời nói hoặc văn bản trần thuật là tự sự theo nghĩa gốc - chỉ những chuỗi lời nói hoặc văn bản kể về những sự kiện/sự tình đó; còn tất cả những hành động kể/trần thuật mang tính sáng chế (sản xuất ra những văn bản có nội dung truyện kể) và kể cả những tình cảnh thực hay hư ảo mà hành động trần thuật xảy ra trong đó đều là trần thuật [71,

tr 7]

Một hàm nghĩa nổi bật nhất, quan trọng nhất và cũng được chú ý nhiều nhất của

tự sự là nó đảm nhiệm bằng miệng hoặc chữ viết công việc trình bày về một hay một chuỗi sự kiện/sự tình Rõ ràng với nghĩa như thế tự sự là chỉ hành động trần thuật Vậy không có hành động trần thuật thì không có trần thuật, có khi thậm chí không có nội dung trần thuật [71, tr 6] Có hành động trần thuật thì phải có chủ thể trần thuật Genette quan niệm rằng, không thể có những tự sự không có người trần thuật Nếu không có người trần thuật, tự sự sẽ không thể được thực hiện, và đó sẽ là một hành động vô trần thuật, vì thế cho nên nó dứt khoát là một trần thuật không có hành động giao tiếp [71, tr 68]

Cũng trong cuốn sách này, Genette chia khái niệm tự sự (theo nghĩa rộng) ra ba phạm trù: Thời gian (quan hệ thể hiện thời gian truyện kể và thời gian ngôn ngữ/lời nói); Ngữ thể (phương thức cảm nhận truyện kể của người trần thuật, gồm vấn để “điểm nhìn”) và Ngữ thức (các loại hình lời nói được người trần thuật sử dụng, tập trung thể hiện vấn đề “khoảng cách” và ngôi) [71, tr 9] Đó sẽ là những luận cứ quan trọng của luận án chúng tôi

Khi kể về một sự kiện/sự tình, người ta có thể kể ít hay nhiều tùy từng trường hợp

và ý mình, cũng có thể kể từ khía cạnh này nọ tùy theo sự cần thiết của mình Phạm trù ngữ thức của trần thuật chính đề cập đến khả năng trên Nói một cách chính xác và cụ thể hơn, những thông tin được kể lại, thường khác về trình độ được thể hiện, có thể được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, từ khía cạnh này hay khía cạnh nọ, được người tiếp nhận từ vị trí như thế nào những chi tiết thông tin đó, đều có thể điều

Trang 12

tiết bằng các loại hình lời nói của người trần thuật, trong đó, có các kiểu thoại dẫn [71, tr 107-108] Thoại dẫn (reported speech) là lời người khác hoặc lời dẫn từ sách vở khác

được đưa vào lời nói hoặc bài viết của người nói/người viết Thoại dẫn trực tiếp, thoại

dẫn gián tiếp, thoại dẫn tự do gián tiếp vân vân là những hình thức ngôn ngữ khác nhau

nhằm cùng diễn đạt một nội dung Đặc trưng của các hình thức thoại dẫn cụ thể được thể hiện bằng sự biến đổi về nhân xưng, thời gian, từ ngữ, loại hình câu và dấu câu Thay đổi phương thức ngôn ngữ của người trần thuật cũng như nhân vật trong văn bản trần thuật thường được làm thay đổi luôn phong cách, đồng thời, điểm nhìn và khoảng cách trần thuật cũng được điều tiết và hạn chế hữu hiệu Trong văn bản trần thuật, thoại dẫn là lời nhân vật được đưa vào lời của người trần thuật [42, tr 132 ]

1.1.2 Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự của Mieke Bal là một công trình

quan trọng về lí luận Trần thuật học, tập trung giới thiệu các thành phần/yếu tố (elements)

chủ yếu về lí luận tổng hợp của văn bản trần thuật/tự sự từ các khía cạnh văn bản (text),

câu chuyện (story) và tài liệu (fabula), giải thích lí thuyết cơ bản đề cập đến các yếu tố

về lí luận tự sự như sự kiện (event), người hành động (actors), thời gian (time), địa điểm (place), tiêu điểm trần thuật (narrative focalization), người trần thuật/người kể chuyện (narrative subject) vân vân

Theo Bal, văn bản (text) là một chỉnh thể có giới hạn và cấu trúc nhất định tổ hợp

bởi những ký hiệu ngôn ngữ Ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu quan hệ giữa trạng thái

thời gian và sự kiện trong các mô thức ngôn ngữ của văn bản tự sự, tập trung vào các mối quan hệ có thể giữa truyện kể và văn bản tự sự, quá trình trần thuật và văn bản trần thuật/tự sự, truyện kể và quá trình tự sự Nó không quan tâm đến bản thân truyện kể và

cũng không đề cập đến việc xây dựng truyện kể hoặc tình tiết Cụ thể hơn, Ngôn ngữ trần thuật chỉ khảo sát những vấn đề như hình thái thời gian, hình thức ngôn ngữ (tức loại hình ngôn ngữ mà người trần thuật đã sử dụng, quan điểm của Genette) và hình thái ngôn ngữ (tức phương thức cảm nhận truyện kể của người trần thuật, quan điểm của Genette) [73, tr 2]

1.1.3 Lý luận tự sự hậu hiện đại của Mark Currie tập trung thảo luận những đổi

thay của hậu hiện đại và giải cấu mang tính chất triệt để về các yếu tố lí luận tự sự như

“khách thể tự sự”, “thời gian và không gian tự sự”, “chủ thể tự sự” vân vân trong Tự

sự học truyền thống hay còn gọi là Tự sự học kinh điển Tư tưởng của tác giả đã tiếp

nhận và thể hiện những trào lưu tư tưởng hiện đại của các đại gia, trong đó, có Chủ

nghĩa giải cấu của Derrida, Hình thái ý thức của Althusser, Chủ nghĩa Hậu hiện đại của Triết gia Pháp Jean-Francois Lyotard, Chủ nghĩa Tân lịch sử của Nhà tư tưởng Pháp

Michel foucault, xây dựng lại lí luận tự sự Hai chủ đề quan trọng được thể hiện trong cuốn sách là quan hệ giữa tự sự với thân phận, vai trò của thời gian trong việc trần

thuật đã đi suốt cả tác phẩm Chung quanh hai chủ đề đó, những vấn đề “tiểu thuyết”,

Trang 13

“phê bình” và “ý thức hệ” đã được liên kết với nhau Tự sự, thân phận, thời gian và ý thức hệ là những cái được các nhà nghiên cứu hậu hiện đại chú tâm trong nghiên cứu

văn học cũng như nghiên cứu văn hóa hiện nay

1.1.4 Nghiên cứu về trần thuật học và phong cách học tiểu thuyết của Thân Đan

là một cuốn sách có những nghiên cứu độc đáo và toàn diện kết hợp cả Trần thuật học

và Phong cách học tiểu thuyết Ngoài đánh giá và phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những lí thuyết cơ bản của Trần thuật học và Phong cách học tiểu thuyết, tác giả đã

dành cả ba chương tập trung nghiên cứu và đánh giá những mảng trùng khớp của Trần

thuật học và Phong cách học tiểu thuyết từ các khía cạnh như “diễn ngôn trong Trần thuật học” với “văn bản trong Phong cách học tiểu thuyết”, “phân loại, tính chất và vai trò của các loại góc độ trần thuật khác nhau”, “các loại hình thức diễn đạt khác nhau

và vai trò của lời nói nhân vật” , bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề trước đây tuy đã

có nhiều nhà nghiên cứu đề cập và tìm hiểu nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và mơ hồ

như các khái niệm trần thuật, điểm nhìn, ngôi dựa trên cơ sở phân tích văn bản văn

học nổi tiếng trên thế giới

1.1.5 Trong cuốn Trần thuật học của Đổng Tiểu Anh, Trần thuật học được tác giả

quan niệm là nghiên cứu làm thế nào để diễn đạt quan điểm, ý thức, tư tưởng bằng các hình thức nghệ thuật (tức các phương thức của trần thuật) của văn bản [58, tr 43] Tác giả đã khảo sát tất cả mọi hình thức trần thuật được thể hiện trên các văn bản trong dòng chảy lịch sử Đồng thời, từ khía cạnh hiểu biết về ngôn ngữ của loài người, từ quan hệ giữa tư duy con người với kí hiệu ngôn ngữ, tìm hiểu tác động của phương thức tư duy đối với phương thức diễn đạt, và quan hệ suy lí lôgíc trong việc lí giải, rút ra quy luật tự thân mà ngôn ngữ văn học diễn đạt Tác giả không phải chỉ đơn thuần bàn về quan hệ giữa Ngôn ngữ trần thuật và văn bản, mà còn đi từ khía cạnh lí tính và tư duy con người, kết hợp với những biểu hiện của văn bản để trình bày quan điểm của mình Do tư duy con người muôn hình muôn vẻ, phương thức trần thuật cũng bởi thế mà trở nên huyền

bí Và qua phương thức trần thuật đó, cái ý nghĩa hoặc cái tôn chỉ cuối cùng của văn bản được phơi trần ra trước mắt mọi người dưới sự phận tích từng bước một, từng cái một như của phân tâm học

1.1.6 Trong cuốn Lý luận tự sự và văn hóa thẩm mỹ, ông Đàm Quân Cường cũng

tập trung quan tâm đến nội bộ của văn bản tự sự Ông cho rằng, lí luận trần thuật hoặc tự

sự là thông qua những tác phẩm tự sự cụ thể, tức những cái gọi là “lời nói” (parole),

“diễn ngôn” (discours), “kết cấu bên ngoài” (surface structure), tìm ra yếu tố cấu thành của lời nói, diễn ngôn và kết cấu bên ngoài, để rồi tìm hiểu cơ chế cấu tạo cụ thể của chúng Quá trình này cũng nhằm tìm hiểu cái khả năng hình thành ngữ pháp tự sự hay là

“ngôn ngữ trần thuật” Đối tượng nghiên cứu của lý luận tự sự là các văn bản (text) tự

sự Trong các tác phẩm tự sự, văn bản tự sự (text) xuất hiện dưới hình thức “văn bản trần

Trang 14

thuật” hoặc “ngôn ngữ tự sự”, trọng tâm của văn bản tự sự (text) là người trần thuật trần thuật trong văn bản, kể về văn bản có một truyện kể nhất định

1.1.7 Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều công trình nghiên cứu công phu

Trong công trình nghiên cứu Những vấn đề thi pháp của truyện, Giáo sư Nguyễn

Thái Hòa đã khảo sát và nghiên cứu những yếu tố quan trọng trong truyện là "lời kể" và

"lời thoại", "không gian", "thời gian" và "giọng" vân vân từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Khi định nghĩa cho Truyện, ông cho rằng, Truyện khác với các văn bản khác

ở chỗ các sự kiện trong Truyện diễn ra "trong sự sắp xếp, sự lựa chọn thời gian của người kể", [28, tr 192] "Truyện là văn bản chiếu vật diễn tiến trong thời gian tự nó mà người kể đã chọn cho nó." [28, tr 193] Quan điểm của ông cho thấy thời gian là một yếu tố không thể thiếu của truyện, nó không phải là thời gian tự nhiên trong vũ trụ, mà là thời gian đã được sắp xếp lại theo ý đồ của người kể, mang tính chủ quan

Cũng nghiên cứu về thời gian trong truyện, chị Lê Thị Tuyết Hạnh đã khẳng định vai trò quan trọng của thời gian trong các yếu tố cấu trúc lên một văn bản tự sự văn học

Trong công trình Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện

ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995), chị Hạnh đã đi sâu khảo sát quan hệ giữa thời gian với sự kiện cũng như thời gian với tâm lý nhân vật, xét dưới góc độ truyện Thời gian được xem xét như là một trung tâm trong việc tổ chức một tác phẩm văn học Tác giả quan niệm rằng, thời gian có "chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu, có giá trị nghệ thuật riêng", [18, tr 191] nó phối hợp với những yếu tố khác trong một hệ thống văn bản tự sự văn học như điểm nhìn, giọng kể để thể hiện tính liên tục và tính lôgíc của sự kiện lịch sử hay tính ước lệ, phi thời của tâm trạng tâm lý nhân vật Bởi thế, hình thức thời gian trong truyện cũng trở nên "phong phú, đa dạng, biến hóa của các kiểu loại", giữa các hình thức đó, có sự xâm nhập và giao thoa nhất định

Bài viết Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện của

Nguyễn Thái Hòa phân biệt điểm nhìn trong văn bản tự sự với điểm nhìn của lời nói trong giao tiếp thường ngày Tác giả cho rằng hai điểm nhìn đó có nét giống nhau nhưng

về cơ bản, chúng khác nhau về chức năng và cấu trúc Theo tác giả, "Điểm nhìn nghệ thuật, là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn." [27,

tr 96]

Dựa trên cơ sở lí thuyết hội thoại và lí thuyết điểm nhìn, trong bài Về khái niệm

"truyện kể ở ngôi thứ bá ba" và "người kể chuyện ở ngôi thứ ba", Nguyễn Thị Thu

Thủy đã làm sáng tỏ sự khác biệt về khái niệm "truyện kể ở ngôi thứ ba" và "người kể chuyện ở ngôi thứ ba", và cho rằng, nên gọi một cách chính xác hơn "truyện kể ở ngôi

Trang 15

thứ ba": một là "Truyện kể có NKC hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật", hai là "Truyện

kể có NKC hàm ẩn kể theo điểm nhìn của mình" [39, tr 145] Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ

học với đề tài Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (điểm nhìn và

ngôn ngữ kể chuyện) của chị Thủy cũng khảo sát và nghiên cứu về điểm nhìn và tìm hiểu quan hệ điểm nhìn với các phương thức kể chuyện

Các công trình về Trần thuật hay Ngôn ngữ trần thuật được điểm qua trên đây chỉ

là một phần của những tác phẩm hoặc tập trung nghiên cứu hoặc chỉ ít nhiều đề cập đến ngôn ngữ trần thuật, còn chưa kể đến những bài báo đã được công bố của nhiều nhà nghiên cứu khác

Để làm rõ và xác định khái niệm Ngôn ngữ trần thuật, luận án trình bày các nội dung sau đây:

01 Quan niệm về Trần thuật và Ngôn ngữ trần thuật

02 Quan niệm về Người trần thuật

03 Quan niệm về Điểm nhìn

04 Quan niệm về Thời gian

1.2 Quan niệm về "trần thuật" và "ngôn ngữ trần thuật"

Genette cho rằng tất cả những hành động trần thuật mang tính sáng chế (sản xuất ra những văn bản có nội dung truyện kể) và kể cả những tình cảnh thực hay hư ảo mà hành động trần thuật xảy ra trong ấy đều là trần thuật Trần thuật là một kết cấu đẳng lập chỉ hành động kể, nó liên quan mật thiết đến Người kể chuyện/người trần thuật, thuộc về kỹ

xảo trần thuật/kể chuyện trên bậc diễn ngôn (discourse) trong văn bản văn học

Ngôn ngữ đã cấu trúc lên phương thức trần thuật Đối với một bộ tiểu thuyết, cái quan trọng là nó được viết như thế nào, bằng một hệ thống ngôn từ gì và hình thức câu như thế nào để làm cho câu chuyện/sự kiện xảy ra trước mắt người đọc Tất cả những thứ trên có liên quan đến cấu tạo nội bộ trên bình diện ngôn ngữ của tác phẩm văn học/văn bản tự sự được tổng hợp lại trong một khái niệm Ngôn ngữ trần thuật

1.2.1 Quan niệm theo hướng ngôn ngữ học - lý thuyết hành động ngôn từ Những người mở đầu cho lý thuyết hành động ngôn từ là Austin với cuốnHow

to do thingsSearle với cuốn Speech acts.

Theo lý thuyết này, "một lời nói bao giờ cũng phải được thực hiện thông qua các hành động ngôn từ (hành động nói) gồm ba hành động liên quan đến nhau Đó là hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung và hành động dụng ngôn" [34, tr.32-33] Mỗi hành động ngôn từ trên có một tác dụng riêng và cụ thể cho mọi hoạt động lời nói

- Hành động tạo ngôn (locutionary act) là hành động nói tạo ra lời nói mang một lượng thông tin nhất định và truyền thông tin đó cho người ta biết

- Hành động ngôn trung (illocutionary act) là hành động nói nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời nói (đích ngôn trung) như trần thuật, cầu khiến, hỏi

Trang 16

bằng lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung)

- Hành động dụng ngôn (perlocutionary act) là hành động nói nhằm đạt được hoặc gây hiệu quả nhất định đến tâm lý người nghe thông qua lời nói

Trong ba loại hành động trên, lý thuyết hành động ngôn từ quan tâm nhiều đến hành động ngôn trung vì nó có thể thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại [34, tr.35], bộc lộ tính cách của người phát ngôn

Hành động ngôn trung nằm ngay trong lời nói và được nhận diện bằng dấu hiệu ngôn ngữ ở mặt hình thức hoặc ở mặt ý nghĩa [34, tr.34] Căn cứ theo đích ngôn trung, các hành động ngôn trung khái quát là trần thuật được phân chia thành các kiểu hành động ngôn từ cụ thể hơn là trình bày, đánh giá được phân biệt với các kiểu cầu khiến, hỏi Trong đó, hành động trần thuật thuộc kiểu hành động trình bày Ngôn ngữ trần thuật là hình thức biểu hiện của hành động ngôn từ trần thuật

Văn bản trần thuật có thể được coi như là một câu trần thuật được mở rộng nhằm

kể lại các sự kiện cho người tiếp nhận trần thuật biết, đồng cảm và nhận xét cùng mình Quá trình tạo dựng một văn bản trần thuật của người trần thuật cũng là một hành động ngôn từ, cụ thể là hành động tạo ngôn

Phân tích ngôn ngữ trần thuật trong các văn bản tự sự tương đương với việc phân tích hành động ngôn trung, tức người trần thuật làm thế nào và bằng hình thức gì để phản ánh thực tại của một sự kiện và đồng thời, làm cho hành động ngôn từ của người trần thuật mang lại hiệu lực, hiệu quả nhất định

Hành động ngôn trung (tức mục đích trần thuật) của người trần thuật thường nằm trong diện ngôn ngữ và được nhận diện bằng các ký hiệu ngôn ngữ, đó là những hình thức biểu hiện của ngôn ngữ người trần thuật gồm các từ ngữ chỉ nhân xưng và ngôi, các từ ngữ và ngữ đoạn biểu thị nghĩa thời gian

Qua các dấu hiệu ngôn ngữ được thể hiện bằng hành động ngôn từ, người ta có thể nhận diện tính cách, tâm lý của người phát ngôn và do vậy, hành động trần thuật được phân tích một cách khách quan, khoa học hơn mà được giảm tính tư biện, chủ quan.Vì vậy,việc phân tích tâm lý, tính cách nhân vật từ góc độ ngôn ngữ sẽ có tính khách quan, khoa học, giảm thiểu được tính tư biện, chủ quan

1.2.2 Các quan niệm theo hướng văn học

1.2.2.1 Một số quan niệm về "trần thuật"

Muốn làm rõ khái niệm Ngôn ngữ trần thuật, trước tiên phải xác định trần thuật là

gì Theo quan niệm của ông Đàm Quân Cường, “trần thuật” là một quá trình giao lưu

mà nội dung trần thuật với tư cách là thông tin được người phát ra thông tin (addresser) truyền đến cho người tiếp nhận thông tin (addressee) [65, tr.11] Không phải hễ ai đó mở miệng ra thì là “trần thuật”, trần thuật với nghĩa đen của nó là phải có sự kiện để thông báo, sự kiện đó có thể tồn tại thực sự trong thế giới thực tại lẫn hư cấu Xác định một

Trang 17

diễn ngôn/cú đoạn có phải đang tự sự, có thể xét dưới góc độ diễn ngôn đó được triển khai mở rộng từng bước một thành một câu chuyện hoặc lớn hoặc nhỏ, thậm chí là một tác phẩm tự sự Trần thuật có thể kể về sự kiện, sự tình chân thực, cũng có thể kể về sự tình hư cấu

Lý luận tự sự nghiên cứu về cái quá trình trần thuật xuất hiện trong văn bản trần thuật (narrative text) hay tác phẩm hư cấu (narrative fiction) [65, tr 11] Văn bản trần thuật là văn bản mà người phát ngôn của việc trần thuật trình bày (hay “kể”) về chuyện

kể bằng một phương tiện trung gian như ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, nghệ thuật kiến trúc, hay bằng một thể phương tiện trung gian hỗn hợp Vì thế, “văn bản” không phải cũng không thể đồng nhất với “chuyện kể” Chuyện kể được mã hóa bằng những

ký hiệu ngôn ngữ và qua đó được cấu trúc và đưa vào văn bản bằng hành động “kể” Chính hành động“kể” (trần thuật) đó sản sinh ra những ký hiệu ngôn ngữ và dẫn dắt cho

ra mắt “người trần thuật”

Trọng tâm của trần thuật là một quá trình tương ứng trong nội bộ một tác phẩm tự

sự, một quá trình giao lưu và truyền đạt nội dung trần thuật từ một người kể chuyện hư cấu đến một người tiếp nhận trần thuật hoặc hư cấu hoặc tiềm ẩn Vai trần thuật có thể xuất hiện dưới những trạng thái khác nhau căn cứ theo vị trí trong quá trình trần thuật, trình độ tham gia vào câu chuyện Việc trần thuật được thể hiện qua một người trần thuật như thế cũng nhất định phải được sàng lọc qua một điểm nhìn nhất định Nội dung trần thuật vậy cũng không thể nào nhất trí với trạng thái vốn có khi nó diễn ra, mà được trình diễn sau khi đã cấu trúc lại Văn bản là trạng thái cuối cùng của những tổ hợp đó Văn bản là một chỉnh thể có giới hạn và được tổ hợp lại bởi các ký hiệu ngôn ngữ hoặc môi giới, tức ngôn ngữ (discourse) miêu tả về những câu chuyện đó bằng lối nói hoặc viết [65, tr 12] Nếu ngôn ngữ ở đây được lý giải là sự diễn đạt và cấp bậc trần thuật của văn bản trần thuật thì câu truyện kể thuộc về đối tượng trần thuật hoặc cấp bậc được trần thuật [65, tr 12]

Trong quá trình giao lưu của văn bản trần thuật, có thể phân chia ra các cấp bậc khác nhau, nhưng vấn đề là nguyên tắc phân chia là gì và phân chia như thế nào [65, tr 28] Manfred Jahn cho rằng việc giao lưu trong văn bản trần thuật ít nhất phải đề cập đến

3 cấp bậc, sự giao lưu giữa mỗi cấp bậc đều liên quan đến người phát ra và tiếp nhận thông tin của bản thân nó [65, tr 29] Cấp bậc giao lưu 1 là cấp bậc giao lưu chân thực hoặc giao lưu phi hư cấu được diễn ra giữa tác giả và độc giả, thuộc diện siêu văn bản (extratextual) Theo chúng tôi, cấp bậc này thuộc về cấp bậc độc giả tiếp nhận và lí giải

về tác phẩm theo kinh nghiệm của mình Cấp bậc thứ 2 là cấp bậc điều phối hư cấu hoặc cấp bậc ngôn ngữ tự sự, ở cấp bậc này, người trần thuật hư cấu kể truyện cho một người tiếp nhận trần thuật được chỉ đinh hoặc vô định Theo chúng tôi, cấp bậc này chỉ tất cả những hành vi trần thuật mang tính sáng chế, tức trần thuật của Genette Cấp bậc thứ 3

Trang 18

là cấp bậc hành động, các nhân vật chính của truyện giao lưu trong phạm vi cấp bậc này Đây là một cấp bậc thuộc diện câu chuyện hoặc là truyện kể Cấp bậc 1 và 3 nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi

Như vậy, các cấp bậc của văn bản tự sự được phân chia như sau:

Cấp 1: giao lưu giữa tác giả chân thực và độc giả chân thực

Cấp 2: giao lưu giữa người trần thuật và người tiếp nhận trần thuật Người trần thuật được coi như là người diễn tả của các hình vi ngôn ngữ

Cấp 3: giao lưu giữa các nhân vật trong văn bản trần thuật, giao lưu này được triển khai hoặc được kể lại với một môi giới là người trần thuật

Có hai loại người trần thuật trong cấp 3 Một là người trần thuật nằm ngoài câu chuyện, đơn thuần đảm chức người kể chuyện và trình diễn câu chuyện bằng cách trần thuật Hai là người trần thuật đồng thời có tư cách là người tham gia vào câu chuyện, tức người trần thuật đồng thời cũng là nhân vật của truyện, chỉ khác nhau với các nhân vật

khác ở chỗ trình độ tham gia vào câu chuyện mà thôi Cấp 2 và 3 thuộc diện văn bản

trần thuật [65, tr 30-34] và chúng thuộc diện đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

Nhưng phải chú ý, quan hệ giữa các cấp bậc của văn bản trần thuật không phải cô lập nhau và chỉ phát triển theo một chiều, mà là có thể giao lưu hai chiều giữa các cấp bậc

đó [65, tr 44]

1.2.2.2 Một số quan niệm về Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật là một khái niệm có nội hàm phong phú Khía cạnh nghiên cứu khác nhau thì sẽ có quan niệm và định nghĩa khác nhau

Genette khu biệt hình thức cấu tạo cơ bản của ngôn ngữ tự sự như sau: tất cả những ngôn ngữ xuất hiện trong một văn bản tự sự đều là ngôn ngữ/lời nói do người trần thuật phát ra/nói ra Ngôn ngữ mà người trần thuật sử dụng trong văn bản tự sự được chia làm 3 hình thức cơ bản: một là ngôn ngữ/lời nói trực tiếp, là những ngôn ngữ/lời nói mà người trần thuật kể ra; hai là ngôn ngữ/lời nói gián tiếp, là ngôn ngữ/lời nói mà người trần thuật kể gián tiếp thông qua ngôn ngữ/lời nói của nhân vật trong hoặc ngoài câu chuyện; ba là ngôn ngữ/lời nói chuyển đổi, người trần thuật kể trực tiếp lời nói của nhân vật

Genette cho rằng, Ngôn ngữ trần thuật chủ yếu là nghiên cứu các mối quan hệ

giữa tự sự (narrative) và chuyện kể, tự sự và trần thuật, chuyện kể và trần thuật Ông

đưa ra ba phạm trù của tự sự(theo nghĩa hẹp) là thời gian, ngữ thể và ngữ thức

Giống như Genette, khi phân tích và trình bày khái niệm Ngôn ngữ trần thuật,

Đàm Quân Cường vận dụng hệ thống lý thuyết Ngôn ngữ học của Saussure về ngôn

ngữ và lời nói để miêu tả và thuyết minh cho cái đối tượng nghiên cứu của mình Theo

ông Đàm, sự khu biệt về ngôn ngữ và lời nói của Saussure có thể hình dung hai bình

diện nghiên cứu khác nhau của lý luận tự sự Một là hệ thống được tạo lập bởi tất cả các

Trang 19

tác phẩm tự sự và có vai trò hạn định cho những tác phẩm tự sự đó (tức ngôn ngữ của

Saussure) Một là sự thể hiện của hệ thống đó trong khuôn khổ của một tác phẩm tự sự

nhất định (tức lời nói của Saussure).Diễn ngôn (discours) (histoire của Todorov) chỉ

những tổ hợp và cấu trúc nghệ thuật được nhập vào câu chuyện khi kể truyện Những tổ hợp và cấu trúc như thế được tiến hành nhờ những biện pháp như điểm nhìn, các kiểu thời gian vân vân [65, tr 5] Bởi vậy, ông Đàm Quân Cường khái quát rằng:

“Văn bản” tức “ngôn ngữ”, là một hệ thống có cấu trúc khuôn khổ nhất định,

trong đó các sự tình được tổ hợp lại bởi một kí hiệu ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên) hoặc

những kí hiệu khác Cùng với cấu trúc tự sự, Ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu trình tự

thời gian và sự tình dưới hình thức thể hiện của ngôn ngữ, tập trung vào các mối quan

hệ có thể có giữa chuyện kể và văn bản, quá trình trần thuật và văn bản, chuyện kể và quá trình trần thuật Mấy thuật ngữ như trần thuật và người trần thuật, tiêu điểm hóa-người tiêu điểm hóa và nhân tố tiêu điểm hóa vân vân thể hiện nổi bật đặc tính của Ngôn ngữ trần thuật Nhìn chung, quan điểm của ông Đàm Quân Cường có phần trùng khớp với quan điểm của Genette Cho nên, quan điểm trên đây của họ sẽ là cái cơ sở chính mà chúng tôi căn cứ vào đó để triển khai phân tích Nó đã hàm chứa tối đa những yếu tố liên quan của Ngôn ngữ trần thuật

Đổng Tiểu Anh giải thích Ngôn ngữ trần thuật như sau: trần thuật được cấu tạo bởi 3 phạm trù là người trần thuật, phương thức trần thuật và ngữ thái, ngữ thức, cấu

trúc do trần thuật sản xuất ra Chị ấy nhất trí với Genette ở chỗ Ngôn ngữ trần thuật nằm

trong ba phạm trù thời, thái, thức của Genette Nhưng yếu tố được bao hàm trong ba

phạm trù đó thì khác ông Genette:

+ Thái là chủ thể trần thuật gồm ngôi, người trần thuật, người tiếp nhận trần

thuật, tiêu điểm hóa, vân vân;

Ngữ thái trần thuật nghiên cứu về vấn đề “ai đang nói”, tức quan hệ giữa người

trần thuật và việc trần thuật Nó gồm quan hệ giữa người trần thuật với điểm nhìn của nhân vật và nhân xưng; quan hệ giữa hình tượng nhân vật được hình thành do việc trần thuật với thái độ của hình tượng này đối với sự kiện; quan hệ về thái độ của tác giả là khẳng định hay phủ định đối với nhân vật cũng như sự kiện [58, tr 16]

+ Thức gồm trình tự, khoảng cách, tần số, dạng thức câu vân vân

Ngữ thức trần thuật nghiên cứu về vấn đề “nói như thế nào”, tức quan hệ giữa

việc trần thuật và sự kiện, bao gồm những nội dung sau đây:

1 Sự kiện này diễn ra trong một biên độ thời gian và không gian như thế nào;

2 Lần diễn ra của sự kiện, tức tần số trần thuật;

3 Sự kiện này là hiện hữu hay hư cấu;

4 Những hình thức ngôn ngữ khác nhau để miêu tả, đánh giá vân vân về sự kiện

đó, tạo thành mô thức trần thuật Ngoài ra, trần thuật có thể dẫn đến các phương hướng

Trang 20

suy lý do sự hiểu biết và cái được trần thuật có khác, và cũng bởi thế mà có những phong cách văn bản khác nhau [58, tr 16]

+ Cấu trúc của văn bản là cái tổng hợp của các phương thức trần thuật

Cấu trúc trần thuật chỉ quan hệ giữa việc trần thuật và cấu trúc của văn bản Cấu trúc văn bản không những chỉ cấu trúc ngoại tại của văn bản, mà còn chỉ cấu trúc nội tại,

đó là những yếu tố trần thuật đã phát huy vai trò trong quá trình trần thuật, những phương thức tư duy đã tham gia vào và làm thay đổi phong cách văn bản

Chị Đổng Tiểu Anh cũng cho rằng, phương thức tổ hợp của ngôn ngữ trần thuật là một hình thức thể hiện thái độ trần thuật.Thái độ trần thuật được thể hiện bằng cách lựa chọn từ ngữ, việc chọn từ trở thành một biện pháp quan trọng để thể hiện thái độ của tác giả [58, tr 101-102]

Thân Đan trực tiếp định nghĩa Ngôn ngữ trần thuật như thế:

Ngôn ngữ trần thuật là thứ ngôn ngữ dùng kể lại câu chuyện bằng lời nói hoặc văn viết, trong văn học, tức là văn bản mà độc giả sẽ tiếp cận Nó gồm những bộ phận

không thể chia tách: nhân xưng trong ngôn ngữ là tiêu chí để phán đoán người trần thuật

là ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba; thời thái trong ngôn ngữ là tiêu chí để phán đoán quan

hệ thời gian giữa người trần thuật với chuyện kể ; diễn ngôn còn thể hiện ai là người

trần thuật, có mấy bậc trần thuật và quan hệ như thế nào, vân vân Ngoài ra, Thân Đan

đã xem xét vấn đề Ngôn ngữ trần thuật bằng lý thuyết văn bản học Nếu xuất phát từ

khía cạnh phân tích văn bản, trong một hệ thống văn bản tự sự, có những cấp bậc khác nhau và tương quan với nhau như cơ tầng đặc trưng ngôn ngữ, hiệu quả tâm lý do cơ

tầng ngôn ngữ đó gây nên, ý nghĩa chủ đề hoặc hiệu quả mỹ học được thể hiện bởi đặc trưng ngôn ngữ của một ngữ cảnh nhất định mà cầu nối của chúng là hiệu quả tâm lý

Còn xuất phát từ khía cạnh Trần thuật học, một hệ thống văn bản tự sự được tạo dựng bởi các cấp bậc như cấp bậc câu chuyện và cấp bậc trần thuật, tức các hình thức ngôn

ngữ nhằm xâu chuỗi lên một văn bản tự sự Trên cấp bậc trần thuật, lại bao hàm các yếu

tố như người trần thuật, điểm nhìn, thời gian vân vân

1.2.3 Định nghĩa của "ngôn ngữ trần thuật"

Tổng quan các quan điểm về Ngôn ngữ trần thuật được nêu ở trên, điều cần lưu ý

nhất là Ngôn ngữ trần thuật chỉ được để cập một cách rải rác, rời rạc, trực tiếp hoặc gián tiếp, qua nhiều yếu tố, từ nhiều khía cạnh, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau Vậy, có thể nói, Ngôn ngữ trần thuật là một tập hợp thể của những yếu tố liên quan Dù thế nào đi nữa, các nhà nghiên cứu đã tập trung, đi thẳng cũng như đi sâu vào vấn đề "ai kể - kể cái

gì - kể như thế nào": những yếu tố chủ chốt xâu chuỗi nên một văn bản tự sự dưới hình thức ngôn ngữ

Trong đề tài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi một là nằm trong diện cơ tầng đặc trưng ngôn ngữ, hai là nằm trong diện cấp bậc trần thuật Hai thứ đó có

Trang 21

nhiều điểm đan xen và trùng hợp nhau Xét chung, khi tìm hiểu và khảo sát đặc điểm

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam cũng cần bao quát cả

những yếu tố trong hai diện đó

Ngôn ngữ trần thuật liên quan đến các vấn đề như “ai nói’, “ai nhìn”, “ai phát ngôn”, “nói như thế nào” Phương pháp trần thuật thuộc về việc sáng tác của một nhà

văn nào đó, nó mang đậm đặc sắc của cá nhân Cũng như “lời nói (parole)”, ngôn ngữ

trần thuật là hành động kể của từng cá nhân, là hành động cá nhân về ý chí và trí tuệ, mang tính chất dị biệt

Cái mà Ngôn ngữ trần thuật cần đi sâu nghiên cứu là người trần thuật làm thế nào, bằng cách nào và phương tiện nào để tổ chức, xây dựng và kể lại sự tình Đơn giản mà nói, là khảo sát người trần thuật kể chuyện như thế nào, diễn đạt nội dung của truyện bằng phương pháp nào Đi về cụ thể hơn nữa, thì Ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu về việc lựa chọn (về mặt ngôn ngữ bản thân) của các ngữ đoạn, các câu văn cụ thể khi diễn đạt nội dung truyện cũng như nguyên nhân và mục đích của sự lựa chọn đó (về mặt thao tác các ngữ đoạn, các câu văn đó) Trọng tâm được thể hiện của Ngôn ngữ trần thuật là

kỹ xảo trần thuật trên diện kết cấu văn bản và sự lựa chọn về phương thức tự sự của

người trần thuật Còn các khái niệm như sự kiện, tài liệu, hành động và ngôn ngữ nhân

vật thì thuộc diện truyện kể, một cấp bậc khác của văn bản tự sự, không nằm trong

phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, nên trong luận án này sẽ không được bàn đến Tổng quan những quan điểm được trình bày một cách khái quát trên đây của các nhà nghiên cứu, chúng tôi có thể định nghĩa ngôn ngữ trần thuật như sau:

Việc trần thuật là một hành động ngôn từ, có một người nào đó đã kể một sự kiện nào

đó bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt Cùng chung một sự kiện, không nhất thiết chỉ có một người kể, có thể có rất nhiều người cùng kể về sự kiện đó, nhưng kể như thế nào và hình thức tổ chức bố cục văn bản như thế nào thì hoàn toàn do người ấy ấn định qua

sự lựa chọn nhất định Vậy có thể hiểu Ngôn ngữ trần thuật gồm các hình thức ngôn ngữ dùng để trần thuật về một sự kiện cụ thể (trong đó, có thể có nhân vật tham gia vào

sự kiện, cũng có thể không), và diễn đạt những quan điểm, đánh giá, nhận xét, miêu tả của người trần thuật đối với đối tượng mà mình đang kể về (có thể là sự kiện, môi trường/hoàn cảnh, nhân vật, vẻ mặt-hành động-lời nói-tâm lý của nhân vật )

Và những yếu tố bao gồm trong Ngôn ngữ trần thuật có:

- Người trần thuật (hoặc vai trần thuật), yếu tố quan trọng nhất trong hành vi trần thuật, vì không có vai trần thuật thì sẽ không có hành vi trần thuật

- Điểm nhìn (hoặc góc nhìn), liên quan đến các vấn đề như vị trí quan sát, khoảng cách, thái độ và phương thức cảm nhận sự kiện của vai trần thuật

- Thời gian, yếu tố thể hiện quan hệ giữa truyện kể và trần thuật, nó phản ánh trạng

Trang 22

thái “thời gian” trong một thế giới hư cấu và mang tính chất tuyến tính

Dưới đây, chúng tôi lần lượt điểm qua các khái niệm và những yếu tố liên quan của Người trần thuật, Điểm nhìn và Thời gian

1.3 Quan niệm về "người trần thuật" và phân loại "người trần thuật"

Trong bất kỳ một chuyện nào cũng có nhân vật hành động hoặc sự kiện xảy ra Xét dưới góc độ này, căn cứ theo quan hệ hoặc vị trí của người trần thuật đối với câu chuyện

và nhân vật trong truyện, các học giả Trần thuật học phân chia nhiều loại hình người trần thuật

1.3.1 Quan niệm về "người trần thuật"

Các nhà nghiên cứu đã tập trung luận bàn cũng như định nghĩa Người trần thuật

từ các mối quan hệ giữa chủ thể sáng tác với chủ thể trần thuật, nhân vật chính với người trần thuật và các khía cạnh phương vị/vị trí và hình thức xuất hiện của người trần thuật

Năm 1978, học giả Mỹ S.Chatman lấy mô thức giao tiếp của ký hiệu học để mô tả quá trình giao lưu của văn bản trần thuật:

Đồ hình trên cho biết tác giả tiềm ẩn khác hẳn với người trần thuật Sự khác biệt giữa hai vai đó ở chỗ tác giả tiềm ẩn không đảm nhiệm bất kỳ một công việc trần thuật nào [65, tr 25] Và cũng qua đồ hình trên, một điều rất quan trọng khác đã được thể hiện

rõ rệt, đó là tác giả chân thực (chủ thể sáng tác) của văn bản tự sự được xếp ngoài phạm

vi giao lưu có người trần thuật tham gia Có nghĩa là, tác giả chân thực không phải là người trần thuật vì tác giả chân thực cũng không tham gia vào hoạt động trần thuật Cho nên, khu biệt tác giả chân thực và người trần thuật là điều rất quan trọng trong luận án của chúng tôi

Theo Genette, chủ thể trần thuật là vai đã để lại nhiều dấu vết trong quá trình sản

sinh Ngôn ngữ trần thuật, nó có thể dễ nhận ra được qua các yếu tố như thời gian trần thuật, cấp bậc trần thuật và ngôi

Người trần thuật trước hết là chủ thể trần thuật Khi bàn đến chủ thể của ngôn ngữ trần thuật, các nhà thi pháp học hình như đã gặp phải không ít khó khăn ở chỗ có nên thừa nhận và tôn trọng tính tự chủ của chủ thể này không Trong đó, chủ thể trần thuật với chủ thể sáng tác, người trần thuật với tác giả, người tiếp nhận tự sự với độc giả của tác phẩm được đồng nhất với nhau hay không là một khó khăn lớn cần được giải quyết Nếu sự đồng nhất đó xuất hiện trong các văn bản lịch sử hoặc các tự truyện chân thực thì vẫn có thể tiếp nhận được Nhưng trong tác phẩm tự sự hư cấu, sự đồng nhất và làm hỗn hợp mấy yếu tố trên là không hợp lý, vì trong tác phẩm hư cấu, "bản thân người

Trang 23

trần thuật là một vai hư cấu".[71, tr.147] Tiền đề nghiên cứu chủ thể trần thuật phải là chủ thể này đã để lại những dấu vết được cho là của chủ thể đó trong một văn bản trần thuật do chủ thể đó làm nên [71, tr.148] Những yếu tố hạn định liên quan với chủ thể trần thuật, hoặc trên thực tế những yếu tố đó cùng đóng vai trò trong việc trần thuật, về

cơ bản được quy vào 3 loại là thời gian trần thuật, cấp bậc trần thuật và “nhân xưng” tức quan hệ giữa người trần thuật (có thể còn một hoặc nhiều người tiếp nhận trần thuật) với truyện được kể [71, tr 148] Xét riêng về mặt này, tác giả sáng tác của tác phẩm thật không liên can gì đến 3 loại yếu tố trên

Ngôi/Nhân xưng là hình thức biểu hiện của người trần thuật trong văn bản tự sự Căn cứ theo vị trí xuất hiện của người trần thuật trong câu chuyện, Genette đã phân chia các kiểu người trần thuật: Người trần thuật không xuất hiện trong truyện là người trần thuật dị câu chuyện (tức người trần thuật ngoài câu chuyện của Bal và Đàm) Người trần thuật xuất hiện trong truyện với tư cách một nhân vật của truyện là người trần thuật đồng câu chuyện (tức người trần thuật trong câu chuyện của Bal và Đàm) [71, tr.172] Nói chung, truyện với người trần thuật dị câu chuyện là truyện kể ở ngôi thứ ba, truyện với người trần thuật thuật đồng câu chuyện là truyện kể ở ngôi thứ nhất

Như trên đã đề cập, Genette nêu ra khái niệm “người trần thuật đồng câu chuyện”

và “người trần thuật dị câu chuyện” “Người trần thuật đồng câu chuyện” có nghĩa là người trần thuật thuộc về câu chuyện mà vai ấy đang kể, là một bộ phận của truyện, đồng thời cũng là nhân vật trong tình tiết và sự kiện mà vai ấy đang kể “Người trần thuật dị câu chuyện” có nghĩa là người trần thuật không thuộc về truyện đang kể, không phải là nhân vật trong tình tiết và sự kiện mà vai ấy đang kể [71, tr 56] Cho nên, không được đánh đồng người trần thuật ngôi thứ nhất với người trần thuật đồng câu chuyện Xét dưới góc độ “giọng” trần thuật, người trần thuật thường dễ bị khu biệt bằng nhân xưng trần thuật Người trần thuật ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là cái xuất hiện thường xuyên nhất [71, tr 57] Hễ có ngôn ngữ thì tất nhiên có một người đang nói thứ ngôn ngữ này; hễ những ngôn ngữ đó đã cấu tạo lên một văn bản trần thuật thì tồn tại người trần thuật, một chủ thể trần thuật Theo quan điểm ngữ pháp, đó luôn là một “ngôi thứ nhất” [71, tr 58] Vậy thì chức năng của người trần thuật có thể xét dưới những góc độ như sau:

Đối với câu chuyện, có chức năng trần thuật; đối với văn bản trần thuật, có chức năng quản lý; đối với tình cảnh trần thuật, có chức năng giao tiếp; đối với bản thân người trần thuật, có chức năng tư duy [71, tr.180-183]

Nhưng cũng có những trường hợp văn bản tự sự hầu như không có người trần thuật Đó là trong các tiểu thuyết hiện đại Tiểu thuyết hiện đại đã đẩy việc mô phỏng diễn ngôn sang một cực đoan, hoặc nói đúng hơn là sang một thái cực khác, nó hoàn toàn tẩy sạch vết tích cuối cùng của chủ thể trần thuật, dẫn đến tình trạng vừa mới bắt

Trang 24

đầu vào truyện thì nhân vật đã mở miệng nói, hễ mở quyển tiểu thuyết ra thì độc giả đã phải đối mặt với tư tưởng của nhân vật, dòng tư tưởng này được phát triển một cách liên tục và đã hoàn toàn thay thế cho những hình thức tự sự thường thấy, nó có thể bảo cho chúng ta biết hành động và tao ngộ của nhân vật [71, tr.117] Về hiện tượng này, có nhà nghiên cứu cho rằng, văn bản tự sự như thế là đã vắng mặt chủ thể trần thuật, đó là những kiểu "văn bản tự sự bằng sự kiện", theo Genette Nhưng, với Genette, không hề

có văn bản tự sự không có chủ thể/người trần thuật, chỉ có thể nói trong kiểu văn bản đó, chủ thể/người trần thuật đã im bặt với mức độ tối đa

“Người trần thuật”, được M Bal phân tách rõ ràng với “chủ thể/người tiêu điểm

hóa”, là người hành động đã diễn đạt ra ký hiệu ngôn ngữ cấu tạo nên văn bản [73,

tr.19] Theo bà, “người trần thuật” có được đề cập hay không trong văn bản không gây

tác động đến tình huống trần thuật Vậy “người trần thuật” dù có gắn với “ngôi thứ

nhất” hay “ngôi thứ ba” vẫn chỉ là một người trần thuật – “chủ thể trần thuật” mà

Vì vậy, việc xác định ai đang kể là một việc làm hết sức quan trọng

Một vấn đề khác rất quan trọng được Bal quan tâm là cần làm rõ thân phận và địa

vị của người trần thuật Người trần thuật là chủ thể của ngôn ngữ, là một chức năng hơn

là một cá thể đang diễn đạt về bản thân mình trong những ngôn ngữ cấu tạo lên một văn bản Có thể khẳng định dứt khoát rằng, người trần thuật này không phải là tác giả của những tác phẩm trần thuật mang tính chất truyền ký [73, tr 16] Người trần thuật chỉ là một khái niệm trung tâm khi phân tích một văn bản tự sự nào đó [73, tr 19] Chính vì vậy, người trần thuật và trình độ, phương thức thể hiện cũng như việc lựa chọn ẩn náu của vai này trong văn bản quyết định lấy đặc trưng của văn bản [73, tr.19-20]

Khi nói đến hình thức xuất hiện với một nhân xưng nào đó của người trần thuật,

M Bal cho rằng, “tôi” và “anh ấy/chị ấy” đều là “tôi” cả Về nguyên tắc, bất luận người trần thuật có nhắc đến bản thân hay không, cũng không ảnh hưởng đến trạng thái trần thuật Miễn là những ngôn ngữ trần thuật này cấu tạo lên một văn bản trần thuật thì ắt tồn tại một vai trần thuật, một chủ thể trần thuật Xét từ quan điểm ngữ pháp, “tôi” hoặc

“anh/chị ấy” luôn là một “ngôi thứ nhất” Trên thực tế, thuật ngữ “người trần thuật ngôi thứ ba” là một thuật ngữ nghịch lý: người trần thuật không phải là một người ngôi thứ

Trang 25

ba vắng mặt trong phạm vi ngữ pháp Người trần thuật này chẳng qua đang kể về tình hình của một người khác, một “anh ấy” hoặc “chị ấy” (mà anh này/chị này cũng có thể ngẫu nhiên trở thành vai trần thuật) [73, tr.23]

Ở ông Đàm Quân Cường, người trần thuật là người dẫn truyện trong văn bản tự

sự, là cái gọi là “giọng” được thể hiện qua văn bản, nhiều khi “người trần thuật” là một chức năng hơn là một cá thể Vậy nên đồng nhất “người trần thuật” với chủ thể trần thuật Vả lại, ông nhấn mạnh khi xem xét cấp bậc siêu truyện của tác phẩm tự sự,

tác giả chân thực cần phải được loại ra khỏi phạm vi khảo sát, bất luận người trần thuật

đã đề cập đến tác giả chân thực bằng hình thức nào [65, tr.42] Điều này cho thấy ông đồng cảm với R Barthes ở chỗ chủ trương nên tách bạch rạch ròi tác giả với người trần thuật, hai cái đó không có một chút gì trùng hợp với nhau Nhận xét này cũng ăn khớp với quan điểm của Genette và Bal Ông Đàm phân loại “người trần thuật” như sau:

+ Căn cứ theo vị trí hoặc cấp bậc trần thuật và trình độ tham gia vào chuyện kể, có

“người trần thuật đứng bên ngoài/người trần thuật phi nhân vật” và “người trần thuật đứng bên trong/người trần thuật-nhân vật

+ Căn cứ theo trình độ được nhận biết, có “người trần thuật hiện diện” và “người

trần thuật tiềm ẩn”

+ Căn cứ theo quan hệ giữa “người trần thuật” với “tác giả tiềm ẩn”, có “người

trần thuật đáng tin cậy” và “người trần thuật đáng nghi ngờ”

Xuất phát từ khía cạnh lí tính và tư duy con người, Đổng Tiểu Anh cho rằng, trong các tác phẩm văn học lấy con người làm trung tâm, “người” tương đương với chủ ngữ của câu Với tư cách là người trần thuật, tác giả là người quyết định lấy ngữ thái của ngôn ngữ trần thuật Nhân vật xuất hiện với một từ vựng, một tên gọi, đấy là phương thức xưng gọi đến từ tác giả, người trần thuật hoặc các nhân vật khác về nhân vật này: nếu là người trần thuật hoặc người được trần thuật, thì có các danh từ riêng và các đại từ nhân xưng [58, tr.51] Quan sát những tên gọi của nhân vật, người ta có thể nhận biết được thái độ và sự đánh giá của tác giả đối với nhân vật này, đồng thời, đặc trưng hành động và tính cách nhân vật cũng được thể hiện [58, tr.62]

Trong phạm vi các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai hay ngôi thứ ba, về thực chất mà nói, đấy cũng chỉ là một chứng kiến “có mặt” của các loại diễn ngôn

“Tôi” có thể là tác giả - người trần thuật, cũng có thể là nhân vật – người trần thuật, hoặc

là một cái gì đó vô sức sống Nói thế có nghĩa là “tôi” có thể là tất cả mọi sự vật, dù rằng được biểu hiện bằng tên người hay đại từ nhân xưng, đều cho biết vị trí trần thuật của người trần thuật, cũng có thể là góc nhìn, tức góc độ nhìn nhận vấn đề của người trần thuật

Anh hay là Em, Chị (ngôi thứ hai) là đối tượng giao tiếp của người đang phát

ngôn Ngôi thứ hai này có thể đặc chỉ cũng có thể phiếm chỉ, là một vị trí đặc biệt của

Trang 26

một người nghe Mà độc giả, một người nghe ở bất kỳ thời điểm nào, một trường hợp nào đều có mặt, nên ngôi thứ hai này luôn phiếm chỉ độc giả, trực tiếp thay thế cho độc giả và mời gọi ý thức tham dự của độc giả [58, tr 66-67]

Trong ngữ pháp, đại từ nhân xưng vốn thay đổi theo vị trí ngôn lời của chủ từ mà

nó thay thế; còn trong văn bản, vị trí ngôn lời được biệt lập thành một cấu trúc văn bản, đại từ nhân xưng đã trở thành một sự thiết định, lấy đại từ để xác lập và làm tiêu chí cho phương vị ngôn lời của tự sự Đại từ không chỉ có đại từ nhân xưng, còn có các đại từ chỉ thân phận để thay thế cho đại từ “tôi” như “già này”, “con”, “đệ tử” vân vân, chúng đều thay thế cho “tôi” – "vị trí của người đang nói và đồng thời công bố vai - vị trí xã hội - của người nói" [Đổng, tr.68-69]

Xuất phát từ quan hệ giữa tư duy con người và ký hiệu ngôn ngữ, Đổng Tiểu Anh nghiên cứu người trần thuật và những yếu tố hữu quan của người trần thuật, khảo sát sự tác động của phương thức tư duy đối với hình thức diễn đạt của con người Nhưng, khác với các nhà nghiên cứu khác như Genette, M.Bal và Đàm Quân Cường vân vân, Đổng Tiểu Anh đánh đồng tác giả sáng tác tác phẩm tự sự với người trần thuật trong tác phẩm

tự sự, làm mất đi ranh giới khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm chủ thể sáng tác (tác giả)

và chủ thể trần thuật

Việc khu biệt và phân tích luận chứng về “Người trần thuật” của các nhà lí luận rất nghiêm chỉnh và có những diễn đạt khác nhau Để tiện cho việc phân tích, trong giới hạn trọng điểm của Luận án này, chúng tôi xin tiếp thu định nghĩa sau đây:

Người trần thuật là người hành động đã diễn đạt ra những ký hiệu ngôn ngữ để cấu tạo lên một văn bản, là người kể chuyện của văn bản trần thuật, là chủ thể trần thuật của văn bản tự sự, tức cái được gọi là “giọng” thể hiện trong văn bản Người trần thuật khác với chủ thể sáng tác – tác giả của văn bản tự sự về căn bản Xét từ khía cạnh

“giọng” trần thuật, người trần thuật thường hay xuất hiện trong văn bản với tư cách ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

1.3.2 Phân loại "người trần thuật"

Xuất phát từ góc độ “giọng” trần thuật, người trần thuật có thể dễ khu biệt được bằng nhân xưng trần thuật, cái thường xuất hiện là người trần thuật với nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Trần thuật đồng câu chuyện và trần thuật dị câu chuyện là hai thuật ngữ đối lập

nhau do Genette nêu ra Dựa trên quan hệ giữa người trần thuật và câu chuyện, Genette phân chia việc trần thuật ra hai loại trên nhằm khu biệt những tình huống khác nhau thuộc về diện người trần thuật Genette cho rằng, trong tự sự, nên khu biệt hai loại hình trần thuật Một loại hình là người trần thuật không hề hiện diện trong chuyện kể mà người trần thuật đang kể Loại khác là người trần thuật hiện diện với tư cách nhân vật trong chuyện kể mà người trần thuật đang kể Hiển nhiên, loại thứ nhất được gọi là trần

Trang 27

thuật dị câu chuyện, loại thứ hai được gọi là trần thuật đồng câu chuyện.[71, tr.333]

Người trần thuật đồng câu chuyện: người trần thuật là một bộ phận của truyện

được kể, người trần thuật có thể là nhân vật trong tình cảnh hoặc sự kiện mà người trần thuật đang kể Người trần thuật đồng câu chuyện mang lại cho tự sự sắc thái cá nhân Tuy nhiên, trong kiểu tự sự này, khoảng cách không gian hạn hẹp, không thể bao quát hết tất cả những nội dung trần thuật vượt quá sự từng trải cá nhân, nặng tính chủ quan

Người trần thuật dị câu chuyện: người trần thuật không ở trong truyện được kể,

không phải là nhân vật trong tình cảnh hoặc sự kiện mà người trần thuật đang kể [65, tr 56] Trần thuật dị câu chuyện mang lại cho tự sự một không gian có khoảng cách với những từng trải của nhân vật chính, giàu tính khách quan

Cần chú ý rằng, không nên đồng nhất người trần thuật ngôi thứ nhất với người trần thuật đồng câu chuyện, bởi có những trường hợp người trần thuật ngôi thứ nhất không tham gia vào hoạt động của truyện, không phải là một nhân vật trong truyện, mà chỉ đóng vai người quan sát hoặc chứng kiến, do trình độ tham gia vào truyện bị hạn chế Như có nhà nghiên cứu đã chỉ xuất, tự sự với nhân xưng ngôi thứ nhất là kết quả của sự lựa chọn mỹ học có ý thức, nó không phải tiêu chí tự truyện để diễn đạt tình cảm và thổ

lộ tâm khúc của mình Vậy, khi khảo sát và phân tích người trần thuật trong văn bản tự

sự, cần phân biệt người trần thuật căn cứ theo cấp bậc trần thuật (bên trong hay bên ngoài truyện) của người trần thuật và quan hệ giữa người trần thuật với truyện (đồng câu chuyện hay dị câu chuyện), đồng thời cũng cần khu biệt người trần thuật ngôi thứ nhất

là nhân vật chính hay là người quan sát Có thể có 4 loại hình người trần thuật:

+ Người trần thuật bên ngoài truyện – dị câu chuyện: kể chuyện không liên quan đến bản thân; thuộc cấp bậc trần thuật thứ nhất;

+ Người trần thuật bên ngoài truyện – đồng câu chuyện: kể về từng trải của bản thân mình; thuộc cấp bậc trần thuật thứ nhất;

+ Người trần thuật bên trong truyện – dị câu chuyện: kể chuyện không liên quan đến bản thân; thuộc cấp bậc trần thuật thứ hai;

+ Người trần thuật bên trong truyện – đồng câu chuyện: kể về từng trải của bản thân mình; thuộc cấp bậc trần thuật thứ hai [71, tr 174-175]

Tổng quát lại những lý thuyết phân loại người trần thuật của các nhà nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng những quan điểm của họ vừa có phần trùng khớp lại vừa có phần khác biệt nhau Đặc biệt là, cách phân loại người trần thuật của ông Đàm Quân Cường đã hàm chứa cách phân loại của G.Genette và Mike Bal, đúc kết thành một

sự phân loại người trần thuật toàn diện hơn và rõ ràng hơn Nhưng nói tóm lại, điểm tựa phân chia người trần thuật của họ đều xuất phát từ vị trí của người trần thuật đối với truyện được kể và mức độ tham gia vào truyện, hoặc mức độ được nhận biết của người trần thuật Và tất cả những thứ đó toàn được quy kết vào một vấn đề lớn: người

Trang 28

trần thuật kể về tình hình của một người khác hay kể về tình hình của riêng bản thân mình với một góc độ trần thuật như thế nào Chúng tôi sẽ dựa vào cách phân loại của ông Đàm Quân Cường để khảo sát người trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn

nữ, đồng thời cũng vận dụng những lý thuyết liên quan của các nhà nghiên cứu khác khi cần thiết

Căn cứ theo vị trí hoặc cấp bậc trần thuật và trình độ tham gia vào chuyện kể, trình

độ được nhận biết của vai ấy trong truyện và quan hệ giữa “người trần thuật” với “tác giả tiềm ẩn”, Đàm Quân Cường phân loại các kiểu người trần thuật có:

- Người trần thuật đứng bên ngoài truyện và Người trần thuật đứng bên trong truyện;

- Người trần thuật hiện diện và Người trần thuật tiềm ẩn;

- Người trần thuật đáng tin cậy và Người trần thuật đáng nghi ngờ

1.3.2.1 Người trần thuật đứng bên ngoài truyện và Người trần thuật đứng bên trong truyện

Người trần thuật đứng bên ngoài truyện/người trần thuật phi nhân vật thường xuất

hiện không phải với tư cách nhân vật của truyện Còn người trần thuật đứng bên trong

truyện/người trần thuật - nhân vật xuất hiện trong cấp bậc truyện mà vai này đang kể, là

một nhân vật trong truyện cùng cấp bậc, không những đảm trách trần thuật, đồng thời cũng là một nhân vật trong tình tiết và sự kiện đang được kể, và thường xuất hiện trong truyện mà vai trần thuật “tôi” đang kể Như vậy, việc trần thuật của vai này có vẻ chân thực và dễ được tin cậy, và là một nhân vật, vai trần thuật cũng trở nên sinh động hơn [65, tr 61]

1.3.2.2 Người trần thuật hiện diện và Người trần thuật tiềm ẩn

Người trần thuật hiện diện (overt narrator) khác với Người trần thuật tiềm ẩn

(covert narrator) ở chỗ trình độ được thể hiện và cảm nhận của vai này trong văn bản trần thuật Người trần thuật này thường đề cập đến “tôi” hoặc “chúng tôi” với hình thức ngôi thứ nhất, và nói một cách trực tiếp hay gián tiếp với vai tiếp nhận trần thuật Hơn nữa, người trần thuật thường bộc lộ một khuynh hướng đánh giá về nhân vật và sự kiện trong truyện Độc giả có thể cảm nhận mang máng thái độ của vai ấy đối với nhân vật,

sự kiện và tình tiết của truyện Người trần thuật hiện diện mạnh về ý thức bản ngã, có khi, thậm chí “đột nhập” vào truyện, đánh giá một cách công khai về nhân vật và sự kiện [65, tr 63]

Người trần thuật tiềm ẩn không để lại vết tích gì trong văn bản mà vai này đang kể

Có nghĩa là vai này cố gắng thoát ly hẳn tình tiết và sự kiện mà mình đang nói, để câu chuyện tự triển khai theo lô gích của tự thân, để nhân vật tự hoạt động với phương thức độc đáo mà hợp lý của bản thân Kiểu vai trần thuật như thế không những không đề cập đến bản thân cũng như tình huống trần thuật của mình, cũng không đề cập hoặc đối mặt

Trang 29

với vai tiếp nhận trần thuật Về thái độ trần thuật, vai ấy thường xuất hiện với một thái

độ “trung lập” không xê dịch, không có ý đồ tiếp xúc với vai tiếp nhận trần thuật, không thuyết phục vai tiếp nhận tin ở mình hay tiếp thụ cái gì, không thể hiện tính chủ thể của bản thân [65, tr 66] Với kiểu vai trần thuật như thế, độc giả khó cảm thụ được sự tồn tại của vai ấy, chỉ có thể tự phán đoán ra trong khi đọc [65, tr 67]

Người trần thuật hiện diện hay tiềm ẩn đều chỉ là tình hình tương đối, đều chỉ hiện diện hay tiềm ẩn với mức độ tối đa mà thôi

1.3.2.3 Người trần thuật đáng tin cậy và Người trần thuật đáng nghi ngờ

Người trần thuật đáng tin cậy lúc nào cũng thống nhất cao độ với tác phẩm (tức tác

giả tiềm ẩn) những quy phạm tư tưởng, những hành động, ý thức và đạo đức, giá trị quan vân vân, độc giả/người tiếp nhận trần thuật bởi thế cảm nhận được và đồng cảm với những thái độ và sự đánh giá của người trần thuật đối với sự kiện cũng như nhân vật

của truyện Ngược lại, Người trần thuật đáng nghi ngờ có những quy phạm về đạo đức

giá trị không nhất trí với tác giả tiềm ẩn, sự miêu tả hoặc đánh giá của người trần thuật

về truyện hoặc nhân vật không chỉ có thể “không chân thật”, mà nhiều khi, đó là những

“thiên kiến” của người trần thuật đối với nhân vật và sự kiện mà mình đang miêu tả hoặc bình luận Chính những “thiên kiến” này tạo ra sự cách biệt giữa người trần thuật

và tác giả tiềm ẩn về các mặt giá trị quan nhân sinh quan, đạo đực xã hội vân vân, do đó, cũng sản sinh sức co giãn độc đáo của việc trần thuật Cho nên, người tiếp nhận trần thuật cũng có lý do để hoài nghi những miêu tả và bình luận của người trần thuật đối với

sự kiện cũng như nhân vật trong truyện

1.4 Quan niệm về "điểm nhìn" và phân loại "điểm nhìn"

Điểm nhìn là một khái niệm phức tạp đã được nhiều học giả về Trần thuật học, Văn

học, Văn bản học, Ngôn ngữ học vân vân khảo sát, nghiên cứu và trình bày theo khía cạnh khác nhau, và thành quả nghiên cứu cũng khác nhau Riêng về cái tên gọi cũng đã

có rất nhiều kiểu khác nhau Trong luận án này, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “điểm nhìn” (point of view) quen thuộc để trình bày Bản chất của Điểm nhìn là Ai đang nhìn

và Ai đang nói, tức ai được điểm nhìn quy chiếu đến và ai đang kể về câu chuyện, là góc độ phạm vi kinh nghiệm để quan sát đối tượng Giải quyết và xử lý tốt vấn đề điểm nhìn cần làm rõ những vấn đề liên quan như tiêu điểm, nhân xưng và giọng nói vân vân 1.4.1 Quan niệm về "điểm nhìn"

Trong cuốn Ngôn ngữ trần thuật, Genette đã trình bày rõ ràng những nhận xét và

quan điểm của ông về vấn đề điểm nhìn/góc nhìn Trong các vấn đề liên quan, cái trọng tâm là tiêu điểm hoặc tiêu điểm hóa

Ông cho rằng, phương pháp tiêu điểm hóa không nhất thiết hoàn toàn bất biến trong một tác phẩm tự sự Bản chất của tiêu điểm hóa là hạn chế [71, tr.131] Tiêu điểm thay đổi theo sự biến hóa của người trần thuật, chuyển đổi tiêu điểm hóa có thể chỉ là kết

Trang 30

quả của việc chuyển đổi ngữ thái [71, tr.230] Sự chuyển đổi của “nhân xưng” thực chất

là sự biến hóa của quan hệ giữa người trần thuật với truyện, cụ thể mà nói là sự thay đổi của người trần thuật vì vai ấy cần sự can thiệp lớn mạnh và lâu dài hơn [71, tr.248] Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba tự sự thường được phân biệt bởi quan hệ giữa vai ấy với truyện

mà vai ấy kể về (người trần thuật có mặt hay vắng mặt trong truyện), ngôi thứ nhất có mặt với tư cách là nhân vật đã được đề cập trong truyện, còn ngôi thứ ba thì không [71, tr.249]

Dựa trên thành quả nghiên cứu của người đi trước, Genette đã thảo luận toàn diện

và phân loại một cách khoa học người trần thuật và tiêu điểm hóa Cách phân loại của ông đã được khẳng định và được nhiều nhà nghiên cứu tiếp thu Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi xin tổng hợp lại cả hai phân loại về “phối cảnh” và “tiêu điểm hóa” của Genette như sau:

+ Vô tiêu điểm hóa: người trần thuật > nhân vật với một góc nhìn toàn năng, biết

hết tất cả; tức là người trần thuật biết nhiều hơn nhân vật và cũng nói nhiều hơn bất kỳ

Trong khi trần thuật, người trần thuật cần sử dụng những hình thức ngôn ngữ khác

nhau để điều phối lượng thông tin Lượng thông tin lớn hay nhỏ, nhiều hay ít thường được thể hiện qua các thoại dẫn trực tiếp hay gián tiếp, được cải biên hay không Đây

cũng là một vấn đề được Genette quan tâm khi khảo sát về điểm nhìn

Theo ông Đàm Quân Cường, có mấy vấn đề liên quan đến điểm nhìn: vấn đề giọng trần thuật và thái độ tự sự, vấn đề nhân xưng trần thuật, sự thay đổi của nhân xưng làm thay đổi luôn điểm nhìn, quan điểm và cách nhìn nhận vân vân

Vậy là tự sự phân tích đề cập đến hai vấn đề cơ bản là “ai nói” và “ai nhìn” “Ai nói” xác nhận vấn đề người trần thuật và “giọng trần thuật” của văn bản trần thuật; “ai nhìn” thuộc vấn đề điểm nhìn của ai đó (tức vị trí người trần thuật trong truyện) quyết định lấy tính chất của văn bản trần thuật [65, tr 99] “Nhìn” không chỉ gồm thị giác, cũng liên quan đến những cái có thể cảm tri, cảm nhận, trải nghiệm được hoặc “nhìn thấy” được, trong đó, còn có thể gồm cả những ý nghĩa sâu hơn về sự phán đoán giá trị

và đạo đức [65, tr 101]

Trang 31

Trong phạm vi được tiêu điểm hóa của chủ thể điểm nhìn, thế nào cũng tồn tại những cái mà anh ấy hoặc chị ấy “nhìn thấy” được, tức đối tượng được tiêu điểm hóa Tiêu điểm hóa là quan hệ giữa thị giá với cái được “nhìn thấy”, được cảm nhận [65, tr 102]

Sự phân tích và phân loại các kiểu tiêu điểm hóa trong trần thuật của ông Đàm có phần giống với Genette nhưng đơn giản hơn, dễ hiểu hơn:

Tự sự vô tiêu điểm hóa hoặc tiêu điểm hóa zero: (người trần thuật) tiêu điểm hóa

kiểu này không chỉ tồn tại trong nội bộ hệ thống các nhân vật mà đồng thời cũng tồn tại ngoài hệ thống các nhân vật Trong kiểu tiêu điểm hóa này, “nói” và “nhìn”, trần thuật

và tiêu điểm hóa, người trần thuật và người tiêu điểm hóa đều thống nhất trên một chủ thể, nhưng chủ thể này không phải là một nhân vật của truyện, mà là một vai đứng ngoài câu chuyện và nhìn nhận tất cả sự tình với đôi mắt gần như là của thượng đế Đây

là một người trần thuật biết tất cả (toàn tri) [65, tr 109], có thể nắm bắt một cách toàn diện thế giới nội tâm của nhân vật, đó là một tiện lợi của người trần thuật toàn tri [65, tr 111]

Tiêu điểm hóa bên trong cố định: trong những truyện được kể bằng giọng nhân vật

ngôi thứ nhất – cũng là người tiêu điểm hóa, có rất nhiều điều được triển khai với hình thức nhớ về quá khứ, thậm chí là nhớ lại những chuyện cũ đã xảy ra trước đây rất nhiều năm Với trường hợp này, sẽ có hai cái “tôi” khác nhau là cái “tôi trần thuật” và cái “tôi từng trải” Hai cái “tôi” đó cùng đóng vai trò nhất định trong tự sự qua góc nhìn riêng biệt của mình Tiêu điểm hóa và trần thuật có thể trùng hợp cũng có thể tách riêng ra [65, tr 115] Trong những tác phẩm tự sự dưới hình thức tiêu điểm hóa bên trong cố định ngôi thứ ba, trần thuật và tiêu điểm hóa, người trần thuật và người tiêu điểm hóa là tách riêng ra [65, tr 119]

Trong trần thuật với ngôi thứ ba (một kiểu tự sự khác của tiêu điểm hóa bên trong

cố định), người trần thuật kể về những cái nhìn thấy, nghĩ đến từ góc độ của một nhân vật cố đinh, gồm hành động và sự giao tiếp với nhân vật khác của nhân vật cố định này trong truyện được kể Bởi thế, góc nhìn của người trần thuật không được vượt quá giới hạn của nhân vật đó Tiêu điểm hóa bên trong cố định có thể xuất hiện hoặc bằng ngôi thứ nhất hoặc bằng ngôi thứ ba, việc tiêu điểm hóa của vai này đều được trình diễn qua góc nhìn của một nhân vật cố định, nhân vật này phải tham gia vào trong truyện Sự khu biệt giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong tự sự tiêu điểm hóa bên trong cố định là người trần thuật có trùng với nhân vật-người tiêu điểm hóa không, tức trần thuật có trùng với tiêu điểm hóa không [65, tr 121] Nếu người trần thuật trùng với nhân vật-người tiêu điểm hóa thì là người trần thuật ngôi thứ nhất, ngược lại là ngôi thứ ba

Trong kiểu tiêu điểm hóa bên trong vô định, góc độ trần thuật thay đổi theo nhân

vật được tiêu điểm hóa, cũng có thể hiểu là đa tiêu điểm hóa Đa tiêu điểm hóa bên trong

Trang 32

chủ yếu thể hiện qua nhân vật-người tiêu điểm hóa khác nhau cùng kể về một sự kiện từ các góc độ khác nhau Riêng về tiêu điểm hóa bên trong vô

định mà nói, nó vừa có thể tiêu điểm hóa sự kiện khác nhau lại vừa có thể cùng tiêu điểm hóa một sự kiện Cho nên, trên thực tế, tiêu điểm hóa bên trong vô định đã gồm các trường hợp đa tiêu điểm hóa bên trong [65, tr 122-123]

Tự sự với tiêu điểm hóa bên ngoài: tức kiểu được gọi là tự sự “khách quan” hay tự

sự “hành vi chủ nghĩa” Người trần thuật và người tiêu điểm hóa trùng nhau, người trần thuật đồng thời cũng là người tiêu điểm hóa để quan sát đối tượng được tiêu điểm hóa [65, tr 123] Người trần thuật – người tiêu điểm hóa của kiểu tự sự tiêu điểm hóa bên ngoài không tham dự vào các hoạt động của truyện, hoàn toàn đứng ngoài cuộc Đôi mắt nhìn của người tiêu điểm hóa không thể nhìn thấu tận nội tâm của nhân vật mà chỉ

có thể dừng lại trên bề mặt của nhân vật và sự kiện Điểm nhìn được đặt ở trên cái thế giới truyện kể bởi sự lựa chọn của người trần thuật, nó không thuộc về bất kỳ một nhân vật nào, có nghĩa là vai này không cung cấp thông tin về tư tưởng nhân vật Tự sự với tiêu điểm hóa bên ngoài là truyện tự kể về mình (nhận xét của Lubbock) [65, tr 124-125] Việc trần thuật về truyện hầu hết được tiến hành với những hình thức thoại dẫn của nhân vật mà người trần thuật đã sử dụng trong khi kể, hoặc trực tiếp sử dụng lời nói của nhân vật [65, tr 127] Trong kiểu tự sự như thế này, giọng của người trần thuật được ẩn náu rất tinh xảo

Tiêu điểm là sự liên hệ giữa một “thị giác” nào đó (tức người quan sát) với đối tượng được quan sát Đối tượng được tiêu điểm hóa không nhất thiết là nhân vật, các đối tượng khách quan, phong cảnh, sự kiện, nói chung là tất cả những gì tồn tại đều có thể được tiêu điểm hóa Có một mối quan hệ biện chứng tồn tại giữa vai tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa Trong mối quan hệ này, vai tiêu điểm hóa đóng vai trò chủ đạo, bởi vì vai tiêu điểm hóa quyết định lấy đối tượng cần tiêu điểm hóa và được quan sát Trong các kiểu tự sự vô tiêu điểm (zero tiêu điểm) và tiêu điểm hóa bên ngoài, vai tiêu điểm hóa thường không xuất hiện với tư cách nhân vật Cho nên, quan hệ giữa người tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa nhiều khi là một quan hệ “thị giác”, tức người tiêu điểm hóa đã nhìn thấy cái gì Đôi mắt của vai ấy xem cái gì và không xem cái gì, muốn tuyên dương cái gì và che đậy cái gì là một sự lựa chọn, cho thấy người tiêu điểm hóa không thể trừ bỏ những nhân tố như tinh thần, tâm lý và ý nguyện vân vân của mình trong khi lựa chọn Sự liên hệ giữa người tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa sẽ càng nổi bật hơn trong trường hợp nhân vật-vai tiêu điểm hóa trình diễn ra đối tượng được tiêu điểm hóa Người tiêu điểm hóa không chỉ thể hiện hình tượng của bản thân bằng những hoạt động, đồng thời, hình tượng của đối tượng được vai này miêu tả cũng ít nhiều phô bày ra một số thông tin của bản thân vai này, để người tiếp nhận trần thuật nắm bắt được thông tin nhiều hơn về vai này [65, tr 132]

Trang 33

M Bal đã trình bày quan hệ giữa các yếu tố cấu tạo lên điểm nhìn Bal cho rằng,

“người trần thuật” sẽ thay đổi với sự xuất hiệu của dấu hiệu “thoại dẫn trực tiếp” và

qua đó, tiêu điểm cũng thay đổi luôn Kết quả thay đổi của người trần thuật là các cấp bậc trần thuật biến đổi luôn Cái chỉ tố để phân tách cấp bậc trần thuật là hình thức thoại

dẫn – trực tiếp, gián tiếp, gián tiếp tự do Thể hiện mối quan hệ giữa người quan sát (thị

giác) với khách thể được quan sát, “tiêu điểm hóa” đồng thời liên quan đến “chủ thể/người tiêu điểm hóa (focalizor)” và “khách thể được tiêu điểm hóa” “Chủ thể/người tiêu điểm hóa” là điểm nhìn để quan sát các thành phần của khách thể, nó có thể gắn với

điểm nhìn của một nhân vật nào đó trong chuyện kể - tiêu điểm hóa bên trong, cũng có thể ở ngoài chuyện kể - tiêu điểm hóa bên ngoài “Khách thể được tiêu điểm hóa” và

“chủ thể/người tiêu điểm hóa” thường tác động lẫn nhau trong mối quan hệ chặt chẽ vốn

có của chúng: Hình ảnh của khách thể được tiêu điểm hóa xác định bởi chủ thể tức người tiêu điểm hóa, ngược lại, một số thông tin như thái độ, tâm trạng của chủ thể/người tiêu điểm hóa được tái hiện qua khách thể được tiêu điểm hóa

Theo Đổng Tiểu Anh, điểm nhìn là góc độ của trần thuật, hoặc là, trần thuật có

hạn định Cái rộng hẹp của góc nhìn nếu được xác định bởi phạm vi cảm nhận của nhân

vật, thì nó là góc nhìn cá tính [58, tr.69] Điểm nhìn liên quan mật thiết đến ngôi và xưng

hô trong trần thuật

Ngôi là xuất phát điểm của góc độ trần thuật, có thể chia thành ba mảng: xưng hô (tên riêng, đặc danh), ngôi (theo đúng nghĩa đen của nó) và trình độ cảm nhận sự vật (biết bao nhiêu) Xưng hô là yếu tố hàng đầu trong trần thuật, nó cũng thể hiện luôn thể thái độ và sự đánh giá của tác giả đối với nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba là chỉ tố định vị cho vị trí của người nói, người nghe và người được nói đến Đại từ nhân xưng trong văn bản tự sự đã được

tách riêng ra khỏi cả cấu trúc văn bản và được xác định như là một tiêu chí của vị trí

phát ngôn – cái thường gắn liền với chỗ dựa để nhìn nhận, đánh giá của người trần thuật Vậy, việc trần thuật với nhân xưng nhất định là góc nhìn có hạn chế của người

trần thuật hiện diện, ngược lại, việc trần thuật vô nhân xưng là góc nhìn toàn năng (như đứng ở vị trí của Thượng đế, theo R Barthes) của người trần thuật vô hình

Quan điểm của Đổng Tiểu Anh cho thấy khái niệm “điểm nhìn”- “giọng”-“tiêu

điểm hóa” và “người trần thuật” – “chủ thể sáng tác” là hợp nhất, ít có phân biệt Điểm

nhìn cũng là nhân tố quyết định phong cách, hay là đặc trưng cơ bản của văn bản, điểm nhìn thay đổi thì phong cách cũng thay đổi luôn

Trong cuốn Nghiên cứu về Trần thuật học và Phong cách học tiểu thuyết, Thân Đan nhấn mạnh điểm nhìn có liên quan đến việc miêu tả đối với ngôn ngữ nhân vật và

các kiểu thoại dẫn Những hình thức thoại dẫn khác nhau đó cũng như những phương

pháp khác nhau để miêu tả hành động nhân vật đều là những bộ phận cấu thành không

Trang 34

thể thiếu của ngôn ngữ trần thuật Phân tích những thành phần như vậy tức là phân tích ngôn ngữ trần thuật

Điểm nhìn trong truyền thống thường chỉ về hai mặt cấu trúc và phong cách văn bản Về mặt cấu trúc, điểm nhìn tức góc độ của thị giác (hay cảm nhận) được sử dụng trong tự sự, nó trực tiếp tác động đến sự kiện được trần thuật Về mặt phong cách, điểm nhìn tức những lập trường, quan điểm, ngữ khí thái độ mà người trần thuật diễn đạt bằng một chuỗi văn tự khi tự sự, nó gián tiếp ảnh hưởng đến sự kiện (về thực tế, đấy thuộc vấn đề cấp bậc của giọng trần thuật, nên phân biệt với điểm nhìn hay góc độ quan sát được sử dụng khi tự sự) [64, tr 185]

Theo Thân Đan, việc miêu tả đối với ngôn ngữ nhân vật thực chất là những hình

thức thoại dẫn (như thoại dẫn trực tiếp, thoại dẫn gián tiếp, thoại dẫn gián tiếp tự do)

khác nhau mà người trần thuật dùng để trích dẫn ngôn ngữ của nhân vât Thoại dẫn trực tiếp, thoại dẫn gián tiếp hay thoại dẫn gián tiếp tự do chẳng qua chỉ là hình thức ngôn

ngữ khác nhau nhằm diễn đạt MỘT nội dung, nhưng đặc trưng của những hình thức

ngôn ngữ này đáng được chú ý bởi vì chúng không chỉ có thay đổi về nhân xưng và

thể/thời gian, mà còn có nhiều biến đổi khác về từ ngữ, mẫu câu và dấu câu

Thân Đan nêu ra ba công thức để trình bày các kiểu tiêu điểm:

Tiêu điểm bên trong tức điểm nhìn trần thuật = điểm nhìn của một hay mấy nhân

vật truyện;

Tiêu điểm bên ngoài tức điểm nhìn trần thuật = điểm nhìn của người quan sát

đứng bên ngoài truyện;

Tiêu điểm zero tức điểm nhìn trần thuật = điểm nhìn của người trần thuật toàn tri

Dựa trên cơ sở phân tích, so sánh một cách tường tận cơ sở và cách thức phân loại của các nhà nghiên cứu như Genette, F.K.Stanzel, R.Fowler, S.Chatman và S.Rimmon-Kenan, Thân Đan đã phân chia ra cụ thể hơn bốn loại hình điểm nhìn hay

mô thức tiêu điểm (focalization) như sau:

a Điểm nhìn zero hoặc điểm nhìn không hạn chế, tức điểm nhìn/trần thuật toàn

tri;

b Điểm nhìn bên trong (câu chuyện) Loại này gồm ba kiểu điểm nhìn của

Genette, nhưng kiểu điểm nhìn bên trong cố định không những gồm kiểu góc nhìn hạn định của nhân vật cố định, mà còn bao gồm hai kiểu điểm nhìn của cái “tôi trần thuật” là

nhân vật chính ngôi thứ nhất đang từng trải sự kiện và cái “tôi trần thuật” là người chứng kiến đang từng trải sự kiện ở trong vị trí trung tâm của câu chuyện

c Điểm nhìn bên ngoài với ngôi thứ nhất, tức điểm nhìn của người trần thuật với

ngôi thứ nhất là tôi đang hồi ức được kiểu điểm nhìn bên trong cố định đề cập đến (tức điểm nhìn bên trong cố định mà người trần thuật ngôi thứ nhất là tôi đang hồi ức) và

người trần thuật ngôi thứ nhất là tôi đang chứng kiến đứng ở vị trí bên lề câu chuyện

Trang 35

d Điểm nhìn bên ngoài với ngôi thứ ba, tức điểm nhìn bên ngoài của Genette

[64, tr 218]

Điều nổi bật nhất của cách “tứ phân” về điểm nhìn/mô thức tiêu điểm kể trên là

nó đã phân biệt rõ điểm nhìn bên ngoài ngôi thứ nhất và điểm nhìn bên ngoài ngôi thứ

ba Kiểu điểm nhìn bên ngoài ngôi thứ nhất nằm giữa kiểu điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài ngôi thứ ba Phân chia như vậy đã tránh sự sai lệch và phức tạp hóa, đồng thời cũng đã bổ khuyết được cho cách phân chia của Genette

Sau khi khảo sát và nghiên cứu những yếu tố như lời kể chuyện, phương thức kể

chuyện, điểm nhìn và phương thức kể chuyện trong các truyện ngắn Việt Nam sau 1975,

trong đó, có các tác phẩm của các nhà văn danh tiếng như Nguyễn Minh Châu, Ma

Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ trong luận án tiến sĩ Ngôn

ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện), Nguyễn Thị Thu Thủy đã nêu ra định nghĩa về khái niệm Điểm nhìn là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và được kể lại Điểm nhìn có liên

quan đến các khái niệm viễn cảnh, bối cảnh, cận cảnh, thức, giọng nhưng không phải là một trong các khái niệm này Có hai bình diện để xét điểm nhìn là điểm nhìn trong lời nói và điểm nhìn trong văn bản [42, tr 51]

1.4.2 Phân loại điểm nhìn và các yếu tố của điểm nhìn

1.4.2.1 Phân loại điểm nhìn

- Vô điểm nhìn:

Vô điểm nhìn còn được định danh là điểm nhìn zero, và nhiều khi được miêu tả rất hình tượng bằng cụm từ điểm nhìn toàn tri Vô điểm nhìn không thể hiểu là không có điểm nhìn Thực chất của khái niệm này là không có điểm nhìn cụ thể và cố định của một ai nào đó Nó luôn thay đổi không giới hạn Thông thường, với một điểm nhìn như vậy, người kể chuyện đứng ngoài sự kiện được kể, nhưng lại biết nhiều hơn nhân vật hoặc thậm chí, hơn mọi người, vì trên một vị trí có “tầm nhìn của Thượng đế” (R Barthes), bao quát và toàn năng Khi kể chuyện, người kể có thể nhìn bất cứ gì, bất cứ ai,

có thể di chuyển tự do mà không bị hạn chế bởi thời gian và không gian, có thể xuất hiện trong bất cứ trường hợp nào, kể cả về tư tưởng và hoạt động nội tâm sâu kín nhất của nhân vật Đây là một điểm nhìn toàn tri rất tiện cho người kể chuyện đi sâu vào, nắm bắt được và diễn đạt rõ hoạt động tâm lý của nhân vật

- Điểm nhìn bên trong:

Với kiểu này, người kể chuyện đứng trong tầm sự kiện được kể, có tham gia phần

Trang 36

nào vào hoạt động khi sự kiện xảy ra Như vậy, người kể chuyện chỉ biết cũng như chỉ

kể những thông tin tương đương với một nhân vật nào đó trong câu chuyện có thể biết Genette đã nêu một đẳng thức để mô tả kiểu điểm nhìn bên trong: điểm nhìn của người

kể chuyện = điểm nhìn của nhân vật Có nghĩa là điểm nhìn bên trong của người kể chuyện trùng khít với điểm nhìn của nhân vật Người kể chuyện đang dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát và kể lại sự kiện Cho nên, điểm nhìn bên trong này ít nhiều bị hạn chế Bên cạnh đó, bởi yếu tố “nhân vật nào đó”, loại điểm nhìn này còn phân chia ra điểm nhìn bên trong “cố định” và điểm nhìn bên trong “vô định”

Điểm nhìn bên trong Cố định: Điểm nhìn của người kể chuyện hầu hết chỉ dựa vào

một nhân vật Nhân vật và người kể chuyện hòa làm một, điểm nhìn cũng hòa làm một Cho nên, loại điểm nhìn này thường bị hạn chế và có thiên kiến, gây ấn tượng đáng nghi ngờ

Điểm nhìn bên trong Vô định: Điểm nhìn thay đổi giữa các nhân vật trong sự kiện

Người kể chuyện thay đổi góc độ và xuất phát điểm để kể về sự kiện tùy theo điểm nhìn khác nhau của từng nhân vật khác nhau Nhìn chung, loại điểm nhìn bên trong vô định này không khác gì mấy so với kiểu Vô điểm nhìn Song, với loại điểm nhìn này, sự cảm nhận đối với sự kiện của người kể chuyện đã chuyển hóa thành cảm nhận của nhân vật Trong trường hợp nhiều người cùng kể về một sự tình, nhưng do có điểm nhìn khác nhau, sự nhìn nhận của họ chắc chắn cũng khác nhau, thậm chí dẫn tới xung khắc nhau

- Điểm nhìn bên ngoài

Có thể nói, trong những văn bản tự sự được triển khai với điểm nhìn bên ngoài này, người ta không hề cảm nhận được sự tồn tại của người kể chuyện, câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ vào các cuộc thoại giữa nhân vật Người kể chuyện ẩn mình đi, dấu mặt hẳn hoi, đứng ngoài câu chuyện, không phát biểu gì về sự kiện và nhân vật, không đi vào nội tâm nhân vật và không biết gì đến hoạt động tâm lý của nhân vật, chỉ đứng im mà quan sát và ghi lại những lời nói và hành động của nhân vật như chiếc máy quay phim

1.4.2.2 Các yếu tố của điểm nhìn

+ tiêu điểm

+ Người tiêu điểm hóa

+ Đối tượng được tiêu điểm hóa

+ Người trần thuật

Trang 37

+ Nhân vật

Nội dung, nội hàm cụ thể của những yếu tố của điểm nhìn được nêu ở trên đây sẽ được triển khai thảo luận trong chương 3

1.5 Quan niệm về Thời gian và các yếu tố liên quan

Như chúng ta đã biết, thời gian và không gian là hai khái niệm không thể tách riêng ra, nói đến thời gian thì tất nhiên cũng phải nhắc tới không gian, ngược lại cũng thế Hoặc lấy diễn trình thời gian thuyết minh cho không gian, hoặc lấy sự thay đổi của không gian để thuyết minh cho thời gian Đấy là cái nghĩa gốc của khái niệm thời gian – không gian Thế nhưng, trong văn học, nhân tố chủ đạo của khái niệm thời gian – không gian là nhân tố thời gian [70, tr 275] Không gian thường liên quan đến sự tri nhận không gian của người sử dụng ngôn ngữ Với lý do trên đây, luận án của chúng tôi xin chỉ dừng lại khảo sát khái niệm thời gian trong các văn bản văn học

Trong bất cứ một truyện kể nào, người trần thuật hầu như không thể không xác định cái thời gian mà trong đó đã diễn ra hành động trần thuật (tức người trần thuật đang

kể về câu chuyện) Bởi vì, người trần thuật thế nào cũng phải sử dụng một trong những thời hiện tại, thời quá khứ hoặc thời tương lai để kể về câu chuyện được kể Mà cũng bởi thế, sự hạn định về thời gian của chủ thể trần thuật quan trọng hơn hẳn so với sự hạn định về không gian Có thể nói, trong khi trần thuật, tình hình ghi chú hoặc nói rõ địa điểm hay không gian trần thuật rất hiếm thấy, thậm chí, có thể nói, địa điểm trần thuật không bao giờ quan hệ trực tiếp với việc trần thuật (đây cũng chính là lý do chúng tôi chỉ bàn về thời gian trần thuật mà hoàn toàn không đề cập đến không gian)

Từ xưa tới nay, vẫn còn nhiều học giả hoài nghi sự tồn tại của thời gian, cho rằng

về bản chất, thời gian không tồn tại Bởi vì tương lai thì chưa lộ diện, quá khứ đã một đi không trở lại, còn hiện tại thì không thể nào tiếp diễn Nhưng trên thực tế, chúng ta đều bàn về sự tồn tại của thời gian với các phương thức diễn đạt khác nhau: Sự vật của

tương lai sẽ tồn tại, sự vật của quá khứ đã từng tồn tại và sự vật của hiện tại thì đang tồn

tại Thực chất chúng ta không phải bàn đến thời gian mà là bàn đến cách dùng khác nhau của các kiểu diễn đạt thời gian bằng ngôn ngữ nào đó cũng như các phương thức khác nhau khi cảm nhận về thời gian Đó chính là sự tồn tại của thời gian, thời gian chỉ tồn tại trong việc trần thuật, song, cái “thời gian” xuất hiện trong trần thuật, hoặc nói một cách khác, “thời gian” được trần thuật không được coi như là thời gian trong giới tự nhiên

Xuất phát từ nguyên tắc của hiển học/hiện tượng học: Tất cả mọi tự sự đều nhằm vào một “sự kiện nào đó” để triển khai Có nghĩa là, bản thân một “sự kiện nào đó” không phải là trần thuật Trần thuật có thể phong phú hơn cũng lý thú hơn những “sự kiện nào đó” Một phương pháp quan trọng để đi đến cái phong phú hơn và lý thú hơn của trần thuật là tạo lập những cảnh huống thời gian phong phú

Trang 38

Thời gian mà chúng tôi sẽ bàn đến là thời gian thiên biến vạn hóa của đời sống xã hội loài người, hoặc cũng có thể nói là loại thời gian của kinh nghiệm, từng trải của loài người Nói chính xác hơn, đó là thời gian về mặt tính chủ quan do có các quan niệm về thời gian khác nhau, chứ không phải là thời gian trong lịch pháp hay trong vũ trụ Nét nghĩa của thời gian này cũng được thể hiện trong văn bản trần thuật

Như trên đã nhắc đến, thời gian trong trần thuật không phải cái thời gian mang tính luân hồi hay cái thời gian mang tính tuyến tính trong vũ trụ Vậy, thời gian trong trần thuật tất nhiên sẽ có những tính chất khác với tính chất vốn có của nó được gắn thêm những nét nghĩa, những tính chất chủ quan Khi khảo sát thời gian trong văn bản trần thuật, ngoài xem xét cấu trúc thời gian được trình diễn trong văn bản, các nhà nghiên cứu còn khảo sát, phân tích những tính chất của thời gian như tính vô thời (achronie), tính phi tuần tự (anachrony, gồm trần thuật trước, trần thuật ngược và hợp thể của chúng)

và tính vô trật tự (achronicity) Genette và Bal đã chú ý đến những vấn đề đó

Thời giàn trần thuật chỉ quan hệ thời gian được hình thành dưới hình thức đối sánh trong mối quan hệ giữa “thời giàn của văn bản trần thuật” và “thời giàn vủa chuyện kể”

Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học, nhà phê bình Pháp Todorov đã chỉ rõ cái

khác nhau giữa hai khái niệm thời gian trên: một là tính thời gian của thế giới được miêu tả (thời gian của chuyện kể) , một là tính thời gian của ngôn ngữ dùng để miêu tả thế giới này (thời gian của văn bản trần thuật, cụ thể là độ dài của văn bản, đây là một thời gian giả.) [65, tr.151] Sự khác nhau giữa thứ tự thời gian mà sự tình xảy ra với thứ tự thời gian mà ngôn ngữ kể về sự tình đó là rõ mồn một Tính chất của thời gian (tính hai mặt) trong trần thuật đã cho thấy một trong những vai trò của trần thuật là lấy một loại hình thời gian cấu tạo nên một loại hình thời gian khác (câu nói của C.Metz) Thời gian của chuyện kể có thể là một trật tự thời gian mà trong đó những sự tình, sự kiện của văn bản hoặc là diễn ra một cách thuần túy theo thứ tự niên đại, hoặc là được đảo ngược rồi sắp xếp lại, tổ chức lại theo một ý

đồ nhất định

Thời gian là một khái niệm mang tính hai mặt Khi trình bày về những nội hàm mà khái niệm thời gian sẵn có trong trần thuật, Genette chỉ ra tự sự là một chuỗi những sự tình có tuần tự (moves) với hai thời gian, đó là “thời gian của sự tình được kể và thời gian của trần thuật" [71, tr 12] Nói một cách khác theo cách diễn đạt của ngôn ngữ học, trong mỗi tự sự đều có hai cái thời gian, một là cái thời gian biểu đạt, một là cái thời gian được biểu đạt

Genette cho rằng, thời gian tự sự gần như là hư cấu mặc dù nó tương đương với thời gian chân thực, nhưng nó vẫn là hư cấu, là “thời gian giả tạo” Ông đã đặt thời gian

tự sự vào trong quan hệ tương đối với thời gian câu chuyện để nghiên cứu

Theo Genette, Thời gian trần thuật có:

Trang 39

- “Thời quá khứ” (sự tình đã xảy ra trước khi việc trần thuật với tiêu chí như “ngày xưa”);

- “Thời tương lai” (sự tình sẽ xảy ra sau khi việc trần thuật với tiêu chí như “ngày mai”);

- “Thời hiện tại” (sự tình đang xảy ra cùng với việc trần thuật);

- “Thời chêm xen” (sự tình xảy ra xen lẫn vào các sự tình khác)

Cái deviation (chệch hướng) hoặc anachrony (đảo ngược) của thời giàn có thể xảy

ra trong những thời khắc quá khứ, tương lai và “hiện tại”

Quan hệ giữa thời gian của sự kiện với thời gian của trần thuật (đây là một thời gian hư cấu, không phải là thời gian được quy chiếu trong thế giới hiện thực khách quan,

nên chúng tôi định danh nó là thời gian giả) bao gồm:

- Quan hệ giữa tuần tự thời gian của sự kiện được tiếp nối trong câu chuyện với tuần tự thời gian giả của những sự kiện đó được sắp xếp lại trong trần thuật;

- Quan hệ giữa khoảng cách thời gian mà những sự kiện đó hoặc những mẩu chuyện không ngừng thay đổi trong đó với khoảng cách thời gian giả mà những sự kiện được trần thuật hoặc được kể lại trong trần thuật, tức quan hệ tốc độ Ở đây, cần nói thêm rằng, cái gọi là khoảng cách thời gian giả thực chất là chiều dài của văn bản tác phẩm văn học

- Quan hệ tần số, tức là quan hệ giữa khả năng lặp lại của câu chuyện với khả năng lặp lại của tự sự [71, tr.13]

Nghiên cứu, xem xét và khảo sát tuần tự thời gian trong tự sự, tức so sánh và đối chiếu thứ tự của thời gian hoặc một đoạn thời gian được sắp xếp như thế nào trong văn bản trần thuật do sự điều khiển, khống chế của người trần thuật, và tuần tự tiếp nối của những thời gian, những đoạn thời gian đó trong truyện được kể [71, tr 12]

Hiển nhiên, sự hạn định về thời gian của chủ thể trần thuật chủ yếu thể hiện trong

vị trí tương đối của nó với câu chuyện Cho nên, nếu chỉ đơn thuần xét về vị trí của thời gian, sẽ có bốn loại hình trần thuật là: trần thuật sau khi sự tình đã diễn ra ( loại hình này thường xuất hiện so với các loại hình khác, vì nó là vị trí truyền thống của tự sự thời quá khứ); trần thuật trước khi sự tình diễn ra (là trần thuật mang tính dự đoán, thường dùng thời tương lai, nhưng cũng có thể dùng thời hiện tại để thể hiện); trần thuật đồng bộ (trần thuật với thời hiện tại đồng bộ với tình tiết của câu chuyện) và trần thuật chêm xen (trần thuật chêm vào giữa các thời khắc của tình tiết câu chuyện) [71, tr.150] Cho nên, tương ứng với vị trí thời gian xuất hiện của sự kiện trong trần thuật, có bốn kiểu trần thuật như

sau: trần thuật ngược (vị trí truyền thống của tự sự với thời quá khứ, thường được bắt gặp trong các văn bản tự sự), trần thuật trước (tự sự dự tính, nói chung thường dùng thời tương lai, nhưng cũng hoàn toàn có thể dùng thời hiện tại), trần thuật thuận (tự sự cùng thời với tình tiết, thời hiện tại) và trần thuật chêm (trần thuật đan xen vào các thời

Trang 40

khắc của tình tiết) [71, tr.150]

Trần thuật trước là kể trước, chỉ tất cả mọi hoạt động trần thuật kể trước hoặc đề

cập đến sự kiện, thời gian trong tương lai Phương pháp này không được sử dụng phổ biến trong truyền thống trần thuật ở phương Tây [71, tr 38]

So với các kiểu trần thuật khác, kiểu người trần thuật ở ngôi thứ nhất thích hợp hơn phương pháp trần thuật trước bởi vì trần thuật trước mang tính chất hồi tưởng rõ rệt và công khai, và tính công khai này cho phép người trần thuật ám chỉ một phần vai diễn của anh ta trong tương lai, nhất là tình trạng hiện thời của anh ta

Trần thuật ngược là kể về quá khứ, nhìn lại quá khứ Người trần thuật kể về những

sự tình diễn ra trước cái giai đoạn hiện nay mà câu chuyện dẫn đến, là loại trần thuật đuổi theo sự tình Bất cứ một kiểu nào của thời gian chêm xen đều cấu thành một tự sự thứ hai trong thời gian so với cái nền tự sự mà nó xen vào hoặc tiếp nối, nhưng nó lại phụ thuộc vào tự sự thứ nhất trong một cấu trúc trần thuật nào đó [71, tr 25]

Trần thuật đồng bộ: Người trần thuật kể về những sự kiện đang diễn ra trước mắt,

dùng thời hiện tại

Trần thuật chêm xen: Người trần thuật kể một cách đan xen vào các thời khắc mà

những sự kiện có thể xảy ra trong hiện tại, quá khứ và tương lại

Tuy rằng một số hồi ức chỉ liên quan đến sự tình đơn nhất, nhưng nó có lẽ liên quan đến kiểu tỉnh lược lặp lại, có nghĩa là thời gian mà nó đề cập không phải là một quãng thời gian đã trôi đi, mà là một vài những đoạn thời gian được xem như là giống nhau, gần như được lặp lại [71, tr 28]

Ở Genette, “thời gian” được khảo sát và nghiên cứu dưới những hình thức chi tiết

và tinh vi, được kết hợp với những phương thức trần thuật muôn màu muôn vẻ tùy theo nhu cầu và vai trò của tự sự Có thể nói, những khái niệm, định nghĩa và phân loại đối với thời gian (trần thuật) của các nhà nghiên cứu khác đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của Genette

Đàm Quân Cường cho rằng, xét về lý luận tự sự hay đối với việc phân tích tác phẩm tự sự, thời gian mà người ta đề cập nhiều là loại hình thời gian mang tính tuyến tính, tức là thời gian của lịch sử Thời gian được nhìn nhận như là một lưu trình, một chiều không thể đi ngược lại Trong mỗi một thời khắc “hiện tại” , vô số những sự tình

dù to hay nhỏ diễn ra cùng một lúc Nhưng xét riêng về một sự tình cụ thể, sự diễn ra của nó lại có một thứ tự tự nhiên, có trước có sau, không thể xuất hiện đồng thời Vậy, một chuỗi sự tình có tuần tự và thời gian tiếp diễn là hai điều cơ bản mà chúng ta cảm nhận được về thời gian

Mặc dù thời gian trong văn bản tự sự có tính tuyến tính là điều khó tránh khỏi, nhưng nó cũng không thể hoàn toàn đồng nhất với thời gian của câu chuyện “chân chính” Còn việc muốn duy trì sự đồng nhất của tính chất đa tuyến tính của thời gian câu

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w