Đặc điểm nhân cách của phạm nhân qua kết quả quan sát và phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của phạm nhân (Trang 35 - 39)

2. Tổ chức nghiên cứu 1 Nghiên cứu lý luận

1.2.Đặc điểm nhân cách của phạm nhân qua kết quả quan sát và phỏng vấn sâu

vấn sâu

Như chúng tôi đã nói, phạm nhân là những đối tượng đặc biệt phải chịu sự quản lý và kiểm soát hết sức chặt chẽ. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với các đối tượng này là rất khó khăn và phải tuân theo điều kiện rất nghiêm ngặt. Do đó trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn một phạm

nhân hiện đang thi hành án phạt tù tại phân trại 3, trại giam Hoàng Tiến, xã Văn Đức, huyện Chí Linh, Hải Dương.

1.2.1. Vài nét về nhân thân người được phỏng vấn

Họ và tên: Đỗ Hữu D Sinh năm: 1962 (36 tuổi) Quê quán: Đống Đa, Hà Nội

Tình trạng gia đình: đã có gia đình gồm vợ và hai con Trình độ học vấn: Đại học Bách khoa Hà Nội

Có nghề nghiệp ổn định trước khi vào trại Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mức án phải thi hành: 15 năm (đã chấp hành 5 năm)

1.2.2. Một số đặc điểm nhân cách của phạm nhân D

Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi chỉ sử dụng những câu hỏi mở liên quan đến nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, các câu hỏi thể hiện quan điểm của bản thân, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý phạm nhân D trong thời gian anh ta chấp hành án phạt tù tại trại giam. Không khí buổi phỏng vấn nhìn chung là thoải mái và cởi mở.

Song song với việc đặt ra các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi còn kết hợp với việc sử dụng phương pháp quan sát đối tượng. Đối tượng quan sát là những biểu hiện bên ngoài của tâm lý: hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu diễn ra trong điều kiện sinh hoạt bình thường ở trại của phạm nhân. Trên cơ sở đó, có thể phát hiện tương đối đầy đủ về nhận thức, thái độ và những quá trình tâm lý bên trong của đối tượng.

Đối tượng được phỏng vấn- Đỗ Hữu D là một trong số rất ít các phạm nhân có trình độ học vấn cao ở trại (đại học). Ngay khi tiếp xúc ban đầu, D đã thể hiện rõ bản thân là người có trình độ nhận thức cao, đồng thời cũng rất biết cách giao tiếp với người khác. Và thực tế quá trình phỏng vấn đã chứng minh rõ điều đó.

Trong cả quá trình phỏng vấn, D tỏ ra rất điềm tĩnh và chín chắn, trả lời các câu hỏi của chúng tôi một cách đầy đủ và logic, thậm chí trong nhiều câu trả

lời anh ta còn đưa ra những nhận định, những phân tích hết sức sâu sắc. D kể về cuộc sống trong trại, về gia đình, bạn bè, mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi sâu vào hoàn cảnh phạm tội, suy nghĩ của bản thân vào thời điểm đó, anh ta trả lời rất ít và chỉ ở mức độ bình thường, không đi sâu vào cụ thể. Điều đó chứng tỏ, D cảm thấy xấu hổ hối hận với tội lỗi mình đã gây ra trong quá khứ và tỏ thái độ ăn năn hối cải, mong muốn hoàn thành tốt quá trình giáo dục cải tạo tại trại. ý thức được lỗi lầm của mình, anh ta có thái độ chấp nhận hiện thực, không có xu hướng chống đối lại quản giáo cán bộ giáo dục, cũng như các hành vi vi phạm các quy định khác của nội quy, quy chế trại giam. Ngược lại, theo nhận xét, từ những ngày đầu vào trại, phạm nhân D thích ứng khá nhanh với điều kiện giam giữ - cải tạo, tích cực học tập, lao động và chấp hành nội quy, quy chế trại giam, dễ dàng quan hệ với những người xung quanh.

D rất hào hứng khi nói đến pháp luật và có những hiểu biết khá rộng về lĩnh vực này. D quan tâm nhiều đến quá trình xây dựng văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về thi hành án phạt tù, các chế định đại xá, đặc xá trong luật hình sự Việt Nam. Anh ta hi vọng, trông chờ vào những thay đổi của các quy đinh pháp luật để có thể giảm mức án mà mình đang thi hành.

Không giống với nhiều phạm nhân khác, D rất tự tin vào bản thân, suy nghĩ thực tế, thể hiện tính tích cực cao, không ngại tiếp xúc với cả những người chưa quen biết. Trình độ học vấn cao, làm việc trong môi trường kinh doanh và đã ít nhiều thành công trong cuộc sống là những nguyên nhân giúp anh ta tự tin vào bản thân hơn những người khác.

Ngoài ra, qua tiếp xúc, quan sát và nói chuyện chúng tôi nhận thấy D là người rất kín đáo, khôn ngoan, biết điều và thận trọng khi đưa ra các nhận xét, quan điểm về điều kiện sống, mối quan hệ giữa các phạm nhân với nhau và đặc biệt là mối quan hệ các giữa phạm nhân với quản giáo.

Về nhận thức, D tỏ ra mình là người có cái nhìn sâu sắc khi đánh giá vấn đề, tư duy nhanh, tính toán sâu, thông minh trong cách tiếp cận các vấn đề cũng

như mối quan hệ với mọi người. Anh ta có những ham thích về trí tuệ, tư duy phân tích, thích được tiếp xúc với cái mới, sẵn sàng đón nhận cái mới.

Khi tâm sự về các yếu tố có ảnh hưởng đến tâm lý của mình, phạm nhân Đỗ Hữu D đặc biệt đề cao đến yếu tố gia đình. Đối với D, gia đình là một động lực có tác dụng cổ vũ rất lớn. Sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm của họ đối với anh là nguồn lực giúp anh hoàn thành tốt quá trình giáo dục cải tạo của mình tại trại, đồng thời có thêm niềm tin đối với cuộc sống sau này.

Tóm lại, qua phỏng vấn kết hợp với quan sát đối tượng, chúng tôi nhận thấy D là một người trầm tính, kín đáo và rất biết cách quan hệ với người khác. Tuy nhiên, trong quan hệ với một số người, D ít nhiều tỏ ra bị lệ thuộc không hoàn toàn chủ động.

1.2.3. Nhận xét của quản giáo trực tiếp quản lý

- Có ý thức hoàn thành tốt các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù: 1, Nhận thức rõ lỗi lầm, yên tâm cải tạo. 2, Chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam. 3, Đảm bảo ngày công, mức khoán trong lao động. 4, Tham gia đều, tích cực các buổi học tập, sinh hoạt văn hoá do trại tổ chức.

- Tư duy nhanh, thông minh.

- Có thái độ ăn năn, hối cãi với tội lỗi mình đã phạm trước đây. - Quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Trên cơ sở phân tích kết quả trắc nghiệm 16 yếu tố của Cattell và phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát đối tượng chúng tôi có thể phác thảo một số ĐĐNC của phạm nhân theo cấu trúc của nhân cách như sau:

+ Xu hướng:

Phạm nhân có xu hướng tìm cho mình những người bạn, những người cùng chí hướng từ những ngày đầu vào trại. Họ không có sự phát triển hài hoà giữa các nhu cầu vật chất và tinh thần, giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của xã hội. Phạm nhân khó điều chỉnh được hành vi của bản thân, việc xác định mục đích lý tưởng, hướng đi trong tương lai gặp nhiều khó khăn.

Quá trình nghiêm cứu lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng phạm nhân là những người tương đối cởi mở. Tuy nhiên, họ lại khá dè dặt khi quan hệ với người khác, thiếu tự tin vào bản thân.

+ Khí chất:

Phạm nhân có tình cảm mất cân bằng không ổn định. Họ hay có phản ứng tự vệ, dễ nổi nóng thiếu sự cân bằng giữa các loại tình cảm và giữa tình cảm với lí trí. Họ dễ có cảm giác cô đơn, buồn chán và có nhiều nỗi lo sợ: tương lai, gia đình, nghề nghiệp sau khi hoàn thành án phạt tù. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năng lực:

Phạm nhân có tầm nhìn hạn chế, tư duy cứng nhắc, quá quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, thích phê phán, hay lý giải và biện bạch. Họ thiếu khả năng nhìn xa trông rộng thường đơn giản hoá vấn đề. Sự hạn chế về nhiều mặt là do trình độ văn hoá có hạn, khả năng đáp ứng nghề nghiệp thấp. Chính vì lẽ đó họ khó có thể tạo ra cho mình một chỗ đứng ổn định trong xã hội, làm cho quá trình tái hoà nhập xã hội của họ sau khi mãn hạn tù gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân cách của phạm nhân (Trang 35 - 39)