1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại _3 ppt

5 745 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 219,57 KB

Nội dung

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người kể chuyện (toàn bộ văn bản tác phẩm, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật), bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất, v.v ; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật (1) . Nghĩa là những phát ngôn của người kể chuyện chủ yếu tồn tại dưới dạng lời kể, lời tả, lời bình luận hay lời gián tiếp tự do (còn gọi là lời nửa trực tiếp hay lời nói bán trực tiếp). 1. Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện Lời kể: Trong tiểu thuyết, lời kể chiếm một tỉ lệ lớn và có vai trò quan trọng, giúp người kể chuyện tổ chức nên một cấu trúc tự sự. Về cơ bản, nội dung chuyện được hoàn chỉnh dần theo mạch trần thuật của những người tham gia kể. Thông thường, kiểu phát ngôn này tồn tại dưới hai hình thức: lời trung tính của người kể chuyện giấu mặt và lời chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trọng về kể hơn tả. Ở nhiều tác giả, sự xuất hiện đậm đặc kiểu câu kể khiến cho ngôn ngữ nhân vật (lời trực tiếp) biến thành ngôn ngữ người kể chuyện (lời gián tiếp). Nhiều tác phẩm ít đối thoại (với dấu gạch ngang (-), xuống dòng hoặc trong ngoặc kép). Trong Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng) những câu kể có lúc lặp đi lặp lại một cách cố ý như một trò chơi ngôn ngữ: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh”; “Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ”; “Tôi mồ côi, không có quá khứ, tình yêu, ước mơ, tôi không có một cái tên, chân dung hay linh hồn. Tôi là một gian nhà trống,… tôi không có gì để nhớ” (Nhân vật tôi- người kể chuyện kể về đời mình: Sau cái chết của người chồng, An Mi, kể về hành trình đi tìm cái chết của chính mình. An Mi giấu trong túi xách những vỉ thuốc ngủ, lang thang trên những chuyến tàu để tìm cái chết. Trong suốt quá trình lang thang vô định ấy, chị dần dần tìm được quá khứ, tìm được ý nghĩa về sự tồn tại của con người). Lời kể xuất hiện với mật độ dày đặc tạo hiệu quả trần thuật cao, khắc họa đậm nét bi kịch cô đơn của con người tha hương. Lời tả: Trong tác phẩm tự sự, ngoài lời kể còn có lời tả của người kể chuyện, hỗ trợ việc kể, khiến “chuyện” được kể (qua cái nhìn miêu tả) sống động hơn. Khác với lời kể - dạng phát ngôn không thể thiếu của người kể chuyện - trong tiểu thuyết, lời tả xuất hiện ít hay nhiều phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Lời tả góp phần nâng cao hiệu quả trần thuật, như là một “chiến lược” trần thuật của người kể chuyện. Việc miêu tả góp phần làm cho câu chuyện kể thêm sinh động, nhân vật trở thành có máu thịt, có môi trường sống. Miêu tả còn cho thấy cách tổ chức thời gian của người kể chuyện. Theo Genette, trong khi kể, người kể chuyện có thể ngừng lại và chuyển sang miêu tả để làm chậm lại diễn tiến của câu chuyện (cách kể ngừng nghỉ). Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra nghi ngờ khả năng miêu tả, phản ánh của tiểu thuyết. Theo ông: Tiểu thuyết “không phải là tấm gương soi của thời đại gì hết: nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung” (2) . Văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp vì vậy ít miêu tả, có khi nhà văn triệt tiêu miêu tả. Tính chất hiện đại yêu cầu tiểu thuyết cung cấp thật nhanh, thật nhiều những thông tin, hướng ngay đến tâm điểm của “chuyện”, của những sự kiện đang diễn ra trong đời sống. Vì vậy, sự xuất hiện lời tả trong tiểu thuyết cũng ít hơn. Với không ít tác giả, lời tả hiếm khi xuất hiện trong ngôn ngữ trần thuật (Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái, Thuận ). Tuy vậy, sự xuất hiện đúng lúc của lời tả đã nâng hiệu quả trần thuật. Bàn về chức năng của lời kể và lời tả, T. Todorov quan niệm: “Miêu tả, chỉ riêng nó không đủ để làm nên một truyện kể, nhưng truyện kể bản thân nó lại không loại bỏ miêu tả” (3) . Genette cũng phát biểu tương tự: “Tả cần thiết hơn so với kể, bởi vì có thể dễ dàng tả mà không kể, nhưng không thể kể mà không tả” (Hình tháiII). Đoạn văn dưới đây của Hồ Anh Thái chứng minh cho hiệu quả trần thuật của người kể chuyện khi sử dụng lời tả. Để làm rõ tâm trạng của nhân vật Mai Trừng khi đã thoát khỏi lời nguyền của cha mẹ, người kể chuyện vừa kể, vừa tả với giọng điệu trữ tình, ẩn chứa một tình yêu thương nằm sâu dưới bề mặt câu chữ: “Cô chạy sang bên đường nở đầy hoa sặc sỡ, cô ôm một bó hoa trên ngực, nhảy chân sáo quay trở về. Mái tóc tung bay tinh nghịch trong nắng sớm. Gương mặt rạng rỡ vô tội và hồn nhiên. Cả thân hình thiếu nữ mới lớn tràn ngập mùi hoa rừng” (Cõi người rung chuông tận thế). Đặt trong tương quan với lời kể đầy chất giễu nhại – như là âm chủ trong giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái, có thể thấy sự đan xen lời tả trên khiến hiệu quả trần thuật cao hơn. Sử dụng lời tả để tăng hiệu quả trần thuật có khi trở thành phong cách của một số cây bút tiểu thuyết (Nguyễn Bình Phương). Lời bình luận: Trong tiểu thuyết, lời bình luận cũng là một dạng ngôn ngữ của người kể chuyện, song không nhất thiết tồn tại trong mọi phát ngôn. Nếu lời tả vẫn giữ được phần nào tính khách quan (khách quan hóa cảm nhận chủ quan của người quan sát) thì lời bình luận là lời phát biểu trực tiếp của người kể chuyện (hai lần chủ quan: điểm nhìn và ngôn ngữ đều mang tính cá nhân). Với nhu cầu nhận thức chính mình, nhận thức xã hội, nhận thức lịch sử, lời bình luận trong tiểu thuyết đương đại ngày càng đậm đặc. Ý thức của chủ thể sáng tạo thể hiện rõ ở những lời bình luận. Nguyễn Khải, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái là những nhà tiểu thuyết tạo được phong cách riêng với sự xuất hiện lời bình luận đậm đặc trong ngôn ngữ trần thuật. Ngẫm về nỗi buồn chiến tranh, người kể chuyện trong tiểu thuyết của Bảo Ninh tâm sự: “Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng mắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có nhớ chạm tới những cái chết” (Nỗi buồn chiến tranh). Bằng cách so sánh, cắt nghĩa một cảm xúc lạ lùng, vừa bình yên, vừa đau đớn… người kể chuyện đã cụ thể hóa được một phương diện vô cùng trừu tượng là tình cảm, là thế giới tinh thần của con người trong và cả sau chiến tranh. Một cảm giác thật khó nắm bắt, lúc tụ, lúc tan nhưng không hề biến mất, bảng lảng trôi từ quá khứ đến hiện tại. Nhờ những lời bình luận sắc sảo, tinh tế của người kể chuyện, nỗi buồn chiến tranh vốn mơ hồ trở nên dễ cảm nhận hơn, ám ảnh hơn với người nghe chuyện, với độc giả. Mọi cách phân chia đều chỉ mang tính chất tương đối. Lời người kể chuyện thường có sự đan xen của các dạng phát ngôn trên, nhằm đạt đến cái cuối cùng là kể lại chuyện sao cho hiệu quả nhất. Bởi suy cho cùng, lời người kể chuyện “bao gồm tất cả “những phát biểu trần thuật” kể “câu chuyện (không bằng lời) về các sự kiện, cũng là sự trình bày đánh giá hoặc diễn giải của người kể chuyện” (4) . Lời kể có thể lẫn với lời bình luận khi lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời tác giả hòa làm một để cùng đánh giá một vấn đề (chiếm tỉ lệ khá lớn ở Thượng đế thì cười – Nguyễn Khải, Giã biệt bóng tối – Tạ Duy Anh, Người sông Mê – Châu Diên,Đức Phật, nàng Savitri và tôi – Hồ Anh Thái). Trong nhiều trường hợp, sự hòa trộn giữa lời kể và lời tả thường đem lại những câu văn đẹp và rõ nghĩa. Đây là lời tả trong mạch kể của người kể chuyện ngôi ba về những năm tháng khốc liệt của chiến tranh: “Trong dòng sông buổi chiều ấy, Sương đang tắm. Quần kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc thả dài trong nước… Hùng đứng lặng, để mặc cho muôn vàn vòng tròn sóng từ cái thân thể kia lan ra, thổi tràn vào người. Thuở còn đi học, anh đã nhiều lần được ra sông ra biển, được tới những bãi tắm, những bể bơi đông người nhưng chưa bao giờ anh được nhìn thấy một nét tắm thanh tao, đẹp đẽ nhường này. Nét tắm của cô gái trong trận mạc, nét tắm tinh khiết, không vẩn đục mảy may, tắm giữa sự điêu tàn, tắm bên cạnh cái chết, như tắm một lần cho mãi mãi… Vai mảnh, cổ mảnh, nhỏ và gầy, trắng xanh, gợi nhắc một vóc dáng trẻ thơ đang đùa nghịch ở ao nhà. Cô ngửa mặt, lim dim mắt, hướng về phía ráng chiều rói đỏ giống một con chim non ngỡ ngàng hớp nắng, lúc lúc lại khẽ rung cánh giật mình” (Ăn mày dĩ vãng). Kể về những số phận con người trong chiến tranh, lời tả trên ngỡ như lạc lõng trong những ầm ào của bom đạn, đổ nát. Song, chính ở những khoảnh khắc thơ mộng, bình yên như thế, vẻ đẹp của tâm hồn con người, vẻ đẹp của đời sống mới có cơ hội trồi lên, xóa nhòa những khốc liệt của chiến tranh, những mất mát của đời người. Đem lại những phút giây thư thái cho độc giả khi liên tục bị cuốn theo một dòng thác những sự kiện chiến tranh dồn dập, người kể chuyện đã tạo một “quãng lặng” để làm tăng hiệu quả trần thuật. Nhiều trường hợp có cả lời độc thoại trong lời người kể chuyện. Dưới đây là đoạn văn cho thấy có sự kết hợp các kiểu lời phát ngôn trong lời người kể chuyện: . Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người kể. ngôi thứ nhất. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trọng về kể hơn tả. Ở nhiều tác giả, sự xuất hiện đậm đặc kiểu câu kể khiến cho ngôn ngữ nhân vật (lời trực tiếp) biến thành ngôn ngữ người kể chuyện. là những nhà tiểu thuyết tạo được phong cách riêng với sự xuất hiện lời bình luận đậm đặc trong ngôn ngữ trần thuật. Ngẫm về nỗi buồn chiến tranh, người kể chuyện trong tiểu thuyết của Bảo

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w