1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _1 pps

6 941 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 224,17 KB

Nội dung

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Hình như Khẩn ở đây từ xa xưa, đã bước mòn những bậc đá, rễ tùng nhưng chưa hề quen biết bất cứ một người đàn bà nào (1). Thật không nhỉ? (2 ). Thật (3). Phía trước có một cái am nhỏ, một mùa thu ta đã ngủ trong ấy suốt ba ngày và đã mơ thấy hòn đá hình Phật nằm (4). Rồi sau ta nhặt được hòn đá ấy giữa lòng đoạn suối cạn sau một đêm trăng đổ trắng xóa (5). Ta đã đem về làm gối ngủ (6). Nó còn không (7)? Chắc là còn (8). Một quả chín rụng xuống, tiếng rụng mà an nhiên làm sao (9). Đời người cũng thế, cũng rụng xuống giữa mênh mông bạt ngàn ngày tháng, mênh mông bạt ngàn giận hờn yêu ghét (10). (Ngồi– Nguyễn Bình Phương). Diễn ngôn trên có sự kết hợp cùng lúc lời kể, lời tả, lời bình luận, lời độc thoại (của người kể chuyện mang điểm nhìn luân phiên giữa điểm nhìn của chính mình và điểm nhìn của nhân vật): Câu (1): lời kể của người kể chuyện mang điểm nhìn toàn tri, nhìn về chuyện của người thứ ba (Khẩn) một cách khách quan và biết tường tận. Dấu hiệu câu kể nằm ở thì quá khứ với sự xuất hiện của từ đã (nếu với tiếng Anh, Pháp, dấu hiệu sẽ nằm ở thì của động từ và sẽ dễ thấy hơn so với tiếng Việt). Câu (2), (3) và (7), (8) là những câu vắng chủ thể. Ở đây có sự xen lẫn vào nhau của lời nhân vật và lời người kể đến mức khó phân biệt (Tuy nhiên nếu (2) và (3) nghiêng về lời người kể chuyện thì (7) và (8) có vẻ là lời nhân vật). Cứ một cặp hai câu là một đối đáp (hỏi và trả lời), một đối đáp của cùng một người. Nếu kết nối với (1), lời kể của người kể chuyện thì (2) và (3) được xem là lời người kể chuyện. Như thể sau khi kể (1), người kể chuyện bày tỏ những hoài nghi, những băn khoăn về chính điều mình nói ra (Khẩn đã ở đây từ xa xưa…) rồi tự hỏi, tự trả lời. Thật không nhỉ? (2) lộ rõ sự thiếu tự tin (Biết chuyện có đúng thế thật không?). Nhưng Thật (3) lại là cách xác nhận thông tin ngay sau đó (quả đúng như vậy, chính xác là thế thật). Đây cũng là một cách thông báo cho độc giả về một sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu kết nối (2), và (3) với chùm ba câu tiếp theo (4), (5), (6), (2) và (3) lại như là lời nhân vật. Ngỡ như nhân vật đang từng lúc từng lúc nhận ra nơi chốn xa xưa, nơi từng có những kỉ niệm ở ba năm trước. Sự hòa trộn điểm nhìn của nhân vật vào lời người kể chuyện đã tạo nên hiện tượng thú vị này. Tương tự thế, (7), (8) cũng là những băn khoăn về những dấu vết của quá khứ trong hiện tại (hòn đá thuở được ta đem về làm gối ngủ ấy (ở (4), (5), (6) có còn không). (7), (8) cũng là câu vắng chủ thể như (3), (4) nhưng thiên về lời của nhân vật (tất nhiên vẫn xuất hiện dưới lời kể của nhân vật). Dấu hiệu thể hiện ở chỗ không tường tận về thông tin (Chắc là còn). Người kể chuyện ngôi ba, trong trường hợp này sẽ biết được có còn không, với điểm nhìn toàn tri của mình. Nhưng nhân vật, khi đã ở trong một không thời gian khác, sẽ khó có thể biết được những “chuyện” mình không còn được chứng kiến và tiếp xúc. Đây là dạng lời gián tiếp tự do (lời người kể chuyện nhưng mang điểm nhìn nhân vật). Chùm câu (4) (5) (6) là lời nhân vật được kể lại bởi người kể chuyện. Chủ thể câu được xác lập rõ: Ta (Khẩn) như đang tự kể lại chuyện mình, lần theo kí ức (chuyện được kể từ thì quá khứ). Lồng trong lời kể là những cảm nhận, những miêu tả về nơi chốn cũ (cái am nhỏ, hòn đá hình Phật nằm, đoạn suối cạn sau một đêm trăng đổ trắng xóa). (9), (10) là lời bình luận của người kể chuyện. Những từ cảm thán xuất hiện (an nhiên làm sao, đời người cũng thế). Có sự hòa trộn giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật. Như vậy sự hòa trộn nhiều dạng phát ngôn trong lời người kể chuyện khiến “chuyện” được nhìn từ góc nhìn đa chiều. Thêm vào đó sự luân chuyển điểm nhìn khiến lời người kể và lời nhân vật hòa nhập vào nhau đến mức khó phân biệt. Ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết đương đại đã hướng đến tính chất đa thanh của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. 2. Tính chất đa thanh của ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Bakhtin là một trong những nhà lí luận đầu tiên đề cập đến tính đa thanh (polyphonic) của tiểu thuyết. Đối chiếu tiểu thuyết Dostoievski (tiểu thuyết phức điệu) và tiểu thuyết truyền thống (tiểu thuyết độc thoại), Bakhtin khẳng định tính đa thanh của tiểu thuyết hiện đại. Theo Bakhtin, đa thanh là: “Tính nhiều tiếng nói và nhiều ý thức độc lập không hòa đồng với nhau, tính phức điệu thực thụ của những tiếng nói có đầy đủ giá trị” (5) ; Như vậy, đa thanh là việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau.Văn bản đa thanh gồm nhiều giọng: giọng nhân vật, giọng người kể chuyện, giọng tác giả tạo nên độ căng và sự tương phản đáng kể. Những tiếng nói ấy có sự độc lập tương đối, mang đầy đủ giá trị tự thân. Vấn đề tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau cũng được các nhà trần thuật học quan tâm. Theo Genette, trần thuật ngôn từ (narrative of words) gồm ba cấp độ: diễn ngôn được mô phỏng, diễn ngôn được trần thuật và diễn ngôn đảo.Diễn ngôn được mô phỏng là đối thoại được ghi lại bởi người kể chuyện (lời trực tiếp). Diễn ngôn được trần thuật là đối thoại được tóm tắt bởi người kể chuyện hiện hữu (còn gọi là lời gián tiếp). Diễn ngôn đảo là đối thoại được đưa ra theo lối nói gián tiếp nhưng vẫn giữ được dấu ấn ngôn từ riêng của nhân vật (còn gọi là lời gián tiếp tự do). Đưa ra ba cấp độ của trần thuật ngôn từ, phân biệt giữa đối thoại được ghi lại bởi người kể chuyện, đối thoại được người kể chuyện tóm tắt lại và đối thoại được ghi lại bởi lời gián tiếp nhưng vẫn mang nét riêng của ngôn ngữ nhân vật; Genette quan tâm đến việc đối thoại được đưa vào truyện kể ra sao; người kể chuyện đã làm thế nào để biến lời thoại thành lời kể. Tiểu thuyết đa thanh là một thành tựu lớn của văn học Việt Nam sau 1986. Chúng tôi vận dụng lí thuyết Genette khi đi sâu tìm hiểu tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bởi lẽ, không thể tồn tại việc nhiều giọng trong tiểu thuyết nếu không có sự xuất hiện đồng thời của nhiều tiếng nói, trong đó sự hòa trộn giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật là một trường hợp tiêu biểu. 2.1. Đối thoại của nhân vật trong lời người kể chuyện Đối thoại là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, không phải mọi lời thoại của nhân vật đều được giữ nguyên như những đối đáp giao tiếp trong đời sống. Người kể chuyện có thể kể lại việc nhân vật đã nói những gì, đã đối đáp ra sao. Lúc này, lời thoại của nhân vật đã được nhìn nhận dưới cái nhìn chủ quan của người kể chuyện. Và khi được kể lại, lời nhân vật đã xâm nhập của lời trần thuật, trở thành lời người kể chuyện. Lời thoại tất yếu cũng chuyển thành lời kể (kể đối thoại- Nguyễn Thái Hòa) (6) . Trong tiểu thuyết truyền thống, lời trực tiếp, lời đối thoại của nhân vật đứng ngoài, “không cùng nằm trên một mặt phẳng” với lời người kể chuyện. Tính hiện đại của tiểu thuyết sau 1986 là ngày càng giảm lời trực tiếp. Người kể chuyện biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân (với những hình thức như Genette đã phân loại) khi lời đối thoại của nhân vật không được sắp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người kể chuyện. Chúng tôi cho rằng đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết đương đại. 2.1.1. Trường hợp thường gặp nhất là người kể chuyện lược lại lời thoại của nhân vật bằng lời kể. Những dấu hiệu chú thích của người kể chuyện được thể hiện rõ (ví dụ như anh ta kể, hắn bảo, lão nói…). Dưới đây là một đoạn văn có lời đối thoại được chuyển thành lời kể ở tiểu thuyết Ngồi (Nguyễn Bình Phương): “Ông Tước uống một ngụm bia xong mới thủng thỉnh nói về chuyện họp lại trường hợp của Nghĩa (1). Ông Tước cho rằngmình là bí thư, không có chỉ đạo tại sao phải họp lại. Khẩn bảo họp lại vì hôm đó danh chính ngôn thuận, cuộc họp chưa kết thúc, chưa biểu quyết trường hợp của Nghĩa. Ông Tước hỏi ai chỉ thị họp lại. Khẩn bảo do ông Thìn. Ông Tước bóng gió cảnh báo Khẩn cẩn thận không có dễ bị lợi dụng trở thành công cụ của người khác theo ý mình, như thế mất dân chủ, không hay đâu. Khẩn cãi, có ai cầm tay ông Việt giơ lên đâu. Ông Tước lầu bầu, rõ ràng nội bộ ban cậu vẫn còn hiện tượng bằng mặt nhưng không bằng lòng. Khẩn bảo, lòng người nó sâu hun hút, biết thế nào là bằng lòng hay không bằng lòng. Ông Tước vẫy tay ra hiệu kết thúc câu chuyện” (tr.106). Trừ câu mở đầu và kết thúc, đoạn văn thuần túy là lời kể của người kể chuyện hướng đến việc mô tả hành động của nhân vật và giới thiệu “chuyện” muốn kể (chuyện họp lại trường hợp của Nghĩa); các câu còn lại đều là sự thuật lại lời nói của nhân vật bởi người kể chuyện. Những chỉ dẫn cho biết ai nói, ai mới là chủ thể của phát ngôn trong lời thuật lại của người kể chuyện được thể hiện bằng công thức: nhân vật + động từ chỉ việc nói năng (Ông Tước cho rằng, Khẩn bảo, Ông Tước hỏi, Khẩn cãi, Ông Tước lầu bầu…). Đây chính là phần lời chỉ dẫn của người kể chuyện. Nhưng tiếp theo đó là lời nhân vật (vốn là lời của nhân vật) được người kể chuyện thuật lại (có ai cầm tay ông Việt giơ lên đâu, rõ ràng nội bộ ban cậu vẫn còn hiện tượng bằng mặt nhưng không bằng lòng…). Chỉ bằng cách thêm vào những chỉ dẫn (ai nói) và đưa nguyên lời nói của người ấy vào, lời nhân vật đã trở thành lời người kể chuyện. . biệt. Ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết đương đại đã hướng đến tính chất đa thanh của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. 2. Tính chất đa thanh của ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt. tựu lớn của văn học Việt Nam sau 19 86. Chúng tôi vận dụng lí thuyết Genette khi đi sâu tìm hiểu tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bởi lẽ, không. mà đan xen trong lời người kể chuyện. Chúng tôi cho rằng đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết đương đại. 2 .1. 1. Trường

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN