0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Sự phát triển nhân cách của phạm nhân

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA PHẠM NHÂN (Trang 39 -43 )

Các nghiên cứu về sự thay đổi nhân cách của phạm nhân - những người bị tước quyền tự do đã cho phép kết luận rằng, sự phát triển nhân cách trong các điều kiện đặc biệt này tuân theo những quy luật phát triển nhất định và trải qua hàng loạt các giai đoạn với các mốc thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Đó đều là những thời điểm “khủng hoảng” trong sự thay đổi nhân cách của phạm nhân. Theo quy luật, ở các điểm này diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ trạng thái, định hướng và xu hướng nhân cách.

Tại giai đoạn bị bắt, phạm nhân lúc đó với tư cách bị can xuất hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi trước hình phạt đang treo lơ lửng liên quan đến việc bị bắt. Sau khi bị kết án và bản án bắt đầu có hiệu lực thi hành, người phạm tội rơi vào trạng thái bất mãn, thụ động, thậm chí tâm lý họ còn bị ức chế về nhiều mặt. Và từ khi bắt đầu vào trại cho đến lúc được trả tự do, nhân cách của phạm nhân có những thay đổi đáng kể.

Về mặt nguyên tắc, dưới tác động của hệ thống các biện pháp giáo dục tại trại giam phạm nhân sẽ diễn ra một quá trình chuyển biến theo hướng những mặt xấu, mặt tiêu cực dần được hạn chế loại bỏ; những mặt tốt, tích cực được phát triển, củng cố. Theo các nhà tâm lý học cải tạo, quá trình này gồm bốn giai đoạn: thích ứng với điều kiện sống ở trại, xuất hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ở trại, kết hợp giữa giáo dục với tự giáo dục, và giai đoạn trước khi mãn hạn tù.

- Giai đoạn thích ứng với điều kiện sống ở nơi giam giữ - cải tạo. Đây là thời gian đầu của qúa trình chấp hành án phạt tù. ở giai đoạn này phạm nhân cảm nhận một cách sâu sắc những thay đổi trong lối sống và trở nên dễ phản ứng, dễ bị kích động. Từ đây có thể xuất hiện những vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Một số phạm nhân biểu hiện sự thất vọng, chán chường. Các tác động giáo dục ở giai đoạn này chủ yếu nhằm giúp phạm nhân sớm thích ứng với điều kiện giam giữ cải tạo.

- Giai đoạn xuất hiện sự quan tâm đối với các hoạt động ở trại. Cuối giai đoạn thích ứng, đa số phạm nhân dần chấp nhận cuộc sống thực tại của mình, chấp nhận điều kiện sống ở trại. Họ bắt đầu quan tâm đến những gì diễn ra xung quang, đến các công việc được giao. Nói cách khác, họ dần đi vào nề nếp được thiếp lập ở trại, tiếp nhận các tác động giáo dục với thái độ quan tâm, cầu tiến, do đó tác động giáo dục bắt đầu phát huy hiệu quả.

- Giai đoạn kết hợp giữa các tác động giáo dục từ bên ngoài với quá trình tự giáo dục. Lúc này phạm nhân đã ý thức được một cách sâu sắc sự cần thiết phải thay đổi bản thân, thay đổi lối sống và cách suy nghĩ trước đây. Ngoài việc tự giác tham gia vào các hoạt động ở trại, phạm nhân còn có những nỗ lực để tự giáo dục mình. Vì vậy các biện pháp giáo dục ở giai đoạn này thường đạt hiệu quả cao.

- Giai đoạn trước khi mãn hạn tù. Sự trông mong ngày mãn hạn tù làm cho những ngày tháng còn lại ở trại trở nên nặng nề đối với không ít phạm nhân. Bên cạnh đó, những băn khoăn, e ngại về cuộc sống tương lai, về thái độ của gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng nói chung cũng được tăng cường cả về

tần suất và cường độ. Do đó tâm lý của phạm nhân trở nên căng thẳng, phức tạp; tính phản ứng, tính dễ bị kích động tăng cao. Theo các nhà tâm lí học cải tạo, đây là một trong những nguyên nhân của những hành động, những việc làm thiếu cân nhắc của phạm nhân khi đã chuyển sang giai đoạn cuối của thời gian chấp hành hình phạt.

Tuy mức độ biểu hiện khác nhau nhưng những đặc điểm nêu trên là những nét phổ biến ở phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam. Việc nắm vững các đặc điểm này và trên cơ sở đó tìm hiểu mức độ biểu hiện của chúng ở từng phạm nhân cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục phạm nhân của các cán bộ giáo dục, quản giáo trại giam.

Kết luận chương 3

Qua phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy, phạm nhân là những đối tượng có những nét nhân cách và đời sống tâm lý rất phức tạp không giống với các đối tượng khác trong xã hội. Chúng tôi thấy rằng, phạm nhân có những ĐĐNC nổi bật về năng lực (như là tư duy cứng nhắc, tầm nhìn hạn chế, thích phân tích, phê phán), về xu hướng, khí chất (tình cảm không ổn định, dễ nổi nóng), tính cách (thiếu tự tin vào bản thân, dè dặt trong giao tiếp nhưng khá cởi mở).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Trên cơ sở những kết quả thu được từ việc tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

1.1. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhân cách, đặc điểm nhân cách đã tạo cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý, các nét đặc trưng của nhân cách cá nhân ở phạm nhân và hành vi của họ. Trong các hoạt động cụ thể, nó chịu sự tác động của những ĐĐNC của cá nhân và đồng thời của môi trường xã hội xung quanh.

1.2. Nhân cách là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định ở mỗi cá nhân, thể hiện ra bằng những hành vi, việc làm của người ấy. Qua đó, chúng thể hiện những bản sắc của cá nhân và được xã hội đánh giá, nói lên giá trị xã hội của họ.

1.3. Đặc điểm nhân cách những thuộc tính tâm nhất định của nhân cách, tạo nên nét đặc trưng của một cac nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này với hàng loạt cá nhân khác, được thể hịên ở tính nhất quán qua hoàn cảnh và tính ổn định qua thời gian của hành vi.

1.4. Phạm nhân là những người trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định của bộ luật hình sự Việt Nam (từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng- Điều 12, Bộ luật hình sự Việt Nam). Nhìn chung, họ là những người có trình độ học vấn tương đối thấp, chủ yếu có trình độ THCS, có một số phạm nhân có trình độ khá cao: đại học/ trên đại học. Tuy nhiên, số lượng phạm nhân có trình độ học vấn cao rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Học vấn thấp, nhận thức kém và lệch lạc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh đó, phần lớn phạm nhân trước khi vào trại thường không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ phạm tội.

1.5. Từ kết quả nghiên cứu của khoá luận cho thấy, nhân cách của phạm nhân có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Nhận thức nông cạn, tư duy thấp kém, thường đơn giản hoá vấn đề đến

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA PHẠM NHÂN (Trang 39 -43 )

×