Với một thể loại văn học được công chúng hoan nghênh là truyện ngắn, các nhà văn nữ tập trung vào mảng nội dung tình yêu, hôn nhân, gia đình và đời sống thường nhật của người phụ nữ tron
Trang 1Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 (Trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ)
Hoàng Dĩ Đình
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận án TS ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 62 22 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Đức
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ trần thuật Nghiên cứu về
người trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ Phân tích điểm nhìn của ngôn ngữ trần thuật trong các truyện ngắn của nhà văn nữ Tìm hiểu thời gian của ngôn
ngữ trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
Keywords Lý luận ngôn ngữ; Ngôn ngữ trần thuật; Truyện ngắn; Văn học Việt
Nam
Content
MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể loại truyện ngắn trong suốt thế kỷ 20 là một dòng chảy liên tục, thời nào cũng có nhiều thành tựu Ðặc biệt từ sau 1975, trong sự đổi mới văn học, truyện ngắn đã đóng vai trò quan trọng với sự đóng góp của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ Ðội ngũ này được bổ sung bởi một lớp nhà văn nữ trẻ như Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà Làng văn trở thành một văn đàn ―văn học đang mang gương mặt nữ‖
Xưa nay, phụ nữ vốn đa cảm đa sầu, nhạy bén với mọi biến cố trong đời sống, trong
xã hội và kết quả của những biến cố dù lớn hay nhỏ Phụ nữ có nhu cầu cũng như năng khiếu bày tỏ, diễn tả những tâm tư tình cảm rất tinh tế của mình Truyện ngắn chính là một phương tiện thuận tiện và có lợi cho việc diễn tả đó Với một thể loại văn học được công chúng hoan nghênh là truyện ngắn, các nhà văn nữ tập trung vào mảng nội dung tình yêu, hôn nhân, gia đình và đời sống thường nhật của người phụ nữ trong thời đại mới để xây dựng những nhân vật sinh động, dám ước mơ, có khát vọng
Số lượng truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam rất phong phú, trong đó, khá nhiều tác phẩm đề cập đến số phận của phụ nữ và những vấn đề liên quan đến phụ nữ Việt Nam Những nghiên cứu, phê bình về tác phẩm cũng như về vấn đề phụ nữ được phản ánh qua tác phẩm từ khía cạnh tác giả - ý nghĩa tác phẩm dễ tìm thấy từ các trang báo Nhưng,
Trang 2các bình luận, ý kiến bàn sâu về ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ trên bình diện ngôn ngữ học với các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học thì vẫn còn khiêm tốn Vì vậy luận án của chúng tôi với đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, sẽ góp phần tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trần thuật (từ người trần thuật, điểm nhìn, thời gian ) trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, qua đó, rút ra những khám phá lí luận về ngôn ngữ trần thuật của các nhà văn nữ và phương pháp nghiên cứu mới về truyện ngắn của các nhà văn nữ
Đây là một đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên các lí thuyết cơ sở của Ngôn ngữ học, đồng thời, cũng là một đề tài nghiên cứu liên ngành Ngôn ngữ học - Văn học Những lí thuyết về Hành động ngôn từ, Ngữ pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Văn bản học,
Tự sự/Trần thuật học đã cung cấp khung lí luận hữu quan cho chúng tôi tiếp cận kết quả nghiên cứu của luận án
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu: Giới thuyết khái niệm Ngôn ngữ trần thuật, những yếu tố,
những vấn đề liên quan, và xem đó là công cụ then chốt, chiếu ứng với đối tượng nghiên cứu, nhận diện nó trong loại hình ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm truyện ngắn nữ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Vận dụng khái niệm Ngôn ngữ trần thuật vào nghiên cứu
các tác phẩm truyện ngắn nữ Khảo sát, phân tích và miêu tả đặc điểm các phương diện/cấp
độ ngôn ngữ trong lời trần thuật Trên cơ sở đó, chỉ ra những nét nổi bật trong phong cách ngôn ngữ của từng tác giả được biểu hiện qua tác phẩm truyện ngắn
2.3 Đi sâu tìm hiểu:
- Đặc điểm, phong cách ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ;
- Phân tích chiến lược trần thuật của các nhà văn nữ
3 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
3.1 Về giá trị lý luận
Đây là công trình đầu tiên của nhà nghiên cứu Trung Quốc nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn của các tác giả nữ Việt Nam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Trần thuật/tự sự học Qua đó, làm sáng tỏ một số vấn đề về phong cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn các nhà văn nữ tiêu biểu
3.2 Về giá trị thực tiễn
3.2.1 Nghiên cứu này sẽ có những đóng góp mới cho việc nghiên cứu văn học nữ (qua
truyện ngắn) dưới góc độ ngôn ngữ với những phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ học, theo
hướng văn học kết hợp hướng nghiên cứu hệ thống và cấu trúc văn bản văn học trên cơ sở kết hợp các bình diện Kết học, Nghĩa học và Dụng học Đề tài này sẽ đưa ra phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ theo góc độ Ngôn ngữ học
3.2.2 Đề tài sẽ đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới phương pháp và xu hướng nghiên
cứu văn học nữ nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng qua các tiêu chí ngôn ngữ đã được sử
dụng trong truyện ngắn
3.2.3 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng vào việc nghiên cứu phong
cách học các truyện ngắn nữ cũng như khảo sát, cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học một
cách khách quan và có tính thuyết phục
4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 34.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chọn một số tác phẩm truyện ngắn của các nhà văn nữ sáng tác từ sau năm
1980 để làm đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ chỉ khảo sát tác phẩm truyện ngắn của các cây bút nữ được dư luận quan tâm theo dõi
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn
nữ Việt Nam từ những khía cạnh như: người trần thuật, điểm nhìn, thời gian, hình thức ngôn ngữ đặc biệt
- Ở cấp độ Người trần thuật, luận án nghiên cứu về người trần thuật ở các cấp độ trần
thuật và trong quan hệ với truyện kể, Người trần thuật với mức độ được nhận biết trong truyện và Người trần thuật trong quan hệ với tác giả tiềm ẩn;
- Ở cấp độ Điểm nhìn, luận án nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm
nhìn, mối quan hệ giữa điểm nhìn và nhân xưng và các phương thức làm thay đổi điểm nhìn;
- Ở cấp độ Thời gian, luận án nghiên cứu về tính chất thời gian ―một chiều‖, tính chất
thời gian ―đa chiều‖ và các phương thức biểu hiện thời gian trong văn bản
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án này được thực hiện theo hướng nghiên cứu của Ngôn ngữ học, đặc biệt là theo hướng nghiên cứu của lý thuyết về tính hệ thống và cấu trúc Trước một đối tượng như vậy, luận án sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp miêu tả ngôn ngữ, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng, phương pháp phân tích diễn ngôn trên cơ sở thu tập, phân tích ngữ liệu nắm được để tìm ra đặc điểm Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam nói chung cũng như đặc điểm ngôn ngữ trần thuật của từng nhà văn nữ đã nêu ở trên nói riêng Hướng xử lí tư liệu và những khái quát của luận án sẽ cố gắng tuân thủ tối đa những phương pháp khoa học này
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án sẽ đươc triển khai trong 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ trần thuật
Chương 2 Người trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ
Chương 3 Điểm nhìn của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ Chương 4 Thời gian của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo
NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
1.1 Tổng quan những thành quả nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thật
1 2 Quan niệm về Trần thuật và Ngôn ngữ trần thuật
1.2.1 Quan niệm theo hướng ngôn ngữ học - lý thuyết hành động ngôn từ
Nghiên cứu Ngôn ngữ trần thuật không thể không nhắc đến lý thuyết hành động ngôn
từ Theo lý thuyết này, một lời nói bao giờ cũng phải được thực hiện thông qua các hành động ngôn từ (hành động nói) gồm ba hành động tạo ngôn, ngôn trung và dụng ngôn
Trang 4Văn bản trần thuật có thể được coi như là một câu trần thuật được mở rộng Ngôn ngữ trần thuật là hình thức biểu hiện của hành động ngôn từ trần thuật Qua các dấu hiệu ngôn ngữ thể hiện hành động ngôn từ, người ta có thể nhận diện tính cách, tâm lý của người phát ngôn và do vậy, việc phân tích tâm lý, tính cách nhân vật từ góc độ ngôn ngữ sẽ có tính khách quan, khoa học
1.2.2 Các quan niệm theo hướng lí luận văn học
1.2.2.1 Quan niệm về Trần thuật
Trần thuật là một kết cấu đẳng lập chỉ hành động kể, nó liên quan mật thiết đến Người
kể chuyện/người trần thuật, thuộc về kỹ xảo trần thuật/kể chuyện trên bậc diễn ngôn
(discourse) trong văn bản văn học, là một quá trình giao lưu mà nội dung trần thuật với tư cách là thông tin được người phát ra thông tin (addresser) truyền đến cho người tiếp nhận thông tin (addressee) Trần thuật có thể kể về sự kiện, sự tình chân thực, cũng có thể kể về sự tình hư cấu
1.2.2.2 Quan niệm về Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật là tất cả những hình thức ngôn ngữ dùng trong việc trần thuật Nó
trước hết là một hành động ngôn từ, có một người nào đó đã kể một sự kiện nào đó bằng một
thứ ngôn ngữ đặc biệt Cùng chung một sự kiện, không nhất thiết chỉ có một người kể, có thể
có rất nhiều người cùng kể về sự kiện đó, nhưng kể như thế nào và hình thức tổ chức bố cục văn bản như thế nào thì hoàn toàn do người ấy ấn định qua sự lựa chọn nhất định Ngôn
ngữ trần thuật gồm các yếu tố: người trần thuật, điểm nhìn, và thời gian
1 3 Quan niệm về "người trần thuật" và phân loại "người trần thuật"
1 3.1 Quan niệm về "người trần thuật"
Người trần thuật là người hành động đã diễn đạt ra những ký hiệu ngôn ngữ để cấu tạo
nên một văn bản, là người kể chuyện của văn bản trần thuật, là chủ thể trần thuật của văn bản
tự sự, còn được gọi là ―giọng‖ thể hiện trong văn bản Người trần thuật khác với chủ thể sáng tác – tác giả của văn bản tự sự về căn bản Xét từ khía cạnh ―giọng‖ trần thuật, người trần thuật thường hay xuất hiện trong văn bản với tư cách ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
1 3 2 Phân loại "người trần thuật"
- Người trần thuật đứng bên ngoài truyện và người trần thuật đứng bên trong truyện;
- Người trần thuật hiện diện và người trần thuật tiềm ẩn;
- Người trần thuật đáng tin cậy và người trần thuật đáng nghi ngờ
1 4 Quan niệm về "điểm nhìn", phân loại "điểm nhìn"
1.4.1 Quan niệm về "điểm nhìn"
Người trần thuật sử dụng hình thức câu văn như thế nào để kể về sự kiện quyết định bởi vị trí và góc độ xuất hiện trong truyện hay ngoài truyện - tức điểm nhìn của anh ta Qua điểm nhìn, việc người trần thuật nói thay ai – ai đang nói được thể hiện rõ rệt Từ nhân xưng là một tiêu chí quan trọng để xác nhận và thể hiện vị trí và góc độ của người trần thuật Từ nhân xưng thay đổi thì vị trí và góc độ của người trần thuật cũng thay đổi, và điểm nhìn cũng thay đổi
1 4 2 Phân loại "điểm nhìn" và các yếu tố của "điểm nhìn"
1.4.2.1 Phân loại điểm nhìn: Vô điểm nhìn, Điểm nhìn bên trong, Điểm nhìn bên ngoài 1.4.2.2 Các yếu tố của điểm nhìn: Tiêu điểm, Người tiêu điểm hóa, Đối tượng được
tiêu điểm hóa, Người trần thuật và Nhân vật
1 5 Quan niệm về "thời gian" và các yếu tố liên quan
Trang 5Người trần thuật bắt đầu kể chuyện từ một thời điểm nào và kể bao lâu cũng là một trong những phương thức kể chuyện của người trần thuật Đó là thời gian của hành động trần thuật và thời gian của văn bản So với thời gian trong thế giới hiện thực khách quan (tức thời gian có trật tự tuyến tính tự nhiên), thời gian trong các văn bản tự sự liên quan chủ yếu và mật thiết đến hai đặc tính của thời gian hư cấu: tính vô thời và tính vô trật tự
Các hình thái vận động của Thời gian trong văn bản gồm: trần thuật thuận, trần thuật
ngược, trần thuật trước và trần thuật chêm xen
Tiểu kết chương 1:
1 Tất cả những phương thức cũng như hình thức được lựa chọn và sử dụng để thể hiện những hành động và sự tình trong các văn bản tự sự mới có thể coi là hành động trần thuật
2 Để hình thành và hoàn thành một quá trình trần thuật của một văn bản tự sự, ngôn ngữ trần thuật là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đó Để tổ chức nên một văn bản
tự sự thì người trần thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu
3 Từ nhân xưng là một tiêu chí quan trọng để xác nhận và thể hiện vị trí và góc độ của người trần thuật Nhân xưng thay đổi thì vị trí và góc độ của người trần thuật cũng thay đổi, tất nhiên điểm nhìn cũng thay đổi luôn
4 Người trần thuật bắt đầu kể chuyện từ một thời điểm nào và kể bao lâu cũng là một trong
những phương thức kể chuyện của người trần thuật Đó là thời gian của hành động trần thuật và
thời gian của văn bản Thời gian trong các văn bản tự sự liên quan chủ yếu và mật thiết đến hai
đặc tính của thời gian hư cấu: tính vô thời và tính vô trật tự
5 Khảo sát ngôn ngữ trần thuật trong văn bản tự sự chính là khảo sát hành động ngôn
từ trần thuật của người trần thuật
CHƯƠNG 2 NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ 2.1 Dẫn nhập
2.2 Người trần thuật với cấp bậc trần thuật và trong quan hệ với truyện
2.2.1 Cấp bậc trần thuật
Thông thường, trong một văn bản tự sự, ít nhất phải có 3 cấp bậc, sự giao lưu của mỗi cấp bậc liên quan đến cấu trúc phát ra và tiếp nhận thông tin của bản thân cấp bậc đó Tầng
1 là tầng giao lưu chân thực không nằm trong phạm vi văn bản; tầng 2 là tầng hư cấu điều chỉnh, người trần thuật hư cấu kể chuyện cho một người tiếp nhận trần thuật được chỉ định hoặc bất định; tầng 3 là tầng hành động, nhân vật chính của truyện giao lưu với nhau trong phạm vi này Người trần thuật mà chúng tôi sẽ bàn đến hiển nhiên là nằm trong tầng 2 Theo vị trí người trần thuật xuất hiện trong truyện kể hay không và mức độ tham gia vào hoạt động truyện kể của người trần thuật, có hai loại người trần thuật sau đây:
+ người trần thuật đứng bên ngoài truyện – người trần thuật phi nhân vật
+ người trần thuật đứng bên trong truyện – người trần thuật nhân vật
2.2.2 Người trần thuật đứng bên ngoài truyện – người trần thuật phi nhân vật
2.2.2.1 Người trần thuật ngôi thứ ba bên trong truyện
Nếu xuất phát từ điểm nhìn, thì đây là người trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong cố định Về thực chất, người trần thuật ngôi thứ ba bên trong truyện không được
Trang 6phép miêu tả hoặc nhắc đến bất kỳ một nhân vật nào trong truyện, thậm chí không được phép phân tích một cách khách quan ý nghĩ và cảm thụ của nhân vật đó Nhưng, trong những truyện được kể với người trần thuật kiểu này, người tiếp nhận trần thuật vẫn có thể nhận biết dễ dàng sự tồn tại của người trần thuật, vì một mặt người trần thuật cố gắng quan sát sự vật chung quanh bằng đôi mắt của nhân vật, mặt khác người trần thuật vẫn giữ lấy quyền lực quy chiếu và miêu tả nhất định về nhân vật bằng nhân xưng ngôi thứ ba
2.2.2.2 Người trần thuật ngôi thứ ba bên ngoài truyện
Người trần thuật ngôi thứ ba bên ngoài truyện đứng ngoài hẳn câu chuyện, không tham gia vào các hoạt động trong chuyện, không có mối quan hệ gì với nhân vật trong chuyện Người trầnh thuật này ―dẫn dắt‖ câu chuyện phát triển theo một loạt sự tình có trình tự lôgic bằng phương thức của mình Nhìn chung, câu chuyện được kể dưới giọng của người trần thuật ngôi thứ ba toàn tri
2.2.3 Người trần thuật đứng bên trong truyện – người trần thuật nhân vật
2.2.3.1 Người trần thuật đứng bên trong truyện đóng vai nhân vật chính
Kiểu người trần thuật này xuất hiện trong truyện mà mình đang kể và tất nhiên, là kể chuyện liên quan đến bản thân và kể về từng trải của bản thân mình, đứng ở vị trí trung tâm của truyện và đóng vai trò chính trong truyện, nằm trong diện trần thuật đồng câu chuyện
Vũ điệu địa ngục của Võ Thị Hảo và Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ điển hình
về kiểu người trần thuật này
2.2.3.2 Người trần thuật đứng bên trong truyện đóng vai người quan sát
Kiểu người trần thuật này cũng xuất hiện trong truyện mà mình đang kể, nhưng truyện anh ta kể không liên quan gì đến bản thân, anh ta không hoặc ít tham gia vào hoạt động của truyện Nhưng sự kiện trong truyện được diễn ra như thế nào, nhân vật truyện đã từng trải qua những biến cố gì và số phận sẽ như thế nào, kiểu người trần thuật này đều đã từng chứng kiến Cho nên, kiểu người trần thuật này cũng ở cùng một cấp bậc truyện với nhân
vật chính, nhưng vị trí của anh ta không ở trung tâm truyện mà ở bên lề truyện Truyện Khi
người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được triển khai với kiểu người trần thuật này
2 3 Người trần thuật với mức độ được nhận biết trong truyện
Mức độ người trần thuật được nhận biết trong truyện không có tiêu chí nhất định và rõ ràng, nhưng vẫn có thể khu biệt mức độ được nhận biết thông qua những yếu tố ngoại tại hoặc nội tại của văn bản như thái độ của người trần thuật qua những bình luận của người trần thuật Với mức độ được nhận biết của người trần thuật trong văn bản tự sự, phương tiện, hình thức hiện diện của người trần thuật chủ yếu thông qua những miêu tả về ngoại hình nhân vật và phối cảnh, những đánh giá, bình luận và những quan điểm được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp qua việc trần thuật
2 4 Người trần thuật trong quan hệ với tác giả tiềm ẩn
Quan hệ giữa tác giả chân thực và tác giả tiềm ẩn hàm chứa những nhân tố phức tạp mang tính chất tâm lý, hai vai này vừa liên hệ với nhau lại vừa khu biệt nhau Điều đó được thể hiện qua tư tưởng tác phẩm Tác giả tiềm ẩn khác với tác giả chân thực, đồng thời cũng không thống nhất với người trần thuật Tựu chung mà nói, sự khác biệt lớn nhất giữa tác giả tiềm ẩn và người trần thuật là ở chỗ tác gỉa tiềm ẩn không đảm đương nhiệm vụ trần thuật Nhưng, trong quá trình giao lưu của văn bản trần thuật, người trần thuật vẫn có thể diễn đạt
tư tưởng đồng nhất hoặc khác xa với tư tưởng mà tác giả tiềm ẩn muốn bộc lộ thông qua tác phẩm
Trang 7Nếu như những nội dung và hành động trần thuật của người trần thuật phù hợp với tư tưởng, đạo đức quy phạm của tác phẩm (thông thường là của tác giả tiềm ẩn) thì người trần thuật đó là người trần thuật đáng tin cậy Ngược lại, thì người trần thuật đó là người trần thuật đáng nghi ngờ
Dưới đây là một ví dụ phân tích về kiểu "người trần thuật đứng bên trong truyện đóng vài nhân vật chính"
Truyện ngắn Vũ điệu địa ngục của Võ Thị Hảo mở màn với một câu bộc bạch gần như
hối hận và bị ám ảnh sâu nặng của người trần thuật: "Tôi ớn lạnh toàn thân khi nghĩ đến cầu vồng"
Cầu vồng vốn đẹp bảy sắc và huyền hoặc này đã trở thành một ác mộng đối với ―tôi‖, bởi vì nó liên quan đến số phận của hai người đàn ba khốn nạn Sự mở đầu quái đản này đã gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận văn bản về một câu chuyện mà ―tôi‖ đã từng trải Và cũng chính cái sự quái đản đó đã làm cho người tiếp nhận văn bản tin tưởng rằng truyện mà
―tôi‖ sẽ kể là có thật
―Tôi‖ trong truyện là một nam thanh niên, kể về câu chuyện giữa ―tôi‖ và ―nàng‖ trong
―khi ấy‖ – độ bốn năm trước, khi ―tôi‖ mới 19 tuổi
Nàng ra trường trước tôi bốn năm Tôi nhớ ngày sắp mãn khóa, nàng tỏ ra hoang
mang, như linh cảm một tai họa đang sắp ập tới Mắt nàng nhìn như vô hồn, nhiều khi gặp tôi mà nàng không hề trông thấy tôi Tôi không hiểu tại sao [124]
Vậy mà trong lòng ―tôi‖ vẫn luôn có ―nàng‖:
Mặc dù vậy, tôi không nghĩ đến ai ngoài nàng Và không biết tự lúc nào, tôi cứ đóng đinh trong đầu ý nghĩ: chỉ cần bước một bước về phía nàng, nàng sẽ ở trọn trong vòng tay tôi.[125]
Lời kể của ―tôi‖ cho thấy, hình như ―tôi‖ và ―nàng‖ có quan hệ gì vừa rất xa lạ lại vừa rất gần gũi ―Tôi‖ chú ý nhiều đến ―nàng‖, còn ―nàng‖ thì không Chính điều đó đã làm cho
―tôi‖ nhớ dai về nàng Cũng chính vì đang ―kể‖ lại, nói đúng hơn là ―nhớ‖ lại những câu chuyện của ―tôi‖, nên khi triển khai truyện, ―tôi‖ am hiểu về những tâm tư tình cảm, những tâm lý kỳ lạ của ―tôi‖, nắm bắt được những thay đổi nhỏ nhoi của tâm lý ―tôi‖
Để đi vào truyện, người trần thuật đã miêu tả rất tỉ mỉ tâm lý của ―tôi‖ mỗi khi nhìn thấy chiếc cầu vồng Và những câu văn như thế chiếm hai phần (trong tất cả 9 phần) của truyện Trong phần mở đầu truyện, người trần thuật vẫn chưa đi vào việc miêu tả cụ thể về sự tình, về ―nàng‖, nhưng sự ám ảnh mạnh mẽ của ―tôi‖ về chiếc cầu đã được người trần thuật
kể lại như sau:
Ớn lạnh khi tưởng thấy những tia nắng vàng khé lao qua màn mưa Ớn lạnh khi
tưởng thấy những tia nắng vàng khé lao qua màn mưa Khi đó, ngẩng nhìn thường đã thấy những chiếc cầu vồng bảy màu còng lưng trên trời
Cần chú ý một điều, trong câu trên, từ ―tưởng‖ đã phản ánh rất cụ thể tâm lý của ―tôi‖
về cầu vồng: không phải nhìn thấy thật sự mà chỉ tưởng tượng đến thôi thì cũng đã có những biểu hiện mãnh liệt về sinh lý là ―ớn lạnh‖, chưa kể đến khi đã thật sự nhìn thấy chiếc cầu vồng Và cũng thật thần kỳ, hễ có cái cảm giác ớn lạnh thì bầu trời lại xuất hiện ngay chiếc cầu vồng thật!
Với những câu miêu tả trên, người tiếp nhận không thể không tin rằng đây là một câu chuyện thật và nó đã xảy ra trong đời ―tôi‖ (tr 68-69 luận án)
Tiểu kết chương 2:
Trang 81 Cùng với sự phát triển của truyện và nhằm đạt mục đích trần thuật một cách hiệu quả hơn, người trần thuật luôn thay đổi vị trí và di chuyển giữa các cấp bậc trần thuật của văn bản là đứng bên ngoài hay bên trong truyện, bởi thế, vai trò của người trần thuật là nhân vật chính hay người quan sát trong truyện kể cũng được thể hiện rõ rệt Những thái
độ, bình luận cũng như nhận xét của người trần thuật đối với nhân vật, sự kiện nhất trí hay không với tác giả tiềm ẩn cũng được trình diễn trước mắt người tiếp nhận trần thuật
2 Người trần thuật trong những truyện ngắn có lối kể huyền ảo thường hóa thân vào những hiện tượng tự nhiên như cây cỏ hoa lá, làn gió, cơn mưa, mặt trời, mặt trăng, hoặc là biến thành con người sống trong thế giới bên kia Trong những truyện ngắn có người trần thuật huyền ảo và lối kể huyền ảo, các mối quan hệ không gian - thời gian cũng như các dạng thức biểu hiện và tồn tại của sự sống hoàn toàn khác hẳn với thế giới hiện thực của loài người Với một sự tiện lợi đi lại dễ dàng từ hiện thực đến hư vô và ngược lại của người trần thuật, những tiềm thức bí ẩn của con người cũng được khám phá tận gốc rễ và vì vậy, truyện càng thêm sức hấp dẫn khôn lường
3 Việc lựa chọn kiểu người trần thuật khác nhau khi trần thuật liên quan mật thiết đến mục đích trần thuật của tác giả tiềm ẩn Nó bày tỏ một cách tối đa sách lược trần thuật của tác giả tiềm ẩn nhằm đi đến cái mục đích trung tâm và quan trọng nhất của văn bản
CHƯƠNG 3 ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ
Chương 3 đã tập trung khảo sát các mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn (như tiêu điểm hóa, người tiêu điểm hóa, đối tượng được tiêu điểm hóa và người trần thuật, nhân vật ), các mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn, các mối quan hệ giữa điểm nhìn và nhân xưng để phân tích các kiểu điểm nhìn (như điểm nhìn toàn tri-khách quan, hạn chế-chủ quan ) ở các vị trí khác nhau của người trần thuật, đặc biệt, phân tích điểm nhìn trong
sự đan xen của cái tôi trần thuật và cái tôi từng trải Qua đó, làm nổi bật lên vai trò và giá trị của điểm nhìn trong truyện ngắn các nhà văn nữ là thể hiện, quyết định quan điểm của tác giả tiềm ẩn, là một phần cấu tạo nên sách lược trần thuật của người trần thuật Đồng thời, tìm ra những tiêu chí ngôn ngữ cũng như phương thức, quy luật làm thay đổi điểm nhìn trong văn bản
Nội dung cụ thể của chương này gồm:
3.1 Dẫn nhập
3.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn
3.2.1 Các yếu tố của điểm nhìn:
3.2.1.1 Tiêu điểm hóa – người tiêu điểm hóa – đối tượng được tiểu điểm hóa
Ba yếu tố trên liên quan đến vấn đề quan trọng của phân tích tự sự là Ai nói? và Ai nhìn?
3.2 1.2 Người trần thuật
Người trần thuật đóng vai dẫn dắt câu chuyện triển khai, xuất hiện trong mọi văn bản tự
sự Định nghĩa và nội hàm của điểm nhìn cho thấy quan hệ giữa điểm nhìn và người trần thuật rất mật thiết Vị trí của người trần thuật là một trong những phương thức phản ánh người tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa:
Kiểu một: người trần thuật > nhân vật với một góc nhìn toàn năng biết tất cả
Kiểu hai: người trần thuật = nhân vật với một góc nhìn được giới hạn trong chuyện kể
Trang 9Kiểu ba: tiêu điểm hóa bên ngoài: người trần thuật < nhân vật với một góc nhìn của một người chứng kiến
3.2.1.3 Nhân vật
Nhân vật văn học là một cái mã, một kiểu ký hiệu được cụ thể hóa và đa dạng hóa bằng các hình thức ngôn ngữ, là hình tượng ―con người hư cấu‖ Trong văn bản trần thuật, nhân vật thuộc về cấp bậc truyện, là trung tâm của trần thuật và là người hành động chính trong truyện, không nhân vật nào giống nhân vật nào
3.2.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố của điểm nhìn
3.2.2.1 Trong tự sự vô tiêu điểm hóa, người trần thuật đồng thời là người tiêu điểm hóa chứ không phải bất kỳ một nhân vật nào trong truyện Đối tượng được tiêu điểm hóa là nhân vật truyện và thế giới chung quanh
3.2.2.2 Trong tự sự tiêu điểm hóa bên trong, người trần thuật có thể đồng thời là nhân vật, cũng có thể đồng thời là người tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa Người tiêu điểm hóa trùng với một nhân vật nào đó đã tham gia vào hoạt động của truyện với mức
độ khác nhau Người tiêu điểm hóa là nhân vật Đối tượng được tiêu điểm hóa chỉ đơn thuần
là nhân vật
3.2.2.3 Trong tự sự tiêu điểm hóa bên ngoài, người trần thuật luôn là người tiêu điểm hóa có cái nhìn hạn chế Đối tượng được tiêu điểm hóa là những nhân vật hành động và nói năng
3.3 Mối quan hệ giữa điểm nhìn và từ nhân xƣng
3.3.1 Vai trò của từ nhân xƣng và ngôi trong điểm nhìn
3.3.1.1 Vai trò của từ nhân xưng
Từ nhân xưng vừa có chức năng quy chiếu vai giao tiếp, vừa thể hiện quan hệ liên cá nhân Qua nhân xưng, vị trí xã hội và quan hệ thân sơ trong xã hội của các vai giao tiếp cũng như lập trường, thái độ và ngữ khí của các vai đối với một vấn đề/sự kiện/cá thể nào đó cũng
sẽ được thể hiện rõ ràng
3.3.1.2 Vai trò của ngôi
Biểu thị sự có mặt của ngôn thoại Trong văn bản, khi người nói (người trần thuật) thay đổi, người nghe (người tiếp nhận trần thuật) cũng khác đi, thì người nghe có thể hoặc được đặc chỉ hoặc được phiếm chỉ Để duy trì một cuộc giao tiếp bằng ngôn thoại tiếp diễn thành công đòi hỏi có chủ đề diễn ngôn (discourse topics) nhất định và các bên tham gia Trong văn bản tự sự, sự kiện có thể là chủ đề diễn ngôn của văn bản, người trần thuật có thể là người phát ngôn để tổ chức và điều khiển văn bản
3.3.2 Mối quan hệ giữa điểm nhìn với từ nhân xƣng
3.3.2.1 Người trần thuật ngôi thứ ba – điểm nhìn toàn tri, khách quan
Qua những đại từ nhân xưng được sử dụng trong truyện, ta cảm nhận được khoảng cách giữa người tiêu điểm hóa với đối tượng được tiêu điểm hóa không gần lắm cũng không xa lắm Trong khi tiêu điểm hóa các hành động của nhân vật truyện, có lúc người trần thuật cần tiêu điểm hóa những hoạt động lời nói của nhân vật Để giữ nguyên ý nghĩ, thái độ hoặc tình cảm của nhân vật đối với một sự tình nào đó, người trần thuật tự bỏ chức năng trần thuật của mình, không phát biểu lấy một câu nói nào Trong trường hợp như thế, sẽ xuất hiện việc thay đổi điểm nhìn giữa các nhân vật truyện
3.3.2.2 Người trần thuật ngôi thứ nhất – điểm nhìn chủ quan, cảm tính và có thiên kiến
Trang 10Trong những truyện ngắn được kể dưới hình thức người trần thuật ngôi thứ nhất,
phương thức triển khai câu chuyện của người trần thuật đó là tái diễn một thời khó quên trong
quá khứ, đó là phương thức hồi ức Trong trường hợp này, người trần thuật thường phân hóa
thành hai ―cái tôi‖ khác nhau: cái tôi trần thuật và cái tôi từng trải
3.3.2.3 Người trần thuật ngôi thứ ba – điểm nhìn vô cảm như máy quay phim
Người trần thuật biết ít hơn nhân vật và câu chuyện được triển khai chủ yếu nhờ vào các
cuộc thoại của nhân vật Người trần thuật mang điểm nhìn bên ngoài đứng ngoài câu chuyện,
không hề đi vào nội tâm nhân vật và không biết gì đến hoạt động tâm lý của nhân vật Thậm chí, không hề có lời dẫn truyện nào của người trần thuật
3.3.3 Sự đan xen của cái tôi trần thuật và cái tôi từng trải
Trong những văn bản tự sự được kể bằng kiểu người trần thuật ngôi thứ nhất mà truyện được kể dưới điểm nhìn nhìn lại, nhớ lại quá khứ, người ta thường bắt gặp trường hợp người trần thuật do ―cái tôi trần thuật‖ và ―cái tôi từng trải‖ cùng đảm nhiệm Nên việc trần thuật của ―tôi‖ một mặt mang tính chất chân thực cao và khả tín Mặt khác, điểm nhìn của ―tôi‖ là điểm nhìn cá tính có hạn chế Bởi thế, ―tôi‖ đánh giá mọi sự việc và bày tỏ thái độ trực tiếp của mình xuất phát từ khía cạnh cá tính của ―tôi‖
3 4 Các phương thức làm thay đổi điểm nhìn
3.4.1 Ký hiệu ngôn ngữ dùng để thể hiện ngôi – nhân xưng
3.4.2 Lời thoại dẫn trực tiếp, gián tiếp hoặc trực tiếp tự do, gián tiếp tự do
3.4.3 Các phương thức khác như nhật ký, thư từ
Tiểu kết chương 3:
1 Trong ngôn ngữ trần thuật, điểm nhìn là một yếu tố hết sức quan trọng nhằm thể hiện, hoặc quyết định quan điểm, thái độ cũng như mục đích của tác giả tiềm ẩn Bởi vì, những
yếu tố liên quan của điểm nhìn như người trần thuật, người tiêu điểm hóa và đối tượng được tiêu điểm hóa cũng như nhân vật có một mối quan hệ vừa chặt chẽ vừa lỏng lẻo tùy theo sự biến hóa của điểm nhìn
2 Điểm nhìn trần thuật được thay đổi và lượng thông tin của trần thuật được điều tiết
chính vì nhân xưng - ngôi đã thay đổi Hai sự thay đổi đó được tiến hành cùng một lúc và là
sự thay đổi tất yếu
3 Thông thường, điểm nhìn trần thuật được thay đổi bằng một hình thức ngôn ngữ nhất định, thông qua đại từ nhân xưng, thoại dẫn và thư từ, nhật ký Nghĩa là, điểm nhìn thay đổi
là một hiện tượng dễ nhận biết trong văn bản trần thuật và mang tính chất hiển ngôn
4 Về phần hàm ngôn, điểm nhìn là một phần cấu tạo nên sách lược trần thuật của
người trần thuật Trong khi trần thuật, sử dụng ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba để kể chuyện, xưng gọi nhân vật chỉ đơn giản bằng những đại từ nhân xưng phiếm chỉ hay đặt tên họ hẳn hoi cho nhân vật, hoặc giả, để nhân vật tự bộc lộ dòng suy tư của mình bằng những thoại dẫn trực tiếp hay chuyển đổi ngôn ngữ của nhân vật thành ngôn ngữ của người trần thuật Tất cả
là do người trần thuật lựa chọn
CHƯƠNG 4 THỜI GIAN CỦA NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ
Chương 4 đã tập trung xem xét cái thời gian được hư cấu trên hiện thực trong các văn bản trần thuật Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là thời gian được tổ chức, sắp xếp theo ý
đồ của tác giả tiềm ẩn và phục vụ cho ý đồ đó Bởi vậy, thời gian trong tác phẩm nghệ thuật